khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Điểm Phim: Những ngày cuối cùng tại Việt Nam - Tác giả Trọng Đạt






Phim mới thực hiện năm 2014. Đạo diễn Rory Kennedy, truyện phim của Keven McAlester, âm nhạc của: Gary Lionelli, kịch bản: Keven McAlester, Mark Bailey, nhà sản xuất: Keven McAlester, Rory

Dài 1 giờ 38 phút

Last Days In Vietnam mới cho chiếu online chắc nhiều quí vị đã xem qua. Đây là cuốn phim tài liệu giá trị đã làm sống lại những trang sử bi thảm của  miền nam nước Việt sụp đổ mất vào tay CS. Nói chung những thước phim đã diễn tả chính xác lịch sử miền nam VN trong những ngày cuối cùng vào tháng Tư đen 1975.

Nhà làm phim chủ trương diễn tả lại lịch sử khách quan nghiêng về khía cạnh nhân bản, đầy tình yêu nhân loại, khác với cuốn phim khuynh tả Vietnam, a Television History 1945-1975 dài 11 tiếng quay 1983, Last days in Vietnam 2014 đứng về phía chính nghĩa miền nam tự do, kết án CS tàn ác, phần kết luận chê trách Hoa Kỳ thất hứa với đồng minh.

Trọng tâm của phim diễn tả kế hoạch của chính phủ vào những ngày cuối cùng tại Việt Nam để cứu cho được nhiều người Việt. Một chính phủ không có thực quyền, một ông Tổng thống bù nhìn trước sự thao túng của Quốc hội Dân chủ không làm gì hơn là cứu được nhiều nạn nhân của đất nước bị bỏ rơi, khả năng hữu hạn của ông chỉ làm được đến thế. Kinh Do thái có câu:

“Ai cứu được một mạng người thì cứu được cả thế giới” Whoever saves one life, saves the world entire.

Giữa năm 1965, trước ngày miền nam VN sụp đổ đúng 10 năm, Tổng thống Dân chủ Johnson đưa đại binh vào miền nam để ngăn chận CS chiếm Đông nam Á nhưng đã thất bại. Bốn năm sau họ để lại một gia tài đổ nát, tân TT Nixon phải lo hốt cái đống rác vĩ đại do Hành pháp tiền nhiệm để lại đó là đưa về nước nửa triệu quân, lập lại hòa bình trong danh dự. Theo lời Kissinger trong White House Years, chính họ đã gây nên cuộc chiến sa lầy, thay vì giúp cho chính phủ mới gỉải quyết cuộc chiến, họ tiếp tay với phản chiến chống đối cuộc chiến kịch liệt, cương quyết cắt mọi khoản viện trở để bỏ Đông Dương.

Cộng hòa bị tai tiếng vì vụ Watergate, đảng đối lập Dân chủ kéo nhau vào Quốc hội rất đông, họ chiếm 67% Hạ viện và 60% Thượng viện, nắm quyền sinh sát trong tay. Kissinger nói về thực trạng bi đát miền nam VN trong Years of Renewal: nước Mỹ tê liệt vì chia rẽ, đứng nhìn Cộng quân tiến vào Sài Gòn.

Cuốn phim cũng là một bất lợi rất lớn  cho CSVN, hình ảnh bằng nghìn lời nói: không khí  binh đao khói lửa máu chẩy thịt rơi sẽ khiến người ta đặt câu hỏi “ai gây nên cảnh điêu tàn”,  người dân chen chúc, hốt hoảng di tản tại Đà nẵng, Sài gòn cho thấy miền nam VN ghê tởm CS là nhường nào.

* * *

Xin sơ lược cuốn phim

Nhà đạo diễn kể sơ lại lịch sử Việt nam những năm cuối cùng. Trước đó hai năm (1973) TT Nixon tuyên bố đã thỏa thuận ký kết Hiệp định Paris, lấy tù binh và đem quân về nước.

Các nhân chứng kể lại quá khứ, một cựu đại úy Mỹ Herrington (sau này lên đại tá) hồi tưởng lại 40 năm trước ông đã giúp nhiều người bạn VN lên máy bay trốn thoát, ông nói về cảnh di tản hỗn lọan tại Đà nẵng, nguyên do người dân quá sợ hãi CS tàn ác. Đại sứ Martin nhiều cảm tình với VN không muốn nơi đây mất về tay CS. Nixon hứa với Nguyễn Văn Thiệu, ông sẽ oanh tạc BV nếu họ vi phạm, Hà Nội rất sợ Nixon, coi ông ta như một người điên rồ, nhưng năm 1974 ông từ chức vì vụ Watergate.

Cộng quân vi phạm Hiệp định Paris, tấn công Ban Mê Thuột ngày 10-3-1975 và đem đại binh nuốt chửng miền nam.

Đại úy Mỹ kết án CS tàn ác. Đại tá Hải quân VNCH Đỗ Kiểm nói về tình hình Đà Nẵng tháng 3-1975 bằng tiếng Việt cho biết ông Thiệu thay đổi ý kiến luôn, có khi ra lệnh giữ Đà Nẵng, hôm sau ra lệnh bỏ. Phim chiếu cảnh di tản hỗn loạn tại phi trường Đà Nẵng, người dân chạy ùa theo máy bay. TT Ford nói về cuộc chiến VN, ông cho biết khoảng từ 150 tới 170 ngàn quân CSBV chính qui được trang bị tối tân tiến chiếm miền nam VN, khoảng 500 ngàn người tỵ nạn đổ về Sài Gòn

Ngày 10-4-1975 TT Ford đề nghị Quốc hội chấp thuận ngân khoản 722 triệu khẩn cấp để cứu miền nam VN, ông nói chúng ta giúp cho VNCH 722 triệu nếu không cứu được miền nam thì cũng cứu được những người bị đe dọa. Một bà dân biểu Mỹ cho biết ý kiến như sau: người Mỹ đã đưa vào VN nửa triệu quân, tiêu hàng tỷ, hàng tỷ đô la mà không thắng cuộc chiến bây giờ đưa thêm 722 triễu thì làm được trò gì? một ông dân biếu khác cũng nói người Mỹ chống đối cuộc chiến nên không hy vọng Quốc hội cấp. Chính Kissinger cũng nói 722 triệu không cứu vãn được tình thế, chỉ còn cách cứu cho nhiều người VN.

Phim nói về kế hoạch di tản, mới đầu họ chủ trương chỉ cho người Mỹ đi, không cho người VN theo. Ngày 24-4-1975 Sài Gòn đầy những tin vịt. Hiện còn khoảng 5,000 người Mỹ tại VN, một số có vợ Việt hay người yêu VN, họ được ưu tiên hàng đầu được di tản ra khỏi nơi đây.

Lãnh sự Mỹ tại Quân khu IV nói về kế hoạch di tản. Cảnh xếp hàng xin di tản tại tòa Đại sứ Mỹ Sài gòn, họ nói cũng may dân chúng tại đâ có trật tự, bình tĩnh không có chuyện gì đáng tiếc. Họ nói về việc sắp hạng các hồ sơ. Kế hoạch thứ tư được thực hiện, các trực thăng từ hạm đội sẽ bay vào Tòa Đại sứ Mỹ tại Sải Gòn bốc người đi.  Tại Sài Gòn các máy bay trực thăng đi bốc người tại các địa điểm trong thành phố rồi đưa về tòa Đại Sứ, tòa Đại sứ đầy những người chờ đợi trong sân.

Phía VN, đại tá Đỗ Kiểm nói về lệnh đưa các tầu chiến VN đi, dù chỉ có một máy cũng chạy, ông cho biết vào ngày cuối cùng ông đưa tất cả là 32 chiến hạm ra khỏi VN. Hai nhân chứng Việt Nam cũng kể lại chuyện tháng tư là trung úy Phạm Hữu Đàm, sinh viên Phó Đức Bình nói tiếng Anh về ngày di tản tại tòa Đại sứ Mỹ

Ngoài hạm đội, cảnh trực thăng của VNCH đáp xuống tầu bị  đẩy xuống biển lấy chỗ, lính Mỹ khám và tước khí giới người Việt vứt xuống biển để bảo đảm an ninh cho tầu, riêng tại tầu này tổng cộng có 17 trực thăng VN đáp xuống.

Trở lại cảnh di tản nhốn nháo tại tòa Đại sứ Mỹ Sài Gòn, trực thăng từ Sài gòn đáp xuống tầu ngoài hạm đội. Tại tòa Đại sứ, ông đại úy quả quyết với mọi người trong khuôn viên tòa như sau: “Không ai bị bỏ lại, mọi người đều sẽ được đưa đi”

Phần cuối phim, người Mỹ chú trọng việc cứu thêm người, cả những người tỵ nạn ngoài biển, trên những con tầu lớn VN tràn ngập người tỵ nạn.

Chuyến trực thăng cuối cùng rời Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, cảnh hôi của của người nghèo.Cộng quân tiến vào Sài Gòn, các ông Dương Văn Minh Vũ Văn Mẫu bị họ bắt lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng, cảnh lính vưt giầy, quân phục chạy.

Đỗ Kiểm nói về lễ hạ cờ VNCH cảm động trên các tầu chiến VN chạy sang Phi Luật Tân, chính phủ Phi Luật Tân sợ mất lòng CSBV ,họ  không cho tầu chiến VNCH vào nên phải hạ cờ VN treo cờ Mỹ.

Cảnh cuối 11 người lính TQLC còn lại Mỹ hồi hộp chờ trực thăng tới đón vào lúc 7 giờ 50 sáng ngày 30-4-1975 họ giã từ VN. Có 420 người Việt  bị bỏ lại trong khuôn viên tòa Đại Sứ

* * *

Xin nhận định tổng quát: đây là một phim tài liệu hay, ngắn gọn, diễn tả lịch sử trung thực, bênh vực cho chính nghĩa miền nam tự do. Tôi xin so sánh hai cuốn phim cùng môt đề tài này Vietnam, a Television History 1945-1975 quay 1983 và Last Days In Vietnam quay 2014, thực ra đã có nhiều phim tài liệu về cuộc chiến VN nhưng hai cuốn trên được chú ý hơn cả.

Năm 1983 các nhà ký giả, phóng viên Mỹ, Anh, Pháp đã hợp tác thực hiện  phim tài liệu đen trắng dài 11 giờ Vietnam, A Television History 1945-1975, Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình 1945-1975 đã được chiếu trên TV tại VN khoảng 1985 vì có lợi cho họ. Phim này có nhiều đoạn ca ngợi chính nghĩa của C,S có phần phong phú hơn Last Days in Vietnam 2014 nhưng  không khách quan cho lắm. Lối làm phim của cả hai gần giống nhau ở chỗ cùng diễn tả lịch sử Việt Nam qua những thước phim tài liệu và những cuộc phỏng vấn các nhân chứng, nhân vật lịch sử. Last Days In Vietnam là cuốn phim mầu ngắn ngủi, kết tội CS và ngụ ý chê trách người Mỹ bỏ miền nam rơi vào tay CS.

Như các phim tài liệu chiến tranh về Thế chiến, Triều Tiên, Iraq… nhà đạo diễn phỏng Rory Kennedy vấn các nhân chứng, nhân vật lịch sử rồi đưa  diễn tiến lịch sử vào phim, nhưng vì được kể lại ngắn gọn trong vài phút thường khiến khán giả bối rối vì khó hiểu. Last Days In Vietnam cũng không tránh khỏi khuyết điểm này.

Đối với tôi cuốn phim đã làm sáng tỏ một sự thực: Tháng 4-1976, trong trại tù cải tạo Long Thành, họ cho đọc một bài trên báo Sài Gòn Giải phóng, đây là một bản dịch bài của một ký giả Mỹ nói về ngày cuối cùng tại Tòa Đại sứ Mỹ (4-75). Người ký giả mô tả rất linh động về những người lính TQLC Mỹ cuối cùng trên sân nóc tòa Đại sứ vào lúc nửa đêm 29-4-1975 chờ trực thăng và chuyến cuối cùng tối ấy đã tới bốc họ đi.

Nay nhà đạo diễn phỏng vấn nhiều người lính TQLC đã ở lại tòa Đại sứ vào giờ chót được biết sáng hôm sau (30-4-1975), đúng 7 giờ 58 phút chuyến trực thăng cuối cùng mới tới bốc họ ra hạm đội, Rory đã đưa nhiều đoạn phim nói rõ về chi tiết này. Như thế người ký giả kể trên đã nói sai sự thực hoàn toàn

Các nhân vật lịch sử, nhân chứng kể lại quá khứ gồm Kissinger Bộ trưởng ngoại giao, Frank Snepp phân tích gia CIA, cựu đại úy Mỹ Herrington (sau lên đại tá)  phụ trách an ninh tòa Đại sứ 1975, một số quân nhân Mỹ canh gác tòa Đại sứ..  nhân chứng phía Việt Nam gồm đại tá Hải quân  Đỗ Kiểm, trung úy Phạm hữu Đàm, sinh viên Phó Đức Bình.. hai người này đã có mặt tại tòa Đại sứ vào những giờ phút cuối.

Một vài giai thoại cảm động có thật ở phần cuối như theo lời kể của đại úy Herrington, nhân chứng chính của phim cho biết ông được đưa tới VN năm 1973. Tại Sài Gòn vào những ngày cuối tháng 4-1975 ông đã lén lút đưa một số bạn hữu quân nhân VN vào phi trường Tân Sơn Nhất di tản cùng gia đình. Việc làm bị coi là sai phạm vì chính phủ VN buộc quân nhân phải ở lại chiến đâu, nếu bị lộ ông sẽ bị trừng phạt đuổi về nước. Herrington đã phát biểu như sau.

“Đôi khi có những vấn đề không phải là hợp pháp hay không hợp pháp, nhưng là đúng hay sai”

 (“Sometimes there’s an issue not of legal and illegal, but of right or wrong.”)

Ông ta nói cứu người vì nhân đạo là đúng cho dù vi phạm luật, nếu những người bạn lính VN của ông ở lại họ sẽ trở thành dead man walking, người chết biết đi.

Mang nhiệm vụ giữ trật tự trong khuôn viên tòa đại sứ Mỹ vào giờ chót, Herrington đã nói với những người Việt Nam đang vây quanh bằng tiếng Việt

“Không ai bị bỏ lại, mọi người sẽ được đưa đi, đừng có lo, trực thăng lớn sắp tới”

Nhưng rồi tối ấy ông được lệnh phải lên sân thượng ra đi vì không còn trực thăng chở thêm người Việt, đại úy đành lòng nói dối họ vờ lấy cớ đi tiểu để lén vào tòa đại sứ rồi lên lầu bay ra hạm đội. Cho tới nay ông ta vẫn còn ân hận đã đánh lừa họ, một hành động trái đạo đức, tổng cộng có 420 người bị bỏ lại

Trung úy Phạm Hữu Đàm và sinh viên Phó đức Bình cũng đã vào được khuôn viên nhưng thất bại không được đưa đi. Sau 30-4 Đàm bị đưa đi tù cải tạo 13 năm sau cũng vào Mỹ, Bình bị bắt giam một năm, anh vượt biên 1979 và đã vào Mỹ.

Trong phần kết luận Herrington bằng giọng u sầu bảo.

Con người  (VN) bị tổn thương vì chúng ta chia rẽ (..because we did’nt acted together)

Hàng ngàn, hàng ngàn người Mỹ đã từng phục vụ tại VN, nay đang ngồi ở nhà theo dõi diễn biến với cõi lòng tan nát khi thấy tất cả trở thành hư không.

(There were thousands and thousands of Americans who served in Vietnam, who is setting at home heart broken at watching this whole thing comes to none)

Người Mỹ hứa thật nhiều và thất hứa cũng nhiều.

Những người chê trách Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh như Herrington rất hiếm, phần nhiều các nhà chính khách, học giả Mỹ cho rằng phải bỏ VN sớm hơn. Cựu bộ trưởng McNamara nói trong hồi ký đáng lý chúng ta phải rút bỏ VN từ 1963, 1964, cuộc chiến VN là sai lầm (In Retrospect trang 320). Sử gia  Walter Isaacson: nói đáng lý Nixon phải ký Hiệp định rút bỏ VN từ 1969 (Kissinger A Biography tr.484) chứ không phải đợi bôn năm sau, ông chê trách Nixon đã làm chết thêm 20,000 người Mỹ để VNCH tồn tại thêm ít năm mà sự thực VN không đáng cho ta phải hy sinh như vậy.

Nhiều ngưởi Việt oán hận nhà lãnh đạo Nixon, Kissinger đã bắt ép VNCH ký hiệp ước bất bình đẳng đưa tới sụp đổ miền nam, về điểm này Nixon đã nói trong hồi ký No More Vietnams: trong khi Quốc hội phản đối ầm ĩ ông không làm gì hơn được, Kissinger cũng nói gần giống như vậy trong hồi ký Years of Renewal. Nixon cũng như Kissinger chỉ có thể giúp cho miền nam tổn tại thêm ngày nào hay ngày nấy, tháng 4-1975 là hạn chót.

Đa số các nhà chính khách Mỹ, các nhà nghiên cứu sử đã ngầm ủng hộ cái chiến lược “tẩu vi thượng sách, sống chêt mặc bay”. Quốc hội Dân chủ, người dân, truyền thông báo chí, phong trào phản chiến, da trắng cũng như đen… đều muốn vứt bỏ cái miếng xương khó nuốt từ thập niên 1960 thì sự sống còn của miền nam chỉ trông vào phép lạ. Sự thật phũ phàng là Nixon-Kissinger chỉ giúp VNCH sống thêm vài năm và họ đã làm được, Gerald Ford chỉ giúp miền nam thêm được vài tuần hay một tháng, Đại sứ Martin chỉ kéo dài sự hấp hối một vài ngày… khả năng thiện chí của họ chỉ làm được đến thế.

Lúc vãn tuồng Last Days In Vietnam cũng là khi kết thúc vở tuồng hề chính trị miền nam VN, điệu nhạc đệm buồn thảm và du dương tuyệt vời nổi lên cùng những trang sử bi đát khiến người xem không cầm được nước mắt.

Nhà đạo diễn cho biết bằng số thống kê chính xác thực trạng kẻ ở người đi như sau

Trong ngày cuối cùng của VN, khoảng 130,000 người đã trốn đi, gồm cả 77,000 người được nói tới trong phim này. Về những kẻ ở lại, nhiều trăm nghìn người đã đã bị đưa đi trại tập trung, nhiều người chết vì bệnh tật, đói khát, số người bị hành hình không rõ là bao nhiêu.

(…Of those left behind, hundreds of thousands were sent to re- education camp, many died of disease and starvation, an unknown number were excecuted)

Dưới cái nhìn của kẻ ở, người đi năm 1975 được coi là vô cùng diễm phúc, họ không phải nếm mùi Cộng sản và được đưa tới xứ sở thần tiên bằng phương tiện an toàn nhanh nhất.

Gian khổ đã qua, hết cơn bĩ cực đến kỳ thái lai, mấy chục năm trôi qua, hầu hết những người này đã có cuộc sống ổn định sung túc, có phần huy hoàng hơn cả dân bản xứ. Con cháu họ rất nhiều người thành công làm trạng sư, bác sĩ, giáo sư, kỹ sư, dược sĩ…rất nhiều người trở thành thương gia, đại phú có cơ sở làm ăn lớn, một vài người là tỷ phú đô la…

Nhưng có mấy ai còn nhớ tới tấn thảm kịch này


Đoạn phim ngắn về trận đánh Tết Mậu Thân 1968 ở Saigon







Chợ Hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ hồi trước 30/4/1975







Hoa Đào ở Đà Lạt







Phim VƯỢT SÓNG



















Phóng sự về nhà làm phim người Việt, Nguyễn Đức Minh, đạo diễn phim TOUCH










Nguyễn Bá Thanh, người chết để tiếng xấu, chiếm đất của xứ đạo Cồn Dầu, và tiếng tốt, mở mang thành phố Đà Nẵng




                                                          


Cali Mùa Xuân Hoa Đào Nở - nhạc Trần Chí Phúc- Ca sĩ Bích Ngọc







Nam Và Nữ, Ai Dê Hơn Ai - Tác giả Trịnh Thanh Thủy



Các nhà sinh vật học thường hay nghiên cứu, đối chiếu và so sánh sinh hoạt đời sống của thú vật với con người. Các cụ Việt Nam ta, không biết tự một ngày đẹp trời nào, cũng làm công việc quan sát này và đặc biệt chiếu cố tới đời sống tình dục của loài dê. Rồi trong một lúc đắc ý, từ ngữ “dê” tình cờ ra đời, góp chữ làm giàu cho kho tàng văn học dân gian lưu truyền từ đời này qua đời khác. Ấy cũng bởi cái khả năng sinh sản và giao phối mạnh mẽ, dê đã bị người đời gán cho những hình tượng xấu xa, dâm ô, đầy những thành kiến.

Từ “dê” được dùng, lúc như động từ, lúc như danh từ. Ngữ nghĩa, khi nhẹ, khi nặng. Khi nhẹ nó được nghĩ như “tán tỉnh, ve vãn”, ám chỉ những người có tính ham muốn và ưa chinh phục người khác (giới). Khi nặng, như dâm dục, thú tính, súc vật, ám chỉ những người mà lý trí không còn kiểm soát được sự ham muốn quá độ, nên hành động sai trái, đi tới xâm phạm, chiếm đoạt, hay có những cử chỉ, hành động quấy rối, sàm sỡ, quá đáng với người khác.

“Dê” còn được thêm thắt với nhiều nghĩa phụ để thành những từ kép và được sử dụng một cách rộng rãi như: máu dê, râu dê, dê xồm, dê già, dê cụ, dê gái.

Giữa nam và nữ, ai bị người đời gán cho danh hiệu có “máu dê” hay “35” nhiều hơn? Và tại sao?

Nếu bạn đọc để ý sẽ nhận ra một điều, từ lâu phái nam đã vang danh trong lãnh vực “dê” đặc biệt này. Những câu truyền cảng trên cửa miệng các bà mẹ khi dặn dò con gái thường là “Cẩn thận nghe con, đàn ông nào cũng có máu dê trong người”. Hoặc câu nói “Không dê sao gọi là đàn ông?” được các đấng mày râu phân bua, đính chính hay tự giải thích về hành động “tứ chi qườ quạng, vô tổ chức” của mình. Thậm chí, có người còn làm vè:

“Không dê sao gọi là đàn ông
Không dê liệu có làm chồng được không
Đàn ông là phải biết dê
Đàn ông phải biết chết mê đàn bà.”

Có người am tường hơn thì bảo “Đàn ông ai cũng có máu “35” trong người, không nhiều thì ít”. Quan sát kỹ hơn, người ta thường thấy phái nam chiêm ngưỡng phái nữ theo nhiều cách, kín đáo, tế nhị, hay lộ liễu, lố bịch, sàm sỡ. Họ thường nhìn ngắm. Có người nhìn lén, người lại nhìn chăm chăm như muốn ăn tươi nuốt sống đối phương. Người lại ưa hành động cụ thể hơn bằng lời nói, cử chỉ. Do đó những từ như “dê đại trà”, “dê đạo lộ”, hay “bạ đâu, dê đấy” ra đời.

Phụ nữ thì sao? Họ có dê không?

Nếu hiểu theo nghĩa ve vãn, tán tỉnh thì phụ nữ cũng biết và rất thích tán tỉnh phái nam. Họ thể hiện nó bằng nét mặt, ánh mắt, nụ cười và những cử chỉ kín đáo thường là gián tiếp hơn trực tiếp. Có những phụ nữ tự tạo cho mình các nét quyến rũ riêng như một cái bẫy để nhử con mồi và quý ông cứ lao vào mà lầm tưởng rằng chính mình chủ động. Cách họ lắc đầu, vẫy mái tóc để lộ khuôn mặt, kiểu liếc khoé mắt có đuôi, kéo vai áo lộ một chút vai trần hay bờ ngực vun, uốn lượn cặp mông cong, khơi mở một câu chuyện... Tất cả những mời gọi có tính cách nửa hở, nửa kín ấy đều là những dấu hiệu ngầm của sự ve vãn. Có người chọn lối ăn mặc lộ liễu, hở hang. Người lợi dụng tài ăn nói lanh lẹ, uyên bác. Có cô hay liếm môi, thoa son ướt, hay đặt ngón tay lên môi xoa đi xoa lại như một gợi tình. Đôi môi phụ nữ là một công cụ ve vãn rất hiệu quả. Họ thích phái nam chú ý đển họ, phần lớn để thoả mãn và xoa dịu cái tự ái ít nhất họ còn có được sự quyến rũ.

Nếu bảo rằng phụ nữ không thích phái mạnh “dê”, theo nghĩa để ý, tán tỉnh mình, là sai. Họ rất thích sự ve vãn của đàn ông nhưng mỗi người thích một lối riêng. Có người yêu kiểu nhẹ nhàng, kín đáo, người ưa lối tấn công mạnh bạo, trực tiếp.

Có “chàng” đã tâm sự khi bị than phiền về lối dê sỗ sàng hay “dê đạo lộ” của họ.

“Hỡi ơi, phụ nữ làm sao hiểu được, những hành động có vẻ mang chút hơi hướm “quấy rối” đó đã làm cho đàn ông vui và hào hứng một cách đặc biệt, nhất là khi đã có chút rượu bia. “Dê” vốn là một đặc điểm nhận dạng không thể thiếu của phái mạnh từ xưa tới nay, kia mà.”

Có người tự thú, tuy được gọi là phái mạnh nhưng thật ra đàn ông là một sinh vật rất yếu đuối(lòng) và dễ động lòng. Chỉ cần một nụ cười duyên hay xởi lởi, một mái tóc đang cột tự dưng được gỡ bung ra, chẳng hạn. Ai cấm họ tự hiểu, đó là một thông điệp ngầm đầy khuyến khích của phái đẹp. Họ xem những lối ăn mặc hở hang, thừa da thịt, thiếu vải che, là những hành động “khiêu khích” gián tiếp hay trực tiếp mở đường cho con “dê” lòng họ xổng chuồng chạy bậy. Từ ý nghĩ đi tới giai đoạn hành động, giơ tay, động chân, tùy theo cá nhân. Không phải bất kỳ người nào cũng ủng hộ tác phong lợi dụng, quờ quạng đó. Phái nam thường xem đó là nỗi xấu hổ, làm mất mặt các đấng nam nhi. Nhưng đa phần quý ông khi rượu bia, chén chú chén anh vào, đều đồng ý rằng, đó là hành động vì mất tự chủ nên thông cảm được. Do đó, có người đã khuyên phụ nữ nếu không muốn bị “dê” hay xúc phạm nên tránh xa họ khi thấy họ có chút rượu bia hay bắt đầu say.

Vấn đề đôi khi được đặt ra tuỳ thuộc vào sự khêu gợi ở người phụ nữ, vì không có lửa sao có khói? Một người phụ nữ được trùm kín từ đầu đến chân chỉ chừa đôi mắt, làm sao khiến người đàn ông phạm tội? Tuy nhiên không phải vì sợ bị dê mà tất cả phụ nữ trên thế giới phải phục sức như phụ nữ Hồi. Chọn lưạ cách phục sức khêu gợi hay tự nhân dáng có sự khêu gợi, còn tuỳ thuộc vào quan niệm sống, phong tục và thời trang của phái nữ qua từng thời đại. Trong một cuộc phỏng vấn của một đài truyền hình, các thiếu nữ được hỏi “Các cô nghĩ gì về phái nam và các cô có ước muốn chinh phục họ không?”. Phần lớn đều trả lời “Bây giờ phái nam rất thích phụ nữ có ngực to nên chúng tôi ước có một thân hình đẹp với bộ ngực to và nếu có thể, có tiền để đi sửa ngực cho to”.

Nếu hiểu theo nghĩa “dê” là sự ham muốn hay khát khao dục tình thì phái nam có ham muốn “sex” nhiều hơn phái nữ không? Theo những khảo cứu khoa học gần đây nhất, quả thật phái nam có nghĩ và khao khát điều này nhiều hơn phái nữ. Qua một báo cáo của Edward O. Laumann, giáo sư bác sĩ, khoa xã hội học của University of Chicago, phần lớn quý ông dưới tuổi 60 nghĩ đến “sex” ít nhất là 1 lần trong ngày. Chỉ có một phần tư phụ nữ tiết lộ đã nghĩ đến nó thường xuyên. Nếu so sánh giữa nam và nữ khi có tuổi, khát vọng dục tình của nam cao hơn gấp đôi. Roy Baumeister, một tâm lý gia xã hội học của Florida State University, trong một nghiên cứu thăm dò, đã tìm ra quý ông thường xuyên bị dục vọng khuấy động một cách tự phát và hay tưởng tượng đến chúng.

Con ong, cái kiến, khát khao chuyện ái ân, loài vật có mùa động tình, con người cũng vậy. Phụ nữ chẳng khác, nhưng thường thì họ chỉ hưng phấn khi nến thơm được thắp lên và toả hương đúng lúc và dĩ nhiên người bạn tình là người đầu tiên phải gieo rắc mùi hương. Nhờ nhiều nghiên cứu khoa học mà người ta khám phá ra phái nam không những có ước vọng tình dục cao mà còn có tính khẩn thiết nữa. Phụ nữ như các con sóng ngầm trong khi đàn ông là những cơn bão dữ. Tuy nhiên phụ nữ thường đặt nặng giá trị cảm xúc và mối liên hệ lên trên hơn là khát vọng dục tình. Hơn nữa họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi thành kiến đạo đức xã hội nên họ tự kếm chế mọi dục vọng. Vì thế cho dù họ rất ham muốn hay hứng khởi họ vẫn muốn phái nam khởi động và dẫn dắt, họ rất sợ phải mang tiếng là người chủ động.

Vả lại từ xưa, ngay trong truyền thuyết họ được quan niệm là một cái dẻ xương phụ thuộc nên họ tự động phải sống, hành động, sinh hoạt và tuân thủ theo nguyên một cơ thể con người của người đàn ông. Giáo điều, quan niệm và thành kiến xã hội đã đặt để, bắt buộc họ đứng về vị trí của một dẻ xương, một kẻ phụ thuộc, kể cả chuyện dục vọng sinh lý.

Đến đây chắc bạn đọc đã có chút khái niệm trong sự so sánh, nam và nữ, ai “dê” hơn ai rồi. Tuy nhiên trong tương lai, thời thế và quan niệm thay đổi, biết đâu chúng ta sẽ có một câu trả lời khác đi, phải không các bạn?.

Kỳ thi Final của một gã học trò già - Tác giả Trần hoài Thư



Kỳ này thay vì cứ kể THEO EM, hay quanh quẩn Thám kich diều hâu, mật khu Bình Định, xin được post  những trang chữ của một sinh viên già (46 tuổi)  trong một kỳ thi final vào năm cuối của chương trình Cử nhân Điện Toán.

Khác với những kỳ thi ở VN, thí sinh được phát giấy, thì ở đây người sinh viên được phát một cuốn vở dày 16 trang.

Đây là cuốn vở kỷ niệm trong kỳ thi final về môn Evolution of Poetry (Sự tiến hóa của thi ca) vào năm 1984 mà Y. đã giữ  gìn. Cần nói rõ, môn Evolution of Poetry này không phải là môn yêu cầu của ngành điện toán mà tôi theo. nhưng  vì tôi thích và chọn làm môn nhiệm ý. Cuộc thi kéo dài hai tiếng.

Kết quả là bài thi giáo sư cho điểm 95/100, có nghĩa là A. Tôi vẫn còn nhớ  buổi học ấy, ông giáo sư trao lại cuốn vở, bắt tay tôi thật chặt, và nói: Tôi biết ông là nhà thơ. Tôi rất hãnh diện ông là sinh viên của tôi. Tôi xin phép ông được  đăng bài này  vào trong tập san của trường chúng ta…

 final ex-1
(bìa cuốn vở thi final môn học Evolution of Poetry)
 
final-2
trang trong
 
final-exam-6
 
****
 
Môn Evolution of poetry là một môn học khó nuốt. Sách đọc thì nhiều, nhà thơ cũng nhiều. Tác giả Mỹ, Anh, Ấn Độ, Pháp, Tây Ban Nha… Không có Nguyễn Du.

Tôi yêu thơ nên chọn môn học này làm môn nhiệm ý dù biết môn học rất khó khăn và đòi hỏi nhiều thì giờ. Thường thường những môn nhiệm ý là những môn “cứu nạn” giúp điểm ra trường cao. Ví dụ ở Cali, các sinh viên du học (tôi không thích dùng chữ du học sinh như hiện nay) chọn môn học sinh ngữ Việt nam hay Toán chẳng hạn.

Tôi  đã viết một mạch hai tiếng đồng hồ về những câu hỏi và bình thơ của các nhà thơ trong chương trình. Tôi đã không nhờ vào những ý tưởng hay nhận dịnh của sách vở hay các vị học giả trong chương trình mà dùng vào sự suy luận của bản thân, của một nhà thơ, của một kẻ có những kinh nghiệm sống…Như bạn thấy đó, tôi được 95 trên 100, với những lời khen ngợi của giáo sư. Nếu là dân Mỹ, hay giỏi về văn phạm thì có lẽ tôi sẽ lấy 100/100 như chơi.

Cám ơn vị giáo sư đã biết đọc, biết hiểu, và biết nghe những ý kiến của người học trò của ông. Chẳng bù có những ông thầy mà tôi học ở VN, chỉ biết lời giảng của mình là đúng. Nếu mà học trò trả bài sai ý mình, hay sách vở thầy dạy (như Văn học sử của Dương Quảng Hàm, Hà Như Chi… ) thì chắc chắn sẽ nhận những lời phê khắc nghiệt như không hiểu bài, lạc đề tài… và nhận cây gậy chống chơi.

Một ví dụ mà tôi từng là nạn nhân. Đó là bài Vịnh  cây thông của Nguyễn Công Trứ:

Kiếp sau xin chớ làm người/làm cây thông đứng giữa trời mà reo…

Với sách vở, và những lời giảng rập khuôn. tôi được dạy cây thông tượng trưng cho người quân tử.

Quân tử ở chổ nào chứ . Chờ gió mới than mới khóc. Gió lớn có thể làm gãy cành, bứng gốc, thua cả lòai lau sậy nữa, thỉ quân tử ở chỗ nào ?

Dĩ nhiên là  bài bình thơ cũa tôi bị cây gậy.

Đó là may mắn tôi không được sinh ở miền Bắc. Nếu mà tôi nói chạm đến HCM hay Tố Hữu chắc là hậu quả ghê gớm dến chừng nào.

Rõ ràng  thế hệ chúng tôi bị đầu dộc bởi những căn bả của môt nền giáo dục một chiều, rập khuôn, không cho phép học sinh được quyền tỏ bày ý kiến của mình .

Với một lòng tha thiết đến các bạn trẻ hôm nay, tôi xin được post những trang giấy của chính tôi – một học trò già. Sự thành công ấy không phải là văn phạm vững, là những từ dùng đúng hay  những nguyên tắc cho một bài bình luận văn học (tham khảo, nguồn, trang, tác giả) bởi vì đây là bài thi final trong một phòng thi được kiểm soát gay gắt.  Bạn thấy vài câu ông sửa lại lỗi văn phạm . Bạn thấy chữ viết tôi thì quá xấu đọc đến muốn nổ con mắt hay gạch bỏ tùm lum, Vậy mà ông cho hạng A. Đó là  điều khó tin cho một sinh viên già tị nạn . Sự thành công, tôi nghĩ,  chính là  nhờ ở sự tôn trọng của vị giáo sư  về ý tưởng và lý luận của người học trò. Mặc dù cái nhìn của ông khác với cái nhìn của tôi. Như lời phê  You are right của ông :

final-exam-5

(trang cuối)


DẠY TIẾNG VIỆT Ở MỸ - GS Trần Thủy Tiên



Xin phép tự giới thiệu, tôi là GS Trần Thủy Tiên, M.S. và M.A., đã từng dạy Psychology, Sociology, và Vietnamese ở vài Community Colleges, cho các sinh viên người Mỹ và Việt

Xin coi như đây là Thư Riêng tâm tình với quý vị, hơi dài, vì như 1 tiếng thở dài...

Xin phép tự giới thiệu, tôi là GS Trần Thủy Tiên, M.S. và M.A., đã từng dạy Psychology, Sociology, và Vietnamese ở vài Community Colleges, cho các sinh viên người Mỹ và Việt ở địa phương, hơn 12 năm qua, nay đã về hưu, nhưng rất bận vì phải lo việc nhà, dạy tư, vẫn tiếp tục sửa sách cho hoàn chỉnh hơn, và viết tiếp các sách Giáo Khoa dạy Việt Ngữ (bilingual Việt - Anh) cho trẻ em và người lớn.

Nhờ dạy Tiếng Việt trên 12 năm, tôi có rất nhiều kinh nghiệm thực tế về các việc ai dạy và ai học... liên quan đến việc dạy và học Vietnamese... mà không thể nói hết qua email...

Nói sơ qua là ngày nay, chúng ta phải giữ vững đạo đức, trước sức mạnh của đồng tiền và tiếng tăm. Khi tôi vừa dạy học vài năm thì có nhiều tổ chức và cá nhân gọi phones hoặc emailed mời tôi về VN dạy... với số tiền nhiều hơn. Tôi không trả lời email thì họ gửi email tiếp, trong nhiều năm, nhờ tôi thông báo "rộng rãi" về các Scholarships của họ cho sinh viên của tôi hoặc kêu gọi sinh viên của tôi về VN học Tiếng Việt. Tôi cám ơn và yêu cầu đừng liên lạc... 

Sau khi biết rõ tôi "bảo vệ cờ vàng", nghĩa là không dùng tôi được, họ bắt đầu dùng sinh viên của họ đánh phá tôi. Sinh viên du học từ VN vào lớp, nói xấu tôi, công khai hoặc sau lưng, về việc tôi dùng Cờ Vàng trong sách dạy, và không dạy Sử theo lối VN trong nước. Khi các em sinh viên khác báo cho tôi biết, tôi gọi riêng các em (từ VN qua), và nói rõ: ở hải ngoại, tôi có quyền dạy Việt Ngữ theo cách nhân bản và khai phóng, tôi không phải tuyên truyền về "bác" Hồ (vì ông ta là national killer và chẳng phải là "bác" của ai cả...), các em là sinh viên thì phải use your brain and search more information ở xứ tự do để tìm hiểu Sự Thật, chứ không nên cứ tin và nghe theo những gì đã bị nhồi sọ từ nhỏ, ở trong nước CS độc tài...


Quả đúng là "con cháu bác Hồ"! Các em nầy phản pháo kịch liệt... và nói như nước chẩy (non-stop talking) về "sự hy sinh cao cả suốt đời của bác, nhờ vậy mà gia đình của các em giàu lên sau năm 1975, về sự bóc lột tàn ác của Mỹ Ngụy, sự ăn bám Mỹ của bọn Ngụy sau khi chạy qua Mỹ... mà vẫn chưa thức tỉnh và không biết xấu hổ, cứ chống lại Đảng và nhân dân ta ở trong nước..."

Tôi biết: We cannot change people overnight.

Vì các em sinh viên du học, đa số (không phải tất cả) là con cháu các gia đình của Đảng, hoặc làm ăn với Đảng viên, rất giàu có và đầy quyền lực ở VN, nên các em tưởng cũng có thể dùng quyền lực (quen thói ở VN) để uy hiếp tôi. Các em nầy cho tôi biết: Với cái Thẻ Đảng và tiền bạc của cha mẹ và bà con, các em đi qua mọi cửa, từ VN qua tới Mỹ, cho tới khi... đụng phải cái cửa lớp học của cô Thủy Tiên!!! Nên các em "uất hận" tôi.

Tôi chỉ nói với các em 2 điều:

1) If you don't want to learn the Truth in a free country, it's your own problem. But one day, you'll know - as the Truth is always the Truth.

2) If you don't want the way I teach, drop the class! This is a free country, you can add to another class.

Và tôi bước ra khỏi lớp... (không cho chúng có cơ hội tranh cãi tiếp).

Dĩ nhiên còn vô số chuyện khác. Nhưng 1 chuyện như trên cũng đủ để hiểu rồi.

Kính thưa quý vị, đã bao nhiêu năm, tôi rất buồn khi so sánh thấy sự yếu kém về nhận thức Chính Trị của con em Tỵ Nạn với con em VC. Đa số những người chống Cộng cũng không dạy được con cháu trong nhà, không bỏ thì giờ giải thích cho con cháu hiểu... về ý nghĩa của VN War, Cờ Vàng, sự tàn ác của CS..., nhất là trong những dịp hội tụ gia đình như Tết, Labor Day, July The Fourth, Thanks giving, Christmas... Họ còn mua DVD của Thúy Nga (nói xấu VNCH) cho vợ con và cha mẹ coi trong nhà...

Nên mỗi khi có chuyện Quốc Cộng xẩy ra, thì hầu hết con em chúng ta ú ớ... nói không ra lời, trong khi con em VC thì nói liên tục không ngừng... Tụi sinh viên du học từ VN, bây giờ (con nhà Đảng, giàu vô kể, ăn không, học tới Tiến Sĩ, đông hơn con em tỵ nạn; chúng đang được người Mỹ thích và tin dùng trong các đại học và ngoài đời...).  Ai trách nhiệm cho sự thua sút nầy?

Tệ hơn nữa, mỗi khi có người trẻ nào ra ứng cử, vào làm việc trong các CĐ Tỵ Nạn, rồi tuyên bố: "Tôi chỉ làm việc xã hội và văn nghệ, tôi không chống Cộng..." thì các người lớn tuổi khác, thản nhiên, thụ động chấp nhận, nói bâng quơ: "Ồ! Tụi trẻ nó vậy..." chỉ vì nhìn bề ngoài mấy em trẻ nầy coi bộ "Hiền lành, dễ thương..." nên không hề nghĩ đến sự tác hại sâu rộng trong CĐ ra sao... Nhất là khi chúng họp nhau đánh phá và bêu xấu những người chống Cộng trong CĐ, mà lại đươc những kẻ ngây thơ dễ dãi, ủng hộ, nói những người chống Cộng "khó khăn" với các em quá!!! Có ở trong chăn mới biết có rận, những người này có vào nội bộ CĐ làm việc, mới hiểu cái khổ của người chống Cộng, khi bọn  xấu bảo nhau bất hợp tác, không làm gì cả, để mọi việc dồn lại cho vài người chống Cộng cô đơn, làm đến kiệt sức rồi buồn quá, bỏ đi...

Nhớ lại, chúng ta mất Miền Nam cũng vì vô số người trẻ, người già Nằm Vùng, nhưng bề ngoài có vẻ hiền lành, vô hại... Vẫn chưa thức tỉnh?

Vậy 10 năm nữa, các CĐ sẽ ra sao? Hiện nay, hầu như CĐ nào ở hải ngoại cũng bị đánh phá bởi bọn du côn (cũng là người Việt Tỵ nạn như chúng ta nhưng đã biến tính và mất nhân cách lẫn đạo đức, do ganh tỵ với người tài đức hơn mình, tranh quyền, ham danh..).


Tại sao những người Tốt không đoàn kết lại để chống bọn Xấu? Và rất ít người Tốt nhưng có Sĩ Khí, lên tiếng cho Lẽ Phải, ngày nay... Họ thường im lặng cho yên thân, bỏ mặc đồng đội.

Như vậy số quá ít người Tốt còn lại sẽ bị cô lập, bao vây bởi số đông áp đảo của bọn xấu, nên phải bỏ đi, và bọn côn đồ không chế các CĐ. Tại sao bọn xấu không dùng những mánh khóe gian manh của họ đế chống VC hay Tầu Cộng? Mà quay ngược lại, đánh phá chính những người tốt của chiến tuyến bảo vệ Cờ Vàng? Tại sao chúng ta không thành lập các Hội Đoàn bảo vệ những người Tốt của chúng ta? ngồi yên nhìn chúng bắn tỉa từng chiến hữu của mình? Tại sao những người lớn tuổi không cư xử có tư cách, Làm Gương Tốt cho giới trẻ, khiến đám trẻ dần dần cũng trở thành tệ hại, phụ họ đánh phá người Tốt?

Xin góp ý kiến, nếu quý vị quan tâm...


GS Trần Thủy Tiên, M.S. in Counseling & Guidance, M.A. in Human Sciences

Histoire d'un amour - Ca sĩ Danny Brillant







SAIGON đầu thế kỷ 20







Vòng tròn đời sống - Bs Hồ Ngọc Minh






Lâu nay, tôi viết nhiều bài chủ đề về sức khỏe: làm sao sống mạnh, sống khỏe, sống lâu. Kỳ này,tuần lễ cuối năm của năm Âm Lịch, xin cho tôi một cơ hội để nói về một đề tài khác hẳn. Đó là cái chết.
 
Mọi vật, trong vũ trụ nầy, nếu có sanh thì có tử. Đừng ngạc nhiên, cái chết không phải là một hiện trạng trái ngược với sự sống, mà thật sự nó đi đôi với sự sống, chỉ vì chúng ta vô tình hay cố ý, lãng quên nó mà thôi. Cái chết không tự nhiên xuất hiện một cách đột ngột, một kết cuộc có khi như bất thình lình, mà bắt đầu chết từng phần, từng tế bào, từng ngày theo đời sống. Khi còn trong trường thuốc, tôi chạnh nghĩ, làm nghề y sĩ, có khi nghĩ mình đang phục vụ, để kéo dài sự sống, nhưng trên thực tế, mình chỉ kéo dài, trì hoãn cái chết mà thôi.
 
Bạn đọc có thể ngưng ngay đây và đừng đọc tiếp nếu nghĩ tôi đang nói chuyện tào lao, bốc phét, chém gió, hay theo thành ngữ của Mỹ, “full of hot air”, hay “full of… it”.
 
Mà thật, tôi sẽ trình bày những triết lý cùn của tôi, cứ xem là chuyện phiếm cuối năm bạn nhé.
 
Những lúc gần đây, tôi thường đi tiễn biệt nhiều người quen đã ra đi như “mùa thu không trở lại”. Những giây phút như thế, cho tôi những giây phút lắng đọng tâm tư, có thật là như mùa thu ra đi không trở lại hay không? Nhìn quanh, Thu đến và Thu đi. Xuân, Hạ, Thu, Đông cứ vậy mà tuần hoàn, và một lần nữa, Xuân sắp về. Từ trong những tế bào của cơ thể cho đến vũ trụ mênh mông bên ngoài, tất cả đều chuyển động theo một quỹ đạo vòng tròn, một đường cong khép kín. Những hạt điện tử xoay quanh hạt nhân không ngưng nghĩ; mạch máu luân lưu rồi cũng trở về tim để rồi lại ra đi cho một chu kỳ mới; và những hành tinh vẫn xoay đều quanh những mặt trời hằng tỉ năm qua. Một mặt trời có thể bị hủy diệt, nhưng một mặt trời khác được tái sinh đâu đó. Vậy thì có lẽ nào, cuộc sống con người lại chấm hết ở tận cùng? Đi và về, mà về đâu? Có thật sự là cát bụi sẽ về với cát bụi hay không?
 
Tôi muốn đưa ra một giả thuyết là, cuộc sống vẫn đi trên một quỹ đạo hình tròn, chỉ vì đường tròn quá lớn, vì không thấy hết cuối đường, nên chúng ta tưởng là đi trên đường thẳng, và cho rằng mọi đường thẳng đều đồng quy vào một chỗ, tận cùng.
 
Năm ngoái trong bài “Lựa Tuổi Cho Con”, tôi có nêu thí dụ về những khoảng không thời gian hiện hữu song song, dựa trên lý thuyết của Einstein. Năm nay, bạn nào có dịp xem phim Interstellar do Christopher Nolan đạo diễn, sẽ nghe nói về khái niệm không gian 5 chiều, mà nhiều nhà khoa học đồng ý là có thể hiện hữu và không xa thực tế lắm đâu. Chúng ta đang sống trong một không gian ba chiều, cọng thêm một chiều thời gian nữa là bốn. Theo lý luận của các khoa học gia theo trường phái của Einstein thì chiều thời gian không phải là đường thẳng mà là những đường cong, tùy thuộc theo sức hút của các thiên thể, có thể trôi nhanh hay chậm. Một con kiến bò trên chữ U, nó không biết là từ đỉnh nầy của chữ U sang đỉnh kia của chữ U rất gần. Cũng như chúng ta nghĩ thời gian đi theo một đường thẳng, nhưng, có thể cảm nhận đó không đúng. Thí dụ, cột mốc thời gian năm 1975 cách đây 40 năm, nhưng có thể nó nằm rất gần, như đỉnh chữ U nầy nhìn qua bên kia thôi. Cũng theo lý thuyết của Einstein thì có nhiều khoảng không thời gian nằm chồng lên nhau như những bọt bong bóng trong chậu giặt đồ. Chúng ta sống trong một khoảng không thời gian như sống trong một bong bóng và không biết rằng bong bóng bên cạnh rất gần. Một người con đang sống ở Mỹ, cử tưởng mẹ mình sống ở Việt Nam là xa xôi lắm, nhưng có thể, chỉ ở một bong bóng bên cạnh. Vì thế có những chuyện như, con té, mẹ biết đau, cho dù cách nhau cả ngàn dặm. Một thí dụ khác, bạn có một người bạn cũ thời tiểu học ở Việt Nam, lâu năm không gặp. Đùng một cái đi dạo ngoài phố, bạn gặp lại người nầy. Bạn cho là quả đất tròn. Rất có thể, không những quả đất tròn mà khoảng không thời gian cũng tròn luôn! Vì thế, nếu bạn có thể vượt qua được chiều không gian thứ 5, như miêu tả trong phim Interstellar, thì bạn có thể nhìn thấy tất cả các sự kiện, không đi theo thứ tự “đường thẳng” của thời gian, mà các sự kiện được chất chồng lên nhau như những thùng hàng ở trong một kho hàng vậy. Đại khái như ta đứng ngoài, nhìn con kiến đang bò trên chữ U vậy.
 
Tại sao tôi tốn công, nói chuyện khoa học viễn tưởng lòng vòng như vậy?
 
Ngày xưa trước khi khám phá ra Mỹ Châu, người ta tưởng “mặt đất phẳng”, cho nên khi một người phiêu lưu ra khỏi Âu Châu, được xem như “qua bên kia thế giới”. Hiện tại, vì quả đất hình tròn và phương tiện di chuyển, phương tiện truyền thông nhanh hơn trước rất nhiều, nên khoảng cách giữa “thế giới nầy” với “thế giới kia” lần lần bị xóa bỏ.
 
Sự sống diệu kỳ chỉ là tập hợp của các nguyên tử. Có lý thuyết cho rằng, tri thức hay linh hồn chẳng qua chỉ là những làn sóng điện được phát ra từ những tế bào thần kinh như sóng radio hay TV chẳng hạn. Sóng điện tồn tại cho dù con người mất đi, chúng ta không cảm nhận được nó chỉ vì không” bắt trúng đài” mà thôi. Hơn nữa, nếu nước có thể hiện hữu ở ba dạng thể, lỏng, đặc, và hơi, mà, con người chúng ta chỉ là một bích nước lớn. Sự chuyển hóa từ một thể trạng nầy qua một thể trạng khác có thể làm cho ta kinh hãi vì nó vẫn còn là một bí mật.
 
Tóm lại, một người đi “qua bên kia thế giới”, rất có thể họ chỉ băng qua một bong bóng không thời gian bên cạnh mà thôi.
 
Nhưng dù sao đi nữa, Đức Lạt Ma đã dạy, có ba ngày: hôm qua, hôm nay, và ngày mai. Chỉ có ngày hôm nay là ngày chúng ta thực sự sống. Vì thế hãy sống vui với hiện tại, bạn nhé.



Ăn đậu phọng có lợi cho sức khỏe





Thúc đẩy khả năng sinh sản
Đậu phộng có chứa nhiều acid folic, loại acid rất cần thiết cho khả năng sinh sản của phụ nữ. Các nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ thường ngày cần được cung cấp 400 microgram acid folic trước và trong thời kỳ đầu mang thai sẽ làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của em bé sau khi sinh ra đến 70%.

Hỗ trợ tuần hoàn máu
Một phần tư chén đậu phộng (khoảng 30gr) có thể cung cấp 35% lượng mangan cần thiết cho cơ thể. Mangan là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo và carbonhydrate, sự hấp thụ canxi và quy định lượng đường trong máu.

Giúp ngăn ngừa sỏi mật
Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra rằng ăn 1 ounce (tương đương 28gr) đậu phộng hoặc bơ đậu phộng một tuần có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi mật 25%.

Giúp ngăn ngừa trầm cảm
Đậu phộng cung cấp tryptophan, một acid amin thiết yếu và quan trọng đối với việc sản xuất seronin, một trong những hóa chất trong não quan trọng liên quan đến quy định tâm trạng. Khi một người bị trầm cảm, lượng seronin được tiết ra từ các tế bào thần kinh não bộ nhằm chống lại trầm cảm. Trytophan có thể làm tăng tác dụng chống trầm cảm bằng cách làm ra tăng lượng seronin trong máu.

Tăng trí nhớ
Đậu phộng được coi là thực phẩm của não bộ do vitamin B3 và niacin trong đậu phộng mang lại nhiều ích lợi cho não bộ bằng cách tăng cường hoạt động của não và tăng trí nhớ.

Giảm lượng cholesterol
Các chất dinh dưỡng trong đậu phộng không những làm tăng cường trí nhớ mà còn giúp làm giảm và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Thêm vào đó, đồng chứa trong lạc giúp giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt.

Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đậu phộng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đậu phộng rất giàu chất béo không bão hòa đơn, và chất chống oxy hóa như axit oleic. Hãy ăn đậu phộng hoặc các thực vật họ đậu khác ít nhất bốn lần 1 tuần để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch vành.

Giảm nguy cơ suy giảm nhận thức
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những loại thực phẩm giàu niacin như lạc làm giảm ít nhất 70% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Một phần tư chén đậu phộng mỗi ngày có thể cung cấp nguồn niacin cần thiết trong một ngày.

Giảm nguy cơ tăng cân
Nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn đậu phộng ít nhất 2 lần/tuần có khả năng tăng cân thấp hơn so với những người hầu như không bao giờ ăn đậu phộng.



Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Nhà văn Trần Hoài Thư lý giải : "Ai ở đằng sau đạo diển tấm ảnh của Nick Út chụp Đinh Thị Kim Phúc bị phỏng nặng do bom napalm gây ra tại Trãng Bàng, Tây Ninh, vào ngày 8 tháng 6 năm 1972?"





(Người viết nguyên là  trung đội trưởng thám kích từ 1967-1970, phóng viên chiến trường vùng đồng bằng Cữu Long từ 1971-1975)

Ai cung cấp nguồn tin để cả một lực lượng đông đảo mass media (gồm AP, AFP, Times) từ Saigon đổ về Trảng Bàng Tây Ninh, và hờm sẳn với máy chụp hình ? 

Thường thường phóng viên chiến trường chỉ đi theo đơn vị để chụp ảnh săn tin, hoặc có mặt tại Bộ chỉ huy chờ cấp chỉ huy cho phép.

Ở đây thì khác. Như thể mọi sự đã được bố trí sẵn, và chờ toán phóng viên đến để chứng kiến…

Diễn biến cảnh những em bé chạy như sau:

1. Các em bé có thể đang ngoài sân trường, hay đang chơi đùa, không ở trong nhà, vì khôngthấy có phụ huynh kèm .

2. Lính Bắc quân cố thủ từ thánh thất cao đài.

3. Cấp chỉ huy trận đánh gọi máy xin không yễm.

4. Máy bay xuất hiện thả bom napalm xuống mục tiêu.

5. Ảnh hưởng của napalm khiến một số em bị phỏng, vì qua cận kề

6. Không thể mang xe cứu thương hay xin trực thăng cứu thương

7. Chỉ còn cách là kêu những em bé này chạy ra hướng lộ lớn, nơi các phóng viên đợi sẵn, với máy hình.

8. Biệt phái một toán lính 5,6 người đi sau hộ tống các em bé. Có một sĩ quan cấp bậc chuẩn úy đi theo (sau này mới xuất hiện).

Từ những dữ kiện và dữ liệu này ta  phải đặt những câu hỏi:

* Ai cung cấp tin tức cho Continental SG Hotel, nơi các phóng viên  ngoại quốc mỗi ngày tụ họp ngồi chờ lấy tin ?:

–  Chính Phạm Xuân Ẩn(PXA).Sau 75,PXA  mới lộ chân tướng là  một sĩ quan tình báo địch được cài vào hàng ngũ phóng viên của Times ở SG. Những tin tức cung cấp cho các phóng viên ngoại quốc thường lấy từ PXA.  Tin tức dĩ nhiên là bất lợi cho  chế độ.

*Ai gọi máy bay oanh tạc, dùng bom lửa ?  Tại sao lại xử dụng bom lửa tại một nơi đông dân cư, sầm uất như tại thị trấn Trảng Bàng Tây Ninh ? Nhớ  rằng bom lửa sức nóng cả triệu đô ảnh hưởng đến cả chu vi hàng trăm thước. Ai  yêu cầu ?

– Ai gọi. Dĩ nhiên là một vị sĩ quan  chỉ huy tham dự trực tiếp tại chiến trường. Trong số các vị chỉ huy này có Lê Quang Ninh(LQN), tiểu đòan trưởng tiểu đoán 1 Sư đoàn 25 BB của tướng Lý Tòng Bá. Sau 1975 LQN báo Quân đội nhân dân viết một lọat bài ca ngợi vi tài che dấu tông tích của ông ta để được tướng Lý Tòng Bá đề bạt làm tiểu đoàn trưởng…

Khi nhận lệnh thả bom, viên phi công không cần biết mục tiêu dưới đất có dân hay không, Ông ta chỉ biết tọa độ và trút bom theo yêu cầu từ đơn vị tham chiến. Nếu quả thật là LQN yêu cầu thì đây  là một cuốn phim mà nhà đạo diễn bí mật nào ở cục R dựng nên, với những diễn viên chính là Phạm Xuân Ẩn, Lê Quang Ninh thủ vai chính…

Có phải vậy không ?

Sao Em Không Về Làm Chim Thành Phố - Thi phẩm Lâm Vị Thủy



                     https://tranhoaithux.files.wordpress.com/2015/02/noi-dung-lvt-ok-public1.pdf

Liveshow Hoàng Châu & Chí Tài







Biết Nói Gì Đây - Ca sĩ Hoàng Châu







Mời đọc truyện vừa Miền Vĩnh Phúc của nhà văn Vũ Quỳnh Hương




https://ia902603.us.archive.org/34/items/VuQuynhHuongMuaVinhPhuc/MienVinhPhuc-VuQuynhHuong.pdf


Phỏng vấn đạo diển độc lập Phan Đăng Di của phim Cha Và Con, được chọn lựa vào chung kết tại giải "65th Berlinale International Film Festival in Berlin"



Phan Đăng Di


                                                                  
                                                                   

Phỏng vấn cựu phóng viên chiến trường người Đức thuộc báo Springer Foreign News Service, Uwe Siemon-Netto, về chiến tranh Việt Nam(1954-1975)



Uwe Siemon-Netto


                                                                   


Lý Tưởng? - Người viết Alain Bảo



Anh họ tôi du học qua Tây Đức, theo diện quốc gia nghĩa tử vào những năm cuối cùng trước khi Miền Nam thất thủ, khi dượng tôi bị ám sát ngay trước vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.

Sau 75, đại gia đình bên ngoại tôi phần lớn bị kẹt lại và sống một cuộc đời lê lết, ngục tù của những kẻ được mang danh là con cháu Mỹ ngụy bơ thừa sữa cặn.

Ngày anh họ tôi về thăm đại gia đình từ Tây Đức vào những năm rất sớm sau “giải phóng”, anh có một dáng vẻ thật khoa học, thật thà, với nước da trắng hồng và cặp mắt thật sáng của một người sống lâu năm tại xứ lạnh, khác hẳn với tôi, một thằng nhóc con đen đủi ốm nhom lòi xương, được hân hạnh sống dưới thiên đường xã hội chủ nghĩa và học tập dưới đỉnh cao trí tuệ trong thời gian tiểu học.
Có lẽ vì ra nước ngoài du học quá lâu hay là vì quá yêu khoa học mà anh họ tôi thường rất ít biết về 2 từ “Cộng Sản”, một chủ nghĩa được sáng tạo ngay trên trên đất nước Đức, nơi đã đào tạo anh thành một tiến sĩ khoa học gia.

Chỉ vài năm sau, vì quá kinh hoàng trước cách đối xử và sinh sống của chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa, cả đại gia đình từng người một vượt biên, vượt biển và nhờ trời phật phù hộ, may mắn tất cả đều đến định cư rải rác các xứ sở tự do từ Châu Âu, Châu Úc, Mỹ và Canada.

Cuôc đời lắm chuyện tréo cẳng ngỗng, khó ai mà lường được, vào những năm cuối thập niên 90, anh họ tôi lại quyết định về giảng dạy tại trường Đại Học Bách Khoa Sài Gòn, theo lời mời của nhà cầm quyền Hà Nội.

Ngày đó cũng là ngày dì tôi khóc sướt mướt, và quyết định sẽ không liên lạc với “thằng con trời đánh” nhưng lại là người con hiếu thảo đã tảo tần gửi viện trợ về giúp đỡ gia đình dì tôi vào những năm còn sống tại Việt Nam, đã đi ngược lại ý muốn của dì.

…Rồi thời gian cũng qua đi, vì bận lo mưu sinh, kiếm cơm manh áo tại xứ người, đại gia đình tôi dần dần quên lãng có một người anh em bạn dì hiện là giáo sư từ Tây Đức về giảng dạy tại Việt Nam.

Những năm Las Vegas có Conference về computer và khoa học kỹ thuật, tôi lại gặp được anh họ tôi ngay tại thành phố nóng cháy và không bao giờ ngủ.

Vì học chung ngành nên thường tôi có dịp được anh họ giảng dạy và trao đổi những dự án và phát minh về tin học cũng như toán học, mà anh đại diện cho Việt Nam trình bày tại những Conference này.

Anh họ tôi thuê 1 căn nhà nhỏ tại Sài Gòn, và hàng ngày cắm cúi đạp xe lên trường giảng dạy, chiều tối về lại cơm rau cháo muối đạm bạc một mình đơn côi, như một người xa lạ sống ngay trên quê hương.

Có lần trong dịp qua trường đại học ASU (Arizona State University) giảng dạy theo lời mời của Hoa Kỳ, tôi có vài lời khuyên anh hãy cẩn thận với thức ăn bên Việt Nam, vì dạo này tụi Tàu hay làm đồ giả, thức ăn độc hại pha chế và nhập cảng vào Việt Nam.

Anh họ tôi cho biết, nhu cầu ăn uống của anh rất đơn giản, ngoài ra anh có đóng bảo hiểm sức khoẻ cho Trường Đại Học Bách Khoa – nếu có bệnh tình hay chuyện gì xảy ra thì cũng đỡ lo, vì anh hiện sống ở Việt Nam dù là công dân Đức.

Cuối năm 2013-đầu năm 2014, được tin anh bị đau gan nặng, và tất cả tiền bảo hiểm sức khoẻ của anh đóng tại trường Đại Học Bách Khoa đều bị ban giám hiệu của trường này giựt và đem ăn xài nhậu nhẹt.

Vì không về Đức thường xuyên để làm việc, cộng với số tiền khiêm nhường ít ỏi của nhà nước Cộng Sản, và anh đã trút hết tin tưởng vào số tiền bảo hiểm sức khoẻ khá lớn, mà anh họ tôi đã đóng cho trường và bị mái trường xã hội chủ nghĩa cướp một cách trắng trợn. Anh họ tôi hoàn toàn không có khả năng chi phí những khoản tiền khổng lồ 1200 dollars, cho mỗi lần chữa trị bằng phóng xạ. Gia đình dì tôi bên Mỹ phải gom góp và gửi về tất cả chi phí cho bệnh viện.

Nhưng rồi cái gì đến cũng phải đến, vào cuối tháng 6 năm 2014, anh họ tôi trút hơi thở cuối cùng tại Việt Nam, không một người thân, không một họ hàng.

Bệnh Viện đã quăng xác anh họ tôi vào nhà xác chờ gia đình dì tôi từ Mỹ về nhận, trường Bách Khoa (trên khu trường đua Phú Thọ cũ) thì im hơi giấu tiếng về hàng chục ngàn dollars chia chác từ tiền bảo hiểm sức khoẻ do anh tôi đóng hơn mười mấy năm.

Mãi tới ngày mai 30 tháng 6 chủ nhật thì anh họ tôi mới được người thân cấp tốc bay về từ Mỹ nhận xác, xác anh họ tôi nằm trong bệnh viện cộng sản từ 21 tháng 6 đến chủ nhật 30 tháng 6, liệu có còn nguyên vẹn như lời hứa ướp xác của bệnh viện hay không ?

Tôi viết bài này trong 1 trạng thái hỗn độn, vừa buồn, vừa giận, vừa trầm tư về cái chết quá trẻ của người anh họ khoa học gia hiền lành, thông minh đã đem tài năng giảng dạy cho sinh viên trường Bách Khoa, một ngôi trường đã nhẫn tâm ăn cướp tất cả tiền bảo hiểm sức khoẻ, và sau khi vắt chanh bỏ vỏ một tài năng lỗi lạc.

Không biết rằng anh họ tôi bên kia thế giới có biết chăng, anh chính là người tha hương ngay trên một xứ sở tham nhũng, hối lộ, văn hoá thối nát dưới sự thống trị của một chế độ ươn hèn ngu dốt, tay sai cho ngoại bang ? hay anh chỉ là một nhà khoa học thuần túy, suốt đời chỉ biết đến những con số, dữ liệu máy tính, thuyết trình ?

Dù sao đi nữa, xin cầu chúc linh hồn anh được an lạc nơi cõi bên kia!

Kính tưởng niệm hương hồn người anh họ anh em bạn dì Lê Ngọc Minh – Giáo Sư Tiến Sỹ Khoa Học Gia trường Đại Học Stuttgart West Germany – Trường Đại Học Bách Khoa Sài Gòn !

Nam Mô Bồn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !