khktmd 2015
Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
Năm điều Bác "mất" dạy - Tác giả Chu Tất Tiến
Có lẽ trên thế giới hiện nay, chỉ có mỗi một nước mang tiếng là đang phát triển trong văn minh, được nắm một ghế trong Hội Đồng Bảo An Không Thường Trực như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là có hiện tượng Thầy, Cô "mất dậy" khá nhiều. Đặc biệt hơn nữa là chỉ có Việt Nam Cộng Sản mới có bài học về "Năm Điều Bác Dậy" do chính người lãnh tụ cao nhất đặt ra, bắt các em học sinh học thuộc lòng để hàng ngày trả bài. Nếu lỡ không thuộc, học đọc lạng quạng, thì các em có thể bị ghép vào tội "sao nhãng tư tưởng, không làm theo lời Bác". Cha mẹ các em bướng bỉnh thì có thể bị ghép vào tội này, tội khác và sẽ chịu đủ mọi trừng phạt. Những năm trước, họ sẽ bị cắt hộ khẩu, cắt lương thực, bị bao vây kinh tế, và có thể đi tù nếu dám biện minh cho việc con em mình không thuộc "Năm Điều Bác Dậy". Trong khi đó, thì chính tại trường lớp, hệ thống giáo dục lại mang tính chất cưỡng bức chính trị đồng thời mang một tấm gương tha hóa thảm hại qua việc các Thầy, Cô "đói quá, hóa liều". Núp dưới tấm bảng Xã Hội Chủ Nghĩa, nhà trường và Thầy, Cô tìm đủ mọi cách để moi tiền học sinh. Từ sự bắt các em đóng thêm tiền gọi là "bồi dưỡng Thầy, Cô", "tiền nâng cấp giáo dục", "nâng cấp học đường", tiền thi tốt nghiệp, và đủ loại tiền khác, khiến cho hàng triệu trẻ em bỏ học, nhất là những em ở nông thôn. Ngoài ra, vì lương giáo chức không đủ sống, không giúp giáo chức có bảo hiểm sức khỏe, các Thầy, Cô phải xoay sở, mánh mung khủng khiếp mới có thể tồn tại trong nghề nghiệp. Nhiều Thầy, Cô bắt các em học thêm ở nhà, nếu không, thì nhất định bài vở của các em tại trường sẽ bị phê điểm xấu. Trường hợp mà Thầy, Cô không thể bắt các em học thêm vì môn học không cần thiết, như Sử, Địa, Văn... thì các giáo chức phải tổ chức bán tập vở, bán bút mực cho học sinh nếu không, phải đi bán hủ tiếu, bún, phở, hoặc cắt tóc dạo. Có Thầy giáo, sau khi hết giờ dậy học thì đạp xe đi về ngoại ô, kiếm vũng nước nào đó, để quăng lưới bắt tép, bắt tôm. Hôm nào trúng mánh, vớ được con cá rô, con cá quả thì mừng hơn trúng số.
"Thầy giáo lĩnh lương ba đồng;
Làm sao sống nổi mà không đi thồ?
Có thầy phải đạp xích lô;
Làm sao xây dựng tiền đồ Việt Nam?
Cô giáo phải bán bia ôm;
Ôm phải học trò ăn nói sao đây?" (Ca dao Việt Nam)
Điều đáng nói là một khi Thầy, Cô giáo không an tâm về cuộc sống, lúc nào cũng lo chạy gạo, thì chất lượng giáo dục không còn, Với những Thầy, Cô may mắn hơn, trách nhiệm về những môn cần thiết cho các cuộc thi như Toán, Lý Hóa, và Ngoại Ngữ, thì phải tất bật dậy kèm, sáng, tối. Trong khi dậy, cũng phải suy tính làm sao mà móc thêm tiền từ túi của các bậc cha mẹ, giầu có hay thiếu thốn cũng mặc. Tệ hại hơn nữa là cho dù lương giáo chức chỉ đủ cho tiền trả 25 tô phở, chính nhà trường cũng tìm cách quịt tiền lương giáo chức, ba bốn tháng mới trả một lần, mà còn trả thiếu. Năm ngoái, nhà trường ở 19 tỉnh miền Nam nợ lương giáo chức tới 17 tỷ đồng. Nhiều thầy, cô thiếu ăn, đói lả trong lớp. Đến lúc khủng hoảng quá và nếu không có điều kiện dậy kèm, không có một chút hy vọng ở tương lai, các Thầy, Cô giáo ấy sẽ trở thành cau có, cộc cằn, mắng nhiếc các em suốt ngày. Những câu "Sao mày ngu thế?", "Học hành như mày, chỉ toi cơm!", "Thằng mất dậy kia, lên đây đọc bài!" và những câu xỉ nhục khác được áp dụng mọi nơi, mọi chỗ. Có Thầy Cô trở thành điên, áp dụng những hình phạt quái đản như lấy chỉ khâu miệng học trò, bắt học trò liếm ghế ngồi của cô giáo, liếm ghế của bạn bè, bắt học trò đứng im cho cả lớp thay nhau tát. Có cô giáo vừa gầm rú, vừa quất thanh sắt vào học trò. Cô giáo trường Marie Curie thì phạt học trò nam bằng cách bắt học trò đứng im cho cô bóp vào chỗ kín của các em. Ngược lại, một số người chủ quản nhà trường lại trở thành những tên ma quỷ ghê tởm như mua dâm học trò, cưỡng hiếp gái tơ. Vụ Sẩm Đức Xương vẫn còn vang vọng trong trí não của những bậc phụ huynh và chính các em. Tất cả những tấm gương quái đản ấy làm cho học sinh cũng trở thành những đứa bất trị. Em thì chặn đường, đánh Cô giáo trọng thương; em khác thì mướn du côn xông vào lớp đánh thầy; có em vác dao đâm chém cô giáo. Tại một miền xa, ba học trò nam đón đường cô giáo và hãm hiếp. Gần đây, một em vác mã tấu vào lớp, chém đứt cổ cô. Trên màn ảnh Youtube, cảnh học trò lớp 11,12 đóng cửa lớp lại, các nữ sinh đè bạn ra, lột quần rồi chụp hình... được chuyển tải đi khắp thế giời. Thảm hại hơn nữa là một Youtube chiếu cảnh một em nữ sinh lớp 12 vạch áo ngực, thách nam sinh bú tí ngay trong lớp!. Hiện nay, để tránh bị học trò nam chê là "nhà quê", các em nữ sinh thi nhau đi ngủ qua đêm với bạn trai.
Thảm cảnh giáo dục còn thể hiện qua việc phân cách xã hội, phân chia giai cấp cùng cực. Trong lúc các em con nhà nghèo không có phương tiện để trả tiền học, các cậu ấm cô chiêu con nhà Tư Bản đỏ thì sinh hoạt xa xỉ ngất trời. Các em đua nhau xài thuốc lắc, suốt đêm nhẩy nhót tại các vũ trường với giá cho một tối chơi khuya như thế bằng lương năm của một thầy, cô giáo. Tại các vũ trường lắc bạo hơn, các nữ sinh say thuốc thi nhau cởi hết áo ra rồi lắc như điên cuồng. Nhiều nữ sinh nhẩy cột điêu luyện hơn vũ nữ chuyên nghiệp. Sau các màn lắc như thế, tại các khách sạn, các em đua nhau làm tình tập thể. Nhìn những tấm hình trên Youtube, thấy cảnh các em choai choai nằm vật vã trên sàn, trên sa-lông, quần áo quăng vất bừa bãi, mà người có tâm huyết thấy tim mình như bật tung máu.
Điều đau đớn nhất là cho dù hệ thống giáo dục tan nát như thế mà Đảng vẫn bắt các em lải nhải, học thuộc lòng "Năm điều Bác Hồ dậy". Để trả lời cho việc đó, một nhà thơ trẻ, Phạm Văn Hải, vẫn còn đang ở Việt Nam, đã viết lên một bài đáng ghi lại trong văn học:
"Em là cựu học sinh,
Dưới mái trường cấp I, II năm nào...
Nhớ về các Thầy Cô giáo
Truyền cho em bài học năm xưa
Bài bắt buộc mỗi mùa khai trường gõ cửa
Bài cấm được quên trong giáo án Thầy Cô lên lớp:
"Năm điều Bác Hồ dạy"
Ba mươi năm trôi qua
Em tự hỏi rằng:
Học thuộc năm điều ấy để làm gì
Nếu không mang nó vào cuộc sống?
Thưa Thầy Cô, Nhà Trường cùng Xã Hội...
Trên hết là Đảng và Nhà Nước này
Làm sao để thực hành bài học ấy trong cuộc sống hôm nay?"....
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét