Vẫn biết, hồng đài các, phong lan sắc nước hương trời, tulip dạn dĩ bắc cầu tình yêu và vô số những loài hoa kiêu sa khác làm rung động lòng người bởi hương, sắc, tình. Nhưng, nét hoang dại của Dã quỳ có lẽ sẽ khiến người ta nhớ mãi.
Mỗi dịp hoa dã quỳ nở rộ, khu du lịch Đà Lạt lại trở nên vô cùng hấp dẫn đối với du khách.
Dã
quỳ, hay còn gọi là cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng
dương Mexico, cúc Nitobe là một loài thực vật trong họ Cúc (Asteraceae).
Dã quỳ được người Pháp đưa vào trồng ở các đồn điền Lâm Đồng, nhờ hạt
dễ phát tán, cây dễ trồng mà Dã quỳ đã dần chiếm lĩnh những vùng đất
hoang dại khắp Tây Nguyên. Và có thể chắc chắn một điều, cuộc sống cũng
những người dân nơi đây hẳn không ai không biết sự có mặt có loài hoa
này.
Dã quỳ có mặt ở khắp mọi nơi trên mảnh đất Đà Lạt
Nói là loài hoa của Tây Nguyên, nhưng khi nhắc đến mùa hoa dã quỳ thì hẳn sẽ nhắc đến Đà Lạt- xứ sở ngàn hoa.
Chắc hẳn nhiều người sẽ so sánh địa vị của hoa dã quỳ- một loài hoa dại
với rất nhiều loài hoa kiêu sa khắc hiện mình tại vùng đất cao nguyên
này. Các bạn hãy cứ nghĩ, "điểm nhấn tạo nên sự khác biệt", một nét
hoang dại nào đó của dã quỳ chính là điều khiến người ta đặc biệt nhớ
mãi về nó!
Vàng rực rỡ, giản đơn- nét riêng không lẫn vào đâu của loài hoa hoang dã này!
Dã quỳ nở chính là lúc mùa khô bắt đầu, thời điểm bắt đầu Festival hoa,
là lúc du khách tìm về thành phố Đà Lạt, để được hòa mình với khung cảnh
mộng mơ nơi cao nguyên xanh mát, và hơn cả là để đắm chìm trong sắc
vàng rực rỡ hoang dại của dã quỳ. Các bạn hoàn toàn có thể so sánh dã
quỳ với hoa hướng dương. Dã quỳ không lớn như hướng dương nhưng sự ấm áp
chúng mang lại cho bạn trong tiết trời se lạnh của Đà Lạt sẽ khiến bạn
không khỏi bồi hồi và tự vấn.
Dã quỳ tỏa sắc vàng trong nắng, ấm áp đến lạ thường!
Có
lẽ, sắc vàng đặc trưng của dã quỳ sẽ đẹp nhất vào buổi sáng sớm, khi
cái nắng của mùa đông vừa hừng, những tia nắng len lỏi qua những tán
cây, phản chiếu qua những hạt sương còn đọng trên lá và những cánh hoa.
Tại bất cứ đâu, bạn hoàn toàn có thể bắt gặp sắc vàng ươm nắng của dã
quỳ, đơn giản thôi, vì nó hoang dã mà, mãnh mẽ mà, sống và phát triển ở
bất cứ đâu! Mùa hoa dã quỳ vàng rực rỡ,nồng ấm đầy ám ảnh như câu thơ về
Đà Lạt thành phố mộng mơ của thi sĩ Trần Thoại Nguyên: "Hoa dã quỳ vàng
mùa thắp lửa tình yêu!"
Hoang dã, mạnh mẽ, có thể phát triển ở bất cứ đâu, đó chính là Dã quỳ
Nếu
hoa tam giác mạch Hà Giang, hoa cải trắng Mộc Châu... khiến những bạn
trẻ miền Bắc nô nức, thì mùa dã quỳ vào tháng 10 sẽ là khoảng thời gian
các bạn trẻ Đà Lạt và những vùng lân cận hứng khởi "xách máy ảnh lên và
đi".
Có rất nhiều bạn trẻ xách máy lên và đi tới Đà Lạt vào mùa dã quỳ
Điểm
để các bạn ngắm dã quỳ, có lẽ là tất cả mọi nơi trong thành phố, sườn
đồi, ngõ nhỏ, ngoại ô, tất cả mọi nơi, dã quỳ đều dung dị khoe hương,
sắc. Nhưng đoạn từ D’ran lên Đà Lạt- cung đường đẹp bậc nhất cao nguyên
Lang Bian, sẽ khiến bạn thích thú hơn cả bởi màu hoa dã quỳ đã nhuộm
vàng dọc hai bên đường. Nếu đi vào sáng sớm, bạn sẽ có cảm giác như lạc
vào cõi tiên với những tầng mây la đà, dưới đất ẩn hiện màu vàng hoang
hoải xen lẫn trong làn sương mờ ảo. Đoạn từ Liên Khương về Đà Lạt cũng
là cung đường ngắm dã quỳ thích mắt. Bên cạnh đó, những vườn hoa dã quỳ
vàng rực tại sân ga Đà Lạt cũng
khiến không ít du khách ngẩn ngơ. Bởi chẳng thế mà nơi đây trở thành
nơi ghi lại những khung hình hạnh phúc của các cặp uyên ương.
Bạn sẽ mê man đuổi theo những triền hoa vàng nối tiếp, nối tiếp.
Càng đi, rừng hoa dã quỳ càng trải rộng, rực rỡ, hút hồn, lấn át dần màu
lá xanh, bạn sẽ mê man đuổi theo những triền hoa vàng nối tiếp, nối
tiếp.
Hoa nở khắp nẻo, vàng rực lên tít ngọn đồi xa, ám ảnh sắc hoa theo chân người đến từng ngõ nhỏ, từng con ngõ của phố núi...
Giữa xứ sở ngàn hoa, trăm sắc, trăm hương, ánh mắt người ta vẫn dễ dàng
nhận ra màu vàng không thể trộn lẫn của những cánh dã quỳ. Hoa nở khắp
nẻo, vàng rực lên tít ngọn đồi xa, ám ảnh sắc hoa theo chân người đến
từng ngõ nhỏ, từng con ngõ của phố núi... Hoa dã quỳ vàng tạo cho cao
nguyên Đà Lạt trở nên đẹp rực rỡ, khác biệt hơn bao giờ hết!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét