Trong đại hội Y khoa châu Âu ngày 16 tháng 10, tại Hotel Novotel
Paris 14, mà chủ đề là bệnh tiểu đường. Giáo sư Trần Đại Sỹ diễn giảng
đề tài về khả năng Y Khoa Trung quốc, Việt Nam trong trị tiểu đường có
đoạn : « Tại Trung quốc, sau khi Hồng quân chiếm được Hoa lục (tháng
9-1949), họ đã thiết lập mỗi tỉnh đều có một viện nghiên cứu, giáo dục y
học cổ truyền mang tên Trung y học viện. Tại Việt Nam thì cấp quốc gia
có Viện Đông Y, rồi Viện Y Học Dân Tộc, rồi Viện Châm Cứu. Ấy là chưa kể
bên cạnh còn những hội nghiên cứu từng loại bệnh, từng loại thảo dược.
Việt
Nam là một
quốc gia có nền y học dân gian, khác hẳn với y học Trung quốc. Trong
suốt chiều dài chiến tranh (1945-1985, kể cả chiến tranh Hoa-Việt,
Miên-Việt) hoàn cảnh khó khăn, người ta khai thác cùng kỳ cực y học dân
gian. Sau chiến tranh, các kinh nghiệm đó được chỉnh đốn lại, rồi khai
triển, xử dụng. Kết quả không thua nền y khoa bác học và Tây y.
Đó
là nói về những nét chung chung sự quan tâm của giới cầm quyền, lưu tâm
đến kinh nghiệm dân gian. Thế nhưng trong dân gian, người biết cùng kỳ
cực thì ít, mà người chỉ nghe qua, biết qua thì nhiều. Họ không tự hiểu
rằng họ chỉ nghe truyền khẩu chút ít mà thôi. Thế nhưng họ rồi khăng
khăng cho rằng điều mình biết là thuốc tiên thuốc thánh.
Bỏ qua những phong trào chỉ xuất hiện trong một làng, một
huyện hay một tỉnh. Tôi xin nói qua về ba phong trào lớn, khắp quốc gia, lan ra thế giới do làn sóng Việt kiều.
Một là Xuyên Tâm Liên,
Sau
1975, Tây dược khan hiếm toàn miền Nam Việt Nam. Thảo dược không đủ đáp
ứng nhu cầu. Dân chúng một vài nơi có kinh nghiệm dùng cây Xuyên tâm
liên để trị sốt, viêm. Sau khi một ký giả đăng tin có thầy lang dùng
Xuyên tâm liên trị được bệnh viêm phổi, sưng khớp. Thế là cả nước cùng
dùng Xuyên tâm liên trị đủ thứ bệnh. Xuyên tâm liên được rút nước cốt
chế thành viên, dùng trong hầu hết các bệnh xá, bệnh viện. Mà trên thực
tế Xuyên tâm liên chỉ có tác dụng làm hạ nhiệt mà thôi.
Xuyên
tâm liên còn có tên là Công cộng, Nguyên cộng, Lam khái liên. Thời Pháp
thuộc tại Pondichery có tên Roi des amers. Tại Anh là Green chireta.
Tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm). Còn có tên là Justicia
paliculata Burm. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)
Cái nguy hiểm là
Xuyên tâm liên có độc tố phá vỡ các tế bào não, tâm, thận. Sau một thời
gian, Xuyên tâm liên cướp đi cuộc sống không biết bao nhiêu người, phong
trào này mới dứt.
Hai là Tim Bông Sen
Tim
sen vị đắng, nhập tâm, tâm bào kinh . Tác dụng của nó là hạ nhiệt. Hạ
nhiệt tim, thận, tỳ, phế. Vì vậy những người bị thực nhiệt uống vào thì
hỏa hạ xuống; trong người cảm thấy sảng khoái, ngủ được. Những người bị
âm hư, uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí
nhớ, tim đập thất
thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý (Dysfonction
Érectille), nữ thì kinh nguyệt xáo trộn. Ngoài ra tim sen tim sen có độc
tố. Độc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận và tim.
Ba là Trà Đắng (Trà Đinh)
Gần
đây trong nước rộ lên phong trào uống Trà đắng. Trà đắng có hai loại,
một tên là Ilex cornuta Lindl mọc ở Giang tô, Triết giang, Thượng du Bắc
Việt. Một loại có tên Ilex latifonia Thund mọc ở Triết giang, Phúc
kiến, Quảng Tây và Thượng du Bắc Việt. Sau khi thu thái, người ta cuộn
lại giống hình cái đinh, nên gọi là Trà đinh. Trong nội địa Việt Nam rộ
lên phong trào dùng trà đinh để trị huyết áp cao, mất ngủ, cholestérol,
tiểu dường. Rồi con buôn nhảy ra khai thác : Trà tiên trị bách
bệnh. Phong trào đó lan ra hải ngoại. Hầu hết những bà thất học, bất
chấp lời can của Bác sĩ gia đình, của thân thuộc là nạn nhân. Họ như bị
ma, quỷ nhập, cứ thi nhau uống. Loại trà này dược học Trung quốc gọi là
Khổ đinh trà. Có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt rất mạnh vì vậy nó làm cho
dễ ngủ, nhất là một vài dạng huyết áp cao, tiểu đường hạ xuống (Huyết
áp cao do Can dương thượng thăng. Tiểu đường do Phế âm hư). Tính của nó
hàn. Khi dùng từ 5g một ngày :
– Khí huyết bị bế tắc.
– Thận, tâm, tỳ, phế dương bị tổn hại.
– Máu ứ đọng trong các tiểu mạch, tim đập chậm lại.
Tại
Liên Âu đã xẩy ra rất nhiều tai nạn khi dùng loại trà này. Trà được đưa
vào Liên Âu qua đường du lịch, bất hợp pháp. Những nạn nhân
hầu hết là phụ nữ lớn tuổi, thất học, khi về thăm Việt Nam, Nam Trung
quốc mang sang.
Xin thuật hai y án mới nhất:
1. Bà X R, 53 tuổi, thất học, buôn bán, sống tại Berlin (Đức)
Có
một con gái 18 tuổi, đã cắt tử cung. Tuyệt kinh từ năm 43 tuổi.Thường
bị mất ngủ, phong thấp. Tết A^'t Dậu (2005) về thăm quê. Được người nhà
khuyên uống Trà đinh. Sau khi uống, thấy ngủ được (do tính hàn), và
phong thấp giảm đau (do tính hàn, chống phong là dương tà). Khi rời Việt
Nam về Berlin, mang theo 10 kg, chia thành túi nhỏ 5g, tặng cho khách
hàng của bà. Riêng bà mỗi ngày uống 5g buổi sáng, 10 buổi chiều. Sau hơn
tháng :
– Tóc bắt đầu đổi mầu úa vàng, sáng dậy tóc bị gẫy.
– Trí nhớ giảm thoái,
– Nhịp tim còn 55/ phút,
– Bàn chân, tay
lạnh,
– Lưng lạnh,
– Độ kính lão từ 1,5 tăng lên 2,5.
– Ăn vào đầy ứ, khó tiêu.
Bác
sĩ gia đình là người Đức, nên không hề biết gì về Trà đinh, mà cứ cho
rằng bà X bị tình trạng lão hóa tăng do làm việc quá độ. Sang tháng thứ
5, đang đi đường bị choáng váng, ngã. Đưa vào bệnh viện. Bệnh viện tìm
ra :
– 65% tế bào óc không làm việc,
– Tâm lực suy yếu.
– Bao tử, ruột, gần như không làm việc.
– Siêu vi gan B, do độc tố.
Bà từ trần tại bệnh viện sau 21 ngày.
2. Bà ZM, 75 tuổi. Không nghề nghiệp, hưởng tiền trợ cấp già.
Vì
con dâu bà là học trò của tôi. Luật nước Pháp không cho con điều trị
cho cha mẹ. Nên con dâu bà nhờ tôi làm y sĩ điều trị cho bà (Médecin
traitant) đã 9 năm. Cũng qua liên hệ này
tôi nhận thù lao của bà bằng CMU. Suốt 9 năm, tôi săn sóc bà cực tận
tình : chích ngừa, kiểm soát ăn uống, dạy Khí công. Cho nên sức khỏe của
bà rất tốt. Tới tháng 7-2005 bà chỉ phải dùng 2 loại thuốc là 2 gói
(sachets) trà Hao ling trị Cholestérol và Amlor 5 trị huyết áp cao. Giữa
tháng 7 bà về Việt Nam thăm quê hư! ơng. Không biết ai khuyến khích, bà
bỏ hết 2 loại thuốc trên mà chỉ uống Trà đinh với lượng cao là 10g một
ngày, mà lý ra chỉ dùng 5g là đã có tai vạ rồi. Khi về Pháp, bà mang
theo 5kg Trà đinh. Bà có hẹn với tôi định kỳ hằng tháng vào ngày 5 tháng
9 năm 2005, để kiểm soát sức khỏe. Khi bà trình diện, nhìn sắc diện bà,
tôi kinh hãi :
– Tóc, lông mi, lông mày hóa ra mầu úa thay vì muối tiêu,
– Da mặt ủng vàng,
– Tứ chi lạnh,
– Huyết áp 13-7 (trước kia là 16-8).
– Tim đập 50/ phút.
– Kiểm soát đường tại chỗ 8,5 g/l.
Vì buổi sáng bà không ăn gì, tôi gửi thẳng bà tới laboratoire, hai ngày sau tôi được kết quả :
– Hồng cầu còn 3.5 triệu,
– Créatinine tăng tới 54
– Bà bị Hépatite B+C.
Tôi
gửi bà tới một đồng nghiệp nội khoa, và báo cho con dâu bà biết. Tôi
khẩn thiết yêu cầu bà ngừng Trà đinh ngay. Bà cự nự rằng chết thì chết,
chứ bà không bỏ thuốc tiên đó. Con trai bà biết không cản được mẹ, anh
ta dấu hết Trà đinh của bà. Bà đứng trước balcon đe dọa : Nếu không trả
thuốc tiên cho bà thì bà nhảy lầu tự tử ngay. Bà được toại nguyện. Ngay
lập tức ngày 9-9-2005 tôi nhận được thư bảo đảm có báo nhận. Trong thư
bà rút lại không nhận
tôi là y sĩ điều trị của bà. Thông thường muốn đổi y sĩ điều trị, thì
bệnh nhân chỉ viết thư báo cho cơ quan bảo hiểm y tế biết, và điện thoại
cho y sĩ điều trị là đủ. Đây bà muốn trả ơn 9 năm chăm sóc bà bằng hành
động làm nhục trên. Tôi vội fax thư của bà cho văn phòng bảo hiểm y tế
của bà và con dâu bà. Tôi xoa tay, hết trách nhiệm.
Ngày 14 -9-2005,
con dâu bà báo cho tôi biết, bà bị hôn mê, phải đưa vào bệnh viện cấp
cứu. Bệnh viện kết luận bì bị hôn mê vì trúng độc. Hiện (11-10-2005) bà
bị liệt 2 chân, tay phải, một mắt mù 100%, một mắt thị lực còn 40%.
Trong cơn hôn mê bà réo tên tôi cầu cứu. Nhưng tôi vô thẩm quyền, chỉ có
thể vào nhà thương thăm bà vì bà là mẹ chồng của một người học trò tôi,
chứ tôi không còn
quyền y sĩ điều trị ».
Dr. Bùi Kim Loan (Gyneco-Obst)
Hopital Bietighiem, Universitat Heidelberg, Germany
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét