khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

Quá Đủ Điều Kiện Để Mất Nước - Tác giả Phạm Viêm Phương


 Năm 1975, miền Nam có quá đủ điều kiện để mất nước:

-Quân sự: Hai bên đều nhận võ khí và mọi tiếp liệu chiến tranh của nước ngoài để bắn nhau. Khi Mỹ cắt giảm mạnh nguồn viện trợ này, Trung Cộng và Nga lại không tiếc tiền trợ giúp cho Bắc Việt. Kết quả là quân Bắc Việt có thể khơi khơi chạy cả xe tăng vào tới Sài Gòn.
- Chính trị: Người miền Nam quá ngây thơ về chính trị. Họ tin (cố tin, muốn tin, và được CS xúi giục tin) rằng miền Bắc sẽ tôn trọng chữ ký của mình trong Hiệp định Paris 1973, hòa bình sẽ trở lại, và hai bên sẽ thôi bắn nhau, trong khi miền Bắc là bậc thầy về thủ đoạn chính trị. Tranh thủ lúc đàm phán, họ đẩy mạnh phong trào phản chiến ở Mỹ, tích cực mở rộng chiến sự, chuyển quân đội và tiếp liệu chiến tranh vào miền Nam, và chờ Mỹ rút quân để tổng tiến công.
- Tâm lý: Người dân miền Nam quen thấy hỏa lực Mỹ và quân lực VNCH giải quyết mọi trận chiến, kể cả những trận vào tới thành phố, kéo dài nhiều tháng và ở quy mô lớn (như Mậu Thân 1968, Mùa hè đỏ lửa 1972...), nên đến 1975 họ vẫn nghĩ "rồi Cộng quân sẽ bị đẩy lui như mọi lần trước" và "chiến tranh là chuyện của Mỹ và lực lượng binh lính chuyên nghiệp, mình không cần can dự hay góp phần." Và thậm chí họ tìm mọi cách để trốn lính hay hoãn dịch. Trong khi đó, miền Bắc vắt hết sức lực và của cải của toàn dân, kể cả phụ nữ và thiếu niên, để dồn cho cuộc thôn tính miền Nam với chiêu bài "chống Mỹ cứu nước" tuy không còn lính Mỹ nữa.
- Kinh tế: Tuy có nền kinh tế tự do, có điều kiện và sẵn sàng áp dụng công nghệ nước ngoài, hoạt động kinh tế miền Nam vẫn bó hẹp trong thành phố (nơi có an ninh), trong khi cộng quân kiểm soát nông thôn, thuyết phục được (hoặc ưỡng bách được) dân nông thôn đóng góp tài lực và xương máu cho cuộc chiến của họ. Mọi đường sá cầu cống ra khỏi thành phố đều bị phá hoại ngày đêm, bằng bom mìn hoặc bằng cả phương tiện thủ công. Kết quả là, các đô thị miền Nam sống hầu như hoàn toàn nhờ viện trợ. Ngay cả gạo cũng phải nhập cảng.
Với tình hình khái quát đó (chưa kể những điều tồi tệ khác như tham nhũng, tranh giành quyền lực, đâm sau lưng chiến sĩ, vân vân) thì đánh nhau bằng tay không, miền Nam cũng thua.
Tôi ngày càng hiểu ra nỗi tuyệt vọng và tình cảnh cô đơn lẻ loi của người lính VNCH, khi hậu phương không sát cánh với họ. Khi tình thế là chắc chắn thua, máu xương của họ đổ ra chỉ để trì hoãn việc mất nước, kéo dài thêm vài ngày tự do cho mọi người, nên nó cực kỳ quý giá. Suốt đời tôi kính trọng họ và hiểu món nợ của tôi đối với họ là nặng đến chừng nào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét