khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

Những thế lực thù địch, phản động của ngày 2 tháng 9 - Tác giả Bs. Trần Xuân Ninh)







Siem Reap, Cambodia







Rạch Giá: Vùng đất của một thời vượt biên ngày xưa







Nam Hàn xứ sở ăn thịt chó từ đời xưa







Tranh NGỰA của họa sĩ Hà Cẩm Tâm







Đồng tiền Tàu Cộng được lưu hành ở Việt Nam và thương chiến Mỹ - Trung







Nghịch lý nhập - xuất sắt thép tại Việt Nam







csvn bao che thảm nạn bạo hành người dân đến chết trong đồn công an







Cơm Nắm - Tác giả Băng Sơn




Vào khoảng trước năm lên mười tưổi, có lần tôi suýt chết đuối ở ao làng. May mà các anh tôi vớt kịp.
Tối hôm đó, mẹ dắt tôi đi cùng, đến cái ao ấy. Mẹ bưng một cái rá đựng bẩy nắm cơm chim chim và mấy nén nhang. Đến bờ ao, mẹ thắp nhang rồi chao rá cơm trên mặt nước và khấn khứa:  - Bớ ba hồn bẩy vía thằng Bốn ( Bốn là tên tôi ) ở đâu thì về với mẹ...  Rồi mẹ cầm nhang vái tứ phía.  Những nắm cơm chim chim ấy chắc là thiêng lắm nên tôi khỏe mạnh lớn khôn dần, và vẫn sống cho đến khi viết những dòng này. Tôi lớn lên bên chính cái ao làng ấy trong sự yêu thương của cha mẹ, sự dùm bọc của gia đình, sự thương mến chở che của làng xóm quê hương...  Từ những nắm cơm chim chim " chao vía " ( nếu là con gái thì chín vía ), hoặc để cho trẻ ăn cho vui, tôi đã bao lần được ăn những nắm cơm khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau.  Lần đầu tiên đi xa nhà: mẹ đã gửi tình thương yêu của mẹ, hơi hướng của mẹ, bóng dáng của mẹ... qua nắm cơm trong mo cau vườn nhà.  Đêm trở trời, nằm trong nhà bỗng nghe đánh " bộp " ngoài sân. Mẹ lụi cụi ra nhặt tầu cau vừa rụng, cắt bỏ phần lá để đun, còn cái mo cau giữ lại, cất đi. Ngày con đi xa mẹ lấy tấm mo cau đã khô, dấp nước, bới cho con nắm cơm vừa xới ở nồi ra, thơm ngát. Mẹ cũng gói theo một dúm muối vừng gói trong lá chuối tươi đã lau sạch. Mùi vừng thơm lựng, thơm khắp xóm, vừa bùi vừa ngậy, ăn với cơm nắm nó hợp nhau như cau với trầu, như cốm với hồng, như dưa hành với bánh chưng, như cô dâu với chú rể, như...  Trên chuyến tầu thủy chạy dọc dòng sông mênh mông và không biết chảy về tận vùng nào, tôi giở nắm cơm ra ăn và nghẹn ngào. Gạo mới thơm ngọt mùi cốm, hòa vào mùi thơm muối vừng, vừa ngọt đậm vừa dẻo mát khi đưa miếng cơm lên đầu lưỡi. Hình ảnh mẹ, hình ảnh xóm làng hiện lên trong khi tôi nhai thong thả miếng ngọc thực ấy giữa hơi ngòn ngọt của dòng sông đầy phù sa, giữa hơi mo cau đã mềm đi vì hơi cơm chín...  Mẹ thương con cả khi con đã đi xa, đã ra khỏi vòng tay mẹ. Con đi xa đến đâu vẫn là gần mẹ, gần quê hương đồng lúa, không xa được cái hồn những lời không nói của mẹ gửi theo. Nắm cơm đã thành hình bóng mẹ, thành hình bóng quê nhà...  Cùng khoang tàu với tôi cũng có người giở cơm nắm ra ăn. Có người gói cơm nắm trong tàu lá chuối, lá đã tái đi một mảng, hệt như miếng lá chuối trên miệng nồi nước lá xông giải cảm. Có người gói trong giấy báo giở cơm ra có cả những chữ in, được in ngược lại trên da thịt nắm cơm. Có người gói trong màng mỏng hiện đại.  Cách ăn khác nhau. Có người chỉ dùng tay bẻ ba bẻ tư nắm cơm rồi cầm lên mà cắn những miếng thật to. Có người dùng con dao thật sắc cắt nắm cơm thành từng thỏi nhỏ, vuông vức, trông như những thỏi giò lụa trắng tinh. Nhìn những thỏi cơm đặt thứ tự bên nhau, đều tăm tắp, cảm giác ngon, thèm ăn tăng lên đến mấy lần.  Thức ăn thật khác nhau. có người ăn với giò chả, có người có ruốc bông, có người có lạp xường, thịt gà rim... Chỉ giống nhau ở chỗ có những nắm cơm đều từ hạt gạo mà nên, đều ngon lành, chắc dạ, sạch sẽ, hẳn người ở nhà mong người đi thuận buồn xuôi gió, chắc dạ cứng chân.  Nắm cơm mà bẻ ra thì quả là mất ngon. Nó chỉ còn lại là những tảng những vừng cơm cạnh nồi, lại rắn chắc, nguội tanh. Phải nâng niu, nhẹ nhàng, phải gọt phải cắt, phải ăn thong thả, tay cầm miếng cơm đưa lên miệng vừa nhai vừa ngẫm nghĩ một điều gì... có thể ân tình của người ở nhà mới thấm sâu tận đáy lòng người đi, dù đường ngắn hay dặm dài...  Xôi đỗ xanh đỗ đen hoặc cơm nếp trắng bới vào mo cau hay lá chuối vẫn chỉ là cơm nếp, không thể giống cơm nắm gạo tẻ. Cơm tẻ là mẹ ruột. Cơm nắm chính cũng là mẹ ruột. Và muối vừng đậm vị dân dã đi đôi với cơm nắm quả là thần tình, sáng tạo.  Một lần khác tôi đi xa, ngồi nghỉ dưới bóng mát một cây cổ thụ ở lưng đèo. Giở cơm nắm ra ăn, gió đồng đưa hương lúa từ dưới thung lũng lên, đất đỏ thấm vào gan bàn chân, cây xanh toả bóng mát trên đầu... càng thấm thía vị cơm nắm mẹ cho mang theo dọc đường xa ngái.  Mẹ tôi không còn. Người bạn đời chung thủy của tôi lại học cách của mẹ truyền cho, thường gửi theo đường xa cho tôi những nắm cơm ân tình hệt như ngày cũ. Cái từ " truyền thống " dùng nhiều quá hóa nhàm, vậy nên gọi tâm tình ấy là gì nhỉ ? Hỡi những người thương mến của tôi?  Tiệc tùng chỉ là đôi khi và cũng không phải là của tất cả mọi người, nhất là những người bình thường chúng ta. Ai đã nói câu ấy hay lời nói của nắm cơm?  Sơn hào hải vị, nem công chả phượng, bào ngư yến sào... là món ăn cao quý. Và ai mà chẳng từng ít ra được một lần ăn bữa cỗ linh đình, nhiều người còn ăn thừa mứa kiểu hiện đại, quá nhiều tiền bất chính hoặc không bất chính.  Chắc, dù là ai, đang sống sang trọng, ngày nào cũng đặc sản phát ngấy cũng không thể nào thoát được những bữa cơm nắm dọc đường. Nắm cơm không hợp với khăn bàn trắng, không ưa cùi dìa phóng xét. Nó là đồng quê, là gian khó, là tiết kiệm, là phòng xa... Không hiểu có hay không người nào quá quen bơ sữa mà quên mất vị cơm nắm? Có không nhỉ?  Không riêng nắm cơm người thân gửi cho. Ở nhiều bến tàu bến xe, ở trên tàu nữa, có những hàng cơm nắm bán rao để thuận tiện cho khách đi đường, dù là lữ khách tha hương hay bà buôn chuyến... những con người kẻ vội vã, kẻ thiếu mái ấm một gia đình, thiếu bàn tay chăm sóc. Những nắm cơm như thế chỉ là đỡ đói lòng khi nhỡ độ đường, vỗ yên cái dạ dày tàm tạm. Nó chẳng ngon lành được. Và có thể nào quên năm đau thương Ất Dậu, 1945, có hàng triệu người không có nổi một nắm cơm, trong khi có rất nhiều hàng cơm nắm ở mọi nơi mọi chỗ. Nắm cơm lúc ấy hình tròn hơi dẹt và lõm một chút ở giữa, có lẽ là chỗ để chút muối vừng hoặc chí đơn giản muối rang. Ăn cầm hơi mà sống qua ngày. Cái nắm cơm đơn sơ ấy nó có sức mạnh ghê gớm, có thể nặng bằng một đời người vì có thể cứu sinh mạng một con người nếu đúng lu&c. Bởi có ai cũng có nắm cơm như thế mà ăn đâu. Cũng nghiệm ra bánh đúc riêu cua không thể bày trên bàn tiệc. Món nước vối không nên đựng vào cốc pha lê. Tương tự, cơm nắm làn dọc đường, không cần bát đũa, chẳng cần khăn bàn... Nó giống như tình yêu, chứa đựng sự chân thành là cốt yếu. Nó không cần hào nhoáng, cũng chẳng thích xa hoa. Nó là mảnh hồn chân chất của người Việt Nam chúng ta, người nào cũng mang trong con người mình, qua ngàn đời nghèo khó lam lũ, nhưng cũng ngàn đời chân tình chung thủy...
 

Trước Nhà Là Sông - Tác giả Nguyễn Tường Bách




Phía Bắc kinh thành Huế có một thị trấn nhỏ tên gọi là Bao Vinh. Từ thành phố Huế, khách đi dọc theo một nhánh sông nhỏ của sông Hương mà tiếng dân dã gọi là sông Đông Ba. Qua cầu Thanh Long, sau khi quanh co vài ba đoạn đường, khách sẽ đến cầu Bao Vinh. Qua khỏi cầu là một thị trần chỉ độc một con đường duy nhất dài khoảng 300m. Đó là Bao Vinh, quê tôi.

Sông Hương vốn đã nhỏ nên nhánh sông Đông Ba càng nhỏ hơn. Đi dọc theo nhánh sông này khách dễ nghĩ mình sẽ càng lúc càng xa sông nước. Nhưng khách lầm, nhánh sông Đông Ba đó dẫn về biển. Ngang cầu Bao Vinh thì nhánh sông đã đón thêm một nhánh khác, nở rộng hơn, chờ giờ hợp lưu với biển. Bên này bờ là Bao Vinh thì bên kia là Tiên Nộn. Hồi nhỏ, tôi nhìn qua chỉ thấy những hàng dừa mờ mờ. Bao Vinh thì làm gì có cầu bắc qua sông, người ta chỉ đi đò ngang. Người có sức thì bơi nổi qua sông. Còn tôi, thú thật cả đời chưa qua Tiên Nộn. Đứng trên bờ Bao Vinh nhìn về hướng biển, tôi chỉ thấy một vùng sáng rực, xa thăm thẳm. Thời trẻ con, tôi nghĩ sáng rực như thế phải là vùng của thần tiên và miền đó hẳn phải có tiên.

Sông Hương không phải lúc nào cũng êm ả như khách tưởng. Những ngày sông Hương nước lớn thì khách nào mà đến Huế, chỉ có dân Huế biết cái lụt của xứ Huế và biết cái phẫn nộ của sông Hương. Đó là những ngày mà nước bạc cuồn cuộn chảy từ trên nguồn về để đổ ra biển, mang theo cơ man nào là cây gãy và củi mục. Trẻ con như tôi từ trong nhà nhìn ra sông Bao Vinh chỉ rùng minh khi thấy nước cuốn ào ạt, người có sức cũng không ai dám ra sông vớt củi. Thế nhưng, nước lớn cũng có cái thú vị. Nó sẽ tràn lên đường, róc rách ngấp nghé trước nhà. Bây giờ ngay trước nhà đã là sông và trẻ con khỏi đi học. Không những đỡ được chuyện học, trẻ con còn được lội lụt, làm nơm bắt cá, dong buồm làm tàu, biết bao nhiêu niềm vui, kể sao cho hết. Con đường dài 300m đó bỗng trở thành dòng sông nhỏ, người ta ngồi ghe thuyền đi lại buôn bán cười đùa.  Bao Vinh là vùng trũng nên nó ngập nước trước nhất khi xứ Huế bị lụt. Có khi Bao Vinh lụt nhưng "trên phố" không ai biết đến. Và khi "trên phố có nước" thì Bao Vinh đã ngập đầu, bàn ghế đã trôi chỏng ngỏng, trẻ con cũng đã bớt vui. Thế nên chuyện lụt của Bao Vinh là chuyện cơm ngày ba bữa, người ta chỉ đợi nước rút là đi quét bùn non.  Nói thế chứ khách đừng vội tưởng Bao Vinh bị thiên nhiên bạc đãi. Nhờ gần cửa biển nên Bao Vinh chính là bến cảng ngày xưa của xứ Huế. Từ đầu thế kỷ thứ 19, nơi đây là chỗ tập trung nhộn nhịp của thương thuyền từ trong Nam ngoài Bắc ghé bến, kể cả thuyền buôn nước ngoài. Đầu những năm 50 tôi còn thấy những chiếc thuyền to lớn đậu bến Bao Vinh. Đó là những chiếc thuyền gỗ mà điều làm tôi kính sợ nhất là đôi mắt của nó được vẽ ở phía đầu thuyền. Ông tôi nói phải vẽ những con mắt đó để thủy quái tưởng thuyền là đồng loại, chúng mới không làm hại. Lân la đến các chiếc thuyền đó chơi, tôi đứng nhìn những người đàn ông lực lưỡng, da như đồng sắt. Họ bơi qua Tiên Nộn như chơi, nhưng họ nói tiếng gì tôi không hiểu. Hỏi ông tôi, ông bảo họ là người đem muối từ trong Nam ra bán, nói tiếng Bình Định.  Còn ông tôi là nhà buôn muối. Muối này là muối sống, hạt của nó to như đầu ngón tay út. Đưa lên cao xem thì thấy tinh thể muối có hình như chiếc tháp nhỏ. Muối được đựng trong những chiếc cạp thật lớn, đường kính dễ chừng cũng hai ba mét. Trẻ con xứ Bao Vinh như tôi thì đâu có gì chơi, chỉ biết ngồi trước nhà nhìn người qua kẻ lại hay đi hái những trái ổi non về nhai với muối sống. Tôi nghiệm ra rằng đúng Bao Vinh là nơi kẻ chợ vì nhớ rằng thời đó luôn luôn có khách thương qua lại mua muối sống với số lượng lớn. Cũng không hiếm khi có dân miền núi áo quần sặc sỡ xuống mua muối. Thấy họ là tôi nhanh chân chạy trốn, đứng thập thò sau cửa xem họ có bắt con nít không như lời đồn đãi.  Có lẽ do buôn muối, lắm người ra kẻ vào nên nhà tôi luôn luôn ươn ướt. Xứ Huế vốn đã hay mưa, Bao Vinh hay lụt mà nhà tôi thuộc loại ẩm ướt nhất trong mọi nhà. Trong nhà mà tôi phải bước đi cẩn thận kẻo bị ngã. Buổi tối trẻ con học dưới ánh đèn dầu, tay lật sách, tay đập muỗi và mơ mưa to nước lớn. Khoảng đầu những năm 50, nhà tôi sắm được chiếc đèn "măng-sông" sáng rực. Thật là một phát minh tuyệt diệu và mua được nó cũng nhờ mấy hột muối sống, ông tôi nói thế. Nhưng chỉ có một chiếc đèn chỉ để chiếu sáng phòng dưới, còn trên lầu, chỗ ông tôi tụng kinh thì đã có những chiếc đèn dầu mờ mờ. Cái nhà của tôi, phía dưới thì buôn bán ẩm ướt, phía trên là chỗ thờ tự, ngoài ra hầu như chẳng có gì đáng nhớ.  Mấy mươi năm sau, trong những chuyến du lịch ở nước ngoài, tôi hay được dẫn đến tham quan các nhà cổ truyền thống. Xung quanh Bắc Kinh, hay dưới chân Hoàng sơn ở Trung quốc, các vùng ở Miến điện (Myanmar) hay tại Hội An đều có những chỗ tương tự. Tại những nơi đó tôi hay nhớ lại nhà mình ở Bao Vinh vì có một cái gì quen thuộc mà tôi không thể định nghĩa. Nhưng tôi vội quên vì nhà mình đầy bụi bặm và mốc meo của bao nhiêu năm tháng và lụt lội, còn ở đây nước gỗ của họ bóng một màu cổ xưa và sang trọng. Họ giữ gìn và trang hoàng các nhà cổ thật mỹ thuật. Còn nhà tôi, tôi vẫn nhớ phía dưới đằng trước có một cái trang nhỏ. Ông tôi nói trang là để thờ bà cô mà bà cô "ngoại tộc" thì phải thờ bên ngoài phòng thờ chính. May thay, cái trang đó nằm trên cao nên nước lụt không tới. Trên đó có một bình hoa với một bó hoa bằng ni-lông đã cũ nhưng vẫn còn thấy được màu xanh đỏ. Mấy mươi năm qua bình hoa vẫn còn y nguyên, có chăng là hoa ni-lông ngày càng dày lớp bụi.  Cách đây nhiều năm tôi đưa một người khách về thăm nhà ở Bao Vinh. Đây là người khách duy nhất mà tôi mời về nhà, để kể về đời mình của những tháng ngày xa xưa. Đến cửa nhà, tôi ngẩn người vì mọi người đi vắng, ổ khóa chìa ra phía ngoài. Đây là lần đầu tiên tôi về nhà cũ mà không được vào. Tại sao đúng ngày hôm nay mọi người lại đi vắng? Xứ Bao Vinh này không ai bỏ nhà đi vắng cả, lúc nào cũng có người trông nhà. Trong sự thất vọng và nỗi tiếc nuối, tôi mơ hồ thấy có một điều gì kỳ lạ. Vài ngày sau dường như tôi nghe tiếng nói của căn nhà cũ: "mi biết gì về nhà này mà mời khách về?". Có lẽ nó nói đúng.  Ngày nọ, tôi đến Bồ-đề đạo tràng tại Ấn Độ, tham bái cây bồ-đề, nơi Phật thành đạo. Tại đây, tôi nghe thuyết minh, khi Phật tu tập có một con mãng xà hiện lên che mưa cho Phật. Tôi sực nhớ tại nhà mình, tượng Phật của ông tôi để lại chính là bức tượng diễn tả Phật ngồi dưới bóng che của một con mãng xà. Đó là một bức tượng hiếm có. Sau bao nhiêu năm tôi mới nhận ra điều này. Hôm đó, dưới gốc cây bồ-đề, tôi lượm vài chiếc lá rụng, đem về Việt Nam, đem về Bao Vinh. Nhà mở cửa. Tôi lựa ba chiếc lá nguyên vẹn nhất và dán sau lưng tượng Phật, xem như tượng ngồi tựa cây bồ-đề. Rồi tôi nhìn quanh phòng thờ. Sau bao năm đi tham quan nhà người khác, tôi về nhìn lại nhà mình. Kể ra cũng thật là lạ, trong nhà tôi chỉ có một cái phòng trang trọng nhất, trung tâm nhất thì nó chỉ được dùng để thờ tự. Ngày xưa, ông bà tôi và chỉ con trai còn nhỏ như tôi mới được ngủ trong đó. Đây là nơi mà cứ mỗi khuya lúc bốn giờ sáng, tôi mơ màng nửa thức nửa ngủ nghe ông tôi tụng kinh. Như thế mà suốt 12 năm liền. Từ xưa tới nay, phòng thờ tự này là nơi khô ráo nhất nhà, hoàn toàn không có chút bụi bặm, không phải như tôi hay có thành kiến về nhà mình. Trong bóng tối mờ mờ của những chiếc đèn dầu, tôi phát hiện các thớ gỗ lâu đời đã mang một màu sắc cao quí. Trước những lồng kính với những tấm hình thờ úa vàng là những bát nhang xưa cũ, miệng viền kim loại và đựng một loại cát vô cùng mịn màng,  "Bảy bát nhang, bảy cây hương", ông chú họ của tôi nói, bây giờ ông là người sống trong nhà. Tôi đã biết và lần nào về thăm nhà cũng lấy đúng bảy cây hương thắp cho bảy bát nhang. Thời gian như đọng lại trong phòng thờ đó, mùi hương trầm và thứ ánh sáng mờ mờ của những cây đèn dầu dường như không bao giờ thay đổi. Trong phòng thờ đó, nếu có ai lên cúng bái thì có lẽ cũng chẳng thấy ba chiếc lá bồ-đề của tôi dán sau lưng tượng Phật. Xem ra ông chú họ cũng đã quên, chỉ tôi là nhớ. Và cũng từ đó, không bao giờ tôi về nhà mà gặp cửa đóng nữa.  Ngày nọ ông chú họ bảo tôi: "Bao Vinh được phong là phố cổ, nhà mình là nhà cổ, Hà Nội đã vô thẩm định rồi, sắp tổ chức tham quan". Tôi ngạc nhiên hỏi thêm, ông chỉ các bức vách, các cột tròn bằng gỗ nằm ở tầng dưới. Đó là những nơi mà ngày xưa muối sống tha hồ tiết chất ẩm ướt của nó và nước bạc mỗi năm vỗ sóng vài ba lần. "Nhưng nhà mình không bằng, nhà bên cạnh cổ hơn nhiều", ông chú họ nói. Đúng thế, cách đây nửa thế kỷ, lúc tôi còn đó, lúc ông chú chưa sinh ra, nhà bên cạnh đã đổ nát rồi thì dĩ nhiên nó phải cổ hơn.  Ôi, Bao Vinh mà cũng là phố cổ, nhà tôi mà cũng là nhà cổ! Tôi ngẩn người nhìn những hoa văn lờ mờ, những cột kèo bạc thếch. Thế nhưng nó là cả một bề dày lịch sử. Bao Vinh một thời là bến cảng của kinh thành, nó phải được trân trọng. Con đường dọc sông trên bến dưới thuyền, quanh năm lũ lụt đó, nó đã một thời nhộn nhịp, cần phải được tu bổ. Những ngôi nhà bên bờ sông đã khắc ghi sức lao động cần cù của nhiều thế hệ, chúng cần được phục hồi. Chiếc phòng thờ đặc trưng xứ Huế, nơi con người cống hiến những gì đáng quí nhất của căn nhà cho niềm tin tôn giáo và lòng biết ơn tổ tiên cũng có thể được trình bày cho khách tham quan. Còn những chiếc lá bồ-đề thì sao? Chúng thì nên tiếp tục nằm trong bóng tối, chúng chỉ dành cho những ai biết đến lịch sử của chúng.
Tôi nhìn những đứa em họ, con chú tôi và khuyên hãy học ngoại ngữ cho giỏi, mai mốt tha hồ thuyết minh nhà cổ cho người nước ngoài. Chúng nhìn tôi nửa tin nửa ngờ. Hà Nội đã vô thẩm định rồi sao chúng vẫn còn lơ là? Có lẽ chúng bây giờ cũng như tôi ngày xưa, đang mơ những chân trời xa lạ. Hay chúng cũng như tôi, biết rằng nói là nói thế thôi, chắc chuyện này còn lâu hay không bao giờ thành hình. Còn tôi, sau 50 năm, không có gì quan trọng bằng mỗi lần về sẽ có người mở cửa.



Ca sĩ Thu Sương: "Tôi đi khắp đó đây, hát nhạc du ca về quê hương tôi"







Làm sao "nâng tầm nhạc Bolero" ở Việt Nam?- Tác giả Trần Thị Vĩnh Tường



Ở vào 70 tuổi, Bolero miền Nam vẫn trẻ nhưng khi cứ mỗi 15 phút thế giới lại vang lên một bản Bolero thì mới là điều đáng hoan nghênh.

Cùng một bài nhưng mỗi giọng hát soi rọi giùm ngõ ngách bị lãng quên là điều hạnh phúc.

Thí dụ 'O sole mio kinh điển của thành Naples trở thành It's Now or Never, Elvis Presey nâng tầm hát rất...sến ở Mỹ năm 1960 là điều dễ nhớ nhất.

Thật tiếc, tôi không rõ hiện nay ở Việt Nam nâng tầm và làm mới Bolero thế nào. Hòa âm - Nhạc khí mới? Cách trình diễn - Đề tài mới? Ca sĩ - Nhạc sĩ mới? Nên đành nói chung chung theo kiểu trùng tu di sản: ghi nhớ, biết ơn, thưởng thức, lắng nghe, giữ gìn và làm mới lạ phẩm chất của tâm trí và tâm hồn.

Viễn ảnh trùng tu Bolero xui tôi nói lên đôi điều căn bản của Bolero miền Nam được nghe khi ngồi trường nữ trung học Trưng Vương, Sài Gòn, thập niên 1960.

 

Miền Nam nhập vào Bolero thế giới



Năm 1950, người Việt lần đầu biết tới nhạc Nam Mỹ có thể qua ban nhạc Xavier Cugat, người Mỹ gốc Tây Ban Nha lớn lên ở Cuba, chơi violon trưởng ban nhạc cho hãng phim GMC.

Bolero chính là điệu Rumba chậm có lẽ hợp với người Việt. "Bohemian" tiếng Pháp chỉ người Rom lần đầu tiên xuất hiện trong bài Con Đường Vui, nhạc Lê Vy, lời Phạm Duy.

Người Miền Nam tính khí hồn nhiên vui vẻ, thích hợp với nhạc Nam Mỹ rộn ràng, có trống-chũm chọe-đùi gà maracas-gỗ Guiro... cộng với chất êm đềm của dân ca Nam Bộ. Người Nam hát Bolero với nhịp trong tim, nhạc trong đầu thêm hơi hướng vọng cổ của "văn minh Miệt Vườn."

Với Hoàng Thi Thơ, Bolero có âm hưởng ngũ cung. Với Lê Trọng Nguyễn, Phạm Đình Chương, Mạnh Phát, Trúc Phương... Bolero vượt khỏi nhịp điệu 2/4, 4/4 thành "con bạn ngọc" kể lể từ chuyện quê hương đến đời thường, lừa dối, đợi chờ, nhung nhớ.

Tác giả Bolero "chính hiệu con nai vàng" giá trị vì họ là nhạc sĩ, nghệ sĩ cao đẳng. Họ không nhờ Bolero mà chính họ làm cho Bolero trở thành giá trị.

 

Trình bày Bolero có dễ không?



Dễ vì êm đềm, không gào thét, phẫn uất như Flamenco, chỉ cần đơn sơ một cây đờn bầu đờn nhị đờn sến hay cây phím lõm.

Dễ vì chỉ cần luyến láy giọng Nam ngọt ngào chè chuối nước dừa, chỉ cần dòng sông, áo bà ba, cái xuồng và tình yêu quê. Càng bộ cánh lộng lẫy, nhạc thính phòng đồ sộ, sân khấu xịt khói, đèn chớp lia chia, càng xa rời Bolero ban đầu.

Khó, nếu giọng tenor, soprano cao vút trong dàn nhạc lộng sẽ như Hungarian Rhapsodies của F Liszt, Gypsy Songs của J Brahms hay Bolero của M Ravel, quí tộc viết cho quí tộc, không phải "từ Rom, cho Rom, vì Rom."

Khó, vì càng có học càng khó hát, bắt chước cũng không xong.

Khó, vì phải biết thời gian/tâm tình/bối cảnh của bản nhạc mới hát hay được.

Khó, vì một dàn nhạc vĩ đại mà hay thì dễ, nhưng đơn giản mà vẫn đi vào lòng người mới khó.

Cái khó nhất là ăn thua... người nghe chứ không phải do nhạc sĩ ca sĩ. Làm mới mà hổng ai nghe cũng huề tiền.

Tóm tắt ngắn gọn kiểu người Nam "chèng đeéch ui, muốn biết hay dở thì dẹp hết ba cái thứ rườm rà, hát mộc với cây đàn thùng là biết ai giỏi ai dở liền hà."

 

Muốn nâng tầm Bolero phải làm sao?



Theo một người bạn tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn trước 1975, hiện ở Texas, Hoa Kỳ "muốn nâng tầm Bolero, cách hay nhứt là kể chuyện hay, mới lạ, ý tưởng sâu sắc. Nhưng làm được điều này vô cùng khó".

Đôi bài nhắc chuyện huy hoàng nhất là Hòn Vọng Phu của Lê Thương, Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương, Con Đường Cái Quan của Phạm Duy.

Thế giới chắc ít bài nào chỉ với 20 chữ, kể lại câu chuyện cả dân tộc vạn lý trường chính đánh giặc:

"Hỡi người chính phu, anh hùng non sông
Trao người con quý cho người trông nom
Thiếp xin lỗi thề"

Thứ đến là Cô Hàng Cà Phê của Canh Thân, Nương Chiều của Phạm Duy, Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông, Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, Dzũng Chinh... Nhưng so với nhạc... lan man dễ dãi thì số lượng "nhạc kể chuyện" còn thấp.

Thế giới có truyền thống người hát dạo Troubadour hay nhóm Griot kể chuyện bằng thơ nhạc.

Được thời gian sàng lọc, cái gì hay tự nó sẽ ở lại.

Thí dụ gần nhất là bài "Danny Boy" ông John McCain chọn cho đám tang của mình, ca sĩ opera là Renee Fleming hát. Các "sư tổ" kể chuyện bằng nhạc là Paul McCartney, Penny Lane, Bob Dylan, Leonard Cohen, Willie Nelson...

Cô gái quê duyên dáng miền Tây nói giọng miền Tây giờ sửa mặt sửa mũi, bắt chước diễn viên Hàn thì không là mới.

Nếu chỉ lấy nhạc Bolero cũ xào lại, làm âm thanh tốt hơn, màu mè hơn, mà không có bản nhạc mới ý mới e rằng chưa thể gọi là "mới".

Âm nhạc muốn đi vào lòng người phải chân thật, phải có hồn. Hồn ấy từ đáy lòng.

Bolero không ngoại lệ.

Bolero! Chỉ một chữ nhưng chứa cả thế giới. "Nâng tầm -Làm mới" là vinh dự của nghệ sĩ.



Con gái của nhà phóng viên chiến tranh, Philip Jones Griffiths, kể về cha







Nghị viên Khu Vực 7 thành phố San Jose, CA, Hoa Kỳ, Nguyễn Tâm: "Đảng Dân Chủ khó lật ngược thế cờ"




Vài ngày sau cuộc phỏng vấn với LS Nguyễn Quốc Lân về cử tri gốc Việt và cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ, BBC có dịp trao đổi với nghị viên Nguyễn Tâm của thành phố San Jose về cùng đề tài.
Cùng là dân cử của những thành phố đông dân Việt Nam nhất tại Hoa Kỳ, nhưng hai ông Nguyễn Quốc Lân và Nguyễn Tâm có những nhận định rất khác nhau về tình hình chính trị tại Mỹ.

Đặc biệt, ông Nguyễn Quốc Lân, đảng Cộng Hoà lo ngại rằng Hạ Viện có thể mất vào tay đảng Dân Chủ sau cuộc bầu cử giữa kỳ. Trái lại, ông Nguyễn Tâm, đảng Dân Chủ lại cho rằng rất khó cho đảng của mình lật ngược thế cờ theo tình trạng hiện nay.
BBC: Sau hai năm dưới sự lãnh đạo củaTổng thốngDonald Trump, ông có nhận định gì về cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới? Có dấu hiệu gì cho thấy Dân Chủ, Cộng Hòa, đảng nào đang nắm lợi thế không?

NV Nguyễn Tâm: Cuốn sách "Fear" sắp phát hành của tác giả Bob Woodward cộng thêm bài xã luận ẩn danh trên tờ New York Time hôm thứ Tư đã trở nên những điềm bất lành cho Tổng thống Donald Trump khi vòng vây điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Muller ngày càng siết chặt khiến cho ông Trump càng thêm chật vật và rối rắm. Nhiều chiếc ghế dân biểu liên bang Hoa Kỳ đã họăc có thể bị lọt vào tay Dân Chủ hay cấp tiến. Ngay cả nội bộ đảng Dân Chủ cũng bị khuynh hướng cấp tiến quá khích lật đổ như cô Alexandria Ocasio-Cortez lật ông Joe Crowley (NY14) hồi tháng Sáu, và mới đây, nghị viên Ayanna Presley cũng đã lật dân biểu đương nhiệm Michael Capuano (MA07).

Tuy nhiên, vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu con số 24 ghế ưu thế trong tay phe Cộng Hòa hiện nay. Đồng thời, tuy ông Muller đã triệt hạ được nhiều nguời liên quan đến Trump, nhưng vẫn chưa có được chứng cớ cụ thể nào liên quan đến mục tiêu chính, đó là nghi vấn sử dụng điệp báo của Nga Sô cho cuộc tranh cử 2016. Và chỉ còn 9 tuần lễ nữa là bầu cử rồi, mà cử tri vẫn chưa thấy dấu hiệu lay chuyển gì nhiều.

BBC: Theo ông thì cử tri người Việt có những suy nghĩ gì, phản ứng ra sao và sẽ bỏ phiếu thế nào trong cuộc bầu cử giữa kỳ này?

NV Nguyễn Tâm: Câu hỏi hơi rộng liên quan đến nhiều cuộc bầu cử ở nhiều cấp độ khác nhau, nhưng có thể nói chia làm hai cấp: Cấp cao gồm tiểu bang và liên bang, và cấp địa phương từ quận xuống thành phố. Ở cấp cao, vì đây là cuộc bầu cử giữa kỳ, tức là chỉ bầu cấp Thống đốc tiểu bang, do đó không sôi nổi như bầu Tổng thống như năm 2016 hay 2020. Vì vậy, những người đương nhiệm thì chẳng có gì phải quan tâm vì họ thường thăng tuyệt đối hay không có ai ra tranh giành. Ngay cả chức vụ Thống đốc thì ông Gavin Newsom đang dẫn đầu quá xa 28 điểm so với thủ công hòa John Cox. Còn ở cấp địa phương thì không lệ thuộc vào chính đảng (non-partisan), do đó không bị ảnh hưởng gì đáng kể.

BBC:Ông nghĩ gì về nhận định của LS Nguyễn Quốc Lân về việc cộng đồng người Việt là cộng đồng thiểu số duy nhất có mức ủng hộ Donald Trump rất cao, và lý do có sự phân cách đó?

NV Nguyễn Tâm: Có thể nói tôi thuộc về một thiểu số rất ít người Việt theo đảng Dân Chủ, còn hầu hết đại đa số bà con mình theo đảng Cộng Hòa. Nhưng rất may vấn đề chính đảng Hoa Kỳ vẫn còn là một ý niệm mơ hồ xa vời và không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân, do đó ít có dịp xảy ra tranh chấp. Thêm nữa, niềm Nam Cali nhất là quận Cam vốn là thành trì của đảng Cộng Hòa nhưng người Mỹ vùng Bắc Cali đa số lại theo đảng Dân chủ. Một số đông người Việt, nhất là cựu quân dân cán chính, thường theo đảng Cộng Hòa với niềm tin vào khuynh hướng diều hâu chống cộng binh vực VNCH, và họ sẵn sàng bỏ qua những điểm mốc lịch sử chứng minh ngược lại như Dân Chủ Johnson đưa quân đổ bộ vào Việt Nam chiến đấu chống cộng, và Cộng Hòa Nixon lại đi đêm với Trung cộng bỏ rơi VNCH, Cộng hòa Ford hủy bỏ mọi cam kết bảo vệ miền Nam, Dân chủ Carter mở tay đón tiếp người tị nạn, v.v… Do đó một số bạn bè tôi và các em giới trẻ có khuynh hướng chọn đảng Dân Chủ vì chủ trương binh vực người tị nạn di dân và đề cao các chương trình xã hội giúp đỡ dân nghèo. Trong khi đó thì đa số cộng đồng mình vẫn ủng hộ Tổng thống Trump theo truyền thống Cộng Hòa, và họ tỏ ra rất hài lòng về một số hành động cụ thể tỏ ra chống Trung cộng như việc đánh thuế mậu dịch, v.v..

BBC:Sinh hoạt chính trị trong cộng đồng San Jose, hay nói chung Bắc Cali, so với Nam Cali có những tương đồng và dị biệt gì?

NV Nguyễn Tâm: Hai miền Nam-Bắc Cali có hai cộng đồng người gốc Việt đông đảo nhất nước Mỹ và thế giới, với rất nhiều họat động sôi nổi thu hút sự quan tâm của nhiều người xa gần. Có thể nói nội dung và bản sắc thì giống nhau, và chỉ khác nhau ở cấu trúc của tổ chức hành chánh địa phương. Nam Cali thì tuy đông dân Việt gấp đôi bắc Cali, nhưng lại chia ra nhiều thành phố nhỏ. Nguồn tài chánh ngân sách của chính quyền tập trung vào quận Cam, tương đương với một tỉnh, trong đó có nhiều thành phố nhỏ. Do đó vai trò và quyền lực của Giám sát viên rất quan trọng, trước đây có GSV Janet Nguyễn, và hiện đang có GSV Andrew Đỗ. San Jose, ngược lại, là thành phố với một triệu dân, đứng hàng thứ 10 nước Mỹ, có 10 nghị viên và một thị trưởng làm việc toàn thời gian với ngân sách $3.5 tỉ đô la.

Người nghị viên có trách nhiệm chăm sóc cho 100 ngàn cư dân trong quận mình. Mỗi văn phòng nghị viên có khỏang 5, 6 nhân viên làm việc với ngân sách dành riêng cho mỗi quận. Về mặt nội dung, thì sinh hoạt các cộng đồng đều giống nhau ở các đặc điểm như chống cộng, tích cực, nhiều ý kiến, hay tranh cãi, và chia thành nhiều nhóm nhỏ, do đó không có sức mạnh tập thể đòan kết.

Nhưng bù lại nhờ vào sự cạnh tranh thi đua nhau, nhờ đó mà mọi người mọi nhóm phải luôn cố gắng cải tiến làm tốt hơn. Thủ phủ quận Cam có rất nhiều thành tựu đáng kể như tượng đài chiến sĩ, diễn hành, chợ đêm, v.v... Riêng tại San Jose thì có những đặc biệt như chào cờ vườn Việt, Café Vườn Rau Việt, Trung tâm Văn hóa Việt Mỹ do thành phố đài thọ toàn phần, v.v…

BBC:Người Việt hải ngoại, trong đó có Hoa Kỳ, rất tha thiết với việc Việt Nam có dân chủ và có nhân quyền. Nhưng xem ra ông Trump có vẻ không mặn mà lắm về nhân quyền cho Việt Nam, cử tri vùng San Jose nghĩ gì về điều này?

NV Nguyễn Tâm: Tuy mọi người Việt Nam vẫn mong đợi Tổng thống Trump có quan điểm hay hành động cụ thể hỗ trợ cho đấu tranh tự do dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, nhưng thực tế chỉ là thất vọng nầy đến thất vọng khác, và chính quyền Trump đã bỏ lỡ nhiều có hội rất quý báu. Mới đây nhất, hồi tháng 7 nhân cuộc viếng thăm của Ngoại trưởng Pompeo, thì bài phát biểu của Đại sứ Daniel Kritenbrink về cuộc viếng thăm này đã gây xôn xao khi tự kiểm duyệt để bỏ đi chữ "nhân quyền." Chỉ mỗi một chữ nhỏ bé như thế mà còn không dám nói, thì mong gì đến những quan điểm hay thái độ cứng rắn hơn đối với chế độ cộng sản Hà Nội. Vì thế mà cho đến nay, hoàn cảnh của Việt Nam càng ngày càng tệ hại hơn, nhưng chưa hề thấy một phản ứng cụ thể nào của Tổng thống Trump. Nhất là càng ngày ông càng thêm vất vả đối phó với thù trong giặc ngoài ngay tại tòa Bạch ốc, thì tâm trí đâu mà lo chuyện xa vời bên kia bờ đại dương.

BBC: Theo ông tại sao người Việt lại có nhận định rằng đảng Cộng Hòa đánh cộng sản và đảng Dân Chủ làm mất miền Nam Việt Nam như LS Nguyễn Quốc Lân nói?

NV Nguyễn Tâm: Như tôi đã nói, lịch sử ghi rõ về việc chống cộng hay hợp tác với cộng sản quốc tế của lãnh tụ các đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa. Sự thật ngược lại với quan niệm của một số người Việt cho rằng Dân Chủ thì thân cộng và Cộng Hòa thì chống cộng. Nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy đối với Mỹ, thì chẳng có vấn đề binh hay chống cộng, mà chỉ có quyền lợi của Mỹ trên hết. Nói rõ hơn, quyền lợi của tập đoàn tư bản Mỹ trên hết, bất chấp đồng minh là ai.

Đối với Mỹ, không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn, mà chỉ có kẻ thù và đồng minh giai đoạn, như đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử, mà nổi bật nhất phải kể đồng minh với Nga chống Đức hồi đệ Nhị thế chiến, sau đó thì lại đồng minh với Đức chống lại Liên Sô. Nay thì Tổng thống Trump lại rất phục ông Putin và công khai vận động cho Nga tham gia vào hội nghị thượng đỉnh kinh tế G7, v.v…

Đối với Nhật thì từ là kẻ thù dội bom nguyên tử, nay trở thành đồng minh sát cánh tại Á Châu. Đối với cộng sản Việt Nam cũng thế, trước đây là kẻ thù qua chiến tranh tàn khốc với hàng triệu binh lính và hơn 58,000 người hy sinh, nhưng nay thì đã trở thành đồng minh hợp tác trên mọi mặt kể cả quân sự mỗi ngày một gia tăng.

BBC:Theo ông thì người Việt nghĩ thế nào về sự cứng rắn của ông Trump với Trung Quốc? Ông ta có thực sự cứng rắn không? Hay cuộc chiến thương mại là cách mà ông ấy tỏ ra cứng rắn?

NV Nguyễn Tâm: Tổng thống Trump đã tỏ ra cứng rắn trong việc tung ra chiến tranh mậu dịch đánh thuế nhập khẩu lên trên $250 tỉ hàng hóa Trung quốc, nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng mậu dịch kéo dài từ nhiều năm nay. Nhưng ngược lại, giới nông dân và sản xuất của Hoa Kỳ cũng đang khổ sở vì bị Trung quốc trả đũa trên 5,200 mặt hàng xuất khẩu từ Mỹ, với tổng giá trị lên đến $150 tỉ đô.

Đồng thời, Tổng thống Trump lại vội vã cứu sống công ty ZTE sau khi công tuy nầy bị trưng phạt vì vi phạm luật bán hàng cho quốc gia khủng bố. Vấn đề chiến tranh mậu dịch của Tổng thống Trump không phải chỉ dành cho Trung quốc, mà xảy ra cho tất cả các quốc gia đồng minh, NATO, Mễ và Canada nữa. Do đó đây không phải là sự trừng phạt, mà chỉ là những giải pháp mạnh mẽ nhằm cải tiến thị trường ngoại thương mà thôi.

BBC: Dù chiến tranh thương mại có lợi cho Hoa Kỳ hay không, nhiều người Việt, kể cả người Việt trong nước vẫn cho đây là một điểm son của ông Donald Trump, rằng chỉ có ông mới đập được cho ông Tập Cận Bình như thế. Nghị viên nghĩ gì về điều này?

NV Nguyễn Tâm: Xin nhắc lại, tôi không thấy chủ trương của Hoa Kỳ là đánh đập ai trong lúc nầy cả. Ngay cả vụ Bắc Hàn, Tổng thống Trump cũng chỉ muốn đạt mục tiêu giải giới hạt nhân, và sau khi bị hố nặng, vẫn phải kiên nhẫn chờ đợi và ra lệnh huy bỏ chuyến đi của ngoại trưởng Pompeo. Về vụ Trung Quốc cũng thế, Hoa Kỳ phải có những hành động cứng rắn như ông Trump đã tung ra chẳng qua là nhằm cải tiến tình trạng mậu dịch thâm thủng mỗi ngày càng tồi tệ hơn mà thôi. Ngay cả đồng minh khối NATO cũng bị sốc khi Tổng thống Trump mạnh mẽ chỉ trích họ trong việc đóng góp ngân sách, kết quả là các quốc gia ấy phải gia tăng tỉ lệ ngân sách đóng góp vào NATO.

BBC:Nếu phải tiên đoán, Nghị viên nghĩ là vào bầu cử giữa kỳ chỉ còn vài tháng nữa thôi này, đảng Dân Chủ có lấy được đa số ghế ở một trong hai viện không, hay là sẽ như thế nào?

NV Nguyễn Tâm: Phía Dân Chủ cần phải lật 24 ghế trong mùa bầu cử 9 tuần nữa. Tuy có dấu hiệu cho thấy họ đang trên đà gia tăng, nhưng phe Dân Chủ vẫn chưa đưa ra một đường lối chính sách cải tiến cụ thể nào nhằm giải quyết tình trạng nhập cư lậu, giảm tiền bảo hiểm sức khỏe, hay gia tăng nhà cửa. Trái lại, với sự phát triển kỷ lục về kinh tế, và mức độ gia tăng công việc cao độ, sẽ càng bảo đảm cho chính quyền đương thời khi người dân vẫn có công ăn việc làm, v.v.. Do đó phe Dân Chủ, theo tôi, sẽ rất khó lật ngược thế cờ theo tình trạng hiện nay.

BBC: Là một người trong đảng Dân Chủ, ông mong nhìn thấy gì?

NV Nguyễn Tâm: Trước khi làm nghị viên hay chọn khuynh hướng Dân Chủ khi vào quốc tịch Hoa kỳ 35 năm qua, tôi là một người Việt Nam và vẫn thấy mình là người Việt Nam. Buổi sáng bước ra đường tôi là một người Mỹ, nhưng đêm tối trở về trong căn phòng riêng tư, tôi trở về với hạnh phúc sâu kín bên chén cơm, tô canh rau mắm cá kho. Tôi chia xẻ những suy tư khát vọng chung cho quê hương dân tộc mình bên kia bờ đại dương. Những suy tư khát vọng ấy không có biên giới địa lý hay tổ chức chính trị phe nhóm. Tôi có viết lên tâm sự ước mơ qua bài hát Trái Tim Việt Nam: "Nghe trong tim anh có những lời sông núi. Nghe trong tim em có tiếng gọi dân lành, Nghe trong tôi bao nỗi niềm Quê Hương. Tên tôi là Trái Tim Việt Nam." Tôi chân thành cầu mong sớm được hát lên ước vọng của mình trên bầu trời quê hương dân chủ tự do một ngày rất gần.




Lo ngại về bánh Trung Thu “siêu rẻ”!







Phỏng vấn J.B. Nguyễn Hữu Vinh







Ông Đỗ Thông Minh: Vận Nước Suy Vong







Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Chuyến viêng thăm Nga của lú mang ý nghĩa gì?







Ổ vi khuẩn chứa trên khay đựng ở cửa an ninh sân bay







Không quá khó để hiểu vì sao loại cúm thông thường có thể nhanh chóng lan ra nhiều nơi trên thế giới. Đơn giản là vì vi khuẩn cũng đi theo đường hàng không vì con người vô tình phát tán chúng đi khắp nơi chỉ bằng cú chạm tay, và khay đựng đồ khi đi qua cửa kiểm tra an ninh tại sân bay là một trong những thứ chứa nhiều vi khuẩn hơn cả trong nhà vệ sinh.

Một nghiên cứu vừa tìm thấy vô số loại vi khuẩn trên khay đựng ở sân bay, khi hành khách buộc phải bỏ tất cả vật dụng của mình vào đó để đi qua cửa an ninh. Đáng sợ hơn cả là ổ vi khuẩn này còn nhiều hơn cả trong nhà vệ sinh.

Điều đáng nói ở đây là chẳng ai cảnh báo chúng ta về ổ vi khuẩn đó cả. Nếu như quý vị thường xuyên được nghe lời cảnh báo nên rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật, sau khi sử dụng các phương tiện công cộng, các máy ATM, nhà vệ sinh hay thùng rác, thì chẳng ai ngờ tới việc chúng ta cũng cần phải rửa tay ngay sau khi đi qua cửa hải quan.

Nhưng khi nhìn rõ hơn thì quả thật khay đựng ở sân bay mới đáng lo ngại. Mỗi ngày có hàng triệu hành khách trên khắp thế giới đi qua cửa hải quan ở bất kì sân bay nào, và tất cả đều được yêu cầu bỏ vật dụng cá nhân vào khay đựng để đi qua máy dò. Máy dò sẽ rà soát để tìm ra bất kì điều gì có thể gây hại đến những người xung quanh trên chuyến bay, thế nhưng có một thứ mà máy dò không phát hiện được, đó là vi rút và vi khuẩn.

Một nghiên cứu được thực hiện ở châu Âu đã phát hiện ra ổ vi khuẩn trên khay nhựa là một trong những kẻ chịu trách nhiệm cho việc lây truyền những căn bệnh cảm thông thường.

Các nhà khoa học ở Đại học Nottingham tại Anh và Học viện Quốc gia Phần Lan về Sức khỏe và Phúc lợi đã cho quét kiểm tra các bề mặt vật dụng mà con người thường xuyên tiếp xúc khi đến sân bay Helsinki ở Phần Lan trong và sau giờ cao điểm, đặc biệt là vào mùa đông năm 2016. Họ đã tìm thấy dấu vết của rhinovirus là nguyên nhân của các chứng bệnh cảm lạnh thông thường, và vi rút cúm A.

Họ tìm thấy dấu vết của chúng trên một nửa khay đựng vật dụng, nhiều hơn bất kì nơi nào khác  trong sân bay mà các nhà khoa học đã cho thử nghiệm. Chẳng có virus nào được tìm thấy trên các bề mặt tiếp xúc trong nhà vệ sinh cả.

Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Các bệnh truyền nhiễm BMC , có thể giúp cải thiện các chiến lược y tế công cộng, nhằm hạn chế sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trên toàn thế giới.

Nghiên cứu này cũng giúp giáo dục ý thức trong cộng đồng trong việc phòng tránh lây nhiễm bệnh, đặc biệt là các loại bệnh dễ lây lan vào mùa đông, Jonathan Van-Tam, Giáo sư về bảo vệ sức khỏe tại Đại học Nottingham cho biết.

Có rất nhiều bề mặt mà chúng ta tiếp xúc mỗi ngày có thể trở thành cầu nối để phát tán vi khuẩn và vi rút. Chúng bao gồm cả điện thoại di dộng, miếng xốp rửa chén trong nhà bếp, thậm chí là cả chú vịt cao su mà chúng ta hay cho trẻ con chơi khi đi tắm. Thế nhưng việc các ổ gây bệnh này lại được phát tán đi bằng đường hàng không, thì tình hình còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần, và nó có thể phát tán ra khắp thế giới vô cùng nhanh chóng, đặc biệt là các loại bệnh cúm.

Hiệp hội Châu Âu đã tài trợ một dự án nghiên cứu có tên gọi là Pandhub, nhằm ngắn chạn sự lây lan của các mầm bệnh ‘nguy cơ cao’ thông qua việc tiếp xúc với các bề mặt trên phương tiện giao thông công cộng, và nghiên cứu của Đại học Nottingham và Học viện Quốc gia Phần Lan là một phần của dự án đó.

“Sự hiện diện của các mầm bệnh trong môi trường sân bay vốn chưa được đưa vào điều tra trong các dự án trước đây”, Niina Ikonen, một chuyên gia về vi rút tại Học viện Quốc gia Phần Lan đã cho biết.
Bà còn nói thêm rằng các kết quả này đã tạo tiền đề cho những ý tưởng mới trong việc phát triển các kĩ thuật trong thiết kế và cải tổ các khu vực tại sân bay.

Finavia, công ty vận hành sân bay Helsinki, cho biết trong một email: “ Tại các sân bay của Fanavia, nguyên tắc giữ vệ sinh công cộng được thực hiện đúng theo yêu cầu của bộ y tế, tất cả các bề mặt được dọn dẹp và làm sạch hàng ngày, bao gồm cả các khay đựng tại cửa an ninh,vv…”

Kết quả của nghiên cứu này không chứng minh được các vi rút tìm thấy có khả năng gây dịch bệnh, nhưng nghiên cứu từ trước đó đã chứng minh vi khuẩn có thể tồn tại trên nhiều bề mặt khác nhau trong vài ngày.

Rửa tay đúng cách, hay sử dụng khăn tay, khăn giấy, đặc biệt là khi tiếp xúc với những bề mặt ở nơi công cộng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan, Giáo sư Van-Tam cho biết.

“Những biện pháp phòng ngừa đơn giản này có thể giúp ngăn ngừa các đại dịch, và quan trọng nhất trong các khu vực đông đúc như sân bay, có lượng người đến và đi từ khắp nơi trên thế giới,” ông nói thêm.



Truy tìm tác giả bài báo chỉ trích Tổng thống Trump, đăng trên tờ báo New York Times







VN Tuần Qua, 8/9/2018







Á Châu Ngày Nay, 7/9/2018







Thẩm Thức Nhạc: Rực Rỡ Việt Nam







“Ta vốn ghét đàn bà như ghét cứt”, thơ Cao Thoại Châu





Đời lắm kẻ to gan lớn mật
Bạn cũng là người có lá gan to
Có gan liền mới dám làm thơ
Làm thơ là bắt con bò chui vào chiếc cốc!
...
Thật gan liền bạn mới dám viết
“Ta vốn ghét đàn bà như ghét cứt”
Chửi đàn bà quả là người đởm lược
Là si tình phong cách rất thi nhân!
 
Thời mạt pháp bắt nhà thơ đi lính
Nón sắt úp lên đầu bình rượu ở bên hông
Nhìn non sông tê điếng trong lòng
Thơ là lá bùa bảo toàn tánh mạng!

Nhớ lần gặp nhau ngoài Phan Thiết
Ta thấy bạn cười như trẻ thơ
Nụ cười Sơn ta nhớ đến bây giờ
Mỗi khi rót rượu vào chiếc ly không đáy!

Bạn ít hơn ta một số năm
Mà lời thơ khí phách ngang tàng
Làm con đò không chịu sang sông
Cứ xoay tít xoay tít nhiều vòng ở bến!

Vậy đó mà âm dương chia lìa đôi ngả
Đêm nay bạn về để đón ta đi
Hay ta mở bình ra đón bạn về
Rót thơ tràn ra ngoài ly cốc?

 
 



MINH OAN CHO PETRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ VỀ CÂU “Ở VỚI HỌ MÀ KHÔNG THEO HỌ”- Tác giả Winston Phan Đào Nguyên







PETRUS KEY và PETRUS KÝ: Chuyện Một Lá Thư Mạo Danh Trương Vĩnh Ký Vào Thế Kỷ 19 - Tác giả Winston Phan Đào Nguyên







Dân Ca lai Ráp: Lý Cây Bông







Mạt Pháp - Tác giả Huy Phương







Tôi luôn luôn mang ý nghĩ chùa luôn luôn là nơi tĩnh lặng và vắng vẻ nhất, nên khi lớn lên thấy chùa ở “chốn lao xao”, gần gũi với trần tục, lòng tôi cảm thấy mất mát đi một điều gì. Trên sân khấu “đời” được dựng lên tại một sân chùa mà bối cảnh có ghi là ngày Ðại Lễ Phật Ðản, tu sĩ cùng lên sân khấu trình diễn với ca sĩ. Trong khi một nam ca sĩ hát bài “Ðời Tôi Cô Ðơn” của Nguyễn Ánh 9 thì vị tu sĩ nhại lời bài hát này thành “Ðời Tôi Ði Tu”. Ca sĩ vừa hát xong câu “đời tôi cô đơn, nên yêu ai cũng đớn đau” thì thầy tiếp lời “đời tôi đi tu nên tôi phải ăn chay...” Trong tiếng nhạc xập xình và tiếng reo hò cổ vũ của “thiện nam tín nữ”, tu sĩ này lại “tự biên tự diễn” hát tiếp: “Ðời tôi đi tu nên tôi phải mặc áo nâu”, rồi “đời tôi đi tu nên phải cạo đầu... không để râu!” Một tu sĩ trẻ tuổi khác lên sân khấu choàng cho thầy một vòng hoa, rồi quý tín nữ reo hò: “bis... bis”. Nói theo văn chương bình dân: thiệt là vui hết biết! Hoạt cảnh này được phổ biến trên You Tube khắp nơi cho bà con xa gần biết đến giọng hát của thầy.

Vị này thích ánh đèn sân khấu đã đành, nhưng lại đem chuyện tu hành lên đây mà diễu cợt để mua tiếng cười của bá tánh, thật khó coi. Người đến chùa lại không ý thức được sự việc, thấy thầy lên sân khấu hát hỏng, mà lại hát tếu thì lấy làm vui như gặp được Bảo Quốc, Tùng Lâm. Có vị nữ tu lại lên sân khấu, mặc áo rằn ri, đóng vai người lính VNCH để hát bài “Tình Anh Lính Chiến”, thật là đem chuyện trần tục vào chốn thiền môn.

Ngày nay nhạc đạo, nhạc thiền không có mấy vì không có ai sáng tác, sáng tác ra không có người hát. Không ai đem nhạc đạo vào khiêu vũ trường hay sòng bài,nhưng nhạc đời bây giờ đem vào chùa chiền quá nhiều, ca nhạc cho người đến chùa vui, chỗ nào vui thì đông người, đông người có chuyện “hùn phước” lớn, phước lớn thì chùa lớn, chùa lớn thì thầy vui mà đệ tử cũng vui. Thói đời, người ta thích lui tới chùa lớn hơn là đi chùa nhỏ. Không có bản nhạc tình ái nào bị cấm hát trong sân chùa, nên từ “anh yêu em”, hay “tình phụ tình lỡ”, những gì than vãn, khổ đau của cuộc đời này đều được các ca sĩ đem vào chùa. Có khi vị trụ trì ngồi chủ tọa buổi ca nhạc, được người MC kính cẩn thưa: -“Thưa Thầy Thầy thích yêu cầu bài gì?” -“Mình ơi!” Thầy đáp, không cần một giây suy nghĩ. Ðám đông reo hò. Xin quý vị một tràng pháo tay! Vui quá là vui! Ca sĩ thì đương nhiên phải phấn son, ăn mặc hấp dẫn, đôi khi thiếu kín đáo, đó là chưa nói chuyện hở hang đang đứng trên bục cao. Vào chùa mà hát nhạc đạo thì ai nghe, người ta kêu buồn ngủ.






Tại một ngôi chùa lớn, trong một ngày lễ lớn tại Texas, tác giả bài viết này có dịp tham dự, đã mục kích chuyện ca sĩ “lơn” nhau trên sân khấu. Nam ca sĩ nổi tiếng này được mời từ Cali sang, sau một màn song ca, đã cao hứng nói với nữ ca sĩ: “Em ơi! Có một việc mà anh làm một mình không được! Em giúp anh đi!” Thế mà đám đông trần tục cũng cười rồi vỗ tay.

Vì sao bây giờ chùa lại gần chợ đông vui, có đốt pháo múa lân, không khác gì đời. Chùa xây gần chợ nghĩa là đem đạo vào đời, để cảm hóa, xây dựng con người nhưng đem nhạc tình ái vào chùa là đem đời ô trọc vào đạo. Thay vì người có lòng với đạo, cổ xúy cho nhạc đạo, hát lên cho lòng thanh thản trong sạch, đó là công đức, còn như lấy điều vui làm trọng là phá đạo. Chùa chiền không phải là nơi thi hoa hậu, dù là hoa hậu áo lam, cũng phải là nơi cổ xúy loại nhạc “yêu em thật lâu, yêu em thật sâu”. Nếu ngày nay lên chùa là vì ham vui, hay làm cho chùa vui để thiên hạ đến chùa cho đông, thì đạo Phật chẳng mấy chốc mà suy vi. Chốn thiền môn mong được nghe tiếng kinh kệ và mùi trầm hương, không phải là nơi đượm mùi son phấn và lời ca hát trần tục. Tại Mỹ, tôi là người đã có dịp, mới đây thôi, gặp gỡ nhiều tu sĩ còn trẻ tuổi, lớn lên sau 1975, được đào tạo tại Việt Nam, đã được gửi đi du học Ấn Độ, hút thuốc và uống bia một cách công khai trước mắt tôi, như vậy làm sao biết được những hành động khác ở chỗ riêng tư?”

Phải chăng đã có cả một kế hoạch để xuất khẩu sư quốc doanh ra hải ngoại, như bài dưới đây dẫn chứng:

Việc xuất khẩu sư quốc doanh ra hải ngoại là một chính sách vô cùng thâm ác của nhà cầm quyền Vn từ bấy lâu nay. Trước đây thì chúng xuất khẩu qua những nước thuộc khối Liên Xô cũ rất ồ ạt. Nay nền móng, chùa chiền đã được xây cất và những sinh hoạt....đảng bộ trọc đã đi vào guồng máy, thì sự chuyển hướng sang Mỹ là điều trọng tâm của cuộc xâm lăng với đoàn binh áo vàng này.

Hòa thượng Thích Tuệ Minh trong lần phóng vấn của đài truyền hình SBTN cũng phải công bố là hiện nay có tới 4000 sư trẻ qua Mỹ và gây rất nhiều sự suy đồi như ăn thịt, uống bia và dâm dục…

Rất nhiều sư tại hải ngoại có chùa chiền ở VN và đi đi về về như cơm bữa. Tại Lâm Đồng cũng có vụ án mà chúng tôi từng đề cập là sư trụ trì chùa tổ chức cạo đầu và cấp chứng điệp Tỳ Kheo và tuồn người sang Mỹ.

Quái thai Phật Giáo Thích Thanh Cường là một kẻ vô cùng kệch cỡm mà hầu hết dân VN đã nghe qua, bởi rất nhiều hình ảnh quái đản và phát ngôn kệch cỡm của y, nhất là vụ khoe mẽ xe sang, trai đẹp, ăn chơi, du hí và mê Iphone đã được hầu hết báo chí và dư luận internet đăng tải rất nhục nhã.

Thế mà y vẫn được GH quốc doanh bao che để y vẫn ngồi ghế ủy viên nghi lễ trung ương GHPGVN kiêm trụ trì ngôi chùa Cương Xá có hơn 1000 năm tuổi. Hơn thế nữa y vẫn ngang nhiên coi trời bằng vung,thách thức dư luận bằng những việc làm báng bổ phật giáo và du hí hưởng thụ khắp nơi trong ngoài nước.

Trong mấy ngày gần đây dư luận lại ồn ào vì những tấm hình phản cảm của y khi y đang du hí tại Hoa Kỳ. Kèm theo đó là quỷ Cường trọc khoe bức ''công hàm'' của một chùa VN tại Texas đã triệu thỉnh y qua dự lễ vía Quan Âm với mọi chi phí do chùa tài trợ.”

Và, dưới đây là một phần trong bài “Sư ông bán chùa! Chuyện khó tin mà có thật”, của cây viết phiếm Đào Nương trên tuần báo Sài-Gòn Nhỏ” ờ Nam Cali:

Chuyện “Sư ông” Giác Đẳng xin từ chức Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hoá Đạo của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất và được Hòa Thượng Thích Quảng Độ chấp thuận đồng thời “bổ nhiệm” ngay người kế vị là Hoà Thượng Thích Huyền Việt, nguyên Phó Chủ Tịch VPII lên làm chủ tịch. Lúc đầu thì Phật tử cũng tưởng như đó là chuyện ... thường ở huyện vì trước “sư ông” Giác Đẳng đã có nhiều sư ông ra đi khiến nhà chùa trở thành những sân khấu cười ra nước mắt khi “họ” tố nhau. Hầu như không ai trụ được lâu với cái chức chủ tịch VPII Viện Hoá Đạo và dư luận đều cho rằng đó là do bàn tay nối dài từ Paris với sang Hoa Kỳ của ông Võ Văn Ái gây ra. Mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của Hoà Thượng Thích Quảng Độ sao mà lắm “Giáo Chỉ” thế! Cứ như là một cuộc chạy đua với những bản nhạc không tên của Thầy Sáu Lèo ở Oregon: Giáo Chỉ số 9 khiến Phật tử chưa kịp biết “nói gì ở trỏng” thì đã có Giáo chỉ số 10, rồi Giáo chỉ số 11, 12, 13, 14, 15, 16... Hiện nay con số hình như đã lên đến trên 20, coi như thành tích của Thầy Sáu Lèo Oregon thua nặng. Vì sau bài không tên số 10, thầy Sáu đã ngưng làm nhạc tình để xoay qua làm nhạc đạo và... đếm tiền.

Nhưng theo một số người thì chính các Giáo Chỉ này đã giết chết Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Trước khi có các Giáo Chỉ số 9 và số 10, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được rất đông các chuà ủng hộ. Khi Giáo Chỉ số 9 ban ra, hàng loạt tăng ni, chùa chiền bỏ giáo hội để “về nguồn”! Đến khi Giáo Chỉ số 10 ban ra, Hòa Thượng Viên Lý mất chức chủ tịch, hàng loạt tăng ni chùa chiền khác tách khỏi giáo hội, thành lập Tăng Đoàn Độc Lập. Không ai trách các vị Tăng Thống trong nước mà đều quy tội cho “siêu tăng thống” Võ Văn Ái, Giám Đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế tại Paris, đóng đô tại Pháp là tác giả cuả các giáo chỉ này. Nhưng cũng không ai dám lên tiếng về những điều mà mọi người thường xầm xì bên trong hậu trường về việc tại sao các “thầy” lại phải nghe theo lời Võ Văn Ái! (hết trích)

Vụ sư ông bán chùa này đã ra trước ba tòa quan lớn, sẽ hứa hẹn nhiều sôi nổi và chưa biết bao giờ mới kết thúc vì hai phe quyết ăn thua đủ với nhau, bất chấp lời Phật dạy phải diệt dục và thắng ba tính xấu tham, sân, si.

Chẳng cần phải thông minh lắm người ta cũng biết chính Việt cộng là thủ phạm đã tạo ra tất cả những rối loạn và bệ rạc, nhơ nhớp trong cổng chùa để triệt hạ Phật giáo cũng như mọi tôn giáo khác.

Bây giờ mới thực sự là “mùa pháp nạn” mà nếu không sớm giải trừ được quốc nạn cộng sản thì chẳng những Phật giáo, mà cả Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao đài, Hòa Hảo... cũng sẽ theo nhau tàn lụi.

Xin Phật Tổ độ trì phù hộ cho con cái ngài qua khỏi cơn mê và sáng suốt nhận rõ đâu là bạn, đâu là thù.

Nam mô a di đà Phật!

Alpha Entertainment vinh danh: 45 năm âm nhạc Phạm Đình Chương







Tháng Tám, Mùa Thu- Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Phỏng Vấn võ sư Nguyễn Tiến Hóa










Phỏng Vấn bà Khúc Minh Thơ







Đồng Hành Cùng Trần Huỳnh Duy Thức







Nhân danh “lòng yêu nước”, csvn chiêu dụ nhân tài Việt Nam hải ngoại







Đầu Hàng tại trại Carroll, 2/4/1972- Tác giả Lâm Vĩnh Thế







Hôn Thú Giả - Tác giả BQC




Phải anh là Lê Văn On học Petrus Ký không? Tôi là Bá ngồi bên anh suốt 3 năm đệ nhị cấp đây.

Nhóm H.O. chúng tôi rủ nhau về Orlando làm đủ thứ nghề trong Disney World. Công việc của tôi là giữ an toàn cho du khách lên xuống ở bến tàu. Theme Park này có một hồ lớn ở giữa, chung quanh hồ là từng khu văn hóa của mấy nước tiêu biểu như Anh, Pháp, Ý, Nga, Ai cập, Nhật,Trung Hoa, Ấn độ…Du khách hoặc đi bộ hoặc ngồi tàu chạy quanh hồ và đậu lại từng bến trước khu văn hóa.
Một hôm có một du khách nhận ra tôi là bạn học Petrus Ký từ 50 năm trước. Ngó bảng tên “ON LE” trên ngực tôi, anh hỏi:
 
— Phải anh là Lê Văn On học Petrus Ký không? Tôi là Bá ngồi bên anh suốt 3 năm đệ nhị cấp đây.
 
Chúng tôi mừng rỡ bắt tay nhau. Vì Bá phải đi theo “Tour” nên chúng tôi chỉ kịp trao nhau số điện thoại để liên lạc với nhau sau.

Tôi nhớ lại hồi đó Bá rất thắc mắc về tên ON của tôi. Theo hắn, ON chẳng có nghĩa gì cả.
 
Tôi giải đáp:

— Thằng em kế tao tên là Đơ. Ba tao đặt tên anh em tao theo âm tiếng Pháp. Tuy tao số 1 (un) nhưng trong nhà vẫn kêu là thằng Hai, em tao số 2 (deux) nhưng vẫn là thằng Ba.

Bá cười thích thú:

— Un! Deux! Nghe như diễn hành. Tao khoái cách đặt tên của người Nam nôm na mà lạc quan: Lắm, Sang, Đày, Mạnh,Tươi, Vui, Đẹp…

Thấy hắn thật tình, tôi mới kể thêm cho hắn nghe:

— Mày có nghe tên RI và BE bao giờ chưa ?

— Mẹ tao dạy học cuối tháng đem sổ điểm về nhà, tao tò mò mở ra coi có thấy mấy tên như Võ văn Ri, Huỳnh văn Be.Tao đoán xuất xứ từ những câu “khóc như ri “ và “kêu be be “.

— Trật lất ! Đó là tên rút ngắn của tiếng Pháp HenRI và RoBErt .

Bá vỗ bàn cười sặc sụa:

— Không ngờ người Nam tếu đến thế! Cách đặt tên của người Nam phản ảnh đúng tâm hồn người Nam.
Ngay tối hôm đó Bá gọi xin lỗi không gặp tôi được vì hôm sau phải theo Tour thăm NASA.

Bá mời tôi sang Colorado chơi với anh 1 tuần vào đầu mùa thu. Anh cho biết đó cũng là dịp giỗ đầu vợ anh. Tôi nhận lời.

Bá đón tôi tại sân bay Denver. Kiến trúc sân bay rất lạ mắt. Mái gồm mấy chóp nhọn như lều cổ truyền của người Da đỏ, lợp bằng một thứ giống như vải màu trắng.
 
Cách đây 40 năm Bá cùng vài bạn độc thân và hơn chục gia đình được một Nhà thờ bảo trợ về Fort Collins. Hồi đó thành phố này đìu hiu nằm dưới chân dãy Rockies, cách Denver chừng 3 giờ lái xe về phía bắc. Vậy mà cũng có một trường đại học thành lập từ cuối Thế kỷ 19.

Cộng đồng Việt nam nhỏ bé nương tựa vào nhau như một đại gia đình.

Thế hệ con cháu lớn lên vỗ cánh bay xa chỉ còn lại những người hưu trí và những người mệt mỏi
muốn yên phận.

Giỗ chị Bá rất đặc biệt. Anh Bá giải thích:

— Tất cả đều là ý muốn của nhà tôi.

Theo ý chị, giỗ không có tính cách tín ngưỡng nhưng là nghi thức tưởng nhớ người đã khuất, tương tự như lễ Memorial của Mỹ. Tuy nhiên gia đình và bạn bè vẫn tụ tập ăn uống vui vẻ để kết chặt tình yêu thương.

Anh chị có một gái đã có chồng và một trai chưa vợ. Chúng từ Tennessee và Indiana bay về từ 2 ngày trước.

Bàn thờ chị Bá rất đơn giản: Một tấm hình, một bình hoa, một bát nhang và cặp đèn cày.

Buổi sáng ngày giỗ, từ sớm mấy cha con đã chỉnh tề đứng hàng ngang trước bàn thờ.

Mỗi người một nén nhang cùng một lượt lạy 3 lạy. Cắm nhang vào bát nhang,cha con đứng yên tưởng niệm.

Anh Bá có lúc bặm môi để ngăn xúc động. Con gái đã sẵn tissue trong tay, đôi lúc đưa lên chấm nước mắt. Tôi được nhờ đứng ngoài chụp hình. Cuối cùng tới lượt tôi thắp nhang và lạy chị Bá.

Sau nghi thức đơn giản nhưng nghiêm trang, mấy cha con chia nhau nấu ăn. Góc vườn là lò gas, bếp điện và lò than. Anh Bá nấu rựa mận bằng thịt heo rừng. Con trai nướng sườn bò và đùi gà. Con rể hấp vịt ướp chao. Con gái ở trong bếp lo nấu xôi vò và làm gỏi tôm thịt.

Tôi giúp kê 2 bàn nối nhau ở giữa vườn và đặt ghế rải rác dưới gốc cây. Sau đó tôi ướp lạnh thùng đồ uống gồm Coca Cola và Heineken.

Khách là bạn của anh chị và bạn của các con anh. Tôi được Bá giới thiệu với mọi người.

Hầu hết là những người ra đi từ 1975, chỉ có tôi thuộc thành phần ở lại. Do đó tôi phải trả lời nhiều câu hỏi.

Khi khách về hết, Bá kéo tôi vảo nhà uống cà phê, để con cái và bạn chúng dọn dẹp ngoài vườn.
Bây giờ chúng tôi mới thong thả nói chuyện với nhau. Bá kể:

— Nhà tôi chết vì tái phát ung thư vú. Từ chối hóa trị, nhà tôi bình tĩnh chấp nhận số mệnh.

Nhà tôi nói: “Em sống với anh và các con tới đây là mãn nguyện. Em không buồn tại sao anh buồn?”

Có lúc nhà tôi vui đùa: “Sang thế giới bên kia em sẽ về đón anh sang với em.”

Thân mật cầm tay Bá, tôi ngỏ lời muốn đi thăm mộ chị. Bá nói:

— Nhà tôi muốn thiêu, tôi và các cháu làm theo ý nhà tôi. Nhà tôi còn muốn rắc tro xuống một cái hồ của một thành phố gần đây. Thành phố này có tên rất nên thơ Loveland.

— Người ta dễ dãi cho rắc tro xuống hồ vậy sao?

— Đâu có được phép.Tôi phải giả câu cá rồi lén liệng hũ tro xuống hồ.

— Bộ chị tin tưởng điều gì chăng?

— Tôi cũng hỏi nhà tôi câu ấy, nhà tôi thì thầm vào tai tôi: ”Để nhớ tới hồ Than thở Đà Lạt.

Lần đầu tiên anh hôn em ở đó. Quên rồi hả?“

Bá kể tôi nghe mối tình đầu tiên.

Hồi đó học trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, thú vui cuối tuần của anh là tìm cảnh đẹp để chụp hình nghệ thuật. Khi hết cuốn phim anh đem sang hình tại một tiệm gần chợ. Tiệm có trưng tấm chân dung một cô gái tuy không kiều diễm nhưng gương mặt toát ra một vẻ thông minh. Bà chủ tiệm thấy anh nhiều lần đứng ngắm liền nói:
 
— Cháu tôi đấy, con của anh tôi.

Ngó bà chủ, Bá nhận ra cô cháu giống nhau ở cặp mắt sâu và sáng. Bá hiểu bà chủ gợi ý nên đáp ứng liền:

— Cô làm mai cho cháu đi.

Bà chủ gật đầu cười:

— Chưa gì đã cô cháu rồi.

Bá được mời ăn giỗ ông nội cô gái. Cô tên là Tràng Thi, đang học trường Bùi thị Xuân. Ông nội đặt tên cho cháu để nhớ tới ngôi nhà của tổ tiên ở phố Tràng Thi Hà nội.

Lần đầu tiên gặp Bá, Tràng Thi vượt qua được e lệ vì tự tin nơi mình. Chàng và nàng tiếp chuyện vui vẻ và cởi mở. Mọi người trong gia đình cũng tỏ ra niềm nở với Bá.

Từ đó mỗi cuối tuần Bá đều ghé chơi và được giữ lại ăn trưa. Thỉnh thoảng Tràng Thi được phép đi chơi với Bá. Nàng không thích song đôi dạo phố. Bá thường đưa nàng đi chụp hình ở các thác, các hồ và đồi thông.

Bữa chơi ở hồ Than Thở, chàng và nàng ngồi bên nhau trên thân cây thông bị trốc gốc đã lâu năm. Tràng Thi đang kể chuyện về lũ bạn học thì bị phấn thông bay vào mắt. Ngăn không cho nàng lấy tay dụi mắt, Bá kề miệng vào đuôi mắt thổi mạnh cho phấn thông trôi ra. Mặt giáp mặt, Bá thừa dịp hôn nàng. Tuy không cưỡng lại nhưng nàng cảm thấy bẽn lẽn. Để trấn tĩnh , nàng nghĩ được một câu nửa trách nửa khen:

— Bộ hôn nhiều người rồi hay sao mà rành quá vậy?

Bá thật tình:

— Bắt chước phim ảnh, tối nằm ngủ tập hôn lên cánh tay.

— Ngộ ha! Mà có tưởng tượng cánh tay là ai không?

— Sao không?

— Ai?

— Còn ai vào đây nữa.

Lần này cả hai hôn nhau biểu lộ mối tình bấy lâu chưa nói.

Tràng Thi thi đậu tú tài. Bá còn 2 tháng tới ngày mãn khóa. Bá muốn làm đám cưới sau khi ra trường. Nhưng Tràng Thi chỉ muốn làm lễ hỏi vì nàng có ý định học chính trị kinh doanh tại Đà Lạt.

Lễ hỏi nhờ bà cô lo giúp nên bố mẹ Bá đỡ vất vả. Sau đó Bá về trình diện Quân đoàn 4 và được bổ sung cho Sư đoàn 21 . Từ đó kẻ bận hành quân, người bận học, chàng và nàng chỉ gắn bó nhau qua thư từ.

Mỗi kỳ hè Tràng Thi về Sài gòn được mẹ chồng tương lai đưa xuống Cần thơ thăm Bá. Bá chỉ xin được phép về Cần thơ nửa ngày.

Chưa chính thức là vợ lính nhưng đêm nghe tiếng súng xa xa Tràng Thi đã hiểu thế nào là “sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng” [Chinh Phụ Ngâm, Đặng Trần Côn].

Ngày 30-4-75 Vùng 4 chiến thuật bỏ ngỏ, các đơn vị theo nhau rã ngũ trừ một vài đơn vị chiến đấu tới cùng. Khi ấy Đơn vị của Bá đang hành quân phối hợp với một Giang đoàn. Bá cùng một số sĩ quan được một tàu của Giang đoàn đưa ra khơi.

Tôi không muốn nghe Bá kể tiếp vì nỗi nhục của kẻ ra đi và nỗi nhục của kẻ ở lại đều là nỗi nhục của kẻ bại trận. Tôi lái sang chuyện khác:

— Rồi bằng cách nào anh đưa chị qua đây?

Rót thêm cà phê vào ly của anh và tôi, anh nói:

— Do áp lực của quốc tế, phía Việt Nam chịu thi hành chương trình ra đi trật tự của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc. Chúng tôi viết thư hướng dẫn gia đình làm hồ sơ gửi sang tòa Đại sứ Mỹ ở Bangkok. Bố mẹ và các em tôi đều đủ điều kiện nhưng tôi không bảo lãnh được Tràng Thi vì chúng tôi chưa có hôn thú. Nghe nói ở VN bây giờ người ta làm giấy tờ giả mạo khéo lắm, tôi viết thư cho bố: “Tràng Thi làm mất hôn thú nên con không bảo lãnh được. Bố xin bản sao khác giúp chúng con“. Bố tôi hiểu. Vài tuần sau tôi được thư bố cho biết đã xin được hôn thú và hồ sơ của Tràng Thi đã gửi sang Bangkok.

Kết quả bất ngờ là Tràng Thi được sang Mỹ trước bố mẹ và các em tôi một năm.

Chúng tôi cùng cười vui.

Bá ngó lên bàn thờ rồi tủm tỉm cười như vừa nhớ ra một chuyện, tôi liền hỏi:

— Có gì vui kể nghe coi.

— Chỉ là chuyện nằm mơ. Cách đây một tuần tôi nằm mơ thấy nhà tôi.

Tôi hỏi: “Em về đón anh phải không?”

Nhà tôi lắc đầu nói: “Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi.”

Tôi hỏi: “Tại sao?

Nhà tôi thở dài: “Vì hôn thú giả mạo!”