khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

BOKATOR KHMER, MÔN VÕ HỒI SINH VÀ SÁT THỦ - Tác giả Nguyễn Ước





Dân tộc Khmer hàng ngàn năm trước đã có võ cổ truyền tên là bokator Khmer, với các hình ảnh được chạm trên những bức phù điêu ở đền Angkor Wat. Nó là tiền thân của brodal serey (võ tự do của Khmer). Tới hôm nay, brodal serey hoàn toàn không được thế giới biết đến vì nó đã bị thay thế bằng muay Thai (võ tự do của Thái Lan). Nhiều người Khmer quả quyết rằng chính người Thái đánh cắp nghệ thuật chiến đấu của người Khmer. Họ tin rằng những bức phù điêu trên các bức tường của đền Angkor Vat chứng minh rằng brodal serey là tiền thân của muay Thai.

VÕ ĐỂ GIẾT NGƯỜI

Kim San, đại sư phụ của bokator Khmer, người duy nhất ở Campuchea đã tìm cách phục hồi môn võ thất truyền ấy. Và có lẽ ông đã thành công nhờ mang trong mình một niềm tin mạnh mẽ vào gia tài của dân tộc. Với San, bokator Khmer không là môn võ để biểu diễn hoặc đấu võ đài tuy môn đệ của ông thừa sức chiến thắng nhà vô địch võ tự do Eh Phou Thoung hiện nay. Người ta chỉ tập luyện bokator Khmer với mục đích duy nhất là để giết người.

San giải thích rằng bokator Khmer là võ thuật cổ đại, và dĩ nhiên phải có trước các bản khắc về nó ở Angkor Vat. Vua Jayavaraman VII, người xây lên thành đền ấy, được khắc họa đứng trong tư thế cầm thanh đoản kiếm Khmer. Lý do khiến nhà vua trở thành minh quân và bảo vệ được giang sơn là nhờ am hiểu bokator Khmer. Thời đó không súng ống, chỉ có gươm đao và quyền cước. Và sở dĩ quân lính Khmer có khả năng chiến thắng là nhờ luyện tập bokator.

MỘT MÔN VÕ HOÀN HẢO

Bokator là một môn võ hoàn hảo, chú trọng trên các cú đánh, kéo, gài bẫy, khóa, được sử dụng như những công cụ để tấn công và phòng ngự. Nó dạy võ sinh dùng toàn tân như một vũ khí. Thí dụ nhiều môn võ chỉ dùng đầu để húc, nhưng bokator còn tăng cường thêm nữa bằng cách dùng hàm và bắp thịt vai để làm vũ khí. Sư tử có nanh có nọc, và người bokator cũng dùng nanh nọc của mình để chiến đấu, cho dẫu nó đôi khi chỉ là những đầu nhọn của các đốt lóng tay.

Nếu chỉ thế thôi thì bokator chẳng khác mọi môn võ thuật khác, thế nhưng điểm độc đáo của bokator là nhập nội nhanh như chớp và sát thủ không chút xót thương. Người bokator có thể nhập nội cả trong các tư thế đứng, nằm, ngồi và lẹ làng tung đòn trí mạng vào các chỗ hiểm của địch thủ. Do đó, bokator Khmer không thể trở thành môn thi đấu trên võ đài vì nó có quá nhiều kỹ thuật có tiềm năng giết người.

CHA ĐẺ CỦA MUAY THAI

Qua nhiều thế hệ, người ta đại chúng hóa bokator thành môn võ tự do để thi đấu cho công chúng, có tên là brodal serey. Thế rồi tuy bị đánh cắp cái tên, võ thuật tự do của người Khmer lại rất sống động dưới một cái tên khác của người Thái, và nổi tiếng khắp thế giới, đó là muay Thai.

Bản thân môn bokator Khmer không được sống động rộng rãi như thế. Nó bị mai một dần vì các bậc thầy của nó khi truyền nghề, giấu lại 10% để thủ thân. Qua nhiều thế hệ, gia tài để lại ngày càng hao hụt. Cuối cùng chỉ còn được dạy đôi chút ở các tỉnh xa thủ đô, thậm chí hầu hết người Khmer cũng không biết rằng dân tộc mình từng có một môn võ cổ truyền lẫy lừng là bokator.

THAO THỨC VỀ CỘI NGUỒN

Năm nay 60 tuổi nhưng trông vẻ bề ngoài như chỉ trạc tứ tuần, Kim San là người làm sống lại bokator Khmer bằng tất cả tâm trí và sức lực của mình. San bắt đầu tập bokator theo hình dạng của các loài thú năm lên 13 tuổi. Ngay thuở đó cũng rất ít người biết tới nó. Một người bạn của gia đình dạy cậu về quyền. Một người khác dạy về đánh trường côn. Và có thêm một người nữa dạy về trường kiếm mà người Khmer gọi là dao.

Sau đó, San học thêm nhu đạo, không thủ đạo, đạt đẳng cấp, nhưng rồi lại chuyên về hapkido. Năm 1975, San là một trong ba người Khmer có đệ tam đẳng hapkido ở Nam Vang. Dưới chế độ Pôn Pốt, San bị lùa đi lao động ở thôn quê. Các thầy võ cùng với các vũ công, ca sĩ, nhạc sĩ đều bị chế độ mới tìm giết sạch để thảnh thơi bắt đầu thời đại mới. Sau hai năm sống trong đói khát và giết chóc, đoàn người của San từ 10.000 tới 13.000, chỉ còn lại 500 người chưa chết. San là kẻ sống sót duy nhất trong các bạn đồng môn và võ sinh hapkido.

Vượt thoát sang Thái Lan, San cùng vợ con đi định cư ở Mỹ. Bên cạnh công việc đều đặn, San tiếp tục dạy và tập hapkido cho tới khi lên tới mười đẳng, nhưng trong tâm trí vẫn mang nặng nỗi ám ảnh về bokator. San không đành lòng về việc mình tiếp tay phát triển một môn võ của người nước ngoài trong khi môn võ của dân tộc đang bị thất truyền.

ÐI TÌM LẠI CỔ TRUYỀN

Thế là từ Mỹ, San đem gia đình về lại Nam Vang vào giữa thập niên 1990. Trong khi chờ đợi, San tiếp tục dạy hapkido để mưu sinh và kết giao. Cùng với thời gian, San đi khắp các vùng quê, tìm cho ra những người còn biết bakator Khmer. Chỉ còn lại một số ít ỏi các thầy già không thật sự dạy võ vì bản thân họ từng bị cực kỳ đày ải trong thời vừa qua. San phải thuyết phục họ rằng tổ tiên đã trao họ một tăng phẩm võ thuật quí giá như thế thì họ không có nên “đánh cắp” của các thế hệ tương lai cái gia tài ấy của dân tộc và để họ an tâm, San báo tin mình đã được chính quyền cho phép phục hồi bakator.

Thế là có các tiền bối ứa nước mắt nhận lời. Tới năm 2004, San cùng các cụ tổ chức hội nghị đầu tiên của bokator Khmer tại Phnom Penh. Từ đó đến nay, đã mở cơ sở võ đường bokator tại tám tỉnh, và đang chuẩn bị đại hội tranh vô địch toàn quốc.

QUÁ TRÌNH HỌC VÀ ĐẲNG CẤP

Theo San, người Khmer học bokator rất nhanh vì môn võ cương mãnh ấy nằm trong huyết quản và cá tính quyết liệt họ. San có một đệ tử chỉ mới theo thầy một năm mà đã học được 300 kỹ thuật và có khả năng giúp thầy hướng dẫn các võ sinh khác.

Ðể trình bày sơ qua đòn thế nhập nội và tinh thần sát thủ của bokator, San yêu cầu cậu học trò xuất sắc ấy tấn công mình. Khi học trò tung ra một cú đấm, San phản công bằng cú đánh cùi chỏ vào cổ họng cậu và thét lớn: “Giết”!

Học trò tung cú đấm thứ hai. Lần này San xỉa mũi bàn tay vào cổ họng cậu và thét lớn: “Giết”! Kế đó, học trò tung chân đá, San dùng đầu gối thúc lệch vào bắp vế cậu khiến cậu ngã lăn xuống đất. Học trò tung mình lên, níu lấy thầy và đánh bằng cả hai đầu gối. San kẹp hai cánh tay quay cổ học trò, siết chặt như cây kéo, vận hai cổ tay như nghiền nát cuống họng cậu, và thét lớn: “Giết”!

Ngang đây, San nới tay, xoay đầu học trò lại và huých vai mình vào hàm cậu. San nói, cú này không phải để giết mà là chỉ để làm cho nó bất tỉnh. Sau cùng, San giật gót chân vào ngay háng của học trò, khiến cậu ngã lăn xuống thảm. Và San thét lớn: “Giết”!


ÐẲNG CÂP VÀ HÌNH THÚ

Bokator dùng krama màu (khăn quàng theo truyền thống) để thay cho đai đẳng cấp. Có hai loại khăn: trắng và xanh. Mỗi loại có hình 5 con vật. Krama trắng có các hình thú là vua khỉ, sư tử, voi, tiên nữ apsara và cá sấu. Krama xanh gồm các hình của vịt, cua, ngựa, chim và rồng.

Những hình thú ấy vừa là cấp bậc vừa là loại hình để tập theo. Khi giao chiến, krama cũng có thể trở thành vũ khí, dùng để siết cổ hay tước vũ khí của địch thủ. Và cứ mỗi buổi tập luyện hay trước khi giao đấu thao luyện, võ sinh phải cử hành theo đúng những cử chỉ cổ truyền như ta thường thấy trong muay Thai.
 

Ấn Độ Vọng Đông vào ASEAN







Nông dân trồng hành và tỏi ở Ninh Thuận kêu cứu vì bọn quân xâm lược phá giá rẻ bèo







Hai Thầy Trò: Tàu Cộng và Việt Cộng dẩn đầu trên thế giới về thuốc "dược thảo cổ truyền dân gian"







Nguyễn Đình Toàn dẫn lời thơ vào Chương Trình Nhạc Chủ Đề, Tình Ca Việt Nam, năm 1970







Giới Thiệu Nhạc Sĩ Nguyễn Đình Toàn







Thơ Trong Ca Khúc NGUYỄN ĐÌNH TOÀN







Lể Cải Táng Hài Cốt Lm Viện Trưởng Viện Đại Học Minh Đức, Bạch Văn Lộc, 11/12/2017








 
Tại Sài Gòn, sáng  thứ hai 11-12-2017, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã cử hành Thánh Lễ cầu nguyện đặc biệt cho 25 vị linh mục – tu sĩ của Dòng vừa được cải táng từ nghĩa trang Bình Hưng Hòa hôm 24-11-2017 vừa qua.
 
Các vị linh mục – tu sĩ này đã được an táng tại hai khu đất thánh của Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn thuộc nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Chính quyền đã quyết định giải tỏa các nghĩa trang này. Vì thế, Tỉnh Dòng đã tiến hành cải táng các ngài và đưa tro cốt về Nhà Hài Cốt nằm trong khuôn viên Tu viện DCCT Sài Gòn.
 
Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã chủ tế Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt hôm nay tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Sau đó, cộng đoàn Nhà Dòng và anh chị em giáo dân đã rước tro cốt của các ngài về Nhà Hài Cốt. Thánh Lễ và các nghi thức đã được cử hành thật nghiêm trang, sốt sắng và tràn đầy bầu khí đức tin.
 
 


Mỗi năm 100 ngàn người dân ở xứ thiên đường CHXHCNVN tìm đường di dân ở nước ngoài







Dặn dò của chính phủ Úc khi du lịch tại Xứ Thiên Đường CHXHCNVN




Nếu bạn là người có quốc tịch Úc và về nước với passport Việt Nam, giới hữu trách Việt Nam coi bạn là công dân Việt Nam. Điều này có nghiã chính phủ Úc không được thông báo, không được phép gặp hay giúp đỡ bạn khi có sự bắt bớ hay giam giữ. Bạn có thể bị buộc phải đi nghĩa vụ quân sự và ngồi tù ở Việt Nam.


Trước khi đặt mua vé cho chuyến du lịch, bạn nên tìm hiểu thêm về nơi mình sẽ tới, dù đã tới thăm nước này biết bao nhiêu lần. Bởi vì những rủi ro về du lịch và các điều kiện địa phương có thể thay đổi.
 
Để được nhập cảnh vào đa số các quốc gia, passport Úc của bạn cần phải còn có hiệu lực ít nhất là 6 tháng tính tới ngày trở về Úc.
 

Chủng ngừa


Nhớ phải chủng ngừa để tránh những nguy cơ nhiễm bệnh. Nên tham khảo các yêu cầu về chủng ngừa trên mạng hay với bác sĩ gia đình tám tuần lễ trước ngày đi.
 

Thuốc men


Tìm hiểu xem các loại thuốc mà bạn đang dùng có hợp pháp tại những nơi mà bạn sẽ tới hay không, bằng cách liên lạc với tòa đại sứ. Một số loại thuốc đặc biệt có thể cần thư của bác sĩ.
 

Các giấy tờ du lịch

 
Để một bản sao passport, lịch trình du lịch, vé, thị thực và hợp đồng bảo hiểm ở nhà với gia đình hay với một người bạn, và mang theo một bản.
 

Tiền bạc

 
Sắp xếp một vài cách khác nhau để có thể lấy tiền ở nước ngoài, đừng chỉ trông cậy vào một thẻ tín dụng.
 
Mới đây một du khách người Úc tên David John du lịch tại Việt Nam, đã bị nhà hàng Nightfall ở đường Thái Văn Lung, Q.1, Sài Gòn, gian lận thẻ tín dụng bằng cách bằng cách liên tiếp rút tiền trong thẻ khi ông đưa ra tính tiền một bữa ăn tại đây.
 
Số tiền mà nhà hàng Nightfall tự ý rút ra lên tới 39,429 Úc kim. Khi lấy thẻ ra thanh toán hóa đơn thì nhà hàng yêu cầu ông bấm số PIN nhiều lần với lý do là máy bị trục trặc. Mỗi lần ông bấm số PIN là một số tiền bị rút ra khỏi tài khoản ngân hàng của ông. Do vậy quý vị nhớ chú ý đến việc thanh toán bằng thẻ tín dụng tại nước ngoài.
 
Khi cơ quan điều tra thụ lý đơn của nạn nhân thì nhà hàng này đã đóng cửa, không ai biết họ trốn đi đâu và người trách nhiệm việc này cũng hoàn toàn không tăm tích.
 
Nhớ đăng ký chuyến du lịch và các chi tiết liên lạc của bạn trên trang mạng Smartraveller để chính phủ Úc có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như lụt lội hay bão tố.
 

Bảo hiểm du lịch

 
Nếu không có một bảo hiểm du lịch thích hợp, bạn có thể phải tự trang trải tất cả những chi phí về y tế ở nước ngoài.
 
Tai nạn có thể xảy tới cho bất cứ ai, kể cả trong những chuyến đi ngắn tới những nơi quen thuộc. Chi phí y tế ở nước ngoài có thể lên tới hàng trăm ngàn đô la.
 
Bảo hiểm y tế ở Úc sẽ không bảo hiểm khi ở nước ngoài. Chính phủ Úc  sẽ không trang trải cho việc chữa trị hay trợ cứu y tế. Nếu bạn không có bảo hiểm, bạn và gia đình sẽ phải chịu trách nhiệm trả cho các chi phí này.
 
Sắp xếp bảo hiểm du lịch là một việc làm cần thiết trong khi sửa soạn cho chuyến du lịch nước ngoài này. Việc này có thể giúp bạn khi các chuyến bay bị hủy, khi bị trộm cắp các đồ vật có giá trị, và khi bị mất hành lý.
 
Cần bảo đảm mua được bảo hiểm thích hợp với nhu cầu của mình. Hợp đồng này cần phải bảo hiểm cho nơi bạn định tới, cho những gì bạn định làm (chẳng hạn như mướn một xe máy), và bất cứ những đồ vật có giá trị nào mà bạn định mang theo.
 
Luôn lưu ý tới những gì không được bảo hiểm trong hợp đồng. Một số hợp đồng không bồi hoàn khi tình trạng an ninh thay đổi. Những nơi mà Smartraveller ghi là ‘Đừng đi du lịch’ thường không được bảo hiểm.
 
Nếu đi du lịch với gia đình, bạn có thể mua bảo hiểm du lịch cho cả gia đình trong cùng một hợp đồng.
 
Nếu tai nạn có liên hệ tới rượu hay ma túy, thì đơn xin bồi thường có thể không được cứu xét.
 

Song tịch

 
Nếu bạn hay cha mẹ của bạn là người có song tịch, thì điều này có thể mang lại những hệ lụy nếu bạn đi du lịch tới quốc gia của quốc tịch thứ hai. Trước khi rời Úc, cần biết những đạo luật liên hệ ở địa phương bởi vì:
 
Bạn có thể phải thi hành nghiã vụ quân sự.
 
Bạn có thể bị truy tố về những tội phạm theo luật của nước này, ngay cả khi những tội này vi phạm ở ngoài nước này.
 
Bạn có thể không nhận được sự giúp đỡ của chính phủ Úc qua tòa lãnh sự.
 
Chẳng hạn như, Việt Nam chỉ công nhận tình trạng song tịch trong một số trường hợp giới hạn. Nếu bạn là người có cả quốc tịch Úc và Việt Nam, và bạn vào Việt Nam với passport Việt Nam, nhà hữu trách Việt Nam có thể tiếp tục coi bạn như một công dân Việt Nam.
 
Điều này có nghiã là nếu có gì xảy ra cho bạn, giới hữu trách Úc có thể không được thông báo, không được phép gặp hay nói chuyện và giúp đỡ bạn trong trường hợp xảy ra việc bắt bớ hay giam giữ. Bạn có thể bị buộc phải đi lính ở Việt Nam.
 
Nếu bạn là người có cả quốc tịch Úc và Việt Nam,  nên xét kỹ nên dùng passport nào cho chuyến đi này. Hãy thận trọng về những gì có thể xảy ra cho bạn và gia đình.
 

Lái xe

 
Mỗi một quốc gia có những đòi hỏi khác nhau về bằng lái xe để được lái xe hợp pháp.
 
Chẳng hạn như muốn lái xe ở Việt Nam,  cần phải có một bằng lái xe Việt Nam có hiệu lực. Bằng lái xe quốc tế của Úc không được công nhận. Những người không phải là công dân Việt Nam chỉ được lái xe ở Việt Nam nếu họ có một bằng lái xe Việt Nam tạm thời. Sự phạt vạ khi lái xe không có bằng hợp pháp có thể thay đổi.
 

Đi du lịch với trẻ em

 
Thường có những đòi hỏi đặc biệt về việc xuất và nhập cảnh của trẻ em khi du lịch nước ngoài. Những đòi hỏi này thay đổi tùy theo trường hợp con em của bạn đi một mình, đi với người đỡ đầu, hay với một hoặc cả hai cha mẹ.
 
Trẻ em có thể rời Úc với visa thích hợp. Không cần các giấy tờ nào khác nữa. Tuy nhiên, để được vào nơi tới, bạn có thể cần phải trình những giấy tờ đặc biệt về con em của mình. Nên xem xét về những đòi hỏi nhập cảnh cho trẻ em trước khi đi, bằng cách liên lạc với tòa đại sứ tại quốc gia định tới.
 

Tuân thủ luật pháp địa phương

 
Phải luôn luôn tuân theo các luật lệ của quốc gia mà bạn tới thăm. Không thể bào chữa bằng cách nói là mình không biết luật.
 
Giới chức Malaysia tuàn trước đã bắt giữ 9 nam giới người Úc do mặc đồ lót có in hình cờ Malaysia xuất hiện trong nhóm cổ động viên tại sự kiện đua xe công thức 1 Grand Prix ở Malaysia. Trong số những người này có một cố vấn của Bộ trưởng quốc phòng. Điều này cho thấy phải tôn trọng luật pháp quốc gia nơi chúng ta ghé thăm.
 
Sự giúp đỡ của lãnh sự quán không thể vượt quá luật địa phương, ngay cả khi luật địa phương này có vẻ khó khăn hơn nhiều so với luật Úc. Nếu bị bắt hay bị giam cầm, chính phủ Úc không thể nào giúp bạn thoát khỏi khó khăn này hay giúp bạn ra khỏi tù.
 
Con số những người Úc liên hệ tới các vụ tranh chấp về kinh doanh ở nước ngoài ngày một tăng. Nếu bạn có ý định ký kết một hợp đồng ở Việt Nam hay ở bất cứ một nước nào khác, nên tìm sự tham vấn luật pháp chuyên nghiệp.
 
Nếu bạn có liên hệ tới một sự tranh chấp về kinh doanh hay dân sự ở nước ngoài, bạn có thể không được phép rời khỏi nước này cho tới khi nội vụ đã được giải quyết. Luôn luôn xét xem loại visa nào mà bạn cần cho passport Úc của mình, nếu có các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
 

Ma túy

 
Không được dùng, mang theo hay dính líu vào ma túy ở nước ngoài. Không bao giờ mang một gói hàng hay một hành lý nào cho bất cứ ai, khi vào hay ra khỏi một nước nào.
 
Các hình phạt thường rất nặng. Chẳng hạn như ở Việt Nam, những tội phạm về ma túy thường bị kết án tù chung thân. Một người bị bắt về tội sở hữu, ngay cả một số lượng bạch phiến rất nhỏ, cũng có thể bị kết án tử hình.
 

Luật Úc ở nước ngoài

 
Một vài đạo luật hình sự Úc cũng áp dụng cho những người Úc ở nước ngoài, như là việc rửa tiền, hối lộ các viên chức chính phủ nước ngoài, khủng bố, ép buộc hôn nhân, phá hoại bộ phận sinh dục phụ nữ và lạm dụng tình dục trẻ em.
 
Bạn có thể sử dụng những dịch vụ tại địa phương. Bạn cũng có thể được sự giúp đỡ từ gia đình, hãng khàng không, đại lý du lịch, ngân hàng, cơ quan tổ chức chuyến du lịch, chủ nhân hay cơ quan cung cấp bảo hiểm du lịch.
 
Các công ty bảo hiểm du lịch thường có các trung tâm nhận điện thoại làm việc 24 tiếng. Nếu bạn bị bệnh ở nước ngoài, là nạn nhân của tội phạm hay gặp phải trường hợp khẩn cấp, nên liên lạc với cơ quan bảo hiểm du lịch của mình ngay lập tức.
 
Luôn luôn mang theo trong mình các chi tiết liên lạc của họ, và nhớ xin một bản sao bản tường trình của cảnh sát nếu muốn báo cáo tội phạm.
 
Nếu có gì xảy đến với bạn ở nước ngoài, chính phủ Úc chỉ có thể giúp bạn nếu bạn du lịch với passport Úc.
 
Chính phủ Úc cũng có thể giúp những người Úc nếu họ gặp những trở ngại trầm trọng ở nước ngoài. Tuy nhiên người Úc dự kiến là sẽ phải tận dụng những nguồn lực sẵn có của họ trước khi trông cậy vào sự giúp đỡ của chính phủ Úc. Những gì chính phủ Úc có thể làm cho quý vị chỉ có hạn.
 
 
 
 

Hoàng Trang hát Xin Cảm Ơn, nhạc của Thái Hà







Cát Thư và Hoàng Pháp song ca Anh Em Tôi, nhạc Nguyễn Đức Quang







Nguyễn Trần Huân hát Im Lặng Là Đồng Lõa, nhạc Nguyễn Đức Quang







Đòan Du Ca Nam Cali hợp ca Nhà Việt Nam Vẹn Toàn, nhạc của Nguyễn Trần Huân







Những nhạc khúc trúng giải âm nhạc Freedom 2017







Đồng bằng Cửu Long trước những tác động của con người







NHÀ GỖ TRIỆU ĐÔ LA Ở VN





Trương Châu Hữu Danh viết: "Trên khắp dải đất hình chữ S này, nhà gỗ triệu đô không hiếm. Nhưng những căn nhà này không thuộc về giới siêu giàu, giới doanh nhân. Những căn nhà này, trớ trêu thay, lại là của cán bộ. Sau lệnh đóng cửa rừng, các món đồ gỗ, nhà gỗ này càng trở nên vô giá.

Một thực tế là nhà cán bộ càng to thì lũ càng lớn, dân chết càng nhiều. Những căn nhà xa hoa này được đánh đổi bằng mạng dân. Các vị ngủ có ngon không khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ?”

Theo tôi (nhà văn Tưởng Năng Tiến) thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều.



Mười bài TÂM CA, nhạc Phạm Duy


































Thái Châu hát Cung Chúc Việt Nam, nhạc Phạm Duy







Triệu Vinh và Minh Nguyệt song ca Nước Chảy Bon Bon, nhạc Phạm Duy







ĐÃ CÓ 100 LUẬT SƯ TRONG ĐỢT ĐẦU KÝ TÊN PHẢN ĐỐI VỤ KỶ LUẬT LS VÕ AN ĐÔN













DANH SÁCH 100 LUẬT SƯ KÝ TÊN (ĐỢT 1), ỦNG HỘ “KIẾN NGHỊ XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN” ĐỀ NGÀY 10/12/2017 GỬI BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM  
1. LS Trịnh Vĩnh Phúc – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
2. LS Trần Quang Thắng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
3. LS Đặng Trọng Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
4. LS Trần Bá Học – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
5. LS Nguyễn Văn Miếng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
6. LS Phạm Tất Thắng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
7. LS Đặng Đình Mạnh – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
8. LS Trần Hồng Phong – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
9. LS Nguyễn Thị Dạ Thảo – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
10. LS Đồng Hữu Pháp – Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên – Huế
11. LS Lê Văn Luân – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
12. LS Ngô Anh Tuấn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
13. LS Nguyễn Hà Luân – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
14. LS Lưu Vũ Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
15. LS Lê Văn Hòa – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
16. LS Hoàng Ngọc Giao – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
17. LS Trần Vũ Hải – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
18. LS Phan Thị Lan Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
19. LS Nguyễn Hoàng Trung – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
20. LS Hà Huy Sơn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
21. LS Ngô Ngọc Trai – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
22. LS Trần Anh Tùng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
23. LS Nguyễn Phan Long – Đoàn Luật sư TP. Cần Thơ
24. LS Nguyễn Hòa – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
25. LS Trần Văn Sỹ – Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long
26. LS Trương Công Cường – Đoàn Luật sư tỉnh Kiên Giang
27. LS Nguyễn Khả Thành – Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên
28. LS Phạm Văn Tuyên – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
29. LS Nguyễn Văn Kỷ – Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên – Huế
30. LS Lê Mạnh Hùng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
31. LS Nguyễn Thạch Thảo – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
32. LS Trần Minh Hùng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
33. LS Nguyễn Văn Từ – Đoàn Luật sư tỉnh Tây Ninh
34. LS Trần Hà Xuân Phong – Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp
35. LS Lê Quang Hiến – Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
36. LS Trần Văn Đức – Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng
37. LS Khương Đình Tiến – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
38. LS Nguyễn Hữu Trung – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
39. LS Lê Xuân Hậu – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương
40. LS Nguyễn Minh Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
41. LS Nguyễn Trần Chiêu Dương – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
42. LS Lê Quang Vũ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
43. LS Trần Đăng Sỹ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
44. LS Nguyễn Ngọc Tuấn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
45. LS Trần Trung Thuận – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
46. LS Man Đức Vương – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
47. LS Hồ Minh Kính – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
48. LS Nguyễn Tiến Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
49. LS Trần Dũng – Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau
50. LS Nguyễn Văn Đồng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
51. LS Phạm Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
52. LS Dương Vĩnh Tuyến – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước
53. LS Đinh Quốc Dũng – Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai
54. LS Đỗ Xuân Hiệu – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
55. LS Cao Tiến Đạt – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
56. LS Phạm Xuân Thọ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
57. LS Lê Văn Hồi – ĐoànLuật sư TP. Hà Nội
58. LS Phan Thị Sánh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
59. LS Nguyễn Vượng Hải – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
60. LS Nguyễn Hữu Phúc – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
61. LS Bùi Thanh Bình – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
62. LS Ngụy Thành Thắng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
63. LS Phạm Thùy Dung – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
64. LS Trần Thùy Chi – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
65. LS Nguyễn Thị Mỹ Uyên – Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
66. LS Văn Minh Nam – Đoàn Luật sư tỉnh Lào Cai
67. LS Trần Văn Đạt – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận
68. LS Nguyễn Anh Vân – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
69. LS Lê Thanh Tuấn – Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An
70. LS Đỗ Phú Kim – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
71. LS Đào Thị Lan Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
72. LS Lê Ngọc Luân – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
73. LS Hoàng Xuân Sơn – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
74. LS Nguyễn Văn Thành – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
75. LS Nguyễn Văn Kiệm – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
76. LS Trần Đình Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
77. LS Đỗ Thành Nhân – Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng
78. LS Lương Tống Thi – Đoàn Luật sư tỉnh An Giang
79. LS Trần Việt Hùng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
80. LS Nguyễn Duy Bình – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
81. LS Phạm Văn Tuấn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
82. LS Trần Hữu Kiển – Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre
83. LS Nguyễn Thanh Sơn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
84. LS Nguyễn Ngọc Bảo Chi – Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk
85. LS Trần Đình Đại – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
86. LS Phạm Văn Thọ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
87. LS Phạm Thanh Tùng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
88. LS Ngô Đình Thuần – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
89. LS Bùi Minh Bằng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
90. LS Nguyễn Thị Ninh Hòa – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
91. LS Lê Minh Châu – Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau
92. LS Giã Hoàng Nhựt – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
93. LS Hoàng Cao Sang – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
94. LS Trần Công Ly Tao – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
95. LS Đinh Văn Thảo – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
96. LS Hoàng Nguyên Bình – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
97. LS Nguyễn Hồng Lĩnh – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
98. LS Lê Văn Hoan – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
99. LS Nguyễn Minh Thuận – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
100. LS Phạm Công Út – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
(Gồm 100 luật sư tham gia ký tên và ủng hộ – Đợt 1)









Ls Nguyễn Hoàng Duyên ở San Jose nhận định về việc chạy án ở VN










Phỏng Vấn nhà giáo Nguyễn Thanh Nhàn




https://drive.google.com/file/d/1ckLe-zIKFZ4zvvXlhq2wOPxeoHnYt-U_/view?usp=sharing

Nhận định về Nhân Quyền trong năm 2017 tại xứ Thiên Đường XHCNVN







Bắc Kỳ Chín Nút đối đầu Bắc Kỳ Hai Nút







Thăm Dân Cho Biết Sự Tình Ở Xứ Giãy Chết







Thời Cũa Những Kẻ Giết Ngưới: Viết Vế Rimbau - Tác giả Henny Miller, bản dịch Việt ngữ Nguyễn Hữu Hiệu







Tàu Cộng sản xuất chân gà rút xương bằng cách lấy răng cạp







Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Sống Khỏe Và Thực Dưỡng




https://www.youtube.com/watch?v=ColhrrUyItM


https://www.youtube.com/watch?v=bJLl3iCDHho


https://www.youtube.com/watch?v=sQXggCiL848




"Thế lực phản động" (?) nêu ra ba mối lo khi về VN: an ninh công cộng, an toàn thực phẩm, nhà hàng chặt&chém (xem từ phút 16:25)







Thánh địa Israel










Hai nước Israel - Palestine một thủ đô















Người Quân Cảnh Cuối Cùng Chết Tại Bộ Tổng Tham Mưu







Vào khoảng 8 giờ sáng, ngày 29 tháng 3-1975, tôi với một vài người bạn ra chợ Dục Mỹ để uống cà phê và cũng để nghe ngóng tình hình chiến sự. Tin tức từ những quân nhân hướng Khánh Dương chạy về cho biết là phòng tuyến này do các chiến sĩ Nhảy Dù ngăn chận Cộng quân đã đổ vỡ. Chúng tôi lập tức trở về TTHL Dục Mỹ thì quang cảnh quân trường đã thay đổi hẳn. Các khóa sinh và cơ hữu của trung tâm ra các giao thông hào trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Biến động này làm cho nhóm 17 khóa sinh gốc Quân Cảnh chúng tôi lại thêm hoang mang. Số là nhóm chúng tôi đã thụ huấn xong khóa cuối Rừng Núi Sình Lầy và có danh sách được trở về binh chủng Quân Cảnh. Khóa học đã mãn hơn 10 ngày rồi mà chưa có Sự Vụ Lệnh để trình diện đơn vị. Chúng tôi cử một đại diện có cấp bậc cao nhất trong nhóm là Thượng Sĩ lên trình diện Đại Tá CHT/TTHL Dục Mỹ sau khi đã qua các văn phòng theo hệ thống quân giai. Đại tá Đại rất bận rộn nhưng ông vẫn cho gặp. Ông ngạc nhiên về trường hợp chậm trễ. Tuy nhiên sau cùng, ông lục ở ngăn kéo nơi làm việc tìm ra được Sự Vụ Lệnh mà ông đã ký rồi và đưa ra trao cho trưởng toán chúng tôi. Khi nhận được Sự Vụ Lệnh thì Quân Trường Dục Mỹ không thể cung cấp phương tiện đến Nha Trang. Chúng tôi đành tự túc mạnh ai nấy đi. Đến chiều khoảng 1 giờ, chúng tôi gặp nhau tại ở Nha Trang với hy vọng tìm được máy bay về Sài Gòn. Tôi và vài bạn nữa đi ngang qua Bộ Tư Lệnh QĐ II thì lá cờ tướng đã hạ xuống, Quân Cảnh gác cổng không còn. Đi quan Bộ Chỉ Huy BĐQ QK II thì cũng vườn hoang nhà trống. Súng M16 cả đống nên mỗi anh em nhặt một cây để phòng thân. Không có phương tiện của quân đội nên chúng tôi mạnh ai nấy đi bằng cách đổ ra ngả Ba Thành và leo xe nhà binh tìm đường xuôi Nam. Lúc bấy giờ có Quân Cảnh Hiệp, người lớn tuổi hơn tôi nên bạn bè gọi là Hiệp Già. Anh có một vợ 5 con, đơn vị gốc là Tiểu đoàn 8 Quân Cảnh, cùng học chung với tôi mấy khóa ở Trường Quân Cảnh và Trường HSQ Đồng Đế. Suốt đêm hôm đó và đến khoảng 3 giờ chiều hôm sau, đoàn xe di tản đến thị xã Phan Thiết. Khi xe ra khỏi Phan Thiết một đỗi chúng tôi gặp một số quân nhân chạy ngược lại, được biết Việt cộng phục kích và có giao tranh ở ngả ba Bình Tuy (Rừng Lá). Tin này làm chúng tôi chùn chân vì tôi biết chắc với đám quân không có chỉ huy nếu gặp Việt cộng thì chỉ có chết. Sở dĩ tôi nghĩ như thế là vì suốt từ nhiều ngày qua đã có lúc giành mấy củ khoai ở cổng Ba Làng Cam Ranh mà bắn nhau chết. Thị xã Phan Thiết đang yên lành thì bị cướp, bị phá cửa sắt lấy bia, nước đá, thực phẩm tạo ra sự giành giựt rồi giết nhau. Điều này ai có đi khoảng thời gian đó đều biết. Với máu Quân Cảnh trong người, tôi rất bất mãn nhưng không thể làm gì được. Sau cùng, tôi bàn với anh Hiệp già là nên trở lại Phan Thiết tìm ghe hoặc tàu bè về Vũng Tàu chắc ăn hơn. Anh Hiệp không đồng ý nên chúng tôi chia tay. Sau cùng tôi cũng tìm đường thủy về Sài Gòn qua ngả Vũng Tàu. Trình diện ở trại đường Tô Hiến Thành xong, được lệnh trả tôi về binh chủng. Tôi bắt thăm trúng được Tiểu đoàn 5 Quân Cảnh. Nỗi vui mừng thật lớn, coi như thoát được nạn trong mấy ngày vừa qua. Hơn sáu năm đi lính, lần đầu tiên bắt thăm được trúng đơn vị ở gần nhà. Biết bao là mừng vui. Tại Ban Nhân Viên Tiểu Đoàn tôi được lệnh tăng phái cho Đại đội 1 Quân Cảnh tại Bộ TTM. Thật tình mà nói, tôi chỉ được nghe tên vị Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Hưng hay Trung tá Hưng (không rõ), còn các Đại Đội Trưởng và Trung Đội Trưởng của tôi tôi chưa kịp gặp mặt, hoàn toàn không biết là ai. Cứ nhận lệnh đi tăng phái đã. Tôi không nhớ chính xác bao nhiêu quân nhân từ Tiểu đoàn 5 Quân Cảnh tới tăng cường cho Đại Đội 1 Quân Cảnh, hình như khoảng 15 anh em gì đó. Nhiệm vụ chúng tôi đứng các nút chặn ngả ba Chú Ía, ngả tư Võ Duy Nguy Võ Tánh, Võ Tánh gần Bệnh Viện III Dã Chiến Hoa Kỳ, và Võ Tánh gần ngả ba Trương Quốc Dung. Có một ngày, vào khoảng 15 tháng 4-1975, tôi gặp lại một bạn Quân Cảnh cùng chạy ở Dục Mỹ hỏi thăm anh Hiệp Già và được biết anh bị một viên đạn bắn sẻ của Việt cộng trúng ngay giữa tam tinh gần ngả ba Rừng Lá. Tôi bần thần về tin này cả tuần. Trong thời gian tăng phái cho TTM, ngày đứng đường, đêm về các điểm phòng thủ trong Tổng Tham Mưu. Có một đêm tôi nằm dưới thềm Tổng Cục Tiếp Vận coi TV thấy Tổng thống Thiệu đọc diễn văn chửi Mỹ. Mắt coi TV, tai nghe đạn pháo kích lòng dạ sao xuyến tan nát. Cường độ pháo của cộng quân càng tăng. Trước 3 trái thì 2 trái vô Tân Sơn Nhất còn trái vô TTM. Sau 2 trái thì 1 trái vô Tân Sơn Nhất và 1 trái vô TTM. Nghe quen, tôi cũng bắt chước số anh em khác mà đoán tầm gần xa, lúc nào sắp nổ. Tôi vẫn ở TTM nhưng phạm vi hoạt động rút lại gần hơn và chịu pháo nhiều hơn. Trong thời gian này, bên gia đình vợ tôi có đường chạy ra ngoại quốc. Nếu muốn đi thì chắc chắn chúng tôi sẽ ra đi bình yên. Tôi là hạ sĩ quan với sắc phục Quân Cảnh. Đi đâu cũng gặp toàn bạn bè cùng binh chủng. Không những đi dễ dàng mà còn lo cho được cả gia đình họ hàng. Nhưng không biết tại sao vào những giây phút đó tôi lại thấy mình yêu nước. Bỏ đi không đành. Đó là tấm lòng thành thực, nghĩ sao thì nói vậy. Sau này vợ tôi cứ nói mãi về vụ di tản. Bây giờ bả không còn nữa nhưng tôi vẫn còn nghe như tiếng nói than thở bên tai.

Sáng ngày 30 tháng 4-1975: Tôi được lệnh tăng cường cho cổng 1 TTM. Lúc bấy giờ cộng quân gia tăng cường độ pháo kích dữ dội. Các Quân Cảnh cơ hữu của Đại Đội 1 Quân Cảnh rất bận rộn. Có tin cổng 4 có một số sĩ quan TTM phá rào chui ra đến nỗi Quân Cảnh Đại Đội 1 TTM phải dùng hàng rào người mà cản lại. Cũng có một số sĩ quan cấp Trung và Đại Tá tự ký Sự Vụ Lệnh ra cổng. Chưa đến nỗi hỗn loạn nhưng Quân Cảnh khá mệt nhọc vất vả mới giữa được trật tự. Lệnh Tướng Hạnh là nội bất xuất, ngoại bất nhập. Chúng tôi thì chỉ có nhiệm vụ yểm trợ cho Đại Đội 1 Quân Cảnh mà thôi. Tôi quan sát tại điếm canh cổng số 1 có anh Quân Cảnh làm việc thật tích cực và hiệu quả. Nhìn kỹ ra là anh Minh người cao lớn. Tôi thật tình quên mất họ của Minh là Trần hay Nguyễn. Nhưng có thể là Trần Văn Minh. Minh cùng chung một khóa với tôi ở Trường HSQ Đồng Đế. Đó là khóa 1/71 Đặc Biệt HSQ hiện dịch, lúc đó tướng Linh Quang Viên làm Chỉ Huy Trưởng. Sau đó chúng tôi gặp lại nhau tại Trường Quân Cảnh một hai lần nữa. Giờ đây, rõ ràng là Minh đang ở Đại Đội 1 Quân Cảnh TM. Giơ tay chào nhau, nói vài câu, rồi ai làm việc nấy. Lúc đó tôi ở cổng chánh khoảng 100 mét về hướng tòa nhà chánh.

11 giờ 30 ngày 30 tháng 4-1975: Lúc 11 giờ 30, từ cổng 1 TTM tôi nghe súng nổ dữ dội ở phía Bệnh Viện Dã Chiến Hoa Kỳ, thì ra các anh em LĐ 81 BCND đang bắn xe tăng Việt cộng. Khi chiếc xe T54 của Việt cộng có treo cờ GPMN hướng về cổng 1 TTM thì tất cả chúng tôi lái xe Jeep rút về văn phòng Đại Đội 1 Quân Cảnh vì xe cộ đồ đạc tất cả đều để đây. Khi xe ngừng, Minh bước xuống và nước mắt đã đầm đìa. Tôi nhìn Minh mà lo cho thân mình nên vội vàng cột ba lô mang súng ống, rồ xe Mobylette phóng chạy. Cái cảnh lúc đó thật là hoảng loạn, mạnh ai nấy lo, giành đường thoát ra.

11 giờ 40 ngày 30 tháng 4-1975: Sau lưng tôi, Minh khóc và nói một mình “Thôi rồi, mất nước rồi.” Nói xong anh Minh bước tới gần cột cờ, nghiêm chỉnh đưa tay lên, chào xong móc khẩu Colt 45 bên hông kê lên màng tang. Một tiếng nổ đơn độc vang lên. Tôi chắc tiếng nổ đó đã hòa tan trong tiếng máy của hàng trăm chiếc xe Honda, Vespa, Suzuki. Minh ngã xuống. Trung sĩ I Trần Văn Minh đã trả xong nợ nước vào giờ thứ hai mươi lăm. Tôi là một người sợ chết nên nhìn Minh một lần chót, nén xúc động và chạy thoát thân với hàng đoàn người kia. Giờ đây Minh họ Nguyễn hay Trần tôi không biết chắc. Anh đã chết thật hay chỉ bị thương cũng không biết chắc. Có điều Minh đã làm một việc thật là đáng để tôi quỳ xuống mà lạy anh. Tất cả các đoạn trên tôi viết dông dài chỉ nhằm mục đích kể lại đoạn cuối về cái chết của một Quân Cảnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi là binh chủng lo về quân kỷ của quân đội. Xin các anh em chiến hữu hiểu rằng chúng tôi cũng sống chết với quân đội như anh em. Và trong hàng ngũ hạ sĩ quan chúng tôi cũng có người tự vẫn dưới ngọn cờ Tổng Tham Mưu vào giờ thứ 25. Gần 30 năm qua, ngồi cố nhớ mà viết lại chắc có nhiều chi tiết thiếu sót, ước mong các chiến hữu bổ khuyết dùm cho.



Câu chuyện cảm động về con tàu mang số hiệu MT065







Năm 1977, Tàu Vượt Biên Bán Chính Thức, Chi Mai, Bị VC Đặt Mìn Giết Sạch 426 Người, Để Cướp Của




May mắn cho tôi là khi vượt biên vô cùng thuận buồm xuôi gió, nhưng ngược lại, tôi là chứng nhân cuả một vụ cướp của giết người thật là rùng rợn do bọn cộng sản Việt Nam thực hiện vào năm 1977 tại căn cứ Hải quân Cát Lái cũ cuả QLVNCH.

Lúc bấy giờ tôi làm công nhân cho thuỷ đội Cảng Sàigòn, trên chiếc tàu kéo CSG 92 (Soài Rạp). Vào khoảng tháng 1 năm 1977 tàu chúng tôi chạy lên con sông Sàigòn tới phía sau nhà máy nhiệt điện Thủ Đức và kéo chiếc tàu tên là Chi Mai về Kinh Tân Thuận (kinh đôi) để cơ xưởng cảng Sàigòn gắn thêm một số máy phụ như máy charge gió (air compressor), máy bơm nước lườn, cũng như gắn thêm một số ống gió thông hơi từ boong tàu xuống tận 3 tầng dưới hầm máy.

Tôi thấy cách thiết kế vô cùng lạ mắt và không có một chút gì là an toàn cho việc vận hành, cũng như an toàn thoát hiểm tối thiểu cho một con tàu di chuyển trên sông nước. Tôi có hỏi chú sáu Bền người công nhân đầu não của xưởng này về việc lạ lùng này thì chú trả lời rằng: "Chú đâu biết gì đâu. Nghe nói rằng thành uỷ thuê xưởng sửa chữa làm một số việc và nhà nước đôi bên thanh toán cho nhau. Chú chỉ là lính lác nên đâu biết gì việc cuả họ".

Con tàu này có máy chính hiệu của Đức chế tạo, công suất 900 horse power. Con tàu này dài khoảng chừng 22m rộng 5, 5 mét, chiều sâu tính từ mớm nước khoảng 3, 3 mét, nhưng nếu tính từ trên mặt boong (deck) khoảng 5 mét là cùng. Khi tàu này gần ra khỏi ụ sửa chữa nó được hàn thêm một số miếng sắt chữ V loại 6mm làm một boong giả thêm nữa, cao hơn mặt boong khoảng 1.70 mét.

Bấy giờ những người Hoa kiều trong Chợ Lớn thường tấp nập vào tầu này xem xét cúng bái và họ thường mang trái cây hoặc thịt thà qua biếu cho chúng tôi ăn. Sau vài lần họ muốn thuê chú hai Lâm Văn Tới làm máy trưởng cho tàu này. Họ nói dối rằng đấy là tàu khách chạy từ sài Gòn đi Cần Thơ. Nhưng chú khước từ, vì tàu CSG 62 cuả chú cũng sửa chữa sắp xong để hoạt động kéo xà lan nước đi Vũng Tàu cung cấp cho các tàu chiến cũng như đánh cá đang neo tại vùng cảng ấy. Sau họ bảo thật là đi vượt biên chính thức và sẵn lòng chi 15 lượng vàng và cho hết 6 người trong gia đình chú đi luôn không phải trả một xu nào cả, nhưng chú vẫn khước từ.

Sau đó tôi thấy tên Út Lương tên thật là Lương Văn Út thuyền trưởng tàu khách An Giang chạy từ Tân Châu -Long Xuyên -Sài Gòn và ngược lại, nhận lời. Tên Úc này là Việt kiều Kampuchia hồi hương về VN năm 69 hay 70 gì đó. Năm đó là năm Quân Lực VNCH hành quân vô Kampuchia tấn công và san bằng cục R cuả VC và cứu vớt Việt kiều khỏi bị bọn Lon Nol và Khmer Đỏ cáp duồn thả trôi sông Cửu Long về Việt Nam.

Út Lương có nước da sậm nâu, gần giống như Miên. Không hiểu hắn xoay ở đâu ra bằng tài công hạng nhất của Bộ Giao thông và Bưu điện cấp cho hắn. Bằng màu đỏ hẳn hòi, còn mới cứng, chứ thằng này nó dốt như Hồ Chí Minh, tiếng Tây thì quẹt quẹt, tiếng Miên thì good, tiếng Việt và tiếng Tàu thì cũng khá khá, nhưng về hải nghiệp nó là con zéro to tướng. Nội việc khử từ trường cho hải bàn khi tàu sửa chữa, hay trang bị thêm chi tiết nó cũng không biết, làm floating radar, hoặc tâm phương qua tín hiệu kiểm báo nó cũng mù tịt, thì nói chi đến tính toán sai biệt trục địa cầu hàng năm để cộng thêm vào hướng đi, hoặc trừ bớt cho đúng với hướng thật sự muốn đi. Nhưng hắn vẫn nhận trách nhiệm đưa tàu đến Cát Lái.

Giờ đây tôi không chắc nhớ rõ ngày tháng sự vụ xảy ra, tôi chỉ nhớ lúc ấy trời nắng gắt lắm khoảng tháng 4 hay 5 gì đấy, bấy giờ tôi kéo xà lan chở nước xuống kho dầu Shell ở Nhà Bè bơm cho tàu dầu Hasukha của Liên Xô, và sau đó kéo ủi yểm trở cho hoa tiêu đưa tàu vào cặp cảng kho Esso Nhà Bè. Việc xong xuôi, tôi cặp xà lan nước đã giao hàng xong, kéo về lại cảng Sàigòn. Nhưng khi tàu sắp quanh vào khúc đèn xanh đỏ của sông Sàigòn, thì tôi thấy người trôi nổi lặn hụp bơi ngửa, bơ xấp đủ kiểu hết. Họ có áo phao bằng styro foam hoặc bằng túi hơi như loại hàng không phát cho hành khách. Cũng có người ôm bẹ dừa nước thả ngửa trên sông.

Tôi co giảm vận tốc tàu lại và yêu cầu anh em thuỷ thủ ở tàu kéo cũng như xà lan thả các thang dây trên tàu và xà lan xuống tận mé nước đồng thời lấy các phao tròn cột dây vào quăng ra cho họ bám vào để kéo họ lên các thang dây của tàu và xà lan.

Lúc bấy giờ là nước ròng chảy ra biển, và ngay chỗ này là mối tiếp giáp giữa 3 con sông Nhà Bè, Sàigòn và Đồng Nai nên mực nước luôn chảy nghịch lẫn nhau tạo thành dòng nước xoáy. Tôi sợ nạn nhân có thể bị lót lườn tàu và xà lan, vướng vào chân vịt, nếu họ luýnh quýnh và không hiểu biết. Vì vậy tôi chỉ để số vòng quay của chân vịt đủ mức cho tàu đứng yên một chỗ để đón cứu họ.

Lúc bấy giờ các ghe đóng đáy giàn xây (dòng xoay) tại ngã ba của ba con sông cũng túa ra cứu giúp họ. Khi đó, trên tàu và xà lan của chúng tôi đã cứu được 18 người. Bỗng phía bên sông Nhà Bè (Rạch Bảy) có nhiều tiếng súng nổ chát chúa và ca nô công an VC tuần tra trên sông từ hướng nhà máy dầu Navioil cũng như trên Cát Lái chạy đổ xuống, xuôi theo dòng chảy, chúng bắn vào nạn nhân bơi trên sông không một chút thương tiếc, và đuổi theo bắn tận nhà máy Silico gần đến vàm sông Phú Xuân, nơi có căn cứ của bộ đội biên phòng đóng giữ.

Riêng tàu của chúng tôi bị một tầu tuần tiễu có khoảng 6 công an nhảy lên bắt những nạn nhân này trói lại bằng dây ở những chiếc phao họ mang trên người, rồi đẩy họ té xuống tàu tuần cảnh, thấp hơn mặt boong xà lan ít nhất 2 mét. Khi không còn chỗ chứa các nạn nhân, chúng xô họ trở lại dòng sông lúc đó đang chảy xiết. Tôi la lên cản ngăn chúng, nhưng chúng bắt tôi vào trong phòng lái tàu và yêu cầu tôi chạy về cầu bến phá Cát Lái. Trên đoạn đường không đầy 2 cây số này tôi thấy vô số các túi xách may bằng nhựa simili và giỏ đệm trôi bồng bềnh trên mặt nước. Chúng ra lệnh cho tàu chạy chậm lại và dùng vợt chúng tôi thường dùng để vớt lon nhôm thực phẩm hoặc thức uống của tàu ngoại quốc thường vứt bỏ trôi nổi trên sông Sàigòn, để vớt những chiếc giỏ căng phồng này. Chúng tranh nhau mở ra lục lọi lấy vàng, đô la, đồng hồ… rồi chia chác nhau ngay tại chỗ.

Vì phải chạy chậm để tụi công an vớt những chiếc giỏ trên mặt sông nên 2 giờ sau, tàu chúng tôi mới cặp được bến phà Cát Lái trong khi đoạn đường không đến 2 cây số mà vận tốc bình thường của tầu tôi là 16 hải lý giờ (khoảng 25 cây số giờ).

Khi tàu vừa cập bến, tụi công an bắt chúng tôi lên bờ, lục soát trên tàu, xà lan và khám xét thân thể của chúng tôi. Đến khoảng 10 giờ tối thì tên đại tá công an trưởng phòng cứu hỏa đến hỏi chúng tôi có thấy điều gì hay không, có muốn khiếu nại gì không? Chúng tôi dư hiểu chúng muốn gì, nên ai cũng phải lắc đầu, "thưa không nghe, không thấy, không biết cũng như không khiếu nại điều gì".

Chúng tôi chỉ xin chúng báo cáo về đội an ninh bảo vệ của bến cảng Sàigòn là tàu chúng tôi bị vướng lưới nên phải lặn gỡ, vì vậy về trễ. Chúng bằng lòng gọi phôn giúp cho việc ấy. Khi chúng tôi được thả trở lại tàu, trên bến phá, tụi công an đã cho lập vòng rào an ninh cấm tất cả nhân dân cùng những người không có trách nhiệm lui tới khu vực ấy. Vòng đai này được kéo bằng kẽm concertina, phía trong ở giữa bến phá chúng dùng nhưng manh cót quây tròn lại, che kín những xác người nằm ngổn ngang ít nhất là 150 người. Những xác người được xếp dài khỏang 30 mét nằm kế bên nhau như cá trong hộp thành 3 hàng. Còn các túi hành lý được chất ngay lên xe truck cuả công an mà loại này trước năm 1975 dùng để tịch thu báo chí khi báo chí có nội dung xuyên tạc vu khống chính phủ VNCH, để làm lợi cho cộng sản.

Sau đó hai ngày, đội thủy của cảng Sàigòn được lệnh điều động tàu của chúng tôi kéo cần cẩu 100 tấn (có sức mạnh kéo nổi 100 tấn). Cần cẩu này nguyên là của quân vận Mỹ bàn giao lại cho chính phủ VNCH, và sau chuyển lại cho cảng Sàigòn xử dụng. Chúng tôi kéo cần cẩu nổi này ra đến Cát Lái khoảng 10 giờ sáng và người nhái công an (Bắc Kỳ) lặn xuống choàng dây cáp 16 mm qua tàu Chi Mai để cho cần cẩu trục lên.

Nhưng không biết loay hoay như thế nào đó họ làm mãi không xong, và phải xin toán người nhái của cảng Sàigòn đến giúp đỡ. Toán người nhái ốm đói này vốn là những công nhân trên 45 tuổi trước 1975 thuộc Ty Cảng Vụ Cảng Sàigòn, có nhiệm vụ lặn kiểm tra các đế phao neo (con rùa) trên sông Sàigòn, cùng như kiểm tra chân đế cầu tàu trong cảng Sàigòn. Nhờ toán người nhái của Sàigòn trước 1975 , công việc trôi chảy, tôi nổ máy đẩy cần cẩu nổi ra xa, để neo căng cả 4 phiá và kéo tàu Chi Mai lên….

Khi dây cáp được kéo lên chưa được 3 mét, từ dưới mặt nước nổi vọt lên những xác người như nhưng trái ngư lôi vừa thoát khỏi bệ phóng. Máu từ mũi tai cuả họ trào ra trông thật thảm khốc. Chú hai Giỏi, cần cẩu trưởng, người to như cảnh sát motor cycle của Mỹ, cũng phải rụng rời tay chân không thể tiếp tục giữ cần Lift và dừng tay lại ngay vị trí này. Bọn công an trên cầu phà bụm tay lại làm loa ra lệnh kéo tiếp nên anh Sanh phải nhảy lên phòng điều khiển thay thế chu hai Giỏi…

Dây được kéo lên từ từ thật chậm từng tấc cáp mỗi lần chuyển dịch, xác người tiếp tục vọt nổi lên, Tôi không nhớ rõ lắm vì cảm giác đã chết cứng tê dại, mắt mở nhưng hình như không còn biết gì cả. Vì đấy là xác người vô tội bị VC xua đuổi, hoặc lừa đảo, nên họ phải trốn ra nước ngoài. Họ là những người giàu có, có nhà cửa khang trang, cơ sở máy móc sản xuất, mà bọn công sản Bắc Kỳ xâm lược đang thèm thuồng muốn chiếm lấy làm cuả riêng, nên đã lừa họ mang của cải xuống tàu rồi tìm cách giết họ để chiếm đoạt của cải.

Khi tàu nhô cột cờ lên khỏi mặt nước, một thảm cảnh mà suốt 16 năm sống xuôi ngược trên các dòng sông cuả VN, bờ duyên hải VN và Philippines tôi chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng như thế. Qúy vị à! Một phụ nữ tay ôm chặt đứa bé gái khoảng một tuổi đã sình chương cuộn tròn như một quày dừa non. Chiếc áo Badesuite bằng thứ vải nylon dầy chắc vướng vào các móc dùng để móc cờ hiệu của tàu hoặc tín hiệu. Trên mặt của nạn nhân bị tôm cá rỉa mất gần hết một bên mặt….

Tàu Chi Mai tiếp tục được kéo lên, trên mặt boong không còn gì tồn đọng. Trong cabin lái, xác hai cô gái trẻ ôm nhau chết cứng. Tàu Chi Mai tiếp tục được đưa lên cao, nước tràn ra từ các lỗ Abblouse (lỗ có kính tròn để cho thuỷ thủ có thể quan sát bên ngoài hay mở ra để nhận lấy gió khi những ngày biển êm gió lặng). Nước chảy tràn ra cho thấy bên trong, xác người dằn xẹp xuống như cá được đóng vào hộp vậy….

Cuối cùng tàu Chi Mai được đặt trên boong cần cẩu 100 tấn, sau khi các kè được chêm chặt hai bên hông tàu Chi Mai. Chúng tôi thấy bên hông phía tay phải của tàu Chi Mai có một lỗ thủng to hình dạng tròn méo mó phần phía trước của lổ thủng bị tét ép vào phía trong thân tàu chứng tỏ khối thuốc nổ được đặt từ bên ngoài. Xác người bên trong chắc phải còn đủ cả vì lỗ thủng này, xác người không thể trôi ra được, vì tàu bị chìm nghiêng về phía này, bùn non và đất sét còn bám chặt cả một bên thân tàu.

Xác nguời được đưa ra khỏi tàu Chi Mai đưa lên bến phà Cát Lái lập tức các túi hành lý bị tụi công an VC tịch thu đem lên xe cây ngay lập tức, không có thân nhân hay bất cứ ai léo hánh ở khu vực này. Chỉ huy bốc dỡ các tử thi này là Đại tá VC Đinh Mười, truởng phòng cảnh sát phòng cháy chửa cháy thành phố Sàigòn; và một tên đại tá khác của phòng cảnh sát trên sông. Lúc bấy giờ bí thư thành uỷ là Võ Văn Kiệt.

Tổng cộng xác chết được đem ra là 426 xác cả nam lẫn nữ. Tôi đã không dám ăn thịt cá tôm cua hơn nửa năm trời mặc dù lúc bấy giờ công nhân kỹ thuật thuộc tổng cục đường biển như tôi mỗi tháng chỉ mua được 2 kí thịt heo cho nhu yếu phẩm mà thôi.

Thằng Lương Văn Út tài công chiếc tàu Chi Mai còn sống nhăn răng tại Sài Gòn. Sau vụ nổ tàu Chi Mai, Cộng Sản không có cách gì che giấu được, vì hơn 170 hành khách nhà nghèo loại đóng 5 cây vàng cho một đầu người, phải chịu cảnh đứng ngồi như cá hộp. Họ hiểu đi tàu trong hoàn cảnh đó sẽ bị ướt lạnh khi trời mưa giông, vì cả hai thứ nước mưa và nước sóng biển.

Họ chắc chắn hiểu được thân phận, và những rủi ro có thể mang đến cho họ khi bị say sóng, hoặc sóng to chụp phủ lên tàu có thể cuốn họ xuống biển, nên họ chịu rất nhiều tổn phí để kiếm mua phao vì thời ấy của đó là hàng quốc cấm, không có chợ nào được bày bán cả. Ngay cả như tôi, thuyền trưởng tàu kéo cấp ba (có công suất trên 1200 mã lực) là loại chỉ đếm trên đầu ngón tay vào năm 1989, vẫn không có áo phao cho cá nhân của mình nửa đó. Chỉ cấp loại xốp bình cà rem (Styro foam) nhét vào áo khỉ (monkey vest) như áo bộ đội mang băng đạn AK vậy, nhưng vẫn phải ghi tên và chức vụ bằng nước sơn đỏ, và điều này phòng vật tư của Công Ty làm sẵn phát cho tàu, nếu bị mất phải làm báo cáo và kiểm điểm như mất súng vậy.

Chính các phao này đã giúp cho hầu hết những nguời trên boong này thóat ra khỏi tàu Chi Mai ngay lúc nó nghiêng chìm. Chỉ có những người thông thuộc với sông nước nên ỷ lại không mặc vào, có thể bị chết, hoặc thoát, hay tù sau vụ chìm này. Điều tôi nói đây có kiểm chứng, vì 4 ngày sau đó, những xác chết trôi nổi trên sông Nhà Bè, Phú Xuân, Soài Rạp, Lòng Tàu, cũng như trôi dạt vào những miệng đáy đóng trên sông để bắt tôm cá. Người dân đã báo cho chính quyền đem đi mai táng hoặc trả xác lại cho thân nhân.

Còn cảnh công an VC bắn vào người vượt biên hôm đó, chính mắt những người đóng đáy thấy, thủy thủ tàu CSG 92 và xà lan 64 thấy, công nhân nhà máy Vavioil và những cư dân trên bờ sông nhà bè phía đèn xanh đều thấy hết. Chưa hết đâu! Những người đi "đăng ký", tập trung tại bến xe Văn Thánh ngoài ngã ba Hàng Xanh để cho xe bus đưa vào bên phà Cát Lái, nhưng còn hai xe bus chót chưa vào tới bến phà Cát Lái thì mìn đã nổ. Không biết rằng vì xe bus đến chậm hay thằng công an tay nghề quá dỏm, gài kim định giờ không chính xác?! Điều này từng xảy ra trong thời chiến qua các vụ đặc công VC đánh các cầu Bình Triệu, Bình Lợi, Tân Cảng… Đặc công VC ôm mìn lội ven sông để gài giật sập cầu, nhưng lội chưa tới nơi thì mìn phát nổ. Báo chí phổ biến tin tức, lính địa phương quân giữ cầu đều biết chuyện này!

Việc Cộng sản bắn chết người thường dân vô tội đâu có phải là điều hiếm hoi ở trong thời chiến cũng như thời bình. Hơn nữa VC đã dán bản cáo trạng khắp hai miền đất nước rằng "VƯỢT BIÊN LÀ PHẢN QUỐC". Vì vậy chúng sợ ai không dám bắn?! Hơn nữa VC bắn để cướp của, vì người bị chúng bắn là thành phần tư bản, bị VC ghép vào tội phản quốc bóc lột.

Còn 2 chiếc xe bus chở người vượt biên đến sau, khi thấy tàu Chi Mai bị phát nổ, bọn công an liền ra lệnh cho quay đầu lên hướng nhà tù Thủ Đức tạm trú qua đêm và sáng hôm sau chở thẳng lên Bù Đóp nhốt cho đến gần 4 tháng. Sau đó, chúng đưa xuống cù lao Rồng ở Mỹ Tho cho đi bán chính thức, với điều kiện thêm 3 cây một đầu người.

Ngoài ra, còn vụ cho chìm tàu khách Vũng Tàu tại ngã ba Thiềng Liềng năm 1979 để cướp tiền cướp của nữa. Vụ này VC bán bãi xong, trở giọng lật lọng bắt khách ra đi đa số là Bắc di cư năm 1954 và giáo dân ở giáo xứ Tân Định, Bà Chiểu, trong đó có con của nhạc sĩ Lê Văn Thiện, hòa âm cho ban nhạc Shotgun của ca sĩ Thanh Thuý.


Tranh biếm họa nổi tiếng của người Trung Quốc Wang Liming







"Côn Đồ" Tàu Cộng đánh phóng viên Nam Hàn tháp tùng chuyến thăm Bắc Kinh của TT Moon




A South Korean journalist was reportedly beaten by Chinese guards at a summit organised to repair relations between the 2 countries


Chinese guards under orders of police reportedly dragged off and beat a South Korean journalist to the point of hospitalization at a summit to repair relations between the two countries.
  • South Korea's President Moon Jae In is visiting Chinese President Xi Jinping in Beijing to smooth over rocky relations stemming from the North Korea crisis.
  •    
  • Videos and photos show the journalist allegedly beaten by guards in China, where the media is state-run and heavily censored.




  • Photos and videos purporting to show a South Korean journalist, who was beaten and injured by Chinese security guards in Beijing ahead of a summit between the two countries' leaders, have surfaced online.


    South Korea's Yonhap News said more than a dozen Chinese security guards severely beat the journalist who tried to follow President Moon Jae In into a business fair. It also published an image of the journalist on the floor.

    The incident occurred during a four-day trip to China by Moon, who is seeking to repair ties with China by meeting with its President Xi Jinping. The two countries have feuded over business and trade issues, as well as the deployment of US missile defense systems in South Korea to defend against North Korea's missiles. 

    China recently dropped its opposition to South Korea's missile defenses, has thawed business relations, and made a series of overtures, which includes Moon's current trip.

    South Korea does not censor or control its media like China does. Yonhap reports that the journalist was hospitalized after the beating, and that the Chinese guards were working under the direction of the police.

    Videos posted by South Korean Khan News show the melee. Towards the end of the video, you can see a man throw a kick.