Người sáng lập Đại học California Southern cho biết trường được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận thông qua việc hợp tác với Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trao đổi với Zing.vn, TS Donald Hecht, người sáng lập Đại học California Southern (CalSouthern), Mỹ, xác nhận ông Nguyễn Xuân Anh đã học tại trường và lấy bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) vào tháng 6/2002, cũng như lấy bằng tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (DBA) vào tháng 12/2006.
Ông cũng cho biết thêm trường cũng được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận thông qua việc hợp tác với trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Việc chấp thuận này giúp hàng trăm sinh viên ưu tú của Việt Nam tại thời điểm đó đạt được mục tiêu học vấn của họ.
"Chính ông Nguyễn Xuân Anh cũng học tập theo chương trình hợp tác giữa Đại học California Southern và Đại học Bách khoa Hà Nội", TS Donald Hecht khẳng định.
Để làm rõ vấn đề này, Zing.vn đã liên hệ với đại diện ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng chưa nhận được câu trả lời về việc hợp tác với ĐH California Southern.
Theo báo Tuổi Trẻ, năm 1999, Bộ GD&ĐT đồng ý cho ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo từ xa trong lĩnh vực quản trị kinh doanh ở mục sau ĐH với Southern California University for Professional Studies (SCUPS).
Bộ này cũng khuyến cáo đây là chương trình thử nghiệm và đào tạo từ xa, ĐH Bách khoa Hà Nội phải phối hợp các cơ quan hữu trách để quản lý tốt chương trình.
Tại thời điểm đó, SCUPS chưa được kiểm định chất lượng. Trường được kiểm định lần đầu vào năm 2010 (bà Claudia Rossma, đại diện CalSouthern, cho rằng chương trình của trường thay đổi theo thời gian và nội dung các khóa học cũng liên tục được cập nhật nên rất khó định lượng bằng được cấp trước năm 2010).
Trong khi đó, Bộ GD&ĐT quy định văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình này đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.
Căn cứ quy định này, bộ từng không công nhận bằng tiến sĩ của một phó hiệu trưởng khác do SCUPS cấp.
Nếu đúng như vậy, tại sao Bộ GD&ĐT lại cho phép Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo với SCUPS, sau đó lại không công nhận văn bằng được cấp của trường này?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Đắc Trung - Viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết trường hợp tác với SCUPS trong các khóa 1999, 2000 và 2001. Việc đào tạo kết thúc vào năm 2003 và có 229 học viên trong chương trình được cấp bằng. Theo thông tin từ SCUPS, 229 học viên trong chương trình được SCUPS cấp bằng.
Ông Trung cho rằng ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ có nhiệm vụ đưa thông tin tuyển sinh của SCUPS đến các đơn vị, người học và bố trí địa điểm học tập. Toàn bộ quá trình đào tạo - như xét hồ sơ thí sinh, quyết định công nhận học viên, cử giảng viên của SCUPS giảng dạy, nội dung các học phần, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, đánh giá kết quả học tập, đánh giá luận văn, xét tốt nghiệp, cấp bằng... đều do SCUPS đảm nhiệm.
Ông cũng cho biết thêm trường cũng được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận thông qua việc hợp tác với trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Việc chấp thuận này giúp hàng trăm sinh viên ưu tú của Việt Nam tại thời điểm đó đạt được mục tiêu học vấn của họ.
"Chính ông Nguyễn Xuân Anh cũng học tập theo chương trình hợp tác giữa Đại học California Southern và Đại học Bách khoa Hà Nội", TS Donald Hecht khẳng định.
Để làm rõ vấn đề này, Zing.vn đã liên hệ với đại diện ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng chưa nhận được câu trả lời về việc hợp tác với ĐH California Southern.
Theo báo Tuổi Trẻ, năm 1999, Bộ GD&ĐT đồng ý cho ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo từ xa trong lĩnh vực quản trị kinh doanh ở mục sau ĐH với Southern California University for Professional Studies (SCUPS).
Bộ này cũng khuyến cáo đây là chương trình thử nghiệm và đào tạo từ xa, ĐH Bách khoa Hà Nội phải phối hợp các cơ quan hữu trách để quản lý tốt chương trình.
Tại thời điểm đó, SCUPS chưa được kiểm định chất lượng. Trường được kiểm định lần đầu vào năm 2010 (bà Claudia Rossma, đại diện CalSouthern, cho rằng chương trình của trường thay đổi theo thời gian và nội dung các khóa học cũng liên tục được cập nhật nên rất khó định lượng bằng được cấp trước năm 2010).
Trong khi đó, Bộ GD&ĐT quy định văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình này đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.
Căn cứ quy định này, bộ từng không công nhận bằng tiến sĩ của một phó hiệu trưởng khác do SCUPS cấp.
Nếu đúng như vậy, tại sao Bộ GD&ĐT lại cho phép Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo với SCUPS, sau đó lại không công nhận văn bằng được cấp của trường này?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Đắc Trung - Viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết trường hợp tác với SCUPS trong các khóa 1999, 2000 và 2001. Việc đào tạo kết thúc vào năm 2003 và có 229 học viên trong chương trình được cấp bằng. Theo thông tin từ SCUPS, 229 học viên trong chương trình được SCUPS cấp bằng.
Ông Trung cho rằng ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ có nhiệm vụ đưa thông tin tuyển sinh của SCUPS đến các đơn vị, người học và bố trí địa điểm học tập. Toàn bộ quá trình đào tạo - như xét hồ sơ thí sinh, quyết định công nhận học viên, cử giảng viên của SCUPS giảng dạy, nội dung các học phần, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, đánh giá kết quả học tập, đánh giá luận văn, xét tốt nghiệp, cấp bằng... đều do SCUPS đảm nhiệm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét