khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Mộng Thủy hát Quê Hương Thu Nhỏ, nhạc của Nguyễn Đình Toàn







Nguyễn Bảo Thy (vĩ cầm) và Nguyễn Huy Hoàng (dương cầm) song tấu Concerto in D của Hồ Đăng Tín







Tạp Chí Tư Tưởng của ĐH Vạn Hạnh, phát hành ngày 1/1/1971







Ts Phạm Đỗ Chí luận về giá trị tài chính của vàng. Xin tạ ơn các bà mẹ VN cần kiệm tích trữ vàng. Nhờ thế, các cây vàng này đã giúp đám con của họ vượt biên sau ngày 30/4/1975






TPP thành CPTPP và hy vọng Hoa Kỳ trở lại







Trump dạy dỗ lũ bán nước







Thanksgiving 2017 to Readers







Bích Vân hát Lệ Buồn Nhớ Mi, nhạc Đăng Khánh







Bích Liên hát Chàng Dũng Sĩ và Con Ngựa Vàng, nhạc Phạm Duy







Nguyễn Hải Hoàng độc tấu dương cầm Lý Qua Đèo và Lý Quạ Kêu







Hệ lụy sau chuyến đi Á Châu của TT Donald Trump







Viet Song Contest 2017







Dọc Đường - Tác giả Thanh Tâm Tuyền




Ba người đàn ông ngồi quây xung quanh cái bàn gỗ tròn trong quán và cùng hướng về phía quốc lộ chạy mất hút vào trong rừng cao su ở hai bên. Quán bằng lá nằm cuối dãy phố mươi lăm chiếc nhà, sát cạnh con đường đất xe hơi có thể vào, ngăn phố với rừng cao su. Đầu trên dãy phố là đồn dân vệ rào ba lần thép gai trên treo lủng lẳng những ống lon rỉ. Người đàn ông ngồi ngoài cùng kế cây cột chống, mặc áo lá và quần xà lỏn, một chân co lên mặt ghế, tay bưng ly cà phê uống từ hớp nhỏ. Người đàn ông liền bên vận quần áo kaki sờn rách, đầu đội nón bẻ vành, chân đi giày không vớ, cầm chiếc muỗng nhỏ xíu gõ nhịp lên bàn. Người ngồi tách riêng một phía già hơn hết, tóc tiêu muối, vận quần lãnh đen bám bụi đỏ, áo túi trắng ngả màu, trước một ly cà phê sữa.

“Có lẽ tụi nó về hết rồi”. Ông già nói.

“Còn mà. Ít nhất còn cái 601 chưa về”.

“Vậy ai chơi nổi với mày nữa. Mày thuộc hết số xe còn gì? Thằng này điếm quá”.

“Ờ… tôi nhớ nhưng biết cái nào tới trước cái nào tới sau?”

Người vận quần áo kaki đỏ mặt cãi với ông già. Người vận áo lá quần xà lỏn nói:

“Ăn chung gì. Giờ mình chơi hết các thứ xe đi”.

“Đâu có được mày. Mắt tao nhìn không rõ. Xe ben chạy cà rề cà rề tao còn ngó thấy. Chớ bọn xe đò, xe nhà chạy giờ này nó chạy trối chết làm sao tao trông kịp”.

“Ai ăn lận tía mà tía sợ”.

Ông già lắc đầu:

“Tao không chơi nữa”.

Bà chủ quán mập bự, ngồi phía trong, nửa dòm vô trong nhà, nửa dòm ra trước, hỏi giọng khan như bị cúm:

“Nãy giờ cha nào ăn?”

“Huề. Không ai ăn thua hết”. Người đàn ông đội nón phân trần. Ông già xỏ dép, đứng lên thọc hai tay vô túi áo, móc tiền:

“Nè, trả tiền ly cà phê. Tao về cho sớm. Tối nay thế nào cũng có hành quân”.

Ông đặt mấy đồng bạc cắc lên bàn, bỏ ra theo phía hông quán, bước ngay xuống con đường đất đi sang phía rừng cao su, vòng vào một gốc cây ngoài bìa đứng tiểu. Tiếng nước chảy mạnh soi vào thân cây, người đội nón nghiêng đầu ngó là to:

“Ông già gân dữ quá ta”.

Người ngồi ngoài cũng chợt vểnh tai nghe ngóng. Tiếng ầm ì ở tít xa.

“Còn tao với mày hả?”

“Đâu có ngán”.

“Bài cào hay sóc đĩa?”

“Thứ nào cũng được. Cho mày lựa”.

Người vận áo lá vừa nhíu mày suy nghĩ vừa lắng nghe tiếng động. Khuôn mặt dài ốm nhăn nhó.
Người đội nón dở chiếc nón xuống nghĩ dò xét kín đáo hơn, cặp mắt mơ màng nhìn vào những lối cao su thẳng tối. Ông già từ sau gốc cây bước ra đường cũng ngửa cổ nghe.

“Đậu cái này rồi về tía”. Người đội nón gạ gẫm.

“Tụi bay tuột dù hết rồi. Máy trực thăng đó”.

Hai người đàn ông còn ngồi trong quán ngó nhau. Người đàn bà cũng nói:

“Trực thăng thiệt”.

Vài phút sau, tiếng động cơ nổi rõ, tới gần. Chiếc trực thăng, bay sà thấp ngang qua quán, sang phía rừng cao su bên kia lộ, quần vài vòng lớn rồi trở lại hướng cũ. Ông già nhìn theo, cười khoái trá biểu:

“Tao biểu mà”. Rồi ông bước đi. Con đường đất chạy men bìa rừng cao su dẫn tới một xóm lá lơ thơ.

Buổi chiều vàng rực ở phía sau đồn dân vệ, nhưng phía rừng cao su xanh thẫm. Xuyên qua những gốc cây thẳng tắp đến cả hai cây số là một chút chói sáng của quãng lộ quẹo như rớt xuống ngang tầm đất. Hai người dân vệ từ trong lối xóm trở ra, chân mang giày bó túm ống quần bám sình và bụi đất; một người đeo súng hai tay bưng trên miệng nút vào chiếc lá tre non kêu chít chít từng hồi như tiếng chim, một người quàng hai tay trên hai đầu súng đặt ngang cần cổ ngó phía trước, cả hai đều mặc đồ đen đội những chiếc nón vải đen có lưỡi. Họ rẽ vào quán, dựng súng vô vách, ngồi vào chiếc bàn gỗ còn dư trống. Một người kêu người đàn ông vận áo lá:

“Còn nước đá không?”

Người sau này vẫn ngồi nguyên thế co chân, chỉ xoay nửa thân trên hỏi lại người đàn bà:

“Còn nước đá không mày?”

“Để coi. Chắc còn…”

Người đàn bà vác tấm thân nặng, lê bước vô sau bếp, lục cục tìm kiếm và hỏi ra ngoài:

“Mấy chú uống gì?”

“La de”.

Người dân vệ vẫn bưng tay lên miệng hút kêu những tiếng chít chít, trong khi người bạn ngó lên tấm vách trong có cái giá bầy các chai nước hơi màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu trắng, màu nâu, xếp dài theo tấm vách ván ám khói đen. Chỉ còn hai chai la de trên giá. Người đàn ông vận áo lá, chủ quán, nhăn mặt ngó chỗ khác vì tiếng nút kêu của người dân vệ. Người đàn ông đội nón liệng chiếc muỗng xuống bàn kêu lên:

“Cha. Lâu thấy mẹ”.

Người đàn bà mang hai cái ly đá chặt cục bự nhô khỏi miệng ly đặt trước mặt hai dân vệ, rồi lại ì ạch quay trở vô giá lấy nước. Mụ dùng răng cắn mở nút chai xong rồi cất tiếng hít hà, đưa cánh tay áo quẹt ngang mồm. Ly của người dân vệ tràn bọt sủi tròn xuống bàn. Anh ta buông tay, chiếc lá tre xanh nõn ép dính dọc theo ngón tay bên phải. Anh thủng thẳng lột chiếc lá liệng vào vũng nước trên bàn. Người bạn hỏi:

“Uống lẹ đi mày. Bọn chúng đi qua thấy về lại cằn nhằn”.

Người đàn ông đội nón bỏ ghế ra ngoài hè đứng ngó mông hai đầu đường vắng ngắt như tờ. Đằng chân trời trước mặt, tiếng phi cơ ầm ỳ rồi tắt lặng không thấy dáng. Cách quán hai ba nhà là tiệm sửa xe máy. Một người thợ liu hịu làm việc với chiếc xe máy lật chổng bánh lên trời. Người đội nón quay vô biểu:

“Tối nay về Biên Hòa ngủ. Còn cái sáu lẻ một mà”.

“Ờ, để coi”.

Hai người dân vệ uống cạn ly đứng lên sửa lại quần áo, đội mũ đeo súng, trả tiền sửa soạn bước ra khỏi quán. Người đàn bà vừa nhét tiền vô túi vừa nói với chồng:

“Có đi Biên Hòa coi chừng giùm tôi đó”.

Hai người dân vệ đi ra khỏi quán, tiến về phía đồn, dáng đi nghiêm chỉnh hơn. Người nút lá tre đi trước cách bạn chừng hai ba thước, cả hai đều quay dòm vô các mặt phố. Có tiếng gọi trong rào kẽm gai ở đồng và họ cất bước chạy lúp xúp. Trong quán người đàn bà nói, trong khi người chồng mở hộc tủ của cái bàn trên bày mấy ve bánh kẹo, chai tôm khô củ kiệu chỉ còn thấy nước đục vàng, kê bên dưới giá xếp nước, lấy tiền. Trên đầu người đàn ông treo tòn ten vào móc sắt hai nải chuối già và chuối sứ:

“Mấy cha chỉ bày chuyện đi chơi không à?”

Người đàn ông đi tới chiếc ghế bố đặt bên vách, nơi người vợ ngồi để vừa ngó phía sau phía trước, lượm áo sơ mi khoác lên thân, nói:

“Mầy không thấy trực thăng quần nãy giờ sao. Bộ mày muốn tao chết…”

“Còn tôi dễ không chết hả. Cứ đi hoài tiền đâu chịu cho thấu”.

“Tao là đàn ông mày nghe chưa? Ở nhà để lỡ như lần trước chúng vô bắt kéo thây về rừng cho chúng.

Một mình tao phải kéo bốn cái thây mày nhớ không, cả đêm cả ngày tới chừng về phát đau còn bị người ta kêu lên kêu xuống hỏi hoài… Đ.m. thứ đồ đàn bà ngu!”

Người vợ kéo quần tới bắp vế gãi, mặt mụ đờ đẫn không còn phản ứng. Người đội nón trở vô quán nói tiếp:

“Máy bay quần là có chuyện mà…”

Người đàn ông chủ quán tỏ vẻ khinh bỉ vợ, bỏ vô sau rửa mặt, rửa chân, rồi thủng thẳng trở ra xỏ quần. Hai người đàn ông ra đứng trước quán. Trong rừng cao su nghe tiếng còi xe nhấn inh ỏi, hai ba chiếc xe đò đua nhau chạy tới. Dẫn đầu là một chiếc “bờ dô” mũi khoằm theo sau là hai xe cá. Chiếc “bờ dô” thắng ngay trước quán, hai chiếc xe cá vượt đi luôn. Người đàn ông chủ quán quay vô biểu vợ:

“Tao đi nghe mày”.

Người vợ nặng nề bước ra, dặn dò:

“Mai sáng về ghé chợ mua đồ về nghe”.

Người đàn ông mới dớm đặt chân lên thang phía sau xe, đợi bạn chui vô khoang nói:

“Đ.m. Nhớ mà”.

Người lơ chạy vô quán nói: “Xin miếng nước chị Hai”. Không đợi trả lời, thót vô sau nhà. Người tài xế nhấn còi thúc hối, ló đầu ra ngoài:

“Tính ngủ trong đó sao mày?”

Người lơ xe chạy ra mặt còn nhẫy nước, nhảy bám vào đuôi xe la lên:

“Rồi, chạy đi”.

Chiếc xe từ từ ngừng trước đồn dân vệ. Người lính gác trong chòi canh bắc loa tay kêu đuổi: “Tới trong kia đậu”. Chiếc xe chuyển bánh đi qua hết đoạn đường rào kẽm gai đậu trước quán hớt tóc.

Người lơ nhảy xuống đất kêu vô trong:

“Xuống lẹ lên cha nội”.

Một người đàn ông tay ôm bọc giấy dầu, lom khom bước xuống. Tới đất, người đàn ông muốn trở lên, nói:

“Không phải đây…”

Người lơ đã bước lên bực gỗ đưa tay cản ngang:

“Vậy tía quên hay tía lầm đường rồi. Tía ráng đợi đây đón xe mà về. Chớ tôi cứ ngừng hoài đợi tía kiếm nhà tới đêm tụi tôi mới về tới nhà. Cô bác kêu quá trời”.

“Cho tôi đi khúc nữa”.

“Tía hết tiền rồi. Rồi, chạy đi”.

Chiếc xe rồ ga chạy vọt thẳng vào phía rừng cao su sẫm lạnh. Người đàn ông đứng lại bên đường ngơ ngác. Hắn vận đồ bà ba đen, chân đi săng đan, tóc cắt ngắn, mặt mũi gồ ghề xanh xao. Hắn ngửa mặt nhìn lên trời trông chiếc trực thăng từ phía rừng cao su bay tới. Tiếng nổ ù tai, cánh quạt bay cuốn bụi đất mù một khoảng; cỏ cây ngả rạp. Người lớn, con nít túa ra khỏi nhà ngắm coi, bọn con nít chạy băng ngang lộ tới đứng bên bãi cỏ, tiếng người kêu gọi bị gió và tiếng động cơ quạt bay tung mất hút. Chiếc trực thăng đáp xuống nhưng không tắt máy, nó đậu vài phút rồi lại từ từ cất lên và bay về hướng đồn dân vệ tránh xa quốc lộ. Trẻ con và người lớn còn đứng lại ngắm và bàn tán. Một vài người nhìn thấy người đàn ông vận bà ba đen ôm bọc giấy dầu đứng trước quán hớt tóc. Quán hớt tóc là một bức vách gỗ thùng sữa và hai cây cột ngoài, ba mặt bỏ trống. Trong quán không có người, thợ đã nghỉ, nhưng vẫn còn một chiếc ghế ngồi trước một tấm gương đóng chặt lên vách dưới tấm gương là một cái hộc gỗ buộc treo bằng dây kẽm, không có một vật dụng nào để trên. Người đàn ông ngó thấy mặt mình trong gương, con lộ, bãi cỏ, mộ đất cao xa mờ; hắn ngoảnh mặt bước tới quay lưng lại đồn dân vệ hướng về phía rừng cao su. Kế bên quán hớt tóc là một tiệm chạp phô của người Tàu tới một căn nhà ở đóng cửa, trên các cửa đóng dán những bích chương và khẩu hiệu tuyên truyền tới một tiệm trữ Âu dược, một tấm bảng gỗ treo ngang đong đưa với dấu thập đỏ. Qua khỏi tiệm trữ Âu dược là một nền nhà đổ rồi một khoảng đất vuông cao hơn mặt đồng trồng rau muống, làm chỗ họp chợ. Trên nền đất có vết cháy đen loang, cỏ vàng úa không mọc được. Sát chợ là nhà việc, mái thủng, tường lỗ chỗ vết đạn, các cửa sổ bể gãy, tấm bảng treo rớt chỉ còn một đầu dính trên tường, nhìn vào trong gạch ngói bừa bãi chưa thu dọn. Nhà kế bên nhà việc cũng bị sập mái trước. Khỏi gian nhà gỗ, dãy phố nguyên vẹn. Người đàn ông đi qua một tiệm một người con gái Tàu ngồi đọc báo sau quầy hàng; một tiệm bán sách vở và tạp hóa; một lớp học với mươi bộ bàn ghế và tấm bảng đen; tiệm sửa xe máy với người thợ đang lui hui sửa ngoài hè. Người đàn ông ôm gói đứng lại nhìn người thợ làm việc. Anh này chợt ngửng lên toe miệng cười với người đàn ông nhưng nụ cười tắt ngay tức thời. Anh thợ ngừng hẳn tay ngắm nghía người lạ. Người đàn ông cố gắng cười, gượng gạo hỏi:

“Giờ này xe còn trở xuống không anh Hai?”

“Có lẽ hết”.

Nói xong, người thợ tiếp tục làm việc, bỏ mặc người lạ đứng ngẩn ngơ nhìn xuống. Một hồi im lặng người đàn ông nói:

“Cám ơn anh Hai”.

Người thợ không đáp, cũng không ngó lên. Và người đàn ông lại bước đi. Kế tiệm sửa xe là tiệm chạp phô của người di cư. Người đàn bà quần áo nâu răng đen, vấn khăn, mắt hấp háy đứng bên mấy bó củi và tĩn nước mắm ngó người lạ mặt chằm chằm. Người đàn ông ngó mông sang rừng cao su bên kia lộ. Hắn đi qua hai căn nhà nữa. Trước mặt căn nhà đóng cửa, đặt một cái lu nhỏ đậy nắp gỗ và một cái ca nhôm trên tường. Người đàn ông tiến lại bên cái lu, đặt gói giấy xuống hè, mở nắp lấy cái ca múc nước trong lu uống ừng ực. Uống xong hắn lại múc thêm một ca đầy đứng xích ra gần lộ để vào tay rửa mặt và cổ. Nước trà màu nâu đen. Lấy khăn trong túi áo lau khô mặt, hắn đậy nắp lu, mang ca trở lại chỗ cũ, ôm gói đồ đi tới chỗ tận cùng dãy phố là con đường đất đỏ vắng hoe ngăn cái quán và rừng cao su. Hắn đứng ở đầu đường đất ngó mông vào xóm, nhìn con lộ chảy ẩn giữa hai hàng cao su tối. Hắn bước vào quán ngồi bàn phía ngoài, đặt gói đồ lên một cái ghế. Người đàn bà mập từ sau bếp bước ra nói:

“Hết trơn nước đá rồi. Cà phê cũng hết…”

“Thím cho ngồi nghỉ đỡ đón xe”.

Người đàn bà ngó khách từ đầu tới chân. Trong rừng cao su tiếng ve bỗng kêu từ xa lan tới gần.

Người đàn ông ngó quanh khắp quán hỏi:

“Thím có bán cơm không?”

“Không, không có cơm”.

Người đàn bà bỏ vô sau nhà. Người đàn ông ngồi thẳng lưng, mó máy lật cái dây thun buộc gói giấy dầu. Hắn móc trong một túi áo lấy ra một xấp giấy gói kỹ kiểm lại và đếm những tờ giấy bạc. Mấy tờ giấy năm đồng, mười đồng. Người đàn bà trở ra hỏi:

“Không có xe hả?”

“Không có. Sợ hết”.

Người đàn bà bỗng lắng nghe bảo:

“Có xe be tới đó”.

Người đàn ông vội ôm gói đồ chạy ra lề đường. Hai chiếc xe be kềnh càng rần rần từ trong rừng cao su, xe chạy chậm. Người đàn ông đưa tay lên cao vẫy kêu: “Cho quá giang…” Hai người tài xế đưa tay vẫy chào và xe vẫn chạy.

Người đàn ông thất vọng lầm lũi trở vô quán. Từ một trại binh xa lắc vọng lại tiếng kèn chào cờ buổi chiều. Ve kêu rộn hơn. Người đàn bà hỏi:

“Chú ở đâu tới?”

“Tôi kiếm thằng em của tôi làm đồn điền cao su. Có lẽ tôi đi lộn xe, mấy năm trước tôi có lên một lần nhưng không nhớ rõ. Tôi nhớ khu nó ở gần lộ”.

“Ôi, đồn điền cao su biết mấy mà kiếm? Đồn điền tên gì ở đâu mới được chớ?”

“Tôi không nhớ, tới đúng nơi thì tôi biết”.

“Chú nói chuyện trời đất không à”.

Người đàn ông đặt gói đồ lên bàn, hai tay ngồi ôm lấy nó. Người đàn bà đột ngột xẵng giọng hỏi:

“Giờ chú tính sao?”

“Tôi không biết tính sao hết. Tôi đón xe”.

Người đàn bà cao giọng hơn:

“Chú nói cà rỡn hoài. Giờ này kiếm xe… Chú tính mà mất toi. Bộ khi không chú ngồi đó không cho tôi đóng cửa tiêm đi ăn cơm hả. Chú tính chuyện gì? Tôi kêu lính trên đồn tới đây bây giờ…”

Người đàn ông sửng sốt, giật hai tay ôm gói đồ vào bụng ngó trân người đàn bà:

“Tôi nói thiệt mà thím. Tôi đón xe mà”.

“Mà tôi biểu chú không còn xe nữa. Chú tính cách sao?”

Người đàn ông ngó ra lộ, ra ngoài rừng, nói một mình:

“Ờ. Không còn xe”.

Tiếng ve kêu chỉ còn lẻ tẻ, rời rạc xa xa. Trời bắt đầu tím trên nền bóng núi xa. Người đàn bà tìm quẹt đốt cây đèn dầu hôi mắt vẫn dòm chừng khách lạ. Một chiếc xe díp vụt ngang ngoài lộ như một cơn gió. Người đàn ông dợm đứng dậy như tính rượt theo kêu, lại ngồi xuống ghế. Đèn thắp lên. Cửa bên hông mở ra phía con đường đất bên bìa rừng đã đóng. Người đàn bà đặt cây đèn lên bàn trong, tiến đến người đàn ông hỏi:

“Giờ chú tính sao?”

Người đàn ông ngập ngừng:

“Thím cho tôi ngủ đậu. Thím làm phước. Mai tôi đón xe về sớm”.

Người đàn bà kêu lên:

“Đâu có được chú. Nhà tôi đâu phải nhà cho mướn. Biết chú là người thế nào mà cho chú ngủ đậu. Lỡ đêm chú cắt cổ tôi sao? Chồng tôi đi khỏi, tôi không chứa đàn ông…”

“Thiệt tình mà thím, tôi đi kiếm thằng em tôi. Thím làm ơn làm phước… Chớ giờ này tôi biết tính sao?”

Người đàn bà suy nghĩ vài giây:

“Bộ chú lỡ đường thiệt à…”

“Thiệt mà thím. Chớ khi không tôi tới đây làm gì”.

Người đàn bà lại cao giọng:

“Không được! Chú ở đâu tới, tôi không biết. Chú xin ngủ dậu, không được. Lỡ đêm có chuyện gì người ta xét nhà, tôi nói sao. Không được. Tôi thương chú, ai thương tôi. Thôi chú đi đi, cho tôi ăn cơm. Tôi đói bụng rồi”.

“Tôi đi đâu?”

“Đi đâu thây kệ chú chớ. Mắc mớ gì đến tôi”.

Người đàn ông chậm chạp đứng lên nhưng chưa bước đi. Người đàn bà tự động lùi lại một bước thủ thế. Người đàn ông nài nỉ:

“Tôi đi đâu? Thím nghĩ coi…”

“Tôi không biết. Mấy người rắc rối lắm… Tôi không kêu lính trên đồn là may phước lắm”.

Người đàn ông ngập ngừng bước ra khỏi quán. Dãy phố và con lộ im lặng như tờ, chỉ nghe tiếng ve rộn rã và tiếng côn trùng khởi trỗi lẻ tẻ ở bãi cỏ. Người đàn bà khép cửa quán lại nhưng vẫn còn ló đầu dòm theo người lạ. Người đàn ông đi trở ngược dãy phố. Trong tiệm chạp phô, gia đình đang ăn cơm trên bộ ngựa ở ngoài. Người đàn bà vấn khăn đang bới cơm không ngó thấy bên ngoài.

Người lạ mặt đứng lại trước tiệm sửa xe. Người thợ đã tắm rửa, thay đồ, ngồi trên ghế ngay trong cửa ôm cây đàn ghi ta đang khẩy. Người đàn ông đứng lại, rồi tiến tới bên cửa:

“Chào anh”.

Người thợ ngừng tay khẩy, ngó lên hỏi:

“Gì anh?”

Người đàn ông đứng trân một hồi mới nói:

“Anh Hai làm ơn chỉ dùm tôi có chỗ nào ngủ đậu một tối, tôi lỡ đường hết xe về”.

Người thợ cười riễu, gác cẳng lên thềm cửa:

“Chỗ ngủ đâu. Anh tới quán kia hỏi coi…”

“Tôi hỏi rồi. Họ không chịu”.

“Vậy tôi cũng chịu”.

Người thợ lại tiếp tục khẩy đàn và cười một mình. Người đàn ông vẫn đứng yên tại chỗ:

“Anh Hai cho tôi ngủ đậu. Dưới đất cũng được. Mai tôi đón xe về sớm”.

“Cha này giỡn hoài ta. Tôi đâu quen biết anh”.

“Anh cho tôi ngủ đậu một tối thôi”.

“Bộ anh cho tôi khùng hả. Cha này kỳ quá…”

Người đàn ông quay mặt về phía rừng cao su trong ấy bóng tối đã dày. Ngoài rừng trời chạng vạng nhá nhem. Người đàn ông đi tới bên lề đường. Một vài tiếng đại bác nổ ầm ở xa. Hắn đi vài bước về hướng nhà việc rồi bỗng quay bước. Trong tiệm xe máy tiếng đàn dạo đến khúc mùi mẫn. Hắn đến trước căn nhà có đặt lu nước ở ngoài và đứng lại. Nhà cửa đóng kín không thấy ánh sáng. Hắn gõ nhẹ lên cánh cửa rồi nghe ngóng. Có cả mấy phút không tiếng trả lời. Trong nhà tiếng niệm Phật rất nhỏ. Hắn đứng đợi nghe tiếng mõ đều đều thỉnh thoảng đệm tiếng chuông. Trời cứ tối dần. Một hồi hắn lại gõ cửa và sau tiếng ho là tiếng hỏi nhỏ:

“Ai đó?”

Người đàn ông không đáp. Hắn lại gõ cửa. Trong nhà lại nghe tiếng hỏi: “Ai đó?” Tiếng động trên cửa và một lỗ hổng tròn được kéo ngang tầm ngực người đàn ông.

“Ai ở ngoài đó?”

Người đàn ông cúi nghiêng xuống ngang mặt với lỗ hổng:

“Tôi lỡ độ đường”.

“Chú kiếm ai?”

“Dạ không, thưa bác con kiếm chỗ ngủ tối nay. Bác cho con ngủ nhờ”.

Bên trong im lặng khá lâu, tiếng thì thào rồi nghe giọng già cả run rẩy:

“Thôi chú ơi, tôi tu hành chú đừng phá tôi”.

“Thưa bác, thiệt tình con lỡ đường. Con đi kiếm thằng em mần trong đồn điền cao su lại lên lộn xe. Giờ không có xe về. Bác cho con ngủ đậu một tối. Mai con đón xe về sớm”.

“Thôi mà chú, chú kiếm nơi khác. Tôi tu hành mà”.

“Không đâu họ chịu cả. Bác làm phước thương con”.

“Tôi biết chú nói thật. Nhưng chú thương chúng tôi. Chúng tôi không làm gì hại ai cả. Chú cảm phiền. Trong nhà chỉ có mấy bà cháu không có đàn ông. Lỡ ra tội nghiệp, chú ơi…”

“Thưa bác con thật tình. Con không gạt. Con đi kiếm người em”.

Bỗng trong nhà có giọng thiếu nữ ngắt ngang:

“Bà tôi nói thiệt mà. Khi không tới đòi ngủ đậu. Ai mà tin được. Tụi tôi la bây giờ là lính trên đồn nghe thấy xuống tới”.

“Tôi thiệt tình mà cô Hai”.

“Thiệt hay không thiệt cũng không ai chứa người lạ trong nhà”.

Một tiếng nổ ầm rung chuyển đất. Lỗ hổng đóng sập lại và tiếng chân chạy trong các nhà. Mọi cửa đều đóng vội. Những tiếng nổ tiếp theo còn cách xa. Người đàn ông dáo dác ngó ra đường. Trên trời phía rừng cao su trái hỏa pháo bắn vọt lên lơ lửng vài phút rồi tắt. Tiếp theo một trái hỏa pháo khác.

Người đàn ông đứng ôm bọc giấy dầu bên lu nước.





Phỏng Vấn Tiến Sĩ Trần Nhơn







Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Nguyễn Khắc Viện một thời chạy theo Đức Quốc Xã - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May




Hà Nội làm lễ tưởng nìệm 20 năm ngày chết của ông Nguyễn Khắc Viện . Tuy cách đây gần nửa năm, báo chí ở Việt nam, nhứt là trên mạng, vẫn còn ca ngợi công đức của ông phục vụ chế độ cộng sản hà nội

Báo Lao Động viết ” …Cuối đời, Nguyễn Khắc Viện đã có nhiều góp ý chân thành với Đảng và Nhà nước về nhiều vấn đề chính trị, xã hội của đất nước, đặc biệt là vấn đề phát huy dân chủ của xã hội. Rất nhiều các học giả, nhà chính trị, nhà khoa học cả trong và ngoài nước đã dành những lời tốt đẹp nhất để nói về ông. Nhà triết học nổi tiếng người Pháp Gunter Giesenfeld khẳng định: “Không chỉ trong suy nghĩ mà toàn bộ con người ông là một cầu nối giữa phương Tây và phương Đông. Kiến thức bách khoa phong phú, từng trải Đông Tây, tác phẩm uyên thâm đồ sộ, ở Pháp quốc kiên trì tranh đấu, tấm lòng với nước tận trung, vòng danh lợi coi khinh, lương tâm toả sáng”. Giáo sư Hoàng Như Mai nói về ông: “Suốt cả cuộc đời, Nguyễn Khắc Viện tuân thủ trung thực và trung thành một đạo Sống rất đẹp, vốn là cái truyền thống muôn đời của trí thức Việt Nam: yêu nước, lo dân”. Nhà báo Đặng Minh Phương đã tặng ông đôi câu đối: “Tài năng đa dạng hiếm hoi, tinh thông kim cổ, tư duy sắc sảo tuyệt vời; về Việt Nam bền bĩ dựng xây, ngòi bút vì dân cương trực, thói quan liêu căm ghét, nhân cách ngát hương » .

Vài nơi khác viết ông là «bậc tiên tri », «một con người uyên bác và thẳng thắn », hoặc «người có tư tưởng canh tân đất nước »….
 
Nhưng ông Nguyễn Khắc Vìện có đủ ở bản thân ông những điều mà các « đồng chí » của ông đem lại cho ông hay không? Còn những điều ở ông, không phải bí mật gì, lại không ai nói tới, coi như không có vậy?
 
Quan trọng có lẽ là chuyện ông Nguyễn Khắc Viện chạy theo Hitler những năm 1943-1945 . Không phải chỉ một mình, ông còn dẫn theo 6 «đồng chí» trí thức khoa bảng của ông và 300 công nhân việt nam từ Paris qua Berlin đầu quân với Hitler .
 
Khi thương, trái ấu cũng tròn
 
Khi được lệnh phải bốc thơm một ngưòi nào thì miệng lưỡi cộng sản sẽ phủ kín người đó, không còn sót một chỗ nào dù nhỏ xíu để người khác có thể chen vào phụ họa thêm . Trái lại, phải hạ bệ ai, thì nạn nhơn chẳng những không còn đất sống, mà cũng không còn đủ dưỡng khí để thở nữa .
 
Như chuyện rất nhỏ, rất hiển nhiên, mà báo nhà nước cũng cố tình bỏ qua chi tiết để ngầm đề cao Viện khi thi đậu Tú Tài: «Năm 1934, Nguyễn Khắc Vìện đậu xuất sắc một lượt 3 bằng Tú Tài» .
 
Nghe qua, ai mà không lè lưỡi tỏ vẻ bái phục . Nhưng « đậu xuất sắc » là đậu như thế nào ? Đậu Tú Tài Pháp xưa nay, cả Tú Tài Việt nam ở Sài gòn trước 1975, có hạng «Thứ, Bình thứ, Bình, Ưu và tối Ưu» . Vậy Nguyễn Khắc Viện đậu «xuất sắc» là đậu ở hạng nào đây ? Còn một chi tiết nữa : Nguyễn Khắc Vìện đậu luôn 3 Tú Tài ở trường Bưởi năm 1934, tại sao nhà báo Nhà nước không nới rõ hơn ông Viện đậu 2 Tú Tài bổn quốc (Baccalauréat local) Ban Triết và Ban Toán và 1 Tú Tài chánh quốc (métropolitain – Pháp lúc đó chia làm 2 phần : Pháp chánh quốc và Pháp hải ngoại), tức Tú Tài Pháp, để tránh cho người ta khi đọc không hiểu lầm là ông Viện đậu 3 bằng Tú Tài pháp, tức cả 3 Ban (Toán, Khoa học và Triết)?
 
Nói như vậy không có ý bảo rằng Tú Tài bổn quốc kém giá trị hơn Tú Tài chánh quốc . Trái lại, chương trình học và thi Tú Tài bổn quốc nặng nề hơn Tú Tài chánh quốc . Chỉ có điều bất lợi là người đậu Tú Tài bổn quốc không học Đại học ở Pháp được vì văn bằng này chỉ có giá trị ở Đông Dương mà thôi .
 
Khi đề cao một người nào một cách thái quá, thì khó tránh giống như biến họ trở thành lố bịch. Cộng sản quen làm vì họ được dạy thờ «chủ nghĩa anh hùng», một thứ sản phẩm cộng sản tinh ròng, ở tầm cao hơn,là tôn thờ lãnh tụ .
 
Nguyễn Khăc Viện ở Paris
 
Sau 3 năm theo học Y khoa ở Hà nội, ông Vìện sang Pháp tiếp tục chương trình Y khoa tại Đại học Y khoa Paris . Ông tốt nghiệp ngành Nhi khoa và bịnh nhiệt đới năm 1941 . Qua năm sau, ông bị lao phổi nặng, vào điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao phổi chưa có thuốc chữa trị như ngày nay. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái .
 
Các bác sĩ Pháp ở nhà thương nơi ông điều trị bảo là ông không thể sống hơn hai năm . Trong thời gian nghỉ dưỡng bịnh ở Pháp, ông « tự tìm ra » một phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình . Và kết quả là ông đã sống đến 85 tuổi (1997), còn họat động tích cực, năng nổ, dẻo dai, bền bỉ trong nhiều lãnh vực : giảng dạy y khoa, tâm lý học trẻ con, cả về đạo học.
 
Thật ra, phương pháp thở mà bác sĩ Nguyễn Khắc Viện «tự tìm ra» được không phải là điều gì mới mẻ do ông sáng tạo . Nó được ông lược giản môn khí công, thiền, yoga, tài chí, dưỡng sinh… của Đông phương đã có từ ngàn xưa, dưới cái nhìn sinh lý học hô hấp của một người thầy thuốc Tây y và được ông bỏ công giản lược bằng 12 câu văn vần cho dễ nhớ ..
 
Trong chuyện này, có báo ở Hà nội nói “ bác sĩ tây bảo ông chỉ sống không quá 6 tháng » là để đề cao sự kỳ diệu 12 câu văn vần kia của ông .
 
Nguyễn Khắc Viện lại một lần nữa dấn thân
 
Vừa xuất viện, thấy sự thắng thế của Đức, Nguyễn Khc Viện  liên lạc với bộ máy tuyên truyền Đức Quốc Xã, tổ chức cho một số sinh viên Việt Nam sang Đức trong đó có Lê Văn Thiêm, Phạm Quang Lễ, Hoàng Xuân Nhị ,Nguyễn Hoán , v v (AOM, Indochine, Nouveau Fond, Hộp Hồ sơ 145, Hồ sơ số 1305 – MẬT) .
 
Tại Pháp, bộ hạ của Goebbels giao cho Đặng Đức Hồ nhiệm vụ thành lập một đội Vệ binh SS người Đông Dương ! Sau ngày nước Pháp được giải phóng, Đặng Đức Hồ Pháp bị kết án 20 năm tù khổ sai . Năm 1992, triết gia Trần Đức Thảo nói với ông Hoàng Khoa Khôi, Đệ Tứ, ở Paris : « Nguyễn Khắc Viện đã từng đem 300 lính thợ Việt Nam qua Đức đầu quân Đức Quốc Xã, khoảng 1943-1944!» .
 
Trong tờ báo viết tay, chính ông viết trọn tờ báo, và in thạch bản, Nguyễn Khắc Viện ca ngợi không tiếc lời chủ nghĩa phát-xít của Hitler : « …Rồi thấy các chính phủ dân chủ, các nghị viện lao nhao, nói nhiều làm ít, xoay sở không ra mối, họ đau lòng ngờ vực các chính phủ cộng hòa, dân biểu mà xưa nay, họ cho là chế độ tối hay . Nên có kẻ xướng lên và thi hành những quốc chính độc tài toàn quyền . Độc tài nghĩa là bao nhiêu quyền bính góp vào một người thủ súy đủ tài trí tự quyết đoán, không bị những nghị viện ô hợp làm khó dễ, cá nhân không có quyền chỉ trích những mệnh lệnh của chính phủ .
 
Có chịu như vậy một quốc dân mới tránh cái nạn quyền lợi giai cấp xâu xé làm hổn độn, mới ra khỏi được cái vòng khủng hoảng, có trật tự » (Trích «Vì đâu», Nam Việt, số 6, 8.1944, 4, Place du Panthéon, Paris V) . Địa chỉ này là Tòa hành chành Thị xã quận V của Paris, bị Đức lấy làm Cơ quan quân quản, và cũng là trụ sở báo Nam Việt của Nguyễn Khắc Viện .
 
Trước khi qua Berlin, Nguyễn Khắc Viện đã tích cực hoạt động cho Hội Việt kiều yêu nước ở Paris và trở thành Tổng Bí thư đảng đoàn . Viện đã là đảng viên cộng sản pháp .
 
Ông đã có sự chọn lựa đường lối chánh trị dứt khoát nhu vậy nên, năm 1953, Hồ Chí Minh vâng lời Staline và Mao làm cải cách ruộng đất ở Mìền Bắc, ông không một lời nói phải cho cha bị đấu tố, hành hạ đến chết, những người họ hàng khác phải tự tử vì không chịu nổi sự hành hạ như súc vật . Sau này, trước khi chết, ông trả lời một người cùng quê « ông ủng hộ cải cách ruộng đất là để có Độc lập ! » .
 
Ông Viện làm việc tận tình để cúc cung phục vụ cộng sản thì đúng . Nói ông yêu nước nồng nàn, tưởng nên xét lại . Lúc đó, người dân việt nam nơi vùng cộng sản kiểm soát bị đủ mọi áp bức của cộng sản . Năm 54, khi Hồ Chí Minh về Hà nội, Miền Bắc sống trong gông cùm cộng sản . Nếu là người thông minh, yêu nước thật tình, mà sao ông vẫn một lòng một dạ theo cộng sản được ?
 
Trong lúc đó, Trần Đức Thảo là người có tư tưởng cộng sản đặc sệt lại phản tỉnh, nhà cầm quyền Hà nội đã phải trục xuất ông khỏi Việt nam vì không giết ông được .
 
Tuy nhiên, vào những năm 1990, Nguyễn Khắc Viện, mới bắt đầu làm «tiên tri» . Ông viết sớ tâu với «Hoàng đế» Lê Duẩn đưa ý kiến cải tổ chánh trị để đảng vững mạnh . Lê Duẩn mỉm cười bảo « khéo trò cải lương » !
 
Nguyễn Khắc Viện, người con của gia đình Nguyễn Khắc, của xứ Nghệ truyền thống khoa bảng, cách mạng, nhưng ông chỉ giử được đức tánh làm việc không mỏi mệt, còn tinh thần cách mạng phục vụ lẽ phải, phục vụ dân tộc, ông đánh mất cho cộng sản mà đến ngày chết, ông vẫn chưa nhận thấy sai lầm . Ông nói ông không sợ «vô sản », tức sợ nghèo, mà chỉ sợ thứ «vô học» . Vậy mà ông có thể theo phục vụ thứ vô học đó trọn đời !
 
Trước khi chết, ông gởi gấm lại ước nguyện của ông là 12 câu hát về sức khỏe của ông được hậu thế lưu giử áp dụng . Phải chăng ông không dám nói ra ý thiệt của ông là phần còn lại cuộc đời của ông chỉ là những sai lầm đầy tội lỗi ?
 
 
 
 

Nhập cư Mỹ







VN Tuần Qua, 25/11/2017







Á Châu Trong Tuần, 24/11/2017







Ký Túc Xá Đại Học tại Paris







Concerto số 3 Rachmaninoff, quả ngọt từ tình bạn cao cả







CÒN AI KÍNH THƯƠNG THẦY CÔ GIÁO…- Tác giả Vũ Kim Hạnh




Hôm qua mình viết về ngày tựu trường, có đăng bức ảnh chụp đã hơn 40 năm. Bạn bè hỏi, nè, nhớ về Gia Long nhớ gì nhất? Nhớ thầy... nhớ bạn. Bạn thì nhiều, gần gũi hơn, bày đủ trò quậy phá nhưng nhớ rõ hơn vẫn là nhớ thầy cô. Không phải tự nhiên hổm rày thường nghĩ về thầy cô. Bởi vì nghe điểm số bất ngờ được chấm đậu vào sư phạm, ngành đào tạo ra thầy cô giáo. 9 điểm (ba môn) đậu Cao Đảng Sư phạm và 12 điểm đậu Đại học Sư Phạm. Nghề giáo không phải ở “cùng sào” mà đã rơi xuống tận đẩu tận đâu rồi khi sự lựa chọn rẻ rúng nhường ấy? Rùng mình nhớ lại một ý kiến đã đọc trên báo, rằng “cứ hăm đuổi việc giáo viên đi (hồi tháng 9 năm ngoái, khi đòi trừng trị giáo viên dạy thêm) cứ đánh đồng thầy cô giáo như tội phạm đi, rồi sẽ sớm thành công, vì chẳng còn ai làm nghề giáo nữa để mà cấm, không ai thi sư phạm để mà dọa và học sinh thì đi dâu, chúng đi du học tất”. Tôi nhớ hoài cảm giác rờn rợn người mấy ngày đó, cứ mở trang báo đầu ngày là thấy hai chữ “đuổi việc” giáo viên ngỗ ngược lạnh lẽo ngự giữa trang 1. Biết rằng đó là chỉ một cơn sốt cụ thể, còn nỗi cơ cực lâu dài của họ là chuyện ám ảnh thường xuyên bỡi áp lực thành tích đè nặng suốt năm tháng làm nghề.

Tụi tôi một nhóm những đứa học trò Gia Long học chung lớp những năm 60 vẫn còn giữ liên lạc hầu như thường xuyên với nhau và với một số thầy cô giáo, cho đến bây giờ. Chuyện đó bình thường lắm, tự nhiên mà, mình quý mình thương thì vậy thôi. Có một cô giáo tụi tôi đến thăm thường xuyên vì cô đau yếu và không có gia đình riêng. Cô chỉ có học trò. Cô Trần thị Lệ Dung, dạy Toán. Tôi học Toán và nhớ nhiều thầy dạy Toán, thầy Trương văn Minh đẹp trai (bọn học trò nói lén vậy, đôi khi tôi lén quan sát thì thấy thầy tủm tỉm khi bị đám quỷ trêu chọc) hơi khép kín và bí hiểm (vì sợ đám học trò “tấn công” chăng?), thầy Ngô Tư Vọng tài hoa, hoạt náo còn cô Lệ Dung thì lạnh, nghiêm và dạy Toán mà còn dạy cả cách đi đứng nói cười. Đám học trò cô đã định cư nước ngoài mua nhà cho cô, giao cho những đứa trong nước “theo dõi” chăm sóc cô. Đều đều, tôi đến thăm cô 4 lần trong năm (không kể khi nghe điện thoại báo cô bịnh) và tặng cô những món quà nhỏ gọn (lùm xùm cô không nhận) vào dịp Tết, Vu Lan, Trung Thu và ngày nhà giáo. Có lẽ cô cưng tôi hơn các bạn khác vì 2 thầy trò còn có trình diễn đàn ca chung trên sân khấu nhà trường, cô đàn vọng cổ (đàn tranh, trong khi bạn Võ thị Hai thì đàn ghi ta) và tôi ca. Tới giờ tôi còn nợ cô: một lần cô nói thoáng qua, bữa nào con Hạnh vô ca lại bài “người đưa đò” cho cô thu, đặng cho đám học trò nhỏ hơn em nó nghe, tôi dạ mà chân không chấm đất nên…chưa có bữa nào. Học trò tụi tôi lập một quỹ cùng đóng tiền lo cho các thầy cô khác theo lời nhắc của cô, còn những khoản lớn hơn,mua nhà, mua vật dụng trong nhà, đóng tiền bệnh viện, tổ chức cho mấy chục thầy cô nghỉ mát hàng năm thì các chị và bạn ở nước ngoài đóng góp gửi về. Chồng con của học trò cũng thành như ruột thịt với cô. Đã hơn 80 tuổi mà lần nào tôi đến thăm, cô cũng hỏi han, Tèo sao Hạnh, P. sao Hạnh và hỏi chuyện cặn kẻ, không phải hỏi lấy có. Mỗi lần đến thăm, thấy cô còn khỏe (dù có sút dần) là mừng và nghe cô “thông báo” tình hình bạn bè, các thầy cô thì thấy Gia Long gần như bên cạnh, ấm áp thân thuộc vô cùng. Đôi lúc giật mình, 50 năm rồi chứ ít gì, Gia Long ơi.


Đến thăm, cô hay nói, đâu nhỏ này, nhà báo, có chuyện gì hay kể cô nghe coi! Chuyện tôi muốn nghe và kể là chuyện các bạn và thầy cô, thế thôi. Tôi mừng thấy cô không đọc báo, nghe đài. Tôi rà rà hỏi thăm và mừng thầm, có lẽ không có đứa bạn nào “mách lẻo” với cô chuyện người ta “cả gan” bêu trên báo lời dọa đuổi việc thầy cô giáo dạy thêm. Nghề giáo, như mấy chục năm tôi biết và thấy, là nghề cao quí nhất, hi sinh nhất, nghề mà đám nhỏ luôn ước mơ “lớn lên con làm cô giáo” vì nó đẹp quá, như thiên chức, như trời định mới làm được, chứ có phải ai ban phát mà được làm và làm được đâu? May mà cô giáo tôi chưa biết về cái nền tâm trạng xã hội, thước đo giá trị con người đã ra thế nào mà nghề giáo bây giờ tới nông nổi vậy…


Ảnh. Chưa xin phép, tôi xin không đăng ảnh cô LD. Xin minh họa bằng ảnh các thầy cô giáo nghèo và cơ cực nhất: giáo viên miền núi.Học trò nhiều đứa bụng đói, đi chân không mấy cây số đến trường, gọi là trường, những khung nhà, mái thủng tường xiêu trống trơn. Có một ông thầy đặc biệt, ông đến dạy chúng và tận mắt thấy đôi nơi, có những đứa học trò nhỏ sống như…thú hoang.




Léa Salamé và Daniel Guichard song ca La Tendresse







Marie Myriam hát Les Enfants du Pirée







Céline Dion hát Pour que tu m'aimes encore







Daniel Levi và Karine Costa song ca Ce Reve Bleu







Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Phim tài liệu Vietnamerica của nhà sản xuất Nancy Bùi và đạo diễn Scott Edwards nói về chiến tranh Việt Nam







Tàu Cộng phản đố́i nhận định của Úc về vấn đề Biển Đông







Sau 20 năm, Internet 'chuyển hoá' Việt Nam như thế nào? - Source BBC Tieng Viet







Năm 2000, chỉ có 0.2% người Việt có Internet, nhưng 17 năm sau, hơn 53% dân số có thể truy cập mạng thường xuyên.
Facebook và YouTube là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam với 51% người dùng Internet sử dụng hai mạng xã hội này.

Việt Nam cũng đứng thứ 7 trong danh sách những nước có người dùng đông nhất trên Facebook, theo báo cáo của We are Social, một công ty chuyên về chiến lược tiếp thị và quảng cáo điện tử.
Chính vì vậy ngay cả những con người tiên phong mở lối khai sáng Internet tới Việt Nam còn không thể 'tưởng tượng nổi' sự phát triển bùng nổ và khuyếch đại của mạng lưới toàn cầu này.

Những ngày đầu 'gian nan' của Internet Việt Nam

Ông Thái Duy Hòa, một trong nhóm những người giúp thiết lập mạng NetNam cho BBC biết khai sinh của NetNam chỉ là một dịch vụ mạng thuộc Viện Công nghệ Thông tin.

"Lúc đó Việt Nam chưa có kết nối internet với quốc tế, Netnam cung cấp hai dịch vụ là dịch vụ email từ Việt Nam ra quốc tế và ngược lại, thứ hai là tạo ra các diễn đàn.

Ông Hòa cho biết thời điểm đầu có khoảng vài trăm người dùng, hầu hết là người nước ngoài hoặc người Việt làm cho các công ty nước ngoài có nhu cầu kết nối quốc tế.

Ông Hòa kể đến sự giúp đỡ của Giáo sư Rob Hurle và trường Đại học Quốc gia Úc, nơi đã hỗ trợ giúp đỡ về phần mềm, thiết bị hỗ trợ.

"Khi đó Việt Nam bị cấm vận, thông tin phải chuyển sang server ở Úc rồi Úc mới gửi ra thế giới."

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, người từng được bình chọn là một trong 10 nhân vật ảnh hưởng nhất Internet Việt Nam, kể lại cho BBC biết về những ngày đầu của Internet:

"Về mặt kỹ thuật đã được thử nghiệm từ đầu năm 90, khi tôi làm chủ tịch Hội tin học từ 95-97 thì có cùng anh Mai Liêm Trực, và anh Chu Hảo, là đại diện cơ quan nhà nước, tôi đại diện cho một hội của những người làm tin học Việt Nam.

"Ba chúng tôi có gặp nhau nhiều lần, ngồi đối thoại với bên công an nhiều lần. Các anh Mai Liêm Trực và anh Chu Hảo gánh trọng trách nặng nề là đi thuyết phục chính phủ. Bản thân tôi mang máy tính thuyết phục ông Nguyễn Đức Bình, người phụ trách văn hoá tư tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam năm 96-97.

"Tất cả giới chuyên môn lúc đó, cũng như các quan chức liên quan như Trực và Hảo cũng như Đặng Hữu Bộ trưởng Khoa học Công nghệ thời đấy mọi người hiểu rất là kĩ mạng Internet là mạng thông tin nói chung là một hạ tầng cơ sở rất là quan trọng cho một quốc gia, nhất là một quốc gia đang phát triển và hội nhập vào quốc tế. Không có một mạng cao tốc về mặt thông tin như thế thì ko thể phát triển hội nhập kinh tế được.

"Chúng tôi có nhiều buổi làm việc với quan chức của Bộ Công an thì phải thuyết phục các ông ấy rất là khéo là đây là một mạng hạ tầng cơ sở rất quan trọng. Không thể vì một số kẻ phạm pháp và không cho hàng trăm triệu người sử dụng mạng giao thông như vậy.

"Và Internet đã chính thức mở cửa ở Việt Nam vào ngày 19/11/1997."

Báo VnExpress hôm 22/11 dẫn lời ông Mai Liêm Trực, nói:

"Khi Chính phủ lắng nghe đề xuất đầu tiên, nhiều lo ngại được đề cập như nguy cơ lộ bí mật Nhà nước hay liệu có quản được thông tin độc hại không. Những lo ngại đó hoàn toàn chính đáng. Chúng ta đã hy sinh, mất mát quá lớn trong chiến tranh nên phải thận trọng. Nhưng không kết nối Internet thì Việt Nam không thể hội nhập", tiến sĩ Mai Liêm Trực nhấn mạnh.

"Nhiều công nghệ đã xuất hiện muộn tại Việt Nam như điện thoại chậm 50 năm, truyền hình chậm 30 năm so với thế giới. Tôi cảm thấy mừng vì Việt Nam đã không chậm chân trước con tàu Internet, bởi nếu lúc đó chúng ta không mạnh dạn mở cửa với lý do an ninh, nhạy cảm... thì giờ sẽ cảm thấy có lỗi với dân vì đã cản trở sự phát triển của đất nước".

Internet ngày đó-bây giờ "khác một trời một vực"

Nhìn nhận lại sự ảnh hưởng của Internet đối với xã hội, kinh tế, chính trị Việt Nam, ông Quang A nói: "Thực sự sự phát triển của Internet nói riêng và của cái ngành truyền thông điện tử nói chung, tôi làm trong lĩnh vực đấy, học và làm về vấn đề đó nhưng cũng bị choáng ngợp bơi sự phát triển này."

Ông nói cách người Việt sử dụng Internet ngày đó và bây giờ "khác một trời một vực".

"Hồi đó, thông dụng nhất là email, bắt đầu một vài trang thông tin chủ yếu là giới thiệu sản phẩm, cũng bắt đầu có trang web nhưng rất sơ sài, mạng xã hội còn chưa có gì gì cả. Tất cả Whatsapp, Facebook, YouTube và bản thân Google cũng mới độ 10 tuổi trở lại đây thôi.

"Internet là một sự phát triển mới hoàn toàn, nhất là với sự xuất hiện của mạng truyền thông xã hội, thì bây giờ ai cũng có thể trở thành một nhà đài, nhà báo, như thế cái rào cản để tham gia vào truyền thông đã bị hạ thấp rất nhiều.

"Nó thách thức các phương tiện truyền thông và buộc các quan chức, cơ quan nhà nước phải minh bạch hơn, có trách nhiệm giải trình hơn. Ông nói dối người ta phát hiện ra ngày. Không như trước đây, khi không có thông tin kiểm tra… giờ trong một phút người ta có thể biết ông nói đúng không đúng, nguồn tin là sai, lập tức người ta phản ánh lại.

"Đó là một đóng góp rất là lớn của Internet, giúp người dân thực sự làm chủ, có tiếng nói, bắt các quan chức nhà nước phải có trách nhiệm giải trình với họ. Đây là một phần thiết yếu cho sự phát triển dân chủ.

"Tôi lấy ví dụ là các bác tài xế dùng tiền lẻ một cách hợp pháp để phản đối các trạm thu phí BOT ở tận đồng bằng sông Cửu Long nhưng bà con ngoài Ninh Bình biết được, nhìn được và học ngay được và họ cũng làm tương tự rồi Đồng Nai cũng như vậy," ông Quang A nói thêm.

Internet 'con dao hai lưỡi'

"Tôi nghĩ những ai nghĩ rằng Internet sẽ đóng góp lớn trong quá trình chuyển hoá dân chủ thì hơi ngộ nhận. Nó là một công cụ rất tốt giúp cho việc truyền bá kiến thức, tổ chức kêu gọi thảo luận. Nhưng việc cuối cùng là hành động của con người, chỉ có chém gió thì không có ý nghĩa gì cả."

"Và bản thân chính quyền cũng sử dụng Internet để giám sát những người dùng Internet khác, để tìm hiểu hoạt động của các nhà hoạt động dân chủ… bằng biện pháp thô bạo bắt giữ, cản trở, phá sóng, chặn mạng.

"Nếu người ta đánh giá sự tự do của Internet từ 20, 10 năm trước đến này thì có thể thấy nó tự do, nhưng đánh giá theo tiêu chuẩn của Freedom House chẳng hạn, như việc Việt Nam có bật tường lửa không, có chặn những người viết trên mạng, có bỏ tù blogger không thì Việt Nam đứng hàng đội sổ là đúng.

"Hiện bây giờ người ta đang ráo riết bàn về luật an ninh mạng, đang tìm cách xiết lại. Nhưng đối với giới trẻ Việt Nam, dựng tường lửa chặn trang này trang kia, giới trẻ biết thì 5 phút dùng proxy này browser kia là vượt tường lửa ngon ơ. Một trò mèo vờn chuột mà mèo luôn rất khó bắt được chuột.
"[Việc cấm Internet ở Việt Nam] là một điều rất là khó. Họ làm ko khéo thì họ lại cản trở sự phát triển hội nhập của đất nước," ông Quang A nhận định.

'Đột phá'

Còn ông Hòa thì nhận định việc Việt Nam mở cửa cho Internet là "một bước đột phá".

"Ngày xưa sợ là không quản lý được thì cấm. Nhưng sau đó thay đổi, phải đi theo hướng mở, mở rồi đi theo quản lý. Theo tôi nó đã giúp được rất nhiều, người trẻ có thể tìm kiếm thông tin học hành, mua bán trao đổi thông tin, kết nối bạn bè cộng đồng.

"Đây là một biến đổi lớn nhất, tích cực nhất cho xã hội Việt Nam từ trước đến giờ," ông Hòa kết luận.