khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Làm Rầy Chiêm Bao Của Những Kẻ Mộng Du Trong 40 Năm Qua?



Biến cố tháng 4 năm 75 là một cơn đại hồng thủy tràn đến với mọi người dân Miền Nam Việt Nam khi đang sống trong cảnh an bình và thịnh vượng. Một cơn bão tràn qua, có một quốc gia đã hoàn toàn bị biến mất trên bản đồ thế giới.

Có một quốc gia đã từng có một thủ đô được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Có một quốc gia đã từng một thời được các nước và các dân tộc xung quanh vùng nhìn vào với một ánh mắt ngưỡng mộ và mong ước quốc gia mình được như vậy. Có một quốc gia với một nền giáo dục toàn diện và mang tính nhân văn. Có một quốc gia mà người sinh viên, người dân không hề ham muốn đi ra nước ngoài sinh sống, chỉ mong muốn học xong và quay về phục vụ lại tổ quốc.

Có một quốc gia mà người dân khi cầm hộ chiếu đi ra nước ngoài đã ngẩng cao đầu và nói "Tôi là người Việt Nam". Có một quốc gia mà chính Tổng Thống Mỹ đã trải thảm đỏ để ra đón tiếp dù quốc gia đó đang nhận viện trợ của chính nước chủ nhà. Có một quốc gia mà vị nguyên thủ đầu tiên của Singapore là ông Lý Quang Diệu đã phải thốt lên lời "Tôi ước gì Singapore được như Sài Gòn."

Tất cả đều biến mất không còn một dấu tích chỉ vì một cuộc nội chiến tương tàn Nam-Bắc, một cuộc chiến của hai hệ phái tư tưởng đối nghịch nhau. Một cuộc chiến mà người chiến thắng sau cơn men chiến thắng đã nhận ra từ cái nhìn thực tế chính họ là người cần được (hay đã được) GIẢI PHÓNG cả về NỘI DUNG lẫn TƯ TƯỞNG.

Cả một dân tộc bị cho ăn một cái bánh vẽ quá lớn, quá ngây thơ khi tin vào một chủ nghĩa vô tưởng và những con người lãnh đạo dã man, máu lạnh không tình người. Mọi người dân đã lầm tưởng khi được nghe và phác họa lên một hình ảnh đẹp đẽ, thanh bình, không còn bom đạn trên quê hương, người lính chiến cả hai phía quay trở về với con búp bê lủng lẵng móc vào cái ba lô trên vai làm quà cho con, hoặc trên tay cành hoa đẹp tặng mẹ, tặng vợ. Họ cùng quay về với xóm làng, ruộng nương và gia đình. Em bé vui đùa trên sân nhà, tiếng cười tiếng ca hát quê hương hòa bình vang lên khắp nơi. Hình ảnh sao đẹp đẽ quá, nhưng thực tế mặt nước lặng chỉ được một thoáng thôi trước khi cơn sóng dữ bắt đầu càn quét qua.

Biến cố tháng 4 đã đem đến được gì cho những người bị Giải Phóng? Kẻ mất cha, người mất mẹ, anh em ly tán, gia đình tan nát. Một cuộc tha hương (Exodus) với hàng triệu người bỏ nước ra đi, nhiều người đã mất mạng trên con đường đi tìm đến bến bờ tự do. Tất cả biến mất chỉ còn vọng lại nỗi niềm tiếc thương chỉ vì một chủ nghĩa quá mơ hồ, nó đã tàn phá một thành quả mà biết bao nhiêu người, bao nhiêu nhân tài, bao nhiêu công sức đã đổ ra, tất cả đều trôi ra sông ra biển.

40 năm đã trôi qua nhưng hệ lụy của nó chắc chắn không dễ gì phai nhòa đi trong lòng rất nhiều người. Mỗi năm nhắc lại không phải để bày tỏ hận thù mới như nhiều người lạnh lùng kết án mà là chia sẻ với nhau những nhọc nhằn, mất mát không gì bù đắp nổi của những người trực tiếp chịu cảnh đau thương.

Càng về sau, số người nhớ về nó càng ít đi nhưng ít ra chúng ta cũng thấy được phần nào cái âm ỉ không thể nào phai của những ngày đầu mất nước. 30/4, từ lâu đã trở thành ngày bi thảm của dân tộc, tưởng niệm ngày này là một hành động đứng đắn không có gì phải bàn cãi. Chỉ sợ rằng chúng ta thiếu quyết tâm để trao lại những gì còn dang dở cho những thế hệ sau. Lịch sử không thể bị bóp méo, ai Giải Phóng ai, sẽ có một ngày cuộc chiến tương tàn, anh em chém giết nhau sẽ được đem ra nói rõ cho thế hệ sau hiểu.

40 năm đã trôi qua như là một giấc mộng và một phút mặc niệm cho một quốc gia đã mất tên!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét