khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Bức tranh Mona Lisa của nhà danh họa Leonardo Da Vinci


Chắc hẳn trong chúng ta, không ai là không biết đến bức tranh nàng Mona Lisa. Nhắc tới kiệt tác này, người ta nghĩ ngay tới thiên tài thời kỳ Phục Hưng - Leonardo da Vinci hay tới nụ cười bí ẩn chưa lời giải ám ảnh hàng thế kỷ. 

Thế nhưng ít ai biết rằng, ở một khía cạnh khác, bức tranh Mona Lisa đã phải trải qua những biến cố thăng trầm khó tin của lịch sử…
 
Hành trình tới nước Pháp xinh đẹp…
 
Bức tranh Mona Lisa (La Gioconda) được cho là khắc họa chân dung một thành viên của gia đình Gherardini xứ Florence và Tuscany, vợ của thương gia buôn lụa giàu có Francesco del Giocondo. Leonardo da Vinci đã bắt đầu vẽ bức chân dung này từ năm 1503 tại Florence, Ý. 

Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 1
Florence xinh đẹp - nơi Leonardo da Vinci vẽ nàng Mona Lisa.

Tuy nhiên, trong vòng 4 năm tiếp theo, Leonardo vẫn chưa thể hoàn thành bức tranh. Theo nhà nghiên cứu Giorgio Vasari, điều duy nhất Da Vinci hối tiếc trong cuộc đời là “chưa thể hoàn thành công việc duy nhất này”.

Năm 1516, Leonardo da Vinci được vua Pháp - François I mời sang làm việc tại Clos Lucé gần lâu đài của vua tại Amboise. Người ta tin rằng, Leonardo đã mang theo bên mình bức Mona Lisa để hoàn thành nốt nhưng vẫn không thành. 

Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 2
Clos Lucé - nơi thiên tài hội họa làm việc tại Pháp cho tới cuối đời.

Theo Vezzosi - một học giả người Ý thì trong những năm cuối đời, Leonardo bị liệt phần bên phải cơ thể và chính vì thế ông đã không thể hoàn thiện bức La Gioconda.

Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 3
Mona Lisa từng được trưng bày trong phòng ngủ của hoàng đế Napoleon.

Bức Mona Lisa sau đó được để lại cho học sinh và trợ lý Salai của Leonardo. Nó được trưng bày tại cung điện Fontainebleau, rồi thuộc sở hữu của Louis XIV trước khi tới cung điện Versailles. Sau cách mạng Pháp, Mona Lisa từng "ghé" qua phòng ngủ của Napoleon trước khi được chuyển tới bảo tàng Louvre.

… bị đánh cắp bất ngờ…
 
Bức Mona Lisa bước vào chương mới của cuộc đời mình những năm đầu thế kỷ XX. Ngày 21/01/1911, bức tranh bị đánh cắp ngay tại phòng vuông (Salon Carré) ở Louvre. 

Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 4
Căn phòng vuông - nơi Mona Lisa được trưng bày tại bảo tàng Louvre.

Sau khi được phát hiện, vụ việc nhanh chóng trở thành scandal chấn động giới nghệ thuật, lôi kéo cả danh họa Pablo Picasso và nhà thơ Guillaume Apollinaire vào diện tình nghi. Tất nhiên, hai ông này sau đó đều được thả vì không chứng minh được họ có tội.

Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 5
Vincenzo Peruggia - người đánh cắp bức tranh nổi tiếng.

Mãi tới sau này, bức tranh mới được thu hồi sau khi lưu lạc. Kẻ trộm hóa ra là Vincenzo Peruggia - một nhân viên của bảo tàng. Tên này đã bị bắt sau khi có ý định đem bán Mona Lisa cho giám đốc phòng trưng bày Uffizi ở Florence. Người ta lý giải động cơ của Peruggia vì quá yêu nước Ý nên đã đánh cắp bức tranh để đưa nó về quê hương của tác giả triển lãm.

…  lưu lạc trong Thế chiến thứ II…
 
Những năm đầu của Chiến tranh Thế giới, nguy cơ Đức xâm chiếm Pháp đã hiện rõ mồn một. Trước tình thế ấy, cũng như những kiệt tác ở Louvre, bức Mona Lisa được đặt trong tình trạng báo động nghiêm trọng. Những người đứng đầu bảo tàng lúc đó đã cho tiến hành một cuộc di tản lớn - một cuộc đào thoát của nghệ thuật.

Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 6
Các tác phẩm nổi tiếng bị đóng thùng ở bảo tàng Louvre.
Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 7


Ngày 28/08/1939, Mona Lisa rời khỏi Louvre. Cùng với các tác phẩm điêu khắc, đồ trang trí và 3.690 bức tranh, nó được vận chuyển trong các thùng đóng gói kỹ lưỡng trên xe tải. Bức Mona Lisa, tượng thần vệ nữ Milo và bức "Đôi cánh chiến thắng" của Samothrace được đưa tới Chambord, Louvigny, bảo tàng Montauban và cuối cùng là Montal.

Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 8
... vận chuyển trong bí mật để tránh nguy cơ bị tàn phá bởi chiến tranh.
 
Khi Đức Quốc Xã tiến chiếm Paris, thống chế Gerd von Rundstedt đã ra lệnh cho mở lại bảo tàng Louvre. Song, khi đó, ông ta đã phải thất vọng vì chẳng còn tác phẩm quý giá nào còn sót lại tại đây hết. Tất nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, bức tranh đã được đưa trở lại bảo tàng Louvre vào năm 1945.

Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 9
Thống chế Gerd von Rundstedt cho mở cửa bảo tàng Louvre sau khi tiến vào Paris.

Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 10
Bức Mona Lisa được trở lại nơi trưng bày sau Chiến tranh thế giới II.

Hành trình nổi tiếng của bức tranh đắt nhất mọi thời đại
 
Cuộc đời của bức Mona Lisa đã trải qua nhiều lần vận chuyển, di dời, thậm chí là bị đánh cắp và phá hoại. Tuy nhiên, sau hơn 500 năm, nó vẫn được đánh giá là một bức tranh được bảo quản cực tốt. 

Nói về nó sẽ phải mất hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng tháng, song có một điều chắc chắn rằng đây là bức tranh đắt nhất mọi thời đại.

Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 11
Người người xếp hàng để thưởng thức nụ cười bí ẩn của Mona Lisa.
Vào thời điểm mới ra mắt, thật đáng ngạc nhiên khi Mona Lisa chẳng hề được đánh giá cao. Nhà thơ lãng mạn người Pháp Théophile Gautier gọi Mona Lisa là một người đàn bà gây tai họa (femme fatale). 

Giá của nó vào lúc đó chỉ chưa bằng 1/6 so với các tác phẩm của Raphael. Du khách tới với Louvre trung bình chỉ dừng lại 15 giây để thưởng thức La Gioconda.

 Số phận gây ám ảnh của bức tranh Mona Lisa 12
Bức tranh đắt nhất thế giới tính tới thời điểm này.


Thế nhưng, theo thời gian, sức hút của nàng Mona Lisa ngày càng to lớn. Năm 1962, người ta định giá bức tranh này vào khoảng 100 triệu USD (khoảng 2.080 tỷ VND).

Tính theo mức độ trượt giá thì giá trị ngày nay của nó tới 780 triệu USD (khoảng 16.000 tỷ VND), gấp gần 3 lần bức tranh đắt nhất thế giới hiện tại: bức The Card Players của Paul Cezanne với giá 250 triệu USD (5.200 tỷ VND).

Dù trải qua bao thăng trầm nhưng bức tranh sơn dầu được vẽ trên gỗ dương này hiện được đánh giá vẫn trong tình trạng tốt và người phụ nữ trong tranh không lúc nào ngừng nở nụ cười bí ẩn.

Làm thế nào để có được nụ cười bí ẩn khiến bức hoạ “Nàng Mona Lisa” của danh hoạ Leonardo da Vinci trở nên có giá trị như vậy vẫn là một câu đố từ trước tới nay. Gần đây, các nhà khoa học đã dùng máy chụp X-quang để phân tích và đã đưa ra được lời giải đầu tiên.

Giải mả nụ cười bí ẩn
Bằng quang phổ huỳnh quang của tia X, các nhà khoa học phân tích chi tiết thành phần và cấp độ màu sắc khác nhau trên khuôn mặt của nàng Mona Lisa. Họ còn phát hiện ra, cả bức hoạ có 40 lớp sơn mỏng khác nhau và mỗi lớp chỉ dày 2 micrometer (bằng 1/50 độ dày của một sợi tóc). Màu sơn được tạo thành từ những thành phần sắc tố khác nhau để tạo nên hiệu ứng mờ ảo, bóng tối và chiều sâu trên khoé môi của Mona Lisa khiến mọi người có cảm giác nàng đang mỉm cười nhưng nhìn kỹ nụ cười lại đột nhiên biến mất. Vì trên bức hoạ không hề có vết tích của cọ vẽ nên các nhà khoa học giả thiết rằng Leonardo đã dùng tay để thoa lên đó. Người phụ trách nhóm nghiên cứu, tiến sỹ Philippe Walter, cho hay chính những lớp sơn mỏng đã tạo nên sức lôi cuốn của bức tranh này. Có thể sử dụng những lớp sơn màu mỏng như vậy chứng tỏ kỹ năng cực kỳ uyên thâm của Leonardo da Vinci. Ngoài ra, mỗi lớp sơn này phải mất nhiều tháng trời mới có thể khô được. Qua đó có thể thấy để có được hiệu ứng vô cùng đặc biệt này, Leonardo da Vinci đã mất nhiều thời gian như thế nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét