khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2022

Thêm một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế bị Việt Nam cấm xuất cảnh





Ukraina - Nga : Chiến tranh giữa các drone





Mỹ tấn một đòn đau vào công nghệ cao Trung Quốc





Kỹ năng vi tính và cơ khí giúp lực lượng Ukraina vượt trội quân Nga





Lithium, thách thức cho chuyển đổi năng lượng của Liên Âu





Mô hình Trung Quốc đối đầu Mỹ : Vương Hỗ Ninh, lá chủ bài của Tập Cận Bình





Quan hệ Paris-Berlin rạn nứt : Do chiến tranh Ukraina hay vì Pháp suy yếu ?





Qatar : Bí quyết ngoại giao để trở thành một đối tác hàng đầu về bang giao quốc tế.





Bầu cử giữa kỳ Quốc Hội Mỹ có làm thay đổi chính sách Ukraina của Joe Biden





Biến đổi khí hậu: “Thảm họa” được dự báo, nhưng quyết tâm ngăn chặn vẫn yếu ớt





Nghề hiếm tại Pháp : Thợ đóng bìa sách cổ





Đại hội 20 ĐCSTQ: "Chuyện quái gì xảy ra với Hồ Cẩm Đào?"





Việt Nam có nên quốc tế hóa cảng Cam Ranh và Đà Nẵng?





Nhà lập pháp Ukraine, Lithuania cảm ơn Đài Loan vì áp trừng phạt Nga





Thị trường trái phiếu của VN đang bất ổn sau vụ SCB





Khoảnh khắc trước khi ông Hồ bị "bế" đi trước mặt ông Tập, có phải vì lý do sức khỏe?





Dân Trung Quốc lo lắng vì bị cách ly nhiều lần do Kung Flu





Mùa bão, lũ ở Huế: Dân lo sạt lở, mất Tết





Tây Tạng: Hàng trăm người biểu tình đòi dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa Kung Flu





Show Thanh Tuyền bị hủy vì Nguyễn Văn Đông, hay không "tô hồng" cho chế độ?





Những chuyện lịch sử Việt Nam chưa hề được tiết lộ





Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

Cảm Xúc Của Khán Giả Từ Tiếng Hát Ca Sĩ Hoàng Oanh

 

“Gửi cho anh vài sợi tóc mẹ già
Rụng âm thầm trên hiên chiều hiu quạnh
Nuôi một bầy con cuối đời vẫn lạnh
Cho anh hôn ơn nặng một thời xa…
Gửi cho anh viên sỏi nhỏ bên đường
Anh sẽ đọc ra trăm nghìn lối cũ
Gửi cho anh vài nhánh cỏ quê hương
Anh sẽ đọc đất trời ta đã thở”
Trích “Thư Quê Hương” (Cao Tần)
Đó chính là tám câu thơ mà nữ danh ca Hoàng Oanh đã ngâm trước khi hát bài Trả Tôi Về của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân trong show Thúy Nga PBN134 với chủ đề Nguyễn Ngọc Ngạn in Bangkok - Lời Cảm Ơn.
Cùng với một số ít nghệ sĩ khác, cô Hoàng Oanh đến với Thái Lan và trình diễn với tâm trạng một “người con xa xứ và chưa một lần về lại quê nhà Việt Nam”. Đây cũng chính là lý do mình nhất định phải đi coi show này vì mình muốn chứng kiến giây phút cô thăng hoa nhất. Từ New Zealand đến Thái Lan, mình thức trắng gần như 14 tiếng để bay. Sau đó dành ra 2 ngày nghỉ ngơi và để làm quen với múi giờ địa phương (mặc dù mình cũng hay bị lệch múi giờ vì lý do công việc). Mình tính để cơ thể quen với giờ địa phương thì hôm diễn ra show (tối thứ 7), mình sẽ đủ tỉnh táo để chờ tới màn của cô Hoàng Oanh vì đinh ninh là cô hát trễ (giống PBN130). Ai mà có dè cô hát tiết mục thứ 3, sớm bửng luôn!
Ngày 12/10/2022 - Mình thức từ 3g sáng New Zealand, tính theo giờ Thái là 9g tối ngày 11/10/2022, bay tới Thái Lan là 5g chiều ngày 12/10/2022. Sau đó mình về khách sạn, ăn tối và sắp xếp hình ảnh của cô Hoàng Oanh để gửi tặng các bạn trong nhóm Yêu Tiếng Hát Hoàng Oanh.
Ngày 13/10/2022 - Mình “khệ nệ” ôm xấp hình lòng vòng Bangkok (thật ra có 20 tấm nhưng nói khệ nệ cho nó hoành tráng) và cũng may mắn gặp được cô, mình nhờ cô ký tặng vào hình. Cô cũng “tâm sự” với mình là cô qua Thái Lan vậy chớ phải lo “học bài” cho thuộc vì bài cô hát lời rất dài và cô lo nghỉ ngơi để khi diễn có đủ sức lực và tinh thần. Vậy cho nên cô không có thời gian đi tham quan mua sắm nhưng các nghệ sĩ khác. Nghe vậy nên mình tức tốc đi mua bòn bon và thịt heo quay gởi cô ăn lấy thảo.
Ngày 14/10/2022 - Mấy bạn fans có nhắn “rủ” hôm đi show chụp hình chung rồi mấy bạn tâm sự là mấy bạn hồi hộp, nôn nao, và mong chờ được gặp cô ngoài đời vì đây là lần đầu tiên các bạn đi xem show. Nghe mấy bạn tâm sự mà mình cũng hồi hộp và “rần rần” theo.
Ngày 15/10/2022 - Mình hẹn gặp mọi người ở Siam Paragon hơi sớm để mọi người có thời gian nhận hình xong rồi đi chụp hình với poster của chương trình. Thật vui vì gặp được những anh chị bạn bè đó giờ chỉ biết nhau qua Facebook, gặp nhau mà tưởng quen lâu lắm rồi, ngồi nói chuyện rất thoải mái và tự nhiên. Có những câu chuyện bên lề rất vui mà mình không dám kể lên Facebook vì sợ không hợp “thuần phong mỹ tục” nhưng mình cũng xin đơn cử chuyện bạn Đông Huân lo lắng “em khát nước quá mà không dám uống tại sợ lúc vô show rồi em mắc tiểu, lúc đó em đi ra mà quay lại cô đã diễn xong chắc em khóc chết luôn”. Thôi bây giờ mình xin “tua nhanh” tới giờ diễn show nha. Lúc mình vào rạp và tới chỗ ngồi thì mình ngồi kế hai cô cũng khá lớn tuổi. Cô ngồi kế bên mình đến từ Mỹ, và cô hỏi “Con ở đâu tới coi show?”. Mình nói “Dạ, con ở New Zealand bay qua đây coi cô Hoàng Oanh”. Cô nói “Cô cũng thích cô Hoàng Oanh lắm, từ trước 75 tới giờ luôn đó con”. Và sau những phần quay hình khán giả thì show cũng bắt đầu. Mở đầu chương trình là một phần opening “cực cháy” của nữ ca sĩ Tóc Tiên, sau đó là một màn song ca rất tình của hai nam ca sĩ Đan Nguyên và Mạnh Quỳnh. Kết thúc màn song ca, MC Nguyễn Ngọc Ngạn tâm tình thêm về những khó khăn trong việc đem tất cả những hệ thống âm thanh ánh sáng và dàn dựng cho chương trình PBN134, và những nhân viên đến từ nhiều nơi trên thế giới. Lúc này phía bên sân khấu, cô Hoàng Oanh được một nhân viên hậu đài dìu tay ra sân khấu (vì lúc đó đèn chưa lên và sân khấu rất tối). Khi mọi thứ đã sẵn sàng là lúc kết thúc phần giới thiệu và bắt đầu tiết mục văn nghệ. Màn thứ ba - TRẢ TÔI VỀ của nhạc sĩ MẶC THẾ NHÂN, mà theo MC Kỳ Duyên giới thiệu là được trình bày “qua một tiếng hát mà […] sẽ mang rất nhiều kỷ niệm về cho rất nhiều khán giả”. Ở dưới này, cá nhân mình thì “sướng” quá nên hú hét, riêng bạn Trung Nguyễn ngồi kế bên mình, mắt bạn đã bắt đầu đỏ và rưng rưng. Trước khi vào show, bạn nói với mình “Lần này tao sẽ mạnh mẽ, không khóc như đợt PBN130 đâu”. Mình cũng nhẹ nhàng nói với bạn “Để tao coi!”.
Đèn sáng lên, hình ảnh cô Hoàng Oanh xuất hiện trong một chiếc áo dài màu xanh rêu, phần tà áo bên dưới là hình ảnh những chú hạc bay quanh những rặng tre.
Cô bắt đầu ngâm những câu thơ trích trong bài thơ THƯ QUÊ HƯƠNG của thi sĩ CAO TẦN, khi đến câu:
“GỬI CHO ANH vài nhánh cỏ quê hương
Anh sẽ đọc đất trời ta đã thở”
Mình đã nghe được sự nức nở trong giọng ngâm của cô. Lúc này nhìn qua thằng bạn mình, sự “mạnh mẽ” mà nó nói có vẻ không mạnh bằng cảm xúc cô gửi vào bài hát, nên nó lấy áo che mặt mà khóc nức nở. Cô vừa ngâm xong phần thơ, khán giả lại gửi tặng cô một tràn pháo tay thật giòn giã.
“Xin trả tôi về ngày xưa thơ mộng đó
Bên mái tranh chiều ngồi ngắm áng mây trôi.
Mẹ quê đun bếp nghèo thơm mùi rơm qua khói mờ
Ôi! Tình quê trìu mến.
Xin trả tôi về miền quê hương nhỏ bé
Có lũy tre vàng, bờ lúa sát ven đê
Dòng sông trôi lững lờ rung vầng trăng soi bóng mờ
Chuỗi ngày đẹp và thơ”.
Bằng giọng hát ngọt ngào của mình, cô bắt đầu đưa khán giả đến với hình ảnh làng quê Việt Nam. Cá nhân mình nghĩ, với những khán giả lớn tuổi, qua giọng hát đầy tình cảm của cô Hoàng Oanh, những hình ảnh lũy tre làng, bờ lúa, mái tranh, mẹ quê… tưởng chừng đã phai nhạt theo thời gian, nay lại hiện về một cách rõ nét và chan chứa tình cảm nhất.
“Trần ai, hoen đôi mắt đỏ
Xót thương đầu môi, ngôn từ nghe ôi khắp trời.
Cuộc trần gian quen lừa dối điêu ngoa
Còn được ai trong đời biết thương mình”
Xuyên suốt phần trình diễn, có lẽ những cảm xúc của cô đã nuôi dưỡng từ lúc thu âm ca khúc này nay được tuôn trào ra hết. Đôi mắt cô rưng rưng ngấn lệ, thật đúng với câu “hoen đôi mắt đỏ”. Nhìn cô trình diễn, mình đã phải cố gắng lắm mới không khóc. Khi cô hát hết phần đầu của ca khúc, khán giả lại vỗ tay giòn giã để gửi tặng cô.
Cô Hoàng Oanh là một trong những ca sĩ hiếm hoi hát trọn vẹn ba lời của ca khúc TRẢ TÔI VỀ này.
“Xin trả tôi về vùng thơ ngây thuở đó
Chưa biết ưu sầu vì kiếp sống bôn ba
Tìm xa bao thói đời: vinh, nhục, hư trong kiếp người
Mơ lợi danh quyền thế”
Cô chậm rãi hát từng lời, từng chữ, như rót mật vào lòng khán giả. Vẫn là những động tác diễn tả quen thuộc như vuốt tóc, đưa tay lên tim, những lần cười nhoẻn miệng… rất “Hoàng Oanh” làm cho khán giả “chết lặng” vì sung sướng.
“Xin trả tôi về
Xin trả tôi về
Xin trả tôi về… ngày xa xưa”
Khác với những bản thu trước đây của các ca sĩ khác, thay vì hát ba chữ “ngày xa xưa” thấp xuống để kết bài thì cô Hoàng Oanh hát cao lên, đẩy cảm xúc dâng lên thật cao. Cách hát này làm mình cảm thấy rất ấn tượng, giống lần CUỐN THEO CHIỀU GIÓ, cô Hoàng Oanh cũng kết bài bằng “Còn tìm đâu nữa… bóng người xưa”.
Sau khi màn trình diễn kết thúc, tiếng nhạc nhỏ dần và kết thúc nhưng tiếng vỗ tay của khán giả vẫn vang vang thêm một thời gian nữa mới xong. Cô bắt đầu phần chia sẻ cảm xúc của mình “Hoàng Oanh nhìn thấy quý vị đây giống như là nhìn thấy quê hương yêu dấu của mình. Hoàng Oanh cảm thấy cái không khí của Việt Nam nó bao trùm xung quanh đây, khắp khán đài này. Hoàng Oanh cảm nhận được cái sự ấm áp của tình người, tình người Việt Nam thân mến”.
Trong suốt phần tâm tình, cô cũng có vài lần vì cảm xúc dâng tràn nên giọng cô nghẹn lại và phải tạm ngưng vài giây mới nói tiếp được. Và mỗi lần như vậy là một tràn pháo tay giòn giã lại vang lên. Cô gửi lời cảm ơn đến quý vị khán giả đã cho cô được “70 năm sống trong tình thương của quý vị khán giả”. Cô cũng nghẹn ngào chia sẻ rằng “không biết gặp quý vị nơi đây hôm nay rồi không biết còn có ngày gặp lại hay không?”. Và riêng hôm Chủ Nhật, khi đúng là buổi thu hình chương trình Thúy Nga PBN cuối cùng của nhà văn - MC Nguyễn Ngọc Ngạn, cô Hoàng Oanh cũng có chia sẻ thêm là cô cũng cố ý tham dự show lần này để gửi lời chia tay tới chú Ngạn. Cô cũng gửi lời chúc chú Ngạn được “mọi sự an vui, sức khỏe và sống yên vui với gia đình”.
Những tràn pháo tay liên tục được vang lên cho đến khi cô Hoàng Oanh thật sự khuất bóng vào sau khán đài.
Phần hợp ca cuối cùng, cô Hoàng Oanh xuất hiện thướt tha trong chiếc áo dài màu đỏ mà mọi người chắc hẳn đã được thấy liên tục trong mấy ngày qua trên khắp mạng xã hội Facebook. Đến khi kết thúc show, cũng như trong đợt PBN130 ở Singapore, mọi người lên gần sân khấu để nắm tay, chào cô và trao tặng những món quà từ quê nhà Việt Nam. Có lẽ vì cô chưa từng về Việt Nam, nên khán giả nán lại rất lâu để được ở bên cô thêm một vài giây lát. Trước sự yêu mến của khán giả, cô lại là người cuối cùng rời sân khấu để vào hậu trường. Nếu cô Marie Tô không nhắc cô vào hậu trường đề về nghỉ ngơi chuẩn bị cho show diễn thứ hai vào ngày hôm sau, chắc cô sẽ không rời đi được.
Ngày 16/10/2022 - Những bạn fans trong nhóm Yêu Tiếng Hát Hoàng Oanh có mang quà từ Việt Nam qua tặng cô nên các bạn hẹn mình cùng đi ăn tối rồi qua khách sạn của cô để gửi đồ cho cô. Mình thật sự ấn tượng với bánh kem mà Trung đã phải thức dậy từ 5g sáng ngày 15/10 để làm tặng cô rồi cẩn thận đem cái bánh từ Việt Nam qua tới Thái Lan. Mình thương Đức khi mang tặng cô bánh tráng cuốn với suy nghĩ “không biết bánh tráng dai quá cô có ăn được không?”. Mình nể Vũ không biết em nó “điều tra” ở đâu mà ra ni áo dài của cô, rồi em đặt may luôn 4 cái áo dài mang qua tặng cô, mà sau này cô nói Vũ “hay như thám tử”. Mấy bạn cũng mua trái cây của Thái Lan đem tới cho cô dùng. Tụi mình chỉ tính gởi lễ tân khách sạn mang lên phòng cho cô, ai dè cô nói để cô xuống nhận. Thế rồi tụi mình có được một dịp ngồi tâm tình với cô ở một khoảng cách rất gần. Mọi người có cơ hội được nghe cô kể những chuyện vui hậu trường và cảm nhận được sự vui tính trong từng lời kể của cô. Mình có may mắn được ngồi kế bên cô và nhìn vào ánh mắt của các bạn khi nghe cô tâm tình và kể chuyện, ánh mắt các bạn ngời lên một sự hạnh phúc khó tả.
Ngồi tâm tình một thời gian thì tụi mình xin phép về để cô nghỉ ngơi cho lại sức vì ngày hôm sau cô phải ra sân bay sớm để về lại Mỹ. Chuyến đi lần này không những là một kỷ niệm đáng nhớ của cô như lời cô chia sẻ trong show, mà cũng là một kỷ niệm không thể nào quên của những người hâm mộ tiếng hát của cô. Và đặc biệt, cá nhân mình, khi thấy các anh chị nghệ sĩ khác xin phép được chụp chung với cô, các anh chị cũng “rón rén” và dễ thương lắm. Có lẽ các anh chị quen chụp hình với fans, nên khi chụp hình với “thần tượng” của mình, cảm xúc “hồi hộp” của một người fan lâu lắm mới quay trở lại. Thật không ngoa khi nói cô Hoàng Oanh là “thần tượng của các thần tượng”.
“Viết bao giờ thôi, nói sao cạn lời, tình tôi mến người” (trích “Lẻ Bóng” - Lê Dinh & Anh Bằng)


In Retrospect, Nguyễn Văn Trung nhìn lại - Tác giả Ngô Thế Vinh





https://www.diendantheky.net/2022/10/ngo-vinh-in-retrospect-nguyen-van-trung.html

Nền Âm Nhạc Của VNCH Và Âm Nhạc Dưới Thời XHCN - Tác giả Nhạc sĩ Lê Dinh

 

Đừng có nói rằng vì người Việt hải ngoại ghét cộng sản mà cho rằng cái gì cũng xấu, mà thực tế là chế độ nào sinh ra con người đó, nhạc Việt dưới chế độ độc tài, gian xảo, bất nhân, bán nước thì làm gì có tính nhân bản và tình cảm như Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
Về âm nhạc, từ mấy chục năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 1975 đến nay, hay nói một cách khác, bọn phỉ quyền Hà Nội đã giết chết âm nhạc Việt Nam.
Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách – như Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh (Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc, lời lẽ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căng như bây giờ.
Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.
Nhắc lại để chúng ta thấy rằng tuy là những ca khúc đầu tiên, khởi thủy của nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dù đã bao nhiêu năm qua, vẫn còn nghe được, hơn nhạc bây giờ ở trong một nước có tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chứng minh điều đó là gần một thế kỷ qua mà người ta còn nhớ ca khúc “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương.
Tiếp theo thời kỳ âm nhạc phôi thai, hay âm nhạc cải cách, đó là giai đọan nhạc được gọi là nhạc tiền chiến mà tôi nghĩ rằng vài trăm năm sau đi nữa, vẫn còn được nhắc nhở tới. Những tác giả như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Hoàng Quý, Nguyễn văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn văn Tý, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương… đã để lại cho chúng ta một gia sản âm nhạc đồ sộ, chỉ trong vòng có 20 năm ngắn ngủi. Nhắc lại những bài như:
“Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc lối đào nguyên…”
Suối mơ, bên rừng thu vắng
Giòng sông trôi lững lờ ngoài nắng…”
Hay:
“Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thoát rơi
Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi…”
Hoặc như:
“Biệt ly, nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may…”
Chúng ta nghe âm điệu sao mà du dương, uyển chuyển, tha thiết, thấm vào lòng người. Còn lời ca sao mà lãng mạn, yêu đương, tình tứ ngọt ngào đến như thế.
Rồi bước qua giai đoạn nhạc kháng chiến (nhạc cách mạng), một loại nhạc hừng hực lửa của thời toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân. Những tác giả tiêu biểu cho loại nhạc hùng tráng như đánh thẳng vào lòng người này có Phạm Duy, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, Phạm Duy Nhượng, Phạm Đình Chương, Văn Giảng… Nhưng phải công nhận rằng Phạm Duy là người có tác phẩm âm nhạc cổ súy tinh thần tranh đấu bài thực nhiều nhất, hay nhất. Làm sao mà chúng ta quên được, dù ngàn năm sau, những âm điệu và lời ca như:
Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến…”
Hoặc man mác căm hờn, như:
“Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cày bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua, gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng…”
Rồi 1954 ập đến, chia hai nền âm nhạc, một nửa phát triển mạnh mẽ ở xứ tự do, phóng khoáng và một nửa chôn vùi trong chốn ngục tù, sau bức màn tre. Một số đông nhạc sĩ sáng tác ở miền Bắc ngày trước đã tìm tự do nơi miền Nam – đất lành chim đậu – cùng chung với những nhạc sĩ sáng tác đã sống trước đây dưới chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa, kết hợp thành một lực lượng sáng tác mạnh nhất, vững chãi nhất, nhân bản nhất và lãng mạn nhất. Thôi thì trăm hoa đua nở.
Ngay từ ngày đầu di cư, chúng ta có những Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Y Vân, Hoàng Trọng, Đoàn Chuẩn, Huyền Linh, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích, Đan Thọ, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Trọng Khương, Tuấn Khanh, Hoài Linh, Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Canh Thân, Vũ Thành, Vũ Huyến, Hoài An, Thanh Bình, Lê Hoàng Long, Nhật Bằng…, cùng với những nhạc sĩ miền Nam nổi bật lúc đó, như Phạm Duy (đã có mặt ở Saigon từ 1951), Lam Phương, Trúc Phương, Châu Kỳ, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Anh Việt Thu, Mạnh Phát, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn văn Đông, Hoàng Nguyên, Anh Việt, Phạm Mạnh Cương, Lê Mộng Bảo, Huỳnh Anh, Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Khánh Băng, Minh Kỳ, Anh Bằng, Lê Dinh… và một số nhạc sĩ trẻ của thời đó như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Trường Sa, Trường Hải, Đỗ Lễ, Nguyễn Ánh 9, Thanh Sơn, Bảo Tố, Song Ngọc, Dzũng Chinh, Hàn Châu, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Đinh Trầm Ca, Giao Tiên, Thăng Long, Đài Phương Trang… hợp thành một đội ngũ sáng tác dưới chính thể tự do của hai nền Cộng Hòa ở miền Nam từ năm 1954 cho đến năm 1975.
Dù dưới hình thức nào, với bất cứ đề tài nào, nhạc sĩ của Miền Nam Tự Do cũng viết nên những tác phẩm giá trị, nhất là những tình khúc và những bài ca ngợi người Chiến Sĩ VNCH, còn tồn tại, vang dội cho đến ngày nay.
Trong khi đó, miền Bắc với chính sách bịt miệng và láo khoét, cho nên nhạc sĩ miền Bắc viết toàn những bài ca tụng ông Hồ (của họ) gàn dở, lố bịch, vô duyên, không thể nào lọt vào tai thính giả được. Chỉ một mình nhạc sĩ Thuận Yến thôi mà cũng có đến 26 bài nhảm nhí rẻ tiền ca ngợi ông Hồ. Ngoài ra còn có những Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên, Vân An, Trần Hoàn, Lưu Cầu, Trọng Loan, Phong Nhã, Huy Thục, Lê Lôi, Chu Minh v.v…viết những bài nhạc tuyên truyền, đề cao CS một cách lố bịch.
Cả Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Đỗ Nhuận… cũng bị lôi cuốn trong việc sáng tác loại nhạc bưng bô này, như Văn Cao với “Ca ngợi hồ chủ tịch”, Lưu Hữu Phước với “Tình bác sáng đời ta”, Phan Huỳnh Điểu với “Nhớ ơn bác”, Đỗ Nhuận với “Bé yêu bác hồ”... vì không viết để ca tụng, tung hô bác thì không có gạo mà ăn. Nội cái áo của bác và đôi dép của bác thôi mà cũng có đến 5 bài hát nói về áo và dép này. Chỉ còn thiếu cái áo lót của bác thì chưa có nhạc mà thôi.
(Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa – và luôn cả thời Đệ Nhị Cộng Hòa – Miền Nam VN chỉ vỏn vẹn có một bài hát duy nhất ca tụng cá nhân vị nguyên thủ quốc gia mà thôi. Đó là bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống của Ngọc Bích và Thanh Nam.
Đây không phải là chủ trương của chính phủ đề ra để bắt buộc văn nghệ sĩ sáng tác ca tụng lãnh tụ, mà đó là ý nghĩ riêng của hai tác giả, vì muốn mang ơn người đã khó khăn lắm mới đem đến sự an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư miền Bắc, trong đó có hai tác giả. Đây chỉ là một hành động để nói lên lòng biết ơn thôi.
Từ 1975 là một sự tuột dốc thê thảm, nhìn thấy và nghe thấy, không cần phải đắn đo suy nghĩ khi nói về nền âm nhạc ở nước CHXHCN Việt Nam bây giờ. Không phải nhìn từ bên ngoài rồi chúng ta nói thánh nói tướng, muốn nói gì thì nói, hay nói để... chống Cộng, nhưng phải nói rằng sự thật là như vậy. Thử hỏi có ai nghe được hết một câu lời ca trong một bài nhạc nào đó không? Có ai hiểu ca sĩ hát gì, nói gì trong bài hát đó không?
Còn nhạc thì nghe qua rồi – dù cho nghe 5 lần 7 lượt đi nữa – hỏi có ai nhớ âm điệu ra sao không, do-ré-mi-fa-sol-la-si thế nào không? Chúng tôi không nói quá lời đâu. Mở YouTube ra, bấm đại một bài nào đó ở VN ngày nay, quý vị sẽ thấy ngay lời nói của chúng tôi không mảy may quá đáng.
Bấm đại bài của Cẩm Ly hát đi, thí dụ bài “Chồng xa”, chúng ta sẽ nghe lời lẻ, văn chương quá buồn cười, trong một bài hát, nghe sao giống như lời đối thoại trong một vở tuồng cải lương hạng bét: “Dậy đi mua đồ nấu canh chua - Về cho ba mầy bữa cơm trưa…”
Về âm điệu, chúng tôi đố người Việt tự do ở hải ngoại nhớ một câu nhạc nào đó, trong một bài hát A, B, C nào đó ở VN bây giờ. Tại sao không nhớ được? Xin thưa vì đó không phải là âm điệu mà là những nốt nhạc khác nhau, bỏ chung vào một cái túi và rút ra 5, 6, 7 hoặc 8 nốt, rồi ráp lại cho thành một câu nhạc thôi. Trong khi đó, thử tình cờ lấy một bài nào đó của miền Nam, trước 1975, như:
”Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi…”
Hay như:
“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…”
Hoặc:
“Thượng đế hỡi có thấu cho VN này,
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài…”
Chúng ta nghe sao mà tha thiết quá, du dương quá và dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thương quá, dù cho cả đời mình hay một trăm năm sau cũng khó quên được.
Và xin quý vị thử bấm vào tựa một bài hát nhảm nhí nào đó của CHXHCN Việt Nam ngày nay xem. Thí dụ như bài: “Xin anh đừng” (đừng cái gì mới được chứ?) Và vô số bài nữa, như Giấc mơ không phải của anh – Anh sẽ không níu kéo – Anh ba Khía – Ông xã bà xã – Khi cô đơn em nhớ ai – Anh sai rồi – Quen một ngày cho vui – Em có thể làm bạn gái anh không – Đừng buông tay anh…, nếu kể thêm, chắc chắn quý độc giả sẽ bị nhức đầu.
Tựa đề của một tác phẩm âm nhạc là như vậy đó sao? Chúng tôi nghĩ tác giả là những trẻ con, chưa biết nói tiếng Việt hoặc là người đã trưởng thành nhưng chưa biết viết tiếng Việt. Tựa đề của một bài hát cũng phải nghe cho được chứ? “Xin anh đừng” rồi thôi, hết.
Về lời ca, mời quý vị nghe ca khúc “Giá như chưa từng quen”. Mới nghe qua tên ca khúc, chúng ta liên tưởng ngay đến một bài hát khác của miền Nam trước 1975, bài “Nếu ta đừng quen nhau”. Cùng một ý, một nội dung, nhưng người nhạc sĩ miền Nam viết tựa là: “Nếu ta đừng quen nhau”. Bây giờ, chúng ta hãy xem qua lời ca:
Bài “Giá như chưa từng quen”:
“Giá như chưa từng quen, chưa quan tâm nhiều về nhau
Người yêu ơi, anh không thể nhớ mỗi lần cách xa…”
Còn bài “Nếu ta đừng quen nhau” có lời ca:
“Nếu ta đừng quen nhau, thì đời chưa vướng u sầu
Ngày xanh chưa nhuốm thương đau, màu hoa chưa úa phai màu…”
Chúng tôi để quý vị kết luận. Chúng tôi chỉ thấy “tội nghiệp” cho tác giả bài “Giá như chưa từng quen” mà thôi.
Nếu quý vị muốn nghe thêm nữa, thì đây:
“Vì ngày hôm qua anh đã thấy em ôm hôn một người…
Như muốn cào xé nát tan trái tim anh…”
Đây là lời ca của bài “Đừng làm anh đau” và xin nói thêm , chỉ có việc “anh đau” này thôi mà có tới ba bài nhạc khác nhau, của 3 tác giả khác nhau: “Đừng làm anh đau”, “Em khóc làm anh đau” và “Mưa làm anh đau”. Đó, âm nhạc XHCNVN là như thế đó.
Về phần ca sĩ trình bày, mà người bên đó gọi là “thể hiện”, phải nói một cách công bằng, vì là nơi đông dân số, gần 90 triệu người, thì làm sao không có ca sĩ hát hay. Nhưng tiếc thay, có một số đông chỉ biết la, biết hét, hét toáng lên, khiến người nghe không biết họ hát cái gì. Và còn nữa, họ hay uốn éo ở chữ cuối câu (fioritures), có người còn ẹo ở giữa câu, nghe rất khó chịu. Việc điểm fioritures này – tức là láy – người viết nhạc chỉ dùng khi nào thật cần thiết thôi.
Nếu tác giả không có để thêm nốt fioritures thì ca sĩ đừng có tự động láy, tự động uốn éo, tự động ỏng ẹo cho nó lả lướt, như vậy là lả lướt không đúng chỗ, nghe không thể nào chịu được. Người mình có tài hay bắt chước và bắt chước giỏi. Cái uốn éo này xuất xứ từ nhạc Âu Mỹ, nhưng mà với lời ca tiếng ngọai quốc, và cũng tùy thuộc chữ nào, ý nghĩa ra sao, thì nghe được, chứ cứ uốn éo tự do, uốn éo lung tung, bất kể quân thần thì không hợp với lời Việt chút nào.
Một phần việc ca sĩ VN trong nước bây giờ hát khó nghe, lý do cũng tại cách viết lời ca của đa số những nhạc sĩ “lớp ba trường làng”, “trẻ tuổi tài cao” của thời XHCN này: chỗ nốt cao thì để chữ dấu huyền hay dấu hỏi, còn chỗ nốt thấp thì để chữ dấu sắc, hay dấu ngã. Viết lời ca như thế thì chỉ có giết ca sĩ mà thôi, bởi ca sĩ không thể nào truyền đạt cho thính giả hiểu được mình hát cái gì. Hát mà người nghe không hiểu gì thì hát làm chi?
Từ năm 1975, một thời gian đủ dài để những “đỉnh cao trí tuệ” giết chết tất cả, từ chữ nghĩa văn chương cho đến âm nhạc. Riêng về âm nhạc, họ đã vùi dập bao nhiêu công lao của những người đi trước, trải qua bao thế hệ, từ thời kỳ âm nhạc cải cách, đến nhạc mới hay tân nhạc, rồi nhạc vàng (chữ của họ gọi để ám chỉ nhạc Miền Nam từ 1954 đến 1975 mà họ đã cố tiêu diệt nhưng không được) và nay là nhạc của thời XHCN, của thời nhảm nhí: “Dậy đi mua đồ nấu canh chua - Về cho ba mầy bữa cơm trưa”.


Người Hồng Kông bị lôi vào sứ quán Trung Quốc đánh, Bắc Kinh nói họ "xâm nhập bất hợp pháp"





Hàng chục drone cảm tử Nga "khủng bố" thủ đô Ukraine, dân kể khoảnh khắc đáng sợ





Người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan đến Canada





"Châu Âu không biết đến VinFast, nếu không nói bảo hành 10 năm ai sẽ tin tưởng?"





Giá USD gần 25.000 đồng, Việt Nam sẽ phát hành thêm tiền mặt?





Công an Phú Yên nói nghi phạm tự treo cổ bằng áo, rồi CA tự khám nghiệm, mai táng





Lao động Việt tại Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Congo kêu cứu





Tâm tình của người tị nạn Việt Nam ở Canada





Tài xế bị "dân" đánh, kiểm lâm nói "vu khống"





Cựu TBT Hồ Cẩm Đào bị "bế" đi trước mặt ông Tập Cận Bình