khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Phỏng Vấn Huỳnh Thục Vy







Văn hóa kinh doanh của người Nhật không chỉ là cúi đầu - Tác giả Ts Nguyễn văn Tuấn







"Ùn tắc tiêu chí" nghĩa là gì?




"Đánh giá ùn tắc giao thông dựa trên tiêu chí kéo dài trên 30 phút mang tính chất định tính, chưa phù hợp với tình hình giao thông thực tế nên UBND TPHCM đề xuất bộ tiêu chí đánh giá mới."

Họ nói cái gì vậy cà? Chẳng lẽ phải theo lời ngài giám đốc Viet Nam Airlines về học lại tiếng Việt hay sao? (1) Mà sao lại lớ lớ như tiếng Bắc Kinh thế này!

"Ùn tắc", có chỗ viết "ùng tắc", biết là gì rồi, nghe mãi cũng phải quen đi chứ. Nhưng sao không nói là "kẹt xe" như ở Miền Nam trước đây, cho dễ hiểu một chút? Sao cứ phải "ùn tắc", "ùng tắc" hay là "ủng tắc 壅塞" như mấy người Tàu há?

Còn hai chữ "tiêu chí"? Lâu nay tràn lan như nấm dại, chẳng thua gì "xử lý" loạn cào cào.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM (2017) giải thích thêm ở dưới: "đó là tiêu chí đánh giá hiện nay về kẹt xe." (2) mà chẳng nói rõ gì hơn. Dù sao, cũng cám ơn ông đã dùng hai chữ "kẹt xe" thay vì "ùn tắc".

Thử tìm hiểu thêm về hai chữ "tiêu chí".

Gặp cái nhan đề to tướng như sau: "Bộ Giáo dục dự kiến 5 tiêu chí đánh giá sách giáo khoa." (3)

Đọc xuống đoạn dưới bài báo, có ông giáo sư nói thêm: "Ban thường trực đề án đổi mới giáo dục phổ thông đã đưa ra 5 tiêu chuẩn đề xuất đánh giá sách giáo khoa." (3)

À thì ra "tiêu chí" trong hai cái nhan đề ở trên chính là "tiêu chuẩn".

Nhưng đọc ở một chỗ khác, lại gặp câu sau: "Thủy Đông: Tập trung hoàn thành tiêu chí giao thông." (4)

Xin đọc thêm: "Giao thông nông thôn là một trong những tiêu chí khó thực hiện của xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An trong xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, xã tập trung nguồn lực để hoàn thành tiêu chí này."

"Tiêu chí" ở đây ý muốn nói cái gì cà?

Xem đây: "Phấn đấu năm 2019 đạt chuẩn xã nông thôn mới, vì vậy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thủy Đông đang nỗ lực hoàn thành những mục tiêu đề ra." (4)

Hóa ra, "tiêu chí" cũng là "mục tiêu" các bạn ạ.

Tóm lại, tiêu chí = tiêu chuẩn = mục tiêu (5)

Còn mấy chữ "tính chất định tính" trong cái nhan đề thứ nhất nghĩa là cái gì vậy?


Xin hẹn lần khác.

Chú thích


(1) Cách đây mấy năm, trả lời phỏng vấn một kí giả đài BBC tiếng Việt, về một vụ lôi thôi tham nhũng gì đó, ông giám đốc VietNam Airlines đã mắng người kí giả không nói thạo tiếng Việt.


(2) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/tp-hcm-danh-gia-lai-tieu-chi-khong-co-un-tac-vi-xe-van-nhuc-nhich-370670.html


(3) https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bo-giao-duc-du-kien-5-tieu-chi-danh-gia-sach-giao-khoa-3210592.html


(4) http://baolongan.vn/thuy-dong-tap-trung-hoa-n-tha-nh-tieu-chi-giao-thong-a37221.html


(5) http://tieng-viet-dtk.blogspot.fr/2016/02/nhan-oc-mot-ban-tin-tren-internet-suy.html

tiêu chí: Xem các từ điển quen thuộc cũ — như Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Tự điển tiếng Việt của Hội Khai Trí Tiến Đức..., không thấy từ này. Tham khảo "Hán ngữ đại từ điển", "tiêu chí" có hai nghĩa: 1) Cột mốc, du hiu riêng bit, đc trưng; 2) Đánh dấu, nêu rõ, chng t, cho thy. Hai nghĩa này đều không thích hợp với từ tiếng Pháp "critères". Bản tin chữ Hán dùng từ "tiêu chuẩn" 標準 đúng nghĩa hơn. Như vậy, bản tin tiếng Việt đã lẫn lộn "tiêu chí" với "tiêu chuẩn". 




CSVN rước giặc Tàu Cộng vào nhà




A defiant map-hunter stakes Vietnam’s claims
in the South China sea
 
By MIKE IVES
 
DANANG, Vietnam — Eight years ago, officials in Danang asked Tran Duc Anh Son to travel the world in search of documents and maps that support Vietnam’s territorial claims in the South China Sea.

 He did, and he concluded that Vietnam should challenge China’s activities in waters around some of the sea’s disputed islands, as the Philippines successfully did in a case that ended last year. But his bosses would not be moved.

“They always say to me, ‘Mr. Son, please keep calm,’” he said during an interview at his home in Danang, the coastal city where he is the deputy director of a state-run research institute. “‘Don’t talk badly about China’.”

Vietnam’s top leaders are “slaves” to Beijing, he added bitterly, as torrential rain beat against his windows. “That’s why we have many documents that are kept in the dark”.

Dr. Son’s mission, and his bosses’ demurrals, are signs of the times in Vietnam, which has always lived in China’s shadow but also harbors a fierce independent streak.

 China’s assertiveness in the sea has caused deep anxiety for Vietnam, which regards territorial sovereignty as a sacred principle, and emboldened the government to promote claims over the disputed Spratly and Paracel archipelagos more aggressively.

 Yet even as evidence for such claims piles up, analysts say that Hanoi has been reluctant to weaponize it. China, after all, is Vietnam’s next-door neighbor and largest trading partner, as well as an increasingly assertive hegemon that is building a string of military outposts on reclaimed land in the sea.

 Everyone in Vietnam, “government and nongovernment, has the same sense that the Chinese should stay away from those islands,” said Liam C. Kelley, a professor of history at the University of Hawaii at Manoa who has studied the roots of the relationship between the two countries.

 But he said the recent surge of nationalism over China’s expansive vision raises a thorny question: “How do you position yourself as defending Vietnam from China when China is basically your backbone?” Chinese dynasties ruled present-day Vietnam for a millennium, leaving positive cultural legacies but also a trail of resentment. Beijing helped Hanoi defeat the French to win independence in 1954 but also invaded northern Vietnam in 1979, setting off a brief border war.

 In 2014, anti-China sentiment flared when a state-owned Chinese oil company towed an oil rig to waters near Danang, provoking a tense maritime standoff and anti-Chinese riots at several Vietnamese industrial parks.

 Interest in territorial sovereignty has long been “in the heart” of the Vietnamese people, said a senior Vietnamese legal expert in Hanoi, who insisted on anonymity to discuss a sensitive political matter. But the oil rig crisis has greatly magnified the interest.

 China has controlled the Paracels since 1974, when it seized them from the former government of South Vietnam in a naval clash. It has bolstered its foothold in the Spratlys recently through an island-building campaign. Chinese officials and scholars seek to justify Beijing’s claim to sovereignty over waters that encircle both archipelagos — represented by what they now call the nine-dash line — by citing maps and other evidence from the 1940s and ’50s.

 But some in Vietnam, like Dr. Son, are trying to marshal their own historical records — even if they may have little power to dissuade China.

 Dr. Son, 50, and other Vietnamese scholars say the Nguyen dynasty, which ruled present-day Vietnam from 1802 to 1945, wielded clear administrative control over the Paracels by sending survey parties and even planting trees on them as a warning against shipwrecks. This happened decades before imperial or post-revolutionary China showed any interest in the islands, they say.

“The Chinese know very clearly they never mentioned the Hoang Sa or the Truong Sa in their history books or historical maps”, Dr. Son said, using the Vietnamese terms for the Paracels and Spratlys.

By contrast, he said, he found evidence in more than 50 books — in English, French, Dutch, Spanish and Portuguese — that a Nguyen-era Vietnamese explorer planted the royal flag in the Paracels in the 1850s.

International arbitration over territorial sovereignty can only proceed if both parties agree, analysts say, and China has shown no interest in that. Still, the frenzy of interest in Vietnam’s maritime history since about 2012 has produced a buzz in the state-run news media — and a few unexpected heroes.

One is Tran Thang, a Vietnamese-American mechanical engineer who lives in Connecticut. He said by telephone that he had donated 153 maps and atlases to the Danang government in 2012 after ordering them on eBay for about $30,000.

Among Vietnamese academics who study the government’s territorial claims in what it calls the East Vietnam Sea, Dr. Son is among the most prominent.
 
He was born in 1967 in Hue, about 50 miles northwest of Danang, and his father was killed in 1970 while fighting for South Vietnam. “I only remember the funeral,” he said.
He grew up poor, he said, but excelled at Hue University, where his history thesis explored Nguyen-era porcelain. He later directed Hue’s fine arts museum and led a successful bid to make its imperial citadel a Unesco World Heritage site.
 
As a student poking around dusty archives, Dr. Son said, he would photocopy maps that highlighted Vietnamese territorial claims in the South China Sea. So when top officials in Danang asked him in 2009 to pursue the same research on the government’s behalf, he said, he leapt at the chance.
 
“I’m always against the Chinese,” he said by way of explanation. Chinese scholars have been conducting rival research for years with support from Beijing, he added, and he sees his own work as payback.
 
Danang officials allowed Dr. Son to recruit a seven-member support team, he said, but did not fund his international travel. He said he paid for some of the research that he has conducted since 2013 across Europe and the United States, where he was a Fulbright scholar at Yale University, out of pocket.
 
Dr. Son, the deputy director at the Danang Institute for Socio-Economic Development, said he still held out hope that Vietnam would take China to court.
 
But he also said he was not holding his breath and had little say in the outcome.
 
“I’m not political,” he added. “I’m a scientist”.
 
 
 
-----------------------
 
 
Kẻ nội thù  -  Bản dịch Vũ Quốc Ngữ
 
 
 
 
Người đi tìm bản đồ về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông - Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - cho hay chính phủ Việt Nam không sử dụng những tài liệu mà ông tìm ra để kiện Trung Quốc. “Do vậy, nhiều tài liệu của chúng tôi không được công bố”.
 
Đà Nẵng, Việt Nam – 8 năm trước, lãnh đạo Đà Nẵng đã yêu cầu Trần Đức Anh Sơn đi khắp thế giới để tìm kiếm các tài liệu và bản đồ hỗ trợ cho các tuyên bố lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông. 

Ông đã làm như yêu cầu, và ông kết luận rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc về các hoạt động trong vùng nước xung quanh một số hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông, như Philippines thành công khi kiện Trung Hoa lên Toà án Trọng tài Quốc tế kết thúc vào năm ngoái. Tuy nhiên, những lãnh đạo của ông đã im lặng.


“Họ luôn luôn nói với tôi rằng ‘Anh Sơn, hãy giữ bình tĩnh’” ông nói trong một cuộc phỏng vấn tại nhà riêng ở Đà Nẵng, thành phố ven biển, nơi ông là phó giám đốc một viện nghiên cứu của nhà nước. “Đừng nói xấu về Trung Quốc” là yêu cầu của lãnh đạo đối với ông. Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam là “nô lệ” của Bắc Kinh, ông nói thêm một cách cay đắng, khi mưa xối xả đập vào cửa sổ của ông. “Đó là lý do tại sao chúng tôi có nhiều tài liệu không được công bố.”


Sứ mệnh của Tiến sĩ Sơn, và thái độ im lặng của ban lãnh đạo là dấu hiệu của các giai đoạn trong đó Việt Nam luôn sống dưới cái bóng của Trung Quốc nhưng muốn một sự độc lập nào đó. 


Sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra lo lắng cho Việt Nam, coi chủ quyền lãnh thổ là một nguyên tắc thiêng liêng và khuyến khích chính phủ thúc đẩy các tuyên bố về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 


Tuy nhiên, ngay cả khi bằng chứng cho những tuyên bố như vậy được thu thập được, Hà Nội không muốn dùng chúng như những vũ khí, theo các nhà phân tích nói. Trung Quốc, quốc gia láng giềng kế cận và đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đang ngày càng quyết đoán trong việc xây dựng một chuỗi các tiền đồn quân sự trên biển Đông. 


Mọi người ở Việt Nam, “chính phủ và các cơ quan phi chính phủ ở đều chia sẻ một ý nghĩ chung là Trung Quốc nên tránh xa những hòn đảo đó, theo Liam C. Kelley, giáo sư về lịch sử tại Đại học Hawaii ở Manoa và là người đã nghiên cứu nguồn gốc của mối quan hệ giữa hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. 


Nhưng ông nói rằng việc sống dậy chủ nghĩa dân tộc gần đây do sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông đặt ra một câu hỏi gai góc “Làm thế nào mà bạn có thể bảo vệ Việt Nam khỏi Trung Quốc khi Bắc Kinh chống lưng Hà Nội?”


Trung Quốc từng cai trị Việt Nam trong một giai đoạn kéo dài một nghìn năm, để lại nhiều di sản văn hóa tích cực nhưng cũng chuốc lấy sự căm giận từ người dân. Bắc Kinh đã giúp Hà Nội đánh bại Pháp để giành được độc lập năm 1954 nhưng cũng xâm chiếm miền Bắc Việt Nam vào năm 1979, bắt đầu cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi.
 
Vào năm 2014, tinh thần chống Trung Quốc bùng nổ khi một công ty dầu mỏ của Trung Quốc kéo một giàn khoan dầu lên vùng biển gần Đà Nẵng, gây ra căng thẳng hàng hải và nhiều cuộc bạo loạn chống Trung Quốc tại một số khu công nghiệp của Việt Nam. 

Một chuyên gia cao cấp về luật tại Hà Nội, người không muốn tiết lộ danh tính khi nói về chính trị nhạy cảm, nói rằng sự quan tâm đến chủ quyền lãnh thổ đã từ lâu đã là “trái tim” của người Việt Nam. Nhưng vụ giàn khoan đã làm tăng thêm sự quan tâm. 


Trung Quốc đã kiểm soát Hoàng Sa từ năm 1974 sau một cuộc hải chiến với Việt Nam Cộng Hoà. Bắc Kinh gia tăng sự hiện diện ở Trường Sa bằng một chiến dịch xây dựng đảo nhân tạo ở quần đảo này.

Nhiều quan chức và học giả Trung Quốc tìm cách biện minh cho tuyên bố chủ quyền chín đoạn của Bắc Kinh đối với vùng biển bao quanh cả hai quần đảo bằng cách trích dẫn các bản đồ và các bằng chứng khác từ những năm 1940 và 1950.

Nhưng một số ở Việt Nam, như Tiến sĩ Sơn, đang cố gắng thu thập các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của quốc gia ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cho dù họ có ít quyền hạn để ngăn cản Trung Quốc.

Tiến sĩ Sơn, 50 tuổi, và các học giả Việt Nam khác nói rằng triều đại nhà Nguyễn, trị vì Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945, đã kiểm soát hành chính đối với Hoàng Sa bằng cách gửi người đi khảo sát quần đảo này và thậm chí trồng cây trên đó như là một cảnh báo đề phòng tàu đắm. Họ nói rằng điều này đã xảy ra vài thập niên trước khi người Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến các hòn đảo này.

“Người Trung Quốc biết rất rõ rằng họ không bao giờ đề cập đến Hoàng Sa hay Trường Sa trong sách lịch sử hoặc bản đồ lịch sử của họ”, tiến sĩ Sơn nói.

Ngược lại, ông cho biết, ông đã tìm thấy bằng chứng trong hơn 50 cuốn sách bằng tiếng Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – về việc một nhà thám hiểm Việt Nam thời Nguyễn đã đặt lá cờ hoàng gia ở Hoàng Sa vào những năm 1850.

Các nhà phân tích cho rằng, trọng tài quốc tế về chủ quyền lãnh thổ chỉ có thể tiến hành nếu hai bên đồng ý, và Trung Quốc đã không quan tâm đến vấn đề này.

Tuy nhiên, việc quan tâm đến lịch sử hàng hải của Việt Nam kể từ năm 2012 đã tạo ra tiếng vang trên các phương tiện truyền thông nhà nước và có nhiều thú vị bất ngờ.

Một là Trần Thắng, một kỹ sư cơ khí người Việt Nam sống ở Connecticut. Ông nói qua điện thoại rằng ông đã tặng 153 bản đồ và sách atlases mua chúng trên eBay với giá khoảng 30.000 USD.

Trong số các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu về lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông, TS. Sơn là một trong số những người nổi bật nhất.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho hay chính phủ Việt Nam không sử dụng những tài liệu mà ông tìm ra để kiện Trung Quốc. “Do vậy, nhiều tài liệu của chúng tôi không được công bố".
 
 



Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn

 
Ông sinh năm 1967 tại Huế, khoảng 50 dặm về phía tây bắc của thành phố Đà Nẵng, và cha của ông đã bị giết chết vào năm 1970 trong khi chiến đấu ở phe Việt Nam Cộng hoà. “Tôi chỉ nhớ đám tang” ông nói.

Ông lớn lên trong nghèo khó, nhưng học xuất sắc trong trường Đại học Huế, nơi luận án lịch sử của ông đã khám phá đồ sứ thời Nguyễn. Sau đó ông lãnh đạo viện bảo tàng mỹ thuật của Huế và đã nỗ lực trong việc đưa kinh thành Huế trở thành di sản UNESCO.

Tiến sỹ Sơn cho biết, ông muốn sao chụp bản đồ nêu bật các yêu sách lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông. Vì vậy, khi các quan chức hàng đầu ở Đà Nẵng yêu cầu ông trong năm 2009 thực hiện một nghiên cứu của chính phủ, ông đã không bỏ lỡ cơ hội.

“Tôi luôn chống lại Trung Quốc,” ông nói bằng cách giải thích. “Các học giả Trung Quốc đã và đang tiến hành nghiên cứu tương tự trong nhiều năm với sự hỗ trợ của Bắc Kinh". Ông thấy công việc của mình không uổng, ông cho biết.

Các quan chức Đà Nẵng đã cho phép Tiến sĩ Sơn tuyển mộ một nhóm hỗ trợ gồm bảy thành viên, nhưng không tài trợ cho chuyến đi quốc tế của ông. Ông nói ông đã phải dùng tiền túi của mình để thanh toán cho một số nghiên cứu mà ông đã tiến hành từ năm 2013 trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ, nơi ông là một học giả Fulbright tại Đại học Yale.

Tiến sĩ Sơn, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội thành phố Đà Nẵng, cho biết ông vẫn hy vọng rằng một ngày Việt Nam sẽ đưa Trung Quốc ra tòa.

Nhưng ông không nói nhiều về kết quả cuối cùng nếu có một vụ kiện như thế. “Tôi không phải là chính trị gia,” ông nói thêm. “Tôi là một nhà khoa học"
 


 

BOT Cai Lậy: Câu chuyện Bó Đũa thời nay







Bài học "rút ruột dân" từ BOT Cai Lậy







Biểu tình với ảnh "bác", cờ "đảng", nhưng còn tùy...







Tàu Cộng gom đại lực, nhưng thiếu đại nghĩa







Giải Thưởng Âm Nhạc và Văn Chương Tự Do công bố ngày 8/12/2017 tại Sydney, Úc







Hỏa-Táng! - Tác giả Trần Ngọc Nguyên Vũ




Mặt trận Charlie. Mùa Hè 72

Để tưởng-niệm Thái-Dương Dương-Huỳnh-Kỳ PĐ-530, và những phi-công khu-trục, Quan-Sát, Trực-Thăng cùng các KQ đồn trú tại PleiKu, vùng trời “Phố-Núi” mây mù, đã hy-sinh cho lý-tưởng tự-do của dân-tộc. Tổ-quốc tri-ân các anh.

Trần Ngọc Nguyên Vũ

Hai chiếc khu-trục A1 trang-bị tối đa với dàn bom lửa và hỏa-tiễn công-phá dưới cánh, trong đội hình hành-quân, lao mình xuyên mây bay về hướng Tân-Cảnh. Anh đảo mắt quan-sát…Cả một vùng núi rừng trùng-điệp của vùng Tây-Nguyên đang đắm chìm trong màn sương chiều âm-u và khói đạn…Tiếng âm-thoại của phi-cơ quan-sát và quân bạn trên băng-tần FM vọng lên qua nón bay nghe như tiếng réo gọi của tử-thần. Anh bấm nút liên-lạc với phi-cơ quan-sát:

- Bắc-Đẩu đây Thái-Dương gọi, bạn nghe rõ không trả lời.

Tiếng người phi-công quan-sát dồn-dập vang lên:

- Thái-Dương, Bắc-Đẩu nghe bạn năm trên năm (5/5). Chúng tôi đang đợi bạn trên mục-tiêu. Xin bạn cho biết vị-trí, cao độ, và trang-bị.

- Phi-tuần Thái-Dương gồm hai A1, Trang bị bom lửa, đại-bác 20 ly và hỏa-tiễn công-phá. Hiện tại chúng tôi đang ở phía Tây-Nam của Tân-Cảnh 10 dậm. Cao độ 5,000 bộ.

- Bắc-Đẩu nghe bạn rõ. Phía Tây-Nam Tân-Cảnh…OK! Chúng tôi đang ở hướng 10 giờ của bạn đó. Cao độ 3,000 bộ.

- Thái-Dương hiểu, hướng 10 giờ…OK! Chúng tôi thấy bạn rồi, xin cho biết thêm chi-tiết.

- Quân bạn hiện đang đụng độ nặng với địch; địch có đại-pháo 130-ly yểm-trợ từ hướng Tây, và sơn-pháo từ sườn núi phía Tây-Bắc tại cao độ 600 bộ. Tôi sẽ cho bạn một ly cam vắt để giải-khát.

Anh cười trong máy, thầm cảm-phục người phi-công quan-sát gan dạ và đầy nghệ-sỹ tính, dù trong những hoàn-cảnh hiểm-nghèo. Một cột khói mầu da cam bốc lên khỏi ngọn cây. Tiếng người phi-công quan-sát gọi tiếp:

- Thái-Dương đây Bắc-Đẩu. Mục-tiêu là khu rừng phía Tây, cách trái khói 100 thước, cứ-điểm xuất phát của đoàn xe Molotova địch. Quân bạn ở hướng Đông của trái khói 200 thước. Phòng-không được ghi nhận là có đại-bác 37 ly và hỏa-tiễn tầm nhiệt SA7. Xin bạn cẩn thận.

- Cám ơn Bắc-Đẩu. Thái-Dương nhận bạn năm trên năm. Vị trí quân bạn cách mục-tiêu 300 thước về hướng Đông.

Nói xong anh lắc cánh ra hiệu cho số hai chuyển qua đội-hình chiến-đấu rồi bấm máy liên-lạc:

- Thái-Dương hai đây một gọi.

Tiếng Kỳ trả lời trong máy:

- Hai nghe năm.

- Vòng đầu mình sẽ vào theo hai trục khác nhau. Số một đi bom theo hướng Đông-Tây, lấy cao độ về bên phải. Số hai vào theo hướng Bắc-Nam, dùng hỏa-tiễn bắn phủ đầu, lấy cao độ về bên trái. Vòng thứ nhì giữ cao độ 3,500 bộ và đổi ngược hướng oanh-kích. Lưu ý quân bạn cách mục-tiêu 300 thước về phía Đông. Coi chừng phòng-không địch có đại-bác 37 ly và SA7.

Tiếng Kỳ trả lời, giọng lạnh băng, và sắc gọn:

- Thái-Dương hai hiểu.

Sau Tết Mậu-Thân năm 1968, cuộc chiến tại miền Nam càng ngày càng trở nên sôi-động và khốc-liệt hơn. Những Phi-Công của Không-Lực Việt Nam Cộng-Hoà đã phải thường-xuyên đối đầu với hỏa-lực phòng-không tối-tân và hùng-hậu của địch. Họ đã phải trả một giá rất đắt để đem lại chiến-thắng cho các đơn-vị bạn. Những chiến-thuật oanh-kích cổ-điển theo đúng tinh-thần an-phi, nhiều khi đã không còn thích-hợp nữa. Trong những phi-vụ yểm-trợ tiếp-cận cho quân bạn, các phi-tuần-trưởng khu-trục đã uyển-chuyển thay đổi chiến-thuật tùy theo địa-hình, địa-vật và khả-năng của người phi-tuần-viên tại chiến-trường…Lần này bay chung với Kỳ, anh rất tin-tưởng vào nghệ-thuật nhào lộn, cùng tài thả bom chính-xác của người phi-công trẻ…

Anh đẩy nhẹ tay ga lên vi-thế tiền oanh-kích, liếc mắt kiểm-soát thật nhanh bảng phi-kế trước mặt rồi lật ngửa phi-cơ, chúi mũi lao mình xuống thấp sát ngọn cây. Anh thấy đoàn xe Molotova của địch lố-nhố như những con cua sắt bò lổn-nhổn trên mặt đất. Anh bấm nút nhả hai trái bom lửa xuống mục-tiêu. Cùng một lúc, phi-cơ của Kỳ quẹo gắt về hướng trái 90 độ, cắt ngang đường bay số một, từ trên cao bổ xuống như một con đại-bàng đang vồ mồi, tung ra một chùm hỏa-tiễn công-phá vào sườn núi. Đạn phòng-không từ bên dưới tưới lên tới tấp…Anh mím môi kéo mạnh cần lái, chiếc khu-trục cơ vọt lên như con thần-long cuốn nước…hai bên cánh quét hai vệt khói trắng dài in hằn lên bầu trời xám đục như những nét chấm phá tuyệt-vời trong một bức tranh thủy-mạc… Qua ống nghe trong nón bay, anh nghe rõ tiếng quân bạn và phi-cơ quan-sát reo lên:

- Thái-Dương đánh tuyệt đẹp. Đúng ổ con chuồn-chuồn rồi. Báo cáo sơ khởi, có ba tiếng nổ phụ trên sườn núi phía Bắc, và năm Molotova địch bị đốt cháy…

Anh lấy cao độ, điều-chỉnh lại đội hình chiến-đấu, nhắc nhở số hai coi chừng phòng-không địch, rồi vào vòng bắn dùng hỏa-tiễn bắn che cho phi-cơ của Kỳ xuống thả bom. Tiếng người phi-công quan-sát dồn dập trên tần-số:

- Thái-Dương hai coi chừng phòng-không bên cánh trái của bạn…

Tiếp ngay sau đó là tiếng hét thất-thanh của người phi-công quan-sát dội lên trong màng tai:

- Thái-Dương hai lấy cao độ gấp về hưóng Đông là vùng an-toàn để thoát-hiểm. Phi-cơ bạn bị bốc cháy bên cánh trái…

Trong một thoáng, anh cảm thấy toàn thân bị tê-liệt như có một luồng điện cao-thế chạy luồn qua cơ-thể. Anh bấm máy gọi:

- Thái-Dương hai nhẩy dù, nhẩy dù ngay…

Không có tiếng trả lời. Mặt anh đanh lại, cuống họng khô chát…ánh mắt tóe lửa nhìn chiếc khu-trục cơ của Kỳ đang bốc cháy, lao mình vun vút xuống mặt đất như một ngôi sao chổi khổng lồ lọt vòng khí-quyển, cô-đơn trầm mình trong biển lửa mịt mùng…


Ông Sáu Lèo Và Sài Gòn 68 - Tác giả Tô Văn Cấp




Với lối sống hòa đồng và thân thiện, phong cách chỉ huy rất sát với thuộc cấp nên Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, “bị” đặt cho một tục danh “Ông Sáu Lèo”, cái tục danh quá ư là bình dân, nhưng lại được thuộc cấp gọi với tất cả tấm lòng thương mến và kính phục. Tôi xin theo các thuộc cấp của Ông để được dùng danh xưng “Ông Sáu Lèo” trong bài viết này.

Khoảng trung tuần Tháng 6/2017, cựu Đại Úy Nguyễn Quang… chánh văn phòng Thiếu Tướng Tư Lệnh Binh Chủng TQLC/VN gọi điện thoại cho tôi báo cho biết có toán truyền hình người Mỹ muốn tìm hiểu thêm về việc Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công VC Bảy Lốp vào dịp Tết Mậu Thân 1968 tại Chợ Lớn, anh nói:

-Trường đạị học Mỹ ở Texas (Briscoe Historical – University of Texas) tài trợ cho Mr Douglas Sloan cùng một toán chuyên viên truyền hình để quay cuốn phim Saigòn.68, họ đang tìm những TQLCVN đã tham dự trận đánh ở Chợ Lớn trong Tết Mậu Thân 1968, để hỏi về vụ Tướng Loan bắn tên VC Bảy Lốp, vậy anh có muốn “đóng phim” không?

-Lại truyền thông Mỹ! Khi còn sống Ông Tướng đã bị truyền thông và phản chiến Mỹ phê bình và phản ứng gay gắt về bức hình này rồi, nay ông đã mất, họ cần gì nữa, hay lại muốn đóng thêm cái đinh vào quan tài của ông chăng?

-Không phải đâu, họ muốn tìm hiểu thêm sự thật để trả lại công bằng cho Ông. Tôi nghĩ anh nên tham gia, ít nhất cũng cần một vài tiếng nói của chúng ta, những TQLCVN đã chứng kiến hoặc biết ít nhiều về vụ này. Tôi sẽ giới thiệu anh với cô Thúy Lan, một người trong toán quay phim và cũng là thông dịch viên, nếu anh muốn.

Chuyện Ông Sáu Lèo bắn tên đặc công VC Nguyễn Văn Lém (tự Bảy Lốp) bị phóng viên Adams chụp hình đã qua nửa thế kỷ rồi (1968-2017), truyền thông và phản chiến Mỹ đã làm Ông Sáu Lèo “lao đao” khi còn sống, lúc Ông Sáu qua đời, ông Adams gởi vòng hoa phúng điếu đến cho gia đình Thiếu Tướng Loan, với lời xin lỗi chân tình:

“Tôi xin lỗi ông. Nước mắt đang dâng tràn trong mắt tôi.

Khi còn sống Ông Sáu giữ im lặng trước làn sóng phê bình chỉ trích, ngày nay Ông đang ở trên chốn bình yên, một lời xin lỗi hay trăm lời khen chê, “một nửa sự thật”, chẳng ý nghĩa gì đối với Ông, nhưng “một nửa sự thật” còn lại rất cần thiết để làm sáng tỏ thêm chính nghĩa, tính nhân bản trong công cuộc chống cộng của đồng đội ông, của thuộc cấp ông nói riêng và Quân Đội VNCH nói chung. Vì vậy tôi đồng ý với đề nghị của Quang để nói với toán quay phim Saigon.68 những gì chúng tôi nhìn tận mắt, nghe tận tai, tay sờ vào sự thật. Tôi nói với Quang:

-Nếu thế thì được, bạn nói cô Thúy Lan liên lạc với tôi và cho biết qua sự việc…

Vài ngày sau tôi nhận được email của cô Thúy Lan:

***
ThuyLan Phan <phanthuylanXXX@gmail.com>
To:CAP TO
Jul 20 at 9:24 PM
Kinh goi bac To Van Cap,
Ten cua phan dau cuon phim la Saigon-68. Co the de ten nay, hay co the thay doi.
website: www.Saigon68.com
This is the first part of the film:https://vimeo.xxx
Password: xxx
-Đây la ve ong Douglas Sloan: https://xxx
-Funding, tai tro cho cuon phim tu:
1. Sundance
2. Briscoe Historical – University of Texas.
Cuon phim nay de noi len su that ve Tuong Nguyen Ngoc Loan…
Xin hen gap bac tai…
Cam ơn bac
Thuy Lan

Sau vài lần trao đổi thêm tin tức, tôi và anh KCC đồng ý gặp Cô Thúy Lan, ông Douglas Sloan và toán chuyên viên quay phim tại văn phòng của người “nổi tiếng” Võ Đức Văn. Trong buổi tiếp xúc sơ khởi này ông Douglas và cô Thúy Lan xác định mục đích… và trao đổi với chúng tôi những công việc làm cho buổi quay phim chính thức. Ông Douglas cũng yêu cầu chúng tôi giới thiệu cho gặp thêm những Thủy Quân Lục Chiến có liên quan… nhất là “người trong hình” (tức là Tr/Tá TĐT/TĐ2/TQLC có mặt trong tấm hình khi Tướng Loan bắn Bảy Lốp)

Sau khi được biết mục đích của cuốn phim là tìm hiểu sự thật để trả lại công bằng cho Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan thì chúng tôi nhận lời sẽ tham dự buổi phỏng vấn quay phim. Còn việc Thúy Lan và Douglas muốn gặp “người trong hình”, tức Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2/TQLC thì hơi khó, bởi vì ông đang tu tại gia.

Những TQLC có thể cung cấp thêm sự thật về bức hình và Tướng Loan gồm có:

-Tr/Tá NVĐ…Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2/TQLC, (người trong hình bên phải, đội nón sắt). Hiện nay ông ở San Jose’, nhưng sau khi hiền thê qua đời, ông đã tu tại gia, không tiếp xúc với ai cả.

-Th/Úy KCC…Đại Đội 4/TĐ2, người bắt được Bảy Lốp từ trong chùa Ấn Quang chạy ra.

-Tôi, ĐĐT/ĐĐ1/TĐ2, được biệt phái đi theo Tướng Loan.

-Th/Úy HVQ…ĐĐ1/TĐ2. Nhưng Q. đang bị bệnh, nói năng khó khăn không tham dự được.

(Xin mở ngoặc ở đây: Khi biết HVQ… bị bệnh, ông Douglas, cô Thúy Lan củng đi với cựu Đại Tá Trần Minh Công đã đến thăm Q… tại nhà. Một nghĩa cử đẹp của phái đoàn khiến tôi thấy cần nói thay cho Q…, vì Q… là trung đội trưởng của tôi).

Trong ngày quay phim tại chùa BQ, tôi được bỉết có thêm Ông B.. một phi công đã từng bay ra Bắc… với Tướng Loan, và Anh Sáu Trần Minh Công (cựu Đại Tá Cảnh Sát, một cộng sự viên đắc lực và luôn đi sát với Tướng Loan).

Mặc dầu buổi quay phim chỉ có 3 “diễn viên” nhưng chuyên viên thì gần 10 người, máy quay quá nhiều, họ làm việc hết sức cẩn thận, điều chính từng chi tiết về âm thanh, ánh sáng, cho đến cả thế ngồi và động tác của “diễn viên”. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được người đẹp (Cô Thúy Lan) đánh phấn tô son gương mặt sao coi cho được trước ống kính khiến tôi ngượng chín người.

Buổi quay phim kéo dài trong nhiều giờ, từng người riêng biệt nên tôi không rõ Ông B, Anh Sáu Công nói những gì và bằng ngôn ngữ nào, nhưng với tôi, vốn liếng tiếng Mỹ đong không đầy bàn tay, chỉ đủ giao tiếp hằng ngày, còn trình bày vấn đề quan trọng này thì tôi xin nói bằng tiếng Việt và cô Thúy Lan dịch lại cho Mr Douglas nghe.

Đã từ lâu tôi muốn kể chuyện “Mậu Thân và Ông Sáu Lèo” cho độc giả nghe, kể từ đầu tới đuôi, nhưng chưa có cơ hội, nay nhân dịp truyền thông Mỹ, Ông Douglas muốn biết thì bao nhiêu chất chứa bấy lâu nay như tự động tuôn ra, không cần suy nghĩ không cần đắn đo. Tôi nói như đang nhìn thấy khói lửa mịt mù Mậu Thân 68 ở khu vực chùa Ấn Quang Chợ Lớn, như nhìn thấy Ông Sáu Lèo và Bảy Lốp, tai như đang nghe đạn nổ đì dùng. Nhiều lúc cao hứng, tôi vừa nói vừa vung tay như ra lệnh cho binh sĩ tấn công vào mục tiêu khiến Ông Douglas Sloan ngơ ngác vì cô Thúy Lan phiên dịch không kịp, nên Ông Douglas thường ra dấu cho tôi “Stop talking” để ông đặt câu hỏi.

Vì quay phim nên mọi động tác phải phù hợp với chuyên môn và thời gian nên họ stop tôi là đúng, nhưng đối với tôi thì đây lại là một trở ngại lớn khiến tôi không nói được, chưa nói hết những điều cần phải nói, thôi thì tôi đành phải viết ra giấy kể đầu đuôi để tường trình cùng độc giả và may ra góp thêm được chi tiết nào có thể trả lại sự công bằng cho Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan.

***

Trước tiên là xin nhắc qua về Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến (TĐ2/TQLC) tham dự trận chiến Mậu Thân tại Saigòn:

Vào giờ phút thiêng nhất của đân tộc Viêt Nam, đêm giao thừa Tết Nguyên Đán Mậu Thân 1968, VC vi phạm lệnh hưu chiến, đem quân đánh chiếm nhiều thành phố miền Nam VN, trong đó có Sài Gòn! Sáng Mồng Một Tết, TĐ2/TQLC được trực thăng Chinook bốc từ Cai Lậy rồi đổ quân xuống ngay sân cờ của Bộ Tổng Tham Mưu. Sau một ngày, một đêm giải tỏa xong các toán đặc công VC đã xâm nhập vào BTTM thì TĐ2/TQLC được tăng cường cho Tổng Nha Cảnh Sát, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan để thanh toán VC đang chiếm khu vực chùa Ấn Quang.

Khi chúng tôi đến nơi thì thấy súng nổ giữa Cảnh Sát Dã Chiến và VC, khói lửa ngút trời, đồng bào đang tìm cách thoát ra khỏi vùng lửa đạn. Trong tình trạng hoảng loạn, họ mang theo bất cứ thứ gì có thể cầm tay như manh chiếu, cái chổi, cái nồi mà quên tài sàn quý giá. Tài sản quý giá nhất của đồng bào là con người đã bị VC cướp mất, đó đây, những xác người nằm bên vũng máu!

Đại Đội 1 của tôi và Đại Đội 4 của Đại Úy Vũ Đoàn Dzoan được lệnh bao quanh khu vực các con đường Bà Hạt, Vĩnh Viễn, Trần Nhân Tôn, Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương v.v.. để xiết chặt vòng vây quanh chùa Ấn Quang, nơi VC cố thủ.
Vì khu vực có dân nên chúng tôi không được phép dùng pháo binh hay không quân mà chỉ có vũ khí cá nhân để tiến vào nơi địch đang cố thủ trong những căn nhà kiên cố nên đành “châp nhận thương đau”, vài đồng đội đã nằm xuống! Sau nhiều giờ kiên trì kêu gọi địch đầu hàng và dùng lựu đạn cay, lựu đạn khói (không sát thương, nhưng cay mắt, khó thở) khiến toán VC trong chùa Ấn Quang buộc phải nhảy qua tường bỏ trốn.

Trung Đội 41/ĐĐ4 của Th/Úy KCC đã bắt được vài tên, trong đó có một tên mang súng lục K54 (loại súng của cấp chỉ huy), trong người hắn còn dấu bản đồ có vẽ những vị trí quan trọng trong thành phố Saigon cần phải đánh. Biết đây là tên chỉ huy nguy hiểm, tên gây chết chóc khu vực chùa Ấn Quang và sẽ còn những nơi khác nữa nên Th/Úy KCC vội giải giao hắn lên Ban 2 Tiểu Đoàn và Tr/Tá TĐT/TĐ2 giao tên này cho Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, đang chỉ huy cuộc hành quân tại đây, để kịp thời điều tra ngăn chặn âm mưu đánh chiếm của chúng ở những nơi khác. Tên chỉ huy này chính là đặc công, là khủng bố Nguyễn Văn Lém, tự Bẩy Lốp. Hắn đã bị Tướng Loan bắn.

Khi nhìn tấm hình Tướng Loan và Bảy Lốp, trước đây nhiều người cũng có câu hỏi tương tự như Ông Douglas hỏi tôi trong những lần tiếp xúc này:

-Vì sao Ông Loan lại bắn Bảy Lốp khi hắn đã bị bắt, ông có thấy không?

Tôi hiểu ý Ông Douglas muốn tìm một sự thật rõ ràng trong vụ này để trả lại “công bằng” cho Tướng Loan nên tôi cũng phải nói thật, không vì bênh vực cho ai mà nói sai tình hình tại chỗ lúc đó:

Việc dí súng dọa bắn một tù binh để khai thác tin tức là chuyện bình thường nơi chiến trường, nên khi nghe tiếng súng nổ ai nấy đều ngạc nhiên giật mình. Tr/Tá TĐT/TĐ2 NVĐ là người giải giao Bảy Lốp cho ông Tướng, nhưng không biết tại sao Bảy Lốp lại bị bắn, vì sự việc xẩy ra nhanh quá.

Tôi đứng trong đám đông xung quanh Bảy Lốp, đang nói chuyện với anh Trương Tấn Bảo, nhiếp ảnh gia phòng Giảo Nghiệm của Tổng Nha Cảnh Sát, (Anh Bảo luôn đi theo Ông Tướng để chụp hình thời sự), thì bất ngờ nghe tiếng nổ, cả hai quay lại thấy… nhưng không biết vì sao Ông Sáu Lèo lại bắn, sự việc xảy ra quá nhanh, nhanh như một tai nạn. Chẳng bao giờ có cái vụ: “Ông Loan mời báo chí đến chứng kiến phiên tòa xử tội…” như một số cây viết tưởng tượng ra cho có vẻ lâm ly bi đát, tàn ác dã man kiểu “tòa án nhân dân”. Sự thật chỉ là một tiếng nổ bất ngờ và một người ngã xuống như hằng chục anh em TQLC của tôi ngã xuống, như hằng trăm người dân ngã xuống giữa hai làn đạn giao tranh trong đó có nhiếp ảnh gia Trương Tấn Bảo.

Nhiếp anh gia Adams được giải thưởng Pulitzer, được nổi tiếng vì chụp hình Ông Loan bắn đặc công, khủng bố (IS) Bảy Lốp, còn nhiếp anh gia Trương Tấn Bảo chưa chụp được hình các đồng chí của Bảy Lốp, đoàn quân “Giải Phóng” thì anh bị phỏng… và “được” giải thưởng 2 viên kẹo đồng và sợi giây thừng kèm theo nước mắt cùng những tiếng nấc nghẹn của vợ con! Nỗi kinh hoàng đó nào ai hay ai biết, nhưng niềm đau kéo dài mãi, bám theo những người thân yêu của Anh Bảo cho tới ngày nay!

Hai nhiếp ảnh gia, một nằm xuống, một vinh quang vì tấm hình!

Nếu chỉ nhìn phía trước tấm hình của ông Adams rồi trả lời câu hỏi trên thì chưa đủ, mà phải nhìn kỹ “phía sau” thì mới có cái nhìn chính xác và công bằng hơn.

Mỗi tấm huy chương “đều có hai mặt”, mặt trước màu vàng óng ánh chiến thắng vinh quang, “mặt sau” màu đỏ là do máu chảy ra từ thân xác của đồng đội và thuộc cấp đọng lại. Người mang huy chương hưởng tiếng khen: “Giỏi” của đám đông rồi cười sung sướng. “Kẻ” tạo huy chương thì nằm lại đâu đó trong xó rừng góc núi, không còn nghe được tiếng nấc nghẹn của người thân yêu!

Nếu nhìn phía trước tấm hình rồi hỏi: “Vì sao Ông Loan bắn Bảy Lốp” thì cũng nên lật “phía sau” tấm hình rồi hỏi:

-Vì sao Bảy Lốp có mặt tại Saigòn, mang K54 vào chùa ngày Tết Nguyên Đán?

-Vì hắn là một tên khủng bố, một tên “Isis”, không phải là một tù binh chiến tranh.

-Vì sao trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc Việt đang đốt pháo, dâng hương, cúng tế tổ tiên ông bà thì súng VC nổ thay pháo, VC đốt nhà thay đốt nhang, thay vì con cháu mời tổ tiên về thì con cháu lại xách quần áo chạy giặc?

-Vì sao 10 người trong gia đình ông Tuấn gồm ông bà cha mẹ con cháu đang quây quân bên mâm cơm ngày Tết thì bị đồng chí của Bẩy Lốp cắt cổ, chỉ một bé trai thoát chết? Bé trai, con ông Tuấn ngày ấy, nay đang là một quân nhân trong quân đội Hoa Kỳ, đó là một nhân chứng sống cho sự thật mà Ông Douglas có thể tiếp xúc dễ dàng.

-Vì sao có “vành khăn tang cho Huế”? Hằng mấy chục ngàn người dân bị đồng chí của Bẩy Lốp tàn sát trong ngày Tết Mậu Thân 1968?

Xin mang lên bàn cân, một bên xác hàng ngàn dân vô tội và một bên Bảy Lốp rồi trả lời những câu hỏi “vì sao” ở trên thì mới chính xác và công bằng.

Ngoài những sự thật kể trên mà ai cũng thấy để có thể trả lời, thì cũng cần biết thêm Ông Sáu Lèo có phải là một người hiếu sát như truyền thông phản chiến kết tội không? Tôi là TQLC nhưng lại “bị” đặt dưới quyền Ông hai lần nên tôi thấy cần nêu ra một vài điểm khác lạ của Ông Sáu Lèo.

Lần thứ nhất: Tháng 5/1966 tại Huế.

Hẳn quý độc giả còn nhớ vào khoảng Tháng 5/1966 xẩy ra vụ “Bàn Thờ Phật Xuống Đường” ở Đà Nẵng và Huế khiến tình hình an ninh miền Trung bi đát. Sau khi Trung Ương đã thay vài vị Tư Lệnh Vùng I mà vẫn chưa ổn định được tình hình mà nguy cơ Miền Trung biến thành “trái độn” hay “vùng tự trị” thì Trung Ương mới đưa Ông Sáu Lèo giải quyết. Kết quả thế nào không cần nhắc lại mà tôi xin kể việc ít người biết:

Hai Tiểu Đoàn 1 vả 2 TQLC được đặt dưới quyền điều động của Ông Sáu Lèo. Khi các con đường trong thành phố bị bàn thờ Phật “xuống đường” khiến lưu thông tê liệt, Ông Sáu ra lệnh cho TQLC giải tỏa với mệnh lệnh phải triệt để thi hành là:

-Mọi quân nhân trước khi thi hành nhiệm vụ phải vái lạy bàn thờ 3 lần rồi mới được phép khiêng bàn thờ vào hai bên lề đường, tuyệt đối tránh mọi hư hại.

Lệnh từ Tr/Tá Chiến Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên xuống cho Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 là Th/Tá Lê Hằng Minh rồi xuống đến Đại Đội Trưởng ĐĐ4 là Đ/Úy Nguyễn Xuân Phúc nên tôi là Th/Úy Trung Đôi Trưởng TrĐ43/ĐĐ4 cứ thế mà thi hành.

Khi chúng tôi đang lui cui vái lạy và khiêng từng chậu hoa, thùng nước (dưới mỗi bàn thờ đều có 1 thùng nước, không biết để làm gì) và tượng Phật vào lề đường thì Ông Sáu Lèo lại xuất hiện và nhắc nhở:

-“Các chú phải cẩn thận, phải thật cẩn thận, nhớ vái 3 lạy…”.

Từ một vị chỉ huy cao cấp, Ông Sáu đã xuống đến tận nơi đơn vị thì hành cấp thấp nhất để trực tiếp nhắc nhở và kiểm soát, điều này chứng tỏ Ông Sáu lo lắng đến tài sản của dân, đặc biệt là tôn trọng tín ngưỡng, dù tôi không biết Ông theo tôn giáo nào.

Chiều tối đã tới giờ lên đèn mà Huế như một thành phố chết, không ánh sáng điện đường, không người và xe cộ qua lại, chỉ có những đèn “hột vịt”, đèn cầy (nến) lập-lòe giữa lòng đường như những bóng ma, thấy mà rợn người.

Trung Đội 43 của tôi cứ theo y lệnh mà giải tỏa từ đầu đường Trần Hưng Đạo tới cuối đường, dọn đến giữa, nhìn lại phía sau thì thấy đèn nến lại xuất hiện, bàn thờ Phật lại “xuống” đường! Dọn đến cuối thì đèn nến đuổi đến giữa, đến sát sau lưng, phải dọn lại, làm lại từ đầu! Quân và dân cứ như chơi trò “núp-tìm”, buồn mà phải cười. Giữa khuya, “đêm không ngủ”, bao tử hành! Giá như dưới bàn thờ có xôi chuối thì cũng đỡ. Trời đã sáng rồi mà vẫn chưa xong khiến ĐĐT (Đ/Úy Phúc) thúc dục trong máy truyền tin:

-C.. Sao lâu thế? Nhanh lên, xong rồi thì di chuyển về khu chợ Đông Ba.

-Trình Thẩm Quyền chưa xong, dọn rồi họ lại bày ra, giống như bắt cóc bỏ đĩa.

-Không cần biết, ông làm sao thì làm để còn giải tỏa khu vực khác.

Đây là cái lệnh mà các cấp dưới ở chiến trường thường gặp. Mỗi khi trình lên cấp trên tình thế khó khăn, thay vì tìm hiểu tình hình và giải pháp thì thượng cấp ở tít mù xa, ở trên mây thường ra lệnh ngắn gọn: “Không cần biết, phải chiếm cho được mục tiêu bằng mọi giá”! Cái “mọi giá” ấy thường là những máu và nước mắt.

Lệnh trên bảo: “Làm sao thì làm” nên tôi làm theo ý tôi, cho gom bàn ghế, tủ thờ lại, làm vòng rào kẽm gai, thêm vài trái mãng cầu…Không phải mãng cầu gai (xay sinh tố) mà là mãng cầu “gài”, tức gài vài trái lựu đạn M26 xung quanh kèm theo miếng giấy vẽ cái sọ và hai cái xương bắt chéo rồi ghi: “Nguy Hiểm Chết Người, Không Đến Gần”.

Chả hiểu “thầy” bà hay ma quỷ (vc) xúi mà chỉ trong chốc lát đám đông kéo đến biểu tình la hét:

-“Đả đảo lính Thiệu Kỳ giết dân, đả đảo, đả đảo…”

TQLC chúng tôi đã quá quen cảnh đả đảo này trong mấy ngày trước ở trong Đà Nẵng rồi nên cứ “mackeho”, nhưng thật bất ngờ thấy xe jeep Cảnh Sát Dã Chiến chạy đến và Ông Sáu Lèo bước xuống, (thấy Ông đồng bào càng la hét mạnh hơn), Ông nhìn mấy trái lựu đạn gài rồi cau mặt mắng, đủ cho một mình tôi nghe:

-Ai bảo chú mày làm vậy? Nguy hiểm quá, lỡ bọn ly khai vin vào cớ này làm lựu đạn nổ, chết dân là chú “chết” theo, gỡ mấy trái lựu đạn kia ngay đi.

Sau khi trình bày cho Ông biết tình trạng “bắt cóc bỏ dĩa” rồi tôi dẫn Ông đến sát hàng rào, ngay bên trái lựu đạn rồi nói nhỏ:

-Tôi hù thôi, lựu đạn đã rút ngòi nổ rồi, chỉ còn là cục đá.

Sau đó tôi móc trong túi áo ra cho ông thấy mấy cái ngòi nổ, cỡ cái đũa, dài hơn nửa ngón tay, Ông nháy mắt hiểu ý…, nhưng vẫn bảo tôi gỡ lựu đạn cất đi, xong ông dùng loa kêu gọi:

– Đồng bào đừng mang bàn thờ ra đường nữa, làm như vậy là đồng bào cản trở lưu thông, tự hại mình, nếu tái diễn chúng tôi sẽ tịch thu…

Những bàn thờ, tủ, kệ thuộc loại gỗ quý, chẳng ai dám phí của nhưng vì lệnh của “thầy”, loại thầy dùi, không nghe thì thầy dùng dùi đục lỗ tai nên đồng bào buộc phải làm theo, nay Ông Sáu ra lệnh: “dẹp”, thế là đẹp rồi, mau mau khiêng bàn, tủ vào nhà.

Ông Sáu là Tư Lệnh Cảnh Sát, vị chỉ huy cao cấp nhất có nhiệm vụ ổn định tình hình Miền Trung đang bị rối loạn, Ông có nhiều việc quan trọng phải đối phó, việc Ông đích thân xuống đến cấp thấp nhất để ra lệnh chi tiết, kiểm soát là một chuyên khó tin nhưng có thật, và cũng rất…“khó chịu” đối với cấp thừa hành. Đó là vì ông muốn các cấp phải triệt để thi hành đúng lệnh tôn trọng tín ngưỡng, tính mạng và tài sản của dân.

Lần thứ nhất 1966 tại Huế là vậy, còn lần thứ hai năm 1968 tại Saigon thì sao?

Sau khi giải tỏa xong khu vực chùa Ấn Quang và vụ Bảy Lốp, TĐ2/TQLC được lệnh biệt phái một đại đội cho Tổng Nha Cảnh Sát. Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng chỉ định tôi dẫn ĐĐ1 đi theo Ông Sáu.

Thú thật là tôi không thích nhiệm vụ này chút nào, thà đi hành quân với tiểu đoàn còn hơn bị biệt phái. Kinh nghiệm cho biết mỗi khi bị biệt phái đến nơi nào thì nơi đó họ “hành” quân (biệt phái) chết bỏ, vắt chanh vứt vỏ, nay lại phải dẫn quân chạy theo Ông Tướng Cảnh Sát, Ông chạy đi đâu là TQLC phải “chầu” theo đó khiến tôi chán vô cùng! Ông chạy như con thoi, “nơi nào cần thì Ông có, nơi nào khó có Ông”. Ông mặc áo giáp phanh ngực, đầu không nón sắt, vác cây súng đúng tác phong của một chú lính “ba gai”.

Ông nhẩy lên xe jeep cùng CSDC chạy trước, 4 xe GMC chở anh em TQLC chúng tôi theo sau, chạy lung tung khắp nơi, khi Ông đến điểm nóng nào đó thì tôi phải cho quân xuống xe ngay để bố trí chuẩn bị.. thế rồi Ông lên xe jeep chạy đi, nhiều khi chúng tôi theo không kịp, lại phải liên lạc tới lui khiến tôi bực mình.

Một buổi xế trưa đầu Tháng 5/1968, Ông dừng xe tại ngã ba đương Nguyễn Du và Công Chúa Huyền Trân (đường phía sau Dinh Đôc Lập), Ông gọi tôi đến đưa tay chỉ cái “biu-đinh” cao khoảng 8 tầng, đang xây dở dang, nằm ngay bên hông Dinh Độc Lập, tại góc đường Nguyễn Du và Nguyễn Trung Trực, Ông nói:

-Trong cái biu-đinh kia còn một toán VC mà CSDC của “moi” chưa thanh toán được, liệu “toi” có thể giúp “moi” giải quyết được không? Điều quan trọng nhất là làm sao bắt sống được tụi nó.

Ông là cấp Tướng chỉ huy, tôi là cấp Úy biệt phái, lệnh Ông ra là tôi phải thi hành, nhưng kết quả đạt được như thế nào còn tùy thuộc vào tình hình “địch, bạn”. Địch chưa biết, nhưng “bạn” thì có CSDC… Ông Tướng Cảnh Sát lại thân mật “toi-moi”, thay vì chỉ tay 5 ngón ra lệnh, Ông hỏi ý kiến thân tình: “Liệu toi có thể giúp moi…” nên tôi cảm thấy vui vui, cần phải nghĩ cách “giúp” Ông.

VC cố thủ trên biu-đinh cao tầng ngó vào ngay Dinh Độc Lập thì nhức nhối và nguy hiểm quá. Các anh CSDC đã cố gắng hết mình mà chưa chiếm được lại còn bị tổn thất nên Ông Tướng mới dùng TQLC giúp. Tiêu diệt thì dễ nhưng cái khó là Ông yêu cầu phải bắt sống. Bắt sống VC mà lính tôi chết thì sao đây? Nhưng vì danh dự của “Trâu Điên”, của Binh Chủng, tôi phải cố gắng. Để giảm thiểu thiệt hại tối đa, tôi trình Ông:

-Thưa Thiếu Tướng: Chúng tôi sẽ cố gắng bắt sống, nếu họ muốn sống, còn nếu họ muốn chết khiến lính tôi chết theo thì đó ngoài ý muốn. Chúng tôi đã có mặt nạ, áo giáp và khói màu rồi, xin CSDC cung cấp thêm lựu đạn cay và bao vây xung quanh..

Ông Tướng cam kết sẽ có lựu đạn cay ngay, còn bao vây thì CSDC đã xiết chặt rồi. Hơi cay và khói màu không phải vũ khí sát thương nhưng sẽ làm cay mắt, ngộp thở, vì bản năng sinh tồn, địch phải tìm cách thoát thân trừ khi chân bị xích…

Một yếu tố tâm lý hết sức quan trọng khi chúng tôi đi vào chỗ chết để bắt sống VC trước con mắt chăm chú theo dõi của Ông Tướng Cảnh Sát, của anh em CSDC và của đồng bào khiến Th/Úy HVQ… điều động trung đội tiến vào mục tiêu như đóng phim, anh em Trung Đội 14/ĐĐ1 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: bắt sống 6 tên VC trong tình trạng ngơ ngác, lảo đảo say khói màu như say thuốc lào 888(**).

(**Ngày N/7/2017 khi gặp cựu Đại Tá Cảnh Sát Trần Minh Công tại chùa B.Q.. để Mr Douglas Sloan phỏng vấn và quay phim về Thiếu Tướng Loan, tôi có nhắc lại vụ bắt sống VC này với Đại Tá Công thì Ông ngạc nhiên và thích thú nói: “Không ngờ nửa thế kỷ sau, chúng ta gặp nhau ở đây, ở Saigon Nhỏ tôi mới biết người giúp chúng tôi bắt sống toán VC ngày ấy tại Saigon Lớn lại là anh”).

“Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh”, VC vào thành, nhiệm vụ của CSDC và các quân binh chủng là phải hành quân giải tỏa, điều đáng chú ý ở đây là lệnh của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan: “Bắt sống tụi nó”. Điều này chứng tỏ Ông quý mạng sống của con người, dù người đó là thủ phạm gây ra bạo loạn, chiến tranh chết chóc, những người đó sẽ bắn Ông và họ đã bắn Ông!

Ông dẫn đầu mấy xe jeeps CSDC, 4 xe GMC chở TQLC chúng tôi theo sau, đoàn xe dừng lại trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đoạn nằm giữa hai con đường Phan Đình Phùng (có đài phát thanh) và Phan Thanh Giản (có cây cầu xi măng bắt đầu của xa lộ Saigòn-Biên Hòa), trong khi anh em TQLC chúng tôi đang xuống xe thì Ông và mấy anh CSDC đi vào con hẻm dẫn xuống xóm nhà sàn nằm dọc bên bờ kinh, vài phút sau tôi nghe mấy tiếng “cắc-bù, cắc-bù”.

Nghe “cắc-bù” là tôi biết tiếng súng của VC nên tôi vội ra lệnh cho anh em TQLC nhanh chóng dàn quân tiến vào khu nhà sàn thì cũng là lúc gặp mấy anh em CSDC khiêng Ông ra. Tôi nhìn Ông Sáu sững sờ, không thể ngờ chuyện lại xảy ra nhanh như thế đối với Ông, một vị chỉ huy cao cấp, một cấp tướng, mà ngoài chiến trường chỉ những anh em khinh binh, anh em tiền sát mới thường gặp phải.

Ông ngồi trên bốn cánh tay của hai anh CSDC đan vào nhau, máu thấm ra từ một trong hai chân thõng xuống đong đưa. Tôi biết ông bị thương vào chân, nhưng chắc không sao, bị nhẹ thôi, vì Ông không có vẻ gì là đau đớn cả.

Chúng tôi cẩn thận tiến vào và lục soát hết những căn nhà sàn dọc bờ kinh, không súng nổ, có lẽ vài tên du kích lợi dụng lúc nước con kinh dâng cao nên chúng đã lặn mất tiêu rồi, chỉ tìm thấy một tên bị thương nặng đang thoi thóp chờ chết trong một góc nhà sàn, tên này đã bị thương ở đâu đó được đồng bọn mang về đây cất giấu trước khi Ông Sáu và CSDC tiến vào lục soát.

Quân Đội VNCH đã có những vị tướng bị tử thương ngoài chiến trường khi các vị này điều động quân sĩ từ trên trực thăng, nhưng một vị tướng mà bị thương trong nhiệm vụ của một “tiền sát viên” như trường hợp của Ông Sáu Lèo thì chưa bao giờ xảy ra, một chuyện khó tin nhưng có thật. Chính vì khó tin nên một vài bản tin của những ông ký “giả” không tận mắt chứng kiến đã tưởng tượng ra những tình khúc lâm ly bi đát, nào là một tên VC núp dưới chân cầu Saigòn dùng súng có ống nhắm bắn ông, nào là một giới chức cao cấp Mỹ (CIA) từ trên trực thăng, muốn giết Ông v.v..toàn là những chuyện tưởng tượng không một chút hợp tình hợp lý, nhưng họ đã viết như thế.




Ngoài chiến trường, thành phần bị thương, tử thương nhanh nhất và nhiều nhất chính là các anh em trong tổ tiền sát, trong các tiểu đội trung đội đại đội đi đầu. Ông Sáu Lèo là Tư Lệnh Cảnh Sát cứ phoong-phong dẫn đầu toán CSDC đến những điểm nóng có VC ẩn núp trong thành phố thì lại là chuyện khác, vì Ông Sáu không những là cấp chỉ huy mà còn là người lãnh đạo. Người lãnh đạo luôn sát cánh với thuộc cấp trong mọi hoàn cảnh, đồng lao cộng khổ làm gương khiến cho thuộc cấp tâm phục khẩu phục.

Ông Sáu Lèo là người như thế, không ai hiểu rõ tài chỉ huy và lãnh đạo của Ông Sáu bằng chính thuộc cấp của Ông. Cựu Đ/Tá Cảnh Sát Trần Minh Công nói:

-Chúng tôi biết rõ tài năng của cấp chỉ huy của chúng tôi, vì sao Ông chỉ huy như thế… chúng tôi hiểu tấm lòng của Ông nên kính nể Ông.

Ông Sáu Lèo gốc Không Quân, là Tư Lệnh Cảnh Sát, còn người viết là một TQLC đã đôi ba lần bị biệt phái làm việc dưới quyền Ông và đã hoàn thành nhiệm vụ, dù không được Ông thưởng công một lời khen hay huy chương, nhưng tôi kính phục Ông vì lối sống bình dân, thân thiện và làm gương cho thuộc cấp trong chiến đấu, nhất là luôn luôn tôn trọng tín ngưỡng, tài sản, tính mạng của người dân, kể cả mạng sống của địch quân, đó là tính nhân bản của Ông, của Quân Đội VNCH trong chiến tranh. Chúng tôi kính phục “Ông Sáu Lèo”./.