khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Khi nhà sư phạm giới - Tác giả Cô Tư Saigon



Chuyện nhà sư phạm giới không phải là hiếm. Ông bà mình cũng từng nói tới trong ca dao.

Thí dụ, những câu:

Ba cô đội gạo lên chùa,
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho Sư.
Sư về, Sư ốm tương tư;
Ốm lăn ốm lóc, nên Sư trọc đầu.
Ai làm cho dạ Sư sầu,
Cho ruột Sư héo như bầu đứt dây...


Lần này, là chuyện nhà sư trụ trì Thiếu Lâm Tự bị tố là phạm sắc giới. Đúng hay sai? Chùa Thiếu Lâm vang danh thiên hạ, thu hút du khách toàn cầu, đã trở thành cơ sở kinh doanh bộn bạc, tất nhiên trụ trì phải là người của chính phủ, hoặc là rất mực thân tín của chính phủ, nghĩa là, cán bộ cao cấp.
Có phải người tố giác chỉ nêu sự thật, hay là nằm trong một dàn dựng chính trị?

Bản tin Vietnam+/TTXVN kể:

Thiếu Lâm Tự chao đảo vì tin đồn sư trụ trì có nhiều bạn gái

Các mạng xã hội ở Trung Quốc đang tăng nhiệt trong thời gian gần đây, trước những tin đồn quanh đời sống riêng tư của sư trụ trì Chùa Thiếu Lâm Thích Vĩnh Tín (Shi Yongxin).

Tuy nhiên, theo CCTV nhà chùa đã bác bỏ các tin đồn và yêu cầu cảnh sát vào cuộc làm rõ tin đồn.
Chuyện bắt đầu từ ngày 25/7, khi một kẻ tự xưng là "người trong cuộc" tải một tin nhắn lên mạng xã hội nói rằng sư trụ trì Thiếu Lâm Tự đang có quan hệ tình cảm với hơn một người phụ nữ. Thậm chí nguồn tin nói rằng sư trụ trì còn có con với một số người.

Do các vị sư ở Thiếu Lâm Tự bị cấm quan hệ tình dục, tin này dĩ nhiên đã gây tranh cãi dữ dội trên mạng.

Trong ngày 26/7, Thiếu Lâm Tự đã đưa một thông báo lên trang web, lên án tin đồn "vô căn cứ", coi đây là một sự phỉ báng ác độc. Thiếu Lâm Tự nói rằng các tin đồn đã làm hại danh tiếng của nhà chùa và sư trụ trì.

Trong khi ấy, người tiết lộ tin tức chấn động với bí danh “Shi Zhengyi”, cho báo chí biết rằng anh ta chỉ kể lại sự thực. Anh ta cũng đề nghị được cung cấp chứng cứ cho nhà chức trách, bằng danh tính thực...”(ngưng trích)

Dù chuyện này có thực hay không, cũng chỉ nêu lên một sự thực rằng một số nhà sư Trung Quốc, và cả sư Việt Nam nữa nhé, đã phạm giới sắc.

Khi nhà sư có nhiêu tiền, nhiều quyền lực, tất nhiên quý bà bám vào.

Truyền thông, dân Việt Nam kính Phật trọng tăng, ngay trong ca dao cũng bày tỏ lòng quý mến, như trong các câu:

Dù ai buôn đâu bán đâu,
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
và cảm thấy mất mát khi xa cách:
Vì ai nên nỗi sầu này
Chùa Tiên vắng vẻ, tớ thầy xa nhau...


Thế nhưng, các nhà sư cũng biết rằng phạm giới sắc là hại cho nhiều kiếp... chứ không phải chỉ riêng kiếp này.

Như trường hợp nhà thơ Tô Đông Pha thời Bắc Tống, từng nhậm chức Hàn Lâm học sĩ, làm quan đến thượng thư bộ Lễ, nhưng cũng là người tu thiền vững vàng.

Họ Tô đã biết kiếp trước ông từng là một người xuất gia. Qua một bài thơ trong «Nam Hoa Tự», Tô Đông Pha kể rằng: “Ngã bản tu hành nhân, Tam thế tích tinh luyện, Trung gian nhất niệm thất, Thụ thử bách niên khiển“. Câu này có nghĩa, tôi vốn là nhà sư, đã tu ba kiếp tinh thuần, có một lúc mất chánh niệm, mới lại gian nan đời này.

Truyền thuyết, kiếp trước Tô Đông Pha là nhà sư có tên Ngũ Giới hòa thượng, từng là trụ trì một chùa ở Thiểm Hữu. Một lần sư Ngũ Giới thấy ngoài cửa chùa có một bé gái bị quăng bỏ, mới đem vào chùa nuôi lớn, đặt tên Hồng Liên. Cô Hồng Liên lớn lên xinh đẹp.

Ngũ Giới hòa thượng khởi tâm sắc dục, bị sư đệ là Minh Ngộ, khi ngồi thiền nhập định biết được, mới làm thơ tỉnh thức cho sư huynh. Ngũ Giới hòa thượng mắc cỡ, ngồi thiền, nhập định, tọa hóa.
Hòa thượng Minh Ngộ mới nguyện kiêp sau sẽ cứu hòa thượng Ngũ Giới. Thế là, Tô Đông Pha có bạn thân là Phật Ấn thiền sư, hậu thân của hòa thượng Minh Ngộ.

Bởi vậy, các nhà sư cần cảnh giác vậy. Không giữ giới được, hãy ra khỏi chùa để làm người đời thường...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét