khktmd 2015
Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015
Nhà văn Trần Hoài Thư lý giải : "Ai ở đằng sau đạo diển tấm ảnh của Nick Út chụp Đinh Thị Kim Phúc bị phỏng nặng do bom napalm gây ra tại Trãng Bàng, Tây Ninh, vào ngày 8 tháng 6 năm 1972?"
(Người viết nguyên là trung đội trưởng thám kích từ 1967-1970, phóng viên chiến trường vùng đồng bằng Cữu Long từ 1971-1975)
Ai cung cấp nguồn tin để cả một lực lượng đông đảo mass media (gồm AP, AFP, Times) từ Saigon đổ về Trảng Bàng Tây Ninh, và hờm sẳn với máy chụp hình ?
Thường thường phóng viên chiến trường chỉ đi theo đơn vị để chụp ảnh săn tin, hoặc có mặt tại Bộ chỉ huy chờ cấp chỉ huy cho phép.
Ở đây thì khác. Như thể mọi sự đã được bố trí sẵn, và chờ toán phóng viên đến để chứng kiến…
Diễn biến cảnh những em bé chạy như sau:
1. Các em bé có thể đang ngoài sân trường, hay đang chơi đùa, không ở trong nhà, vì khôngthấy có phụ huynh kèm .
2. Lính Bắc quân cố thủ từ thánh thất cao đài.
3. Cấp chỉ huy trận đánh gọi máy xin không yễm.
4. Máy bay xuất hiện thả bom napalm xuống mục tiêu.
5. Ảnh hưởng của napalm khiến một số em bị phỏng, vì qua cận kề
6. Không thể mang xe cứu thương hay xin trực thăng cứu thương
7. Chỉ còn cách là kêu những em bé này chạy ra hướng lộ lớn, nơi các phóng viên đợi sẵn, với máy hình.
8. Biệt phái một toán lính 5,6 người đi sau hộ tống các em bé. Có một sĩ quan cấp bậc chuẩn úy đi theo (sau này mới xuất hiện).
Từ những dữ kiện và dữ liệu này ta phải đặt những câu hỏi:
* Ai cung cấp tin tức cho Continental SG Hotel, nơi các phóng viên ngoại quốc mỗi ngày tụ họp ngồi chờ lấy tin ?:
– Chính Phạm Xuân Ẩn(PXA).Sau 75,PXA mới lộ chân tướng là một sĩ quan tình báo địch được cài vào hàng ngũ phóng viên của Times ở SG. Những tin tức cung cấp cho các phóng viên ngoại quốc thường lấy từ PXA. Tin tức dĩ nhiên là bất lợi cho chế độ.
*Ai gọi máy bay oanh tạc, dùng bom lửa ? Tại sao lại xử dụng bom lửa tại một nơi đông dân cư, sầm uất như tại thị trấn Trảng Bàng Tây Ninh ? Nhớ rằng bom lửa sức nóng cả triệu đô ảnh hưởng đến cả chu vi hàng trăm thước. Ai yêu cầu ?
– Ai gọi. Dĩ nhiên là một vị sĩ quan chỉ huy tham dự trực tiếp tại chiến trường. Trong số các vị chỉ huy này có Lê Quang Ninh(LQN), tiểu đòan trưởng tiểu đoán 1 Sư đoàn 25 BB của tướng Lý Tòng Bá. Sau 1975 LQN báo Quân đội nhân dân viết một lọat bài ca ngợi vi tài che dấu tông tích của ông ta để được tướng Lý Tòng Bá đề bạt làm tiểu đoàn trưởng…
Khi nhận lệnh thả bom, viên phi công không cần biết mục tiêu dưới đất có dân hay không, Ông ta chỉ biết tọa độ và trút bom theo yêu cầu từ đơn vị tham chiến. Nếu quả thật là LQN yêu cầu thì đây là một cuốn phim mà nhà đạo diễn bí mật nào ở cục R dựng nên, với những diễn viên chính là Phạm Xuân Ẩn, Lê Quang Ninh thủ vai chính…
Có phải vậy không ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét