Lo lắng lớn nhất của những công ty Hoa Kỳ về Tổng thống tương lai Donald Trump là ông ta sẽ châm mồi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Mexico và các nước xuất cảng lớn khác.
Người được Trump chọn vào ghế Bộ trưởng Thương mại, tỷ phú cổ phần tư Wilbur Ross, nói rằng chuyện đó sẽ không xảy ra.
Ross nói với Yahoo Finance, “Sẽ không có chiến tranh thương mại” ngày sau cuộc bầu cử. “Có rất nhiều chuyện có thể làm được mà không phải đôi diện với ngày tận thế đất nhưng sẽ giúp cân bằng cán cân thương mại của chúng ta.”
Trong cuộc vận động tranh cử, Trump đã lớn tiếng đòi áp dụng hạn ngạch trên hàng nhập khẩu giá rẻ và trừng phạt Trung Quốc nếu đồng Yuan bị hạ giá thấp. Nếu những điều này xảy ra, nó sẽ làm cho hàng nhập cảng vào Mỹ đắt hơn cho người tiêu dùng ở Mỹ, và sẽ khiến hàng xuất cảng của Mỹ bị hạn ngạch tương tự và có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn kỳ. Do đó mới có những lo lắng trong giới thương mại Mỹ.
Nhưng Ross, khi là Bộ trưởng Thương mại sẽ dẫn đầu trong bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào của Mỹ, đua ra một phương pháp lành tính hơn. Với Mexico, ông nói rằng Hoa Kỳ mua 80% hàng Mexico xuất cảng; điều này cho Hoa Kỳ thuận lợi và sức ép đối với nước láng giềng phía Nam để họ mua thêm các sản phẩm của Mỹ. Ross nói.“Nếu tôi là khách mua 80% hàng của họ thì họ sẽ gây chiến với tôi sao? Không, họ sẽ thương lượng.”
Mục tiêu không phải là để trừng phạt các công ty Mỹ đang sản xuất hàng hoá ở Mexico, nhưng nhằm giảm thâm hụt 60 tỉ đô-la cán cân thương mại của Mỹ với Mexico. Điều đó có thể được thực hiện theo hai cách: một, Mexico xuất cảng ít hơn sang Hoa Kỳ, hoặc hai, mua nhiều hàng của Hoa Kỳ hơn trước. Ross nói, thực hiện cách nào cũng được mà không cần phá bỏ các Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, NAFTA.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là khoảng 335 tỉ đô-la. Ross đưa ra ít nhất hai cách để giảm đó thâm hụt đó. Thứ nhất, thuyết phục Trung Quốc mua nhiều hơn hàng hoa/dịch vụ của Hoa Kỳ so với số TQ hiện đang nhập khẩu từ các nước khác. Ví dụ: các sản phẩm năng lượng, như khí đốt lỏng (LNG). “Trump sẽ thúc đẩy LNG và nâng mức xuất cảng nó. TQ sẽ không gặp khó khăn khi mua LNG nhiều hơn của chúng ta hơn là mua từ các nước vùng Vịnh.” (Lời khuyên cho giới đầu tư: Để ý giá các cổ phiếu năng lượng.)
Điều thứ hai của Hoa Kỳ có thể làm là thuyết phục Trung Quốc giảm bớt hạn ngạch của mình đối với nguyên liệu nhập cảng từ Mỹ. Ross giải thích, “Họ xuất cảng sang Mỹ rất nhiều quần áo và rất nhiều giày dép, nhưng họ có hạn ngạch xuất khẩu sợi bông của Mỹ. Họ có thể thản lỏng với những hạn ngạch đó.”
Ross nói nghe tưởng dễ, nhưng không bảo đảm những đối tác thương mại sẽ đồng lòng. Nếu họ không làm, đó là lúc Trump thay củ cà rốt bằng cây gậy. Ross nói, “Nếu họ sẽ không đàm phán, thì nó có thể trở nên cần thiết như một biện pháp đàm phán để đe dọa họ với một mức thuế nhập cảng có thể lên tới 45%. Đó không phải là một tuyên bố vung vít. Nó cho người ta thấy đường lối và vị trí đàm phán của Trump.” Trong khi vận động, Trump thường đề nghị biện pháp đó như một bước khởi đầu, nhưng thực ra theo Ross cho thấy họ coi đó là một phương sách sau cùng trong đàm phán.
Chính sách thương mại của Trump sẽ tạo ra những bên thua cuộc, đặc biệt là nếu các đối tác như Trung Quốc và Mexico sẽ mua sản phẩm của Mỹ nhiều hơn trong khi giảm mua hàng từ các nước khác. Nga bán rất nhiều khí đốt cho Trung Quốc và chắc chắn sẽ không để bị Mỹ đẩy sang một bên mà không phản đối. Nhiều thị trường mới nổi cũng xuất cảng sang Mexico và Trung Quốc, và họ có thể bị giảm xuất cảng, cùng những tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính. Nhưng mục tiêu đã nêu của Trump là đặt nước Mỹ lên trên hết. Chúng ta đang bắt đầu thấy nó như thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét