khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

NỒI NÀO ẮP VUNG NẤY- Tác giả Nguyễn Hữu Phương Hùng




Nhân được đọc bài phát biểu khai mạc hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 khóa 12 bàn về vấn đề tiếp tục đổi mới , tinh gọn bộ máy chính trị sao cho có hiệu quả . Ông Nguyễn phú Trọng nêu lên thực trạng bộ máy chính trị yếu kém , cồng kềnh thiếu hiệu quả , chồng chéo với những bất cập của nó , phải đổi mới từ lý luận đến thể chế kinh tế thị trường .Nghe sao buồn quá !

Hơn ba mươi năm rồi, hai từ " đổi mới " được nhắc đi nhắc lại hàng nghìn lần nhưng đổi vẫn chưa xong . Con đường xã hội chủ nghĩa là con đường tưởng tượng, không có thực , nó đã mang đến thảm họa cho dân tộc này từ mấy mươi năm trước .Vì vậy , phải " đổi mới "để cứu đảng và thảm họa cho đất nước này . Nhưng , " đổi mới " một cách miễn cưỡng , thay đổi để sống còn , nói cách khác là đổi để " chữa cháy " , thì chỉ đổi từ tệ trạng này sang tệ trạng khác thôi. Đó là lẽ đương nhiên. Không khác được.

Thực tiễn " Đổi mới "40 năm qua của Việt nam ta giống cảnh bếp vừa thay nổi mới . Nồi thị trường inox to đùng , nắp vung xã hội chủ nghĩa lại là miếng ván cũ nhỏ hẹp, hư nát, đậy lên trống trước hở sau , bụi bẩn rơi đầy vào nồi thành ra bữa ăn kinh tế thị trường nấu 40 năm vẫn còn ở khâu ....đổ đi nấu lại. Thực khách chờ dài cổ vẫn chưa được ăn bữa ăn thị trường ngon như mong ước.
Sao vậy ? Vì chưa có bài bản , chưa có lý luận , chưa có thế chế thị trường như nó phải có từ lúc chuyển đổi . Cho đến hôm nay , bốn mượi năm rồi , tất cả hãy còn ...trong phòng thí nghiệm và ngụp lặn giữa chợ đời .

Ta thấy những giáo điều xưa cũ, phản khoa học đã ăn sâu vào tiềm thức, trăm năm rồi . Đáng lý ra nó phải được thay đổi từ khuya , cập nhật hóa hàng ngày để phù hợp với đà tiến hóa xã hội và nền văn minh chung của thế giới không ngừng phát triển . Lý luận cũ lại là giáo điều bị thần thánh hóa nên không dễ đổi một sớm một chiều. Cái thiên đường xã hội chủ nghĩa trong mơ, chả khác gì nước Chúa trong niềm tin của kitô giáo, đối với đảng viên nông dân được củng cố, truyền dạy từ ngày vào đảng. Đổi mới tư duy với nông dân chả khác gì bắt anh thợ mộc vào lò rèn luyện kiếm .Vậy thì duy tâm hay duy vật đây ?

Do ám ảnh giấc mơ thiên đường xã hội chủ nghĩa , khi đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường bắt buộc phải gắn thêm cái đuôi định hướng . Nhưng con đường có định hướng như thế nào thì chưa ai thấy , ai biết . Khổ chưa ? Vậy mà lúc nào cũng cứ lo chệch hướng .
Qua thực tiễn bốn mươi năm định hướng, kết quả là đất nước ta không chịu phát triển, càng ngày càng lún sâu vào nợ nần , tài sản quốc gia khánh kiệt , nhiều tệ nạn xã hội, thoái hóa tư tưởng , lòng tin , diễn biến từ trong trong nội bộ đảng, chuyển sang hệ thống chính quyền , xuống cho đến nhân dân .

Như vậy, bốn mươi năm nay đảng vẫn còn mơ hồ về kinh tế thị trường, chưa nhận thức đúng về bản chất và quy luật thị trường của nó. Muốn có nhận thức đúng thi phải tĩnh tâm lại , ra khỏi cơn mơ, phải vô tư, không có thiên kiến , định kiến dựa vào lập trường, tư tưởng nào đó . Bởi khoa học là khoa học, nó không có lập trường, tư tưởng gì ở đây. Kinh tế thị trường là mô thức kinh tế dựa vào nghiên cứu khoa học trên toàn cảnh xã hội của thế giới hôm nay, là kinh tế học theo cách hiểu chuyên ngành , chính thống . Nó luôn linh động, biến đổi theo môi trường xã hội để phát triển sao cho phù hợp với quy luật cung cầu của xã hội ở mọi thời điểm. Nó hoàn toàn khác với kinh tế quốc doanh ,kinh tế tập thể có kế hoạch, kinh tế chỉ huy của xã hội chủ nghĩa .

Xã hội của thị trường là xã hội tự do , được phép làm bất cứ thứ gì mình thích mà luật không cấm , không xâm phạm đến quyền lợi , tự do của người khác , không vi phạm vào nhân cách , đạo đức làm người , không vi phạm vào bổn phận trách nhiệm của một công dân đối với quốc gia , dân tộc . Bản chất của thị trường là của cải , vật chất , tiền là thống soái , là sức mạnh điều khiển mọi cuộc chơi . Vì vậy nó là cái nôi sản sinh ra mọi tội lỗi , không biết cơ man nào là tệ nạn xã hội, tranh giành lợi lộc , quyền thế , bè đảng , phe nhóm , không một hành vi tàn bạo , phi nhân nào mà không xảy ra , kể cả bán nước , vô luân .Bản chất thật của con người là tư hữu , tham lam , ích kỷ luôn ẩn trong tiềm thức nên gặp kinh tế thị trường như lân gặp pháo . . Để khống chế , đưa tất cả tệ nạn xấu xa , mọi mặt tiêu cực , hạn chế của kinh tế thị trường đi vào khuôn khổ , trật tự , an sinh xã hội , bắt buộc chính quyền của quốc gia phải có một thể chế thích hợp, hiệu lực , tài năng mới đạt được kết quả tốt nhất . Khảo sát những mô hình " thể chế quốc gia " bất cứ quốc gia nào có nền kinh tế thị trường trên thế giới hôm nay , ta thấy tất cả đều là TAM QUYỀN PHÂN LẬP . lấy pháp luật làm sức mạnh ngăn ngừa cũng như triệt tiêu mọi mầm mống tội lỗi . Pháp luật không nghiêm minh , không công lý , không bình đẳng , công bằng , minh bạch thì pháp luật vô hiệu . Không hiểu nguyên lý đó , không thiết lập thể chế tam quyền lập phân , kinh tế không còn là kinh tế thị trường nữa . Quốc gia đi vào lụn bại , loạn lạc sau cùng là sụp đổ .
Nét đặc thù của kinh tế thị trường là luật , cái gì cũng phải dựa vào luật, luật là xương sống , là nguyên lý điều hành mọi sinh hoạt trong xã hội kinh tế thị trường . Xin nhớ cho , luật là luật pháp chứ không phải là thứ kỷ luật nội bộ trong đảng hay bất cứ một tổ chức, đoàn thể xã hội nào . Luật là phải công lý , công bằng , " quân pháp bất vị thân " không có sự can thiệp của bất cứ thế lực nào .Với quốc gia, hiến pháp , luật pháp là tối thượng, là kỷ cương phép nước. Hiến pháp và luật pháp là linh hồn của quốc gia. Tất cả mọi sinh hoạt xã hội , điều hành hoạt động của bộ máy chính quyền quốc gia đều được luật hóa . Trách nhiệm là trên hết . Tổ quốc là trên hết . Nhân dân là trên hết . Không một ai được đứng trên , đứng ngoài luật pháp .

Bốn mươi năm qua , đổi mới nửa vời, táp nham , tùy tiện không theo một mô thức khoa học nào, trách sao bộ máy chính trị yếu kém, cồng kềnh thiếu hiệu quả , chồng chéo với những bất cập sinh ra không biết bao nhiêu là hệ lụy khôn lường.

Nay , ông Tổng bi thư bảo phải đổi mới từ lý luận cho đến thể chế kinh tế thị trường . Vậy ra lâu nay lý luận vẫn là lý luận của giáo điều xưa như trái đất và thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam là một thể chế lạ lẫm không phải thể chế kinh tế thị trường . Một thời gian quá dài có " định hướng " nên đất nước ta mới ra nông nỗi này. Vậy mà mươi năm trước ông Nông đức Mạnh lúc nào cũng tự hào " bản lĩnh của đảng ta " . Nó trái với lời ông Nguyễn phú Trọng phát biểu hôm nay .

Mong rằng lý luận gì , thể chế gi xin quý vị nhớ cho NỒI NÀO PHẢI VUNG NẤY thì Việt Nam mới ngóc đầu lên nổi .Dân mới giàu , nước mới mạnh , xã hội mới công bằng , người dân mới hạnh phúc , phát triển , văn minh .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét