khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

CẶP ĐÔI HOÀN HẢO: CHU ÂN LAI VÀ HỒ CHÍ MINH






1.  Mở bài

Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn giương cao cái khẩu hiệu: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương đạo đức Bác Hồ vĩ đại”. Đồng thời dựng tượng đài khắp nơi để tôn vinh đạo đức của người lãnh tụ vĩ đại nầy.

Chánh phủ đã ban hành: “Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030” với tổng cộng 146 tượng đài trên toàn quốc.

Đạo đức quá ẹ của Hồ Chí Minh đến mức độ nào không còn che giấu được ai nữa, cho nên dựng tượng vinh danh thần tượng dỏm chỉ làm cho quần chúng chửi mà thôi.

Ngoài đạo đức chẳng ra gì, người lãnh đạo thần thánh trí dũng phi thường bỗng nhiên trở thành con người hèn hạ nhất dưới sự khống chế của hai tên họ Lê: Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, vào những năm cuối đời.

Sao bỗng nhiên ổng lại hèn đến thế!


2. Giải mật về tình yêu đồng tính của Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh

Trên trang mạng của đài Á Châu Tự Do (RFA) có tựa đề “Việt Trung Giải Mật: Chuyện tình giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai” qua cuốn sách bằng Hoa Ngữ “Ái Tình Dữ Cách Mạng” (Tình Yêu và Cách Mạng) xuất bản tại Hồng Kông.

a). Cuốn sách “Tình Yêu và Cách Mạng của Lý Minh Hán

Lý Minh Hán tốt nghiệp Đại Học Bắc Kinh năm 1969. Đã cho xuất bản cuốn sách bằng Hoa Ngữ tựa đề “Ái Tình Dữ Cách Mạng” (Tình Yêu và Cách Mạng) tại Hồng Kông để tránh bị kiểm duyệt ở Hoa Lục. Rất ít người Việt đọc cuốn sách nầy. Nội dung sách ghi lại mối tình đồng tính 50 năm giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai.

b). Gặp nhau thời trai trẻ ở Pháp

Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai gặp nhau ở Pháp thời trai trẻ. Chính Hồ Chí Minh dẫn dắt Chu Ân Lai vào Cộng Sản. Họ thân nhau đến nỗi trong cách xưng tụng nhau, Đại Hồ là bí danh của HCM, Tiểu Hồ là Chu Ân Lai.

c). Thể hiện tình yêu đồng tính

Tình cảm tha thiết đến nỗi trong lúc bận rộn đầy khó khăn của cuộc Cách Mạng Văn Hóa mà Chu Ân Lai còn sắp xếp một đội ngũ bác sĩ TQ sang chăm sóc sức khỏe cho HCM. Tình cảm chi li đến mức khi HCM tỏ ý thèm vịt quay Bắc Kinh thì lập tức Chu phái một chuyên cơ chở vịt quay sang Hà Nội.

d). Mối tình tay ba

Khi Chu Ân Lai bận rộn về quốc sự thì ông an bài cho phu nhân là Đặng Dĩnh Siêu (Deng Yingchao), mà ông thân mật gọi tên Tiểu Siêu, đến thăm Đại Hồ như người nhà. Có khi Tiểu Siêu xuống tận VN để thăm viếng. Cũng có khi đón HCM sang khu nghỉ dưỡng ở đảo Hải Nam, ung dung thư thả đầm ấm bên nhau suốt cả tháng trời. Tiểu Siêu cũng đã chính tay đan áo tặng cho Đại Hồ. Chu Ân Lai cử vợ danh nghĩa của mình đến chung chạ với Đại Hồ, được xem như một sự bù đắp đối với Tiểu Siêu, vì ông là người đồng tính (gay).

Đặng Dĩnh Siêu đương nhiên là biết mối tình tay ba này. Tác giả Sophie Quinn Judge cũng cho biết, ông Hồ đã “Yêu” vợ của Chu Ân Lai nữa.

Ngày Hồ Chí Minh qua đời, họ Chu khóc thảm thiết. Mặc dù bận rộn việc nước, và đường đường là một thủ tướng Trung Quốc, họ Chu nầy đã đến Hà Nội đưa tang suốt 4 ngày. Một yêu cầu vượt ra ngoài nghi lễ ngoại giao là cho ông được thấy di thể HCM trước khi các chuyên gia Liên Xô tiến hành ướp xác.

Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu không có con và cả về việc hôn nhân của hai người cũng là một bí mật. Một đồng tính nam không muốn quan hệ tình dục với phụ nữ.

Trái lại, HCM là người song tính, nghĩa là quan hệ tình dục với cả nam lẫn nữ. Tiếng bình dân gọi là “thế giới thứ ba”, “đa hệ”, “xăng pha nhớt”.

Một giai thoại (một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian có liên quan đến một người có thật) Trung Quốc kể rằng, Chu Ân Lai phải lòng Trương Xung, một đại diện của Quốc Dân Đảng. Trên bàn thương nghị tranh cãi nhau nẩy lửa, nhưng khi ra khỏi phòng họp thì trò chuyện nhau rất thân thiết. Năm 1942, Trương Xung đột ngột qua đời thì Chu Ân Lai than khóc như trời sắp sập vậy.

Ngày 29/12/2015, nhà báo Thái Vịnh Mai (Tsoi Wing-mui), cựu biên tập viên tạp chí Khai Phóng (Hồng Kông) cho biết, bà phải mất 3 năm để hoàn thành cuốn sách “Bí mật thế giới tâm hồn ông Chu Ân Lai” và kết luận Chu Ân Lai là một người đồng tính. Đó là ông yêu một sinh viên ở chung phòng tại Luân Đôn tên Li Fujing.

Trong nhật ký, họ Chu viết rằng ông ta không thể sống một ngày nếu không có Li, và đau khổ sẽ biến thành niềm vui khi có Li Fujing bên cạnh.

Vì không đủ tiền đóng học phí ở Anh Quốc, Chu Ân Lai sang Pháp và gặp Hồ Chí Minh ở Paris.

Chu Ân Lai chỉ có một hệ, đồng tính nam (Homosexual-gay), trái lại Hồ Chí Minh thuộc phái đa hệ, thuộc song tính, quan hệ tình dục cả nam lẫn nữ.
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét