khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

VN gì cũng có mà còn hơn cái người ta đang có: Bơi thuyền thúng hái sao trời - Tác giả Trà Mi








Oách thật, Việt Nam sắp có cái NASA. Nhưng chắc gì sẽ đã làm nên cơm cháo trước khi cả nước đã theo Thủ tướng Dũng đua nhau ra biển lớn. 

Bơi thuyền thúng hái sao trời

Đọc tờ TMC.net của giới Công nghệ và Viễn thông hôm 27 tháng 11 mới hay nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang chuẩn bị giơ tay với những chòm sao tuốt trên trời xanh và xa mít mù ải nhạn.

Trong lúc cống rãnh ở Hà Nội, Sài Gòn rút nước mưa không kịp (một tờ báo lớn ở California nói chữ là “…thủy triều cao…”[sic]) gây lụt lội chưa từng thấy ở hai thành phố lớn nhất nước thì chàng bộ đội chiến trường B aka Ts Liên Xô, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã phán, “Thiên tai thì không tính trước được”.

Ừ, cái đó thì bác Hồ cũng không tính được nói gì đến anh bộ đội.

Nhưng, ở mặt nổi, việc nâng cấp hạ tầng cơ sở (trong những dự án phát triển đô thị) – nôm na là đào kinh, vét mương, lắp ống cống, mở thêm đường thoát nước mưa, nước thải – là bài học vỡ lòng của những người có trách nhiệm quản lý tài sản quốc gia thời phát triển dường như không xảy ra ở Hà Nội, Sài Gòn. Có lẽ vì quan chức nhà nước chưa nhất trí thoả hiệp ổn định được bộ phận đang chìm (dưới nước). Làm không khéo nó lại vỡ ra cái Bờ Mu 19 thì thật là rách việc.
 
Khoan nói chuyện khác, “Thiên tai thì không tính trước được” này, nâng cấp hạ tầng cơ sở ở những vùng đang phát triển cũng không thích, hay chưa thích làm này, nhưng nhà nước CHXHCN Việt Nam sẽ xây một Trung tâm Nghiên cứu Không gian tại Hà Nội trị giá khoảng 350 triệu đô la bằng tiền Việt trợ Phát triển của Nhật Bản.

Trung tâm, có một không hai tại Việt Nam này, sẽ thi hành một cách hữu hiệu chiến lược, nghiên cứu và áp dụng công nghệ không gian của nước ta vào năm 2020.
 
Viện Công nghệ và Khoa học Việt Nam cùng Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) cho biết Công viên Công nghệ Cao Hòa Lạc rộng 9 hecta gồm 14 khu hoạt động kể cả xưởng chế tạo vệ tinh, khu lắp ráp và thử nghiệm, khu thử nghiệp từ trường, trung tâm kiểm soát vệ tinh và đài quan sát không gian.

Tuy thế, đến nay vẫn chưa nghe Viện Công nghệ và Khoa học Việt Nam cho biết công trình xây dựng và thiết kế Công viên Hòa Lạc sẽ có trung tâm phát áo phao, cấp thuyền thúng cho các nhà khoa học không gian, hay khu làm giàn phóng nổi để phóng vệ tinh phòng khi “thiên tai thì không tính trước được.”

Oách thật, Việt Nam sắp có cái NASA. Nhưng chắc gì sẽ đã làm nên cơm cháo trước khi cả nước đã theo Thủ tướng Dũng đua nhau ra biển lớn.

Không như những năm 1954-55, đi từ Hải Phòng, hay đi từ ven biển miền Nam, những năm 1975 và sau đó, lần này dân ta sẽ ra biển lớn ngay từ các nẻo đường (ngập nước) ở Hà Nội và Sài Gòn.
 
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét