Giầu nghèo được biểu hiệu bằng chỉ số Gini là hệ số Gini hay Lorenz (coefficient) nhân với 100.
Chỉ số = Hệ số x 100
Hệ số này dùng để chỉ định sự chênh lệch của lợi tức thu nhập giữa các thành viên của một cộng đồng.
Nếu tất cả lợi tức thu nhập đều do một người nắm giữ, tất cả mọi người khác đều không có gì, thì hệ số Gini là 1.
Ngược lại, nếu mọi người trong cộng đồng đều có lợi tức thu nhập bằng nhau thì hệ số Gini sẽ là 0.
Biểu đồ trên cho ta thấy đường cong Lorenz và phương thức tính hệ số Gini:
G = A/(A+B)
Tất nhiên trong thực tế không bao giờ có trường hợp 1 hay 0, mà là một số nằm giữa hai số này. Hệ số càng lớn hơn 0 thì sự chênh lệch về lợi tức càng cao.
Dưới đây là bản đồ hệ số Gini tại các quốc gia trên thế giới trong những năm 2007-2010 do Ngân hàng Quốc tế (World Bank) thu thập và ghi nhận:
Những quốc gia tô mầu xanh lá cây ( vert—green) là những quốc gia có chỉ số Gini thấp nhất, vào khoảng 25 –30 ( Úc châu, Nhật Bản và các nước Bắc Âu). Công dân của những quốc gia này có lợi tức thu nhập gần bằng nhau.Ta cũng nên nhận xét rằng dân trí tại những quốc gia này rất cao, họ gây dựng những xã hội dân chủ có nền kinh tế phát triển vững mạnh và những cơ cấu bảo vệ quyền lợi của dân chúng rất rộng rãi và xâu đậm, mạng lưới trợ giúp những người thất thế rất công bằng vững chắc.
Ngược lại, tại những quốc gia sơn mầu nâu đậm, chỉ số Gini rất cao, có thể lớn hơn 80. Sự cách biệt giàu nghèo mênh mông, lợi tức thu nhập nằm trong tay một thiểu số oligarchs hay élites, đại đa số sống trong lầm than nghèo khổ.
Sau đây là danh sách 10 quốc gia có chỉ số Gini cao nhất:
Danh sách trên cho ta thấy rẳng, tỉ như ở Nam Phi, 10% dân số ở tầng lớp chót chia nhau 1% của nguồn lợi tức thu nhập, trong khi 10% trên chóp bu hưởng gần 54% tài nguyên !
Tại Huê Kỳ, chỉ số Gini là 41.1, tại Gia nã Đại, chỉ số Gini là 32, còn tại Trung Quốc, chỉ số Gini là 42.1. Ta thấy như vậy chỉ số này không liên quan đến hệ thống chính trị. Chỉ số Gini của Việt Nam năm 2010 là 43, cũng gần với chỉ số trung bình của thế giới là 38.8.
Trong thực tế, người ta còn phải bàn cãi đến liên hệ giữa sự sai biệt về kết qủa (outcome) và về cơ hội (opportunity). Kết qủa gồm lợi tức thu nhập (income) và của cải (wealth). Cơ hội gồm giáo dục (education) và công ăn việc làm (employment). Những sự sai biệt của những yếu tố này có thể trở thành mầm mống xung đột trong xã hội nếu không đươc giải quyết công bằng ổn thỏa.
Từ thập niên 1950, một số học giả kinh tế căn cứ vào những tài liệu thuế má để sát khảo sự phân chia lợi tức một cách khoa học và chính xác hơn. Khởi đầu là học giả Huê Kỳ Simon Kuznetz,sau này lãnh giải Nobel. Rồi đến Anthony Atkinson dân Anh tác giả bài khảo luận “ Onthe Measurement of Inequality” đăng trong Journal of Economic Theory năm 1969. Ông Thomas Piketty tác giả người Pháp và Emmanuel Saez người Huê kỳ dựa trên tài liệu thuế má để khảo sát “Income Inequality in the U.S”. Họ khám phá ra rằng đến năm 2012, 1% những người có lợi tức cao nhất chiếm giữ 23% tổng số tài nguyên của Huê Kỳ.
Trong vòng 20 năm gần đây, chỉ số Gini tại Huê Kỳ và Gia Nã Đại từ từ gia tăng. So sánh với 17 quốc gia có nền kinh tế tương đương, Gia Nã Đại xếp hạng thứ 12 và được chấm điểm C.
Tại Huê Kỳ, chỉ số Gini là 41.1, tại Gia nã Đại, chỉ số Gini là 32, còn tại Trung Quốc, chỉ số Gini là 42.1. Ta thấy như vậy chỉ số này không liên quan đến hệ thống chính trị. Chỉ số Gini của Việt Nam năm 2010 là 43, cũng gần với chỉ số trung bình của thế giới là 38.8.
Trong thực tế, người ta còn phải bàn cãi đến liên hệ giữa sự sai biệt về kết qủa (outcome) và về cơ hội (opportunity). Kết qủa gồm lợi tức thu nhập (income) và của cải (wealth). Cơ hội gồm giáo dục (education) và công ăn việc làm (employment). Những sự sai biệt của những yếu tố này có thể trở thành mầm mống xung đột trong xã hội nếu không đươc giải quyết công bằng ổn thỏa.
Từ thập niên 1950, một số học giả kinh tế căn cứ vào những tài liệu thuế má để sát khảo sự phân chia lợi tức một cách khoa học và chính xác hơn. Khởi đầu là học giả Huê Kỳ Simon Kuznetz,sau này lãnh giải Nobel. Rồi đến Anthony Atkinson dân Anh tác giả bài khảo luận “ Onthe Measurement of Inequality” đăng trong Journal of Economic Theory năm 1969. Ông Thomas Piketty tác giả người Pháp và Emmanuel Saez người Huê kỳ dựa trên tài liệu thuế má để khảo sát “Income Inequality in the U.S”. Họ khám phá ra rằng đến năm 2012, 1% những người có lợi tức cao nhất chiếm giữ 23% tổng số tài nguyên của Huê Kỳ.
Trong vòng 20 năm gần đây, chỉ số Gini tại Huê Kỳ và Gia Nã Đại từ từ gia tăng. So sánh với 17 quốc gia có nền kinh tế tương đương, Gia Nã Đại xếp hạng thứ 12 và được chấm điểm C.
Huê Kỳ xếp hạng thứ 17 với chỉ số Gini cao nhất, gần 40 và được chấm điểm D.
Phần đông các học gỉa và kinh tế gia đều đồng ý là sự chênh lệch về lợi tức thu nhập –-chỉ số Gini cao—có ảnh hưởng không tốt trong xã hội, tình trạng này không tồn tại lâu dài được vì nó có thể cản trở phát triển kinh tế, và làm suy yếu nền tảng chế độ dân chủ.
Người ta thường nói : Đồng tiền làm cho con người bại hoại, nhưng thiếu tiền thì con người sẽ bại hoại hơn ! (Money corrupts, but the lack of money corrupts even more !).
Người ta đã áp dụng một số biện pháp để chấn chỉnh sửa đổi tình trạng chênh lệch lợi tức thu nhập trong cộng đồng. Những biện pháp này hiện nay bao gồm những chương trình giáo dục, y tế và xã hội để trợ giúp những thành phần kém may mắn gặp khó khăn trong khi tìm kiếm sinh nhai. Người ta phải kể đến bảo hiểm thất nghiệp, ngân khố phiếu tiết kiệm quốc gia, những luật lệ thuế má cởi mở ….Người ta còn đang nhiên cứu những ý kiến đề nghị tân tiến như vai trò của chính quyền trong đường lối phát triển kỹ thuật, sổ vốn tối thiểu phân phát đồng đều cho mỗi người trên toàn thế giới, thuế má quốc tế đánh trên của cải (global wealth tax).
Trên đây là những đề nghị của ông Anthony Atkinson trong cuốn “Inequality: What can be done” (Harvard University Press ).
Những đề nghị tương tự cũng được tác giả Robert Putman trình bầy mổ xẻ trong cuốn “Our Kids: The American Dream in Crisis” và cuốn “Bowling Alone”. Ông Putman biện luận rằng sở dĩ trẻ em Huê Kỳ hiện nay gặp tình trạng khủng hoảng là vì công dân Huê Kỳ chỉ chăm xóc cho con em của riêng mình, chứ không còn lo liệu cho tất cả mọi con em bất luận giàu nghèo sang hèn như trong qúa khứ. Ông viết :”Những trẻ em nghèo hèn cũng là con em của chúng ta---Our Kids.” Thật là vô tâm vô trách nhiệm nếu xã hội ruồng bỏ những thành phần yếu kém vô phước này, nhất là trong một quốc gia giầu có như Huê Kỳ.
Giầu nghèo là một hiện tượng có tự ngàn xưa và là động cơ thúc đẩy một số lý thuyết cực đoan. Một số chính trị gia đã lợi dụng dựa trên những lý thuyết này để thành lập các chính thể độc tài như Đức quốc xã của Hitler hay chế độ của Sô viết, Trung Cộng hay Việt Nam. Đây cũng là động cơ thúc đẩy nhân loại vào nhiều cuộc chiến tranh kinh hoàng vĩ đại.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của một người có lương tâm là chống đối nghèo khổ và chia sẻ giầu sang. Cả hai biện pháp đều rất khó thực hiện vì bản tính con người vốn ích kỷ tham lam và bảo thủ.
Bên Huê Kỳ, người miền Nam có câu :”Poor as Job’s turkey”, không rõ nguồn gốc tự đâu.
Định nghĩa tổng quát thì nghèo là tình trạng thiếu thốn không đủ cơ hội và phương tiện để đáp ứng những đòi hỏi hàng ngày của một mức sống bình thường.
Thế nhưng các chính quyền và cơ quan thế giới cần một định nghĩa có những tiêu chuẩn có thể đo lường được để thiết lập những chương trình trợ giúp cho các thành phần yếu kém.
Tại Huê Kỳ, cơ quan Census Bureau áp dụng tiêu chuẩn cẩp bậc (poverty thresholds) để ấn định thống kê và những mức độ tài chính yểm trợ cho các chương trình xã hội. Những tiêu chuẩn này dựa trên những sáng kiến và đề nghị do bà Orshansky một kinh tế gia khởi xướng vào thập niên 60.
Còn cơ quan Department of Health and Human Services thì áp dụng những hệ thống hướng dẫn (poverty guidelines) để thiết lập các quy chế hành chánh cho các chương trình xã hội.
Năm 2014, tại Huê Kỳ, cấp bậc nghèo được ấn định lợi tức thu nhập $23850/năm cho một gia đình 4 người.
Tại Việt Nam, trong giai đọan 2006-2010, chuẩn nghèo ở nông thôn, những hộ có mức thu nhập từ 2.400.000đồng/người/năm (khoảng dưới 120 USD)trở xuống thì được liệt kê là hộ nghèo, ở thành thị những hộ có thu nhập từ 3.120. 000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo. Chuẩn nghèo ở Saigon là 4.000.000 đồng /người/năm (khoảng 284 USD) ( 2004).
Theo Ngân hàng Quốc tế (World Bank), chuẩn tổng quát nghèo tuyệt đối được ấn định là 1 USD/người/ngày.
Dưới đây là bản đồ thế giới với tỉ lệ % dân số sống với lợi tức 1 USD /ngày:
Còn cơ quan Department of Health and Human Services thì áp dụng những hệ thống hướng dẫn (poverty guidelines) để thiết lập các quy chế hành chánh cho các chương trình xã hội.
Năm 2014, tại Huê Kỳ, cấp bậc nghèo được ấn định lợi tức thu nhập $23850/năm cho một gia đình 4 người.
Tại Việt Nam, trong giai đọan 2006-2010, chuẩn nghèo ở nông thôn, những hộ có mức thu nhập từ 2.400.000đồng/người/năm (khoảng dưới 120 USD)trở xuống thì được liệt kê là hộ nghèo, ở thành thị những hộ có thu nhập từ 3.120. 000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo. Chuẩn nghèo ở Saigon là 4.000.000 đồng /người/năm (khoảng 284 USD) ( 2004).
Theo Ngân hàng Quốc tế (World Bank), chuẩn tổng quát nghèo tuyệt đối được ấn định là 1 USD/người/ngày.
Dưới đây là bản đồ thế giới với tỉ lệ % dân số sống với lợi tức 1 USD /ngày:
Tỉ lệ cao nhất ở tại Phi Châu.
Ranh giới nghèo tuyệt đối đã được phân định rõ ràng dựa trên những tính toán phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần thiết để có thể tham gia vào những hoạt động của xã hội.
Ngược lại, ranh giới nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội. Nghèo tương đối hiện hữu trong các cộng đồng thịnh vượng, dựa trên hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể là khách quan (objective) hay chủ quan (subjective).Người trong cuộc cảm thấy thiếu thốn không được cung cấp đầy đủ tài nguyên vật chất và trí thức để phát triển những khả năng tiềm tàng của cá nhân trong một xã hội sung túc.Do vậy định nghĩa còn được nới rộng để bao gồm một số yếu tố quan trọng khác như tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh (life expectancy ), tỷ lệ mù chữ,trình độ học vấn, khả năng tiêu thụ, phẩm chất và tự trọng. Những yếu tố này nằm trong chỉ số phát triển con người ( human devlopment index---HDI) do Liên Hiệp Quốc chủ xướng.
Dựa trên HDI thì Việt Nam xếp hạng 87 trong danh sách 144 quốc gia.
Dựa trên chỉ số nghèo tổng hợp (human povety index---HPI) thì Việt Nam xếp hạng 41 trong 95 quốc gia.
Có nhiều nguyên do đưa tới tình trạng nghèo túng. Người ta phải kể đến chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chiến tranh, thiên tai ( bão tố, động đất, dịch bệnh…), tham nhũng, phân bố thu nhập không công bằng, chi tiêu qúa lố nợ nần qúa nhiều. Một nguyên nhân quan trọng khác là nạn thất nghiệp. Những kinh tế gia nổi tiếng như Meynard hay Hayek đã nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra những biện pháp để giải quyết nạn thất nghiệp, ông Meynard thì chủ trương thiếu hụt ngân qũy (deficit spending), ông Hayek thì khuyến khích tiêu thụ trong thị trường tự do (free market consumption), nhưng những biện pháp này cũng không đem lại kết qủa khả quan.
Sau chót là một nguyên do ngoài tầm tay giải quyết của nhân loại, đó là may rủi hay Mệnh Trời !
Huê Kỳ và Gia nã Đại là hai cường quốc nổi tiếng phong phú thịnh vượng, nhưng hai nước này cũng phải đương đầu chiên đấu với nạn nghèo đói. Tại mỗi quốc gia này vào năm 2014 người ta ước tính có đến gần 2% dân số sống với lợi tức thu nhập 1 USD/ người/ngày(mức nghèo tuyệt đối).Trong năm 2012, 16% dân số Huê Kỳ sống trong tình trạng nghèo tương đối, với một lợi tức thu nhập vào khoảng 23850 USD một năm cho một gia đình 4 người.
Tại Gia Nã Đaị, vấn đề phức tạp rắc rối hơn vì Chính phủ không phát biểu chính thức một đinh nghĩa cho nghèo túng và không phổ biến những tiêu chuẩn đo lường tình trạng nghèo đói. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã áp dụng một số phương thức để ước định chiều xâu và sự bành trướng của nghèo túng tại Gia Nã Đại.
Những phương thức này gồm xác định nhu cầu căn bản của mỗi cá nhân, trị gíá thị trường của nhu cầu, ấn định lợi tức thấp tối thiểu ( LICO) và hệ số Gini.
Những đo lường này cho người ta thấy rằng tỉ lệ nghèo túng tại Gia Nã Đại suy giảm đều đều, từ 12% năm 1970 xuống tới 5% năm 2005.
Kết qủa tốt đẹp này nhờ vào những chương trình yểm trợ do chính quyền trung ương và địa phương đề xướng và quản lý ( giảm thiểu thuế má, thiết lập Welfare, Old Age Pension,Employment Insurance, Working Income Tax Benefit, Child credits, Minimum Wages). Nhờ những biện pháp này mà Gia Nã Đại là một quốc gia có mạng lưới xã hội (social net) mạnh nhất nhì trong OECD.
Người ta nhận định rằng hiện nay nhờ những phát triển kỹ thuật, nhân loại có đủ khả năng để chiến đấu hữu hiệu với nghèo đói, nhưng trên thực tế, phương tiện thì có mà ý chí thì còn thấp kém lắm, chưa đủ để chiến thắng thảm họa đang gây khốn đốn cho cả tỉ người.
Uổng thay !!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét