khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Nói về từ "Khai Phóng" --- LÊ CẢNH



Phan Chu Trinh:nhà Ái Quốc khai phóng VN
                                
Còn nhớ, thời Miền Nam trước 1975, có một đề bài Tập Làm Văn như vầy ( những ai sinh trước sau năm 1960, đi học ở Miền Nam, hẳn có biết ) :
"Cao Bá Quát có phải là nhà cách mạng không ? Hãy chứng minh."
Một đề Văn như vậy sẽ có tác dụng gợi mở và kích thích tư duy đến cở nào … !? Học sinh, sinh viên được quyền tự do nhận định “Có – Không”, “Đúng – Sai”, và sẽ được / phải vận dụng hết tất cả tư duy và kiến thức của mình về Văn, Sử, Địa, Triết, Chính Trị … để làm sáng tỏ nhận định của mình, của “chính mình”, “riêng mình”, một cách độc lập mà không hề bị áp đặt bởi một “ý thức hệ”, “lập trường quan điểm”, “kim chỉ nam”, “hòn đá tảng” … nào … ! …

Ấy chính là dấu hiệu của một nền giáo dục mang triết lý Khai Phóng …

Tiếc thay, một đề Văn như vậy, lại bị coi là sản phẩm của một nền Văn Hóa “đồi trụy”, nằm trong một chế độ Cộng Hòa “phản động”, nên đã bị “cách mạng” … ( UẤT ! ) … để thay bằng một nền giáo dục “tiến bộ”, trong đó có một đề Toán ( nhấn mạnh : “đề Toán” ) : 

"Anh du kích hôm qua diệt được 3 tên Mĩ, hôm nay diệt được 5 tên Mĩ. Hỏi cả hai hôm anh du kích diệt được bao nhiêu tên Mĩ ?"

Còn về Văn, ta thấy đầy rẫy những :

“Qua cuộc đời, sự nghiệp, thơ văn … của ABC … hãy chứng minh ABC là một nhà cách mạng ( lớn ), một nhà văn, thơ cách mạng ( lớn ) …, suốt đời tận tụy hy sinh, cống hiến …” … vv và vv … 

Sự giáo dục man rợ và định hướng ngu dân là quá rõ ràng và áp đặt ; học sinh, sinh viên không thể nói điều ngược lại … Mà, biết đâu, hay chắc chắn, điều ngược lại mới chính là điều họ muốn nói, muốn chứng minh … ! …
Tại sao không là :
"Hồ Chí Minh có phải là nhà cách mạng không ? Hãy chứng minh."
Hay : 

"Hãy so sánh và đánh giá thơ, văn, nhạc, họa của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hữu Loan, Phan Khôi, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân … trước và sau năm 1945."

Mong rằng trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, dù là dưới bất kỳ một chính thể nào, rồi sẽ có lúc có những đề Văn như vậy !

Có câu : “Trí Thức là người có tinh thần phê phán” ( – Về Trí Thức Nga – ).
Chỉ có một nền giáo dục mang triết lý Khai Phóng mới có thể đào tạo ra những con người Trí Thức chân chính có đầy đủ bản lĩnh để tư duy độc lập, không chỉ biết cách “giải quyết vấn đề”, mà còn biết cách “đặt vấn đề”, có tinh thần phê phán lành mạnh, phản biện khách quan, làm tiền đề để xây dựng nên một cơ chế xã hội Dân Chủ tiến bộ với Tam Quyền Phân Lập và Đệ Tứ Quyền Tự Do Ngôn Luận ! 

(Nguồn: http://www.drnikonian.com/2013/12/mot-nen-giao-duc-tu-te-thi-nhu-the-nay-nay/#comment-8252

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét