Bà Lai Kim Dung có tên phổ thông là Cô Năm Nhựt bổn vì
bà có chồng người Nhựt bổn trong một thời gian ngắn và thôi . Lúc cuối 1960 và
đầu 1970, Lai Kim Dung có một người chồng trẻ và có một đứa con trai lúc bấy giờ
chừng hơn mươi tuổi, có tên tây là thằng « Be » ( Robert, Albert, … ?) .
Về dung nhan, tuy bà tên Dung, nhưng không lấy gì làm đẹp lắm
và người không cao quá 1,60m . Không nghe nói bà có chồng thương gia tàu giàu có
.
Cũng như nhiều người Việt Nam khác ở Sài Gòn lúc bấy giờ, bà
Lai Kim Dung không có việc làm rõ ràng để có lợi tức đều đặn mà chỉ « lấy món
hàng của bên này, đem bán cho bên kia, kiếm lời » . Việc làm này kiếm sống được
lúc quân đội Huê kỳ và Đồng minh tới Vìệt Nam đông . Nhưng lắm khi cũng bị hụt
cẳng . Có lần lấy hàng đi bán, không trả tiền hàng lại cho chủ hàng là Cô Sáu ký
giả ở Cầu Kho, bị Cô Sáu tới nhà đòi . Bà né tránh . Cô Sáu phải tới nhà bà khi
vừa hết giới nghiêm, lúc vợ chồng còn đang ngủ, và kéo cẳng bà thức dậy đòi
nợ.
Không biết đây là khổ nhục kế hay lúc bà gặp khó khăn
thiệt ?
It lâu sau, bà Lai Kim Dung, sau khi trả đủ tiền cho Cô Sáu ký
giả, nhờ Cô Sáu giới thiệu cho bà chủ cây xăng ở ngay đầu đường Nguyễn Cư Trinh
với Trần Hưng Đạo, cạnh Rạp hát Hưng Đạo, để bà mua miếng đất chỗ mũi tàu Phú
Lâm cất nhà máy xay lúa . Bà Lai Kim Dung vừa đưa tiền mặt, vừa đưa vàng vòng,
hột xoàn đặt cọc tiền mua đất . Từ đây, bà không thèm lui tới, gặp gỡ những
người quen cũ, cả Cô Sáu Ký giả .
Nhà máy xay lúa mọc lên đồ sộ với tên Cửu Long và bà làm
Giám đốc . Lúc bấy giờ, chánh quyền ông Nguyễn văn Thiệu cấm lưu hành gạo tự do
với lý do phong tỏa lương thực Việt cộng . Đường bộ đi Mìền trung thường bị gián
đoạn vì việt cộng phá hoại, chỉ còn đường hàng không và đường biển lưu thông mà
thôi.
Thế là bà Lai Kim Dung được độc quyền phân phối gạo ra Miền
trung, hợp tác với bà Sáu Huyết, cô của Tổng thống Nguyễn văn Thiêu .
Và cũng tại nhà máy Cửu Long, tinh báo Mỹ bắt được Trung tá
tình báo Nguyễn Công Tài, con của nhà văn Nguyễn Công Hoan . Khai thác không
được . Mỹ có ý định cho « nhảy dù » xuống biển, nhưng sau đó nhận lời Hà Nội
trao đổi với tù binh mỹ .
LKD ở Paris và chống cộng
Chỉ ít lâu sau 30/04/1975, bà Lai Kim Dung tới Paris bằng máy
bay tỵ nạn cộng sản với 200kg hành lý . Bà mở một cửa hàng bán tạp hóa trên
đường d’Ivry, Paris 13, tức tại con đường chánh của khu chợ Tàu ngày nay . Bà
tích cực tham gia hoạt động chống cộng như biểu tình, hội hè, …Bà đóng góp tiền
bạc rất hậu hĩnh. Các tổ chức chống cộng ở Paris trông cậy vào bà khi muốn làm
việc gì vì bà, ngoài đóng góp, còn lãnh bao chót khi thiếu tiền .
Đến lúc ông Đại tá ở Úc ra quân, đi khắp thế giới vận động tinh
thần đồng bào và loan báo ông sẽ về Việt Nam làm kháng chiến phục quốc . Lần
cuối ở Paris, tại chùa Khánh Anh, ông nói chuyện với bà con ở Paris và ông đã
khóc để từ giã bà con . Làm mọi người ai cũng khóc theo ông .
Sau đó, ông tới nhà một người bạn ở Metz, thành phố miền
Đông-Bắc xứ Pháp . Sáng hôm sau, người bạn đưa tới Liège, Bỉ, để ông trở về Úc,
chuẩn bị lên đường phục quốc . Trời vào mùa đông, tuyết phủ trắng khắp nơi . Đại
tá rất hân hoan vì lần đầu tiên trông thấy tuyết . Ông yêu cầu ngừng xe để ông
bước xuống lội trong tuyết cho biết . Ông nhờ chụp cho ông vài tấm hình ông đứng
trong tuyết .
Sau đó nghe tin ông bị Vìệt cộng bắt trên đất Lào và dẫn về Hà
nội . Được biết ( vì nhìn thấy) ông đi tới Thái lan bằng giấy tờ của một người
đồng hương với ông cùng định cư ở Úc và rất nhiệt tình ủng hộ ông .
Và ông cũng được bà Lai Kim Dung qua Thái lan đón tiếp và ủy
lạo ông . Vé máy bay cho ông do bà Lai Kim Dung đài thọ .
Thời gian sau, khi Lê Duẩn chết, bà Lai Kim Dung về Hà Nội dự
đám ma . Lúc trở qua Paris, bà đưa hình đám ma, có bà và thằng con trai đội khăn
tang, cho mọi người quen biết xem . Bà dẹp tiệm ở Paris, trở về Việt Nam sanh
sống luôn từ đó .
Nguyễn thị Cỏ May
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét