khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Hai Nợ Ba Tình- Tác giả Nguyễn xuân Nghĩa




Lời Người Bán Cam, Lời Người Bán Cám và Lời Cô Bán Cảm….

Khi còn trẻ, đọc cuốn sách xuất hiện từ 90 năm trước của cụ Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc là bộ Cổ Học Tinh Hoa, ta còn nhớ mãi bài “Lời Người Bán Cam”. Thời ấy, bài viết khiến ta nghi ngờ dân “Kẻ Chợ”. Nhưng là kẻ chợ đất Hàng Châu, nổi danh với ông Tô Đông Pha bên Tầu. Đại để, bài viết như thế này:
Ở Hàng Châu có người bán các thứ quả, khéo để dành cam, lâu mà không ủng, vỏ vẫn đỏ hồng trông đẹp như vàng như ngọc, đem ra chợ bán giá đắt mà người ta tranh nhau mua. Ta cũng mua một quả. Đem về, bóc ra, hơi xông lên mũi, múi xác như bông nát. Ta liền đem ra chợ hỏi người bán cam: “Anh bán cam cho người ta để làm của kính lễ, đãi tân khách hay là chỉ làm cho choáng bề ngoài để đánh lừa người ta? Tệ thật! Anh giả dối lắm!”
Cụ Nguyễn Văn Ngọc (1890-1942) trích truyện cổ mà hình như trái cam Hàng Châu vẫn lăn tới thế kỷ 21. Có khi còn tươi hồng mơn mởn hơn trái cam xưa vì người đời nay có học thêm về hóa chất. Hãy nghe lời người bán cam cười cười triết lý ra sao về kinh doanh và lẽ phải:

Tôi làm nghề này đã lâu năm để kiếm tiền nuôi thân. Tôi bán, người mua, chẳng ai nói gì, chỉ có ông kêu ca! Thiên hạ giả dối nhiều, nào phải mình tôi. Ông thật không chịu nghĩ đến nơi… Này thử xem, người đeo hổ phù, ngồi da hổ, hùng dũng tưởng ra dáng quan võ lắm, kỳ thực không biết có giỏi như Tôn Tẫn, Ngô Khởi được không? – Người đội mũ cao, đóng đai dài, đường hoàng trông ra dáng quan văn lắm, kỳ thực chẳng biết có giỏi như Y Doãn, Cao Dao chăng. Giặc nổi không biết dẹp, dân khổ không biết cứu, quan lại tham nhũng không biết trừng trị, pháp độ hỏng nát không biết sửa đổi, ngồi không ăn lương, chẳng biết xấu hổ. Thế mà lúc ngồi công đường, đi xe ngựa, uống rượu ngon, ăn của quý, oai vệ hách dịch vô cùng!... Đó, bề ngoài chẳng như vàng như ngọc mà bề trong chẳng như bông nát là gì? Ông không chịu xét những người ấy mà xét quả cam của tôi!
Tác giả kết thúc: “Ta nghe nói, nín lặng, không trả lời được làm sao. Ta nghĩ người ấy có giọng khôi hài. Dễ chừng người ấy ghét kẻ gian tà, giận phường thế tục mới thác ra chuyện bán cam để dạy người đời chăng?”
Đời nay, người bán cam sẽ phải ra tòa. Không vì tội bán đồ giả đã quá phổ biến từ Hàng Châu đến Giao Châu Giao Chỉ - mà vì tội có ý đồ châm biếm cách mạng!
Mười năm sau Cổ Học Tinh Hoa, có Lãng Nhân Phùng Tất Đắc với Chuyện Vô Lý.
Phùng Tất Đắc (1907-2008) là cây bút ngoại khổ, tinh thông mọi chuyện Tây Ta Tầu mà viết phiếm thì quả là đàn anh của các tay viết “phim” sau này. Trong cuốn Chuyện Vô Lý xuất bản năm 1942, ông lấy cảm hứng từ lời người bán cam của Cổ Học Tinh Hoa mà nói qua chuyện… kinh tế.
Thời ấy, có lẽ là sau vụ Tổng khủng hoảng Kinh tế 1929-1933, dân ta chỉ có một chữ “thời buổi kinh tế” để nói về nỗi lầm than. Lãng Nhân kể lại, đại khái như sau, mấy chục năm rồi nên chỉ còn lõm bõm:
Thời buổi kinh tế, nơi kẻ chợ, có người đi mua cám. Suốt dọc, ghé mỗi sạp chắp tay ngắm nghía, cẩn thận chấm một ít cám bỏ vào miệng. Rồi lắc đầu thủng thẳng bước qua sạp khác….
Khách có kẻ ngạc nhiên hỏi bà bán cám. Người đàn bà hiển nhiên là tốt bụng nên cho khách một bài học về sự bần cùng của kinh tế: “Đói cả, ông ơi! Không còn cơm còn gạo nên chỉ ăn cám. Mà cám cũng chẳng đủ tiền mua, nên cứ ra tuồng nếm thử từ đầu chợ đến cuối chợ thì cũng đủ no một bữa!”
Lãng Nhân là tổ sư chơi chữ, tên một cuốn biên khảo của ông, nên từ chuyện lời người bán cam mà phất thành bán cám khiến người đọc này, mấy chục năm sau vẫn còn thương cảm. Người bán cám biết hết mà còn biết cả chữ “thứ”. Dân ta khổ thế hay sao?
Nhằm nhò gì!
Vì lối xóm có cháu nhỏ bước qua đưa một bài thơ thấy tung trên “nét”. Đây là bài thơ “vượt cõi thời không”, cả không gian lẫn thời gian:
Em lấy Tầu sao các anh lại tức!
Đô la nhiều em mặc sức mà tiêu
Lấy Việt cộng tiền Hồ đáng bao nhiêu
Làm sao đủ để cho em mua sắm?
Thằng Tầu già nó thương em nhiều lắm!
Chẳng làm gì chỉ nằm ngửa mà thôi
Số em hên nên sung sướng một thời
Hơn Thúy Kiều trong Đoạn Trường thuở trước!
Đừng chửi em vì em không bán nước
Bán nước là bọn Trọng, Dũng, Hùng, Sang
Thân phận em chỉ làm Gái đi hoang
Chỉ bán trôn để lấy tiền nuôi miệng!
Nước Việt ta giặc Hồ đem cống hiến
Cho giặc Tầu kiếm tỉ tỉ đô la
Em có gì chỉ có mỗi lá đa
Để làm vốn sống qua đời dương thế
Hồ cáo già hắn ngồi trông bệ vệ
Ngay trong chùa nó ngang Phật Thích Ca
Cộng bắt dân vái lạy giống quỷ ma
Sao không chửi... cứ nhè em la mắng!
Vì cộng nô cuộc đời em cay đắng
Kể từ ngày chúng "giải phóng" miền Nam
Em đói khổ chẳng có việc chi làm
Nên làm đĩ đi giúp vui thiên hạ !
Còn quê hương lũ giặc Hồ tàn phá
Rừng đầu nguồn cũng đem cúng giặc Mao
Tầu cướp đảo... toàn dân chống xôn xao
Chúng tỉnh bơ vẫn ăn chơi lễ hội
Em làm đĩ xét ra không đáng tội
Để mọi người phải nguyền rủa ngày đêm
Lũ giặc cộng bán nước rõ từng tên
Sao không chửi, chửi chi em tốn sức!
Học phép cổ nhân, kẻ hậu sinh này xin trộm đặt tên bài thơ trác tuyệt kia là Lời Em Bán Cảm. Và vô cùng tri ân tác giả vô danh.
Từ bao năm nay, lật tờ Xuân Việt Báo, độc giả lại được một bài thơ Xuân của thi sĩ Cao Tiêu (1929-2012). Chí ít thì cũng là một câu đối Xuân. Ông là Đại tá Hoàng Ngọc Tiêu, Cục trưởng Cục Tâm Lý Chiến, Chủ nhiệm Nguyệt san Tiền Phong và Bán nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa. Khi cầm bút, ông chuyên về thơ cổ phong với chất Lão Trang và lòng đôn hậu. Giữa chốn thân tình với nhau, ông vẫn gọi người viết thuộc hàng hậu bối này là “Tiên sinh”. Còn hẹn nhau tháng tháng vào Song Long ăn chả cá để nhớ Bắc.
Hàng năm, người viết này thường tìm chuyện vui, để đem lại một chút lạc thú trong đời cho buổi đầu Xuân và biết rằng người để mắt đầu tiên cũng là Cao Tiêu. Năm nay phá lệ vì hết thú, nên mới miên man từ bán cam bán cám qua nàng bán cảm.
Cao Tiên sinh, ông không còn thấy chuyện này quả là may mắn…..



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét