Tổng thống Obama, đứng ở phía trước của lá cờ Hoa Kỳ và Cộng sản, công bố tại Hà Nội trong tuần này rằng ông kết thúc lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam đã kéo dài 50. Động thái này, ông nói, sẽ kết thúc sự "kéo dài vết tích của chiến tranh lạnh."
Giữa Bắc Triều Tiên, Trung Cộng, Cuba và Việt Nam thì đây là một thủ thuật nhỏ nói về một di tích còn sót lại khác. Nhưng còn cái di tích còn sót lại của đảng Cộng sản thì sao? Khi nào chúng ta sẽ kết thúc nó?
Ở đây không phải là ý định của tôi nhằm tái khởi sự phán xét về chiến tranh Việt Nam. (Theo ý kiến của tôi, lịch sử sẽ minh oan cho phe diều hâu và nghiêm khắc với Quốc hội Hoa Kỳ, nơi mà những chiến thắng ở chiến trường của Hoa Kỳ đã được đổi lấy một nền hòa bình ảo tưởng.)
Tuy nhiên, thật là kỳ lạ khi Tổng thống Obama và Ngoại trưởng John Kerry dường như nghĩ rằng lệnh cấm vận của chúng ta lại có nhiều vấn đề hơn so với chủ nghĩa cộng sản. Thậm chí nếu Trung cộng ngứa ngáy khởi động một cuộc chiến tranh ở Biển Đông.
Vũ khí cho Việt Nam có một logic nhất định. Nó giống như Winston Churchill nói rằng, khi Đức quốc xã tiến vào nước Nga của Stalin, nếu Hitler xâm chiếm địa ngục, hắn sẽ tạo nên một viện dẫn thuận lợi cho ác quỷ trong Hạ viện.
Ở Đông Nam Á, lý thuyết cho rằng mối đe dọa bởi Cộng sản Tàu đối với quyền lợi của Mỹ là nhiều hơn so với Cộng sản Việt Nam, kẻ thù truyền thống của Trung cộng. Tuy nhiên, Obama đã phủ nhận việc chấm dứt cấm vận vũ khí có liên kết với vấn đề Trung cộng. Obama nhấn mạnh, dựa trên "mong muốn của chúng tôi để hoàn thành một quá trình lâu dài hướng tới bình thường hóa với Việt Nam." Nhưng ông ta đã gạt qua một bên tất cả các thứ cờ đỏ về bản chất của chế độ.
Gần một tháng trước, Human Rights Watch đã gửi cho TT Obama một bức thư cảnh báo về những gì ông đã làm với bè đảng Cộng sản Việt Nam. Lá thư gọi chính phủ của Việt Nam "là một trong những chế độ áp bức nhất trên thế giới."
Lá thư lưu ý rằng sự tự do biểu lộ, lập hội và hội họp là "vô cùng hạn chế", báo chí bị kiểm soát, kiểm duyệt và đảng Cộng sản "điều khiển tất cả các tổ chức quần chúng và sử dụng chúng để duy trì giữ quyền lực."
Human Rights Watch nêu lên bản chất của các cuộc bầu cử ở Việt Nam là "một hình thức sân khấu chính trị," rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người mà Obama gặp gỡ, là tên côn đồ đứng đầu tập đoàn "khét tiếng của Bộ Công an."
Tại Hà Nội trong tuần này, Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận vũ khí sẽ phải đáp ứng các yêu cầu thông thường, bao gồm cả các quyền con người. Nhưng ai tin ông ta sau sự việc ông ta hối hả nhượng bộ Iran?
Obama dường như không hiểu rằng chủ nghĩa Cộng sản chính là vi phạm nhân quyền. Phát biểu với các học sinh ở Argentina cách đây hai tháng, ông Obama đã bác bỏ sự phân biệt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản và xem đó là "lý luận trí tuệ thú vị."
"Chỉ cần chọn những gì có thể làm được", ông Obama nói. Đó là một trong những phát biểu vô lý nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ta, khi mà nếu một thế kỷ qua, kể từ khi cuộc cách mạng Bolshevik, đã dạy chúng ta điều gì, thì đó chính là chúng ta biết điều gì có thể thực hiện được.
Ngay cả những người Cộng sản cũng biết. Họ chỉ không biết - hoặc quan tâm - những gì làm cho chủ nghĩa tư bản vận hành. Đó là sự hiểu rõ rằng tự do và thịnh vượng phải được liên kết. Không có sự khác biệt giữa tự do kinh tế và chính trị.
Ồ, đã có những lời tốt đẹp khi Trần Đại Quang và Obama nâng rượu chúc nhau tại Hà Nội.
Chủ tịch nhà nước Việt Nam trích lời kêu gọi Tổng thống Harry Truman được sử dụng bởi Hồ Chí Minh, cha đẻ của cuộc cách mạng Cộng sản Việt Nam.
Hồ kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ dành độc lập. Mỹ từ chối một phần vì ông đã không có một thế đứng rõ ràng. Hồ từ lâu đã trở thành một tác nhân cộng sản. Ông ta chưa bao giờ đứng trước người dân của mình trong một cuộc bầu cử.
Những gì mà các nhà lãnh đạo đã làm là những điều được tìm thấy, như ở Hàn Quốc và Cộng hòa Trung Hoa tự do Đài Loan.
Họ đã xây dựng được quốc gia giàu có, nơi mà các đảng chính trị cạnh tranh, báo chí đăng tin về họ và mọi người có thể thờ phượng Thượng đế. Và họ đến và đi.
Không nghi ngờ gì Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược lớn hơn, nhưng nó sẽ là một sự mỉa mai nếu chúng ta vũ trang cho Việt Nam để họ đi vào một cuộc chiến với Trung Quốc. Tên lửa của Mỹ có thể rơi lên đầu Trung Cộng thay vì tên lửa Chicom rơi vào người Mỹ.
Và một lần nữa, bán vũ khí của chúng ta cho Việt Nam cũng có thể dẫn đến việc chế độ Cộng sản sử dụng chúng chống lại nhân dân Việt Nam, bao gồm cả những người ở miền Nam mà chúng ta đã từng cung cấp vũ khí - và cho 58.209 người Mỹ - để bảo đảm di tích còn sót lại của họ về tự do.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét