khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Traffic Police in Ho Chi Minh City Are TERRIBLE!






Cái nhìn của một người Mỹ về Cảnh sát giao thông Việt Nam. Video đăng trên CharliePryor.net

Người phụ nữ nói gì đó thoạt đầu tôi nghe chữ được chữ mất, về việc khi có chuyện thì cần tiền nhỏ, tiền lẻ, chừng 10 Mỹ kim, hay năm, hoặc ba đồng MK. Người đàn ông hỏi “không có tiền ở trong này (trong xe) à?” Người phụ nữ trả lời, “Không!”

Phụ đề của Charlie Pryor :

“Chúng tôi bị bắt đậu xe lại (không biết lý do).

“Như thường lệ, cảnh sát giao thông đòi tiền hối lộ.”
“Chúng tôi muốn đưa 2 trăm ngàn đồng tiền Việt, tương đương 10 Mỹ kim họ đòi.”

“Nhưng chúng tôi không có tiền nhỏ hơn 5 trăm ngàn đồng tiền Việt.”

“Vì thế chúng tôi phải đi đổi ra tiền nhỏ hơn.”

“Ra khỏi xe là chuyện bình thường ở Việt Nam khi bị chặn xe, vì ở đây người ta không có vũ khí.”

(Ghi chú: ở Mỹ, khi bị cảnh sát chặn vì vi phạm luật giao thông, người lái xe phải ngồi im, đặt tay lên tay lái, để cho Cảnh sát nhìn thấy tay không vũ khí. Tuyệt đối không được mở cửa xe xuống nếu không có sự yêu cầu của Cảnh sát, cũng không được mở những ngăn chứa giấy tờ bất thình lình vì sẽ bị hiểu lầm tìm lấy vũ khí. Trong phản ứng tự vệ, Cảnh sát giao thông có thể tấn công (lầm) người lái xe khi cảm thấy bị đe dọa. Rất nhiều người ngoại quốc bị tấn công có khi đưa đến chỗ chết người vì không am tường cách đối xử với cảnh sát giao thông. Những hiểu biết thông thường này được hướng dẫn rõ ràng trong luật giao thông, nếu người lái xe quen với luật giao thông sẽ tránh được những tai nạn này.)

“Và một chiếc xe muốn chạy trốn bằng cách vượt nhanh hơn xe gắn máy (của Cảnh sát) là chuyện khó có thể xảy ra trong cái thành phố đông đúc xe cộ nên chạy rất chậm này.”

 “Anh rể tôi băng qua đường để đổi tiền nhỏ hơn.”

“Anh Cảnh sát giao thông sắp sửa gõ cửa kính xe (và mở) cửa xe để báo cho chúng tôi biết là chúng tôi trả tiền cho anh ta chậm quá.”

“Và lúc này, anh ta có thể cũng đã nhìn thấy tôi đang quay phim.”

“Họ có người mới để bắt.”

“Chúng tôi không muốn trả bằng tiền Mỹ… vì hối lộ số tiền lớn quá.” (Hai người nhét vào bao thư tờ 20 Mỹ kim.”
Charlie Pryor hỏi: “Bây giờ thì họ làm gì?”

Người phụ nữ trả lời: “Họ sẽ đưa giấy phạt vì chúng tôi chậm trả tiền hối lộ.”

Phụ đề trên trang “Bởi vì họ không được trả nhiều tiền và lỗi giao thông thì nhỏ thôi.”

“Họ được quyền dùng cách khác để kiếm thêm tiền.”

“Chúng tôi tin là Cảnh sát đổi ý không lấy tiền hối lộ vì họ nhìn thấy tôi (người ngoại quốc) đang thu hình họ.”

“Anh ta đang chỉ ngón tay về hướng của tôi (tôi đoán thế)”

“Hãy chú ý cách cả hai anh Cảnh sát giao thông đang tập trung chú ý vào bố của Hằng…”

“Họ không để ý đến giao thông chung quanh họ. ‘Nên đóng tiền hối lộ cho người đòi hối lộ. Lần tới thì…”

“Vâng… hello (ê anh kia). Anh vẫn còn bị thu hình, đồ đít lừa.”
Charlie nói: “Thường thường, họ muốn làm gì thì làm.”
Phụ đề, tưởng tượng của Charlie Pryor về ý nghĩ của người cảnh sát giao thông. “Chửi thề.. Giá mà đừng có thằng Mỹ đứng đó quay phim chúng mình… Tôi muốn có thêm một ít tiền để ăn trưa.”
Cảnh sát giao thông không lấy tiền hối lộ, chỉ phạt 400 ngàn tiền Việt.

Charlie hỏi: “Bị phạt lỗi gì?”
Hằng trả lời: “Đổi lane trái phép.”
Charlie: “Tiền phạt bao nhiêu?”
Hằng: “Hai chục đô.”
Charlie: “Làm sao để sang lane trái phép ở thành phố này?”

(Hehe, hỏi mỉa mai, ở thành phố chạy xe loạn xà ngầu, chạy không có đường lối phép tắc gì cả.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét