khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2024

Tran Thai Hoa & Phuong Thao, Em đến thăm anh đêm 30





Liệu AI có giết chết nền âm nhạc?





Chùa Việt hải ngoại bắt đầu các chương trình đón Tết





Tết trong đời sống ở ngoại ô thủ đô Mỹ





Lư đồng An Hội những ngày giáp Tết





Đi mua đào Tết ở Mỹ





Triển lãm Bonsai mùa Tết ở Little Saigon





Rộn ràng mùa bánh Tết





Ôm ấp thú cưng có lợi cho sức khỏe





Cuộc sống bế tắc, dân Mỹ bỏ thành phố về quê hái rong biển





Sống trong tự do dân chủ, giấc mơ của nhân loại





Alain Delon : Đằng sau “sát thủ đào hoa” là tâm hồn cô độc





Pháp : Giới nông dân đã nguôi cơn giận, nhưng « kẻ thua cuộc là môitrường và châu Âu »





Trầm Tử Thiêng IX - Lưu Vong Khúc





Tâm tình cùng 4 nhạc sĩ hòa âm trong chương trình Ngô Thụy Miên - Tác Gi...





Phương Tây không nên mừng khi kinh tế Trung Quốc yếu đi | VOA Tiếng Việt





Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

Chopin - Nocturne op.9 No.2





Vì sao chế độ vẫn từ chối công nhận các tử sĩ Hoàng Sa?





Tết Việt năm 1950: Người dân chơi bầu cua tôm cá trong năm mới





Trung Quốc được nói đang đứng trước nguy cơ 'sụp đổ' thể chế, chế độ





Khai trương nhà hàng robot ở California





Đường phố Sài Gòn trang trí Tết





Ẩm thực Việt và chút tâm tình hải ngoại nghênh đón Xuân về





Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng vụ công dân Mỹ bị kết án chung thân ở Đắk Lắk





Lễ hội Tết Việt





Tết trong đời sống ở ngoại ô thủ đô Mỹ





Tết quê trong phố





Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ : Ba « cứu tinh » lớn cho nền kinh tế Nga





Nước Pháp đã sẵn sàng đón Thế vận hội Paris 2024 ?





Cải tổ chính trị để không bỏ lỡ cơ hội thành nước giàu, Việt Nam có dám ?





Trung Quốc đang tính toán những gì ở Miến Điện ?





Cải tổ chính trị để không bỏ lỡ cơ hội thành nước giàu, Việt Nam có dám ?





Nước Pháp đã sẵn sàng đón Thế vận hội Paris 2024 ?





Ecuador : ''Thiên đường của hòa bình'' trở thành một trong những nước bạo lực nhất thế giới





Bảy nhược điểm của Mỹ khi phải đối đầu với Trung Quốc





Kỷ Niệm Vui Và Đáng Nhớ Chấm Thi Tuyển Vào Lớp Đệ Thất - Tác giả Lâm Vĩnh Thế

 

Tôi tốt nghiệp Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Khóa 3 (1963), Ban Sử Địa và đã có thời gian dạy học tại hai trường trung học công lập.  Trường thứ nhứt là Trường Trung Học Công Lập Kiến Hòa (Bến Tre), 1963-1966, và trường thứ nhì là Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức, 1966-1971.  Trong thời gian 8 năm này (1963-1971), tôi đã được tham gia vào việc chấm thi các kỳ thi tuyển học sinh vào lớp đệ thất.   Bài viết này cố gắng ghi lại một vài kỷ niệm vui và đáng nhớ trong các lần chấm thi đó.

Hình cổng chính của Trường Trung Học Công Lập Kiến Hòa

Kiến Hòa là một tỉnh thuộc khu Tiền Giang, nằm trên địa bàn của 3 cù lao: Cù lao An Hóa, Cù lao Minh và Cù lao Bảo, phía Bắc là tỉnh Định Tường (Mỹ Tho), và phía Nam là tỉnh Vĩnh Bình (Trà Vinh).  Trong thời gian đầu thập niên 1960, tỉnh Kiến Hòa gồm có 7 quận: Trúc Giang (nơi đặt tỉnh lỵ), Hàm Long, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày, Bình Đại, và Thạnh Phú. [1]  Cũng như tất cả các tỉnh khác của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong thời gian này, Tỉnh Trưởng Kiến Hòa luôn luôn là một sĩ quan cấp tá của Quân Lực VNCH, trong đó về sau có 2 vị rất nổi tiếng là Phạm Ngọc Thảo và Trần Ngọc Châu. 

Trường Trung Học Công Lập Kiến Hòa là trường trung học lớn duy nhứt của tỉnh, chung cho cả nam và nữ sinh, có đầy đủ các lớp đệ nhứt và đệ nhị cấp, từ đệ thất cho tới đệ nhứt (tại các quận chỉ có các trường trung học đệ nhứt cấp thôi).  Hàng năm số học sinh dự kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất khá đông và, vì vậy, hội đồng thi luôn luôn gồm tất cả các cấp giáo chức của trường: các giáo sư trung học đệ nhị cấp, các giáo sư trung học đệ nhứt cấp, và ngay cả các anh chị giáo học bổ túc.

Lúc chấm thi tất cả tập trung trong một phòng học lớn của Trường dưới sự điều hành của ông Hiệu Trưởng hay ông Giám Học.  Khi đọc được cái gì vui trong các bài thi của thí sinh thì người chấm bài sẽ đọc lớn lên cho cả phòng nghe.  Không khí chấm thi, nhờ vậy, có được những giây phút vui vẻ, thoải mái cho mọi người. 

Bây giờ, năm 2024 này, sau hơn 60 năm, tôi chỉ còn nhớ được vài ba câu chuyện thôi, xin kể ra đây cho mọi người đọc cho vui.

Chuyện thứ nhứt

Môn thi là Quốc Văn, đề thi như sau: Em hãy bình giải câu “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.”

Bài trả lời được “chấm” là như sau:

“Ông bà ta xưa thường nói cái câu “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.”  Vậy là ông bà ta ngày xưa cũng đã có biết về Vệ Sinh Thường Thức.  Con ngựa là loài thú vật mà còn biết Vệ Sinh, sợ bị bịnh truyền nhiễm, nên không ăn cỏ chung với con ngựa bị bịnh.  Vậy chúng ta phải biết giữ Vệ Sinh cho thiệt tốt để tránh khỏi bị các bịnh truyền nhiễm nguy hiểm.”

Chuyện thứ nhì

Môn thi là Câu Hỏi Thường Thức, đề thi như sau: Khi bị chó cắn, em phải làm gì?

Bài trả lời được “chấm” là như sau:

“Bà Ngoại em có dạy là khi bị chó cắn thì phải mau mau kiếm mấy trái ớt sừng trâu có màu thiệt đỏ, rồi lấy con dao yếm dưới bếp bằm ớt cho thiệt nhuyễn, xong rồi dùng con dao yếm đó vít ớt đắp lên chỗ bị chó cắn, sau đó cũng dùng con dao yếm đó liếc qua liếc lại chỗ bị chó cắn, con trai 7 lần, con gái 9 lần.”

Chuyện thứ ba

Môn thi là Lịch sử, đề thi như sau: Ai là người đã nói câu: Ta Thà Làm Quỷ Nước Nam.

Bài trả lời được “chấm” là như sau:

“Vua Quang Trung bị quân Pháp bắt, quân Pháp dụ Vua Quang Trung về hàng.   Vua Quang Trung đã khẳng khái đáp lại rằng: Ta Thà Làm Quỷ Nước Nam Chớ Không Thèm Làm Vua Nước Pháp.”

Toàn cảnh Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức

Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức (THKMTĐ) [2] khai giảng năm học đầu tiên vào đầu niên khóa 1965-1966, nam nữ sinh học chung, với 8 lớp học: 4 Lớp Đệ Thất và 4 Lớp Đệ Lục, mỗi lớp có 35 học sinh.  Sau đó, mỗi năm Trường mở kỳ thi tuyển, lấy vào thêm 4 lớp đệ thất, mỗi lớp cũng sẽ chỉ có 35 học sinh, tổng cộng con số học sinh được trúng tuyển sẽ là 140. 

Tại thời điểm này, Trường KMTĐ là trường trung học công lập có cơ sở bề thế, khang trang nhứt của VNCH và giảng dạy một chương trình giáo dục trung học mới gọi là Giáo Dục Tổng Hợp.  Các kỳ thi đều tổ chức theo lối trắc nghiệm, 1 câu hỏi với 4 câu trả lời a, c, c, d để học sinh chọn câu nào đúng thì khoanh tròn lại, do đó, bên ngoài dân chúng thường gọi nôm na cho vui là thi theo lối “a bê xê khoanh.”

Thi tuyển vào lớp đệ thất thì cũng vẫn sử dụng lối trắc nghiệm như vậy.  Do đó, khi giáo sư chúng tôi chấm thi tuyển đệ thất thì hoàn toàn không thể có những chuyện vui như ở Trường Trung Học Công Lập Kiến Hòa được.

Hè năm 1968, trong kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất, đã xảy ra một chuyện khá lý thú mà tôi vẫn còn nhớ mãi đến ngày hôm nay.  Câu chuyện như sau:

Mùa hè năm 1968, trong kỳ thi tuyển vào lớp Ðệ Thất của trường, trong số thí sinh có một em là con của vị đương kim Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục.  Sau khi có kết quả, em này không đủ điểm để được chấm đậu.  Theo thông lệ, mỗi năm trường KMTÐ chỉ tuyển vào 4 lớp Ðệ Thất, mỗi lớp 35 học sinh, tổng công tối đa là 140 học sinh.  Trước khi kết thúc hội đồng thi, có ngườI nêu lên một vấn đề tế nhị như sau: có nên đặc biệt chiếu cố cho em học sinh này hay không để tránh làm mất mặt vị Thứ Trưởng cũng như để tránh những khó khăn trong quan hệ giữa trường và Bộ sau nầy.  Ban GS, sau khi thảo luận rất cặn kẽ, đã quyết định không dành cho em thí sinh này một sự chiếu cố đặc biệt nào cả.  Lý do: nếu lấy em này vào số đậu thì phải loại một em khác một cách bất công.  Ðiều đáng nói hơn nữa là thái độ rất đàng hoàng, đứng đắn của vị Thứ Trưởng kia: ông vui vẻ chấp nhận quyết định này của ban GS KMTÐ và còn nhắn lời khen ngợi của ông đến ban GS.” [3]

Thay Lời Kết

Các kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất tại các trường trung học công lập đều là những kỳ thi nhỏ, có tính cách địa phương, và thường bị ảnh hưởng bởi sự gởi gắm của các thân hào nhân sĩ cũng như áp lực của các cấp chính quyền tại địa phương.  Cũng may, trong thời gian tôi dạy học ở Kiến Hòa, có lẻ nhờ Kiến Hòa không ở quá xa thủ đô Sài Gòn (chỉ cách 80 km), nên trong các kỳ thi tuyển vào lớp,đệ thất, tôi đã không gặp những chuyện gởi gắm hay áp lực đáng buồn như vậy.  Về phần Trường KMTĐ thì có thể nói sự việc đã xảy ra trong kỳ thi tuyển đệ thất năm 1968 là một điểm son cho nền giáo dục của VNCH, và tôi thật sự vô cùng hãnh diện với việc làm quang minh chính đại và chí công vô tư của các bạn đồng nghiệp của tôi tại Trường, cũng như rất kính phục cách hành xử đàng hoàng và đúng mực như vậy của ông Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục..

GHI CHÚ:

1. Kiến Hòa, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: Kiến Hòa – Wikipedia tiếng Việt

2. Lâm Vĩnh-Thế, Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức: Một Đường Lối và Phương Pháp Giáo Dục Tân Tiến của Việt Nam Cộng Hòa, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức: Một Đường Lối và Phương Pháp Giáo Dục Tân Tiến của Việt Nam Cộng Hòa – TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ (uoregon.edu)

3. Lâm Vĩnh-Thế, Chung một giấc mơ,  tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: Tuyển tập Vĩnh Nhơn Lâm Vĩnh Thế: Chung Một Giấc Mơ (tuyen-tap-vinh-nhon-lam-vinh-the.blogspot.com)