khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Đời người đàn bà qua nét vẽ trong bốn phút !



Như lời bài hát Lữ Hành của Phạm Duy:

"Tương lai trong bàn tay.
Người đi trong không gian
Nhịp xe uốn vòng tử sinh
Bánh xe tang ngoại ô
Chiếc nôi trong vòng hoa"





Hoang-Kim Cung, gốc Việt Nam, thắng giải hoa hậu tiểu bang NEBRASKA, US, năm 2015





Tàu Cộng có đáng sợ hay không? Không !!!!!





QUÀ VẶT SÀI GÒN, LÀM SAO MÀ QUÊN ĐƯỢC ! Tác giả Cao thoại Châu




Tôi không sinh ra, cũng không có mối tình nào hoặc hôn nhân nào với người Sài Gòn hay tại Sài Gòn, nhưng  lớn lên và được thành phố này cho một thói quen, một cái thú. Đó cũng có thể gọi là “bệnh” hay văn hóa quà vặt thì cũng thế.


Gọi là “quà” để phân biệt với “bữa”, một đằng ăn bất cứ khi nào, ở đâu, còn  đằng kia “cơm có bữa chợ có chiều”. Và gọi là “vặt” vì nó chỉ là một món nhỏ không “ra tấm ra món”, không quán sá mà là vỉa hè, cái ghế con con, có khi đứng và cả khi bệt, tất nhiên đó là những giờ phút tung cánh chim ngoài một cái hộp giam hãm nào đó. Được có những phút thăng hoa ăn ngon khỏi cần khỏi lụy vào nội trợ lỉnh kỉnh dễ làm tổn thương thị hiếu ẩm thực, mà không hạnh phúc sao?

Người ăn vặt rất đa dạng nhưng chiếm tỉ lệ cao là con gái, đàn bà không kể tuổi tác, và làm sao thiếu đàn ông trong những người thực hành một thứ văn hóa bình dân đại chúng vừa…làm đẹp phố phường, vừa góp phần… cải thiện đời sống xóa đói giảm nghèo cho một số dân nghèo đô thị này?   Sài Gòn là một trong hai “kinh đô” của quà vặt với tính đặc thù cao.

Về cơ cấu, quà vặt  Sài Gòn có thể chia theo nhóm. Nhóm có nước chấm như thịt bò khô đu đủ, lỗ tai heo khìa, khô mực nướng, bì cuốn, gỏi cuốn, bò bía ( Pò pía?), bánh tôm, cá viên chiên…Nhóm ngọt như đậu đỏ bánh lọt (lọc), chè trứng gà, sâm bổ lượng, nước mía, tàu hũ, chè tú xọn, chè thưng…Nhóm có tinh bột gồm mấy thứ bánh mè, bánh bò, bánh tiêu, bột chiên…Và nhóm gốc thực vật như cóc, me, ổi, chùm ruột, ổi dầm, chuối chiên, khoai lang nướng, bắp nướng, bắp xào, xoài, đu đủ, khóm ướp lạnh…Không thể quên những quà vặt gốc động vật như trứng cút, trứng vịt lộn, trứng gà nướng và trời hỡi, làm sao quên trứng vịt lộn?

Xa Sài Gòn lâu ngày, nhưng quên thế nào được khúc đường Nguyễn Huệ đối diện với rạp chiếu bóng Rex, ngày xưa có một cái quán nhỏ, gần như cái hầm rượu nhưng sạch sẽ tươm tất.  Quán Thảo - của ba người, một mẹ hai con gái đều tên là Thảo, chỉ bán có hai thứ làm mê mệt nhiều người. Bún bì và bì cuốn xén gọn gàng hai đầu nhỏ nhắn , trong có mùi lá lốp và nước chấm thì chỉ có…Thảo mới có được!

Người Sài Gòn thuở nào khó lòng quên một vỉa hè khá rộng góc Lê Lợi - Pasteur, những đàn bồ câu dạn dĩ, cây cối nhiều mà lại có tới hai thứ quà nổi tiếng. Những chiếc tủ kính nhỏ bán bò khô của người Bắc, không dát mỏng nhuộm phẩm đỏ như khô bò Chợ Lớn  mà từ Hà Nội mang vào. Nó dày và mềm màu hơi xỉn vì chiên với nước tương, ăn với đu đủ sống bào thành sợi. Lách cách tiếng kéo của người bán, xúyt xoa cay của người ăn đủ dạng, đủ tuổi. Không biết cái nào có trước nhưng hai thứ quả là dìu nhau cùng nổi tiếng và đông nghẹt, bò khô ăn xong có ngay nước mía chen và đứng- nước mía Viễn Đông! Nghe nhắc đến 4 chữ này hẳn có nhiều người nhảy dựng lên, buồn khi nhận ra mình đang ở bên Tây!

Quà vặt Sài Gòn là một quần thể không thể thiếu của người Sài Gòn.  Nhiều vô kể, làm vừa lòng mọi loại người từ kẻ lang thang trốn học đến những cặp tình nhân sắp đến ngày cưới đã giảm dần e thẹn bẽn lẽn và cả những cặp vợ chồng đồng bệnh lâu lâu đưa nhau về “chốn cũ” vừa khoái khẩu vừa đỡ được bữa ăn chiều hì hục.

Cánh phụ nữ thường dùng chiêu “cơm nhà quà vợ” để chấm điểm đức ông chồng tức là chỉ nhắm vào mục tiêu là chịu giam chân ở nhà! Nhưng “quà vợ” làm sao thú vị bằng “quà vặt” vỉa hè?  Có thể nói hè phố mà không có quà vặt thì không còn là hè phố Sài Gòn nữa! Nó là một đại siêu thị open air dành cho những ai mang bệnh ăn vặt.

Một cô gái sau mấy năm du học nước ngoài trở về, nói khi ở nước người ta điều cô nhớ da diết là Sài Gòn ồn ào sôi sục và sự gần gũi cởi mở của người Sài Gòn không đâu có, hai là quà vặt của đất này. Là một tay sành ăn quà vặt có nghề ngay từ nhỏ, du học về cô gái mở luôn cửa hàng có máy lạnh chuyên bán quà vặt! Qua cách nói thấy đó là một đầu tư độc đáo nhưng hơi lo cho cô bởi dường như quà vặt khó sống được trong nhà hàng, người ta vào đây để ăn tiệc và người mê ăn vặt sẽ ra vỉa hè!
Cái gì của số đông được số đông chấp nhận, tạo ra một nét của đất, không bị sàng lọc thải loại bởi thời gian thì cái đó phải chăng là văn hóa? Mọi thứ có thể mất đi nhưng cái còn lại là văn hóa, về Sài Gòn những năm sau này nhiều thứ không còn nữa. Nhưng đố ai không thấy quà vặt trên vỉa hè Sài Gòn?

Văn hóa quà vặt Sài Gòn !

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Hà Nội, trái tim của tổ quốc CHXHCNVN, ăn ngon gấp mười năm xưa !





Hà Nội thời bao cấp (1954-1989) : chế độ tem phiếu 


Hà Nội bây giờ (tháng 11 năm 2014): ăn bún bò xào

Cách viết chữ Việt trên iPad, iPhone



1. Mở iPad hay iPhone > Chọn Setting.
 
 
 
2. Bấm General > Keyboard.
 
 
 
3. Bấm International Keyboard.
 
 
4. Bấm Add a new language > chọn Vietnamese.
 
 
 
5. Bấm vào hình quả địa cầu để chuyển đổi bàn phím qua lại từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nhìn vào thanh khoảng cách (space) bạn sẽ thấy chữ English, hoặc Tiếng Việt.
 
 
 
 
6. Tiếp theo, bạn chọn một trong hai cách sau để viết chữ Việt:
- Cách dùng kiểu gõ dấu Telex:
s: dấu sắc (vd: as → á)
f: dấu huyền (vd: af → à)
r: dấu hỏi (vd: ar → ả)
x: dấu ngã (vd: ax → ã)
j: dấu nặng (vd: aj → ạ)
Gõ đôi: â (aa), ê (ee), ô (oo), đ (dd)
Ghép thêm chữ w: ă (aw), ư (uw), ơ (ow)
 
 
 
 
Hoặc bằng cách dí ngón tay vào các nguyên âm, sẽ làm hiện ra một khung nhỏ có các ký tự Việt liên hệ, bạn kéo ngón tay tới ký tự nào thì ký tự ấy sẽ hiện ra trên bài viết.
 
 
 
 
Hình bàn phím iPad khi ta dí ngón tay lên chữ A và chữ O (chế độ tiếng Anh).
 
 
 
Hình các ký tự Việt hiện ra khi ta dí ngón tay lên chữ O (chế độ tiếng Việt).

Phỏng vấn Thầy Phó Tế Vũ Thành An (Nhạc Sĩ Vũ Thành An.)






Mời thưởng thức bài hát Rồi Cũng Già của nhạc sĩ Vũ Thành An 




 


Attraction perform their stunning shadow act





Bài hát "Ru Mưa', Nhạc và Lời: Nguyễn Văn Hoàng. Đã được trình bày của ban tam ca Vũ Dạ (Trường Trung học Kỹ Thuật Cao Thắng) tại Sài Gòn, Việt Nam những năm 1968-1970.





Sau cơn mưa, đường lại ngập - Sài Gòn 22/11/2014





Suy tưởng về tinh thần "ân,oán" từ cuộc di tản năm 1975 đến ngày định cư tại Mỹ!





Saigon cũa tôi tiếp nối truyền thống "phồn vinh giã tạo" thời trước 30/4/75





Tàn dư của thực dân mới xâm lược: kết thúc có hậu !





BBC Vietnamese phỏng vấn giáo sư kinh tế Đặng Phong về tư duy kinh tế ở Việt Nam







Di sản của GS Đặng Phong
Trước tin Giáo sư Đặng Phong qua đời, kinh tế gia Mai Kim Đỉnh trò chuyện với BBC cảm nhận của ông về giáo sư Đặng Phong:
 
GS Đặng Phong
GS Đặng Phong đã tìm đến kho tàng vô giá đồ sộ mà chính quyền VNCH chưa kịp triển khai

 

Với giáo sư Đặng Phong chúng tôi vẫn gọi nhau là anh em, và tôi biết ông từ khi ông còn làm ở Viện kinh tế Việt Nam, nơi ông là kinh tế gia chuyên biên khảo lịch sử kinh tế.

Hành trình đưa tôi đến gần với GS Đặng Phong [trước hết là] công việc của tôi trong chương trình Việt Nam khi làm việc khá mật thiết với Viện kinh tế Việt Nam ở Hà Nội, và Viện kinh tế tp.HCM.
Hai viện này, dưới mắt tôi, là hai 'think tanks', tức là hai cơ quan tư vấn đầu não cho kinh tế miền Bắc và kinh tế miền Nam.

Có thể nói tuyệt đại đa số các chuyên gia ở hai viện này cũng như nhiều nơi khác như Viện quản lý kinh tế trung ương hay Viện qui hoạch chiến lược dài hạn, đều rất tốt cả.

Kế hoạch Lilienthal-Vũ Quốc Thúc

Riêng với GS Đặng Phong thì còn trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, sau khi miền Nam giải phóng.
Ông là trí thức miền Bắc, tình cờ khi vào trong Nam đã đưa đẩy ông tìm đến kho tàng vô giá và rất là đồ sộ mà chính quyền miền Nam ở Sài Gòn ngày xưa chưa triển khai kịp.

Đó là những tập sách từ công trình nghiên cứu của GS Vũ Quốc Thúc với ông Lilienthal người Mỹ, qui hoạch chiến lược phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam thời hậu chiến, và còn rất nhiều công trình khác.

Ông Đặng Phong đã nói với tôi những bức xúc của miền Bắc, và đặc biệt là của những trí thức miền Bắc, của những người có học một chút về kinh tế.

Lúc đó kinh tế Việt Nam, sau thời kỳ quá độ đã đi tới thời kỳ gần như băng hoại, gần như trên bờ vực tan rã.

Tất cả các chương trình về hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn hoàn toàn thất bại, có thể nói là không đem lại bất kỳ hiệu quả kinh tế nào cả.

Thậm chí qui hoạch kinh tế lấy quận huyện làm cơ sở cũng là một sự phân tán hỗn độn.

Trước mắt bài toán lương thực và vật giá là khúc mắc rất lớn.

Trong thời kỳ đi vào miền Nam cùng một số chuyên gia kinh tế miền Bắc được gởi vào, ông Đặng Phong đã nói riêng với tôi, ông rất ngạc nhiên, rằng trước khi vào miền Nam và tìm đến mớ tư liệu đồ sộ của chánh phủ Sài Gòn còn để lại nguyên xi, ông tưởng rằng miền Nam không hề có sơ sở nào để đặt nền móng nghiên cứu một kế hoạch phát triển dài hạn cho miền Nam và cả miền Bắc Việt Nam nữa, trong thời hậu chiến.

Chuẩn bị cho đổi mới
 
Chánh phủ VNCH đã làm, nhưng tiếc thay công trình đó rất cập rập, chỉ vài năm sau biến cố Tết Mậu Thân, thành ra không còn triển khai gì hết, và sau đó miền Nam tan rã.

Nguyên bộ sách đồ sộ đó được tàng trữ và không ai đụng tới.

Và khi ông Đặng Phong vào thì ông đã nói với tôi tất cả những ý kiến về vấn đề phát triển nông nghiệp, chiến lược phát triển công nghiệp, phát triển về giáo dục đã được định hướng khá chi tiết.
Dĩ nhiên cũng chưa phải là toàn hảo lắm, bởi vì nó chỉ là một phần miền Nam Việt Nam mà thôi, chưa có nhìn toàn diện luôn cả miền Bắc.

Lúc đó ông bắt đầu nghiên cứu, và càng nghiên cứu ông càng thấy cần phải đối chiếu, soi rọi, và cần phải xác định trở lại đâu là những đóng góp thực sự của những nhà kinh tế miền Nam trước đây.

Những nhà trí thức, cả kinh tế miền Bắc lẫn miền Nam, đã âm thầm, sau khi đã có đề cương đổi mới sau Đại hội Sáu, cùng ông mạnh dạn nghiên cứu và biên tập để trình lên cấp trên của ông để ứng dụng, vận dụng.

Và ông nói với tôi một câu, khi ông qua đây làm giáo sư thỉnh giảng ở đại học Oxford và đại học SOAS, rằng sự đổi mới, thành tựu đổi mới không chỉ nằm trong Đại hội Sáu - dĩ nhiên Đại hội Sáu đưa ra những đề cương lớn, mà nhờ vậy cả nước mới có một cái ô dù pháp lý để che chở - nhưng thực sự ra những anh hùng làm nên cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam và thành tựu ngày hôm nay là phải ca tụng những nông dân ở miền Bắc và ở miền Nam, những người đã phá vỡ tất cả những hệ thống qui hoạch, hợp tác hóa để trả đất, trả ruộng vườn lại cho nông dân.

Nhờ vậy mà nền kinh tế Việt Nam từ đó trở thành một nước thay vì nhập khẩu gạo lại đi xuất khẩu gạo và nhờ vậy Việt Nam mới lần lần tích lũy và lần lần xây dựng được một hệ thống kinh tế đối ngoại khá, giống như ngày hôm nay.

Hòa giải, hòa hợp

Trong quá trình đi tìm hiểu đó GS Đặng Phong đã nhìn thấy, và cũng rất may là cái tâm của ông cũng rất là bao dung, phóng khoáng, không cục bộ, bản vị, cho nên mới nhìn được như vậy.

Và nhân đây tôi cũng nói lại, thí dụ chẳng hạn như chuyện cựu Thủ tướng Phan Văn Khải, năm 1975 lúc gần giải phóng được đưa vào Nam để chuẩn bị tiếp quản Sài Gòn.

Lúc đó ông Phan Văn Khải chỉ là một người rất nhỏ trong Ủy ban kế hoạch nhà nước, dọc đường đi vào Sài Gòn ngày 30 tháng Tư một phần nào ông đã nhìn thấy cơ sở kinh tế miền Nam.

Nó không giống như là mô tả trong những sách báo hay những cơ quan chính luận, chính thống của Đảng.

Khi ông vào rồi ông bắt đầu nghiên cứu thêm các tư liệu về kinh tế miền Nam, và nhờ vậy mà khi làm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đi đôi với ông Sáu Dân - Võ Văn Kiệt - đã tạo nên một viễn kiến lãnh đạo và tạo nên sự Đổi Mới.

Tóm lại, đối với GS Đặng Phong thì có thể thấy từ bên ngoài rằng các trí thức miền Nam cũ - kể cả GS Vũ Quốc Thúc mà tôi không biết khi ông đi sang Pháp có gặp hay không - và tất cả những công trình nghiên cứu của miền Nam trước đây đã được lọt vào đôi mắt, ít ra là đôi mắt xanh của một người thấu đáo, hiểu người, hiểu ta và nhìn thấy được đâu là vấn đề.

Thành ra qua đây tôi cũng muốn nói một điều, là tất cả sự Đổi Mới và thay đổi của Việt Nam, nếu muốn đi lên vững chắc hơn nữa thì không thể dừng ở vị trí hiện tại này.

Trí thức Việt Nam

Đảng và nhà nước thật sự phải quyết tâm và mở rộng cánh cửa, hợp tác thực sự để cho đội ngũ trí thức hiện nay ở ngoài cũng như ở trong nước, nhất là phía trong nước, có thể có những ý kiến, và những ý kiến đó cần được trân trọng, đánh giá, và khuyến khích.

Như vậy thì mới có thể làm được những kế hoạch tốt đẹp, chứ không thể nào dựa vào những chương trình ODA, dựa vào những ông ngoại quốc IMF hay World Bank.

Những ông đó thực sự ra họ chỉ biết một số vấn đề rất phiến diện.

Tôi đã làm chương trình Việt Nam trong 10 năm. Tôi đã gặp họ rất là nhiều.

Mỗi ông vào Việt Nam trang bị một số thống kê và tư liệu, mà các thống kê và tư liệu đó chỉ là con số hai chiều mà thôi.

Nó còn thiếu một độ dày là tâm hồn của người Việt Nam, tâm tình của người Việt Nam.

Tôi muốn nói tất cả những sự đổi mới ở trong kinh tế Việt Nam sẽ không thành công nếu không có những đóng góp của đội ngũ trí thức âm thầm ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, tất cả những cơ sở như Viện chiến lược, Viện kinh tế Việt Nam ở miền Bắc, Viện kinh tế tp.HCM, Viện qui hoạch dài hạn, Viện kinh tế đối ngoại, v.v.

Tôi nghĩ rằng chánh phủ Việt Nam nên vận dụng và khai triển thật sự chất xám của đội ngũ trí thức ở trong nước trước hết, rồi đến ở bên ngoài.

Thế hệ tiếp nối

Hôm nay khi phát biểu qua BBC, tôi nghĩ ông Đặng Phong cũng sẽ nhìn thấy tôi, khi gặp ông, từ hoàn toàn đối kháng - tôi ở miền Nam, ở tù 10 năm sau giải phóng - nhưng rồi tất cả đều gặp nhau trên một đại vận, nhìn thấy con đường đi đích thực của đất nước, chúng tôi đã gặp nhau.

Tôi xin mượn câu của Nguyễn Du trước khi mất đã than: "Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như", không biết 300 năm sau ai là người có thể hiểu được tâm tình của Nguyễn Du qua Đoạn trường tân thanh để nhỏ lệ cho ông.

Ngày hôm nay, dù tôi từng gặp ông Đặng Phong rất ít, và hiểu ông rất ít, trong một công trình đồ sộ mà ông đã nghiên cứu, biên tập, biên khảo, tôi có những lời tâm tình này mong ông từ bên kia cũng nhìn thấy, và nhìn thấy ít ra cũng có một người không biết nhiều, nhưng đã chia sẻ phần nào nhãn quan của ông.

[Như vậy theo nhận định của ông, GS Đặng Phong không chỉ là người nghiên cứu, tổng hợp lại lịch sử kinh tế Việt Nam mà còn đại diện cho nhóm người có thể coi là đã tạo ra nội lực và phương pháp cho Đổi Mới của Việt Nam?]

Đúng như vậy. Vì tất cả những công trình của ông Đặng Phong đều không phải một mình ông làm được.

Ông được hậu thuẫn rất nhiều từ Viện kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Gs Đỗ Hoài Nam mà tôi cũng từng gặp, là Viện trưởng, cũng như từ phía Nam, khi Viện kinh tế tp.HCM được thành lập, với tiên phong đầu tiên là GS Bạch Văn Bảy, GS Tôn Sĩ Kinh, và hiện nay là ông Trần Du Lịch.

Tất cả những người đó, dĩ nhiên "ăn cơm chúa" không thể nào nói khác 100% nhưng tất cả những câu nói, đề án, đề cương nghiên cứu không hoàn toàn xu nịnh, mà có sự thanh nghị rất chính xác, rất khoa học, rất cơ sở.

Tôi nghĩ rằng chánh phủ Việt Nam nên và tất cả Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ khoa học công nghệ, Bộ tài nguyên môi trường v.v. phải sử dụng thật sự, phải đưa vị trí các viện chiến lược đó lên hàng đầu trong quá trình qui hoạch kinh tế Việt Nam, chứ không phải dựa vào, kỳ vọng vào các ông donors (các nước cấp viện) như ODA mỗi năm cho bao nhiêu tiền, rồi phán và dạy dỗ những câu gì đó.
World Bank (Ngân hàng thế giới) không phải là cái gì hoàn hảo cả, để những nghiên cứu phát triển về ngư nghiệp này nọ phải nhờ WB hay IMF.

Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn phi lý, trong khi tất cả những viện ở tại Việt Nam có rất nhiều anh em trí thức rất rất giỏi.

Di sản của GS Đặng Phong

Tôi nghĩ rằng cái di sản lớn nhất GS Đặng Phong để lại là ông là người hòa giải giữa những xung đột ít ra có thể gọi là về ý thức hệ hay trí hệ giữa trí thức miền Nam cũ với trí thức Việt Nam hay tức là trí thức miền Bắc sau 30 tháng Tư.

Ông là người đã nhìn thấy được tất cả. Ông đến với tất cả những người đã có đóng góp trong nghiên cứu kinh tế miền Nam trước đây.

Ông đã đến với tôi trước khi tôi đến với ông. Tôi nghĩ vị trí lớn nhất của ông chính là sự hòa giải đó.
Cũng giống như ông Võ Văn Kiệt, vị trí lớn không phải là công trình đổi mới gì cả, mà là đã hòa giải thực sự, đã đến với những trí thức miền Nam còn lại ở Sài Gòn, và đã thực sự sử dụng họ.

Khi thành lập cơ quan tư vấn ông đã mời rất nhiều anh em trí thức miền Nam, trong đó có những người đi ở tù cải tạo về, vào tham vấn cho ông. Đó là những điều hết sức quan trọng.

Cho nên tôi nghĩ những công trình lớn của ông Đặng Phong không phải là biên tập, bởi vì chữ nghĩa cũng chỉ là 26 chữ cái mà thôi, chỉ là hai chiều, không có tâm tình phía trong đâu.

Nếu không có sự hòa giải, hòa hợp thực sự, ngồi lại với nhau, thì không bao giờ có được một đất nước suôn sẻ để đi lên.

Tôi nghĩ công trình lớn của ông Đặng Phong không phải là những nghiên cứu của ông, mà chính là sự hòa giải, cái tâm hồn hòa giải thực sự của ông, tiêu biểu cho một phần của người trí thức chân chính là biết ta, biết người, thành ra đến với nhau.


Cám ơn 'cái phước' - Người viết: Vân Nguyễn





Moi trong ngàn câu trả lời, cuối cùng mình rút ra kết luận là nhờ vào cái số. Người ta ưa nói, “ai cũng có cái số’. Vậy số của mình là số gì? Giày thì số sáu, áo thì số bốn. Ủa, mà số ở đây là số phần chứ đâu có mắc mớ gì đến ba cái số quần áo giày dép gì đâu ta!

Mình sanh nhằm tuổi con trâu, số cực, nhưng may mắn là mình sanh vào ban đêm. Đâu có con trâu nào đi cày ban đêm, cho nên mình được phước là... ngủ nhiều hơn cày, cái này phải cám ơn Ba Má mình. Mà chắc tại nhờ ngoài ruộng vào ban đêm không có đèn, nếu có chắc trâu cũng phải cày ca ba không chừng!

Nhưng chưa hết, vừa lớn lên thì từ “con trâu” Việt nam, mình được ông anh lãnh qua làm “con trâu” Mỹ. Mà ở Mỹ thì người ta ưa nói “Trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy ‘con trâu’ đi nằm”, cho nên mình được thêm cái phước là... nằm coi TV nhiều hơn ngồi làm việc, cái này phải cám ơn ông anh mình.

Rồi đến chuyện tình duyên, số tử vi nói số mình sống xa gia đình, càng xa nhà càng khá giả, bởi vậy hồi đó mình không muốn lấy chồng là hàng xóm, sợ không khá, mà dọn qua AZ để xa xa chút, thử coi có khá chút nào không. Nhưng AZ với CA có cách xa là bao nhiêu, bởi vậy chỉ thấy đủ ăn đủ mặc. Phải biết trước hồi xưa dò bản đồ cẩn thận coi nơi nào xa nhất mới đến đó lấy chồng thì đỡ biết mấy, nếu gặp người ở ngoài hành tinh khác thì chắc còn khá dữ tợn hơn! hehe! Nhưng mà thôi, đủ ăn đủ mặc là mừng rồi, nhiều người không có cơm ăn áo mặc rồi sao! Cái này phải cám ơn ông xã mình, đã lặn lội từ AZ qua CA đem mình về để chăm sóc… cho ổng (chết tía ở cái chỗ có thêm hai chữ ‘cho ổng’ ở đằng sau! Hic!)

Nhưng cũng nhờ lấy chồng xa mà mỗi năm hai lần mình có dịp tận hưởng được cái không khí gia đình cha mẹ anh chị em cháu chắt chút chít đoàn tụ, vui ơi là vui, gia đình đông anh em vui ở chỗ đó. Vậy mà hồi nhỏ không biết sao cứ nghĩ làm con một sướng, muốn gì được đó. Mà nghĩ lại thì mình cũng là con một chứ bộ, nhưng không phải một đứa mà là… một bầy! Cái này phải cám ơn toàn thể anh chị em mình mới đúng!

Đến chuyện con cái, nhắc đến thêm nhức đầu, đúng là con đến tuổi teen, mệt mỏi hết sức. Nhưng cũng nhờ vậy mà mình hiểu thêm được nuôi con khôn lớn nên người khó khăn như thế nào, thôi thì cũng cám ơn hai thằng con khỉ gió đã cho mình biết “nếm mùi thương đau” với người ta!

Điều cuối cùng, mà cũng là điều quan trọng nhất, đó là công việc làm. Thầy bói nói mình trên bước đường công danh có kẻ tiểu nhân thọc gậy bánh xe. Mình nghe sợ quá, cho nên không dám chạy xe nhỏ, sợ bị thọc gậy, lúc nào cũng mua xe van cho bự bự chút, định chơi luôn chiếc hủi lô hay xe tăng mà thấy dị hợm quá nên thôi! Nhắc đến việc làm thì phải cám ơn nhiều người lắm. Nào là công ty được gia hạn hợp đồng, nào là bà sếp không để ý chi ly đến mỗi ngày mình làm được bao nhiêu việc hay lên mạng tán dóc bao nhiêu giờ, rồi đến mấy ông bạn đồng nghiệp luôn tận tâm kiên nhẫn nghe mình giải thích công việc làm bằng cái giọng Mỹ lai căng. Nhiều khi mình biết là mình nói mình còn không hiểu thì làm sao mấy ổng hiểu, nhưng tội nghiệp mấy ổng, cũng ráng chịu khó chờ nghe mình nói cho hết, còn đến khi về đến chỗ, mấy ổng có chửi thầm không thì chẳng biết! Hehe!

Còn nhiều điều để cám ơn lắm, nhưng trên hết vẫn là cám ơn nước Mỹ, mình thực sự không hình dung được nếu như không có nước Mỹ thì cái số của mình sẽ là như thế nào, cuộc sống mình có được những gì mình đang có hay không.

Xin cám ơn, cám ơn!


Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Kẻ lạ trên thung lũng hoa vàng



Cuando sali de la habana, valgame dios
Nadie me ha visto salir sino fui yo
Y una linda guachinanga como una flor
Se vino detras de m, que si senor
Si a tu ventana llega una paloma
Tratala con carino que es mi persona
Cuntale tus amores bien de mi vida
Cornala de flores que es cosa ma
Ay chinita que si, ay que darme tu amor
Ay que vente conmigo chinita
A donde vivo yo
Y una linda guachinanga como una flor
Se vino detrs de m, que si seor
Si a tu ventana llega una paloma
Trtala con cario que es mi persona
Cuntale tus amores bien de mi vida
Cornala de flores que es cosa ma
Ay chinita que si, ay que darme tu amor
Ay que vente conmigo chinita
A donde vivo yo
Ay chinita que si, ay que darme tu amor
Ay que vente conmigo chinita
A donde vivo yo



Gởi cho anh em xem đoạn video buổi họp mặt ngày 20/07/2014 tại SàiGòn của cựu học sinh Việt Kiều Hồi Hương Campuchia của 3 trường học Công Giáo Miche (toàn là năm sinh) + Providence (toàn là nữ sinh) + Mater Dei (Nam Nữ học chung). Buổi họp mặt này được anh bạn ở Belgique về VN tổ chức mỗi 2 năm/lần


Đây là hình của Thu Hà để anh em dễ nhận ra ở phút thứ 0:05 (Thu Hà mặc áo trắng đeo sách tay màu đen), phút 2:06 và ở phút 4:55 .







Thu Hát Cho Người- Nhạc Vũ đức sao Biển- Ca sĩ Bằng Kiều



Giòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.
Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa.
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ.
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ.

Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó,
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư.
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió.
Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ.

Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương,
Trong mênh mông chiều sương
Giữa thu vàng, bên đồi sim trái chín
Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay.

Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người.
Biệt ly nào không muộn phiền trên dấu môi.
Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi.
Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người.

Thu hát cho người,
Thu hát cho người, người yêu...ơi !


Saigon Beats Hanoi Four Decades After Vietnam War -- Người viết: Jason Folkmanis and Nguyen Dieu Tu Uyen



Almost four decades after the Vietnam War ended, Saigon has turned the tables on Hanoi, outstripping its conqueror in investment and growth.

The former southern capital, renamed Ho Chi Minh City but still widely known by its prewar name, contributes almost a quarter of the country’s gross domestic product and the market capitalization of its stock index is seven times Hanoi’s. (VHINDEX) Now, Saigon is upping the ante with plans to build a new airport that would increase capacity as much as fivefold.

“By all measures, Ho Chi Minh City has moved into a more advanced place than Hanoi in terms of the sophistication of its economy and local companies,” said Edmund Malesky, an associate professor of political economy at Duke University in Durham, North Carolina, and the lead researcher for the Vietnam Provincial Competitiveness Index, compiled by the Vietnam Chamber of Commerce and Industry with U.S. aid.

It’s a long way from the chaotic day of April 30, 1975, when North Vietnamese tanks crashed through the gates of the presidential palace. Replicas are now parked outside as a tourist attraction, while the renamed Reunification Palace is a favored venue for shareholder meetings.

Saigon’s population has more than doubled to 7.8 million, while its economy grew 9.3 percent last year, pushing the city’s per-capita GDP to $4,513, more than twice the national average. In Hanoi, which has about 6.9 million residents, the economy grew 8.3 percent to increase its per-capita to $2,985.

Economic Hub
 
That makes the southern city key to Vietnam’s efforts to revive a national economy heading for its seventh straight year of sub-7 percent growth after averaging 7.3 percent in the previous seven years.

Ho Chi Minh City’s relative wealth makes it the entry point for many Western brands. McDonald’s Corp. (MCD) Chief Executive Officer Donald Thompson attended the opening of the company’s first branch in the country in February. A second opened in May near Ben Thanh market, a landmark where tourists slurp bowls of spicy beef noodles and shop for lacquer boxes and raw silk.

Hanoi got its first Starbucks Corp. store in July -- more than a year behind Ho Chi Minh City, which now has eight.

“Saigon is the dynamo, the city with more energy,” said Ray Burghardt, the Hanoi-based U.S. ambassador to Vietnam from 2001 to 2004, who lived in South Vietnam from 1970 to 1973.

Looking South

Part of that dynamism is rooted in the city’s past. Southern Vietnam’s trading roots date back centuries, according to Martin Stuart-Fox, an emeritus history professor at Australia’s University of Queensland in Brisbane. While Hanoi’s history is tied to the presence of neighboring China, about 100 miles away, Saigon, next to the rich alluvial plain of the Mekong Delta, is 700 miles to the south and closer to Thailand, Malaysia and Singapore than it is to the Chinese border.

“Southern Vietnam was always a frontier area, and because it didn’t have that close contact with China and didn’t look north as Hanoi always had, people in the south looked outward instead and welcomed trade,” said Stuart-Fox. “Then, when the French moved in, they built drainage canals to increase rice production in the Mekong Delta and boost trade with France, and in general focused on exploiting the south economically.”

Vietnam’s post-1975 attempts to stifle enterprise misfired “abysmally” in Ho Chi Minh City, with many entrepreneurs sent to labor camps for “capitalist activities,” until a crumbling economy caused Marxist tenets to be diluted or scrapped, Stanley Karnow wrote in his book “Vietnam: a History.” After the so-called Doi Moi economic reforms in 1986, Saigon resumed its role as a commercial hub, with newly freed entrepreneurs quickly resuming their businesses.

Western Influence

Growth was boosted in 2000 with the signing of a bilateral trade agreement with the U.S.

“The south has always had more U.S. influence on its business culture,” said Than Trong Phuc, managing director of technology-focused investment fund DFJ VinaCapital LP in Ho Chi Minh City. “Doing business here is more straightforward, whereas doing business in the north involves more government and a complex maze of relations.”

Saigon’s economy even may have benefited from being on the losing side of the war because it removed much of the government presence that existed when it was the southern capital, said Sesto Vecchi, managing partner of the Ho Chi Minh City office of U.S. law firm Russin & Vecchi. He arrived in South Vietnam in 1965 with the U.S. Navy and was in Saigon in the days before it fell.

Less Government

“Now there’s even less government impact on people’s decision making here,” said Vecchi, who returned to live in the city in 1993. “A lot of the government influence in those days was directed toward the war, but even with that, Saigon always had a strong commercial environment.” Hanoi’s position as the nation’s capital is a double-edged sword. While it makes the city vital for businesses that must deal with the ministries, especially banks, it also creates a more restrictive regulatory environment.
 
“We need to see more progress in terms of the economic-reform policies coming out of Hanoi,” Burghardt said. “Ho Chi Minh City is a hostage to the speed of those reforms.”
Ho Chi Minh City ranked 10th last year and Hanoi 33rd among 63 Vietnamese provinces and cities in the country’s competitiveness gauge, which weighs measures such as entry cost, transparency and access to land.
 
Downtown Airport

Ho Chi Minh City’s advance is most evident at the airport, which saw some of the fiercest fighting during the battle for the city in 1975. A 20-minute drive from Reunification Palace, Tan Son Nhat is now in the heart of Saigon’s expanding sprawl of houses, shops and factories. Still coded SGN for Saigon, it’s almost at bursting point, with almost twice the number of passengers that fly in and out of Hanoi.

The planned new airport in neighboring Dong Nai province eventually is expected to handle 100 million passengers a year, compared with about 20 million at Tan Son Nhat. The project needs approval from the National Assembly and its first stage, costing about $7.8 billion, wouldn’t be operational until at least 2020.

Meantime, the number of travelers coming to Vietnam keeps rising, climbing 11 percent last year to 7.6 million. Tourists heading to Hanoi are drawn to the scenic limestone islands of Ha Long Bay; in the south, it’s the beach resorts of Mui Ne and Phu Quoc island or the former emperor Bao Dai’s summer palace in the hills in Dalat.

The latest offering is a resort and casino at Ho Tram beach, with courtesy buses shuttling gamesters for the 2 1/2-hour drive to and from Saigon.

“The beaches in the north can only be used for half the year; the southern beaches are beautiful, and they are usable year-round,” said Paul Stoll, who helped set up the Vietnam Tourism Association and is chief executive of Celadon International Hotel Management Joint-Stock Co. “Ho Chi Minh City is Vietnam’s superhub.”

Hà Nội hay Sài Gòn, nơi nào sống tốt hơn theo bạn?



So sánh dễ thôi: Saigon là Khoa, Hà Nội là Khương. Bác Khương bây giờ mới giăng buồm ra Biển Đông gửi email; còn bác Khoa bây giờ đang ngồi trên hạm đội 7, lấy Iphone quay phim !!!!

Bốn mươi năm qua, vật lực và tài lực cả nước đổ dồn ra xây dựng trái tim tổ quốc. Trong khi đó, Saigon với kế thừa con người và trái tim tự do của chế độ dân chủ trước 75 vẫn thừa sức "beats" Hanoi sau 40 năm, như bài viết của người ngoài VN đã đăng trên báo Bloomberg vào tháng 9 năm 2014. Và, ý kiến này cũng được đồng thuận cho thứ hạng giữa Hà Nội và Saigon từ những người được phỏng vấn bởi đài BBC Tiếng Việt.

Bấy nhiêu cũng đủ để trả lời câu hỏi nhức nhối : AI THẮNG AI?





Triển lảm Hà Nội một trăm năm trước





Bánh xe được giải phóng !






Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

BẠN ƯỚC CHỒNG BẠN LÀ GÌ ?



Em ước chồng em như giáo viên
Trả bài anh nghĩ đến thường xuyên
Đêm về cứ thế không cần nhắc...

Cuộc sống vui tươi hết muộn phiền.
 
 
 Em ước chồng em như bác sỹ
Chả cần văn vẻ, chả làm thơ
Cứ vào là bắt cởi quần áo
Nhanh gọn để em khỏi phải chờ.
 
 
Em ước chồng em giống phi công
Máy bay anh lái cứ như không
Tọa độ chỗ nào anh rõ hết
Khỏi phải lò mò, đỡ mất công.
 
 
 Em ước chồng em như thợ điện
Rất giỏi lần theo những cái khe
Mỗi khi anh cắm vào trong ổ
Máy móc theo nhau chạy phè phè.
 
 
 Em ước chồng em giống sỹ quan
Súng ống luôn luôn được sẵn sàng
Anh bắn phát nào ra phát đấy
Trăm lần trăm trúng, nghĩ mà ham.
 
 
 Em ước chồng em như một chuyên gia
Chứng khoán kinh doanh rất tài ba
Khi lên, khi xuống, khi trồi sụt
Quy luật anh thông, khỏe đến già.
 




 
  Em ước chồng em như sếp ngân hàng
Luôn nhắc người ta nhớ kỹ càng
Nếu mà rút sớm thì sẽ thiệt
Lợi ích đôi bên giảm rõ ràng.
Vẫn biết mỗi nghề một hay riêng
Quan trọng chồng em phải thật siêng
Mỗi nghề học lấy vài ưu điểm
Như kể trên này, ắt lên tiên.

Chúc mừng Minh K1 mới vừa có cháu nội gái



Minh: Cháu nội gái mới sanh lúc 11:45am ngày 16 tháng 11 năm 2014, tên là Levia Nguyen, cân nặng 7 pounds. Hai mẹ con đều khỏe. Tạ ơn Chúa


Nhìn lại nền giáo dục VNCH, sự tiếc nuối vô bờ bến



http://tuxtini.com/2013/12/01/nhin-lai-nen-giao-duc-vnch-su-tiec-nuoi-vo-bo-ben/

Tại sao VN thua kiện chất độc màu da cam?



image
Chất độc da cam có màu… Cam??!! Hồ sơ 1 vụ tự ngộ độc vì tuyên truyền!.
 
Tại sao VN thua kiện chất độc màu da cam? Bài đọc tìm thấy trên mạng khá dài chỉ xin tóm lược những ý chính:
 
Trước hết, điều đơn giản và dễ hiểu là khi bạn bị dao đâm thì bạn thưa thằng đâm bạn hay thưa thằng bán dao? Như vậy tại sao không thưa Chính phủ Mỹ hay bộ quốc phòng Mỹ mà lại thưa công ty hóa chất? Có gì khuất tất mà không thưa ngay thằng cầm con dao mà cứ đè thằng bán dao ra mà thưa? Hay là vì 1 thỏa thuận nào đó khi thiết lập bang giao với chú Sam? 0-1 cho VN

Chất độc màu da cam màu gì?

image
 
Khi hỏi câu này thì 90% người VN trả lời: thì màu cam chứ màu gì, cái tên đã nói lên tất cả rồi mà hỏi gì mà thừa vậy?


image
 
Sai, xin thưa nó màu trắng chứ không phải màu cam. Theo quy ước của chính quyền Mỹ thì các mức độ độc hại được sắp xếp theo màu thì màu da cam đứng hàng thứ 2 trong nhóm chất độc nên các hóa chất khai hoang làm trụi lá cây được chứa trong các thùng màu cam và ghi trên thùng “Orange agents” để cảnh báo. Do tuyên truyền quá hay nên hầu hết đều tưởng lầm là nó màu cam và điều này dẫn đến 1 tai hại là nhân chứng là 1 cựu chiến binh miền Bắc và 1 anh du kích ở Bến Tre được đưa từ VN sang nói họ nhìn thấy máy bay Mỹ xả chất độc làm vàng chóe cả bầu trời!

image
GS.TSKH Phan Thị Phi Phi thứ hai từ bên trái.
 
Mà trong đoàn có 3 nhà trí thức là GSTS Phan Thị Phi Phi của ĐH Y Hà Nội và BS Dương Quỳnh Hoa và BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng-GĐ BV Từ Dũ. Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa còn phát biểu trước tòa là chính mắt bà thấy (lúc còn ở trong chiến khu) có 1 thùng chất độc màu da cam còn nguyên bị rớt xuống, khi đi ngang qua ai cũng phải lấy túi nylon che miệng-mũi lại. Và sau đó đưa ra các hình ảnh dị tật của trẻ em VN được coi là do di chứng của chất độc màu da cam. Đó là lời chứng từ bên nguyên cáo.

image
 
Bây giờ xem bên bị cáo nói gì? Họ lặng lẽ trình chiếu vài hình ảnh cho tòa xem. Hình ảnh chất da cam được lấy từ thùng màu cam là hóa chất có màu trắng! Sau đó là quy trình phun chất này trên máy bay: hóa chất được trộn chung với nước sau khi đã được làm hòa tan với dầu hôi và không có thùng màu cam nào được đưa lên máy bay, đơn giản là người ta xịt hổn dịch nước chứ không rải bột! Họ còn trình chiếu tấm bản đồ minh họa khu vực xịt chất khai hoang được lưu tại bộ quốc phòng Mỹ cho thấy vùng ngoại vi thị xã Bến tre (nơi nhân chứng sống) không được xịt thuốc, lý do đơn giản là vùng đó có mật độ cư dân đông đúc. Hai bàn thua “đúp” cho VN. Tỷ số lúc này là 0-3

 
Tiếp đến luật sư bên bị cáo hỏi nhân chứng là 1 cựu chiến binh miền Bắc, nơi sinh, nơi cư trú và lý do tại sao ông có mặt tai nơi đó. Họ viện dẫn hiệp định Geneve và kết luận, ông xâm nhập biên giới bất hợp pháp vào 1 vùng chiến sự, và còn toàn mạng trở về là 1 sự may mắn vì đã không bị trúng bom mìn! Thêm 1 bàn thua nữa cho VN.

image
 
Tổng kết: 0-4 cho VN, bằng đúng kết quả hiệp 1 trận bán kết World Cub Brazil- Đức. Đó là chưa kể các lời “làm chứng gian” của các nhân chứng. Nếu đây là 1 phiên tòa hình sự thì các nhân chứng có thể bị khởi tố vì tội làm cản trở luật pháp như tất cả phiên tòa trên thế giới.

image
 
Ngoài ra bên bị cáo còn cho là VN đã gộp chung các trường hợp dị tật ống thần kinh do thiếu acid Folic vì không có sản phụ nào tại VN được cho uống acid Folic trước và 2 tuần đầu của thai kỳ (bs Phượng lúng túng khi họ chất vấn bà là trong suốt cuộc đời hành nghề của bà cho đến nay, có bao giờ bà kê toa cho sản phụ folic acid trước và ngay khi vừa mới thụ thai không?- thường thì các sản phụ tại VN chỉ đi khám thai khi thai nhi được 2-3 tháng trở lên, khi đó folic acid không còn tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh) và hình ảnh trình chiếu của bên nguyên cáo có cả những trẻ em mắc bị bịnh Down! Nhưng tòa cho rằng chi tiết này không quan trọng vì 0-4 là đã quá đủ!

image
BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng-GĐ BV Từ Dũ
 
Phiên tòa có 3 cố vấn là 3 nhà trí thức mà không chịu khó tìm hiểu chất độc màu da cam có màu gì để “mớm” cho nhân chứng thì quá tệ.
 
 image
 
Sau phiên tòa này, có 1 công văn chính thức sửa tên chất độc màu da cam thành chất độc da cam (bỏ đi chữ “màu” tai hại) và từ nay trên mặt báo sẽ là chất độc da cam.

 
Trong chất khai hoang (chất độc màu da cam) mà Mỹ rải xuống miền nam có chất Dioxin là 1 hóa chất rất độc hại và là 1 phụ phẩm ngoài ý muốn trong quá trình sản xuất nhưng với 1 tỷ lệ rất nhỏ, nếu so về mức độ độc hại thì chất khai hoang này còn thua DDT (dichloro diphenyl trichlorothane) đã bị cáo cấm từ thập niên 1970s mà chất này được sử dụng rộng rãi cả 2 miền Nam-Bắc để diệt côn trùng. Chất khai hoang này (2-4-D và 2-4-5-T) với 1 liều rất nhỏ (vài chục phần triệu) thì là 1 chất kích thích sinh trưởng thực vật, hiên nay có bán rất nhiều tại VN và có trong hầu hết trái cây có xuất xứ từ NƯỚC LẠ.

image
Hiện được sử dụng rất hạn chế bởi độc tính của nó và vì có nhiều chất thay thế ít độc hơn, nhưng có ưu điểm là giá rất rẻ nên táo, lê…bán ở VN thường có dư lượng chất này.