khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng, một triết lý giáo dục mới - Tác giả Nguyễn Hữu Phước



Cuộc “Hội thảo Giáo dục Toàn Quốc” (lần thứ nhất) được tổ chức năm 1958.  Hội thảo đã chú ý tới và đem đến cho giáo dục VN một cái nhìn mới liên quan đến triết lý giáo dục bằng cách đề nghị ba nguyên tắc hướng dẫn cho một nước Cộng Hòa VN trong khuynh hướng dân chủ.  Ba nguyên tắc (hay đường hướng, triết lý) đó là: “Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng
Giáo dục VN là một nền giáo dục “nhân bản”:
Giáo dục phải tôn trọng những giá trị thiêng liêng của con người, coi con người là một cứu cánh, và chú trọng vào sự phát triển toàn diện của con người
Giáo dục VN phải là một nền giáo dục “dân tộc.”
Giáo dục phải tôn trọng những giá trị quốc gia và phù hợp với hoàn cảnh thiên nhiên của con người (gia đình, nghề nghiệp, quốc gia) và bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia dân tộc.
Giáo dục VN phải là một nền giáo dục khai phóng:
Giáo dục phải dùng phương pháp khoa học như là một yếu tố của tiến bộ, phát triển thái độ xã hội và dân chủ, và kính trọng giá trị văn hóa chân chính của mọi quốc gia trên thế giới.
Ba đường hướng triết lý giáo dục  trên được coi như là căn bản triết lý cho mọi thay đổi về chương trình hay tổ chức học đường cho những năm tiếp theo. 
Đường hướng “dân tộc” là một ước nguyện tối cao của dân VN trong thời điểm lịch sử đó và sẽ đứng vững mãi trong lòng dân tộc VN.   
Đường hướng “nhân bản” rất cao quý, có tính cách phổ quát và có thể áp dụng cho bất cứ dân tộc nào trên thế giới.   Trong thực tế, từ nhân bản đã có nguồn gốc từ truyền thống “giáo dục tổng quát” hay “kiến thức tổng quát” (culture générale tradition) ở Pháp.  Alfred Bouglé đã diễn tả truyền thống nầy như sau:  “Truyền thống nầy gồm có ba đặc điểm: có tính cách nhân bản (humanism), có liên hệ đến việc giảng dạy xã hội học, và có liên hệ đến việc giảng dạy triết học.”  Theo ông Bouglé, nhân bản là sự bổ túc và hỗ trợ cần thiết cho lý thuyết cá nhân (individualism). 
Tuy nhiên “nhân bản và dân tộc” đều có tính cách trừu tượng, nên khó thể hiện qua một chương trình học thực cụ thể, rõ ràng.  Môn Công dân giáo dục và môn Sử được dùng trực tiếp trong việc thể hiện hai đường hướng trên.  Ngoài ra, sự thể hiện đã rải rác trong các buổi tu nghiệp giáo chức, những bài diễn văn trong các buổi lễ khai trường, hay các buổi phát phần thưởng cho những học sinh ưu tú. 
Chỉ có đường hướng “khai phóng” là nổi bật trong những công cuộc cải tổ chương trình học, và việc thay đổi tổ chức các học đường để tiến theo trào lưu mới trên thế giới.  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét