khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Bạn có thể hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng bao nhiêu lần?




Nhiệt độ lý tưởng để hâm nóng thức ăn

Nữ phát ngôn nhân Lydia Buchtmann đến từ Uỷ ban Thông tin An toàn Thực phẩm cho biết, bạn có thể hâm nóng thức ăn thừa bao nhiêu lần cũng được. 

"Bạn có thể hâm nóng thực phẩm bao nhiêu lần cũng được, miễn là với nhiệt độ 75C, và cách duy nhất để biết được nhiệt độ chính xác là sử dụng nhiệt kế nấu ăn (cooking thermometer)," bà Buchtmann nói.

Để đọc chính xác nhiệt độ thực phẩm, hãy cắm nhiệt kế vào ngay giữa món ăn, nhưng chú ý đừng để nhiệt kế chạm đáy nồi hay đồ đựng.

Thời gian lưu trữ thức ăn thừa tối đa

Mặc dù trên lý thuyết, bạn có thể hâm nóng thức ăn thừa bao nhiêu lần cũng được, nhưng hãy chú ý đến thời gian lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh.

"Bạn có thể giữ thức ăn thừa từ 2-3 ngày trong tủ lạnh, ở nhiệt độ 5C," bà Buchtmann nói.
Nếu để trong ngăn đá thì thức ăn sẽ giữ được lâu hơn, bởi vi khuẩn không phát triển ở nhiệt độ tủ đông.

Chuyên gia dinh dưỡng Dorothy RIchmond cho biết, "Tôi vẫn khuyên mọi người nên dán nhãn thực phẩm thừa để biết chúng đã ở trong tủ lạnh bao lâu rồi, bởi tủ lạnh không thê giữ cho thực phẩm được tươi mãi mãi." 

Một số ngoại lệ đối với quy tắc 2-3 ngày bao gồm phụ nữ có thai, người cao tuổi và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương (chẳng hạn như bệnh nhân ung thư hoặc người đang dùng thuốc).
Theo bà Buchtmann, những người này cần phải tiêu thụ thực phẩm thừa trong vòng 24 giờ, nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm vi khuẩn listeria. 


Hâm nóng thức ăn thế nào cho đúng? 

Lò vi sóng hiển nhiên là lựa chọn tiện lợi nhất để hâm nóng thức ăn, thế nhưng không phải lúc nào chúng cũng hâm nóng một cách đồng đều.

Theo ký giả phụ trách mảng khoa học Michael Mosley, "Lò vi sóng tạo ra những điểm nóng và chừa một số điểm nguội nguy hiểm trong thực phẩm, khiến vi khuẩn sinh sôi. Vì thế nếu bạn sử dụng lò vi sóng, hãy nhớ hâm nóng và đảo đều thức ăn một vài lần, cho đến khi thức ăn chín kỹ và đều." 
Đồng thời, hãy bảo đảm rằng đĩa xoay trong lò vi sóng được đặt đúng khớp, và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về thời gian hâm nóng đối với các loại điện áp khác nhau.

Còn nếu bạn sử dụng lò nướng để hâm nóng thức ăn, thì bà Richdmond khuyên bạn nên "làm nóng lò trước, [...] và đừng sử dụng chảo quá nhỏ, nhớ đảo thức ăn đều tay và không nên dọn thức ăn ngay khi vừa sôi, mà nên tiếp tục nấu khoảng 10-20 phút kể từ khi sôi."

Khi nào thì không nên hâm nóng thức ăn?

Hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ 75C sẽ giết chết hầu hết vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, chỉ trừ bốn loại vi khuẩn "cứng đầu" là bacillus cereus, clostridium botulinum, clostridium perfringens và staphylococcus aureus.

Đây là những mầm bệnh có trong gạo, mì Ý, mì trứng và các loại rau củ tinh bột như khoai tây, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao trong lò vi sóng. Chúng phát triển trong thực phẩm để nguội trong môi trường bên ngoài, chẳng hạn như cơm để trong nồi sau khi nấu.

Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn vi khuẩn phát triển sau khi nấu bốn loại thực phẩm trên, là chia nhỏ phần thừa vào các hộp đựng để mau nguội, rồi nhanh chóng cất vào tủ lạnh.

Tóm lại, để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy luôn nhớ:
  • Chia nhỏ thức ăn thừa vào các hộp đựng cho mau nguội
  • Cất ngay vào tủ lạnh hoặc ngăn đá
  • Không hâm nóng thức ăn đã qua 2-3 ngày
  • Luôn hâm nóng trên 75C
  • Đảo đều thức ăn khi hâm để món ăn được làm nóng đều



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét