khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Julio Iglesias hát L'histoire d'amour





Nói về hai bản nhạc: Một Kiếp Hoa của Nguyễn văn Tuyên và Đi Chơi Chùa Hương của Trần văn Khê, thời thành lập tân nhạc VN







Dr Kim Huu Le and Pokemon Go







Olympics: Shooter wins Vietnam's first gold medal (Source: AP)










RIO DE JANEIRO -- Hoang Xuan Vinh won Vietnam's first Olympic gold medal on Saturday, rallying to beat hometown favorite Felipe Almeida Wu on the final shot of men's 10-meter air pistol.
Wu was the clear crowd favorite as the only Brazilian in the field, serenaded with chants of "Wu!" from introductions to after his final shot.


Wu led early in the elimination finals, but Hoang was more consistent, building a 2.3-point by the time defending gold medalist Jin Jongoh of South Korea went out in fifth place.


The crowd became more raucous as Wu rallied, roaring after he hit 10.2 to Hoang's 9.2 to take a 0.2-point lead on the penultimate shot.


Wu, the top-ranked shooter heading into the Olympics, hit a solid 10.1 on his final shot, but Hoang shot 10.7 to earn gold.


Vietnam had previously won two Olympic medals: silvers in weightlifting in 2008 and taekwondo in 2000.


"I am very happy to bring back the first gold medal for Vietnam," Hoang said.


Hoang, who was fourth in 50-meter pistol at the 2012 London Games, raised his arms in triumph following the final shot and the Brazilian fans sent Wu off with another chant.


Pang Wei of China, the gold medalist at the 2008 Beijing Games, captured bronze.

Tại sao đàn ông sợ đàn bà ?



Đàn ông sợ đàn bà, vì họ nghĩ rằng đàn bà thèm muốn dương vật của họ

Theo Sigmund  Freud đàn bà không có duơng vật nên  mang mặc cảm bị thiến . 






-

Phật Xuống Đường




Cụ Trần văn Hương từng phát biểu: “ Bọn đầu trọc làm trò khỉ. Tôi không thể để cho bọn con nít làm loạn!”….




Tội ác giết thầy giết bạn của sinh viên Việt Cộng ở Sài Gòn - Tác giả Bạch Diện Thư Sinh



Tại Sài Gòn, bọn sinh viên, học sinh Việt Cộng cũng giết thầy giết bạn, nhưng giết riêng lẻ, theo từng trường hợp có tính toán và do lệnh của cấp chỉ huy từ mật khu và dĩ nhiên giết bằng cách ám sát vì chúng còn ở thế hoạt động bí mật. Để độc giả biết qua về hệ thống chỉ huy và điều hành công tác của Cộng sản tại Miền Nam và tại Sài Gòn – Gia Định, xin tóm lược vài hàng như sau:

Thời chiến tranh Quốc - Cộng, lãnh đạo cao nhất của Cộng sản tại miền Nam là Trung ương Cục miền Nam (bí danh Cục R). Vào lúc chiến tranh sôi động, Phạm Hùng (Sáu Hồng), rồi Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm Bí thư Cục R. Trung ương Cục chỉ huy trực tiếp và hết sức chặt chẽ tổ chức bù nhìn do CSBV đẻ ra là Mặt trận Dân tộc Giải phòng Miền Nam Việt Nam.

Dưới Trung ương Cục là các khu: Khu 7
(miền Đông Nam bộ), Khu 8 (vùng giữa sông Vàm Cỏ và sông Tiền), Khu 9 (đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau) và Đặc khu Sàigòn – Gia Định.

Đặc khu Sàigòn – Gia Định: Năm 1965, Bí thư: Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư
(sau đó lên Bí thư) Võ Văn Kiệt (Sáu Dân). Trần Bạch Đằng là ủy viên thường trực phụ trách Tuyên huấn, Mặt trận, Trí vận, Hoa vận, Thanh niên (bao gồm cả công tác Sinh viên Học sinh) và Ban cán sự nội thành.


Cuối 1969, Võ Văn Kiệt giao Bí thư Đặc khu cho Trần Bạch Đằng để đi làm Bí thư Khu 9.

   Xin đặc biệt chú ý đến nhân vật Trần Bạch Đằng
(bí danh Tư Ánh và nhiều bút hiệu). Chính ông ta là người chỉ huy trực tiếp công tác nội thành nói chung, công tác Thanh niên, Sinh viên, Học sinh nói riêng.

  
Để tập hợp và kết nạp thanh niên, sinh viên, học sinh hoạt động nội thành Sài Gòn – Gia Định, Cục R thành lập ra Thành đoàn. Thành Đoàn là tên tắt của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam hay Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng, tức là Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vì hoạt động nội thành Sài Gòn – Gia Định cho nên gọi tắt là Thành đoàn.

Tổ chức Thành đoàn có 2 hệ thống: bí mật và công khai:

Tổ chức bí mật:
Là tổ chức mặt chìm, quần chúng không thể biết được. Họ ở cấp cao hơn, quyền hành hơn và thực sự chỉ đạo các tổ chức công khai hoặc bán công khai. Đó là Ban chấp hành Thành đoàn, các ủy viên Ban Chấp hành, các Đoàn ủy sinh viên, các Đoàn ủy học sinh và các ban ngành khác, như: Ban Tuyên huấn, Ban Vận động Thanh niên Trí thức, Ban Quân sự, Ban Phụ nữ, Ban An ninh vũ trang. Xin lưu ý Ban An ninh vũ trang, vì chính Ban này ra lệnh cho biệt động thành thi hành lệnh ám sát các giáo sư và sinh viên.

Tổ chức công khai (và bán công khai) là các tổ chức mặt nổi, hoạt động công khai, hợp pháp. Họ là các cán bộ thừa hành nhưng lại được dư luận biết đến nhiều hơn. Đó là các tổ chức đại diện sinh viên, học sinh trong học đường hoặc tôn giáo và các đoàn văn nghệ, xã hội…như: Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (Tổng hội SVSG), một số Ban Đại diện các Phân khoa Đại học và Trường cao đẳng, Tổng hội Sinh viên Vạn Hạnh, Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn, Đoàn Sinh viên Phật tử, Thanh lao Công Vườn Xoài, Đoàn Văn nghệ Sinh viên Học sinh, Đoàn Công tác Xã hội Sinh viên Học sinh Sài Gòn, Đoàn Văn nghệ Sinh viên Vạn Hạnh, Ủy ban Đòi Quyền Sống Đồng bào và chiến dịch đốt xe Mĩ, Mặt trận Nhân dân Cứu Đói…

Thành đoàn Cộng sản đánh giá vai trò của Ban Đại diện các phân khoa, nhất là Tổng hội SVSG, là hết sức quan trọng trong mặt trận đô thị nói chung, mặt trận Đại học nói riêng, cho nên họ tìm mọi cách để nắm lấy. Khi nắm được các tổ chức công khai này, họ có quyền hợp pháp, công khai dùng danh nghĩa của cả tập thể để ra tuyên cáo, kháng thư, kêu gọi bãi khóa, bãi thi, tổ chức văn nghệ báo chí, triển lãm, xuống đường ôn hòa, xuống đường bạo động…gây rối loạn triền miên ngay giữa Thủ đô Sài Gòn và tạo ảnh hưởng dư luận xấu về chính quyển VNCH.

Trong nỗ lực chiếm lấy quyền kiểm soát Tổng hội SVSG và Ban Đại diện các phân khoa, khi gặp khó khăn, Thành đoàn Cộng sản dùng mọi thủ đoạn, kể cả bạo lực để đạt thắng lợi. Trên thực tế, Thành đoàn Cộng sản đã xử dụng các hình thức khủng bố như : gửi thư nặc danh đe dọa, rải truyền đơn lên án tử hình, cuối cùng là “khủng bố trắng”, tức là ám sát bằng súng, lựu đạn, bom…

Họ đã thành công và nắm giữ được tổ chức hợp pháp quan trọng là Tổng hội SVSG suốt 4 nhiệm kì liên tiếp:
Niên khóa 1966-67: Hồ Hữu Nhựt, 1967-68: Nguyễn Đăng Trừng, 1968-69: Nguyễn Văn Qùy, 1969-70: Huỳnh Tấn Mẫm.


Xin lấy một thí dụ:

* BCH Tổng hội Sinh viên Sài Gòn nhiệm kì 1968-1969 có 7 thành viên thì 4 là Việt Cộng, đó là Chủ tịch Nguyễn Văn Qùy (Nông Lâm Súc), Phó Chủ tịch Huỳnh Tấn Mẫm (Y khoa), Phó TTK Nguyễn Hoàng Trúc (Cao đẳng Thú y) và Thủ qũy Nguyễn Thị Yến (Văn khoa).

* Và Tổng hội SVSG có 7 Ủy ban trực thuộc thì Việt Cộng nắm được 3 với các ủy viên: Ủy viên Văn Nghệ: Nguyễn Văn Sanh, Ủy viên Báo chí, Phát thanh: Tô Thị Thủy; Ủy viên Liên lạc: Nguyễn Tuấn Kiệt.

Riêng Huỳnh Tấn Mẫm, trong cương vị là Chủ tịch Tổng hội SVSG (1969-1970), đã được dư luận trong và ngoài nước biết tới như là một biểu tượng của phong trào sinh viên phản chiến, tranh đấu đòi hòa bình theo đúng kế hoạch của lãnh đạo Trung ương Cục. Huỳnh Tấn Mẫm được kết nạp đảng ngày 03.02.1966 do Chín Kế, tức Phan Văn Dinh, tại nhà một cơ sở ở Bà Quẹo (Diệu Ân. Huỳnh Tấn Mẫm Một Đời Sôi Nổi. Trang 38). Mẫm cũng là Bí thư chi bộ đảng đoàn Tổng hội SVSG (Diệu Ân. Sđd. Trang 144). Trần Bạch Đằng viết về Huỳnh Tấn Mẫm: “Trong thư riêng mà tôi còn giữ, có một mảnh giấy ghi thế này “Xin đoàn thể yên tâm, quyết làm tròn nhiệm vụ”-L.71- L.71 là mật hiệu của Huỳnh Tấn Mẫm. Anh viết cho tôi lúc anh đang chễm chệ ở nhà “Quốc khách” do Nguyễn Cao Kỳ mâu thuẫn với Thiệu mà đón anh về, coi nơi này như trụ sở Tổng hội Sinh viện” (Thành Đoàn. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ tái bản lần thứ nhất. Trang 19).

Trước khi đề cập các vụ ám sát sinh viên và giáo sư tại Sài Gòn do Thành đoàn Cộng sản chủ trương, xin mời độc giả xem một đoạn hồi tưởng của Bs. Ngô Thế Vinh, Tổng Thư kí Nguyệt san Tình Thường của sinh viên Y khoa Đại học Sài gòn (1964) viết tóm tắt về giai đoạn sôi động này:

Cũng nên ghi lại một số sự kiện nay đã thuộc về lịch sử: chỉ riêng với trường Y Khoa, đã có hai giáo sư bị sát hại [Gs Trần Anh, Cơ Thể học và Gs Lê Minh Trí chuyên khoa Tai Mũi Họng], rồi đến sinh viên Y khoa II Trần Quốc Chương [con của Thẩm phán Trần Thúc Linh] có một giai đoạn vào bưng, sau trở về học lại thì bị trói tay bịt miệng ném từ lầu ba xuống đất ngay trong vòng thành trường Y Khoa trên đường Hồng Bàng, một cái chết rất thảm khốc. Sinh viên Luật khoa Lê Khắc Sinh Nhật cũng bị bắn chết. Hai sinh viên khác bên Văn Khoa cũng bị nhóm Biệt Động Thành bắn trọng thương nhưng may mắn sống sót là Ngô Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, hai anh ấy hiện đang sống ở Mỹ.
Rõ ràng có một cái giá phải trả của giới làm báo kể cả làm báo sinh viên trong suốt giai đoạn đó [nói tới sinh hoạt báo chí của Miền Nam 1954- 1975, không thể không nhắc tới sự hy sinh của các nhà báo như Từ Chung ký giả nhật báo Chính Luận [1965], một nạn nhân nổi tiếng khác bị ám sát nhưng thoát chết là nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo Sống [1966]…”
   

Tính mng ca Sinh viên Lê Hu Bôi và Sinh viên Nguyn Trng Nho đã tng được đưa ra tho lun trong mt khu ca Cng sn:


 
Sinh viên Lê Hữu Bôi
(Khóa 10 Quốc Gia Hành Chánh) và Sinh viên Nguyễn Trọng Nho (Nông Lâm Súc) nắm Tổng Hội SVSG hồi 1964-1965. Mặc dù hai sinh viên này ngả theo khuynh hướng Phật giáo đấu tranh chống các chính quyền Quốc gia, nhưng họ không phải là Cộng sản. Do đó họ trở thành chướng ngại cho ý đồ nắm lấy quyền lãnh đạo sinh viên Sài Gòn của Thành đoàn Cộng sản. Cũng vì vậy mà sinh mạng của họ đã từng được đưa ra thảo luận trong mật khu của Cộng sản. 

Trần Bạch Đằng kể lại: “Chị Ba Võ - mang bầu sắp đẻ - nằng nặc đòi diệt các tên lính kín cầm đầu các tổ chức công khai như L.H.B (Lê Hữu Bội), N.T.N.(Nguyễn Trọng Nho). Thuyết phục chị thật vất vả! Anh Chín Dũng (tức Võ Văn Kiệt) bảo tôi: Bà “bầu” này dữ thiệt!”. (Trần Bạch Đằng. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ. Tái bản lần thứ nhất. Trang 14).

Sinh viên Ngô Thế Vinh và danh sách 17 sinh viên nm trong s bìa đen:        


Thực ra, chính Bs. Ngô Thế Vinh, khi còn là sinh viên sinh hoạt báo chí tại Y khoa Sài Gòn, cũng đã bị Thành đoàn Cộng sản ghi vào “sổ bìa đen”. Gs. Nguyễn Văn Trung kể lại:   
 
“Tôi vẫn còn giữ một danh sách của đội quyết tử cảnh cáo một số sinh viên thuộc các phân khoa như Ngô Thế Vinh (Y khoa)”. (Nguyễn Văn Trung. Đôi điều trao đổi với nhà văn Mai Kim Ngọc. Văn Học số 124, Hoa Kì. Trang 68). Sau khi ra trường, Bs. Ngô Thế Vinh phục vụ tại Liên đoàn 81 Biệt cách Dù lẫy lừng; hiện điều trị và giảng dạy tại Nam California; là tác giả Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (Văn Nghệ, 2001). Bs. Ngô Thế Vinh còn là tác giả của 6 cuốn tiểu thuyết.

Trong lần tái bản cuốn Nửa Thế Kỷ Việt Nam mới đây, nhà văn Song Nhị đã bổ túc thêm một số sinh viên nữa cũng nằm trong danh sách bị Thành đoàn Cộng sản lên án tử hình:

   
“Ngoài những sinh viên đã bị “thi hành án”, đã bị giết như SV Lê Khắc Sinh Nhật; đã lãnh đạn như Ngô Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, Nguyễn Văn Tấn, một danh sách gồm 17 người bị cộng sản lên án tử hình còn có: Phạm Quân Khanh, Phạm Phúc Hưng, Phạm Tài Tấn (Thư Sinh), Phạm Bằng Tường, Nguyễn Tường Quý, Khổng Trọng Hinh, Nguyễn Văn Tấn (Cao Sơn), Hồng Nguyên Sĩ”. (Song Nhị. Nửa Thế Kỷ Việt Nam. Cội Nguồn, ấn bản lần thứ hai, 2010. Tr. 98). Chú thích của Nhà văn Song Nhị về tài liệu nêu trên: Tài liệu bổ túc do các nhân chứng trong cuộc: Phạm Tài Tấn, Phạm Bằng Tường, Nguyễn Văn Tấn cung cấp trong một cuộc phỏng vấn có thu âm tại San Jose ngày 20-3-2010 cùng tham chiếu bài viết “Chạm Mặt Tử Thần”, Hoàng Xuân Sơn, Sàigòn Nhỏ tuần báo số 961, 23-4-2010, trA6-A7)”.

Vit Cng bn sinh viên Ngô Vương Toi và Nguyn Văn Tn:

Để chuẩn bị mùa bầu cử Ban Đại diện Sinh viên, một chương trình nhạc Trịnh Công Sơn – Khánh Ly được tổ chức tại Văn khoa đêm ngày 20.12.1967. Giữa lúc tạm nghỉ, hai tên thuộc tổ vũ trang tuyên truyền của Thành đoàn Cộng sản nhảy lên cướp diễn đàn, tuyên bố kỉ niệm 7 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Mặt trận DTGPMN). Sinh viên Ngô Vương Toại, trong Ban tổ chức, vội giật lại micro, và lập tức anh bị bắn trọng thương vào bụng. Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn thuật lại biến cố này như sau:



“Giờ giải lao, xuất hiện một đôi nam nữ ăn bận khá lịch sự từ từ tiến lên diễn đàn. Nam: quần màu sậm, sơ mi trắng, tay thọc túi quần. Nữ: áo dài xanh lá mạ, đeo kính gọng xếch mắt mèo, tay ôm một chiếc cặp lớn, căng phồng. Ngô Vương Toại đang ở trên sân khấu nói qua về công việc bầu bán ban đại diện sinh viên văn khoa sắp tới.

Nam ngỏ ý xin được góp lời. Nữ đứng sát bên kéo khóa mở cặp. Và rồi trờ tới. Trờ tới nguyên văn: “
Xin tất cả anh chị em yên chí. Chúng tôi đã bố trí chung quanh cả rồi – Hôm nay, nhân ngày kỷ niện 7 năm thành lập Mặt trận Giải phóng Miền Nam . . .” Cái gì mặt trận!? Nam nói chưa dứt câu, Toại phản ứng lẹ như chớp; nhanh tay giật lại micro: “Ẩu nà, câm mồm! . . . ” Quát: “Đứng im!” Và đoàng đoàng, hai phát súng nổ liên tiếp. Tôi hoa mắt thấy thân hình Toại văng bật vào tường dưới bảng đen. Nhiều phát súng nổ liên tiếp sau đó. Nguyễn Văn Tấn tự Tấn Mốc cầm chiếc ghế nhào lên cứu bạn. Và rồi cũng ăn đạn vào chân té qụy xuống bục sau đó”. 


 Sinh viên Nguyễn Văn Tấn, tức Tấn Mốc (nay là nhà báo Cao Sơn, chủ biên tuần báo Tin Viet News), trước khi xẩy ra biến cố Ngô Vương Toại, đã từng lận lưng 2 con chủy thủ, ‘một mình một ngựa’, liểu mạng tới cứu bạn Trần Lam Giang đang bị bọn sinh viên Việt Cộng xử tử bằng cách đóng đinh 10 li vào đầu vì chống lại chúng trong cuộc hội thảo chuẩn bị xuống đường chống chính phủ tại Dược khoa. Trên vantholacviet, trong Lời giới thiệu bài Chạm Mặt Tử Thần, Chu Long Hoa kể về tác phong anh hùng của Tấn Mốc như sau:

Từ trụ sở Tổng Hội Sinh Viên Saigon ở số 4 Duy Tân, Tấn hay tin do Lê Thành Khôi tức Khôi què, cũng là Sinh Viên Văn Khoa báo, vội một mình lận theo 2 lưỡi lê chạy đến hiện trường để cứu Trần Lam Giang. Trước một rừng du đãng do nhóm Sinh Viên thân Cộng thuê, Nguyễn văn Tấn phải dùng dao đâm hai tên du đảng phụ trách đóng đinh vào đầu anh Trần Lam Giang trên sân khấu để cảnh cáo những người khác trong hội trường rồi dìu Trần Lam Giang ra tận đường Cường Để dưới làn mưa đá do nhóm sinh viên thân Cộng ném vào hai người. Nhưng họ không dám xáp lai gần để tấn công vì Tấn từng tuyên bố ở trong Hội Trường là “chỉ muốn đưa Trần Lam Giang đi cấp cứu, còn ai muốn ngăn cản thì phải chấp nhận “mạng đổi mạng” (Chu Long Hoa. Lời giới thiệu bài Chạm Mặt Tử Thần. vantholacviet).



        Bắn sinh viên Bùi Hng S

  
Sinh viên Bùi Hồng Sỹ, Ban Triết Đông, là Chủ tịch Ban Đại  diện sinh viên Văn khoa Sài Gòn, cũng đã bị Thành đoàn Cộng sản thanh toán ngay tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Cũng trong tài liệu trên, Nhà văn Song Nhị thuật lại:

Một biến cố khác, cũng năm 1967, nhóm Sinh viên Quốc Gia tổ chức một đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới Chống Cộng họp tại Vũng Tàu. Trong khi đang tham dự đại hội này, nhóm sinh viên Văn Khoa được báo tin văn phòng của Nhóm Sử Địa tại đại học Văn Khoa đã bị nhóm sinh viên VC vào chiếm giữ. Bùi Hồng Sĩ liền lên xe đò đi thẳng về đại học Văn Khoa. Sĩ vừa bước vào cửa văn phòng liền bị bắn một phát, đạn xuyên qua cổ, nhưng không chết. 

   Tại đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới Chống Cộng ở Vũng Tàu, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi lên đọc diễn văn không rõ do ai đưa tin, Tổng Thống lên án cộng sản đã bắn chết SV Bùi Hồng Sĩ tại đại học Văn Khoa, Sài Gòn. Cả hội trường đứng dậy mặc niệm nạn nhân. Từ ngày đó Bùi Hồng Sĩ không bao giờ được đi ra ngoại quốc, vì Tổng thống đã “khai tử” anh SV này!”
. (Song Nhị. Sđd. Tr.98).

Cái chết đy nghi vn ca sinh viên Y khoa Trn Quc Chương năm 1967:

Trần Quốc Chương là con trai của Thẩm phán Trần Thúc Linh. Trần Thúc Linh là Tổng Thư kí Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ và Hòa bình Việt Nam của Luật sư Trịnh Đình Thảo, là lực lượng do Cộng sản giật dây. Chưa có tài liệu nào về nguyên do cái chết của sinh viên Trần Quốc Chương. Do đó, chỉ có thể đưa ra các giả thuyết: Một là phe quốc gia giết Chương để dằn mặt ông Linh vì ông Linh đang làm công cụ cho Cộng sản. Giả thuyết này không vững, vì thiếu gì trí thức Miền Nam làm tay sai đắc lực cho Việt Cộng, vậy mà bản thân họ, chứ đừng nói tới con cái họ, đang khi hưởng bổng lộc Quốc gia mà vẫn thoải mái chống chính quyền Quốc gia! Vậy không lẽ chính quyền Quốc gia lại chỉ thanh toán con ông Trần Thúc Linh? Giả thuyết 2: Việt Cộng thanh toán Trần Quốc Chương. Chương “có một giai đoạn vào bưng”, nay về thành đi học lại. Việc bỏ bưng biền về thành của Chương có được sự chấp thuận của bưng biền hay là một sự đào thoát? Nếu mà đào thoát, tức là phản bội. Hoặc giả, trong bưng giao công tác hoạt động trong môi trường Đại học mà Chương không chấp hành. Như thế là bất tuân lệnh của “tổ chức”. Đó là những tội phải bị trừng trị để làm gương. Ba là: Có thể trong bưng biền ra lệnh giết Chương, và tìm cách đổ tội cho chính quyền Quốc gia, để Trần Thúc Linh không còn lựa chọn nào khác hơn là căm thù Quốc gia và riu ríu nghe theo sự sai bảo của Cộng sản.

Giết Sinh viên Lê Khc Sinh Nht

Ngày 28.6.1971, biệt động thành bắn chết Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngay tại hành lang trường Luật Sài Gòn. Ban ám sát thuộc Thành Đoàn Cộng Sản cử 2 tên tới Đại học Luật khoa số 4, DuyTân, nhận là người nhà của Lê Khắc Sinh Nhật và muốn gặp anh có việc cần. Lúc đó sắp tới mùa thi cuối niên học, Nhật đang hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất về cách thi cử tại một giảng đường. Nghe báo có người nhà tìm, Nhật đi ra. Vừa tới hành lang trước phòng Ban đại diện sinh viên, tên ám sát nhận diện đúng là Lê Khắc Sinh Nhật, hắn mau lẹ móc súng từ trong áo jacket ra bắn liền 3 phát trúng ngực Lê Khắc Sinh Nhật. Sau đó, hắn vội vàng phóng ra ngoài và nhảy lên xe, do một tên khác lái, đang nổ máy chờ sẵn. Viên Cảnh sát đứng gác bên ngoài bắn mấy phát chỉ thiên. Trên đường đào tẩu, chúng còn quăng ngược lại một quả lựu đạn, nhưng may mắn lựu đạn không nổ.

Vừa nghe tin Lê Khắc Sinh Nhật bị ám sát, nhạc sĩ Vũ Thành An đã sáng tác ngay một bài hát tưởng niệm, mở đầu như sau: ‘Anh sinh ngày sinh của Chúa, Chúa gọi anh về giữa tuổi đôi mươi. Anh sinh ngày sinh của Trời…’.

Thành đoàn CS giết Lê Khắc Sinh Nhật vì 2 lí do: Một là để răn đe các sinh viên thuần túy có tinh thần quốc gia; hai là để trả mối hận gây nên do Liên danh Lê Khắc Sinh Nhựt đã thắng liên danh Việt Cộng Trịnh Đình Ban
(Bảy Điểm) trong cuộc bầu cử Ban Đại diện sinh viên Luật khoa niên khóa 70-71; đồng thời Nhật còn đứng Phó Nội vụ trong liên danh Lý Bửu Lâm (Kiến trúc) thắng cử trong cuộc bầu Ban Đại diện Tổng hội SVSG, giành lại Tổng hội SVSG từ tay Thành đoàn Cộng sản. Cuộc bầu cử này tổ chức tại Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (Nông Lâm Súc) vào ngày 20.6.1971. Sau khi biết kết quả kiểm phiếu nghiêng về liên danh Lý Bửu Lâm, bọn sinh viên Việt Cộng dở ngay bản tính côn đồ, chúng nhảy lên bục “đá thùng phiếu để hủy bỏ kết quả bầu cử” và ẩu đả hỗn loạn.
(Trần Bạch Đằng. Trui Rèn Trong Lửa Đó. Tái bản 1. Trang 21).
  

Bị thất bại trong cuộc bầu cử Tổng hội sinh viên, Thành Đoàn Cộng sản hết sức cay cú. Họ đã đưa ra 2 quyết định: Một là sát hại sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật; hai là chỉ thị Huỳnh Tấn Mẫm tập họp một số sinh viên tại trụ sở Tổng vụ Thanh niên Phật tử số 294 đường Công Lý vào ngày 28 tháng 7 năm 1971 để bầu ra một tổ chức ma, chưa bao giờ có. Đó là ‘Tổng hội Sinh viên Việt Nam’, do Huỳnh Tấn Mẫm làm chủ tịch và Nguyễn Thị Yến làm tổng thư kí.

Quyết định hạ sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật là một quyết định tàn ác, đê tiện của Thành Đoàn Cộng Sản. Vì thế, sau ngày 30 tháng 4 năm1975, mặc dù họ tung ra nhiều tài liệu và sách báo khoe khoang thành tích đấu tranh của các tổ chức Thành Đoàn, nhưng đặc biệt họ không hề dám công khai nhắc tới ‘thành tích’ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật.


Gi
ết Gs. Nguyn Văn Bông

   
Ngày 10.11.1971, sinh viên Việt Cộng Vũ Quang Hùng (bí danh Ba Điệp, năm 3 Khoa học) và tên Lê Văn Châu dùng chất nổ ám sát chết Gs. Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản. Hai tên Hùng và Châu thuộc Đội trinh sát võ trang mang bí số S1 hoạt động nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn / Ban An ninh T4. Hùng và Châu đều bị bắt, ra tòa và thụ án tại Côn Đảo. Sau 30.4.1975, tên sát nhân Hùng đã viết bài “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” hãnh diện kể về thành tích ám sát của mình và đăng trên một số tờ báo, trong đó có tạp chí Đứng Dậy (Đối Diện, Đồng Dao) của Lm. Chân Tín. Tác giả Khánh Dung viết:

“ ‘Chiến công’ của Vũ Quang Hùng đã được chính ông ta kể lại trong một bài đăng trên tạp chí Đứng Dậy của Linh Mục Chân Tín năm 1976. Đến tháng 4/2000, trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày chiến thắng 30 tháng 4 nhà báo chuyên về các đề tài tình báo Nam Thi của báo Thanh Niên cũng kể lại chuyện này, trong đó có ghi rõ vai trò trợ giúp đắc lực của Nguyễn Hữu Thái” (Khánh Dung. Những người giết Gs. Nguyễn Văn Bông bây giờ ở đâu? vantuyen.net).

Cũng t
rong bài báo của mình, tên Hùng đã giải thích lí do ám sát Gs. Nguyễn Văn Bông
như sau:

Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam - Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.

Sau 30.4.1975, Hùng nắm chức Phó Tổng biên tập báo Công An Thành phố HCM, Tổng biên tập tạp chí Người Du Lịch và biên tập cho báo Pháp Luật Thành phố HCM.

Giết Gs. Lê Minh Trí và Gs. Trn Anh

Ngày 06.01.1969, lúc 7:50 sáng, bọn ám sát Thành đoàn liệng lựu đạn M6 vào xe của Bs. Lê Minh Trí, Bộ trưởng Giáo dục và Thanh niên và đã giết chết ông tại khúc đường Nguyễn Du rẽ sang Hai Bà Trưng. Sau đó 2 tháng, đến lượt Bs. Trần Anh, Giám đốc Viện Cơ thể học Sài Gòn kiêm tân Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn
(lên thay Viện trưởng Trần Quang Đệ bị cách chức vì đào nhiệm), bị bắn chết trước cổng Trường Trung học Chu Văn An, trên đường đi bộ từ Đại học Y khoa về nhà ông, cạnh Đại học xá Minh Mạng, ngang hông nhà thờ Ngã Sáu, Chợ Lớn. Chỉ có suy đoán chứ chưa biết đích xác ai là thủ phạm vụ ám sát Gs. Trần Anh.
Sự thực, khoảng thời gian đó, tại Đại học Y khoa Sài Gòn, đang có sự chuyển mình sinh ra tranh chấp giữa hai hệ thống giáo dục Pháp và Mĩ, khiến có dư luận: “
Ai ai cũng nghĩ rằng cái chết của Bộ trưởng Lê Minh Trí và Giáo sư Trần Anh, Viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn đều có liên quan đến sự can thiệp của phái bộ Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ vào nội tình của trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn”


Thế nhưng sau 30.4.1975, Thành đoàn Cộng sản ra sách xác nhận và kể lại “thành tích” vụ ám sát Bộ trưởng Lê Minh Trí của chúng như sau:

“Đến năm 1968 lại xuất hiện một tên tay sai có tầm cỡ hơn: Bộ trưởng giáo dục và thanh niên L.M.T. (Bác sĩ Lê Minh Trí, giáo sư chuyên khoa Tai mũi họng). Là một trí thức tay sai đế quốc Mỹ, T. có nhiều bản lãnh trong việc đem văn hóa trụy lạc, ngoại lai đầu độc thanh niên thành phố. Hắn đòi giải tán các tổ chức hợp pháp của sinh viên, học sinh. Hắn cũng đã chủ trương chiếm và tiến tới dẹp bỏ trụ sở Tổng hội Sinh viên ở số 4 Duy Tân. Trừng trị kịp thời con rắn độc này là một nhiệm vụ chính nghĩa, quang vinh. Ban quân sự Thành đoàn được Thành ủy giao cho nhiệm vụ vinh quang ấy. Đồng chí Ba Tung, phó ban, đội trưởng đội ba trực tiếp đánh…”

    (Hàng Chức Nguyên. Những Tiếng Nổ Trong Lòng Sài Gòn. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ. Tái bản lần thứ nhất. Trang160).

Kết bài

Chiến tranh để lại những vết thương mà thời gian không thể xóa mờ và những mất mát không bao giờ có thể bù đắp. Những vụ sinh viên Việt Cộng giết thầy giết bạn xẩy ra đã trên 40 năm.

Đã hơn 40 năm mà tôi vẫn còn nhớ như in cặp mắt lộ hung tinh của tên sinh viên Việt Cộng Nguyễn Thị Yến, vẫn còn nhớ thị gọi Bùi Hồng Sỹ là “con dê núi”… Và hình ảnh Sinh viên Ngô Vương Toại vui vẻ, hoạt bát vào các giảng đường vận động bầu cử vẫn còn sinh động như mới hôm qua! Rồi quang cảnh hỗn loạn tại Giảng đường 4 Văn khoa đêm hôm xẩy ra vụ Tổ Vũ trang Tuyên truyền Thành đoàn Cộng sản cướp diễn đàn và bắn sinh viên Ngô Vương Toại và Sinh viên Nguyễn Văn Tấn…


Đã hơn 40 năm, nhưng những nạn nhân như bà Lê Thị Thu Vân, tức bà Jackie Bông, phu nhân của cố giáo sư lừng danh Nguyễn Văn Bông bị tên Sinh viên Vũ Quang Hùng ám sát, tuy không bao giờ quên nổi biến cố bi thương bỗng ập xuống cuộc đời bà và các con nhỏ dại của bà năm xưa, nhưng bà đã lấy tâm Phật mà “cầu nguyện cho ông ấy
(tức tên Hùng, kẻ đã giết chồng bà)” và mong nhà cầm quyền Hà Nội “mở mắt ra”, “mở tấm lòng ra”

Đang khi đó sau 30.4.1975, với tư thế của kẻ thắng trận, Thành đoàn Cộng sản vẫn còn ra sách, hãnh din khoe khoang những tội ác giết người của chúng. Đến bây giờ mà chúng vẫn còn ghép tội chết cho Bộ trưởng Giáo dục Lê Minh Trí (bác sĩ, giáo sư) là “tay sai đế quốc Mĩ”, “ đem văn hóa truỵ lạc, ngoại lai đầu độc thanh niên thành phố” và “Trừng trị con rắn độc này là một nhiệm vụ chính nghĩa, quang vinh”! Với cách kết án và hành xử như thế, thì trước những quốc nạn tày trời mà bọn lãnh đạo Cộng sản Hà Nội gây ra cho đất nước, cho đồng bào ngày nay, thì chúng phải bị trừng trị như thế nào cho công bình, cho cân xứng?

Riêng tên sinh viên Khoa học Vũ Quang Hùng, can phạm chủ chốt sát hại Giáo sư Nguyễn Văn Bông, đến nay vẫn không chút ân hận. Tên Hùng đã giết người mà không chịu rửa sạch bàn tay vấy máu. Giữa thời đại khắp thế giới lên án khủng bố, mà tên Hùng vẫn nhiều lần đưa lên một số tờ báo trong nước bài Tôi Ám Sát Người Sắp Làm Thủ Tướng Sài Gòn. Coi như hắn muốn tiếp tục giết chết nạn nhân của hắn nhiều lần nữa cho thỏa thú tính. Không biết ngày nay có ai đọc bài viết của Vũ Quang Hùng mà còn khen y là anh hùng hay không, nhưng rõ ràng là có những bài viết, những phản hồi, cả trong nước lẫn ngoài nước, phê phán bài viết của tên Hùng là “phản cảm”, là “khó nuốt…distasteful”
(Ts. Nguyễn Văn Tuấn. Ám sát Gs. Nguyễn Văn Bông: Chuyện cũ, Ý nghĩa mới. ngoclinhvugia.wordpress.com).

Cuộc chiến Quốc- Cộng dù giải thích nguyên nhân ra sao, thực tế vẫn là một thảm họa nồi da xáo thịt của dân tộc Việt Nam.

Nhìn ngắm cách giải quyết cuộc nội chiến Nam Bắc Mĩ, cuộc giải thể chế độ Cộng sản ở Nga và Đông Âu trong tình dân tộc, có người Việt Nam yêu nước chân chính nào mà không tiếc xót cho vận nước? Càng xót xa cho nước non, càng “tỏ tường rồi”
(Nhạc sĩ yêu nước Việt Khang) những tội ác Cộng sản Việt Nam đem tới cho quê hương đất nước trong 80 năm qua và hệ lụy có thể sẽ còn kéo dài hàng trăm năm nữa. Đảng Cộng sản Việt Nam xúi giục hận thù để đạt chiến thắng, chiến thắng rồi vẫn tiếp tục chính sách thù hận.Cộng sản Hà Nội còn nắm được quyền cho tới nay, không phải vì họ có chính nghĩa, có công hoặc là có tài làm cho dân giàu nước mạnh mà chính là vì họ là bậc thầy về nói dối và sẵn sàng dùng bạo lực. Thật đúng như câu nói: “Cộng sản sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực, chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của toàn thể nhân loại”.