khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

Khủng Hoảng Tại Hoa Kỳ: Từ Trên Đầu Xuống! - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa

 

Sau bài giải ảo hôm qua về lạm phát, như đã hẹn, xin nói về vụ khủng hoảng tại Hoa Kỳ. Mà tại sao lại từ trên đầu xuống?...

Như nhiều quốc gia, Mỹ có loại chu kỳ kinh doanh, kinh tế có thể tăng trưởng mạnh qua dăm bảy năm rồi suy trầm vài năm. Chuyện bình thường thật ra không đáng sợ. Nhưng, khi chu kỳ suy trầm lại trùng với chu kỳ định chế (institutions), chừng 70 năm xảy ra một lần, đó là khủng hoảng: chuyện ta đang thấy, mà có thể không biết!... ‘

Người viết này có dự báo từ năm kia, nay xin giải ảo về vụ đó!

Giữa chốn bằng hữu - dân tỵ nạn đã thành tài, thành danh tại Mỹ, có khi đang du lịch thập phương tứ xứ - chúng tôi hay nói về Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan mà thương cho Việt Nam. Nhưng vốn ưa “giải ảo”, tôi lại cứ nói... về nước Mỹ! Đây nè:

1/ Hoa Kỳ có hai bậc kỳ tài là Walter Andrew Shehart (1891-1967) và William Edward Deming (1900-1993) vì giúp công ty Bell Telephone về kỹ thuật ‘kiểm phẩm’ (đừng la khi tôi kèm Anh ngữ là ‘quality control’) qua phương pháp thống kê. Nhờ vậy, từ các năm 1940 về sau, các tiểu bang Hoa Kỳ đều cải tiến việc khảo sát bằng thống kê chính xác hơn. Một người bạn rất phục Nhật thì nhớ đến Deming và nghệ thuật kiểm phẩm của ông cho doanh nghiệp Nhật. Mà có dân Mỹ tưởng rằng mình học điều đó từ Nhật, và Trung Cộng nay cố học phép đó! 

2/ Cùng thời, có Vannevar Bush (1890-1974, cóc liên hệ gì đến gia đình Bush), đã tiến xa hơn về phẩm trên lượng. Tốt nghiệp MIT, ông phát minh nhiều thứ, nhưng chỉ huy cơ quan War Production Board và dự án Manhattan Project vào ban đầu để chế tạo võ khí nguyên tử. Di sản của nhân vật lỗi lạc đó là cần quan tâm đến phẩm chất. Nền dân chủ Mỹ thành siêu cường vì từ trên xuống dưới, từ công quyền (cả sở thuế IRS) đến tư doanh, ai cũng lưu ý đến phẩm chất và sự xác thực của con số! Họ có cơ sở văn hóa xã hội để tin vào các con số của thống kê. 

3/ Nhưng, sau các nhân tài như Shehart, Deming và Bush, Mỹ đi xuống! Là khi Robert Strange McNamara (1916-2009) được tên gian hùng John F. Kennedy đưa từ doanh trường qua Quốc Phòng rồi được Lyndon Johnson giữ lại khi kế nhiệm Kennedy: y làm Tổng trưởng Quốc Phòng, từ 1961 tới 1968, công trình sư của vụ gây chiến và thảm bại tại Việt Nam. Ai còn hoài nghi thì nên tìm đọc “The Politics of Deception” của Patrick Sloyan về tên Kennedy, xuất bản năm 2015; và cuốn “Derelection of Duty” của H.R. MacMaster về Johnson, xuất bản năm 1997.  

4/ Nhưng về sự lụn bại cùa Hoa Kỳ? McNamara còn nổi tiếng từ khái niệm “phân tách hệ thống” cho công quyền (systems analysis, nay gọi là policy analysis). Y nêu chủ trương quản lý bằng con số, bất kể tới thực trạng. Chủ trương đó dẫn tới việc theo dõi chiến cuộc Việt Nam qua các con số mà chẳng rõ gì về bản chất cuộc chiến. Xong rồi! Chủ trương đó còn gây họa cho Mỹ qua nhiều chuyện hiện đại hơn: nạn nhiệt hóa địa cầu, các chính sách kinh tế chính trị bất lợi, các cuộc khảo sát về dân số, và nhất là tăng chi để mở rộng bộ máy công quyền!

5/ Hoa Kỳ có cơ quan giám sát guồng máy liên bang là GAO (Government Accountability Office) thuộc thẩm quyền của Lập pháp từ 1921. Nhưng giới Lập pháp (do dân bầu ra!) lại ít quan tâm đến cảnh báo từ đã lâu của GAO: các dịch vụ xã hội thường là vô hiệu mà chỉ nâng sự lệ thuộc của người dân vào trợ cấp; và – thê thảm hơn vậy – nhiều cơ quan và viên chức vẫn bỏ phiếu cho chúng được tồn tại với đầy số liệu sai lạc. Tham nhũng vặt là phạm luật, tham nhũng thật là sửa luật để ra tiền! 

6/ Hậu quả ư? Cơ quan bảo vệ an ninh như Ép Bi Ai có số liệu về khủng bố cho tới khi Chính quyền Biden trả lại Afghanistan vao tay khủng bố Taliban! Nếu thiếu thì cho truyền thông nêm nếm thêm số “khủng bố”: da trắng miệt ruộng, bọn Ky Tô giáo chống phá thai, hay đám trung lưu bị đói. Tổng thống Mỹ còn nói vậy thì ai dám cãi? Xa hơn chăng? Đại dịch là gì vậy? Nhà thương nào và những ai có lợi khi loan tin về số tử vong đó? Gần đây hơn, số di dân nhập lậu vào các tiểu bang miền Nam là bao nhiêu? Có thể gấp 10 con số được báo chí loan tải như sự thật! Gọi hồn McNamara mà hỏi, may ra ta biết “sự thật”!

7/ Chúng ta cứ nghe đến rác tai về “tam quyền phân lập” của hệ thống dân chủ, là Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp. Rồi mừng là còn có quyền thứ tư là... báo chí! Tại Hoa Kỳ, đó là sự lếu láo. Em và tôi, đôi ta cần tiền để sống! Bọn CNN hay mọi công ty khác như J&J hay P&G cũng vậy, họ cần doanh lợi, có khi nhờ quảng cáo, mà báo chí cần tin nóng để thu hút độc giả (ngày càng ít) và khán giả. Càng nóng càng ra tiền dù là tin giả - nhất là tin giả! Nhà báo ăn khách nhất có khi tay nói láo có hạng (đám cóc nhái dịch lại của Người Vẹt chỉ ăn bạc cắc!)

Kết luận làm sao bây giờ?

- Vụ khủng hoảng về định chế đã xảy ra trước mắt chúng ta mà ít ai chú ý, vì xảy ra thật chậm, cứ tưởng như vô hình. 

- Các thế hệ trẻ càng ít biết vì thấy đương nhiên hưởng lợi và ưa sống trong thế giới ảo “online”, chúng khỏi cần lý đến thế giới thật của vật chất, có thể đo đếm được.

- Thầy cô của chúng có trách nhiệm, phụ huynh cũng vậy. Con cái gốc Việt còn tệ hơn vì cha mẹ tưởng chúng là Mỹ nhất, tân tiến nhất! 

- Nói chung, con người ta phản ứng với sự khích lệ, nhưng luật lệ và thủ tục do nhà nước bày ra không là sự khích lệ mà là sự trói buộc, được báo chí ngợi ca!

- Chân lý chính trị tệ hại của Hoa Kỳ hiện nay là “những kẻ đã làm doanh nghiệp đóng cửa và có người mất việc lại đòi chúng ta bỏ phiếu cho họ được tái đắc cử!”.

- Nhưng, nếu người Mỹ muốn khá hơn thì nên tìm hiểu về Vannevar Bush quãng 80 năm trước: là con một vị mục sư, ông đưa Hoa Kỳ từ khủng hoảng đến thành công.

- Sẽ có người Mỹ tái diễn phép lạ đó....



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét