khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Phỏng vấn GS Carl Thayer về nỏ thần EXTRA đặt trên đảo Trường Sa



Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học Viện Quốc Phòng Úc cho rằng hệ thống vũ khí mới này của Việt Nam là một mối đe dọa tiềm tàng lớn cho các sân bay và cơ sở quân sự mà Trung Quốc cho xây dựng trên các đảo nhân tạo họ vừa bồi đắp tại Trường Sa. Nguy cơ đối với Trung Quốc từ vũ khí của Việt Nam còn lớn hơn cả mối đe dọa đến từ tàu Mỹ.

RFI : Giáo sư nhận định sao về động thái mới này của Việt Nam ?
Thayer : Nếu thông tin (về việc Việt Nam đưa giàn pháo mới ra Trường Sa) là xác thực, thì đó sẽ là hành động vi phạm quan trọng đầu tiên của Việt Nam đối với bản Tuyên Bố về Ứng Xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002, yêu cầu tự kiềm chế để không làm phức tạp tình hình hoặc leo thang tranh chấp.

Cần lưu ý rằng Việt Nam đã phủ nhận việc bố trí giàn phóng tên lửa trên các thực thể mà họ kiểm soát. Bản tin của Reuters cũng ghi nhận rằng các bệ phóng không được trang bị đầu đạn.
Động thái của Việt Nam mang dấu hiệu của một phản ứng hoàn toàn tự vệ để đối phó với việc Trung Quốc củng cố cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo trong tay họ, trong đó có việc xây dựng nhiều nhà chứa máy bay có khả năng tiếp nhận chiến đấu cơ đa năng Su-30, oanh tạc cơ, phi cơ tiếp tế nhiên liệu và máy bay cảnh báo sớm và điều khiển.

RFI : Mỹ và Trung Quốc có thể phản ứng ra sao ?

Thayer : Hoa Kỳ sẽ nhắc lại chính sách thường xuyên được tuyên bố là các bên tranh chấp không nên quân sự hóa thêm các thực thể địa lý trong tay mình ở vùng quần đảo Trường Sa, và nên tham gia vào việc thực hiện các biên pháp xây dựng lòng tin. Mỹ chưa chính thức xác nhận thông tin của Reuters.
Trung Quốc cũng đã tuyên bố rằng các nước tranh chấp khác nên có những bước đi mang tính xây dựng. Trung Quốc cũng đã gắn tiến trình quân sự hóa (Biển Đông) của họ với mức độ đe dọa mà họ phải đối mặt. Điều đó nhắm vào những hành động của Hoa Kỳ.

Động thái (mới) của Việt Nam đã phức tạp hóa kế hoạch quốc phòng của Trung Quốc. Ba sân bay mới của Bắc Kinh (trên Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn) đã trở thành mục tiêu dễ bị hệ thống pháo EXTRA của Việt Nam gây tổn hại. Lý do là pháo Việt Nam là một mối đe dọa thường trực, trong lúc các chuyến tuần tra của Hải Quân Mỹ chỉ thoáng qua mà thôi.

RFI : Tình hình Biển Đông có thể diễn biến ra sao ?

Thayer : Diễn biến hiện nay chứng minh cho nhận định rằng các hành động của Trung Quốc đã kích động một phản ứng ngược lại, hoặc là điều mà giới phân tích an ninh gọi một chu kỳ « động lực-phản động lực ».

Tình hình ở quần đảo Trường Sa sẽ căng thẳng thêm lên nếu Trung Quốc đột ngột triển khai máy bay quân sự trên ba đường băng mà họ đã xây dựng một khi các nhà chứa máy bay được hoàn thành.
Trung Quốc sẽ không có khả năng tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông và buộc nước khác tuân thủ ngày nào mà họ chưa xây dựng đủ các bể chứa nhiên liệu, và các cơ sở bảo trì và sửa chữa rộng lớn.

Tuy nhiên, Trung Quốc có thể triển khai một phi đội máy bay chiến đấu và oanh tạc cơ, hoạt động xoay vòng trong thời gian ngắn, làm căng thẳng gia tăng trong khu vực. Điều này sẽ có tính cách hù dọa các nước ven biển.


RFI : Hệ thống tên lửa EXTRA mà Việt Nam bố trí tại Trường Sa là gì ?

Thayer : Thông tin đã được công khai là vào năm 2014, Việt Nam đã mua 10 giàn phóng phi đạn dẫn đường và tên lửa địa-đối địa EXTRA của Israel. Hình ảnh các tên lửa này đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam, và phô trương là « tên lửa chống xâm lược ».


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét