khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Ngôi mộ xưa nằm bên bờ sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.



Mộ giản dị, đắp trên một gò đất nhìn ra bờ sông, xung quanh là những cây cổ thụ quanh năm xanh tốt. Nhân dân không xây thành lăng mà chỉ xây cao lên bằng gạch cổ, có mái nhỏ che mưa nắng. Rêu xanh màu thời gian. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là ngôi mộ cổ do nhân dân chọn địa thế đẹp, có tụ khí phong thủy, dựng lên như một biểu tượng.

Điều quan trọng là ngôi mộ nằm ở trung tâm thời dựng nước, từng là một thánh địa do chính Kinh Dương Vương chọn. Trên đường đi kinh lý, qua trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (nay là thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành), nhận ra thế đất quý, có tứ linh long, ly, quy, phượng, có sông núi bao quanh, rồng chầu, hổ phục, ngài đã đem những cư dân Việt cổ quy tụ về lập nên xóm làng đầu tiên.

 
Cổng đền thờ Kinh Dương Vương có bốn chữ Hán đắp nổi Thủy tổ đài môn
(cửa đền thờ Đức Thủy Tổ).
 
Vùng đất Phúc Khang bắt đầu trỗi dậy sức sống Việt và trở thành vùng đất mang tinh hoa Việt, sau là vùng Luy Lâu nổi tiếng cho đến ngày nay. Ngài còn cho xây nhiều hành cung ở chốn này để quy tụ những hiền tài khắp vùng luận bàn việc non sông xã tắc (theo tác giả Nguyễn Thế Bình).
Theo truyền thuyết, Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc), đóng tại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương.

Theo sử sách nước Việt thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN cách đây 4892 năm. Địa bàn quốc gia dưới thời Kinh Dương Vương rộng lớn, phía Bắc là miền đồng bằng thuộc lưu vực sông Dương Tử giáp hồ Động Đình, phía Nam giáp Lâm Ấp (Chiêm Thành cũ), Tây giáp Ba Thục, Đông giáp biển Đông. Ngay cái tên Kinh Dương Vương đã phản ánh vùng miền nói trên: Kinh là châu Kinh, Dương là châu Dương (nay thuộc Trung Quốc).
Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sau này Sùng Lãm kế vị, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ.
Huyền thoại Âu Cơ sinh trăm con trai, bắt nguồn từ một sự thật là vùng đất sinh ra người con gái xinh đẹp hiền hòa làm vợ Lạc Long Quân thuộc địa phận quận Ích Dương thời xưa có nhánh sông Âu Giang, nơi sinh sản giống chim Âu, có hàng đàn chim Âu bay lượn trên trời. Nhân dân lấy tên chim Âu đặt tên cho nàng.
Chim Âu đẻ trứng. Người đời sau lấy việc đẻ trứng của chim Âu làm hình ảnh triết học để tả vị quốc mẫu Âu Cơ đã sinh ra các thế hệ “trăm họ” về sau mang tên “Bách Việt”. Cứ theo truyền thuyết trên thì vua Hùng đầu tiên là cháu nội của Kinh Dương Vương. (Theo các tác giả Lê Quang Châu, Hoàng Tuấn, Nguyễn Thế Bình).
 
Giáo sư Lê Quang Châu biệt hiệu Hồng Nguyên Tử ngồi chơi bên bờ sông Đuống, dưới chân mộ tổ, kể rằng, trẻ con có trò chơi, bắt đầu từ bài đồng dao “Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa chết trương. Ba vương ngũ đế. Chấp chế đi tìm. Ú tim bắt được. Ù à ù ập!”.
Xin giải mã bài đồng dao như sau: Chi chi là chi nọ (trong một tộc họ) nối chi kia. Chành chành là nếu không có chi kế tiếp thì “chành” sang họ trực hệ hoặc đồng tông. “Cái đanh thổi lửa” là biểu hiện thời cổ xưa có ông Toại Nhân dùng dùi đá lấy lửa.
“Con ngựa chết trương” là hình ảnh chuyện nhân vật Hiên Viên phản vua Thần Nông, giết vua và mười bốn người, cướp ngôi, tự xưng chính mình là hậu duệ, phạm vào lời nguyền “Bắc Nam không xâm phạm nhau”, gây nên cảnh “người và ngựa chết trương đầy đồng nội”.
“Ba vương Ngũ đế”, nói trước về ngũ đế là năm vị tổ của Kinh Dương Vương gồm Đế Thiên (Phục Hy), Đế Thích (Thần Nông), Đế Khôi (Viêm Đế, viêm là lửa), Đế Tiết (Hoàng Đế, vị vua đã phạm lời nguyền), Đế Thức (Thần Đế). Ba vương là ba vua anh em ruột dòng dõi Đế Thức: Vua Minh, vua Lai và vua Long Cảnh. Vua cả tên Minh đã đặt tên nước ta thời ấy là Xích Quỷ, xích là đỏ, màu lửa để chỉ rằng đây là dòng dõi của Viêm Đế, quỷ là một trong 28 ngôi sao, tượng trưng phương nam (không phải quỷ là ma quái).
“Chấp chế đi tìm” kể từ Ba vương ngũ đế đã chấp nhận đi tìm một thể chế để có thể xây dựng cơ đồ bền vững. “Ú tim bắt được”, bắt được chế độ liên hiệp trăm họ lại, tạo dựng nên nhà nước Văn Lang. “Ù à ù ập” là tán thán từ tỏ dấu hiệu vui mừng.
Đây là trò trẻ con chơi đã mấy nghìn năm, nó là cách người Việt ghi nhớ chuyện cổ sử. “Uống nước nhớ nguồn” là như thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét