khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Wikileaks versus Truong Tan Sang and his gang


Wikileaks Reveals Super Injunction Blocking Reporting On Massive Australian Corruption Case Involving Leaders Of Malaysia, Indonesia & Vietnam

We've written about the problems of so-called super injunctions in the past (though mainly in the UK). This legal process not only keeps certain details under wraps concerning a lawsuit, but actually forbids the media from reporting on anything related to the case at all. Such a thing would be clear prior restraint and not allowed in the US, but apparently is considered legal in other parts of the world. However, Wikileaks has now revealed what appears to be a super injunction against reporting on a massive corruption case in Australia, involving the leaders of Malaysia, Indonesia and Vietnam, along with people at Australia's central bank, the Reserve Bank of Australia:
The super-injunction invokes “national security” grounds to prevent reporting about the case, by anyone, in order to “prevent damage to Australia's international relations”. The court-issued gag order follows the secret 19 June 2014 indictment of seven senior executives from subsidiaries of Australia's central bank, the Reserve Bank of Australia (RBA). The case concerns allegations of multi-million dollar inducements made by agents of the RBA subsidiaries Securency and Note Printing Australia in order to secure contracts for the supply of Australian-style polymer bank notes to the governments of Malaysia, Indonesia, Vietnam and other countries.

The suppression order lists 17 individuals, including "any current or former Prime Minister of Malaysia", “Truong Tan Sang, currently President of Vietnam", "Susilo Bambang Yudhoyono (also known as SBY), currently President of Indonesia (since 2004)", "Megawati Sukarnoputri (also known as Mega), a former President of Indonesia (2001–2004) and current leader of the PDI-P political party" and 14 other senior officials and relatives from those countries, who specifically may not be named in connection with the corruption investigation.


The document also specifically bans the publication of the order itself as well as an affidavit affirmed last month by Australia's representative to ASEAN Gillian Bird, who has just been appointed as Australia's Permanent Representative to the United Nations. The gag order effectively blacks out the largest high-level corruption case in Australia and the region.
It's the reasoning given that's most troubling:
The purpose of these orders is to prevent damage to Australia's international relations that may be caused by the publication of material that may damage the reputations of specified individuals who are not the subject of charges in these proceedings.
It's difficult to see how that's a legitimate reason to completely hide the entire case from public view, when it appears to cover a variety of important matters of which the public should be aware. If some people may be embarrassed about this, even as they're not subject to the charges in the proceedings, then they should easily be able to explain that fact. There are lots of lawsuits that will embarrass some people (even those not directly subject to the case). But we don't hide them when they deal with everyone else. The decision to do it here really smacks of the "high court" / "low court" distinction between the treatment those in power receive vs. what those not in power do.


Tòa án Úc cấm báo chí đụng đến tên 4 lãnh đạo CSVN


MELBOURNE, Aus. (NV) - Trong một lệnh cấm không được phổ biến công khai, Tòa Thượng Thẩm của tiểu bang Victoria, Úc, không cho báo chí nước này nêu tên 4 lãnh đạo cao cấp của Việt Nam.

Bốn ông này gồm 2 người đương quyền là Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, và Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng. Hai người đã về hưu là Nông Ðức Mạnh (cựu tổng bí thư đảng CSVN) và Lê Ðức Thúy (cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước).





Nông Ðức Mạnh (giữa) và Nguyễn Tấn Dũng (phải), hai trong số 4 nhân vật mà tòa án tiểu bang Victoria cấm báo chí không được nhắc tên. (Hình: Getty Images)



Lệnh cấm nằm trong một văn bản của Tòa Thượng Thẩm Úc đề ngày 19 tháng 6, 2014 bị tổ chức Wikileaks bật mí hôm 29 tháng 7, 2014 vừa qua nhưng không được nhiều người để ý cho tới mới đây.

Tổ chức này đưa ra cả bản 'PDF' trên đó tòa án cấm báo chí không được nêu tên tổng cộng 17 lãnh tụ và quan chức chóp bu, đương quyền hay đã nghỉ hưu, của ba nước Indonesia, Malaysia và Việt Nam, khi đề cập đến tin tức vụ án hối lộ in tiền giấy nhựa polymer.

Mục đích của lệnh cấm đưa tin, theo văn bản của Tòa án Úc là “ngăn chặn tổn hại đến mối quan hệ quốc tế gây ra bởi việc phổ biến các tài liệu có thể gây tổn hại thanh danh của những người được nêu tên vốn không phải là đối tượng bị truy tố trong vụ án.”

Lệnh cấm này có giá trị hiệu lực 5 năm kể từ ngày ra lệnh, trừ phi được bãi bỏ.

Bảy viên chức tại Note Printing Australia Pty Ltd (công ty in tiền của chính phủ Úc), và công ty môi giới dịch vụ in tiền Securency (vốn của RBA một nửa và tư nhân Anh quốc một nửa) bị kết án xong thì tòa án Úc đưa ngay ra lệnh cấm nói trên.

Ngay sau khi vụ việc bị Wikileaks xì ra, hôm đầu tháng, chính phủ Indonesia lên tiếng đòi Úc giải thích. Chính phủ Úc vội vàng đưa ra một bản tuyên bố nói rằng “cả hai ông tổng thống đương quyền và cựu tổng thống của Indonesia không là đối tượng của vụ án” tức không liên can nên báo chí bị cấm nêu tên.

Nhà cầm quyền Hà Nội cho lệnh Bộ Ngoại Giao, hôm Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014, lên tiếng “yêu cầu Australia giải thích về lệnh kiểm duyệt liên quan vụ in tiền.”

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, “Ngày 7 tháng 8, Bộ Ngoại Giao đã mời đại sứ Australia tại Hà Nội lên để trao công hàm phản đối về lệnh kiểm duyệt này. Công hàm của Bộ Ngoại Giao Việt Nam nêu rõ, Việt Nam cực lực phản đối việc Tòa án Tối cao bang Victoria của Australia ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam.”

Hà Nội kêu rằng, “Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Australia giải thích nghiêm chỉnh lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật.”

Chẳng đợi tới nhà cầm quyền Indonesia, CSVN đòi bạch hóa vụ việc, Wikileaks đã phổ biến văn bản của Tòa Thượng Thẩm bang Victoria tại địa chỉ https://wikileaks.org/aus-suppression-order/WikiLeaks-Australian-suppression-order.pdf.
 

Mời xem Australian Supreme Court of Victoria at Melboune Court Order được Wikileaks phổ biến.  Bốn người VN trong danh sách gồm mười bẩy người được liệt kê như sau : Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng, Lê Đức Thúy và Nông đức Mạnh

https://ia902306.us.archive.org/29/items/WikileasVersusTruongTanSangAndHisGang/WikiLeaks-Australian-suppression-order.pdf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét