khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Bắt Trẻ Đồng Xanh - Tác giả Võ Phiến




Một số đông đảo dân chúng tại Hoa Kỳ và Âu Châu đang lo ngại chuyện "bắt trẻ đồng xanh" của IS đang lặp lại, có phải CSVN đang xuất khẩu kịch bản những ngày trước 30/4/75 cho khủng bố Hồi Giáo bây giờ?


Trong những ngày gần đây ai nấy chỉ những xôn xao về chuyện ngưng chiến: Bao lâu nữa nhỉ? Làm gì bây giờ?

Trong bao nhiêu năm trời, chúng ta đã quen với nếp sống chiến tranh đến nỗi hòa bình làm chúng ta bối rối. Nhưng thiết tưởng ngưng chiến không đáng làm chúng ta bận tâm đến thế. Chiến tranh này sắp kết thúc, bằng cách này hay cách khác, hoặc sớm hơn một ít hoặc chậm hơn một ít. Chuyện phải đến rồi sẽ đến, nó xảy đến ra sao dường như cũng đã được trù liệu.

Cái đáng bận tâm là những điều tiếp theo cuộc ngưng chiến ấy.

— Thì các vị lãnh đạo của chúng ta đã tiên liệu rồi: đấu tranh chính trị chứ gì? kinh tế hậu chiến chứ gì?

Đấu tranh chính trị, nó hiển nhiên quá, nó sờ sờ ra đấy, tưởng như rờ mó được. Nói rằng trong giai đoạn tới ta với cộng sản phải đấu tranh chính trị với nhau, nói thế gần như không phải là tiên liệu gì ráo. Đó là đối phó. Chuyện ấy đến ngay trước mắt rồi, ta buộc lòng phải đối phó tức khắc, thế thôi.

Nhưng nói thế còn là khá. Hầu hết mọi người chỉ chăm vào những cái gần hơn nữa: hàng mấy trăm ký giả mỗi tuần bu đến phòng họp báo của các phái đoàn Hoa Kỳ và Bắc Việt để ghi lấy dăm ba câu tuyên bố loanh quanh, các bình luận gia khét tiếng của báo này báo kia, đài này đài nọ bóp trán suy đoán xem lúc nào thì ngưng oanh tạc dưới vĩ tuyến 19 v.v… Thiên hạ theo dõi ý kiến của họ.

Trong lúc ấy nhóm lãnh đạo ở Hà Nội lặng lẽ lo liệu công việc mai sau: tức một cuộc chiến tranh khác. Một cuộc chiến tranh quân sự hẳn hòi. Và họ tiến hành thực hiện chuẩn bị, ngoài sự chú ý của dư luận: các bình luận gia có tiếng, khét hay không khét, gần như không mảy may quan tâm đến chuyện ấy.

Thế mà đó mới là chuyện đáng quan tâm. Thiết tưởng là chuyện đáng quan tâm hơn cả vào lúc này. Bởi vì nếu ta mù tịt về ý định của đối phương trong tương lai thì trong cuộc đối thoại thương thuyết với họ hiện thời ta làm sao biết đặt ra những điều kiện cần thiết?

Cuộc bắn giết sắp tới giữa Miền Nam và Miền Bắc đã được cộng sản xếp đặt từ lúc này, cũng như cuộc bắn giết thê thảm mười năm qua được họ xếp đặt từ trước tháng 7-1954, trước ngày đình chiến theo hiệp định Genève.

Thượng tuần tháng 7-68 một nhóm luật gia họp ở Grenoble buộc Hoa Kỳ vào tội gây chiến tại Việt Nam. Sau đó, nhóm luật gia tranh đấu chính trị Việt Nam họp tại Sài Gòn cãi lại: Mặt trận Giải phóng Miền Nam đã thành lập từ năm 1958 và ra mắt ngày 20-12-1960, còn người lính Mỹ đầu tiên chỉ mới tử trận trên lãnh thổ Miền Nam ngày 22-12-61.

Người của pháp luật, họ cãi lý với nhau, họ bắt bẻ nhau như thế. Không hiểu sao họ chỉ nói tới Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Trước họ, nhiều người đã đi ngược lên tới Mặt trận Tổ quốc, và xa hơn Mặt trận Tổ quốc: tới cái nghị quyết của đảng Lao động đã đẻ ra Mặt trận này.

Mặt trận này, mặt trận nọ…, đó là những bằng chứng đã có tên gọi. Chờ cho cộng sản đặt tên rõ ràng các hoạt động của họ mới chịu cho rằng họ hoạt động tức là nghĩ tệ về họ nhiều quá. Họ đâu có chậm chạp như vậy? Trước những hoạt động có tên gọi đã từng xảy ra nhiều hoạt động không tên gọi, và trước cả các hoạt động không tên là những toan tính xếp đặt kỹ càng.

Khi họ nhận thấy không thể thanh toán cả nước Việt Nam một lần, mà phải chấp nhận điều đình với Pháp để giữ lấy nửa nước, thì họ đã đặt ngay vấn đề: còn lại nửa nước kia, phải giải quyết ra sao? Và họ đặt kế hoạch “giải quyết”, cùng lúc với kế hoạch điều đình. Nghĩa là vào năm 1954, chứ không phải năm 1958.

Thật vậy, hiệp định đình chiến vừa ký kết, thì những điều khoản ngưng cuộc chiến tranh bấy giờ được họ thi hành đồng thời với những điều chuẩn bị cuộc chiến tranh sau. Đồng thời, không muộn hơn một ngày nào.

Lúc ấy chính quyền quốc gia lo đùm túm kéo nhau vào Nam, và tổ chức cuộc di cư cho đồng bào Miền Bắc. Di cư là đi cả nam lẫn nữ, cả già lẫn trẻ: công chức già thì vào theo nhà nước để lãnh hương hưu, các cụ cố thì theo con cháu vào để được nuôi nấng và chết giữa đám con cháu v.v…

Cũng lúc ấy, cộng sản lo liệu công việc của họ có lớp lang:

— Vũ khí, họ chôn giấu lại một số ở Miền Nam;

— Cán bộ và binh sĩ, họ chọn lựa một số cho ở lại: có hạng được bố trí để len lỏi vào các cơ quan quốc gia, có hạng trở về cuộc sống thường dân chờ thời cơ, có hạng đổi vùng để hoạt động, có hạng vừa lẩn trốn vừa bám lấy địa phương để hoạt động v.v…

— Địa chủ, phú nông, trót bị ngược đãi tù tội, đều được tha thứ, giải thích, dỗ dành để xóa bỏ hận thù. Những thành phần không dỗ dành được thì họ thủ tiêu, vì xét nguy hiểm đối với tính mạng những cán bộ nằm vùng của họ;

— Tập kết theo nguyên tắc: Đưa ra Bắc hạng trai trẻ có thể làm việc đắc lực và sản xuất giỏi cùng hạng có uy tín có khả năng; bỏ lại trong Nam hạng lão nhược có thể làm một gánh nặng cho quốc gia. Cố ý gây phân ly chia cách, làm thế nào để mỗi gia đình đều có kẻ đi người ở;

— Gấp rút tạo thêm nhiều liên hệ giữa thành phần tập kết ra Bắc và dân chúng Miền Nam: đặc biệt là tổ chức những đám cưới cấp tốc khiến cho hàng chục vạn binh sĩ và cán bộ Việt cộng ra đi bỏ lại trong Nam bấy nhiêu cô vợ trẻ, có những cô chỉ ăn ở với chồng được đôi ba hôm.

Bấy nhiêu cô vợ trẻ và gấp đôi gấp ba chừng ấy cha mẹ già cùng cô cậu chú bác v.v… là một lực lượng đáng kể. Bằng chính sách tập kết và gây liên hệ này, cộng sản cưỡng bức một số người về sau phải làm nội tuyến cho chúng.

Ngay từ đầu, tình cảm của những người này đã hướng về Bắc, theo bóng kẻ thân yêu. Thái độ và hoàn cảnh éo le của họ khiến nhà chức trách địa phương lo ngại, đề phòng. Do đó, họ thành một khối người dần dần sống cách biệt, nếu không là đối lập với chính quyền miền Nam. Một vài trường hợp đối xử vụng về bị khai thác, một vài sự hiểu lầm bị xuyên tạc: thế là mâu thuẫn giữa hai bên trở thành trầm trọng. Rồi một ngày kia, chuyện được tính trước sẽ xảy ra. Xin thử tưởng tượng: gia đình có đứa con hay người chồng ra Bắc năm 1954, hai năm sau, một đêm nào đó, có kẻ lạ mặt lẻn vào nhà, lén lút trao cho xem một lá thư và một tấm hình mới nhất của con hay của chồng từ Bắc mang vào, gia đình nọ làm sao nỡ tố giác kẻ lạ mặt, dù biết họ đang gây loạn. Đã không tố giác được, tất phải che giấu, nuôi dưỡng mối liên lạc. Từ việc này đến việc khác, gia đình nọ dần dần đi sâu vào sự cộng tác với tổ chức bí mật của đối phương, chịu mệnh lệnh của họ, rốt cuộc gia nhập hẳn vào hàng ngũ của họ.

Chính vì như thế mà thư từ hình bóng của cán binh tập kết có giá trị đặc biệt quan trọng: những năm 1956, 57, 58, cán bộ từ ngoài Bắc xâm nhập vào hoạt động, trong người họ bao giờ cũng mang theo một số thư từ, hình bóng của cán binh tập kết. Đó là lợi khí hết sức đắc dụng giúp họ đặt các cơ sở quần chúng đầu tiên.

Gây được cơ sở quần chúng, vận động được sự đóng góp số lương thực tiền bạc cần thiết để nuôi quân rồi, bấy giờ các lực lượng vũ trang tại chỗ bắt đầu được thành lập, các lực lượng vũ trang ngoài Bắc kéo vào. Sau đó mới có cái Mặt trận Giải phóng ra đời.

Như vậy, cuộc chiến hiện nay không hề khởi đầu từ những bất mãn chống một chế độ độc tài gia đình trị, không hề khởi đầu từ sau việc chính quyền Sài Gòn từ chối cuộc tổng tuyển cử 1956, không hề khởi đầu từ ngày khai sanh mặt trận nọ mặt trận kia.

Cuộc chiến này xuất hiện ngay từ những cuộc liên hoan chia tay giữa kẻ ở người đi trong thời hạn 300 ngày tập kết, những cuộc liên hoan có hát có múa, có bánh trái tiệc tùng… Nó xuất hiện ngay từ những đám cưới vội vã sau ngày đình chiến, những đám cưới lắm khi tổ chức tập thể, do trưởng cơ quan, trưởng đơn vị chủ tọa. Nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến này không phải là những kẻ ngã gục vào 1958, 1959, mà là những cô gái tức khắc biến thành góa bụa từ 1954.

Dân chúng Miền Nam ai nấy đều biết những bận rộn tới tấp, những công việc bề bộn ngổn ngang mà nhà cầm quyền cộng sản hồi ấy phải làm cho kịp trước khi rút ra Bắc. Trong hoàn cảnh rộn ràng bấy giờ, nếu không vì lý do quan trọng, chắc chắc đảng và nhà nước cộng sản hồi ấy không đến nỗi quá sốt sắng lo cưới vợ cho cán binh như thế. Chắc chắn. Dù tìm trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào của bất cứ dân tộc nào, cũng hiếm thấy một trường hợp chính phủ lo vợ cho quan binh túi bụi đến chừng ấy.

Cũng như hiện nay, trong giai đoạn ác liệt sau cùng của chiến cuộc tại miền Nam này, nếu không vì lý do quan trọng, đảng và nhà nước cộng sản nhất định không bao giờ khổ công gom góp thiếu nhi ở đây đưa ra Bắc, trải qua bao nhiêu gian nan khó nhọc, trong những điều kiện di chuyển nguy hiểm đến nỗi cả các binh sĩ khỏe mạnh của họ cũng phải hao mòn suy kiệt dọc đường.

Đưa thiếu nhi Miền Nam ra Bắc, không phải cộng sản họ nhằm làm nhẹ một gánh nặng nuôi dưỡng, giúp các ông tổng trưởng Kinh tế hoặc Xã hội của chúng ta. Mọi người đều rõ, tại Bắc Việt và Trung Cộng, người ta tiết giảm sinh sản rất gắt gao: họ hạn chế hôn nhân, hạn chế luyến ái.

Đưa thiếu nhi Miền Nam ra Bắc, cũng không phải cộng sản họ nhằm giúp ông tổng trưởng Giáo dục của chúng ta một tay để giải quyết nạn thiếu trường ở trong này.

Trong giới quan sát nhiều kẻ bảo rằng Bắc Việt kiệt quệ rồi, không đủ sức kéo dài chiến tranh nữa, họ bối rối lắm, luống cuống lắm. Dù không tin vào nhận định ấy, ít ra cũng phải chịu rằng lúc này họ bận trăm công nghìn việc, nếu chuyện bắt trẻ Miền Nam không có một tầm quan trọng đặc biệt thì họ không hơi đâu nghĩ đến. Đàng này họ đang ra sức thực hiện một kế hoạch bắt trẻ qui mô trên một phạm vi hết sức rộng lớn: đồng loạt, người ta phát giác ra trẻ em bị bắt ở khắp nơi trên toàn quốc Việt Nam Cộng hòa, từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Pleiku, Kontum, đến Mỹ Tho, Cà Mau, người ta gặp những toán trẻ em chuyển ra Bắc Việt bằng phi cơ từ Cam-bốt, hoặc bị dẫn đi lũ lượt trên đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa là bằng mọi phương tiện, một cách gấp gáp.

Họ bổ sung quân số đó chăng? — Không đâu. Trẻ bị bắt có hạng mới tám chín tuổi. Trong những trường hợp khẩn cấp, họ có thể tạm sử dụng một số trẻ con bắt được ngay tại địa phương; chứ thành lập những đơn vị con nít như thế để dùng ngay vào chiến cuộc này là chuyện điên rồ. Không phải bổ sung quân số đưa vào chiến cuộc đang kết thúc đâu, mà là họ đang tổ chức chiến cuộc mai sau đấy.

Đem chút ít kinh nghiệm về lần trước để suy nghiệm về lần này, chúng ta thấy trước dăm ba điều họ sẽ làm sau khi thỏa ước ngưng chiến được ký kết:

— Họ sẽ bỏ lại Miền Nam tất cả những thương phế binh, những cán bộ lâm nạn, tàn tật v.v… Mang mỗi phần tử vô dụng như thế về Bắc chỉ gây thêm xúc động tâm lý trong quần chúng ngoài ấy; để hạng ấy ở lại, họ tạo thêm gánh nặng cho kinh tế Miền Nam;

— Lúc cuộc “chiến tranh chính trị” mà các nhà lãnh đạo Miền Nam vẫn nói được bắt đầu, thì bao nhiêu ức vạn gia đình có con cháu ra Bắc (và những cô gái có chồng lính cưới vội cưới vàng trước khi về Bắc nữa) hóa ra những thành phần mà chánh quyền ta không sao lôi kéo tranh thủ nổi. Lòng họ hướng về những con tin ở ngoài Bắc, phân nửa sinh mạng họ do nhà đương cuộc Miền Bắc định đoạt. Thái độ của họ khiến nhà chức trách địa phương có thể phạm vào vài biện pháp kỳ thị vụng về: thế là phát sinh mâu thuẫn, bất mãn, chống đối v.v…

— Một ngày nào đó, những cán bộ từ Bắc lại lén lút xâm nhập , mang theo thư từ của con, của chồng họ: họ mừng như mở cờ trong bụng. Họ bắt tay cộng tác với những cán bộ nọ, cùng nhau hoạt động để tạo điều kiện cho chồng con họ sớm trở về ồ ạt theo những đơn vị Nam xâm v.v…

Cán binh gốc người Miền Nam đưa ra Bắc, rồi lại phái trở vào có nhiều cái lợi: khi được lệnh vào Nam hoạt động, họ mừng rỡ vì có cơ hội về quê; họ ra đi lặng lẽ, không có bà con thân thuộc ở Bắc nên không gây xao xuyến gì trong dân chúng, vừa giữ được yếu tố bí mật vừa tránh được tác động tâm lý bất lợi; họ lại được mong chờ đón đợi ở Miền Nam; và họ thông thạo am hiểu về dân tình cùng địa thế Miền Nam.

Như thế, chủ trương bắt đám trẻ em ở miền đồng bằng Nam Việt bát ngát, phì nhiêu đem ra xứ Bắc đông người đất hẹp, nhà cầm quyền Hà Nội chính đang bắt đầu chiến cuộc mai sau ngay từ lúc này, lúc mà chúng ta còn đang xôn xao mong ước ngưng chỉ chiến cuộc hiện tại. Nói họ bắt đầu lúc này cũng chưa đúng: thực ra các tài liệu về “Vấn đề gửi các cháu ra Miền Bắc” đã được phổ biến trong hàng ngũ cộng sản từ tháng 4-68, và thúc giục thực hiện trước mùa mưa năm nay. Tháng 4-68, tức là liền ngay sau khi tổng thống Mỹ mở miệng thốt ra vài dấu hiệu tỏ ý xuống thang chiến tranh để đi tới điều đình.

Điều đình để nghỉ ngơi, đối với Mỹ và chúng ta là thở ra một hơi dài nhẹ nhõm. Điều đình đối với cộng sản là bỏ cuộc nửa chừng, là đành không ăn được keo này. Thua keo này họ bày liền keo khác ngay, vì ngưng chiến thế nầy, theo họ, là một sự dở dang, là chưa hoàn tất công việc. “Thế này rồi thôi luôn hả? Nói thế mà nghe được! Sao có thể quan niệm một cách giải quyết giản đơn, vô duyên đến thế?”

Ý tưởng về ngưng chiến của chúng ta dính liền với một mơ ước xây dựng: bao nhiêu tỷ bạc cho Miền Nam, bao nhiêu tỷ bạc cho Miền Bắc, trao đổi kinh tế ra sao, trao đổi văn hóa thế nào v.v… Ý tưởng về ngưng chiến của cộng sản dính liền với một kế hoạch tấn công quân sự. Và những nạn nhân đầu tiên của trận chiến tương lai là những đứa bé con và bố mẹ chúng đã chịu đau thương từ sáu tháng qua rồi. Trận chiến tranh tương lai đã chọn nạn nhân của nó trong đám trẻ thơ, đàn bà Miền Nam, để biến họ thành con côi vợ góa. Xong rồi. Việc đã bắt đầu từ nửa năm nay rồi.

Trước một đối thủ như thế, thái độ của những chính khách Việt Mỹ hằng ngày đấm ngực đồm độp, băn khoăn, tự trách mình cái lỗi không kết thúc được chiến cuộc, thái độ ấy ngây ngô đã đành. Thái độ của những người hớn hở với một kế hoạch kinh tế hậu chiến nào đó, nghĩ cho cùng cũng mỉa mai tội nghiệp: liệu rồi hưởng được mấy năm hòa bình trước mắt mà hí hửng tính chuyện xây dựng, mà mơ cảnh thịnh vượng? Rồi đến thái độ của những kẻ nhìn xa để báo động về một cuộc chiến tranh chính trị: bảo rằng đối phương rồi đây chỉ có hoạt động chính trị, như vậy không khác gì chỉ vào con cọp mà gọi là con chó. Gần như tự lừa mình, như giúp địch ngụy trang.

Dù cho chỉ có chiến tranh chính trị với nhau, đố ai, đố đảng phái nào, liên minh nào, phong trào nào của chúng ta mà thuyết phục được mấy vạn ông bà cha mẹ có con cháu ở Bắc, mấy vạn góa phụ có chồng ở Bắc, thuyết phục được họ thành thực theo ta? Chỉ nắm lấy chừng ấy vạn người, cộng sản Bắc Việt đã có trong tay một lực lượng to lớn hơn mọi đoàn thể chính trị của chúng ta, lực lượng nằm ngay trong lòng quần chúng ta, hàng ngũ ta, mà hoạt động. Ấy là chỉ so sánh về lượng. Mặt khác, trong số các đoàn viên phong trào quốc gia, đảng viên quốc gia v.v… hạng thực sự nhiệt thành vì lý tưởng được bao nhiêu? Và riêng trong hạng nhiệt thành có được bao nhiêu kẻ mà lòng thiết tha đối với lý tưởng có thể mạnh hơn lòng thiết tha với chồng con của những phần tử bị cộng sản lợi dụng kia?

Dù cho chỉ có đấu tranh chính trị với nhau thôi, chúng ta đã bất lợi như thế. Huống chi đó chỉ là hành vi tốt lành lương thiện mà ta gán cho đối phương. Còn họ…, nếu vạn nhất trong thời gian năm bảy năm sắp tới mà đất nước này thoát khỏi một trận chiến tranh nữa, thì đó là ý trời, không phải là ý của họ đâu.

Ý của họ, nó tàn nhẫn đến nỗi chúng ta không dự liệu tới, không tưởng tượng được. Đó là chỗ nhược của ta.

Năm 1954, sau chín năm ê chề mòn mỏi vì chiến tranh, thấy hòa bình ai nấy nhẹ nhõm; nếu có kẻ nào lúc đó mà xếp đặt một cuộc tàn sát nữa, kẻ ấy tất gan đồng dạ sắt. — Thì Hồ Chí Minh đã xếp đặt cuộc tàn sát ngay vào thời kỳ ấy.

Năm 1968, sau hăm ba năm chiến tranh thảm khốc, nghe nói hòa bình mọi người mừng rơn. Nghĩ tới hàng triệu người đã bỏ thây trong thời gian qua, ai cũng tưởng làm người Việt Nam mà có kẻ dám để ý nghĩ mon men đến chiến tranh nữa, kẻ ấy thật mặt dày mày dạn, tán tận lương tâm. — Thì Hồ Chí Minh chính đang xếp đặt thêm một cuộc chiến tranh.

Vậy mà ông ta vẫn an nhiên hưởng sự trọng vọng của bao nhiêu người, kể cả người Việt Nam! Cho hay cái sản phẩm quái dị của thế kỷ văn minh này là tuyên truyền chính trị, nó có một ma lực mê hoặc phi thường. Không phải thứ tuyên truyền yếu ớt vận dụng một cách khó khăn trong khung cảnh các nước tự do, mà là thứ tuyên truyền một chiều, qui mô, toàn diện, có thể sử dụng các quyền lợi kinh tế hỗ trợ cho nó như ở tại các quốc gia độc tài: Nga xô, Trung cộng, Bắc Việt, Đức quốc xã v.v…

Và Hồ Chí Minh không phải chỉ được thứ tuyên truyền ấy xóa cho mình cái chân tướng hiếu sát phi nhân. Ông ta còn hóa thành thiên tài lỗi lạc dưới mắt nhiều người vì đã tổ chức giặc giã trong một phần tư thế kỷ để giành nửa nước, trong khi tại khắp các nước Á Phi, những lãnh tụ bất tài nhất cũng dần dần thu hồi được độc lập toàn vẹn cho quốc gia họ với những tổn thất nhẹ hơn nhiều. Ông ta còn hóa thành chính trị gia khôn ngoan, thành “cha già dân tộc” dưới mắt nhiều người, trong khi ở các xứ khác cùng lâm vào tình trạng lưỡng phân không có chính quyền nào nỡ giải quyết tình trạng một cách vô hiệu mà bất nhân đến thế, trải bao nhiêu năm cứ nhất mực khăng khăng chủ trương hết cuộc tàn sát này đến cuộc tàn sát nọ, không một mảy may sờn lòng xúc cảm trước cảnh chết chóc thê thảm làm cho cả nhân loại đều ái ngại.

Người như thế, không biết lòng dạ ra sao, tim óc ra sao. Bảo rằng cùng trong một người, vừa chứa đầy những kế hoạch xua ngay đồng bào mình vào chiến tranh liên tiếp vừa có chỗ cho tình yêu thương đồng bào, thật không thể hiểu thấu.

Những lời trên đây không được nhã nhặn. Quả thật không nhã nhặn. Và kẻ viết ra phải lấy làm ngượng về lời lẽ mình. Nhưng khi mình là dân một nước đã trải qua bao nhiêu năm khói lửa, rồi lại trông thấy trước mặt một viễn tượng đầy máu me, khi ấy nói về kẻ gây thảm họa thật khó giữ lòng bình thản để nói lời tao nhã.

Có thể nào không giận? Ông ta bảo phải đeo đuổi cuộc tàn sát nọ là vì nguyện vọng dân tộc? — Trời, dân tộc này ai cũng xưng biết rõ vanh vách nguyện vọng, ai cũng đòi hành động nhân danh nguyện vọng dân; có điều mỗi người nêu lên một nguyện vọng khác nhau, hoàn toàn khác nhau, lắm khi mâu thuẫn nhau. Đâu là nguyện vọng đích thực, để hồi sau phân giải. Cái chắc chắn là dân tộc này không hề nằng nặc thiết tha với cộng sản đến nỗi chịu chết năm ba thế hệ liên tiếp để rước kỳ được chế độ ấy về. Vả ông ta chừng ấy tuổi tác rồi, tai nghe mắt thấy đã nhiều, từng trải việc đời đã nhiều, ông ta đâu còn ngây thơ mà quáng mắt vì những danh từ khoác lác, những hứa hẹn hão huyền xa xôi của một chủ thuyết. Ông ta hẳn thừa rõ những gì đê tiện xấu xa xảy ra phía sau các khẩu hiệu tuyên truyền, thừa rõ sống ở Đông Đức đâu bằng ở Thụy-điển, Hòa-lan, thừa rõ con đường từ Hung-gia-lợi, Lỗ-ma-ni tiến đến dân chủ và hạnh phúc, phải xa hơn con đường từ Thụy-sĩ, Phần-lan.

Mà dù ông ta có không nghĩ như thế, có cho rằng Tiệp-khắc sung sướng và tự do hơn Thụy-điển đi chăng nữa, thì sự hơn thua chút ít cũng không đến nỗi bắt phải đổi lấy bằng ba bốn cuộc chiến tranh trong đôi ba mươi năm liền. Đáng lẽ ông ta để cho dân tộc nhỏ bé đã chịu quá nhiều đọa đày vì ngoại thuộc này được yên thân để làm ăn, để sống cho ra sống trong ít lâu.

Đã không vì nguyện vọng, quyền lợi dân tộc, ông ta hành động vì lẽ đảng ông ta nhất định phải thắng các đảng khác, vì lẽ người như ông ta không chịu thất bại nửa đường?

 — Chừng ấy tuổi tác rồi, lẽ nào vì tranh hơn tranh thua, mà ông mạnh tay sát hại đồng bào không xót thương đến thế? Người ta có thể vì tức khí, nóng giận mà tàn nhẫn, vung tay quá đà. Đó là chuyện nhất thời. Còn ông, ông dai dẳng quá.

Vì cuồng tín chăng? Vì tự ái chăng? Vì cái gì ông ta cũng đáng trách đáng giận quá.

Nhưng trong vấn đề này, trách móc với giận hờn đâu có ăn thua gì. Một biểu thị tình cảm: thật vu vơ, vô hiệu. Ăn thua chỉ có chiến lược thâm hiểm, hành động thích hợp. Lời nói — dù nhã hay bất nhã — rồi sẽ bay đi theo mây gió. Chỉ có hành động mới sửa đổi được tình thế. Mà hành động thì…

Thì rồi chắc chắn ở phía bên này thoạt tiên ai nấy sẽ nhảy lên mừng hòa bình, rồi tiếp sau đó sẽ bất đồng cãi cọ nhau ỏm tỏi về chuyện xây dựng, sẽ tranh nhau làm ăn tới tấp. Cùng lắm, lâu lâu sẽ có người sáng suốt nhắc khẽ đến chiến tranh chính trị. Thế thôi.

Trong lúc ấy Bắc Việt lặng lẽ điều khiển cán bộ của họ ở trong nầy âm thầm nhen nhóm cơ sở. Rồi đôi ba năm sau, một ngày nào đó xét thấy thuận tiện, họ cho lệnh bùng nổ. Thế là chiến tranh tái diễn.

Chiến tranh tái diễn: mọi người trên thế giới đang sống an lành bỗng bị quấy rầy, bị ảnh hưởng, có một số bị lôi cuốn vào chiến cuộc, lấy làm lo ngại, bực mình, quay đầu về cái xứ lắm chuyện này nhìn bằng cái nhìn xoi mói, nghiêm khắc, trách vấn: “Rầy rà thật! Ra cái xứ ấy tệ thật, tự xử không nên thân. Loạn lạc này đích thị do độc tài, tham nhũng, bất công, kỳ thị tôn giáo v.v… khiến dân chúng bất mãn nổi lên chống chế độ. Dung dưỡng những chính quyền, những chế độ như thế chỉ tổ tai hại v.v…”

Chiến tranh ác liệt thêm: lương tâm nhân loại bị xúc phạm, các nhà triết học gọi nhau họp ở Thụy-điển, các luật gia rủ nhau họp ở Grenoble v.v… trịnh trọng suy tư, trịnh trọng bàn cãi, rồi lên án, kết tội v.v… Trong khi ấy các lãnh tụ Hà Nội họ chỉ cần khéo che miệng nín cười. Đó là điều quan trọng: họ không được phép cười. Họ không được phép chế giễu lương tâm và trí thông minh của loài người. Họ không được vô lễ; họ chỉ được tiếp tục đánh thật mạnh.

Cứ thế cho đến khi hoặc chúng ta chịu không nổi những đòn đánh từ bên ngoài và những dằn xóc từ bên trong, chúng ta bỏ cuộc và cộng sản tiến đến Cà Mau; hoặc bên phía chúng ta cùng đồng minh có những kẻ thật chì, cộng sản liệu ăn không nổi, thế là lại điều đình và lại xếp đặt một kế hoạch khác… Như vậy không biết đến bao giờ.

Còn ba mươi hai năm nữa, chúng ta bước sang thế kỷ XXI. Nhiều người xem như bước sang một kỷ nguyên mới, một nền văn minh mới: con người sẽ không chỉ biết có quả đất, nhiều quốc gia sẽ tiến đến nền kinh tế kỹ nghệ hậu. Đó chưa hẳn là cực lạc, nhưng cũng là cái gì vượt xa tình trạng hiện tại. Thiên hạ nô nức đua nhau tiến đến mặt trăng, đến kinh tế kỹ nghệ hậu. Như thể cá vượt Vũ Môn.

Riêng dân tộc chúng ta, ba mươi hai năm nữa e vẫn còn đánh nhau, nửa nước túm lấy nửa nước dìm nhau trong bể máu. Các dân tộc, bất cứ da đen hay da đỏ, đều có thể nô nức, hy vọng ở thế kỷ XXI. Riêng chúng ta, chúng ta chỉ còn có mỗi một điều để đón đợi: là hết chiến cuộc này đến chiến cuộc khác, nếu Hà Nội không từ bỏ quyết tâm của họ. Và cho đến bây giờ, họ chưa có dấu hiệu từ bỏ.

Hỡi các em bé của đồng bằng Nam Việt xanh ngát bị bắt đưa đi, từng hàng từng lớp nối nhau dìu nhau ra núi rừng Việt Bắc! Riêng về phần mình, các em đã chịu côi cút ngay từ lúc này; còn đất nước thì sẽ vì những chuyến ra đi của các em mà lâm vào cảnh đau thương bất tận. Tai họa hiện xảy đến cho các em cũng là tai họa về sau cho xứ sở. Đã sáu tháng qua rồi. Dù người ta có thôi dài cổ ngóng về Ba-lê, để nghĩ cách cứu các em, thì cũng đã muộn.

Nhưng đâu có ai chịu thôi ngóng chờ? Và trong không khí thấp thỏm chờ đợi hòa bình, ngày ngày báo chí chỉ những rập rình từng thoáng tin ngưng oanh tạc, tôi hướng về các em những ý nghĩ vô cùng buồn thảm, đen tối.


Quan hệ Mỹ-Trung vùng Nam Thái Bình Dương - Tác giả Việt Nguyên



Mười lăm năm sau biến cố 911 ở Nữu Ước, chiến tranh chống khủng bố của Tổng Thống George W. Bush thành công một nửa. Hoa Kỳ an ninh hơn sau biến cố 911 nhưng phong trào Hồi Giáo quá khích với thánh chiến Jihad không tàn lụi dưới sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.

Osama Bin Ladin bị giết, Al Qaeda yếu dần nhưng khủng bố lớn mạnh trên các phần đất khác trên thế giới nhất là Trung Đông và Phi Châu, Syria và Iraq với hơn 100,000 nhóm khủng bố mang nhiều bộ mặt khác với 15 năm trước.

ISIS nguy hiểm hơn Al Qaeda năm 2001. Tổng Thống George W. Bush khởi đầu chiến tranh chống khủng bố, Tổng Thống Obama tiếp tục con đường cùng mục đích khác chiến thuật nhưng trong 8 năm cầm quyền Tổng Thống Obama trở thành tổng thống với quân đội tham chiến ở các nước ngoài trong thời gian dài nhất khác với bộ mặt giải hòa bình Nobel năm 2009, lời hứa rút quân khỏi Iraq và A Phú Hãn cũng không thực hiện được. Chuyến đi qua Trung Hoa của Tổng Thống Obama ngày Hội Nghị G20 đã cho thấy kẻ thù nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ và thế giới không phải là ISIS mà là đảng CSTQ, một Trung Cộng thâm hiểm trong 15 năm qua lợi dụng rối loạn ở Trung Đông và chính sách đối nội lủng củng của Hoa Kỳ trong mấy năm nay để bành trướng thế lực kinh tế quân sự và đe dọa các nước láng giềng trên Nam Thái Bình Dương. Trung Cộng đứng thế “ngư ông đắc lợi” thừa nước đục thả câu, lợi dụng chủ thuyết chống khủng bố của Tổng Thống Bush xem những người yêu hòa bình tự do ở Tây Tạng, Tân Cương, và các phong trào yêu nước trong Trung Hoa là nhóm khủng bố. Tập Cận Bình thực hiện chủ thuyết Mao trở lại vào đầu thế kỷ 21 nguy hiểm hơn thuyết Jihad. Hoa Kỳ nhìn thấy hai tòa cao ốc sụp ngày 11 tháng 9, 2001 nhưng không thấy những tai hại đằng sau vinh quang thành tựu kinh tế của mô hình Trung Quốc.

Thái độ tiếp khách của Tập Cận Bình ngày họp G20 là thái độ của Hoàng Đế Trung Hoa trong 4000 năm tiếp sứ thần triều cống. Tổng Thống Obama đến không được yếu nhân ra đón, không thảm đỏ, Tập Cận Bình đứng giữa đợi khách đến không chào đón như người Tây phương đón khách. Thái độ hống hách của Hoàng Đế Trung Hoa xem Trung Hoa là “cái rốn của vũ trụ.” Trung Quốc coi tất cả các nước lân bang đều là chư hầu. Đế quốc do CSTQ cai trị trong đó có hơn 1/3 dân thiểu số bị cai trị như trong 5000 năm với thái độ thiên triều, Nam man Bắc rợ, Tây Dương cho đến khi nhà Thanh sụp đổ năm 1911-1912 bị ngũ cường thôn tính. Bắc Kinh thay đổi lịch sử, viết sử giả, làm bản đồ giả dùng những bản đồ ấy để làm vũ khí xâm lăng các nước láng giềng từ Tây Tạng, qua Tân Cương đến Việt Nam và Đại Hàn. Giáo Sư Jim Wung Kim viết sách lịch sử Đại Hàn qua đại học Havard, đại học đã mướn ông ngồi viết sử vì “Trung Cộng sửa sử Đại Hàn cho người Đại Hàn là người Hán” tương tự như người Việt Nam bị xem là từ người Hán khác với sách nhân chủng học của đại học Oxford trong đó người Việt có nguồn gốc từ Bách Việt, giòng dõi riêng không thuộc dân Hán. Sau Đại Hội G20, một ông sư quốc doanh Thích Chấn Quang đã nói Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc là hỗn “vì người Việt là em người Hán!” Lý luận của ông sư thiếu văn hóa cũng giống như nói “Vượn là tổ loài người bây giờ người nhốt vượn, đười ươi là tổ tiên vào chuồng ở sở thú thì người hỗn láo với tổ tiên?”

Mao Trạch Đông ngay sau khi nhà Thanh sụp đã nhìn bản đồ thế giới và thấy: “Trung Quốc là nước lớn chung quanh là các nước chư hầu.” Trung Cộng đầu độc dân và những người như sư Thích Chấn Quang để lập chính quyền Phát Xít, cho Trung Hoa có nền văn minh đầu tiên khác với sử thế giới, văn minh và chính quyền đầu tiên là ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) nơi con người từ Phi Châu sa mạc Sahara đến đầu tiên. Văn minh Mesopotamia (nay vùng Iraq) có vào năm 3500 trước Tây lịch sau đó là Ai Cập vùng sông Nile năm 2850 trước Tây lịch. Đời nhà Thang với chữ viết năm 16 trước Tây lịch. Người Hán thích tự hào với dân tộc tính ngay đến Tôn Dật Tiên cha đẻ của Cộng Sản và Trung Hoa Dân Quốc đã tuyên bố: “chủ thuyết Marxist không có gì mới, 2,000 năm trước những điều Marx viết đã có trong sách Khổng Tử” cũng vì niềm tự hào này Tập Cận Bình lập lại các viện Khổng Tử.

Tự hào dân tộc nhưng người Hán không biết rõ nguồn gốc của mình, trên đỉnh núi Hoàng Lĩnh thờ Hoàng Đế có tấm bia ghi rõ: “Ngài đến từ đâu không rõ chỉ biết ngài đến từ phương Tây.” Nam man, Bắc rợ, Tây Dương đều bị Tàu khinh bỉ nhưng họ không hề chỉ trích các dân tộc phương Tây. Mới đây Giáo Sư Sun Weidong, đại học khoa học kỹ thuật An Huy, đã trả lời câu hỏi người Hán từ đâu đến? Giáo Sư Tôn nghiên cứu địa lý trong sử ký Tư Mã Thiên: “phía Bắc nhà Hạ sông chia ra làm 9 nhánh rồi hợp lại lần nữa thành một đổ ra biển.” đã thấy rằng con sông này không phải là Hoàng Hà mà là sông Nile, Ai Cập. Đời nhà Hạ sáng lập Trung Quốc 2070-1600 trước Tây lịch đến từ Ai Cập.
Người Việt Nam nếu không cảnh giác như Giáo Sư Kim Đại Hàn thì phải biết sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn viết Việt Nam là An Nam (Xứ Nam bị bình định) một phần của Trung Hoa cho đến thế kỷ 19 bị Pháp chiếm. Trong viện bảo tàng lịch sử ở Trường An sách vẫn viết: “cho đến 2,000 năm trước Việt Nam là một phần của Trung Hoa, người Việt nói tiếng Trung Hoa, bản sắc Trung Hoa,” không phải chỉ có người Việt sống dưới chế độ cộng sản bị lừa ngay cả trẻ con ở Trung Hoa bây giờ cũng không biết lịch sử các nước ngoài.

Quá khứ của Trung Hoa được các nhà độc tài cộng sản trong thế kỷ 20 sử dụng. Tập Cận Bình vào thế kỷ thứ 21 chỉ làm sống lại giáo điều của Mao. Mao Trạch Đông là tân Hoàng Đế đầu tiên của đảng cộng sản Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình là Hoàng Đế thứ hai che đậy âm mưu với chính sách giao thương. Giang Trạch Dân là Hoàng Đế thứ ba dẫn Trung Hoa về với quá khứ cách mạng đổ máu với khẩu hiệu “Đoàn kết và ổn định.” Hoàng Đế thứ tư Hồ Cẩm Đào giao quyền cho Hoàng Đế Tập Cận Bình con người to lớn như người Âu Mỹ, mặc y phục Tây Phương, cười mỉm nhưng không che được tâm thâm độc lừa các nhà lãnh đạo Tây Phương đầu thế kỷ 21 để tiếp tục chính sách thôn chiếm 14 quốc gia láng giềng.

Từ năm 1968, Trung Cộng bắt đầu đi lên trên đường kinh tế, trở thành một cường quốc, chưa có một quốc gia nào trên thế giới được Hoa Kỳ giúp đỡ nhiều như vậy, một phần vì quyền lợi của Hoa Kỳ. Năm 1949, Mao Trạch Đông đứng ở Thiên An Môn tuyên bố cách mạng toàn thắng “người Trung Hoa cuối cùng đã đứng dậy.” Trung Hoa của họ Mao sau cuộc cách mạng đánh thắng Tưởng Giới Thạch là một Trung Hoa nghèo đói với nền kinh tế kiệt quệ. Họ Mao làm cách mạng nhưng muốn đưa xã hội trở về con đường phong kiến thể hiện qua xã hội của Tập Cận Bình hiện nay: “con giòng cháu giống, cha truyền con nối” Học bài học của vua Càn Long, Mao Trạch Đông không giao thiệp với Tây phương, bắt tay với Sô Viết tin tưởng bắt tay với Sô Viết tin tưởng chủ nghĩa Mác Lenin là cơ hội tái xây dựng xã hội Khổng Tử như Tôn Dật Tiên nói. Mao yêu cầu Sô Viết nhận sinh viên vào các trường đại học và tháo hãng xưởng ở Sô Viết đem qua ráp lại ở Trung Hoa. Trên hết, trong đầu Mao chỉ nghĩ đến làm bom nguyên tử nhất là sau chiến tranh Triều Tiên mặc dù Mao tuyên bố “bom nguyên tử chỉ là con cọp giấy, thành quả chiến tranh tùy thuộc vào nhân dân” như tác giả Nicola Horsburgh ghi nhận. Năm 1949, Lưu Thiếu Kỳ được gởi qua Moscow không được đi thăm các lò nguyên tử nhưng được Nga giúp. Năm 1955, Sô Viết ký hiệp ước nguyên tử với Trung Công lập 39 trung tâm nguyên tử ở Trung Hoa nhưng sau đó hôn nhân Bắc Kinh và Moscow trục trặc. Thập niên 1950, Hoa Kỳ và Sô Viết chạy đua vũ trang nguyên tử. Hoa Kỳ đặt các vũ khí nguyên tử chiến lược ở Đài Loan, Nam Hàn, Guam và Hawaii và định dùng bom nguyên tử trong cuộc chiến Đông Dương. Sô Viết không nhiệt tâm với Trung Cộng. Mao xem Krushchev là tên “xét lại.” Tình nghĩa anh em Cộng Sản đứt đôi năm 1959, Krushchev bỏ hiệp ước nguyên tử với Bắc Kinh. Mao Trạch Đông lên tiếng cho chương trình kiểm soát vũ khí là âm mưu giữa Hoa Kỳ và Sô Viết và muốn là cường quốc thì Trung Cộng phải có bom nguyên tử. Ngày 16 tháng 10, 1964, Trung Cộng thành công với cuộc thử bom nguyên tử đầu tiên. Sau khi Mao chết năm 1976, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Cộng lập bang giao mật thiết với Hoa Kỳ “giấu khả năng để câu giờ” để bắt kịp Hoa Kỳ cho đến thập niên 1990. Năm 1979, Trung Cộng dạy Việt Nam bài học ở biên giới, thua nhưng được học bài học, Trung Cộng đầu tư vào quân sự nhờ kinh tế tăng trưởng với giúp đỡ của Hoa Kỳ vì Kissinger khi qua Bắc Kinh năm 1971 đã tin là Trung Cộng không nguy hiểm bằng Sô Viết. Hoa Kỳ liên minh với Trung Cộng để ngăn sự bành trướng của Sô Viết.

Hai mươi năm sau, khối Sô Viết sụp đổ, hai sự kiện đã khiến Trung Cộng nhất định phải thành cường quốc quân sự: trận bão sa mạc năm 1991, Trung Cộng chứng kiến sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ và hỏa tiễn cùng bom tinh khôn và năm 1996, Tổng Thống Đài Loan Trần Thủy Biển phát biểu chính sách độc lập, không muốn “một Trung Hoa,” Trung Cộng cảnh cáo bằng những hỏa tiễn tầm ngắn bắn qua eo biển, Hoa Kỳ phản ứng bằng cách đưa hai chiến hạm trong đó có chiến hạm Nimitz. Hoa Kỳ cho Trung Cộng thấy rõ quân đội nhân dân không thể thắng nếu Hoa Kỳ can thiệp, từ đó ngân quỹ quân đội nhân dân tăng 11% mỗi năm. Sách “Sức mạnh quân đội Trung Quốc” của Roger Clift đã tiên đoán Trung Cộng sẽ dùng sức mạnh để cân bằng thế lực Hoa Kỳ ở Nam Thái Bình Dương và điều này đã xảy ra ở Biển Đông với các căn cứ quân sự và thương mại trên các hòn đảo tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa. Từ “giấu khả năng, đợi cơ hội” của Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình “giấc mơ Trung Hoa” kêu gọi sự hợp tác mới giữa Mỹ-Trung dựa trên tin tưởng và hợp tác Trung Cộng đã đánh lừa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ.

Tổng Thống Clinton gọi Hồ Cẩm Đào là Gorbachev của Trung Hoa. Sau biến cố 911 năm 2001, Tổng Thống Bush qua Bắc Kinh năm 2006 để hợp tác với CSTQ nhằm chặn khủng bố Hồi Giáo nhưng sau đó thất vọng vì Bắc Kinh gian dối trong hiệp thương WTO, bất cứ hợp tác bí mật nào cũng giúp cho Trung Cộng gian dối từ kỹ thuật quân sự qua đến truyền thông dân sự nhưng Trung Cộng không thay đổi thành một chính quyền dân chủ tự do như Hoa Kỳ mong đợi. Từ 1971, Kissinger bị Trung Cộng lừa, thay vì “trở thành đồng minh chiến thuật với Hoa Kỳ,” Trung Cộng dùng “lá bài Hoa Kỳ để đánh lại Sô Viết.” Tổng Thống Clinton phấn khởi gọi “Trung Quốc là đối tác chiến lược với Hoa Kỳ” nhưng đến thời G. W. Bush, Trung Cộng trở thành “đối thủ chiến lược” nay hai đối thủ đối mặt trong cuộc chiến tranh nóng lạnh ở Nam Thái Bình Dương thời Tổng Thống Obama.
“Nuôi ong tay áo” Hoa Kỳ nay phải đối đầu với Trung Cộng ở biển đông. Tổng ThốngObama bận tay ở Trung Đông nhưng giữ chính sách quân sự ở Đông Nam Á ngăn chận chính sách xâm lăng của Trung Cộng. Tập Cận Bình cảnh cáo Hoa Kỳ không được can thiệp vào chính sách “một vòng đai một con đường lụa.” Chiến tranh trên Biển Đông có thể xảy ra? Theo nghiên cứu của trường đại học Johns Hopkins với kinh nghiệm từ thế chiến thứ nhất “chiến tranh sẽ xảy ra khi quyền lực mới nổi lên đụng quyền lực cũ như Anh và Mỹ ngày trước.” Jonathan Holsleg trong sách “Chiến tranh sắp đến giữa Trung Quốc và Á Châu” thì cho rằng chiến tranh có thể xảy ra dựa trên lý luận: Trung Cộng phải chứng tỏ quyền lực siêu đẳng trên các quốc gia trong vùng nhưng các nhà lãnh đạo đảng CSTQ phải nghĩ lại vì kinh tế Trung Hoa không còn tăng trưởng như những năm trước. Roger Clift, cựu sĩ quan bộ quốc phòng Hoa Kỳ và nghiên cứu gia cơ quan Rand giới hạn nghiên cứu về chiến tranh Hoa Kỳ và TC ở eo biển Đài Loan và Hoàng Sa Trường Sa. Ông quả quyết nếu chiến tranh xảy ra chắc chắn Trung Cộng sẽ thua, lý do giản dị là Hoa Kỳ có kỹ thuật cao hơn nhất là về mặt chiến đấu cơ và chiến hạm đồng thời Hoa Kỳ có các đồng minh thân tín ở trong vùng như, Nhật, Đại Hàn, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Miến Điện, Đài Loan. Trung Cộng thua vì chú trọng quá nhiều về kỹ thuật quân sự, tối tân hóa quân trang nhưng không đủ tổ chức, huấn luyện và cải tổ quân đội. Biết sẽ thua nên theo tinh thần năm ngàn năm lịch sử Trung Hoa, Tập Cận Bình đã ra mặt tiểu nhân khi đón Tổng Thống Obama.

Liệu có chiến tranh giữa Trung Cộng và Việt Nam? Các tác giả viết về Biển Đông chỉ chú trọng đến Hoa Kỳ và Trung Cộng với hai quyền lợi của hai cường quốc nhưng không nhắc đến Việt Nam. Những xung đột quanh Hoàng Sa và Trường Sa đã cho thấy Trung Cộng không cần một cuộc chiến để dạy cho Việt Nam một bài học như năm 1979. Việt Nam 41 năm sau ngày 30 tháng 4, 1975 đã đạt được giấc mơ “mỗi quốc gia có một thể chế “như cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt mong mỏi. Thể chế của CSVN hiện nay là “chế độ nô lệ cho CSTQ.” Những xung đột quân sự trên Hoàng Sa Trường Sa giống như những ngọn roi trừng phạt của chủ nhân quất roi trên lưng những tên nô lệ trong bộ chính trị trung ương đang kéo chiếc xe bò “mô hình Trung Quốc.”

So sánh giữa Minicomputer IBM 360 và Smartphone Samsung Galaxy S6 Edge



Samsung Galaxy S6 Edge (bây giờ)
- Price: around 800 USD in 2015
- Quad-core 1.5 GHz Cortex-A53 & Quad-core 2.1 GHz Cortex-A57
- Around 50,000 MIPS (Estimation)
- 3000 MB RAM
- Including display and battery
- Weight 0.132 Kg
IBM 360/75 (trong thập niên 1960, 1970)
- Price: around 1 million british pounds in 1966 (Around 23 Million USD as of today)
- IBM 2075 processing unit
- Slightly under 1 MIPS (Optimized)
- 1MB RAM (Max 8 MB)
- Weight: Around 30,000 Kg (Estimation, depends on peripherals)
- Including simple display but no battery.




Addictive Manufacturing


3D printing, also known as additive manufacturing (AM), refers to processes used to synthesize a three-dimensional object in which successive layers of material are formed under computer control to create an object

Mời xem chi tiết:  https://en.wikipedia.org/wiki/3D_printing











Khi “Quốc Thế Hóa” Đẩy Lui Toàn Cầu Hóa







Lễ truy điệu và cầu siêu 36 chiến sĩ QLVNCH, sau khi hài cốt của họ vừa mới vừa tìm ra được tại Quảng Trị, VN







The American Center: Một góc Mỹ giữa Thành Hồ







Khoe Khoang - Tác giả Huy Phương



Sử gia Trần Trọng Kim có nhận xét về đặc tính của người Việt Nam như sau: “…hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài…” Nhận xét này có phần đúng nếu chúng ta chịu khó quan sát ngay trong đời sống cộng đồng của người Việt chúng ta. Có người khoe cá lạ đắt tiền trong hồ, người lại thích khoe chim quý trong lồng, người thì khoe vườn cây cảnh, không có những điều này thì khoe gia thế, địa vị, con cái, nhà cửa, xe cộ, tiền của… Các bạn có quan sát ở ngoài đường, những người có bắp thịt thì thích mặc áo ba lỗ không?

Khoe cái mình có đã không ai thích, vin vào cái bóng râm của người khác để khoe mình, kiểu “tiêu bạc giả” lại là một điều tệ hại. Một ông nhà văn kể chuyện ở tù mà cũng dẫn ra là ông chung trại với nhà văn này hay ông họa sĩ kia, hay một thời đã chơi thân với cô ca sĩ nổi tiếng này, uống rượu với nhạc sĩ lừng danh nọ.

Ông bạn viết lách của tôi có kể câu chuyện một người, trong lúc có chuyện đụng chạm với người lạ, cao hứng đã vỗ ngực hỏi người kia: “Ông có biết tôi là ai không?” Sau này hỏi ra mới biết ông ấy là chuyên viên hộ tống, theo xách cặp cho một ông tướng.

Chuyện khoe khoang rất dễ thấy nếu bạn ở xa mới lại. Trừ khi là người cần bán ngôi nhà đang ở hay đang làm công việc môi giới bán nhà, còn thì đừng bao giờ khoe nhà với bất cứ ai cả. Ngày nọ, một người mới chân ướt chân ráo đến Mỹ, gặp một ông bạn trên phố Bolsa, khẩn khoản mời về nhà, không phải là để dùng bữa tối hay hàn huyên tâm sự, mà là để “xem nhà cho biết!” Ông chủ nhà sợ bạn từ chối nên nói nhà ông cách đây có năm mười phút, nhưng đến ngôi nhà đẹp đẽ này, họ phải mất gần nửa giờ.

Người bạn mới gặp được yêu cầu cởi giày trước bậc cửa, và theo sự hướng dẫn của chủ nhà, lần lượt đi từ phòng khách, phòng gia đình đến nhà bếp, từ phòng ngủ lớn đến phòng ngủ nhỏ và mấy cái nhà cầu. Khi khoe nhà, người chủ dùng mấy chữ tiếng Anh để chỉ các loại phòng, khiến người mới đến cũng ngẩn ra. Ở mỗi nơi khách cũng lịch sự ghé đầu vào một tí, mà chủ nhà cũng không muốn cho khách vào sâu hơn, chỉ đủ cho người xem gật gù, chậc lưỡi hay xuýt xoa để làm vừa lòng bạn.

Đương nhiên, trong một ngôi nhà sang trọng phải có những vật dụng quí giá, đó là mức “tra tấn” tiếp theo về giá trị của mấy bức tượng mua từ Thái Lan trong chuyến du lịch 10 năm về trước hay một bức tranh thủy mặc được đem từ Đài Loan về. Tất cả đều xa lạ và làm buồn lòng cho khách viếng. Người vui và thỏa mãn trong buổi chiều hôm nay chính là người chủ của ngôi nhà lộng lẫy này, kiếm được người khoe nhà đâu phải chuyện dễ.

Những người Việt Nam mới sang, thường là những ngày đầu còn bị chao đảo vì múi giờ khác nhau, nhưng được bà con chở đi thăm một vài gia đình quen biết, mà đáng lý ra người mới sang là người được thăm viếng mới phải. Chủ nhà sau khi trà nước, đem một DVD cuốn phim đám cưới cô con gái đầu ra, bỏ vào máy cho phát hình, gọi là “để chú thím xem cho biết, kẻo hồi đám cưới cháu, chú thím ở xa.” Những hoạt cảnh của một buổi tiếp tân trong một nhà hàng Tàu với những ông bà áo quần lượt là, những lời chúc tụng được lặp đi lặp lại nhiều lần, MC nói chuyện nham nhở cùng với những trò chơi sàm sỡ lai căng, kèm theo lời thuyết giảng của ông bà chủ nhà là những gì rất xa lạ, mà khách buồn ngủ cũng phải lịch sự mở mắt xem. Không là phim đám cưới thì cũng là phim quay trong một chuyến du lịch, hay sinh nhật đứa cháu. Những cuốn phim này thường thường bỏ xó tủ, không có khán giả nên cần người xem.

Nhiều người thường đang ngồi trên ghế trong một tiệm hớt tóc hay uốn tóc, tay chân không động đậy được thì phải mở miệng, thường cao hứng đem hết chuyện gia đình, con cái ra khoe. Cũng tại nơi này, thỉnh thoảng đi hớt tóc, tôi lại bị một ông khách đang ngồi ghế bên cạnh tra tấn khi kể chuyện du lịch phương xa mới về, thường là Việt Nam mới có cái để nói, huênh hoang với số tiền đã tiêu.

Thường thì khoe khoang hay đi đôi với khoác lác. Có những người phụ nữ, chỉ sau mấy phút sơ giao, không ai đánh đập, tra hỏi, cũng đã cung khai hết sự thành đạt của các con bà: bao nhiêu bác sĩ, nha sĩ, bao nhiêu ngôi nhà bạc triệu ngoài biển hay trên đồi. Nhiều ông bà muốn khoe con vừa tốt nghiệp, phải dùng lối quảng cáo bằng cách đăng một cột báo cha mẹ chúc mừng con (!), không chúc mừng kiểu này thì ai biết đến phúc nhà.

Trong đám cưới, khi giới thiệu anh em cô dâu chú rể cũng không quên kèm theo văn bằng. Có gia đình gặp cảnh tang tóc, cũng ráng ghi chức tước bằng cấp của con cái người chết trên trang cáo phó, một công đôi việc, không ghi thì ai biết con cái làm rạng rỡ tông môn.

Nếu hai người cùng khoe cái mình có như nhau thì không ai nghe ai, nên thường người ta muốn khoe cái mình có trước mặt những người thiệt thòi hơn mình. Vì vậy nên có những người vụng về không có ý tứ, khoe nhà trước mặt người suốt đời ở nhà thuê, khoe con thành đạt với những gia đình có con chỉ làm thợ hay thất bại trong học vấn. Đã có lần giữa bạn bè, tại Sài Gòn, trong thời điểm có nhiều người vượt biên, một người bạn có con vượt biển, khoe con vừa được tàu Hòa Lan vớt trên Biển Đông, được nữ hoàng xứ này tiếp đón, được trợ cấp nhà cửa và tiền bạc, trước mặt một người bạn có con mới tử nạn trên biển cách đó không lâu. Khi người ta hứng khởi, sung sướng bởi cái mình có, khó mà giấu kín trong lòng.

Được khoe khoang nhiều nhất là chức tước và học vị. Nhiều khi tước vị không xứng với kiến thức và tài năng. Trên truyền hình có người để luôn hai tước vị giáo sư (!) và nhà văn cùng một lúc, nhưng khi nghe ông này giải thích với người nghe và người xem rằng Bộ Lại là… Bộ Học (dưới triều Nguyễn), nghĩa là Bộ Nội Vụ là… Bộ Giáo Dục thì xem chừng ông bà xưa có câu “dốt hay khoe chữ” quả không sai. Trong cộng đồng này nhiều người chưa đến tuổi sắp chết đã làm tổng kết tự khen mình với những tác phẩm kiểu “Vừa Đi Vừa Kể Chuyện” của “bác” như “60 Năm Viết Văn,” “50 Năm Sân Khấu,” “40 Năm Hoạt Động Cộng Đồng,” “20 Năm Làm Truyền Thông.”

Có nhà thơ dùng thêm một bút hiệu khác để tiện cho việc…tâng bốc mình.

Trong 10 cuốn hồi ký xuất bản ở hải ngoại thì đã có tám cuốn viết ra để kể công trận, khoe tài, chứ không thấy ai đấm ngực nhận lỗi mình hay sám hối.

Một bác sĩ tâm thần người Pháp, Dominique Esquirol, đã ví von một câu nghe thấm thía: “Con người cũng như bông lúa: Khi không hạt, nó ngẩng cao đầu, khi trĩu hạt, nó cúi mình xuống!”


HAPPINESS?




... Ngày xưa có lần "tập đoàn" yêu tinh họp nhau lại tìm cách làm hại con người. Một yêu tinh nói:

- Nên giấu một thứ gì đó quý giá của con người đi, nhưng giấu cái gì bây giờ?

Một yêu tinh đáp:

- Hãy lấy đi hạnh phúc của họ, họ sẽ ngày đêm phải khổ sở u uất. Nhưng, giấu nó ở đâu?

Sau một hồi bàn bạc, cuối cùng một yêu tinh già lụ khụ đưa ra ý kiến:

- Tôi biết ta nên giấu hạnh phúc ở đâu rồi. Hãy giấu nó ở chính bên trong con người. Họ luôn luôn cố gắng lùng sục hạnh phúc. Ở khắp nơi chốn và bao giờ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình

Kể từ đó, người mải mê đi kiếm hạnh phúc mà không biết nó đã được giấu ngay trong tâm hồn mình...




Ba mẹo đơn giản để phái nữ tự tin mặc bikini




Làm thế nào để có thân hình gọn gàng, săn chắc và quyến rũ để tự tin thả dáng với các bộ bikini luôn là mối bận tâm của phụ nữ, đặc biệt là các chị em có tạng người tròn trịa. Ngoài chế độ ăn uống kỹ lưỡng, điều độ và tập thể dục hằng ngày để giữ vóc dáng, thì ba bí quyết dưới đây là các mẹo nhỏ vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể làm giúp duy trì thân hình cân đối, để việc mặc bikini tắm biển hay đi bơi không làm ngại ngùng và khó khăn!

1. Tránh các thức ăn chứa nhiều sodium

Nếu như bạn được mời tham dự bữa tiệc ở hồ bơi hay có hội họp BBQ ở biển với bạn bè vào cuối tuần, bạn nên chú ý đến khẩu phần ăn của mình trước đó. Đối với các món salad, thay vì ăn kèm với các sauce như mayonnaise hay phô mai, bạn nên chọn các loại dressing như dầu olive hay giấm. Nếu ăn thường xuyên các loại thức ăn có chứa quá nhiều sodium như nước tương, tương cà chua hay muối không chỉ khiến sức khỏe có nguy cơ bị cao huyết áp mà còn làm cơ thể trữ nước, gây phù nề và nặng cân. Các loại thực phẩm giàu thành phần potassium như chuối hay nước dừa giúp cân bằng lại lượng sodium nạp vào cơ thể nếu như bạn lỡ ăn quá nhiều đồ mặn.


2. Ăn chậm nhai kỹ

Một trong những cách đơn giản nhất để cơ thể thon gọn nhưng lại bị mọi người cho qua chính là “ăn chậm nhai kỹ”. Theo hai blogger chuyên về đời sống Katrina và Karena của trang mạng “Tone It Up!”, ăn nhanh làm bao tử phải hoạt động nhiều, làm đầy hơi, khiến bụng trở nên to hơn. Ngoài ra, ăn nhanh nuốt lẹ thường xuyên về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn.


3. Ăn các thực phẩm chống đầy hơi

Gừng, bạc hà, chanh hay măng tây (tiếng Anh còn được biết đến là asparagus) là các thực phẩm giúp cơ thể chống đầy hơi và dễ tiêu hóa. Nếu bạn vừa có một bữa ăn quá nhiều sodium và cần cơ thể thon gọn để mặc bikini ngay sau đó, bạn có thể thực hiện các mẹo nhỏ dưới đây:

– Bạn có thể cho một lát chanh vào bình nước lọc uống hằng ngày. Chanh có nhiều vitamin C, giúp giải nhiệt, loại bỏ độc tố, đồng thời giúp tiêu hao nặng mỡ thừa nhanh chóng.
– Uống trà bạc hà mỗi buổi tối không chỉ giúp ngủ ngon mà còn giúp loại độc tố trong người, giảm lượng chất béo thu nạp trong người.
-Với các loại nước ép hay sinh tố uống hằng ngày, bạn có thể bỏ thêm một ít gừng để uống chung. Gừng giúp điều hòa hệ tiêu hóa, đồng thời đánh tan mỡ bụng nhanh chóng.
-Khi làm buổi tiệc BBQ ở biển, ngoài thịt nướng, hải sản hay các loại rau khác, bạn nên chọn cả măng tây ăn kèm. Măng tây được các nhà khoa học chứng minh rằng là loại thực phẩm giúp cân bằng dinh dưỡng, lợi tiểu và giúp cơ thể loại bỏ lượng nước dư thừa.




BIKINI Ma-Dzê In CHINA: How Some Chinese Men Meet Summer’s Swelter: With Midriff Bare and Bulging (Source: New York Times)



Văn Hóa Đàn-Ông-Khoe-Rốn Phát Xuất Từ Tàu Cộng Và Lan Truyền Toàn Cầu






Summer on the streets of Chinese cities yields a panoply of exotic sights and sounds: old men loudly jousting over mah-jongg tiles, sidewalk barbecues grilling tough-to-identify animal parts, and the unmistakable growl of a clearing throat — that ends with an inevitable splat.

But nothing defines China’s most sweltering season (or bewilders foreigners) more than the curious sartorial habits of grown men who neatly roll up their shirts to reveal bellies, often in glorious plenitude, without the teeniest hint of shame (nor the teeniest hint of a six-pack).

The exposed midriff, visible in shops, restaurants and hospital waiting rooms, often has a companion flourish, with practitioners rolling up their pants legs to just below the knee.

This, it will be explained upon asking, is a makeshift form of air-conditioning known as the Beijing Bikini. (Others somewhat disparagingly describe the phenomenon as “bang ye,” which roughly translates as “exposing yourself like a grandfather.”)

Although adherents, often with cigarette and beer in hand, attest to the Beijing Bikini’s cooling health benefits, they face mounting hostility from educated upstarts or busybody bureaucrats who find the summer parade of bulging tummies uncouth and unbecoming of a great nation.

Chinese newspapers wage periodic propaganda campaigns against the look, but it endures and is increasingly visible abroad, proudly displayed by Chinese tourists outside New York City art museums, Buckingham Palace in London and the Eiffel Tower in Paris.



Giáo dân Đông Yên đòi bồi thường hơn 2.000 tỷ đồng






Thơ Bùi Chí Vinh



                                       


Paris by Night 119 - Nhạc Vàng Muôn Thưở









QUẢ BÁO NHÃN TIỀN







Làm Thế Nào Để Nhận Diện Sư Quốc Doanh? - Tác giả Cư sĩ Minh Hiền.







Cũng nên nhắc lại trước 1975, Việt Cộng (VC) đã thành công trong việc gài cấy Đặc sứ Cộng sản trong các chùa chiền ở miền Nam, để điều khiển, và gây chia rẽ trong giáo hội Phật Giáo Miền Nam. Xách động Phật tử miền Nam Việt Nam chống đối chính quyền đương thời. VC đã thành công trong việc lợi dụng lòng tin của người Phật tử để mưu cầu thế lực chính trị của họ. Chính sách "bình mới rượu cũ" một lần nữa lại đang được CS áp dụng với tín đồ Phật tử tại hải ngoại.
 

Trong hai thập niên từ năm 1975 đến năm 1995, Việt Cộng đã thành công phần nào trong chính sách đàn áp các thế lực chống đối ở trong và ngoài nước. Trong thì chúng dùng AK, ngoài thì dùng chính sách chia rẽ, phân hoá, gây nghi ngờ trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại (CĐNVHN), đặc biệt là làm yếu đi thế chính trị của GHPGVNTN (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) cùng các thế lực tôn giáo chống Cộng khác mà chúng cho là có thể ảnh hưởng đến chế độ cai trị của chúng.

Từ kết quả thành công nầy, chính quyền VC đã không ngần ngại tung ra hải ngoại hàng ngàn "Cán Bộ Đầu Trọc (CBĐT)" mà chúng ta hay gọi là "Thầy Tu Quốc Doanh" nhằm hai mục đích chính:

 I. Áp dụng chiến thuật "Biển Chùa": Trong thời chiến, chúng áp dụng chiến thuật "Biển Người" cho mục đích xâm lăng, cướp đoạt miền Nam VN thì bây giờ chúng áp dụng chiến thuật "Biển Chùa", xây thật nhiều chùa nhằm chia cắt, và lấy đi thế lực ủng hộ của CĐNVHN (Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại) đến các thế lực tôn giáo chống đối.

 II. Xây dựng một hệ thống kinh tài qui mô: Mục tiêu là nhắm vào lòng tin của tín đồ Phật tử trên khắp nước Mỹ, Úc Châu, và Châu Âu là những vùng có mật độ "Việt Kiều" cao. Những vị Việt Kiều cao niên được coi là những "con mồi ngon" nhất của chúng.


Chúng đã thành công rực rỡ trong hai mục đích trên. Đơn giản, trong các ngôi chùa được xây sau 1975 tại hải ngoại, hầu hết các thầy nay đã già yếu và cần người thay thế. VC đã biết và đã huấn luyện người của chúng để chuẩn bị thay thế các thầy từ lâu. Hầu hết những ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại đều bị tụi CBĐT này; trước hết là đến xin vào tu trong những chùa này. Kế đến là tìm hiểu tình hình rồi tìm cách gây chia rẽ Phật tử (ban trị sự). Cuối cùng là chiếm đoạt ngôi chùa khi vị tu si chủ trì khuất bóng.

Ngoài ra chúng ào ạt xây chùa to nhỏ khắp nơi, bành trướng mạng lưới kinh tài của chúng. Thành ra hầu hết những ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại đều bị tụi CBĐT này khống chế. Vụ Xì Căn Đan* của tên CBĐT Lê Tiến ở Utah. thật ra không có gì lạ cả mà là đã và đang xẩy ra trong hầu hết những ngôi chùa này. Quí vị có thể tự mình chứnh minh chuyện nầy bằng cách quan sát rằng hầu hết những ngôi chùa VN ở hải ngoại đều có những nét đặc thù và hiện tượng sau đây:

1. Sư (CBĐT) được xuất cảng từ Việt Nam (made in VN, thuộc GHPGVN (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam)). Lai lịch bất minh. Biện hộ quanh co, hoặc tìm cách né tránh khi bị hỏi về vấn đề này (bị Phật tử để ý và điều tra lý lịch).

2. Các chùa này hay tiếp nhận những sư (CBĐT) đi “công tác từ VN”.

3. Hay đi về VN. Lúc ở hải ngoại thì rất thường hay liên lạc với VN (để nhận chỉ thị??? hoặc có thể báo cáo những nhân vật nào có tư tưởng đối nghịch với đường lối của CS để theo dõi??? hay báo cáo tổng kết chi-thu để chia chác tiền bạc???).

4. Phần lớn những CBĐT nầy là thanh niên hoặc trung niên, khoảng từ 20 - 45 tuổi. Cán bộ già thì ít hơn nhiều. Có lẽ không có sức làm tiền nhiều như tụi trẻ.

5. Hầu hết chúng là người miền Trung Việt. Nhiều nhất là từ Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên. Phần lớn được tuyển chọn (recruit) vào tổ chức của chúng khi thành viên khoảng từ 10 - 14 tuổi. Xuất thân thường là nhà rất nghèo.

6. Nếu chùa do người khác xây dựng nên thì chúng luôn luôn tìm cách len lỏi vào, gây và củng cố thế lực bằng cách mang thêm người của chúng vào, và cuối cùng là dẹp ban trị sự (hay ban trị sư!!!) để đoạt lấy quyền hành, thao túng hoạt động và tài chánh.

7. Chúng rất niềm nở và ngọt ngào đối với những con mồi (tín đồ) của chúng. Một khi đã bắt liên lạc, và lấy được địa chỉ và số điên thoại là chúng sẽ "ám" (liên lạc, xin tiền, giả bộ tìm cách giúp đỡ trong việc cúng kiếng, cầu siêu, cầu phước...) người đó đến cùng.

8. Rất rành việc cúng quảy, cho bùa phép để làm ăn, cách thức cúng kiến để cầu thọ, trừ tà... Điều này dễ hiểu bởi vì chúng được đào tạo từ một trường phái mà ra (VC, GHPGVN của VC).

9. Có rất nhiều trường hợp trong chùa nam (có các thầy trẻ trung) xuất hiện các ni cô trẻ (nữ cán bộ? nữ hộ lý?). Những ni cô trẻ này phần lớn là mượn danh "BÀ CON" của "thầy trù trì" đến tạm trú.

10. Thường thường chúng bắt đầu "lập nghiệp" bằng cách mua một căn nhà nhỏ, lập chùa (nhiều trường hợp không có giấy phép), dùng chùa nhỏ nầy làm bàn đạp gây quỹ, kiếm tiền để xây chùa hợp pháp và lớn hơn.

11. Xây chùa lớn bằng vật liệu từ Việt Nam.

12. Thường xuyên quảng cáo chùa qua báo chí. Đôi khi chúng hùn hạp nhau quảng cáo trên một trang (chi phí quảng cáo thấp hơn).

13. Phát động rất nhiều hoạt động (ca nhạc, cắm trại...) nhắm vào giới trẻ ham vui dễ tin, dễ tánh để gây quỹ. Thường là mượn cớ cứu trợ người nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là trẻ em mồ côi (làm tín đồ dễ động lòng hơn, rút hầu bao nhiều hơn).

14. Những CBĐT này thần sắc phần lớn không được thiện lương cho lắm (mặt mũi lờ đờ, gian xảo). Cũng dễ hiểu thôi là vì chúng được đào tạo từ một tổ chức bất lương, nhằm mục đích lường gạt người. Thế nên nét gian xảo (tâm bất chính) không khỏi bị lộ diện.

15. Tụng kinh ê a và lớn. Nếu chùa hợp pháp thì chúng thích gắn loa trong chùa để tiếng tụng được to hơn, uy thế hơn.

16. Nếu quí vị để ý sẽ thấy chúng tích trữ nhiều phim ảnh (movie) để giải sầu sau một ngày làm việc (kiếm tiền) mệt mỏi.

17. Nếu trong một khu vực có nhiều chùa của chúng thì chúng sẽ liên lạc làm lễ khác ngày, tạo điều kiện cho Phật tử có cơ hội đi chùa nhiều hơn, cúng chùa nhiều hơn.

Thưa quí vị, tôi là một người yêu Phật Giáo. Yêu nét hiền hoà, thân mến của ngôi chùa Phật Giáo. Yêu hình ảnh dễ thương của tín đồ Phật Giáo khi đi viếng chùa. Và tôi yêu vô cùng cái triết lý tuyệt vời này của ngài Tất Đạt Đa. Tôi vui mừng khi thấy CĐNVHN, mặc dầu quay cuồng trong thế giới đầy vật chất này, vẫn không quên văn hoá VN, vẫn không quên tìm cách tu tâm, dưỡng tính theo lời Phật dạy. Nhất là đã bỏ công sức, tiền tài rất nhiều để làm công việc hoằng hoá Phật Giáo (xây chùa, làm công quả...). Thế nên tôi viết bài này, không phải để phỉ báng chùa chiền, và những tu sĩ Phật giáo chân chính, mà là tìm cách vạch trần âm mưu, và mục đích của Việt Cộng đã làm thoái hoá đi nền tảng Phật Giáo VN, làm xấu đi hình tượng đẹp của những bậc chân tu, làm ô uế đi hình ảnh trang nghiêm, hiền hoà, thanh đạm, dễ thương và nhất là vô chính trị của ngôi chùa VN.

Chúng ta, nếu muốn diệt đi lũ VCĐT này thì phải diệt đi động lực và mục đích chính của chúng . Mà động lực mạnh nhất là gì? Thưa quí vị, đó chính là "TIỀN HOẶC TÀI CHÁNH". Theo thiển ý, nếu chúng ta biết hoặc nghi ngờ một ngôi chùa nào đó có CBĐT khống chế, thì xin quí Phật tử cắt đứt mọi liên lạc, hoặc ủng hộ đến ngôi chùa đó . Đồng thời thông tri cho quí đồng hương trong địa hạt để chúng ta có thể đoàn kết cật lực điều tra, bứng gốc rễ của chúng đi. Nếu chúng ta còn nữa nghi nữa ngờ thì cũng nên dè dặt trong việc cúng dường. Mặc dầu việc cúng dường tam bảo hay xây chùa là tốt đẹp, là việc nên làm trong công cuộc hoằng dương Phật Pháp. Nhưng nếu chúng ta "cúng" không đúng chỗ (cúng cho CBĐT) thì sự cúng dường này gây ra tai hại cho Phật Giáo còn nhiều hơn là không cúng. 

Ngoài ra, tác giả cũng xin tha thiết yêu cầu quí Phật tử, quý thầy ngưng hoặc gia giảm việc nhờ cậy (rước) các sư từ VN, hoặc có lai lịch bất minh đến chùa của mình để giúp đỡ trong việc lễ nghi, cúng kiến. Nếu chúng ta thiếu thầy làm lễ thì cũng xin cố gắng "liệu cơm gắp mắm" tự túc. Không nên rước cọp vào nhà (chùa) bằng cách đem bọn CBĐT vào trong chùa của mình.

Bài viết này chỉ nói lên thiển ý của tác giả được tích lủy qua nhiều kinh nghiệm giao tiếp với những tập đoàn sư VC. Tác giả, bản thân cũng là một Phật tử, rất là không muốn làm tổn hại đến niềm tin, tín ngưỡng của bất cứ quí Phật tử nào. Chỉ hy vọng đóng góp chút kiến thức cho CĐNVHN nhằm củng cố lại nền móng Phật Giáo VN ở hải ngoại mà VC đã hủy hoại đi quá nhiều. Tác giả cũng tha thiết yêu cầu quí vị Phật tử đồng hương để tâm đến những con buôn tôn giáo này (CBĐT) khi quí vị ra sức cho chùa chiền, cúng dường tam bảo, đặc biệt là những ngôi chùa không có ban trị sự.