Kỳ này thay vì cứ kể THEO EM, hay quanh quẩn Thám kich diều hâu, mật khu Bình Định, xin được post những trang chữ của một sinh viên già (46 tuổi) trong một kỳ thi final vào năm cuối của chương trình Cử nhân Điện Toán.
Khác với những kỳ thi ở VN, thí sinh được phát giấy, thì ở đây người sinh viên được phát một cuốn vở dày 16 trang.
Đây là cuốn vở kỷ niệm trong kỳ thi final về môn Evolution of Poetry (Sự tiến hóa của thi ca) vào năm 1984 mà Y. đã giữ gìn. Cần nói rõ, môn Evolution of Poetry này không phải là môn yêu cầu của ngành điện toán mà tôi theo. nhưng vì tôi thích và chọn làm môn nhiệm ý. Cuộc thi kéo dài hai tiếng.
Kết quả là bài thi giáo sư cho điểm 95/100, có nghĩa là A. Tôi vẫn còn nhớ buổi học ấy, ông giáo sư trao lại cuốn vở, bắt tay tôi thật chặt, và nói: Tôi biết ông là nhà thơ. Tôi rất hãnh diện ông là sinh viên của tôi. Tôi xin phép ông được đăng bài này vào trong tập san của trường chúng ta…
(bìa cuốn vở thi final môn học Evolution of Poetry)
trang trong
****
Tôi yêu thơ nên chọn môn học này làm môn nhiệm ý dù biết môn học rất khó khăn và đòi hỏi nhiều thì giờ. Thường thường những môn nhiệm ý là những môn “cứu nạn” giúp điểm ra trường cao. Ví dụ ở Cali, các sinh viên du học (tôi không thích dùng chữ du học sinh như hiện nay) chọn môn học sinh ngữ Việt nam hay Toán chẳng hạn.
Tôi đã viết một mạch hai tiếng đồng hồ về những câu hỏi và bình thơ của các nhà thơ trong chương trình. Tôi đã không nhờ vào những ý tưởng hay nhận dịnh của sách vở hay các vị học giả trong chương trình mà dùng vào sự suy luận của bản thân, của một nhà thơ, của một kẻ có những kinh nghiệm sống…Như bạn thấy đó, tôi được 95 trên 100, với những lời khen ngợi của giáo sư. Nếu là dân Mỹ, hay giỏi về văn phạm thì có lẽ tôi sẽ lấy 100/100 như chơi.
Cám ơn vị giáo sư đã biết đọc, biết hiểu, và biết nghe những ý kiến của người học trò của ông. Chẳng bù có những ông thầy mà tôi học ở VN, chỉ biết lời giảng của mình là đúng. Nếu mà học trò trả bài sai ý mình, hay sách vở thầy dạy (như Văn học sử của Dương Quảng Hàm, Hà Như Chi… ) thì chắc chắn sẽ nhận những lời phê khắc nghiệt như không hiểu bài, lạc đề tài… và nhận cây gậy chống chơi.
Một ví dụ mà tôi từng là nạn nhân. Đó là bài Vịnh cây thông của Nguyễn Công Trứ:
Kiếp sau xin chớ làm người/làm cây thông đứng giữa trời mà reo…
Với sách vở, và những lời giảng rập khuôn. tôi được dạy cây thông tượng trưng cho người quân tử.
Quân tử ở chổ nào chứ . Chờ gió mới than mới khóc. Gió lớn có thể làm gãy cành, bứng gốc, thua cả lòai lau sậy nữa, thỉ quân tử ở chỗ nào ?
Dĩ nhiên là bài bình thơ cũa tôi bị cây gậy.
Đó là may mắn tôi không được sinh ở miền Bắc. Nếu mà tôi nói chạm đến HCM hay Tố Hữu chắc là hậu quả ghê gớm dến chừng nào.
Rõ ràng thế hệ chúng tôi bị đầu dộc bởi những căn bả của môt nền giáo dục một chiều, rập khuôn, không cho phép học sinh được quyền tỏ bày ý kiến của mình .
Với một lòng tha thiết đến các bạn trẻ hôm nay, tôi xin được post những trang giấy của chính tôi – một học trò già. Sự thành công ấy không phải là văn phạm vững, là những từ dùng đúng hay những nguyên tắc cho một bài bình luận văn học (tham khảo, nguồn, trang, tác giả) bởi vì đây là bài thi final trong một phòng thi được kiểm soát gay gắt. Bạn thấy vài câu ông sửa lại lỗi văn phạm . Bạn thấy chữ viết tôi thì quá xấu đọc đến muốn nổ con mắt hay gạch bỏ tùm lum, Vậy mà ông cho hạng A. Đó là điều khó tin cho một sinh viên già tị nạn . Sự thành công, tôi nghĩ, chính là nhờ ở sự tôn trọng của vị giáo sư về ý tưởng và lý luận của người học trò. Mặc dù cái nhìn của ông khác với cái nhìn của tôi. Như lời phê You are right của ông :
(trang cuối)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét