khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Người có Phật duyên --- Người có duyên Phật này tên thật là Phạm Dân Chủ (tự Thụy Lam), sinh năm 1945, quê ở xã Long Sơn (thị xã Tân Châu - An Giang).



Bài viết về điêu khắc gia Thụy Lam Phạm Dân Chủ

Người có Phật duyên, điêu khắc gia Thụy Lam

Hơn 10 năm trước, nhà điêu khắc Thụy Lam chuyên lo tạo hình và vẽ các phù điêu, hoa văn, làm tượng Phật, xây tháp thờ bồ tát Thích Quảng Đức cho chùa Quan Thế Âm (quận Phú Nhuận, Saigon). Đây là ngôi chùa mà Bồ tát Thích Quảng Đức ở, trước khi Ngài quyết định tự thiêu. Bạn của Thụy Lam là nhà thơ, tu sĩ Phạm Thiên Thư (tác giả nhiều bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như Ngày Xưa Hoàng Thị, Động Hoa Vàng…) có lần hỏi ông câu nói trên và Thụy Lam đã giải mã từ Phật duyên như thế.
Người có duyên Phật này tên thật là Phạm Dân Chủ (tự Thụy Lam), sinh năm 1945, quê ở xã Long Sơn (thị xãTân Châu - An Giang). Thuở nhỏ, Thụy Lam theo cha mẹ qua Campuchia sinh sống, học ở Trường MICHE của Pháp. Đến năm 1970, ông về Sài Gòn giúp việc cho thầy giáo ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định. “Trong một lần tu sửa bức tượng mỹ nhân ngư tại một khách sạn ở Sài Gòn, mấy ông thầy bận công việc không làm được nên giao lại cho tôi. Bằng kinh nghiệm “học lỏm”, tôi đã hoàn thành bức tượng rất đẹp…”- Thụy Lam bồi hồi nhớ lại. Theo lời ông kể, thuở nhỏ gia đình bắt ông học hành để theo nghề giáo hoặc bác sĩ nhưng ông lông bông suốt ngày với giá vẽ, nặn tượng.  Cũng có thời gian ông cầm phấn gõ đầu trẻ, nhưng lại bỏ nghề vì đam mê cháy bỏng trong ông là làm nên những bức phù điêu, những tượng đài vĩnh hằng với thời gian.
Bức tượng đầu tiên ông làm bằng đồng là tượng Chúa Giêsu ở nhà thờ Phú Lâm. Ông tự nhận mình là “phật viên” không thuộc hội nào cả, nhưng với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cố thi sĩ Bùi Giáng thì ông là một người bạn chí cốt. Từng có thời gian Thụy Lam làm họa sĩ cho sân khấu Đài Truyền hình Saigon. Rồi cùng với ngườibạn là kiến trúc sư Lữ Trúc Phương (đang thực hiện dang dở tác phẩm kiến trúc nổi tiếng: "Đường lên trăng ở Đà Lạt", xây dựng tượng "Gà Chín Cựa" tại Đức Trọng (Lâm Đồng), mà có lẽ đây cũng là tượng Gà Chín cựa lớn nhất thế giới, nặng gần 9 tấn.
Năm 2004, bước vào tuổi 60, Thụy Lam nhận thi công mỹ thuật cho công trình xây dựng tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm, cao 34,6m tọa lạc trên một ngọn đồi cao, quay mặt ra hồ Thủy Liêm và chùa Phật Lớn có diện tích 1.000m2, kết cấu khung sườn bê tông, cốt thép tương đương chiều cao một ngôi nhà 7 tầng. Không thể nào kể hết những gian khổ trên núi Cấm, những ngày đầu tiên vận chuyển vật liệu xây dựng lên núi khi chưa có đường ô tô.  Những tên gọi ở vùng núi Cấm đến nay vẫn còn chứa bao điều bí ẩn như: Vồ Bồ Hong, Vồ Đầu, Vồ Bác Vật, Vồ Chư Thần…

Cậu công nhân tên Đen, lính của Sáu Lam (tức Thụy Lam) tham gia thi công xây dựng công trình này, lếu tếu nói về công trình mà thầy trò đã thi công thành hiện thực: “Suốt ba năm ròng rã, sư phụ ngồi trên cái chòi chỉ huy ở “tuyệt tình cốc” nhìn ngắm, giám sát, chỉ huy công trình… bái phục sư phụ luôn. Cái răng cửa ông Phật bề ngang 4 tấc tay, mà cái mình sư phụ chỉ 2 tấc… bó tay luôn”. Sau khi hoàn tất công trình, mấy anh em công nhân muốn lưu giữ lại “cái am” là nơi ở, làm việc của thầy trò Sáu Lam suốt ba năm làm nên tượng Phật Di Lặc lớn nhất khu vực như một kỷ niệm trong đời. Nhiều người dân trong vùng, kể cả anh tài xế xe ôm tên Cường chuyên chở thầy Lam lên xuống núi nhiều năm qua ai cũng rất mến, rất quý trọng tấm lòng, tính cách hiền lành, mộc mạc và chất phác của Sáu Lam. Nhiều lần chưa có tiền trả xe ôm và lương công nhân, ông phải chạy đi mượn khắp nơi để “chữa cháy”.

Cái răng cửa của ông Phật bề ngang đã là 4 tấc tay

Sau 3 năm lao động cật lực để thi công, tháng 9/2007, kiệt tác Phật Di Lặc đã hoàn thành và trở thành điểm nhấn chính cho cả khu du lịch tâm linh trên vùng núi Thất Sơn ở tỉnh AnGiang.  Những ngày cuối tuần, có khoảng từ mười đến hai mươi ngàn lượt khách đến tham quan, hành hương, chiêm bái. Người dân ở núi Cấm vui sướng tự hào khi nói, đạo sĩ Ba Lưới là người dệt nên huyền thoại xa xưa trên núi Cấm thì ngày nay điêu khắc gia Thụy Lam là người viết tiếp một huyền thoại về vùng núi tâm linh này với dấu ấn là tượng Phật Di Lặc đạt kỷ lục không chỉ ở trong nước mà còn cả khu vực Đông Nam Á.
Tượng Phật Di Lặc trở thành kiệt tác của Việt Nam và cả khu vực

Cũng từ Phật duyên ấy mà danh tiếng củaThụy Lam được bay xa.  Rất nhiều hợp đồng, mời gọi Thụy Lam xây dựng tượng Phật của gần 10 tỉnh thành trong nước và ở Mỹ, Ấn Độ, Nepal…Nhưng Thụy Lam quyết định hồi lại visa đi Mỹ để khăn gói cùng các đồ đệ lên đường ra Đà Nẵng để xây dựng tượng Phật Bà Quan Âm cao 70 mét tại Bãi Bụt, núi Sơn Trà. Nơi bức tượng chưa hoàn thành đã có 12 lần phát hào quang...


                                                            

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét