khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

VÀI KÝ ỨC VỀ LƯU HỮU PHƯỚC, TRẦN VĂN KHÊ, VÀ TỔNG HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM - Tác giả Lâm Lễ Trinh




Đất nước chúng ta sa vào một khoảng trống lãnh đạo chính trị từ lúc Đệ nhị thế chiến bùng nổ với vụ Nhựt tấn công Trân châu Cảng ngày 7.12.1941 cho đến ngày 2.9.1945 khi Hồ Chí MInh tuyên bố tại Quảng trường Ba Đình Việt Nam là một nước độc lập. Trong thời gian gần 4 năm ấy, trước khi Việtâ Minh xuất hiện công khai, Tổng hội Sinh viên VN ra đời ở Hà Nội, tích cực hoạt động và đã thành công khơi dậy trong tiềm thức quần chúng ngọïn lửa đấu tranh bằng âm nhạc ái quốc và họat động xã hội, dưới con mắt cú vọï của Sở mật thám Liên bang.Trong phong trào sinh viên này, các phần tử gốc Miền Nam đóng một vai trò tiên phong. Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê, Phan Thanh Hòa, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Đặng Ngọc Tốt, Nguyễn Thành Nguyên, Nguyễn Mỹ Ca…là những gương mặt năng nổ nhứt.


Về phía chính trị, xuất hiện những lãnh tụ sinh viên trẻ như Trương Tử Anh, Nguyễn Tôn Hoàn, Lý Đông A,   Nguyễn Tiến Hỷ, Hà Thúc Ký, Nguyễn Tường Bách, Trần Trung Dung, Đặng Văn Sung..v..v..Một số gia nhập vào những đảng có sẵn, số khác thiết lập hệ phái mới. Về sau, với sự trở về của Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm, lằn ranh Quốc–Cộng được vẽ rõ ràng hơn.  

            
Bài này không kể lại trong chi tiết các giai đoạn hình thành và cuộc đấùu tranh nội bộ của Tổng Hội Sinh Viên.    Với sự góp ý thân tình của một số nhân chứng còn sống,người viết chỉ ghi lại vài ký ức – đặëc biệt cuối đời – liên hệ đến hai người bạn vong niên tài hoa: Phước (ra đi ngày 8.6.1989) và Khê (về hưu tại VN), mặc dù chúng tôi không chia xẽ hoàn toàn những ý thức chính trị.
 
 
Vài hàng lý lịch về Lưu Hữu Phước.
         
 
Phứớc sanh ngày 21.9.1921 tại Ô Môn, Cần Thơ. Học tại Collège Cầân thơ, rồi trường Pétrus Ký Sàigòn. Sau khi đậu Tú tài, ra Hà Nội ghi tên vào ngành nha y. Phước mê âm nhạc từ nhỏ và   sáng tác  rất sớm với bút danh Huỳnh Minh, Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chi…Tháng tư 1975, một thời gian ngắn, Phước giữ chức Tổng trưởng Thông tin, Văn hóa  trong Chính Phủ Cách mạng lâm thời Cọng hòa Miền nam VN mà chủ tịch là kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Chính phủ bù nhìn này bị giải tán mau chóng, không kèn không trống. Trong Hồi ký " Mémoires d'un Việt Cộng", xuất bản sau 1985 tại Pháp, cựu Tổng trưởng Tư pháp Trương Như Tảng, cùng chung một Nội các, than trách Trung ương Đảng Cộng sản không đoái hoài gởi một đại diện, dù là cấp thấp, dự buỏi cơm tẻ lạnh chia tay do các đoàn viên Mặt trận Giải phóng Miền Nam (MTGPMN) chung tiền tổ chức tại một nhà hàng Tàu ở Chợ Lớn. Tảng chua chát nhắc lại tháng 6.1975, có một cuộc diễn binh "vĩ đại" ăn mừng chiến thắng. Không thấy một đơn vị nào của MTGPMN xuất hiện, Tảng ngạc nhiên, xoay qua hỏi tướng Văn Tiến Dũng ngồi cạïnh trên khán đài, Dũng lạnh lùng trả lời: " Đât nước đã thống nhứt".
           
Vào cuối cuộc đời, Phước được Đảng CS ban thưởng với chức an ủi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc VN. Theo lời Trần Văn Khê trong Hồi kýâ, Viện này đặt trụ sở tại Sàigòn trong   "một căn phố nhỏ, không có phòng riêng cho Việän trưởng mà chỉ có một bàn viết để trong góc, nhạc cụ và nhạc khí chất dưới sàn chịu đựng lớp bụi của thời gian. Khi Phưiớc qua đời, Nguyễn Xinh về làm Viện trưởng. Điều làm tôi cảm động là tại đây có đặt bản thờ Lưu Hữu Phứoc." [1]  Phước từ trần đột ngột ngày 8.6.1989 (lối ba tháng trước Huỳnh Tấn Phát) vì bịnh tim, hưởng thọ 68 tuổi.

 
Những năm họat động hăng say trong Tổng hội Sinh viên VN
     
   
Thời Pháp thuộc, cho trọn bán đảo Đông Dương gồm có Việt Nam, Lào và Miên, chỉ có một Đại học mang tên Université de l'Indochine.   Viện này chiếm một chu vi rộng lớn ở phố Bobillot, cách Nhà Hát Tây lối 200 thước. Mặt tiền khu Cao đẳng Đông Dương, nay ở số 19 đường Lê Thánh Tông, trông rất uy nghi. Đại lộ Gambetta tiến thẳng đến khu Đại học và ngưng tại đó.   Giữa khu là thềm khá cao với gần 20 bậc dẫn lên một bờ hè rộng trước cổng chính. Từ cổng bước vào là một phòng rộng gọi Salle des pas perdus.  Đại giảng đường, Grand amphithéâtre, nằm bên trái. Phòng rộng bên phải dùng làm thư viện, nơi nhóm họp của các giáo sư và văn phòng.Từ trên hánh lang theo đường thoai thoải xuống qua bên trái là khu đại học Y và Dược, còn qua bên phải là Giảng đường thứ hai, nhỏ hơn Đại giảng đường. Đứng giữa hành lang nhìn thẳng phía bên kia là hai sân quần vợt và Phòng thí nghiệm của Đại học Y và Dược.
           
Các sinh viên từ xa đến tranh nhau ghi tên ở trong Đông Dương Học Xá, một khu vực khang trang, tại khu phố Huế, sát bên xóm cô đầu, có tàu điệän (tramway) đưa vào trung tâm thành phố khá xa. Người viết (học luật), em là Lâm Trọng Thức (y khoa), Trần Công Dung (Dược), Xuân Diệu, Huy Cận (Canh Nông)..v..v..may mắn vào được Học xá trong khi một số sinh viên khác, gốc "Nam kỳ", chung tiền thuê phòng (popotes) ở   giữa Hà Nội. Các đàn anh ra Hà nội trước gồm có Nguyễn Tôn Hoàng, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tấn Gi Trọïng,Trần Vỹ, Phạm Biểu Tâm, Trần Trung Dung, Trần Chánh Thành, Nguyễn Hữu Châu… Nhóm Lưu Hữu Phứoc (Nha), Trần Văn Khê (PCB), Mai Văn Bộ (PCB) và Nguyễn Thành Nguyên (Luật), Huỳnh Văn Tiểng (Luật) rủ nhau mướn căn phố 60 đường Wíélé, sau dời về một căn gác rộäng, phía trên ga-ra biệt thự số 88 đường Jacquin, do dược sĩ Vũ Ngọc Quỳnh làm chủ.           
   
          
Vào cuối tuần hay trong các dịp nghỉ lễ, Nguyễn Tôn Hoàn (chơi mandoline rất hay), Nguyễn Tú Vinh, Nguyễn Văn Thiêm, Hồ Văn Huê.. thường nhập bọn với cánh Lưu Hữu Phước (mandoline một cây!), lối 14, 15 nam và nữ sinh viên, dùng xe đạp và xe lửa   để viếng những địa danh lịch sử ngoài thủ đô Hà Nội như Sông Bạch Đằng, Vạïn Kiếp, Chi Lăng, Đền Hai Bà Trưng, đền Hùng..v..v..và đồng thời, cắm trại,cùng nhau  tậïp hát một số bài do Phước sáng tác như Người xưa đâu tá, Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng,  Thanh niên hành khúc,Hội Nghị Diên Hồng...Chính trong một buổi picnic đầu năm 1941 tại Chùa Trầm, Hà Đông, nhóm đã thích thú khám phá ra hai giọng oanh vàng là Phan Thị Bình và Nguyễn Thị Thiều, cả hai đều là nữ sinh nội trú Trường nữ hộ sinh, École des Sage-femmes, tại bệänh việän René Robin tức Nhà thương Cống Vọng. [1] 
Nhờ ngoại giao khéo, anh Hoàn thuyết phục được  hai chị Bình, Thiều[1] tham gia Đoàn Vân  nghệ Sinh viên  mang tên Commission de Musique de l'AGEI, (tức Association des Étudiants de l'Université Indochinoise) để tổ chức những buổi diễn thuyết ra mắt công chúng, khuyến khích học sinh, thanh niên trở về nguồn, phụng sự xã hộâi, và khơi động lòng yêu nước, chống thực dân Pháp. Đoàn tích cực đẩy mạnh công cuộc dạy Quốc ngữ, truyền bá vệ sinh, đi về nông thôn hướng dẫn   đồng bào. Đoàn ra mắt công chúng thành công nhiều lần tại rạp Olympia Hà Nội. Đặc biệt nên ghi buổi trình diễn ca nhạc  xuất sắc  hai giờ đồng hồ ngày chúa nhựt 15.3.1942 tại Grand Amphithéâtre, Khu Đại học, dưới quyền chủ tọa của Giám đốc Học chính Đông Dương để cứu trợ bệnh nhân nghèo các Nhà thương thuộc Trường Y,Dược. Lần đầu tiên, dàn nhạc Hải quân Pháp chơi bản Sinh viên Hành khúc, La Marche des Étudiants [1], của Lưu Hữu Phước. Nhạc điệu hùng hồn, thúc quan khách Việt-Pháp phải nghiêm chỉnh đúng dậy chào như chào một quốc ca. Lời ca nguyên thủy, do Đặïng Ngọc Tốt, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên soạn, bắt đầu như sau:
                  
Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi,
               
Đồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối,
               
Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm  chớ quên..v..v.
      
Sau Hà Nội, đến nhà hát lớn Sàigòn (trụ sở sắp đến của Quốc hội VNCH). Dân chúng nô nức hoan nghinh từ Bắc chí Nam. Thời ấy, micros chưa được xử dụng, hai chị Nguyễn Thị Thiều – Phan Thị Bình làm vang dội thính phòng bằng tiếng hát thật của mình, kỳ diệu thay!
 
 
Việt Cộng xâm nhập Tổng hội Sinh viên Việt Nam (THSVVN)
         
 
Khởi thủy, THSVVN là một tổ chức của giới trẻ yêu nước, phi đảng phái. Trong Hồi ký, "Kỷ niệm thời niên thiếu", đăng trong tập san Áo Trắng, Nguyễn Tôn Hoàn viết: "Đến năm 1937, khi đang học ở trường Y khoa Hà Nội, tôi thấy cần phải tranh đấu mạnh hơn, phải họat động trong một hàng ngũ, có tổ chức quy cũ, nên tôi đã dấn thân vào một đảng cách mạng, lao mình vào những họat động quy mô, những tổ chức bí mật, nguy hiểm bội phần để hy vọng giải thóat dân VN khỏi ách thực dân." Anh Hoàn đã tuyên thệ nhập vào đảng Đại Việt của Trương Tử Anh. Trong THSV anh giữ chức Trưởng ban Âm nhạc (sau này gọi là Ban Văn nghệ) nhưng người điều khiển ban nhạc thường là Trần Văn Khê. Phan Thanh Hòa, chủ tịch THSV, về sau   là anh vợ của Hoàn vì chị Phan Thị Bình là em ruột của Hòa. Chính Hoàn đã ghi trong tài liệu nêu trên rằng  năm 1946, Hòa bị CS thủ tiêu vì Hòa công khai chống sứ giả của Hồ Chí Minh là hai anh em Phan Anh, Phan Mỹ đến dụ THSV nhập vào Mặt trận Việt Minh. Hòa tuyên bố Tổng hội đứng ngoài đảng phái. Phan Thanh Hòa thế Dương Đức Hiền trong chức Chủ tịch THSV. Một thời gian   sau, tổ chức này mau chóng bị xích hóa. Đảng Tân Dân chủ của sinh viên xé làm hai. Một phần, chống CS, qua họat động trong hàng ngũ quốc gia. Phần còn lại, trong đó có Phước, Tiểng, Bộ, Khê, Nguyễn Tấn Gi Trọng.. ngã về phía Bắc Việt.
        
Cuối 1943, Hà Nội có phong trào đi kháng chiến. L H Phước và H V Tiểng sáng tác bài Xếp bút nghiên kêu gọi giới trẻ "dứt làn tơ vương, giã trường lên yên." Miền Bắc bắt đầu bị nạn đói. Hàng ngày, từ Học xá đến trường, người viết thấy xác người rải rác bên lề đường. Gần hết sinh viên gốc Nam hô hào đi xe đạp về Nam vì gia đình ngưng gởi tiền.
        
Đầu 1945, Nhật đảo chính Pháp. Sàigòn bị bỏ bom thường xuyên. Với tư cách trưởng đoàn, Đặng Ngọc Tốt lập ra một Ban Tuyên truyền đi các tỉnh cổ võ tinh thần quần chúng bằng cách nói chuyện về   sử, Trần Văn Khê thì hát những bài của Lưu Hữu Phước và dân ca. Đến Vĩnh Long, Khê gặp lần đầu tiên Phạm Duy đi theo gánh hát rong của Charlot Miều. Nhật trao quyền lại cho Phạm Văn Bạch, chủ tịch Ủy ban Nhân Dân Nam bộ.
 
Vai trò Trần Văn Khê trong giai đọan kháng chiến. Thái độ đối với Cọng đồng người Việt hải ngọai.

            
Khê có qua Orange County , Californie, hai lần, mỗi lần không ở quá mười hôm, và mỗi lần đều có gặp người viết và vài bạn thân như Chi Điền Hoàng Duy Từ, Phạm Duy…   Khê nói chuyện rất tâm tình, lần chót giữa năm 1995, có ghi lại trong Hồi ký, quyển 4, trang 234. Tại OC, Khê tránh xuất hiện trước đám đông vì ngại gây phản ứng của giới chống Cộng như ở San Francisco, Berkeley, Connecticut, Washington, Boston, Montreal…Vài nơi đã tố cáo Khê là du kích văn hóa CS,   làm tay sai cho Hà Nội như Trịnh Công Sơn, và hăm  tẩy chay bằng cà chua, trứng thúi. Người viết có lần hỏi trong giai đọan kháng chiến Khê làm gì, ở đâu và sau 1975, cảm nghĩ của Khê đối với khối đồng bào tị nạn ra sao? nhận định của Khê đối với nhà cầm quyền Hà Nội?
            
Khê xác nhận y "không phải là người họat động cách mạng theo nghĩa được tổ chức giáo dục và phản công". Về Nam sau 1945, anh tham gia kháng chiến nhưng không muốn cầm súng, chỉ họat động trong lãnh vực văn nghệ. Vì thế Huỳnh Văn Tiểng, thay mặt Ủy ban kháng chiến Nam bộ, bổ nhậm anh Nhạc trưởng Quân đội, cấp Đại đội trưởng Cọng hòa vệ binh. Khê theo Đặng Ngọc Tốt một thời gian biểu diễn ca hát ở các tỉnh trong Ban Tuyên truyền Nam bộ. Bị Pháp đuổi dồn về U Minh, Cà Mau cuối 1946, Khê gặp Lưu Hữu Phước đang chuẩn bị ra Bắc với Tôn Đức Thắng bằng ghe bầu. Hai chục năm sau, Phước và Khê mới gặp lại nhau.   Khi Đất nước thống nhứt xong Phước mới từ Bắc trở về Sàigòn.
           
Kẹt lại vì vấn đề gia đình, Khê về vùng qúốc gia cuối 1946 sanh sống tại Lộc Ninh bằng nghề mua bán lẽ thuốc Tây.   Kiếân trúc sư Hoàng Hùng (sau trở thành Bộ trưởng Kiến thiết VNCH cùng chung một nội các với người viết) cho Khê mượn nhà mở lớp dạy tiếng Anh ở Sàigỏn, đồng thời viết báo (Việt Báo, Thần Chung) với Nguyễn Văn Hiếu, Triệu Công Minh, Trần Thọ Phước. Huỳnh Tấn Phát [1] móc nối. Khê bị Mật thám Pháp bắt giữ một thời gian ngắn tại bót Catinat. Khê vận đông sang Pháp du học cuối 1949.  Sau khi thi đậu khoa chính trị [1] và nhạc, Khê làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu khoa học CNRS Pháp và cơ quan quốc tế UNESCO, dạy tại Sorbonne, đi nhiều xứ, 25 năm sau mới trở về VN khi Nước nhà đã thống nhứt.
           
Khê quả quyết chỉ là người trọn đới làm văn nghệ, "truyền đạo nhạc", không vì danh, vì lợi mà chỉ vì tình yêu xứ sở, để " gieo chất men yêu nhạc truyền thống vào lòng người nghe khắp bốn biển năm châu."  Khê thú thật anh cảm thấy "hết sức chua chát và đau lòng" khi bị hiểu lầm vì chủ đích của anh là nghiên cứu để phổ biến tinh hoa của VN khắp mọi nơi.
           
Mùa thu 1974, Khê qui cố hương. Sau khi dự Hội nghị Âm nhạc Quốc tế tại Perth, Úc châu, Khê  được  Bs Nguyễn Lưu Viên vàø chuẩn tướng Công an  Bùi Văn Nhu, bạn thâm giao thời Trung học Pétrus Ký, đứng ra bảo lãnh  cho về  VN ba tuần. Khê viếng xã Vĩnh Kim, Mỹ Tho, nơi sinh quán, gặp lại các con và em gái Trần Ngọc Sương, thân hữu văn nghệ như Phùng Há, Năm Châu, Bảy Nam, Kim Cương, Phạm Duy, Vĩnh Bảo…, được tiếp đón nồng nhiệt và được mời nói chuyện nhiều nơi. Ngày chót, Phó Tổng thống Trần Văn Hương lại còn gắn cho Chương mỹ Bội tinh hạng nhứt tiếp theo Văn hóa Bội tinh của Bộ Giáo dục. Khi lãnh huy chương Miền Nam, Khê nơm nớp sợ phản ứng của Hà Nội. Khê ghi trong Hồi ký, quyển 3, trang 16: "Nếu họ (ám chỉ nhà chức trách Sàigòn) ghi trong giấy chứng nhận là xét rằng tôi có công với Chánh phủ (Miền Nam), chắc chắn tôi sẽ phản đối ngay vì "danh không chánh ngôn không thuận" (sic)
            .
Khê còn tiết lộ thêm không nhập Pháp tịch tuy có thẻ thường trú. Quy chế này buộc anh phải trở lại Pháp khai thuế mỗi năm và cho phép anh được Sở Bảo hiểm Xã hội Pháp bồi hoàn 100% chi phí thuốc men và trị bịnh [1]. Để giữ ghế đại diệân Việt Nam trong tổ chức Unesco, anh không bỏ quốc tịch VN, bởi thế anh  gặp khó khăn trước 1975 mỗi khi cần lấy hộ chiếu để xuất ngoại. Các Tòa đại sứ của hai Chính phủ Hà Nội và Sài gòn đều bắt đợi để điều tra. Đại sứ VNCH tại Paris đã ra lệnh trước 1972 rút sổ thông hành khiến cho Khê trở thành vô quốc tịch, apatride. Chính phủ Pháp phải cấp tạm titre de voyage và cho Khê hưởng quy chế thướng trú vì anh làm việc cho CNRS và UNESCO. Chính quyền Hoa kỳ cũng đã mấy lần bác đơn của Khê xin nhập nội nước Mỹ vì cho Khê là thành phần thiên tả.
           
Theo Trần Văn Khê, những hiểu lầm về chính kiến với  đồng bào Việt hải ngoại, đặc biệt ở Mỹ, lần hồi được giải tỏa, khi họ nhận thấy   rằng - qua những lần nói chuyện và biểu diễn – Khê  chỉ họat động văn hóa thuần túy, không lệ thuộc vào một sự chỉ huy nào của chính trị. Âm nhạc và nghệ thuật đã đặt được nhịp cầu cảm thông để mọi người đến vớùi nhau. Khi người viết hỏi vặn Khê: CS thuần túy có tôn trọng Văn hóa hay không? thật sự, có một Văn hóa CSVN hay không? Khê cười, không trả lời.
          
Khê nghĩ chính quyền CS tại VN có nhiều khuyết điểm và cần thời gian để cải tiến.Tháng 3.1976, Khê trở về VN lần đầu tiên sau chiến tranh. Vừa đến khách sạn, Công an tịch thu hộ chiếu. Tại TPHCM, Khê phải nạp bản văn bài nói chuyện để kiểm duyệt trước khi xuất hiện trên Đài truyền thanh, truyềân hình do bạn thân Huỳnh Văn Tiểng làm giám đốc.Ai muốn vô khách sạn quốc tế phải có giấy phép Bộ Nội vụ. Tuy thế, Khê vẫn tin chỉ có Xã hội chủ nghĩa mới có thể bứng Đế quốc ra khỏi VN.

 
"Tiếng Gọi Sinh Viên" trở thành Quốc ca VN
   
    
Năm 1947, trước khi về nước lập chính phủ, cựu hoàng Bảo Đại mời nhiều nhân vật như ông Ngô Đình Diệm, Bs Phan Huy Quát, Bs Lê Văn Hoạch, Trần Văn Hữu, Nguyễn Tôn Hoàn…qua nhóm tại Hồng Kông. Hội nghị đã chọn làm quốc kỳ lá cờ vàng ba sọc đỏ do họa sĩ danh tiếng Lê Văn Đệ vẽ ra.   Chính Bs Nguyễn Tôn Hoàn đề nghị – và được chấp nhận – lấy bản "Tiếng gọi Sinh viên" làm quốc ca, với tên mới "Thanh niên Hành Khúc'.  Lời nhạc cũng thay đổi thành:
                   
Này thanh niên ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng,
                
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống..v..v..
     
Đầu năm 1954, khi lên nắm quyền, Thủ tướng Ngô Đình Diệm muốn chọn bản "Việt Nam Minh Châu Trời Đông " làm qúốc ca nhưng cuối cùng, Quốc hội VNCH quyết định giữ bài "Thanh Niên Hành Khúc" với lời mới:
                   
Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
                
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống..v..v..
        
Từ đó bản quốc ca này đi sâu vào lòng dân tộc. Biết bao chiến sĩ đã hy sinh vì nó. Sau 1975, có vài đề nghị thay đổi quốc ca nhưng công luận không chú ý đến [1].

 
Lưu Hữu Phước và nguồn cảm hứng cuối đời
         
 
Cuối tháng 8.1989, để đánh dấu 100 ngày Lưu Hữu Phước  qua đời, Mai Văn Bộ (nguyên đại sứ Chính phủ VNDCCHXH tại Paris), Huỳnh Văn Tiểng (giám đốc Đài truyên hình VN,TPHCM) và thân hữu mời Trần Văn Khê về Sàigòn tổ chức tại Nhà Hát Thành phố một Đêm Lưu Hữu Phước. Khê đề nghị giới thiệu một gương mặt chưa ai nhận thấy của Phước [1], thầm kín và thân thương, một con người đa tình, không chỉ chú trọng đến tình yêu dân tộc, lòng thương nước như tất cả   đã biết từ trước đến nay mà cả tình yêu đôi lứa. Đề nghị được chấp nhận. Kết quả thành công ngoài tưởng  tượng sau hai đêm trình diễn.
        
Lúc còn là học sinh trường Trung học Pétrus Ký, Phước bắt đầu sáng tác bằng tiếng Pháp theo lối Tino Rossi (mode thời thượng!), những bài mang tên Je t'aime Marilou, Adieu Marilou , Je mourrai Marilou…Khi ra Hà Nội học Nha khoa, Phước đổi qua viết bài hát cho thiếu nhi, thanh niên, thiếu nữ như Thiếu sinh hành khúc, Thanh niên hành khúc, Bài hát của thiếu nữ VN,.. Tựa đầu tiên của Thanh niên hành khúc là Quốc Dân Hành khúc, bị Sở Mật thám Pháp cấm nên phải sửa lại La Marche des Étudiants, sau đó là Sinh viên hành khúc và cuối cùng đổi thành Thanh niên hành khúc .
       
Tổng hội Sinh viên bắt đầu hoạt động mạnh. Ngoài những bản hùng ca lịch sử mà mọi người đều biết như Người xưa đâu tá, Ải Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng ..v..v.., Phước  còn sáng tác ba bản tình ca rất hay: "Ai nhớ ai", "Hương giang dạ khúc" và "Tục Lụy"  đánh dấu ba mối tình nhẹ nhàng, dễ thương dành cho ba   người đẹp gốc Nam, Trung và Bắc.
         
Trong một cuộc gặp gở, nói chuyện thân tình gần đây, chị Nguyễn Thị Thiều, góa phụ của cố Bs Nguyễn Tú Vinh, hiện ở Irvine, Californie, cho người viết biết gương mặt phụ nữ trong Ai Nhớ Ai  chính là chị. Năm ấy, chưa đầy 20 tuổi, sinh viên cô đở Thiều thường hẹn cuối tuần đến popote tại Hà Nội của người anh là sinh viên dược khoa Nguyễn Văn Thiêm (ở chung với Nguyễn Tú Vinh, y khoa), để Lưu Hữu Phước luyện hát những bản nhạc mới hầu trình diễn cho Tổng hội Sinh viên. Phước thừa cơ hội tỏ ý muốn cưới Thiều, Chị Thiều từ chối vì còn quá trẻ. Sự thất vọng của " người trể tàu" L H Phước là đề tài của bài nhạc nói trên.
           
Về những diễn viên chính trong Thi ca kịch Tục Lụy của Khái Hưng do Thế Lữ đạo diễn, Lưu Hữu Phước   phổ nhạc, Trần Văn Khê dạy hát và nữ sinh trường Đồng Khánh trình diễn lần đầu tại Hà Nội ngày 23.1.1943, L H Phước thú thật với Khê đã vui sướng gặp lại – 54 năm sau -  Nhã Tiên (Nguyễn Thị Dung) ở Sàigòn và Thi Tiên (Minh Châu) ở Paris nhưng tiếc không tái ngộ được với vai chính Diễm Tiên (tức Minh Nguyệt) hình như định cư tại Canada. "Tuyệt mù đã lạc dấu chim", Phước than. Chính vì người đẹp Minh Nguyệt đến tận gác trọ năm 1943 để năn nỉï nên   Phước đã thức ba đêm trắng để phổ nhạc "Khúc Nghê Thường" cho kịp biểu diễn. Tục Lụy là bản tình ca để đời của Phước. Từ trước đến nay, Phước sáng tác chớ chưa hề phổ nhạc. Khê hóm hỉnh nhắc lại chi tiết: Trước khi ra về, Minh Nguyệt còn nói tha thiết, với một nụ cười thật tươi: " Ông cố một tí ông nhé!". Phước không còn đủ can đảm để từ chối.
             
Năm 1997, Khê được mời qua Canada nói chuyện. Anh không ngờ "tìm được dấu chim", gặp lại "Diễm Tiên giáng trần" của Phước, nay đã quá thất tuần, ly dị, sống trong một cao ốc, vùng ngoại ô Longueil, Montreal. Một cuộc tái ngộ thật cảm động. Minh Nguyệt đưa ra khoe với Khê bản nhạc do Lưu Hữu Phứớc chép tay, với giòng chữ: "Tặng Diễm Tiên, nàng tiên kiều diễm đã giúp tôi viết ra bài Khúc Nghê Thường". Phước từng thố lộ với Khê rằng Phước có cảm tình với Minh Nguyệt năm 1943 nhưng không dám hé môi vì có tin đồn MN đã đính hôn, điều mà MN cải chính khi gặp Khê. Phước    đã hụt thêm một chuyến tàu khác, âu cũng là số mạng!   Khê chuyển được, dù sao, lời nhắn thăm của Phước (chết 1989). Minh Nguyệt thở dài, nói: "Trước phục anh ấy về tài, ngày nay mến anh ấy có tình. Nhưng Phước đã ra người thiên cổ !"
            
Trong Hồi ký, quyển 2, trang 147-148, Khê kể lại: năm 1961 qua New York để nghiên cứu, tình cờ làm quen với vợ chồng chủ một tiệâm ăn VN, chồng Bắc, vợ Huế, cả hai đều   yêu văn nghệ. Họ tổ chức một buổi họp mặt bỏ túiû với vài Việt kiều để mời Khê biểu diễn. Khi Khê hát bài Hương Giang dạ khúc do L H Phước sáng tác năm 1941 trước khi đi kháng chiến, đến câu " Làn hương mờ xóa bóng ai yêu kiều", vợ ông chủ tiệâm bổng ôm mặt khóc, hỏi Khê: "Anh có biết bài này anh Phước viết cho ai không?.". Khê đáp: "Biết chớ, Phước cho tôi biết làm tặng cho người con gái Huế tên Thu Hương".   Bà chủ tiềm liền nói: "Thu Hương chính là tôi đây!" Người chồng lấy khăn lau nước mắt cho vợ, an ủi.   Cử chỉ này làm cho Khê xúc động.
             
Đầu 2000, Khê trở qua Californie. Trong buổi cơm tối tại nhà bạn Hoàng Duy Từ, Huntington Beach, Khê ngâm một số thơ Đuờng trong đó có vài bài của Vương Duy và bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu do Chi Điền chuyển dịch. Tác giả đề nghị Khê hát cho nghe những sáng tác của Lưu Hữu Phước thời hậu chiến.  Khê liền trình bày «Lời ru chim lạc» rất đậäm màu sắc dân tộc. Đoạn đầu viết theo hơi Ai oán của nhạc tài tử Miền Nam, đoạn hai chuyển qua nét nhạc tươi sáng, dí dỏm như hát xẩm, cũng có hơi chèo Chầu văn, tiết tấu sinh động, nhiều đảo phách để đến hai câu cuối cùng trở về nét nhạc êm dịu, không nhịp phách của hát ru. Quả là một sáng tác mới lạ, dung hòa nhiều hơi, nhiều điệu của nhạc truyền thống.
 
            
Khi được chất vấn, Khê giải thích người gợi ra nguồn cảm hứng cho Phước là một…cô «Mỹ con gốc Việt », có tên dài thậm thược Dư Thị Thanh Nga Tiana Alexandra Silliphant (gọi tắc Tiana Thanh Nga), sang Hoa kỳ lúc 5 tuổi, nổi danh nhờ cuốn phim TV Pearl «made in Hollywood».Theo lời Khê, Phước giới thiệu Tiana như một minh tinh biết ca hát, soạn nhạc, nhảy múa, để tóc như Tina Turner, với lông mi dài như Jane Fonda. Người viết nhận ra ngay Thanh Nga là con gái út của Dư Phước Long, cựu cố vấn ngoại giao tại Tòa đại sứ VNCH ở Hoa Thịnh Đốn truớc 1975 (làm social worker, đã qua đời ở San Jose. DPLong là con rể của mục sư Huỳnh Minh Ý, dân biểu thời Đệ nhứt Cọng hòa). Ông Long trước đây có gởi tặng tác giả một vidéo tư liệu của Thanh Nga mang tên «From Hollywood to Hanoi», phỏng vấn Phạm Văn Đồng, vợ chồng Võ Nguyên Giáp và cựu nghi sĩ Trần Trung Dung, trong đó Thanh Nga xưng «cháu, bác» ngọt xớt với các nhân vật này.             
           
Tiana nhờ Phước giúp hảng «Friendship Bridge» của cô quay một phim về VN. Bài hát « Lời Ru Chim Lạc»[1] dựa vào các bài thơ của Tiana tự ví mình như con chim non lạc bầy phải sống xa quê cha đất tổ nhưng lúc nào cũng nhớ nước, đã vượt trùng dương tuyết đông giá lạnh về thăm quê hương. Phước giới thiệu Tiana cho Khê năm 1989 trong buổi Liên hoan hát ru lần đầu tiên tại TPHCM. Phước và Khê cả hai có vẻ bị cô thiếu nữ nhanh nhẹn, hồn nhiên, líu lo này chinh phục, nếu không nói là… «hốt hồn». Những năm sau này, không còn thấy Tiana xuât hiện.
 
            
Khê có trao cho người viết xem bài thơ bát cú Khoán Thủ  Phước viết tặng cho Tiana. Khoán thủ là loại thơ trong đó nếu đọc mỗi chữ đầu từ trên xuống thì thành một câu 8 chữ có ý nghĩa:
              
Chúc Xuân Thanh Nga

 
Thanh xuân đổi gió  sáng muôn lòng
Nga chiếu non Đoài rạng biển Đông
Phượng vĩ la đà chưa rợp ngõ
Hoàng oanh ríu rít đã vang đồng
Xây lò hỏa đỏ tan băng giá
Cầu trái tim vàng kết núi sông
Tình nối hai quê nên nghĩa lớn 
Thương nhà, thương nước một tình chung 
                           
(Lưu Hữu Phước tặng nghệ sĩ Tiana)
 
 
Buổi hoàng hôn của cuộc đời Trần Văn Khê

          
Khê, nay 86 tuổi,  về hưu ở VN gần hai năm nay. Khê chia kho tàng tư liệu gom góp từ nhiềâu thập niên thành hai phần: một, lưu giữ tại Pháp, trao cho trưởng nam Trần Quang Hải quản lý; phần khác, tặng cho Phân viện Nghiên cứu Âm nhạc miền Nam VN do Lưu Hữu Phước tạo lập và xây dựng. Khê mong sức khỏe còn đủ thêm vài năm để truyền kiến thức cho môn sinh.
           
Anh thanh thản chấp nhận luậït vô thường của số kiếp con người. Gặp lại Trần Văn Khê lần chót lối năm 2000 tại Californie, người viết có hỏi: ngoài nhiều thành công gặt hái được   trên trường đời, Khê có những nổi buồn lớn gì vào buổi hoàng hôn? Khê suy nghĩ vài phút, rồi trả lời: sự mất mát ba người thân: Lưu  Hữu Phước (bạn, 1989), Trần Văn Trạch (em, 1994) và Nguyễn Thị Đoan (ý trung nhân, 1997).
          
Người viết biết khá rỏ tình sử Khê-Đoan vì quen cả hai. Khê dạy kèm tại tư gia nữ sinh NTĐ từ 1948 tại Sàigòn, chia tay năm 1950 khi Khê du học bên Pháp. Rồi tái ngộ vội vàng năm 1976 ở VN. Mối tinh thầy-trò chớm nở. Cuối 1993, hai bên gặp lại tại Paris khi cô Đoan qua Pháp thăm thân nhân. Từ đó, sự liên hệ thêm khắn khít qua thơ từ, trao đổi thi họa, thăm viếng… Khê đã ly dị người vợ trước tên Nguyễn Thị Sương, một bạn học cũ ở trường Pétrus Ký, có 4 con với nhau (hai trai, hai gái: Thủy Tiên và Thủy Ngọc, hiện ở Paris). Cô Đoan định cư tại Hoa kỳ, Huntington Beach, cóø một đời chồng và con riêng, sở hữu chủ của một ngôi nhà xinh xắn và đang làm việc trong một phòng mạch bác sĩ. Mỗi khi qua Mỹ, Khê được cô Đoan chăm sóc chu đáo và lái xe đi mọi nơi. Với bạn bè, Khê giới thiệu Đoan như em bà con vì muốn giữ kín. Năm 1995, cô Đoan gặp riêng người viết, cho biết hai bên sẽ tiến đến hôn nhân. Cô Đoan nhờ chỉ dẫn về vài vấn đề pháp lý liên hệ đến quy chế tài sản, thuế vụ, quốc tịch của mỗi người sau hôn lễ, quyền hạn của các con riêng… Mọi việc có vẻ tốt đẹp. Bất thần ngày 10.3.1997, thấy cáo phó trên báo cô Nguyễn Thị Đoan qua đời (hình như vì bịnh ung thư). Hồng nhan vắn số!
         
           
Ngày 16.3.1997, Khê có về  Californie dự lể «mở cửa mã» tại chùa Liên Hoa. Nhân dịp, Khê đã đọc bài thơ Vĩnh Biệt rất cảm động[1]. Đây là một vết thương lòng khó quên. Trong đời, Khê có những người bạn gái rất trung thành như Mộng Trung, Tường Vân…Nguyễn Thị Đoan là mối tình nồng ấm tan vỡ cuối đời.
             
Khê từng tuyên bố: «Tuy thân ở nước ngoài nhưng tâm tôi luôn ở trong nước.». Nay cả thân và tâm của Khê đã trở về với Đất Mẹ.  Năm vừa qua, chị Nguyễn Thị Thiều có ghé thăm anh trong ngôi nhà trệt mà nhà chức trách CS vừa xây cất ở đường Huỳnh Đình Hải,Quận Bình Thạnh, Gia định, không xa chợ Bà Chiểu. Khê sống một mình, di chuyển bằng xe lăng, sức khỏe xuống dốc, cơm nước do môt người bạn thâm giao tên Tường Vân chăêm lo. Ngôi nhà còn trống phía trước, chưa chia thành phòng, trang trí sơ sài nhưng đầy nhạc cụ, sách vở và tư liệu do Khê mang từ Pháp về. Sự hiện diện của gia đình người con trai thứ hai tên Trần Quang Minh, kiến trúc sư, và các cháu là một niềm an ủi lớn đối với Khê lúc xế chiều. Khê đã trao bó đuốc lại cho trưởng nam Trần Quang Hải, một tài năng đang phát. Tuy rất khắn khít với cha vể tình cảm, Hải (và vợ là danh ca Bạch Yến) có thái độ dứt khóat hơn đối với chế độ cộng sản Hà Nội. Hải chú trọng nhiều đến Dân chủ và Nhân quyền. Hải không bị những ràng buộc chính trị thuộc dĩ vãng như cha.
           
 
Cầu mong Trần Văn Khê thể hiện được những ước mơ tha thiết cuối đời của anh: phân tách, sắp loại rồi sao chép tư liệu cho các thư viện và bảo tàng viện toàn quốc để có thể xử dụng trong việc tìm hiểu âm nhạc dân tộc. Vị trí dành cho Khê trong Nhà Văn hóa Việt Nam là một chổ đứng của một người khai sơn phá thạch.
            
Những gương mặt đứng đầu ngọn sóng như Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê và Trịnh Công Sơn chứng minh sức mạnh tranh đấu của nhạc dân tộc ái quốc trong đại chúng. Nếu xử dụng đúng hướng, đúng chổ, triệt để và liên tục   thì đó là những vũ khí tuyên truyền vô song để khích động cách mạng, điều mà các đảng chính trị già cổi, chuyên đánh võ miệng, của các chính khách xa-lông, trong và ngoài nước,  không làm nổi.  
            
Lưu Hữu Phước và Trần Văn Khê là những tài năng đáng trân quý.
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét