khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Australia pressed to act on Reef protections ahead of report to UN







Asia Today, 30/10/2016







Vietnam Review, 29/10/2016







Khương, Lâm, Nguyên, và Dũng trong tiệc cưới trưởng nử cũa Dũng tại Saigon ngày 27/10/2016






Fado by Paulo Galvão







Anthony Bourdain and a Matança do porco in Portugal







Algarve (Sea Beaches), Portugal







Lisbon aerial view







Có một Hà Nội xấu xí, côn đồ, và mất dạy!







Tại sao người Mỹ lại lật đổ Chính quyền Ngô Đình Diệm ?







Cố TT Ngô Đình Diệm trong lòng dân Việt







Thanh niên miền Bắc hiên ngang làm lễ kỷ niệm ngày Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1956- 26/10/2016)







Đúng Quy Trình - Tác giả Phạm Đình Trọng



Anh em, con cháu, họ hàng nội ngoại của ông quan đầu huyện, đầu tỉnh được bổ nhiệm cấp tập, vội vã, dấm dúi vào những chiếc ghế quan chức trong huyện, trong tỉnh rồi lại được cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước trung ương xác nhận việc bổ nhiệm dấm dúi đó là đúng qui trình!

Nhà nước phong kiến thối nát cũng không đốn mạt đến mức đẻ ra cái qui trình bất lương để những cậu ấm cô chiêu hoàn toàn vắng bóng tài năng, vắng bóng nhân cách, vắng bóng cả trong những lúc khó khăn của dân của nước bỗng sỗ sàng nhảy tót lên những chiếc ghế quyền lực của những hiền tài.

Ở thời xa xưa, ở thang bậc văn minh rất thấp, cá nhân chưa được nhìn nhận, con người công dân chưa có. Sơn hà xã tắc là của vua. Nhà nước của vua. Người dân cũng chỉ là bầy đàn, là thần dân, là tôi tớ của vua. Vua cho ai sống thì được sống, bắt chết thì phải chết, không chết là bất trung. Ở thời mông muội, dã man đó người dân cũng không bị bộ máy nhà nước phong kiến khinh bỉ đến mức coi dân đen như cỏ rác, quan chức ngang nhiên kéo cả nhà, cả họ đạp lên mặt dân, ngồi lên đầu dân.

Ở thời quyền con người chưa được nhìn nhận đó nhà nước phong kiến vẫn coi trị nước an dân là điều quyết định sự suy thịnh, mất còn của nước nên không có thứ quan tắt, không có chuyện cả nhà, cả họ thậm thụt đôn nhau, nâng đỡ nhau ra làm quan. Nhà nước phong kiến ở thời ngưng đọng, tối tăm đó vẫn biết quí trọng hiền tài như báu vật, như nguyên khí quốc gia, vẫn chăm chút, đều đặn tổ chức những cuộc thi nghiêm ngặt, công bằng, từ thấp đến cao, thi hương, thi hội, thi đình, tìm hiền tài trong dân để nhà vua ban mũ, áo, võng, lọng, cờ, biển công bố công khai, rộng rãi người đủ tài đức bổ nhiệm vào bộ máy trị nước an dân. Những hiền tài trong dân được phát hiện, trong dụng đã để lại những tên tuổi rực rỡ trong thời gian, trong sử sách như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Giang Văn Minh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn, Nguyễn Quý Đức . . .

Đến cách mạng tư sản dân quyền, Tự do – Bình đẳng – Bác ái, mở ra thời văn minh công nghiệp, văn minh đô thị. Người dân trở thành công dân tự do và mọi công dân tự do, từ người đứng đầu nhà nước đến người dân thường đều bình đẳng trước pháp luật, đều là người thực sự làm chủ đất nước. Được quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và bằng lá phiếu người dân bầu ra lực lượng chính trị cầm quyền. Đó là nội hàm, là giá trị, là quyền lực của công dân tự do.

Người dân không bị gạt ra rìa trong qui trình bổ nhiệm bộ máy công bộc của dân mà người dân là chủ thể của qui trình đó. Qui trình đó là: Hướng tới người dân. Tìm hiền tài trong dân. Tìm công bộc của dân. Và những công bộc đó đều tâm niệm phục vụ dân chứ không phải là quan cai trị hành dân, hống hách với dân, bóp nặn dân. Trong qui trình đó còn có cả cơ chế, cả luật pháp để giữ liêm sỉ cho công bộc và để người dân giám sát bộ máy công bộc, người dân có quyền loại bỏ những công bộc kém cỏi, không xứng đáng.

Đấy là những nhà nước đã qua cách mạng tư sản dân quyền, những nhà nước có cạnh tranh chính trị bằng đa nguyên và những nhà nước theo đuổi lí tưởng xã hội dân chủ. Không qua cách mạng tư sản dân quyền, cướp chính quyền bằng bạo lực cách mạng vô sản, vô đạo lí và vô luật pháp, nhà nước cộng sản Việt Nam độc tài đảng trị đã đi ngược với bước tiến đến văn minh của loài người, kéo xã hội Việt Nam lùi lại sau cả thời phong kiến ngưng đọng, tối tăm.

Điều khác nhau giữa nhà nước của cách mạng tư sản dân quyền và nhà nước của cách mạng vô sản là:

Nhà nước tư sản dân quyền coi người dân là chủ thể, đưa người dân lên vị trí người chủ đất nước, người chủ xã hội, nhà nước chỉ là công bộc phục vụ người dân, chỉ là công cụ bảo đảm quyền làm chủ đất nước của người dân.

Còn nhà nước vô sản coi người dân là đối tượng phải chuyên chính, phải cải tạo, phải giáo dục! Câu cửa miệng của những người cộng sản là đảng viên phải giáo dục quần chúng. Trong trường đại học, đảng viên là cô văn thư đánh máy, chưa tốt nghiệp trung học, là bà tạp vụ và quần chúng là ông tiến sĩ, giáo sư giảng dạy ở trường. Và bà tạp vụ đảng viên có trách nhiệm phải giáo dục ông giáo sư! Chuyên chính và cải tạo bằng bạo lực đấu tranh giai cấp sắt máu mất tính người. Người dân chỉ là kho sức người và đất nước chỉ kho tài nguyên để nhà nước vô sản hối hả khai thác làm nghèo đất nước nhưng làm giầu cho những nhà cai trị để những nhà cai trị đó càng gắn chặt với nhà nước độc tài đảng trị, càng kiên trì sống chết với độc tài đảng trị.

Hành xử của nhà nước vô sản với đất nước, với người dân là hành xử của đội quân cai trị, đội quân chiếm đóng, đội quân cướp đoạt không từ một thứ gì. Cướp đoạt chính quyền. Cướp đoạt quyền lực. Cướp đoạt đất đai. Cướp đoạt nguồn sống của dân. Chứ không phải hành xử của một nhà nước.

Ở cấp nhà nước, nhà nước cộng sản chiếm đoạt quyền lực của người dân bằng điều 4 Hiến pháp. Không cần phiếu bầu của dân, sỗ sàng và ngạo ngược, đảng cộng sản tự cho mình quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, dù ngày nay đảng chỉ là tập hợp của những bất tài và tham nhũng.

Ở cấp địa phương, cấp bộ, ngành, những quan chức bất tài và tham nhũng ráo riết vơ vét, bóp năn dân và đưa con cháu họ hàng phủ kín những chiếc ghế cai trị để củng cố quyền lực của dòng họ cai trị. Dân đen chỉ là kẻ bị trị nên chiếc ghế cai trị là của riêng các quan. Nhưng một dòng họ không thể phủ kín những chiếc ghế cai trị mà phải có ít nhất vài dòng họ. Những dòng họ làm quan luôn tranh giành, đấu đá nhau vì những chiếc ghế cai trị đầy quyền uy và bổng lộc. Vì thế mà một sớm tháng tám mùa thu cách mạng năm 2016 này, tiếng súng Yên Bái đã vang lên, dòng máu của ba dòng họ cai trị dân lênh láng công đường Yên Bái. Tất cả đều đúng qui trình!

Thông đồng cùng nhà đầu tư, quan cai trị nhắm mắt kí duyệt cho nhà đầu tư hối hả đắp đập, trữ nước, xây hết nhà máy thủy điện này đến nhà máy thủy điện khác. Hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên sinh mang hồn rừng, là cội nguồn của dòng văn hóa rừng đặc sắc, trong mát, cổ xưa, lâu đời chìm nghỉm, mất trắng dưới đáy hồ thủy điện. Làm thủy điện chỉ để kinh doanh, chỉ nhằm lợi nhuận, đầu tư thấp nhất, thời gian xây dựng lẹ nhất, sinh lời sớm nhất. Hậu quả: Chỉ vài trận mưa bình thường, nước dồn về hồ thủy điện đã vượt giới hạn an toàn. Nhà máy thủy điện vội tháo van xả nước bảo đảm an toàn cho nhà máy, bảo đảm an toàn đồng vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư.Nhưng dưới hạ lưu hồ thủy điện, hàng ngàn ngôi nhà dân bị nước xả thủy điện cuốn ra sông ra biển, hàng chục người dân bị lũ xả dìm chết chìm thì nhà đầu tư và quan cai trị đều nói việc xả lũ của nhà máy thủy điện là đúng qui trình.

Nhà máy thủy điện xả lũ đúng qui trình. Nhà dân bị lũ xả cuốn trôi và người dân bị lũ xả dìm chết cũng đúng qui trình. Đó là cái qui trình coi dân chỉ là kho sức người để quan cai trị sử dụng, bóp năn và đất nước chỉ là kho tài nguyên để quan cai trị tùy tiện khai thác, vơ vét cho lợi ích nhà quan!

Chừng nào các bà mới thoát nạn các ông?- Tác giả Nguyễn thị Cỏ May



Xin một phụ nữ cho hun một cái không được, bị từ chối, một cựu phóng viên lớn của đài TV C8 của Pháp bèn bước tới ôm hun đại lên vú của phụ nữ ấy, ngay trên sân khấu đài vào lúc hơn 1 giờ đêm 14 tháng 10 / 2016 làm cho khán giả vỗ tay cười ầm lên như hoan nghênh một màn cụp lạc . Sau đó, cảnh này được loan tải rộng rải trên mạng xã hội gây nhiều phản ứng gay gắt từ dư luận khán giả, nhứt là phong trào Phụ nữ tranh đấu nên Hội đồng Tối cao Truyền hình và Truyền thanh (CSA) sẽ mở cuộc điều tra để xử lý nội vụ .

Trước đó Dân biểu Phó Chủ tịch Quốc Hội, ông Denis Baupin của Đảng Xanh, bị nạn nhân trong cơ quan chánh quyền nơi ông làm việc tố cáo ông sách nhiễu tình dục và ông đã phải từ chức Phó Chủ tịch Quốc Hội.

Chánh giới Phi châu và Hồi giáo quan hệ nhiều phụ nữ theo chế độ đa thê . Pháp ảnh hưởng văn hóa công giáo cấm đa thê nhưng giới chức chánh trị và cả xí nghiệp phần đông lợi dụng quyền lực hoặc tiền bạc tán tỉnh nữ đồng nghiệp, nữ thuộc ấp để làm tình hoặc táo bạo hơn, sách nhiễu tình dục . Đây là một tệ nạn xã hội pháp đang xảy ra khá phổ bìền ở mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi giới, từ Gìáo hội, Đại học, công tư sở, trên đường phố, trong xe công cộng, …
Luật pháp vừa hoàn chỉnh và bắt đầu áp dụng cho những trường hợp phạm pháp từ tháng 6/8/2012 .


Sách nhiễu tình dục ở Pháp?

Ở Pháp, giá trị đạo đức xã hội xuống cấp từ biến cố sinh viên tả phái xách động gây ra tháng 5/1968, bị ảnh hưởng, phụ nữ bị sách nhiễu tình dục ngày càng nghiêm trọng nên các phụ nữ tranh đấu bảo vệ nữ quyền thành lập một tổ chức lấy tên “Hội Âu châu chống bạo hành Phụ nữ nơi làm vìệc” (AVFT), trụ sở đặt tại Đại lộ Auguste Blanqui, Paris XIII . Văn phòng Hội chỉ có 6 người, gồm luật gia và Dân biểu Âu châu . Nhân viên bận rộn suốt ngày, tay không rời cây viết, mắt dán chặt vào màn hình máy computer, máy nghe dính liền vào hai tai .

Một nhân viên trả lời một nạn nhơn, hướng dẫn cách khai trường hợp bị sách nhiễu để lập hồ sơ “Chị đang nghỉ làm việc phải không ? Chị nhắcBác sĩ của chị không nên ghi chị là nạn nhân vụ sách nhiễu tình dục, mà phải khám và ghi rõ chị hiện nay lo âu, trầm cảm, những triệu chứng do bị sách nhiễu tình dục theo chị kể . Chúng ta sẽ hẹn nhau . Hôm nay, cả ngày, tôi không rời khỏi đây được . Thứ ba, 25, 18 giờ nghen? ” .

Mỗi năm, Hội mở đưọc 150 hồ sơ . Con số này gia tăng khá mạnh so với mấy năm trước, nhứt là từ sau vụ ông Denis Baupin, Phó Chủ tịch Quốc Hội,vừa xảy ra .

Điện thoại reo . Chuyện một phụ nữ ngà ngà say ra về sau bữa tiệc do hãng tổ chức . Một đồng nghiệp đi theo, chận lại, muốn ôm hun nhưng bị chị đẩy ra . Anh chàng móc thuốc ra mời . Cô bạn nhận điếu thuốc . Anh bèn kè chị tới công viên gần đó, ôm hun và nựng ngực chị . Không bị đẩy ra như lần trưóc . Thấy chắc ăn, anh chàng bèn tiến mạnh hơn, vội kéo khóa quần, rút “súng” ra, đặt vào tay cô bạn . Hành động này mới làm cho chị tỉnh người, vội bỏ chạy.

Mười hôm sau, chị ấy đem chuyện trình với Giám đốc  nhưng bị từ chối vì cho rằng chuyện xảy ra bên ngoài hãng nên không có thẩm quyền .

Họ đề nghị sẽ đổi chị đi nơi khác, người đàn ông kia vẫn ở lại đây tiếp tục làm việc như thường . Chị ấy thấy như vậy bị áp lực quá nặng, đã nhiều lần toan tự tử vì bị trầm cảm .

Thường khi chuyện sách nhiễu tình dục xảy ra, người phụ nữ là nạn nhân, còn nạn nhân thêm là bị thiệt thòi, không được xử lý công bình . Luật pháp và tâm lý xã hội pháp có xu hướng bênh vực người đàn ông do ảnh hưởng văn hóa “đàn ông thuộc phái mạnh” từ ngàn xưa. Nên khi bị sách nhiễu, phụ nữ thường chịu đựng hoặc khai ra, giảm mức độ tình trạng nạn nhân để tránh bị thua thiệt, có khi mất việc làm . Như bị sách nhiễu thân thể thì khai bị sách nhiễu tâm lý . Khi bị cưỡng bức, bạo hành thì mới khai bị sách nhiễu tình dục .

Thậm chí, trước Tòa án, một bà Tòa còn nói với nữ nạn nhơn khi người này khai với bà bị anh đồng nghiệp sàm sỡ, rờ mó thân thể vừa khen ngực đẹp “Này bà, đồng nghiệp khen bà thì đã có chuyện gì kìa chớ? ”.

Từ từ tâm lý xã hội thay đổi . Luật bảo vệ người phụ nữ nơi công quyền, tư sở, trên đưòng phố, trong gia đình, … ra đời . Trước đó, muốn thưa tội sách nhiễu tình dục, phải làm hồ sơ thưa gởi theo hệ thống trong sở làm của hai người. Từ nay, nạn nhân có thể thưa kiện trực tiếp . Nều thủ phạm là cấp trên thì tội sẽ nặng hơn.

Nhưng vấn đề của người phụ nữ chưa thật sự đáng lạc quan cho lắm . Ở Tòa Lao động (Prud’hommes), việc sách nhiễu tình dục chỉ được nhìn nhận 70% . Trước Tòa án Hình sự, chỉ có 6% . Trước cùng sự việc, luật pháp ở Mỹ nghiêm khắc hơn .

Nhưng thế nào là sách nhiễu tình dục?

Về ranh giới giữa “sách nhiễu tình dục” và “dê cụ” hãy còn khá mơ hồ. Một ông tới vuốt ve, nựng nịu một phụ nữ, bà này không chịu, đẩy ra, sẽ bị tố cáo là “sách nhiễu tình dục” . Trên đường phố, một bà ăn mặc đúng thời trang, khoe lộ những đường nét gợi cảm, được một người đàn ông nhìn hơi kỹ, người đàn ông ấy cũng bị thưa về tội “sách nhiễu tình dục”. Hoặc trông thấy một người đẹp quyến rũ, buông lời chọc ghẹo, tán tỉnh, cũng bị khép cùng tội .

Cho tới tháng 5/2012, luật Hình sự của Pháp chỉ có ghi ngắn gọn về tội danh sách nhiễu tình dục vì bị Hội đồng Nhơn sĩ ( Conseil des Sages) kiểm duyệt cho rằng không phù hợp với Hìến pháp . Ba tháng sau, sách nhiễu tình dục mới được nới rộng ra về mặt áp dụng và mức độ hình phạt cũng gia tăng .

Điều luật qui định “sự kiện nói với một người, lập đi lập lại nhiều lần, hoặc hành động, ngụ ý đòi hỏi tình dục, làm tổn thương nhân phẩm của người ấy hoặc gây cho người ấy sự lo sợ, sự bực bội, sự xấu hổ ”. Bản văn Hình luật cũng nhìn nhận “sách nhiễu tình dục là mọi hình thức dùng áp lực mạnh nhằm mục đích đạt được sự thỏa mãn tình dục, người thụ hưởng có thể là tác giả hoặc không phải tác giả” .

Về hình phạt theo luật mới, thủ phạm bị từ 2 năm tù và 30 000 € . Luật cũ chỉ có 1, 5 năm tù và 15 000 € . Nếu nạn nhân là vị thành niên, thủ phạm có thể bị 3 năm tù, 45 000 € .

Sách nhiễu tình dục ở Mỹ

Ở Mỹ, đời sống xã hội quá phức tạp nên những tệ nạn như lạm dụng tình dục hay sách nhiễu tình dục xảy ra như cơm bữa . Không chỉ riêng trong dân chúng mà cả trong giới tu hành . Tệ nạn này ở California là khá nổi cộm . Có không ít thầy chùa bị ra tòa lãnh án tù và phạt tiền lên tới hàng triệu đô-la . Giáo hội Công giáo cũng không tránh khỏi .

Từ năm 1950 tới nay, Giáo hội Công giáo đã nộp phạt giúp các tu sĩ của Giáo hội hết 1 tỷ 500 đô-la . Nhiều Giáo phận đã phải đóng cửa khai phá sản . Giáo phận Los Angelès, từ 1930 bị 500 vụ kiện thưa liên hệ tới 200 tu sĩ . Gần đây, Giáo phận Los Angeles chấp nhận bồi thường 60 triệu đô-la cho 45 nạn nhân . Thủ phạm là 22 cựu tu sĩ . Trước đó, cũng ở Los Angeles, Giáo hội đã chi trả 100 triệu đô-la cho 90 nạn nhân .

Hồng Y Roger Mahony đã phải tuyên bố “Tôi cầu nguyện cho những nạn nhân tìếp tục đi tới trong đời sống của họ và sẽ tìm thấy một tương lai tươi sáng cho cá nhơn và gia đình của họ ”(Tin trên internet) .

Ở Mỹ, chỉ cần nhìn chăm chăm vào ngực, đùi hay lướt mắt từ trên xuống dưới một phụ nữ là có thể bị đưa ra Tòa dù người nhìn không có ý thèm muốn, hoặc vì người phụ nữ có điểm gì quái lạ gợi sự tò mò. Hoặc có lời nói tán tỉnh nhẹ nhàng, lời mời đi ăn cơm tối, nài nỉ nhiều lần làm nàng bực mình, mặc dầu hoàn toàn không có hậu ý mờ ám, cũng có thể bị cho là sách nhiễu tình dục . Thấy một đứa bé dễ thương, đưa tay nựng má của bé cũng có thể bị tội dễ dàng nếu cha mẹ nó thưa .

Luật chống nạn sách nhiễu tình dục ở Mỹ quá nghìêm khắc nên cũng có mặt tiêu cực là bị kẻ xấu lợi dụng để kiếm tiền .

Nhưng thông thường thì chỉ những người nghèo mới bị phải ở tù . Người giàu có thưòng điều đình, chịu bồi thường tiền cho “nạn nhân” vì bị thiệt hại về tinh thần .Về trường hợp các ông Cha bị Tòa phạt, được Giáo hội đài thọ tiền phạt cho Cha . Tuy tiền này đâu phải của các tu sĩ đóng góp? Có nhiều giáo dân thắc mắc tại sao Gìáo hội lại lảnh trách nhiệm thế Cha? Trước luật pháp ai làm tội thì người đó chịu chớ . Nhưng nếu Giáo hội không đứng ra lãnh giúp Cha thì chỉ có chết Cha mà thôi ! Sau đó, các Cha sẽ đưọc đổi tới nơi khác làm Cha nữa!

Bên Phật giáo vì Giáo hội không mang ý nghĩa và quyền lực như Vatican nên vị trụ trì là ông chủ chùa, thật sự và pháp lý . Tiền của Phật tử cúng chùa được các thầy trụ trì xem như tiền của mình, vì đó là “tiền chùa”, nên các thầy muốn xài bao nhiêu, cho nhu cầu gì, tùy tiện . Vì vậy mới có nhiều thầy chùa đánh mất đạo hạnh . Đây cũng một phần do trách nhiệm tinh thần của Phật tử

Quyến rũ và sách nhiễu

Ông Philippe Brenot, Bác sĩ tâm thần, giải thích hai giới nam/nữ không bao giờ hiểu nhau về phương diện “quyến rủ” bởi vì họ không được giáo dục giống nhau . Ngày nay, họ hãy còn được dạy tư tưởng “vượt trội ” . Đàn ông là kẻ mạnh, vững chắc hơn . Vì vậy có nhiều người mới nghĩ rằng mọi thứ đều thuộc về đàn ông . Là của đàn ông . Nên người ta không phải ngờ vực về cách ứng xử của họ là đúng .

Có ai nhớ, cách đây năm mươi năm, người đàn bà nhìn người đàn ông lỡ bị bắt gặp sẽ bị lên án là “lẳng lơ” ? Sự bất đồng nam/nữ này vẫn còn trong xã hội pháp . Sự quyến rũ thuộc phản ứng nhận thức ở người đàn ông nhưng các bà lại chấp nhận . Ngày nay, có luật pháp bảo vệ ngưòi phụ nữ nên cái ranh giới giữa bị quyến rũ thu hút và sách nhiễu hoàn toàn do phụ nữ xác định. Khi các bà phán ra “Thôi đủ rồi nghen ” thì phải biết kịp thắng lại . Thắng không ăn hay thắng đứt là đi hầu Tòa!

Vậy phải chăng muốn chấm dứt tệ nạn xã hội này, tưởng chỉ có giáo dục đúng mức về giới tính để có sự bình đẳng thật sự về Nam/Nữ, để người này thấy người kia là một nhân vị như mình mà xóa bỏ hẳn cái ấn tượng đàn ông là kẻ quyền lực có quyền chinh phục, chiếm đoạt bằng sức mạnh ?

MỚI TINH: Phỏng vấn Linh Mục Đặng Hữu Nam, ngày 29 tháng 10 năm 2016






Tìm bạn bốn phương



NỮ: 87, thích ăn chay,
Tìm người phù hợp, dắt tay đi chùa.
Đời giờ như ngọn gió lùa,
Nên rừng vàng bạc để bừa chẳng tiêu.
Nữ không đòi hỏi tình yêu,
Chỉ cần sớm tối, liu riu chuyện trò.
Thư về địa chỉ: Trùm sò@...
Ưu tiên người trẻ, lò mò đợi lâu

*****
 
NỮ:70 tuổi, rất giàu,
Coi tiền như rác, không cầu lợi danh.
Mộ chồng cỏ chỉ mới xanh,
Muốn tìm người để... giúp canh đêm dài.
Anh nào phong độ anh tài,
Dưới, trên... năm chục, xin xài hộp mail
 
*****
 
NỮ: 55 tuổi, nghề Sale.
Chồng con từng có, nhưng neo đơn rồi.
Thư về hứa sẽ đáp hồi,
(Miễn là tuổi tác... chưa trồi bốn mươi,
Dáng dấp phải thật tốt tươi.
(Tính em nói thiệt, hổ ngươi chi trời!)
Nếu được, em giữ một lời:
Tiền xài thỏa thích, sống đời phủ phê
 
*****

TRAI: thành công, tuổi con dê.
Bước qua bảy chục, vẫn mê đàn bà.
(Li dị vợ cũ vì già ,
Đêm lăn ngủ, chẳng mặn mà gối chăn.)
Xét rằng sức hãy còn hăng,
Muốn tìm người trẻ, để tăng tình nồng.
Mấy em gái Việt tìm chồng,
Nếu tuổi còn độ xuân hồng, gởi nhanh
 
*****
 
NỮ: 65 chẵn xuân xanh
Cuộc đời gãy gánh loanh quanh… năm lần.
Muốn tìm người tính ân cần,
Biết ăn biết ở, chưa từng với ai.
Mai này khi đã thành wife
Gái này nguyện sẽ trọn vai vợ hiền.
Chàng nào thấy được, gởi liền,
Thừ từ hình ảnh, chẳng phiền hồi âm.

*****
 
TRAI: 76, rất thật tâm,
Tìm vợ nhỏ tuổi để hâm tình già.
Vợ hiền vừa mới băng hà,
Cháu con đi hết, cửa nhà vắng tanh.
Các Bé thích đếm Đô xanh ,
Gởi hình qua gấp, để anh chọn người

*****

TRAI: 84, tính hay cười.
Vì tai lễnh lãng, nên lười nói năng.
Tìm người ăn nói lăng xăng,
(Vợ cũ móm mém, nên nhăn suốt ngày)
Với Qua, em khỏi đi cày,
Quần là áo lượt, vàng đầy để đeo.
Vui lòng gởi đến hộp mail:
Qua đây hứa trả lời theo thứ hàng.
 
*****
 
NỮ: 53, rất dam dang,
Chồng theo vợ bé, giữa đàng bơ vơ.
Muốn tìm người nối sợi tơ,
Cùng nhau dệt tiếp, giấc mơ tình hồng.
Qua thời con bế, con bồng...
Lửa xuân hừng hực, chờ trông người tình.
Anh nào thấy cảnh giống mình,
Xin đừng ngần ngại, gởi hình đến em
 
*****

TRAI: 50, ghét lem nhem,
Muốn làm quen với các em nhà lành.
Bạc tiền anh đã để dành,
Xế, nhà đầy đủ... mà đành cô đơn.
(Cũng xin nói rõ nguồn cơn,
Vợ trước cứ thích... nhơn nhơn khoe hàng.
Sáng, chiều trai đến từng giàng,
Ngày kia, có kẻ cắp nàng, dzọt đi)
(Nay, tìm em phải... như ri:
Áo quần kín mít, đứng đi đàng hoàng)
Lời anh đã nói rõ ràng,
Em nào ưng chịu, nhẫn dzàng chờ mang.
 
*****

TRAI: 61 rất hiên ngang,
Lương cao nhất hãng, nhà sang nhất vùng.
Tướng tá cao ráo, anh hùng,
Vợ bỏ tháng trước, vì cùng thích... "nai".
Nay nhờ Tìm bạn mối mai,
Một em tuổi chỉ khoảng... hai mươi ngoài.
Thư về địa chỉ: Trẻ Hoài@...
Hình anh ngắm được, nhẫn xoài trao tay.
 
*****

NỮ: 62, tính "tỉnh" như tây,
Tìm chồng có tuổi con Cầy, giàu sang.
Số em chẳng muốn cưu mang,
Lấy chồng chỉ muốn lang thang, tiệc tùng...
Anh nào chịu khó theo cùng,
Đây là địa chỉ, số vùng, phone em...
Boa bốn bửa không tém, nem nem không tém.

Tổng Thống Rodrigo Duterte, khôn ngoan hay liều lĩnh? - Tác giả Hoàng Thế Hiển






Round Table - 26/10/2016






Paulus Lê Sơn: " Chúng tôi bị cộng sản tuyên truyền những điều tệ hại về Tổng Thống Ngô Đình Diệm"



Giới trẻ chúng tôi thật bất hạnh vì những trang sử đen tối và dối trá mà cộng sản Hà Nội bịa đặt viết nên để nhồi nhét và làm tha hóa tư tưởng tâm hồn của cả một thế hệ, không, có lẽ là vài thế hệ. Nhưng khi sự thật lịch sử được phơi bày thì chính những gian dối đó sẽ là phát súng lục bắn vào chính họ.
 
Cộng sản tuyên truyền dối trá về tất cả mọi lĩnh vực nhằm mục đích ngu hóa và dẫn đưa con người ta tới sự nghi kị, thù hằn và sai lầm trong ngu muội để dễ bề cai trị và đánh tráo các giá trị tốt đẹp phổ quát của con người.

Trong đó có những nhân vật lịch sử, những con người mà cộng sản cho là đối chọi với họ. Tôi muốn nói đến hình ảnh của Cụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đệ nhất Việt Nam Công Hòa.

Cộng sản đã bịa đặt, tuyên truyền nhồi sọ vào đầu chúng tôi những gì về TT Ngô Đình Diệm?

Tháng 04.2011, tôi bị bắt vào công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một người tự xưng là kiểm sát viên gặp tôi để hỏi cung, sau đó ông ta nói: “Thằng Diệm đã lê máy chém khắp miền Nam để giết người”.

Trong chiêu bài tuyên truyền của cộng sản có những khái niệm bị đánh tráo. Họ viên vào Luật 10-59 để xuyên tạc và bóp méo nhằm quy chụp cho TT Diệm và Việt Nam Cộng Hòa.

Trong khi đó, không tìm thấy tài liệu lưu trữ văn khố nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa lẫn của cộng sản Hà Nội đề cập về việc áp dụng án tử hình từ luật 10-59 để chém được bao nhiêu người bị tòa án kết tội “Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt”.

Trong “luật 10-59” cũng không có điều khoản nào buộc dùng máy chém cho án tử hình. Hình ảnh lưu trữ về nội dung của “luật 10-59” cho thấy không đề cập đến chuyện “trả thù những người kháng chiến cũ” như lâu nay vẫn được tuyên truyền từ phía Hà Nội. Ngoài ra, “luật 10-59” cũng không thấy mô tả về hành vi phạm tội nào giúp có thể liên tưởng đến chuyện “tạm đình chiến 2 năm, chờ ngày tổng tuyển cử hai miền”, như sách giáo khoa của Hà Nội dựng nên khi cáo buộc chính quyền Ngô Đình Diệm đã vi phạm đình chiến, “lê máy chém” để trả thù “những người kháng chiến cũ”.

Tại sao một chuyện tày trời như vậy mà cho đến ngày nay cũng chưa thấy cộng sản công bố giải mật bất kỳ tài liệu nào, kể cả văn thư lưu trữ cho biết những ai đã bị thi hành án tử bằng máy chém? Ngoại trừ một nhân vật duy nhất được sách giáo khoa mô tả là ông cán bộ cộng sản nằm vùng Hoàng Lê Kha, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh.

Cộng sản nói: “Quân Mỹ và Diệm ăn thịt người”? Ấy thế nhưng, tôi lại được nghe những nhân chứng sống kể lại rằng: “Người Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa họ ‘ác lắm’ nên họ rất chăm lo tới đời sống của người dân, trẻ em đến trường được uống sữa, ăn bánh mì, được học hành tử tế, được hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội tốt đẹp”.

Ngày nay, nhờ Facebook chúng ta thấy nhiều hình ảnh người lính Mỹ QL VNCH vui đùa bồng bế trẻ con, chăm sóc người già, họ xả thân cứu người bị bom rơi đạn lạc của quân đội Bắc Việt.

Cộng sản tuyên truyền: “Diệm chỉ là con chốt thí và là tay sai của Mỹ”. Thế nhưng, trên thực tế Cụ Diệm là một người chống Pháp và cũng chẳng tin Mỹ.

Theo lời ông Bùi Kiến Thành, cộng sự thân cận của Tổng thống Ngô Đình Diệm thì đến năm 1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm không muốn Mỹ đưa quân vào Việt Nam mà muốn đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chính vì điều này mà người Mỹ đã chỉ đạo các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khởi động cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm.

“Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962, ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4.000 năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi (Việt Nam Cộng Hòa) cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được”.

Với cộng sản nói người nào xấu xa là người đó có phước và tốt lành, nếu người nào được cộng sản khen ngợi, nịnh đầm thì thật là vô phước.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được dân tộc Việt Nam chọn và Cụ cũng đã chọn dân tộc Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử. Lịch sử cần phải được sáng tỏ và trả lại sự thật, danh dự cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
 
 

Chuyến công du "vịt què" cửa Đinh Thế Huynh tại Hoa Kỳ- Tác giả Ngô Nhân Dụng







Cố tìm mãi cũng không thấy một nhật báo nào ở nước Mỹ loan tin ông Đinh Thế Huynh đã tới thăm Hiệp Chúng Quốc! Nhưng báo chí ở Việt Nam thì coi đây là một biến cố trọng đại; tất cả đều đăng một bản tin của nhà nước nhấn mạnh một thắng lợi của ông Đinh Thế Huynh: Chính phủ Mỹ sẽ tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao với Ðảng Cộng sản Việt Nam! Có thể gọi đó là một vụ “chuyển trục,” vì bình thường chỉ có quan chức nhà nước Việt Cộng tiếp xúc với chính phủ các nước khác.
Để giải thích tình trạng ngoại trưởng Mỹ tiếp nhân vật số 2 của cộng sản Việt Nam nhưng không có chức vụ nào trong chính phủ, nhật báo Người Việt đã giải thích, “Tại Việt Nam, đảng Cộng Sản được coi là ‘lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối,’ đứng trên quốc hội, nhà nước.” Nói cách khác, nói chuyện với “nhà nước” không bằng nói thẳng với “đảng.” “Đảng” là ông chủ; bàn chuyện gì với đầy tớ rồi mà ông chủ không chịu thì phí công. Trong thực tế, khi giao tiếp với các nước cộng sản, chính quyền Mỹ đã từng “phá rào.” Như vụ trong đón Đặng Tiểu Bình qua Mỹ, đầu năm 1979. Năm đó Hoa Quốc Phong vẫn nắm chức thủ tướng Trung Quốc, cho tới cuối năm 1980, cùng chức chủ tịch đảng, đến giữa năm 1981 mới nghỉ. Hoa Quốc Phong đi thăm chính thức Pháp, Đức và Anh quốc. Đặng Tiểu Bình lúc đó chỉ đóng vai phó thủ tướng, nhưng vẫn được Tổng thống Carter long trọng đón tiếp coi như vai vế ngang hàng. Sau cuộc gặp gỡ bất thường này một tháng thì Bình xua quân qua đánh Việt Nam!


Còn tại Việt Nam, nhà nước vẫn bị đảng qua mặt trong việc bang giao; bẽ bàng nhất là ông Nguyễn Cơ Thạch lúc làm bộ trưởng ngoại giao. Năm 1990 Trung Cộng và Việt Cộng đang đối đầu ở Campuchia, Bắc Kinh không thèm nói chuyện gì với Nguyễn Cơ Thạch và bộ ngoại giao của ông ta mà nói thẳng với tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội là Từ Đông Tín thì nói chuyện trực tiếp với Ban Đối ngoại Trung Ương Đảng. Sau đó Trung Cộng không cho Nguyễn Cơ Thạch được qua họp ở Thành Đô, dù Thạch là ủy viên Bộ Chính trị.
Bây giờ Cộng sản Việt Nam đang “chuyển trục,” cho “Đảng” trực tiếp làm những công việc thuộc bộ ngoại giao với chính quyền Mỹ.
Khi Ðô Ðốc Harry Harris, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đến thăm Hà Nội trong tuần này, ông ta không những gặp tổng tham mưu trưởng quân đội mà còn giao lưu với một thứ trưởng ngoại giao và Trần Ðắc Lợi, phó trưởng Ban Ðối Ngoại Trung Ương đảng. Ông Harris chắc biết rằng các chuyện lớn nhỏ là do Trần Ðắc Lợi quyết định, nói chuyện với Lợi thì khỏi phí thời giờ. Đồng thời, Việt Cộng đã giàn xếp để ngoại trưởng Mỹ John Kerry mời Đinh Thế Huynh, nhân vật số 2 của đảng có nhiều triển vọng sẽ lên thay Nguyễn Phú Trọng, thăm nước Mỹ. Nếu không phải do Việt Cộng yêu cầu thì John Kerry sẽ chỉ mời Phạm Bình Minh, con trai ông Thạch, đang đóng vai bộ trưởng ngoại giao, vì hai chức vụ ngang nhau.
Tại sao Nguyễn Phú Trọng đưa Đảng vào công việc ngoại giao như vậy?
Hiệu quả đầu tiên là cho cả thế giới và người dân Việt Nam biết ai nắm quyền quyết định, hạ thấp của vai trò nhà nước.
Cuộc tranh giành quyền lực giữa hai guồng máy Đảng và Nhà nước đã diễn ra khi Nguyễn Tấn Dũng còn làm thủ tướng. Dũng đã lấn dần dần vào phạm vi quyền hành của đảng, hạ thấp vai trò của đảng. Dũng lợi dụng được thời cơ nhờ cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh không có thực lực, được đưa lên địa vị tối cao là nhờ các phe phái tranh chấp, không nhóm nào chịu nhóm nào. Trọng lên thay Mạnh, đã lật đổ Dũng, nhưng trước mắt mọi người vẫn không ai biết guồng máy đảng đã phục hồi được địa vị cũ hay chưa. Năm nay, Nguyễn Phú Trọng muốn chứng tỏ vai trò đảng mới thật quan trọng.
Cuối tháng 8 bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch sang gặp Thường Vạn Toàn; hai tuần sau Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Bắc Kinh với một phái đoàn đông hơn, bàn chuyện kinh tế, thương mại. Giữa tháng 10 Nguyễn Phú Trọng cử Đinh Thế Huynh sang gặp Tập Cận Bình, trước khi bay qua Mỹ gặp John Kerry. Đinh Thế Huynh là ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí thư, cũng là người được coi là kế vị Nguyễn Phú Trọng.
Khi đưa Đinh Thế Huynh qua gặp John Kerry, cho Trần Ðắc Lợi tiếp Ðô Ðốc Harry Harris, Nguyễn Phú Trọng muốn cho ai cũng thấy trong việc ngoại giao, một việc thường vẫn dành cho nhà nước lo toan, từ nay ban lãnh đạo đảng cũng nhúng tay vào. Hai chuyến đi liên tiếp qua hai cường quốc cho thấy ông ta mới là người quyết định, bộ trưởng ngoại giao thì sai đâu đánh đó.
Nguyễn Phú Trọng phải củng cố quyền quyết định của guồng máy đảng, vượt trên nhà nước, vì bản thân ông ta là một nhà lý thuyết. Ông đã từng tốt nghiệp tiến sĩ ở Liên Xô với đề tài công tác Xây dựng Đảng. Ông đã phụ trách phần tuyên giáo của Thành ủy Hà Nội, rồi khi lên nắm quyền ở thành phố này thì vẫn lo công tác tư tưởng, văn hóa và khoa giáo của Đảng. Vào bộ Chính trị, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, khi lên ghế tổng bí thư thì truyền chức cho Đinh Thế Huynh.
Đinh Thế Huynh được cây bút Người Buôn Gió nhận xét là ứng viên có nhiều triển vọng nhất để lên chức tổng bí thư kế vị Nguyễn Phú Trọng. Cả hai cùng thiên về lý thuyết hơn là thực tế, cho nên cả hai cùng lo lắng như nhau về sự sụp đổ của chế độ cộng sản. Họ đều không có kiến thức và kinh nghiệm nào về việc phát triển kinh tế trong thế giới hiện đại. Ông Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ, nhận xét: “Ông Phú Trọng là con người đi lên từ đường Đảng, ông ấy chỉ có những lý thuyết về chủ nghĩa Marx-Lenin, chứ còn ông ấy không có một tầm quan sát quốc tế,…”

Trước khi qua nước Mỹ, Đinh Thế Huynh đã qua Bắc Kinh, cho thấy những gì ông ta mới nói ở Washington chắc đã được trình trước với Tập Cận Bình. Khi Đinh Thế Huynh đề cao vai trò của Mỹ ở Thái Bình Dương hay ở vùng Đông Nam Á, những ngôn ngữ này đều đã được phê chuẩn, không ra ngoài những điều được Bắc Kinh cho phép. Tất nhiên, từ những lời nói có vẻ hoan nghênh Mỹ đó muốn tiến tới việc làm còn phải chờ, không biết đến bao giờ. Mục tiêu của Nguyễn Phú Trọng và Đinh Thế Huynh không phải là tìm đường thoát ách Trung Cộng, mà trước hết là nhằm củng cố địa vị, nhất là giữ chặt độc quyền chính trị của đảng Cộng sản. Blogger Người Buôn Gió cho biết, “Huynh cũng có nhiều thành tích hợp tác tuyên truyền hình ảnh tốt cho Trung Quốc. Huynh điều tiết dư luận theo hướng thân Trung, bài Mỹ rất tích cực.” Vì thế, ông tiên đoán, “có lẽ Trọng sẽ về hưu giữa nhiệm kỳ để Huynh tiếp quản.”
Vì vậy, chuyến công du qua Mỹ của Đinh Thế Huynh có thể nhằm mục đích nâng cao vai trò của con người mà Nguyễn Phú Trọng đã chọn lên thay mình.
Đinh Thế Huynh qua nước Mỹ suốt một tuần lễ, mà khi báo chí của đảng Cộng sản loan tin về chuyến đi này thì tất cả chỉ thấy một sự kiện quan trọng duy nhất, là cuộc gặp gỡ với ngoại trưởng John Kerry trong vòng một tiếng đồng hồ. Trong sáu ngày còn lại, ông ta làm những gì, gặp gỡ được nhân vật quan trọng nào trong chính phủ Mỹ, chương trình hầu như trống rỗng.
Báo chí trong nước gây ồn ào cho chuyến đi “cưỡi ngựa xem hoa” của Đinh Thế Huynh nhằm mục đích “nâng” ông ta lên thành một nhân vật có quan hệ và tầm vóc quốc tế. Đặc biệt, những lời lẽ đề cao chính sách chuyển trục, đưa guồng máy đảng vào công việc ngoại giao, qua mặt guồng máy nhà nước, cũng gây ấn tượng vai trò Đinh Thế Huynh rất quan trọng. Ông ta vừa báo tin cho chính quyền Mỹ rằng từ nay nên nói chuyện trực tiếp với chính ông ta, thay vì qua bộ máy ngoại giao, ông cũng vừa xác nhận những điều mà chính phủ Mỹ muốn nghe: Việt Cộng hoan nghênh cuộc chuyển trục qua Châu Á của Mỹ chứ không hoàn toàn chỉ theo chân Trung Cộng! Do đó, Việt Cộng thiết tha mong hiệp ước Hợp tác Thái Bình Dương TPP sẽ được quốc hội Mỹ thông qua!
Nhưng nếu đảng Cộng sản Việt Nam muốn gửi những tín hiệu ngoại giao tới chính phủ Mỹ, thì tại sao lại làm công việc đó trong những tháng cuối cùng của chính phủ Barack Obama? Nếu cuộc bàu cử đầu tháng 11, một tuần sau khi ông Đinh Thế Huynh về nước, vị tổng thống Mỹ mới muốn thay đổi chính sách ngoại giao của ông Obama, thì tất cả chuyến đi của ông Huynh hoàn toàn “công cốc.” Đinh Thế Huynh và Nguyễn Phú Trọng có để ý thấy dân Mỹ sắp bàu tổng thống mới hay không?
Người Mỹ dùng hình ảnh “con vịt què” để mô tả những vị tổng thống và đại biểu quốc hội đang chờ mãn nhiệm. Con vịt chỉ ngồi một chỗ, không bơi được, cũng không đi được một bước!
Ông Obama có thể ra lệnh đưa khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Decatur của Hạm đội 3 qua dự vào Hạm đội 7, đi qua các đảo Phú Lâm và Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của nước ta, bị Trung Quốc cướp năm 1974. Đó là trong chương trình của hải quân, chắc đã quyết định từ hàng năm trước. Nhưng ông Obama sẽ hoàn toàn bất lực trong việc xin quốc hội thông qua TPP trong lúc chính quốc hội đó cũng đang chờ mãn nhiệm!
Vậy ông Đinh Thế Huynh qua Mỹ trong tuần qua để làm gì?
Chắc đây chỉ là một đòn chính trị của phe Nguyễn Phú Trọng nhắm vào chuyện nội bộ đảng cộng sản. Trọng phóng Huynh lên trong một tầng cao hơn, cho đóng vai một nhà ngoại giao; vừa để chuẩn bị cho tương lai của Huynh, vừa để chứng tỏ từ nay guồng máy đảng sẽ bao biện tất cả mọi mặt sinh hoạt quốc gia.
Nhưng cả bộ tham mưu của Nguyễn Phú Trọng không biết gì về chính trị nước Mỹ. Họ không biết rằng chuyến đi thăm một chính phủ trong tình trạng vịt què thì cũng là một cuộc công du vịt què! Nghĩa là chẳng đi tới đâu cả!

Lãnh đạo thông minh đến độ lập thiết kế xây nhà nhưng không xây cầu tiêu! - Tác giả Âu Dương Thệ



Trước kia chúng ta kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu, nên bây giờ chúng ta phải trả giá. 

Trước các “đại biểu cử tri” tại Ba Đình, Hoàn Kiếm, tức những đảng viên ngoan ngoãn chỉ biết xu nịnh và bốc thơm, Nguyễn Phú Trọng đã không sợ bị chất vấn nên đã nói thẳng như thế ngày 17.10. Nhìn nhận cung cách suy nghĩ và quyết định công việc nước theo lối ăn xổi ở thì, bóc ngắn cắn dài từ bệnh kiêu ngạo quyền lực không cần nghe ý kiến của các chuyên viên cũng như nhân dân của chính Nguyễn Phú Trọng và các đại quan trong Bộ chính trị (BCT) và Trung ương đảng chế độ toàn trị có khác nào như người xây nhà mà không xây cầu tiêu, không lập hệ thống dẫn nước thải! Xây nhà máy sản xuất thép không tính tới chất thải độc hại! Xây hàng trăm đập thủy điện không tính tới việc đồng ruộng mất nước, nhân dân thiếu nước sinh hoạt và khi mưa lũ lại trở thành đại họa cho nhân dân! Bất kể tới lời can ngăn của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều tướng lãnh và chuyên viên những người cầm đầu chế độ toàn trị đã cho Bắc kinh xây các nhà máy khai thác Bauxit ở Tây nguyên bất kể tới hậu quả môi trường và an ninh quốc phòng! Nay họ cũng không đếm xỉa tới những cảnh báo của các nhà khoa học, vẫn đang chuẩn bị cho xây các nhà máy điện nguyên tử ở khu vực được coi là có nguy cơ động đất và lũ lụt, bất kể tới những hậu quả khôn lường cho hàng chục triệu nhân dân!

Đây là sự thông minh hay chính là sự ngu dốt và thái độ kiêu ngạo quyền lực của Nguyễn Phú Trọng và các đại quan đỏ trong BCT? Chính Phạm Văn Đồng, Thủ tướng đầu tiên và lâu đời nhất của chế độ toàn trị đã phải nhìn nhận là, sự ngu dốt và thái độ kiêu ngạo quyền lực đã gây ra những hậu quả thảm khốc cho nhân dân trong giai đoạn đó. Tình trạng này hiện nay còn tệ hại hơn, ngay Nguyễn Phú Trọng đã phải nhìn nhận!

Ông Trọng còn nói rõ “bây giờ chúng ta phải trả giá”. Nhưng “chúng ta” ở đây là ai? Có phải Nguyễn Phú Trọng và các đại quan trong BCT và Trung ương đảng đang sống vương giả và ngồi trong những biệt thự an toàn? Chính thái độ ăn xổi ở thì và bệnh kiêu ngạo quyền lực của họ đã dẫn tới công ty Formosa gây thảm họa môi trường cho bao nhiêu triệu nhân dân 4 tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4 đến nay và đang phải hứng chịu cảnh thất nghiệp, bệnh tật và đói nghèo. Họ chia sẻ sự cơ hàn với nhân dân như như nào? Khi thảm họa môi trường do Formosa gây ra sau mấy tuần hàng triệu nhân dân điêu đứng lo âu, nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh khi đi qua những vùng này vẫn ngoảnh mặt làm thinh; còn người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng lại đủng đỉnh tới thăm hỏi và khen ngợi Ban giám đốc Formosa và chẳng thèm màng tới nạn nhân của Formosa! Còn Chủ tịch nước Trần Đại Quang thì trước sau vẫn im thin thít. Trong buổi Quốc hội (QH) khai mạc Kỳ họp thứ 2 ngày 20.10 Ủy viên BCT, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc - cánh tay dài của ĐCS - Nguyễn Thiện Nhân cho biết “đến nay vẫn chưa có cơ quan, tổ chức và cá nhân nào trong hệ thống quản lý Nhà nước có liên quan đứng ra nhận lỗi và chịu trách nhiệm”. Mặc dầu Nguyễn Xuân Phúc vẫn lớn tiếng là “Chính phủ phục vụ”; và từ tháng 5 đến nay trong các cuộc họp báo nhiều bộ trưởng đã thề thốt điều tra nhanh chóng, minh bạch và những người có trách nhiệm phải bị xử lý nghiêm minh bất kể là ai.  Rõ ràng là thái độ cao ngạo quyền lực từ cấp lãnh đạo trở xuống!

***

Thái độ vô cảm đến như thế của các đại quan trước những khó khăn bức xúc của nhân dân, nhưng vừa qua tại Hội nghị trung ương (HNTU) 4 Nguyễn Phú Trọng lại không tự phê bình mình mà lại lên tiếng chỉ trích và dạy bảo bọn quan đỏ cấp dưới:

“Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.”

Trong thực tế, sự suy thoái đạo đức từ nhóm cầm đầu chế độ toàn trị tới các cán bộ cấp dưới đã đạt tới mức không chỉ vô cảm trước những đau khổ của hàng triệu người dân miền Trung, mà còn ngang ngược đàn áp những cuộc khiếu kiện của hàng ngàn người và biểu tình của hàng chục ngàn dân. Trong khi hàng triệu người dân phải hứng chịu hậu quả do thảm họa môi trường, phải trả giá bằng thất nghiệp, bệnh tật vì các đại quan đỏ trong BCT, Trung ương đảng “kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu”. Nhưng khi nhân dân đòi bọn quan đỏ đã tiếp tay gây ra thảm họa môi trường phải có những chính sách đền bù thích đáng và biện pháp nghiêm khắc với Formosa, thì bọn quan độc ác này đã không biết ăn năn, không chịu xin lỗi, lại còn cho báo chí và chính quyền địa phương chụp mũ xuyên tạc, cho công an ngăn cản và đe dọa “không bảo đảm an ninh cho người đi khiếu kiện”

Chẳng những thế, vừa trải qua thảm họa môi trường, nhân dân miền Trung lại phải chịu cảnh lụt lội chưa từng có trong các ngày vừa qua. Hàng chục ngàn người mất nhà cửa, hoa mầu, gia súc; phải chịu cảnh đói rét trên các nóc nhà. Hậu quả một phần do thiên tai, nhưng phần khác là do nhân tai, bọn quan đỏ ở địa phương đã vội vã tháo ồ ạt nước lũ tại các hồ thủy điện làm người dân không kịp trở tay! Việc xây dựng hàng trăm hồ thủy điện trong các năm trước đây cũng từ chính sách bóc ngắn cắn dài và thái độ ngạo mạn quyền lực của bọn quan đỏ.

Từ trước tới này họ đã đưa ra bao nhiêu kế hoạch và dự án trong kinh tế, quốc phòng, ngoại giao và nội trị; rồi tự vỗ ngực là có đường lối sáng suốt và tầm nhìn xa, nhất quyết không nghe những cảnh báo của các nhà khoa học, trí thức và cả nhiều đảng viên tiến bộ! Nay nhiều hậu quả tàn khốc đang diễn ra cho nhân dân và đất nước, nhưng trước sau họ vẫn rất cao ngạo và tàn bạo. Như thế là thế nào? Bởi chính Nguyễn Phú Trọng và các Ủy viên BCT vẫn tuyên bố, kết quả công việc chứng minh lý thuyết và khả năng lãnh đạo! Vậy cho ngoại quốc đầu tư nhưng không tính tới hậu quả môi trường, xây thủy điện không tính tới lũ lụt…, nhưng khi các chuyên viên, nhân sĩ và các đảng viên tiến bộ phê bình và nhân dân chống đối thì họ lại thẳng tay đàn áp! Khả năng rất thấp, tầm nhìn thiển cận, nhưng họ vẫn cứ ngồi lì giữ ghế ăn phần không chịu trả lại cho nhân dân quyền tự quyết! Như thế họ đã chứng tỏ đạo đức suy thoái
 
 

Coi chừng con vẹt sau khi "ăn vụng"!



A woman believed her parrot had learned saucy words because her husband was having an affair


Parrot squawking saucy words exposes man's affair with his housemaid as wife marches the bird to the police station demanding justice

A woman who suspected her husband of cheating with their maid marched their pet parrot to police after it began spouting saucy lines she knew hadn't been said to her.

She believed the parrot had exposed her husband's secret trysts, which are illegal in Kuwait where they lived, Al Shahed Daily reports.

The woman took the parrot to police and filed an adultery complaint against her partner.

However, the authorities ruled the parrot's evidence was inadmissible because it was impossible to determine where the bird had heard it.

They argued he could have picked up the scandalous lines from television or a radio show.

In the strict Muslim country of Kuwait adultery is illegal and people found guilty of having affairs are subject to severe punishment.



Tại sao FBI thả “quả bom email” xuống Hillary Clinton lúc này? (Source: Christian Science Monitor)



Trước khi bước vào tuần cuối cùng của ngày Tổng tuyển cử, Cơ quan Điều tra Liên bang đã “thả một quả bom” khiến cuộc bầu cử vốn đã náo nhiệt ngày càng kỳ cục và căng thẳng hơn.

Vào hôm nay, Giám đốc FBI James Comey thông báo với Quốc hội, cơ quan đang mở lại cuộc điều tra việc bà Hillary Clinton sử dụng máy chủ cá nhân trong thời gian làm Ngoại trưởng, trong khi mới hồi tháng 7, người đứng đầu FBI tuyên bố cuộc điều tra đã kết thúc.

Thời điểm FBI đưa ra tuyên bố thật bất ngờ. Trường hợp tương tự xảy ra gần đây nhất có lẽ là vào ngày 10 tháng 10 năm 1972 khi cũng cơ quan này cho rằng Uỷ ban vận động tái tranh cử của cựu Tổng thống Nixon liên can đến một chiến dịch gián điệp và phá hoại chính trị. Mặc dù vụ bê bối này cuối cùng khiến ông Nixon buộc phải từ chức vào năm 1974 nhưng lại không có ảnh hưởng nhiều đến kỳ bầu cử một tháng sau đó, ông vẫn tái đắc cử.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó thì chia rẽ đảng phái chưa sâu sắc như bây giờ. Tuyên bố của FBI ngày hôm nay chứa đầy “chất nổ.” Tạp chí bảo thủ National Review gọi đây là “Bà mẹ của tất cả bất ngờ trong tháng 10!” “Không có chuyện FBI công bố mở lại cuộc điều tra ngay trước ngày bầu cử nếu như những email mới tìm thấy chỉ chứa đựng thông tin thông thường,” ký giả David French viết.
Theo tường trình từ tờ New York Times, những email này được phát giác trong quá trình FBI điều tra cựu Dân biểu Anthony Weiner (đảng Dân chủ – tiểu bang New York) về những tin nhắn gởi một thiếu nữ 15 tuổi. Bà Huma Abedin – vợ của ông Weiner – đã dùng chung một trong những thiết bị đang bị điều tra. Hiện đã ly thân chồng, bà Abedin từng làm cố vấn cho bà Hillary, và một loạt những email của bà Clinton được tìm thấy trong thiết bị này.

FBI hiện đang thực hiện các bước điều tra thích hợp “nhằm xác định liệu chúng có chứa đựng thông tin mật hay không, cũng như khẳng định tầm quan trọng của chúng đối với cuộc điều tra,” ông Comey thông báo Quốc hội.

Phải có gì  thay đổi bất ngờ mới khiến ông Comey không thể yên lặng được?!

Nếu sau vài tuần hay vài tháng điều tra, FBI cuối cùng cũng chẳng tìm thấy gì sai trái trong những email này thì bà Clinton – ứng cử viên đang dẫn trước rất ổn định – cũng đã bị thiệt hại đáng kể. Như vậy, ông Comey chấp nhận rủi ro thay đổi diễn biến kết quả cuộc bầu cử chẳng được gì cả, chắc chắn ông sẽ bị lên “chảo lửa.”

Còn nếu chọn cách chờ đợi, không can thiệp vào thời điểm bầu cử quan trọng, rồi sau đó mới điều tra phát giác ra việc làm sai trái của người phụ nữ lúc này đã trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thì coi như ông Comey đã chấp nhận rủi ro bị cáo buộc âm mưu chính trị trong mùa bầu cử lâu nay dầu ít dầu nhiều đã hành hạ họ.

“Ông Comey và FBI đang đứng ở vị trí đáng ngại, bất cứ kết quả gì đi nữa thì họ cũng sẽ bị tố cáo đùa giỡn chính trị,” cây bút trên Lawfare – ông Benjamin Wittes bình luận. “Comey đối diện với chọn lựa khó khăn,” ký giả Emma Green từ tờ The Atlantic nói.

Kéo dài cả năm trời và kết thúc vào tháng 7 vừa qua, cuộc điều tra của FBI tập trung vào việc liệu Clinton có gởi hay nhận những thông tin mật qua máy chủ cá nhân được đặt dưới tầng hầm nhà riêng ở New York hay không? Hồi tháng 7, người đứng đầu FBI tuyên bố nhân viên điều tra đã không tìm thấy bằng chứng cho thấy hành vi hình sự hay chứng cớ trực tiếp chỉ ra máy chủ của bà Clinton bị xâm nhập. Mặc dù chỉ trích “tuyệt đối bất cẩn” nhưng ông Comey không đề nghị truy cứu hình sự bà cựu Ngoại trưởng.

Trong khi mỗi bên có cách đối diện, diễn dịch tuyên bố của FBI theo đảng phái riêng nhưng mùa bầu cử năm nay cho thấy sự chú ý gây bất lợi cho ứng cử viên. Mỗi khi sự chú ý tập trung vào bên nào thì đối thủ bên kia có lợi, thắng thế hơn. “Nhìn chung, những tin tức tiêu cực cho Clinton và Trump được đem ra mổ xẻ dữ dội thì thì ứng cử viên đó tụt hạng trong thăm dò,” ký giả Nate Silver từ trang FiveThirtyEight chuyên phân tích dữ liệu tranh cử cho hay.

Ở giai đoạn này, việc thiếu các chứng cớ cho thấy hành vi sai trái có thể chỉ gây ảnh hưởng trung bình, tuy nhiên “ở mức độ tối thiểu, chẳng hay ho gì cho bà Clinton,” ông Siver nói thêm.




Lúc về già mình sẽ…không làm những điều này?



1. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ,còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?

2. Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt...Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài. Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.


3. Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ song với…vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình giúp đỡ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuốituần là đủ.

4. Lúc về già… rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm tất. Chọn trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại trung tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.

5. Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ “ngày xưa” (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói “ngày mai” và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Kinh nghiệm và vốn sống (mà nhiều người cho là báu vật) đối với mình khi đó chỉ để chiêm nghiệm. Cùng lắm là biến nó thành những câu chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, cũng chẳng làm ai bực mình.

6. Lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Chẳng biết có làm được không?


Nhớ Người Ra Đi: TRẦN CÔNG DANH, Khóa Một Kỹ Sư Điện Cơ







Sau hơn 40 năm biệt vô âm tín, bạn hữu Khóa Một Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức gặp lại Nguyễn văn Điệp tại Long An và Chợ Gạo (Định Tường) vào ngày 5 tháng 10 năm 2016. Mời xem đoạn phim thu hình bữa họp mặt do Vũ Đăng Khoa thực hiện







Thu 2016 và Vivaldi







CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GÂY QUỸ "THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG







Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

CSVN trải thảm đỏ đón tư lệnh hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương



BỢ ĐỠ TÊN "SEN ĐẦM QUỐC TẾ" !



Software Engineer in Australia










Khởi kiện Formosa: Cuộc chiến pháp lý chưa kết thúc





Việt Cộng Láu Cá Khi Quyết Định Dựng Tượng Dương Văn Minh







Tượng Dương Văn Minh Hay Hồ Chí Minh Rồi Cũng Sẽ Bị Toàn Dân Đập Phá







Luật sư Trần Kiều Ngọc (Australia) nói chuyện ở San Jose ngày 22/19/2016







Đảo Chánh ở Trung Tâm Băng Nhạc ASIA: Vây Cánh Trúc Hồ Bị Loại Ra Khỏi Trung Tâm




Tiết lộ mới nhất của ca sĩ Nguyên Khang cho thấy có nhiều chuyện xảy ra trong nội bộ trung tâm Asia. Nhạc sĩ Trúc Hồ bị thất sủng ở trung tâm và vị trí music director được trao cho nhạc sĩ Vũ Tuấn Đức. Producers vẫn là cháu của nhạc sĩ Anh Bằng. Hàng loạt ca sĩ thân thiết với Trúc Hồ (vây cánh của Trúc Hồ ở trung tâm Asia) bị loại khỏi trung tâm như: Nguyên Khang, Quốc Khanh, Hoàng Thục Linh, Mai Thanh Sơn, Đoàn Phi, Thiên Kim... Ca sĩ Quốc Khanh khoe đã xây xong phòng thu mới tại nhà và sắp tới có thể kết hợp với Nguyên Khang, Trúc Hồ, Mai Thanh Sơn lập công ty âm nhạc mới.




Poster Asia 79 mới cho thấy nhiều ca sĩ thân cận với Trúc Hồ đồng loạt vắng mặt như: Nguyên Khang, Mai Thanh Sơn, Quốc Khanh, Hoàng Thục Linh, Thiên Kim, Hồ Hoàng Yến, Đoàn Phi, Huỳnh Phi Tiễn, Băng Tâm, MC Nam Lộc...

Những nhân vật mới (hoặc cũ) gia nhập Asia: Triệu Minh, Nguyễn Thắng (từ trung tâm Vân Sơn), Ánh Minh, Bảo Khanh, Duy Trường, Khánh Hà (từ trung tâm Thúy Nga),...



Buồn vui đời công nhân lắp ráp (assembler) ở xưởng Mỹ



Bước chân qua Mỹ những con người “thất thời lỡ vận” như tôi nói cho đúng hơn có thể là “nửa thầy nửa thợ” nếu có được cái job đi làm assembler thì may lắm. Tôi không thể so được với người khác, trình độ học vấn người ta cao hơn, lưu loát tiếng Anh , trẻ tuổi. Những hạng như tôi, muốn kiềm ra đồng đô la không đi bưng phở thì đi cắt cỏ , làm vườn, làm chợ. Nói chung , nghề tay chân thì thích hợp cho những người qua đây muộn màng , tuổi tác khá lớn.

Tôi được chọn vào cái nghề assembler có nghĩa là lắp ráp điện tử khi công ăn việc làm còn “HOT”, có nghĩa đang cần người vào thời điểm khoảng 1997, sản xuất điện tử còn sung mãn. Tôi thành thật biết ơn bà Mỹ da đen tốt bụng khi phỏng vấn sơ sơ vài câu thôi là O.K ngay. Bà đang cần một người đứng mút cuối của dây chuyền sản xuất của cái hãng tên là Avex tại thành phố San Jose xứ Mỹ.

Start 7$ một giờ , mức trả khá cao vào thời điểm mức lương tối thiểu chỉ 4.23$ thôi.

Assembler có nghĩa là giới cổ áo màu xanh hay BLUE COLLAR. Ở Mỹ có nghĩa là giai tầng có đồng lương thấp bé nhất trong nền kinh tế Mỹ. Họ bận áo xanh vì họ không phải là kỹ sư chuyên viên có trình độ đại học từ 4 năm trở lên mà người ta gọi là giới cổ áo trắng tức WHITE COLLAR. Giới có đồng lương cao hơn và phần lớn đều ăn lương năm.

Cái áo xanh trong giới sản xuất điện tử chúng tôi còn dành cho cả trưởng toán và technician tức là thợ có tay nghề khá cao nhưng thấp hơn kỹ sư. Leader tức là trưởng toán có công đứng coi sóc chúng tôi làm nên lương cao hơn ít đồng một giờ so với chúng tôi. 

Dây chuyền sản xuất, gọi assembly line, những thứ ngày xưa tôi còn trẻ học về kinh tế thế giới có biết sơ qua “chút chút”. Không ngờ khi lỡ vận qua đây lại gặp nó. Những cái máy vuông vuông, chưa hoàn chỉnh, khi qua ngang mình thì lo làm cho nhanh. Có nghĩa tôi có bổn phận lắp vào những thứ đã ghi trước theo station mình . Những công việc thiên hạ cho là làm “như khỉ”. Có nghĩa là những thao tác theo quán tính mà bỏ vào thôi. Thế thì chưa hẳn là đúng đâu , thưa bạn đọc. Nếu mình không chú ý và dồn tâm trí vào công việc thì có thể gây ra lệch con ốc , cạnh board (điện tử ), “lúng ta lúng túng”:
chậm mất thôi!

“Chậm mất thôi!”- cũng có cái hậu quả của nó: những cái máy khác từ station đằng trước cứ tới ào ào, dồn dập và…khựng lại tại station của tôi. Kết quả của “thằng làm chậm chạp” như tôi “lồ lộ” giữa “ba quân thiên hạ “, quá rõ!
-hết chối nghe!

Đâu phải vậy là xong , thưa các bạn. Nào cái mặt ‘khó đăm đăm ‘ của ông trưởng toán hay leader người VN , cũng đồng huơng đó, nhưng ôngchẳng bao giờ có một “nụ cười thân thiện “. Tôi hiểu . Nếu ông ta mà ra vẻ thân thiện thì “khó làm việc” mà. Cái dễ ghét , cái thằng Phi station kế tiếp với tôi, thấy tôi đang lúng túng chưa giải quyết cái máy đẩy qua cho hắn, nhếch mép im lặng “cười ruồi”! một là hắn chê tôi “làm lếu” , hai là hắn mừng vì có thì giờ nghỉ thoải mái nhưng lại “hợp lệ” vì tôi chưa cho máy qua.

-Hừm!

Tôi tức lắm, nhưng không biết làm sao. Các bạn kia thấy tôi đang kẹt hàng, nên làm thoải mái hơn, không gấp gáp , vì không thể dồn máy tới đông cho tôi được. Leader nay không có lý do thúc hối. Ông ta lay hoay, lúng túng không kém. Ông cũng sợ supervisor xuống thấy. Nói theo người thợ mộc bên quê nhà , “đùi cui đánh cái đục, đục đánh săng ” mà ! Phận ông có khác chi anh em trong line – cũng sợ trên complain . Mà trên sợ phía trên nữa. Kế hoạch phải xong ! hàng giao kịp ngày . CÔng ty nào cũng vậy thôi . Giữ uy tín đối với khách hàng là trên hết. Hàng nhiều thì có làm thêm giờ overtime. Lâu lâu gần Giáng Sinh hay có overtime, làm thêm giờ phụ trội được trả lương gấp rưỡi ai mà không ưa. Trước khi những người nhập cư Á châu qua ào ạt, nghe thiên hạ nói Mỹ nó ít ưa giờ overtime hay cuối tuần lắm , tiền thì Mỹ nó cần , nhưng hạnh phúc gia đình vợ con , du hí đi chơi Mỹ nó thích hơn. Chỉ có người mình cần tiền , phần đông nghe có overtime thì hí hửng mừng trong bụng.

Đời assembler khổ lắm! Cái máy điện tử qua mình lắp ráp bộ phận gì thì có thêm tờ giấy trên mặt cái máy để ký tên station mình làm. Cái ác là ở cuối dây chuyền này có một QC tức là bà Mễ ngồi làm Quality Control xem sơ sót gì thì trả cái máy đó lui ,làm lại. Làm sao dấu được , khi bà ta ghi cái lổi do station nào gây ra. Lại leader, chỉ trỏ cằn nhằn lại lúng ta lúng túng sorry luôn miệng.

Làm Assembler có nghĩa là khi ra nghỉ giải lao 10 phút thì phải ra một lần với nhau , và vào một lần với nhau . Cái đường chuyền bắt đầu lăn còng cọc là ai ở vị trí (station) nào thì phải có mặt ở station đó. Nên có muốn đi việc cá nhân cũng ráng mà “nhịn đấy nhé “.

“Sống lâu cũng ra lão làng” , đúng thật làm 2 năm, quen tay , chịu khó , tôi được cho lên…. test máy!

-“Oai thật!”


Hồi này tôi đã quen với computer đâu, được giao cho test máy tôi cảm thấy môt chút hãnh diện “len lén đi vào hồn “. Cũng là cái “trò khỉ ” , cái máy nào qua tôi chỉ “đút” cable vào bấm máy coi nó có good như lời leader dặn hay không? nhưng dù sao nó cũng nhẹ hơn nơi khác, phải đứng.

Giờ đây tôi được ngồi vào station gần cuối cạnh với QC (quality control) , tức là cái bà Mễ coi tổng quát lần cuối.
Đàn ông thì làm những station nào nặng nề hơn, dỉ nhiên đàn bà ưu tiên cho nơi nhẹ hơn. Khó nói chuyện trong lúc làm. Những anh chàng được cắt công việc tiếp tế phụ tùng cho dây chuyền mới thật là sướng . Anh ta được đi lui đi tới , có lúc lấy cớ tìm tòi lâu “câu thêm giờ”. Đứng trong dây chuyền sản xuất này rồi thì chẳng ai có được cái cớ cỏn con nào. Chậm là hàng nó tới dồn “một đống ” trước mặt trông “không giống ai “.

Bao kỷ niệm vui buồn trong đời tôi , đời cổ cồn xanh BLUE COLLAR , đậm nét nhất là lúc kinh tế suy trầm. Từng người từng người áo xanh bị Supervisor, tức là quản đốc, kêu lên văn phòng. Ôi những nét mặt buồn áo nảo “khăn gói ra về “. Anh em ở lại trong line, im lìm làm việc , không biết khi nào mình bị kêu tên.

San Jose- vùng tôi ở, một thời là “cái nôi của THUNG LŨNG ĐIỆN TỬ”. Giờ những dãy hãng xưởng đó đang dần dà bị phá sập cày đi để xây dựng những đơn vị gia cư mới. Những vùng hãng xưởng dưới con mắt nhận xét của tôi, ở đây đang dần dà mất dạng chứ không có xây them…

Biến đổi thăng trầm , thế gian này đâu cũng thế thôi. Dù sao, tôi vẫn thấy luyến lưu chúng, vì đây là những nơi một thời kỷ niệm, khi tôi đi làm assembler trong chiếc áo xanh hay còn gọi BLUE COLLAR.