khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Hải Lý hát Cho Một Thành Phố Mất Tên, nhạc Phạm Đình Chương phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn







Phỏng Vấn nhà giáo Vi Đức Hồi







MỜI XEM LẠI: Mai Thanh Sơn hát Lời Kinh Đêm, nhạc Việt Dũng







Đổ thừa kẻ khác? - 'No job, no money': Life in Vietnam for immigrants deported by U.S.- Source Reuters




It wasn’t until Pham Chi Cuong saw the plane waiting to deport him from the United States that it sunk in that he was about to be sent back to Vietnam, the country he fled in 1990.

Cuong and at least three other deportees who had lived in America for decades were returned to Vietnam in December 2017 as part of a renewed Trump administration push to deport immigrants convicted of crimes in the United States.

The expulsions were carried out despite a 2008 bilateral agreement that Vietnamese immigrants who arrived in the United States prior to 1995, many of whom had supported the now defunct U.S.-backed state of South Vietnam, would not be sent back.

Cuong and the other men, who spoke to Reuters this week in Ho Chi Minh City, said they spent the 17-hour flight in enforced silence, their hands and legs in restraints.

Adjusting to life in Vietnam, the men all said, has been difficult. They said they were viewed with suspicion by Vietnamese officials and have had trouble finding work.

“If you ask me ‘do you want to come back to the U.S?’ I’ll give you the answer ‘yes’, but I don’t know how,” said Cuong, who left a wife and children back home in Orlando, Florida.

Another of the men, who asked to be identified only by his last name of Nguyen, told Reuters he was asked by local police officials when he returned to Vietnam if he worked for the CIA.

He said he was deported to Cam Ranh Bay, a place he had fled after the war because of his family’s connections to the losing side. “I ran away from there,” said Nguyen.
“There were a lot of Americans there at the time, and my family worked for them,” he added. “My uncle died in the war. He was a South Vietnamese soldier”.

It is not known how many pre-1995 Vietnamese immigrants like Nguyen and Cuong have been deported so far, but the Trump administration is seeking to send back thousands, Washington’s former envoy to Hanoi told Reuters in an interview last week. Vietnam has expressed reluctance to take back pre-1995 immigrants.

Of the 8,600 Vietnamese nationals in the United States that the U.S. Immigration and Customs Enforcement (ICE) agency says are subject to deportation as of December last year, “7,821 have criminal convictions”, an ICE spokesman said. The agency said it could not say how many of the immigrants slated for deportation arrived before 1995.

The White House has declined to comment on the Vietnamese deportations. But the Trump administration has labelled Vietnam and eight other countries “recalcitrant” for their unwillingness to accept their deported nationals.

ABUSE AND DISCRIMINATION


The son of an American serviceman stationed in Saigon during the war, Cuong is “Amerasian,” which he said subjected him to abuse and discrimination in Vietnam after the war.

He didn’t attend school and spent years ostracised and working in rice fields before leaving the country in 1990 on a programme that gave Amerasians like him a chance to resettle in the United States.

But despite being born to an American father and raising three American children in Florida, Cuong never became a U.S. citizen.    

It hadn’t seemed necessary, he said, since he had come to the country legally and was allowed to work. Then, in 2000, Cuong was convicted of assault and battery and sentenced to 18 months in jail. In 2007, he was given one year probation for driving under the influence.

Both times, Cuong was warned that his crimes made him eligible for deportation under U.S. law, but at the time Vietnam was not accepting deportees back. He was relieved in 2008, when the bilateral agreement on repatriations was signed in which the return of pre-1995 refugees was specifically barred.

After his arrests, Cuong checked in regularly with ICE as he was required to do, and stayed out of trouble.

He held down a steady job as a sushi chef and put his son through three years of college.

But in October, 2017, he was taken into custody by ICE and two months later found himself on a plane back to Vietnam. 

‘UTTERLY SHOCKED’


Another of the deportees, Bui Thanh Hung, is also Amerasian, born in 1973 to a Vietnamese mother and an American soldier who died during the war.

Hung was convicted of domestic violence in 2010, which he says came after he walked in on his wife and another man. He spent six years in prison. Last year, he was released into ICE custody and deported in December.

“Over here, I have no job, no one to support me, no house to live in”, said Hung. He said he was relying on new acquaintances to stay temporarily at their homes.

Many immigration advocates say they assumed the United States would be particularly reluctant to expel Amerasians like Hung and Cuong, because of their American fathers and the discrimination they had faced in post-war Vietnam.

“Those of us in the Southeast Asian community were utterly shocked,” Tin Nguyen, a U.S.-based lawyer, said of the ongoing deportations. Nguyen volunteers with the Southeast Asian Coalition nonprofit and has been working with the deportees.

“It was as if they forgot about the Vietnam War”.

Cuong and Bui were deported with around 30 other deportees from Asian countries on a plane that dropped people off in Myanmar and Cambodia before reaching its final destination, Vietnam.

Now back in the country they once fled, the men said they receive little support from the Vietnamese government and were struggling to find work.

“I got no money,” said Cuong. “My wife, sometimes she gives me a couple hundred dollars, but nobody helps me, nothing”.


Ký Ức Tháng Tư, Kỳ 2







Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Dự án nước sạch cho dân chịu ảnh hưởng thảm họa Formosa







Trò chuyện với con trai cố vấn Mỹ tử trận ở Việt Nam







30 tháng 4 và câu chuyện về đất







Những trường hợp thực tập sinh Việt tại Nhật bị lừa







NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ MẮT ĐEN - Tác giả Nguyễn Thanh Việt, dịch giả Ian Bùi




Tiếng tăm, loại mà người bình thường ít ai mong có, thường ập đến một cách bất ngờ — khi vì bị bắt cóc giam cầm nhiều năm, lúc vì dính phải xì-căng-đan lăng nhăng tình ái, hoặc nhờ thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Nhiều người sống sót sau mấy tình huống như vậy hay kiếm văn sĩ ma để viết hồi ký giùm mình. Những nhân viên agent đại diện cho họ thỉnh thoảng tìm thấy tên tôi. Một lần nọ Má bảo, “Cũng may tên tuổi con ít ai biết tới.” Khi tôi trả lời mình sẽ không phiền lòng nếu được nêu danh trong mục cảm tạ, bà nói, “Để Má kể con nghe chuyện này.” Đó là lần đầu, nhưng không là lần cuối. “Hồi xưa ở bên nhà,” Má nói, “có tay phóng viên nọ hay tố cáo chính quyền việc tra tấn tù nhân. Thế là nhà nước quay lại làm đúng điều đó với hắn. Họ đem anh ta đi đâu không ai biết, mất biệt luôn tới giờ. Đó là số phận những người viết có can đảm đề tên mình lên sách báo.”
 
Khi ông Victor Devoto thuê tôi, tôi đã chấp nhận thân phận một kẻ viết mướn không bao giờ được thấy tên mình trên bìa sách. Agent của Victor đưa cho ông ta coi một cuốn sách do tôi chấp bút. “Tác giả” quyển sách ấy là một người cha có đứa con một hôm xách súng vào trường, nã đạn giết chết mấy người. “Tôi hiểu mặc cảm tội lỗi của ông ta,” Victor nói với tôi. Bản thân ông là người duy nhất sống sót trong một tai nạn máy bay. 170 người kia, luôn cả vợ con ông, đều chết hết. Phần người còn lại của ông thường hay xuất hiện trên các chương trình TV, một cái xác biết đi không hơn kém. Giọng nói của ông nhỏ nhẹ và đơn điệu. Đôi mắt, khi bất chợt nhìn lên, như chứa đựng những hình bóng thê lương. Nhà xuất bản cho ông hay phải viết xong quyển sách thật nhanh, trước khi thảm kịch trôi vào quên lãng. Và đó là công việc mà tôi đang dồn hết tâm trí vào khi người anh đã chết của tôi bỗng dưng trở về.

Má đánh thức tôi dậy, bên ngoài trời tối om, “Con đừng có sợ.”

Cửa phòng tôi mở toang hoang, đèn từ hàng lang làm tôi chói mắt, “Chuyện gì mà con phải sợ?”

Khi Má nói tên anh, tôi không nghĩ đến anh. Anh mất lâu lắm rồi. Tôi nhắm mắt lại và trả lời mình không biết người nào có tên đó, nhưng Má quả quyết. “Nó về thăm Má con mình,” bà lật chăn khỏi người kéo tôi ra. Tôi miễn cưỡng trèo xuống giường, mắt nhắm mắt mở. Má tôi năm ấy mới sáu mươi ba, chưa lú lẫn lắm. Bà dắt tôi ra phòng khách rồi bật khóc, tôi không hề ngạc nhiên. “Nó mới ngay đây,” bà quỳ xuống bên cạnh chiếc ghế bành, sờ soạng tấm thảm. “Còn ướt nè.” Trong bộ đồ ngủ, Má tôi bò lần theo vệt ẩm ra tới cửa trước. Tôi chạm tay lên thảm, thấy ươn ướt. Giật mình trong tích tắc, tôi chợt nghĩ biết đâu có thật. Im ắng bao trùm căn nhà lúc bốn giờ sáng, dự báo điềm gì không hay. Nhưng rồi tôi nghe có tiếng mưa trên máng xối. Cần cổ tôi nãy giờ cứng ngắc vì sợ từ từ giãn ra.

Chắc là Má vừa mở cửa ra ngoài, mắc mưa, rồi đi chân ướt vào nhà. Tôi quỳ xuống bên Má đang cúi gập người trên thảm, tay còn đang bám chặt nắm cửa, “Má chỉ giỏi tưởng tượng.”

“Má biết Má thấy gì mà. Nó đi qua đi lại. Nó nói chuyện. Nó nói nó muốn gặp con.”

“Vậy ảnh đâu rồi hả Má? Con có thấy ai đâu!”

“Làm sao con thấy được,” Má thở dài, như thể tôi quá đần độn để hiểu một điều hết sức hiển nhiên.

“Nó là ma mà, đúng không?”
 
oOo
 
Từ khi Ba mất cách đây vài năm, hai Má con tôi sống chung một cách lịch sự. Chúng tôi chia sẻ niềm đam mê chữ nghĩa, nhưng tôi thì thích sự im lặng của nghề viết, còn Má tôi lại thích nói. Bà không ngừng tiếp cho tôi những lời đồn đãi, những câu chuyện về một người cha mà tôi không hề biết, lúc ông còn vui vẻ trẻ trung. Kế đến là những chuyện kinh khiếp, giống chuyện người phóng viên nọ, ví chừng đời sống là hệ thống cảnh sát, thỉnh thoảng nó lại nổi hứng đánh đập người ta. Và cuối cùng là loại chuyện Má tôi thích nhất — chuyện ma, có chuyện chính mắt bà thấy.

“Bà Sáu bị đột quỵ mất năm 76 tuổi,” Má tôi kể một hay hai ba lần gì đó, tôi không nhớ vì bà có thói quen lặp đi lặp lại. Mà tôi cũng ít để tâm những câu chuyện Má tôi hay kể. “Bà ở Vũng Tàu, còn nhà mình ở Nha Trang. Má đang dọn cơm ra bàn bỗng thấy Bà Sáu ngồi thù lù trong bộ áo ngủ. Mái tóc bạc trắng mà Bà hay búi lên xoã xuống dưới vai, che nửa bên mặt. Xém chút nữa Má làm đổ hết chén dĩa. Má hỏi Bà làm gì đây vậy, Bà chỉ mỉm cười. Xong Bà đứng dậy, hôn Má rồi xoay người Má vô bếp. Lúc Má quay lại thì Bà đã đi mất. Đó là hồn Ma của Bà. Má gọi liền cho Ông Sáu, ông nói đúng là Bà vừa mới mất bữa đó, trên giường.”

Bà Sáu ra đi nhẹ nhàng thanh thản, Má nói, ngay trong nhà của mình với người thân bên cạnh. Hồn bà bay đi khắp nơi chia tay với bà con. Má tôi nhắc lại chuyện Bà Sáu vào buổi sáng, sau cái đêm bà thấy con trai bà, anh tôi, hiện về. Hai Má con tôi ngồi trong bếp, bên chiếc bàn ăn. Tôi pha cho Má ấm trà xanh. Mặc dù bị phản đối dữ dội, tôi nhất định đo nhiệt độ cho Má, và như bà báo trước, kết quả bình thường. Quơ quơ cái ống nhiệt kế trước mặt tôi, Má nói có lẽ vì mệt nên anh tôi không ở lâu được. Dù gì thì thằng con của bà cũng đã phải vượt mấy ngàn dặm trường.

“Vậy ảnh tới đây bằng cách nào?”

“Thì bơi chớ sao,” Má nhìn tôi bằng cặp mắt thương hại. “Tại vậy nên nó mới ướt chèm nhẹp đó.”

“Ảnh bơi giỏi ghê hén,” tôi đùa. “Má thấy ảnh sao?”

“Y chang như hồi đó.”

“Hăm lăm năm rồi. Bộ ảnh không thay đổi gì hết à?”

“Lần cuối mình thấy người ta ra sao thì giờ mình sẽ thấy họ y vậy.”

Tôi nhớ lại hình ảnh cuối cùng của anh, bỗng dưng tôi không còn thấy mắc cười nữa. Nét mặt sửng sốt, cặp mắt trợn trừng không chớp, mảnh ván gãy của chiếc ghe áp sát vào má — tôi thật tình không muốn nhìn thấy anh tôi lần nữa, giả dụ như vẫn còn cái gì đó, hay ai đó, để mà nhìn. Sau khi Má lái xe ra tiệm nail đi làm, tôi leo lên giường cố ngủ lại nhưng không tài nào chợp mắt. Mỗi lần nhắm mắt lại là tôi thấy anh nhìn mình trừng trừng. Tôi chợt nhớ đã mấy tháng mình không nghĩ đến anh. Nhiều lần tôi đã cố quên anh, nhưng chỉ cần rẽ một khúc quanh trong thế giới này, hay là trong tâm tưởng, là tôi bắt gặp anh, người bạn thân nhất đời mình. Trong ký ức sâu thẳm nhất của tôi đã có tiếng anh gọi từ sân ngoài. Chỉ cần nghe nhiêu đó là tôi nhào ra, chạy u theo anh qua những con đường làng ngóc ngách, xuyên những vườn xoài vườn mít, né mấy thân dừa tàu lá xác xơ, leo lên con đê dựa lưng cánh đồng đầy hố bom lồi lõm.

Nhưng giờ nhìn lại tôi mới thấy, tuổi thơ của mình đã sống trên một mảnh đất bị ma ám. Ba tôi bị bắt đi quân dịch, cả nhà lo sẽ chẳng bao giờ gặp lại ông. Trước khi lên đường nhập ngũ ông cho đào một căn hầm bên hông nhà, mái lợp chống bằng gỗ và bao cát tấn chung quanh. Nó ngộp, nóng, hăng mùi đất ẩm và đầy côn trùng lổm ngổm, nhưng lúc còn bé hai anh em tôi rất thích trốn vào đó chơi. Lớn hơn một chút, tụi tôi hay chui xuống hầm để học bài và kể chuyện cho nhau nghe. Tôi là đứa học trò giỏi nhất lớp, đủ để thày giáo dạy thêm cho tôi tiếng Anh sau giờ học, và tôi truyền lại cho anh tôi những bài học đó. Bù lại, anh kể tôi nghe những truyện dân gian, chuyện thần thoại, ba tin đồn vớ vẩn. Những khi chúng tôi phải núp trong hầm với Má để tránh oanh tạc hay pháo kích, anh thường thủ thỉ rót chuyện ma vào tai tôi để tôi chia trí. Nhưng anh bảo đó không phải là chuyện ma, mà là những điều tai nghe mắt thấy của mấy bà già ngoài chợ chuyên canh củi lửa hoặc buôn gánh bán bưng, họ ngồi chồm hổm nhai trầu rồi nhổ nước bọt đỏ choé. Cư dân chính thức trong làng, theo lời họ kể, có nửa thân trên của một anh trung uý Đại Hàn được phóng đi bằng một quả mìn, văng dính lên cây cao su; có anh lính Mỹ đen bị lột da đầu trôi trên con rạch gần chỗ chiếc trực thăng của anh ta bị bắn rớt, cặp mắt trắng dã, chiếc sọ hình bán nguyệt lòi óc phêu phếu dưới trăng; một anh binh nhì người Nhật không đầu, sục sạo hằng đêm trên giồng khoai mì để kiếm cái đầu của mình. Mấy thằng xâm lược đến chinh phục nước ta rồi ở lại luôn không chịu hồi hương, mấy bà già trầu vừa kể vừa cười khanh khách, khoe bộ răng đen nhánh. Anh thuật lại như vậy. Trong bầu không khí ảm đạm lúc ấy tôi sướng tê người vì được nghe những mẩu chuyện đến từ những người đàn bà với cặp mắt đen láy. Tôi cũng lờ mờ đoán rằng mình sẽ không bao giờ kể được những câu chuyện như thế.
 
oOo
 
Thế nhưng, có phải trớ trêu là tôi lại sống bằng nghề tác giả ma? Tôi nằm trên giường giữa thanh thiên bạch nhật, vắt tay lên trán tự chất vấn mình, nhưng những người đàn bà răng đen mắt đen kia lại nghe được. Cái mà cô đang có gọi là cuộc sống được à? Họ cười khùng khục qua kẽ răng. Tôi kéo chăn trùm lên tận mũi, như hồi mới qua Mỹ vẫn hay làm vì sợ mấy con quái vật đang rình rập ngoài hành lang và xung quanh nhà. Mỗi khi có tiếng gõ cửa Ba Má phải núp sau rèm nhìn ra xem là ai, sợ nhất là đám thanh niên đồng hương, lớn lên trong bạo lực chiến tranh, kéo tới quấy phá. “Không được mở cửa nếu thấy người lạ,” Má dặn tới dặn lui. “Đừng để như gia đình nọ, bọn cướp mang súng xông vào trói ké. Tụi nó lấy đầu thuốc lá dí đốt thằng bé cho tới khi bà mẹ chịu khai chỗ giấu tiền mới thôi.” Tuổi mới lớn của tôi đầy dẫy những chuyện đau lòng giống vậy, chúng càng làm cho tôi tin lời Má, rằng gia đình mình không được chấp nhận ở cái xứ này. Trong một đất nước mà của cải là tất cả, chúng tôi chả có gì ngoài những câu chuyện.

Khi tôi nghe tiếng gõ cửa thì trời bên ngoài đã tối. Đồng hồ trên tay chỉ 6:35. Tiếng gõ tiếp tục, ngập ngừng, nhè nhẹ. Dù không muốn tin chính mình nhưng tôi vẫn biết đó là ai. Tôi đã khoá chặt cửa từ trước để đề phòng, giờ thì tôi kéo chăn lên trùm đầu kín mít, tim tôi đập mạnh. Tôi vận dụng hết trí lực để đuổi người ấy đi, nhưng khi cánh cửa rung lên bần bật tôi biết đã đến lúc phải ngồi dậy. Những sợi lông măng trên người tôi dựng đứng, mắt tôi mở to nhìn nắm cửa rung rinh dưới sức mạnh của bàn tay anh. Sực nhớ anh đã liều mạng cứu mình, tôi không thể nào không ra mở cửa.

Mặt anh trắng nhách, hơi bị phù, da ngăm đen, đầu tóc lưa thưa. Anh mặc quần đùi đen và cái áo thun xám nhàu nát, tay chân xương xẩu khẳng khiu. Lần cuối tôi thấy anh, anh cao hơn tôi một cái đầu; giờ thì ngược lại. Anh gọi tên tôi, giọng anh khàn đục không giống chất giọng thanh tao thời mới lớn. Nhưng đôi mắt vẫn vậy, tò mò, và cặp môi hở ra như lúc nào cũng sẵn sàng bắt chuyện. Một vết bầm tím sẫm đen loang loáng bên thái dương, nhưng vệt máu như tôi vẫn nhớ thì không còn nữa, có lẽ nó đã được rửa sạch bởi bão mưa và nước mặn. Mưa đã tạnh nhưng người anh ướt sũng. Tôi nghe mùi biển từ anh, và khủng khiếp hơn nữa, cái mùi xú uế trên chiếc ghe ngập ngụa mồ hôi và tiêu tiểu.
Tôi run lên khi anh gọi tên mình, nhưng đây là hồn ma của một người mà tôi yêu quý, người tôi không bao giờ làm hại, của một con ma mà, như Má hay nói, sẽ không bao giờ hãm hại tôi. “Vô đi,” tôi lắp bắp và cảm thấy đó là câu nói can đảm nhất của mình. Anh đứng yên, nhìn xuống tấm thảm bị nhễu đầy nước. Khi tôi đưa cho anh cái áo thun sạch và cái quần short cùng với chiếc khăn, anh ngần ngừ chờ tôi quay mặt đi để anh thay đồ. Đây là bộ đồ nhỏ nhất của tôi nhưng nó vẫn quá khổ đối với anh. Quần short thì dài tới đầu gối, áo thun rộng thùng thình. Tôi ra dấu kêu anh vào, lần này thì anh làm theo, leo ngồi lên chiếc giường bùi nhùi chăn gối. Anh tránh nhìn vào mắt tôi, có vẻ như anh sợ tôi hơn là tôi sợ anh. Anh vẫn là một cậu bé mười lăm tuổi nhưng tôi thì đã ba mươi tám, không còn là một con bé nghịch ngợm, sung sức chỉ thích nói chuyện khi cần — như khi tôi phỏng vấn ông Victor chẳng hạn. Làm một nhà văn, dù chỉ hạng ba hay hạng tư, phải rành những câu lịch sự tối thiểu mà tôi đây dư sức. Nhưng nói gì đây với một hồn ma, ngoại trừ hỏi tại sao nó đến? Có lẽ vì sợ nghe câu trả lời đó nên tôi hỏi né, “Sao bây giờ anh mới tới?”

Anh nhìn xuống đôi chân của tôi, mười móng chân trần không sơn phết. Chắc anh cảm nhận được tôi không có khiếu với trẻ con. Thiên chức làm mẹ đòi hỏi nơi tôi một sự thân mật vượt ngoài khả năng, chẳng khác nào cuộc tình dài hơn một đêm.

“Anh phải bơi một quãng xa như vậy, chắc tốn thì giờ lắm hả?”

“Ừ.” Miệng anh vẫn mở, như còn muốn nói thêm nhưng không biết nói gì hoặc nói bằng cách nào.

Biết đâu chuyện anh hiện hồn về là hệ quả đầu tiên của điều mà Má thường gọi là cái nhân tánh bất bình thường của tôi, độc thân và không con cái. Biết đâu anh không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng tôi mà là triệu chứng của một điềm gở. Như căn bệnh ung thư của Ba tôi chẳng hạn. Cái chết của ông cũng khá tốt, Má nói vậy. Ông mất tại gia, với người thân tề tựu, không như cái chết của đứa con trai bà và, xém chút nữa, của tôi. Cơn hốt hoảng trào lên từ đáy giếng sâu bao lâu nay tôi tưởng mình đã đổ xi-măng lên bít kín. May hồn, tôi thở phào nhẹ nhõm khi nghe tiếng cửa trước xịch mở.

“Má sẽ muốn gặp anh,” tôi bảo. “Anh chờ ngay đây, em quay lại liền.”

Khi chúng tôi bước trở vào phòng, chỉ còn cái áo thun sũng nước và chiếc khăn ướt. Má cầm nó lên săm soi, đúng là cái áo anh mặc hôm đó, trên chiếc ghe màu xanh với cặp mắt đỏ khè.

“Giờ con biết rồi đó,” Má nói. “Chớ quay lưng lại với bóng ma.”
 
oOo
 
Chiếc quần đen và cái áo thun hôi rình mùi biển, nặng nhiều hơn lượng nước bên trong. Khi tôi rinh bộ quần áo vô bếp, nó oằn trọng lượng của một chứng tích. Tôi từng thấy anh mặc bộ đồ này cả chục lần. Tôi nhớ cả khi chiếc quần còn xanh mới, chưa bị bùn đất biến thành đen, cái áo chưa ngả sang xám, còn trắng muốt phẳng phiu. “Giờ thì con tin chưa?” Má mở nắp máy giặt. Tôi ngần ngừ. Nhiều người tả niềm tin cháy bỏng, nhưng cái niềm tin tôi vừa khám phá lại lạnh cóng. “Dạ,” tôi nói. “Con tin rồi.”

Tiếng máy giặt chạy rì rầm sau nhà, hai má con tôi ngồi ăn trong bếp. Không gian phảng phất mùi gừng và hồi. “Tại vậy mà nó đi lâu quá chừng,” Má vừa thổi vừa húp tô súp nóng hổi. Chẳng có gì có thể làm cho Má tôi ăn không ngon hoặc nuốt không trôi, kể cả cái chuyện trên ghe hay chuyện thằng con của Má hiện về. “Nó phải bơi tuốt từ bên đó qua đây lận mà.”

“Bà Sáu chết cách mấy trăm dặm mà Má còn thấy cùng ngày.”

“Ma đâu tuân theo quy luật của người sống con. Mỗi hồn ma mỗi khác. Có ma hiền, ma dữ, ma buồn, ma vui. Ma người chết già, ma người chết trẻ, chết khi còn thơ. Con nghĩ coi, ma con nít cư xử giống ma ông già không?”

Tôi chẳng biết gì về ma quỷ. Hồi đó tôi không tin có ma, mà cũng chẳng quen ai tin ngoại trừ Má, và Victor, một con người sống gần giống như ma. Cơn viêm nhiệt của nỗi đau làm cho da ông ta trắng nhợt, nhìn dám xuyên qua được. Sắc màu duy nhất trên người ông là chòm tóc đỏ bờm xờm không chải. Ông nói với tôi về thế giới bên kia chỉ hai lần, một lần qua điện thoại, lần thứ nhì tại phòng khách tư gia. Từ hôm gia đình ông rời nhà ra phi trường, mọi thứ trong căn phòng ấy đều được giữ nguyên không ai đụng đến, kể cả những lớp bụi bặm u ám.

Tôi có cảm tưởng dãy cửa sổ chưa hề được mở ra từ đó, như thể Victor muốn đóng hộp khoảng không khí ít ỏi cuối cùng của vợ con trước khi họ lao mình vào cái chết xa nhà. “Người chết tiếp tục cuộc du hành,” ông thu mình trong chiếc ghế bành, hai bàn tay kẹp giữa đùi. “Nhưng người sống phải ở lại.”

Đó là câu mở đầu cho chương cuối quyển hồi ký. Sau khi Má đi ngủ, tôi xuống phòng làm việc dưới căn hầm sáng choang ánh đèn néon và bắt đầu viết. Xong được một câu tôi lại dừng bút, chờ nghe tiếng gõ cửa hay tiếng chân trên cầu thang. Qua đêm đầu tôi tạo được cho mình một tiết nhịp, cứ hết vài câu thì ngừng, chờ đợi một điều không bao giờ đến. Những đêm sau cứ y như thế. Một hôm, khi tôi viết gần đến đoạn cuối, Má từ tiệm nail về, tay xách mấy bịch ny-lông mua ở phố Tàu. Một bịch là đồ ăn. Bịch kia đựng đồ lót, bộ đồ ngủ, cái quần bò, chiếc áo da, đôi vớ, cặp găng tay, và chiếc mũ bóng chày. Má xếp mớ đồ mới bên cạnh cái áo thun và quần cộc đen của anh đã được giặt ủi khô sạch, phân trần, “Đâu để cho nó lang thang ngoài đường với bộ đồ của con hoài vậy được, nhìn giống dân không nhà hay là bọn nhập cư từ đâu tới.” Tôi nói mình chưa bao giờ nghĩ xa tới đó. Má xì hơi mũi, tỏ vẻ bực mình vì cái dốt của tôi về nhu cầu của ma. Đến bữa cơm tối Má mới vui vẻ trở lại.

Nhờ là thay vì chui xuống phòng làm việc như mọi bữa, tôi ngồi nán lại để cùng coi với Má một cuốn phim bộ tình cảm xã hội mà bà mướn hàng tá, với những cô chàng Hàn quốc đẹp rực rỡ hay gặp rắc rối trong yêu đương. Bằng một âm điệu nuối tiếc nhưng kéo tôi đến gần, Má nói, “Nếu không bị chiến tranh thì nước mình giờ cũng giống như Nam Hàn. Sài Gòn sẽ giống như Seoul. Ba con vẫn còn sống, con có chồng có con, Má làm bà nội trợ về hưu, không phải làm nail cực khổ.” Má để chén hột dưa lên đùi, đầu cuốn đầy mấy ống nhựa uốn tóc. “Má sẽ đi thăm bè bạn mỗi ngày, hoặc là họ đến thăm Má. Khi Má mất sẽ có cả trăm người đưa đám. Kiểu con lo cho Má như vầy, may lắm được hai chục người tới. Đó là cái làm Má sợ hơn gì hết. Đổ rác hàng tuần hay trả tiền bill hàng tháng con còn không nhớ. Ra chợ mua đồ ăn còn không đi.”

“Con sẽ nhớ lo cho vong hồn của Má.”

“Con sẽ quàn Má ở đâu? Giỗ Má là ngày nào? Con sẽ khấn vái cái gì?”

“Thì Má cứ ghi xuống,” tôi trả lời, “những gì con cần phải nói.”

“Anh con mà còn sống nó sẽ biết phải làm gì,” Má nói. “Con trai là vậy.”

Tôi cứng họng.
 
oOo
 
Đợi tới mười một giờ vẫn chẳng thấy ai, Má đi ngủ. Tôi xuống nhà dưới, chuẩn bị viết. Công việc cầm bút chẳng khác nào lần bước trong chốn sương mù, mò mẫm tìm một lối đi từ cõi con người sang thế giới con chữ. Không phải ngày nào cũng dễ tìm được lối ra. Trên vai tôi là con két với một câu hỏi hóc búa, tại sao tôi sống mà anh phải chết? Tôi nhỏ hơn, yếu đuối hơn, vậy mà anh lại là người bị chôn trên biển, chìm vào đại dương không một bó chiếu, không một lời vĩnh biệt đến từ tôi. Tiếng gào của Má và tiếng nấc của Ba không lấp nổi âm vang của thinh lặng trong tôi. Đã đến lúc phải nói vài lời để gọi anh về cho anh toại nguyện, nhưng tôi không tìm được chữ. Tưởng một đêm nữa sẽ trôi qua anh không đến, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa trên đầu cầu thang. Mình tin mà, tôi tự nhủ lòng. Mình tin là anh sẽ không hại mình mà.

“Anh không cần gõ,” tôi mở cửa ra và nói. “Nhà này cũng là của anh.”

Anh nhìn tôi trân trân. Cả hai lúng túng trong im lặng. Cuối cùng anh nói, “Cám ơn mày nghen.” Lần này tiếng anh mạnh mẽ, chất giọng thanh cao của thời mới lớn, và anh nhìn thẳng vào mắt tôi. Anh vẫn mặc cái áo thun và quần short tôi đưa hôm bữa, nhưng khi tôi chỉ anh những thứ Má mới mua, anh nói, “Tao không cần mấy cái này.”

“Anh đang mặc đồ em đưa.”

Anh im lặng. Sự im lặng kéo dài đến nỗi tôi tưởng anh không nghe tôi nói.

Cuối cùng anh trả lời, “Người chết mặc đồ cho người sống. Không phải cho họ.”


“Đó giờ mình vẫn biết là có ma,” anh nói tiếp.

“Em thì không tin hoàn toàn.” Tôi cầm tay anh. “Sao anh trở về?”

“Tao đâu có trở về. Tao đi tới đây.”

“Anh chưa hề rời bỏ cõi đời này?”

Anh gật đầu.

“Tại sao không?”

Anh lại im lặng hồi lâu. Rồi anh hỏi, “Mày nghĩ tại sao?”

Tôi nhìn ra hướng khác. “Em đã ráng quên.”

“Nhưng mày chưa quên.”

“Em không thể.”

Tôi nhớ rất rõ chiếc thuyền không tên màu xanh, và nó cũng không bao giờ quên tôi, cặp mắt đỏ lè sơn trên mũi ghe lúc nào cũng trừng trừng nhìn xuống đời mình. Sau bốn ngày khá êm trên biển, đêm trời quang mưa tạnh, ngày mây trắng nắng xanh, những hòn đảo bắt đầu xuất hiện, li ti chấm phá phía chân trời. Bỗng dưng từ xa một chiếc thuyền lớn nhắm ngay ghe của chúng tôi thẳng tiến. Tốc độ của nó cực kỳ nhanh. Thuyền chúng tôi dĩ nhiên đi rất chậm vì chỉ là chiếc ghe đánh cá nhỏ nhưng phải chở cả trăm mạng thay vì chỉ vài người thuỷ thủ và những con cá mòi. Anh lôi tôi xuống buồng lái, tiếng động cơ kêu rền rĩ. Móc con dao nhỏ trong túi ra, anh cắt mái tóc tôi thành lởm chởm ngắn ngủn như con trai, kiểu tóc mà tôi vẫn giữ cho đến bây giờ. “Nhớ đừng mở miệng.” Lúc ấy anh mười lăm tuổi, tôi mới mười ba. “Giọng mày con gái lắm. Cởi áo ra.”

Lúc nào tôi cũng nghe lời anh, dù lần này tôi hơi mắc cở. Anh liếc thoáng qua xong nhanh tay xé áo tôi ra từng mảnh, quấn chặt bộ ngực vừa bắt đầu nhú lên của tôi. Anh cởi áo ngoài của mình ra mặc vào cho tôi rồi cài nút lại, trên người anh còn độc chiếc áo thun sờn bạc. Rồi anh lấy dầu máy bôi lên mặt tôi, chúng tôi ngồi thu mình dưới đó cho đến khi bọn hải tặc áp tới. Chúng cũng dân chài giống như người mình, đen đủi và gân guốc, chỉ khác ở chỗ chúng có rựa và súng máy. Mọi người tháo hết vòng vàng, bông tai, nhẫn cưới đưa cho chúng. Xong chúng gom hết đàn bà con gái lại, không quên bắn chết một ông chồng và một người cha dám mở miệng phản đối. Ai nấy im thin thít trừ những người đang bị lôi đi kêu la thảm thiết. Tôi không quen biết ai trong đám người đó, những đứa con gái này đến từ làng khác. Điều này có lẽ làm giảm phần nào mặc cảm tội lỗi khi tôi núp mặt vào cánh tay anh cầu trời cho mình không bị bắt. Tôi ráng nín thở cho tới khi tất cả phụ nữ đã bị tống lên ghe bên kia và bọn hải tặc lục tục lên theo.

Tên cuối cùng nhìn phớt qua tôi. Hắn cỡ tuổi Ba, chiếc mũi thù lù như cái móng heo bị nắng thiêu, nồng nặc mùi mồ hôi trộn với ruột cá. Người nhỏ thó, hắn biết vài chữ tiếng Việt, bước tới gần nâng mặt tôi lên hắn nói, “Thằng này đẹp trai.” Sau khi anh rút dao đâm hắn, cả ba chúng tôi đứng sững không chớp mắt nhìn xuống lưỡi dao nhỏ xíu còn đang nhễu máu. Sau vài giây, hắn phá tan sự im lặng bằng một tiếng thét lanh lảnh, đau đớn. Nhanh như chớp, gã đàn ông nhỏ ấy rút báng súng quất một cú trời giáng vào đầu anh tôi. Thanh âm chát chúa — tôi vẫn còn nghe rõ mồn một. Anh ngã xuống với sức nặng của một xác chết, máu tuôn từ chân mày. Quai hàm và thái dương anh va vào thân tàu, tiếng đập khủng khiếp ấy dội mãi trong đầu tôi.

Tôi sờ lên vết thương, “Anh còn đau không?”

“Hết rồi. Nó còn làm mày đau không?”

Một lần nữa, tôi giả vờ nghĩ đến một câu hỏi mà mình đã biết câu trả lời. Cuối cùng tôi nói, “Còn.”

Khi gã đàn ông nhỏ đó ném tôi xuống, đầu tôi đập vào sàn tàu u một cục.

Khi hắn xé toạc áo tôi, những chiếc móng nhọn làm tôi chảy máu. Lúc tôi quay mặt sang một bên và thấy Ba Má đang gào rú, tai tôi như ù đi vì không còn nghe được gì nữa. Ngay cả lúc đang khóc thét tôi cũng không nghe được âm thanh của chính mình dù biết rõ miệng mình đang mở ra khép lại. Thế giới bị câm tiếng từ đó, cũng như mãi mãi về sau, giữa Ba Má và tôi. Không ai hé răng nói thêm một lời về chuyện này. Sự im lặng của Ba Má, và của tôi, là những vết cứa trong lòng không hề dứt. Nhưng điều làm tôi đau đớn hơn hết không phải là chuyện đó, cũng không phải là sức nặng của những tên đàn ông đè lên người. Mà là cái ánh sáng chói loà đã rọi vào mắt tôi đen thẳm, khi tôi ngước mặt lên bầu trời và nhìn thấy đầu ngọn thuốc lá đỏ hồng của Thượng Đế dừng lại chốc lát trước khi dí vào da thịt mình.
 
oOo
 
Kể từ đó tôi tránh ban ngày và ánh nắng. Anh cũng nhận ra điều này khi đặt cánh tay tôi cạnh tay anh để chỉ cho thấy da tôi trắng hơn cỡ nào. Hồi nhỏ, những khi phải núp dưới hầm để tránh bom, tụi tôi cũng hay xoè bàn tay ra trước mặt nhau để xem có thấy được nhau trong bóng tối. Cứ mỗi trái bom làm rung rinh mặt đất là bụi và cát theo nhau đổ lên mặt lên mày, chúng tôi phải ra dấu bằng tay như vậy để biết mình vẫn còn nguyên vẹn. Trong ký ức, tiếng rít ghê hồn của những chiếc oanh tạc cơ vẫn làm tôi nổi da gà. Lần đầu tiên nghe thấy âm thanh rùng rợn đó anh rỉ vào tai tôi, đừng có sợ, chỉ là
mấy con Phantom ma.

“Anh biết hồi đó em thích nhất cái gì không?” Anh lắc đầu. Chúng tôi ngồi trên chiếc ghế sofa trong phòng làm việc của tôi, tháng 11 dưới đây ấm hơn trên phòng khách. “Sau mỗi đêm bị thả bom như vậy anh em mình lại leo ra ngoài, em nắm tay anh đứng nheo mắt nhìn nắng. Em thích nhất là sau bóng tối và sự trốn tránh là ánh sáng. Sau cơn sấm sét là thinh lặng.”

Anh gật đầu, mắt không chớp, ngồi cuộn mình trên ghế như tôi, đầu gối hai đứa chạm vào nhau. Con két làm tổ trên vai tôi từ ngày anh chìm vào lòng biển tự dưng cựa quậy. Tôi bỗng nghiệm ra, muốn
đuổi nó đi chỉ có cách để cho nó nói.
 
“Giải thích giùm em,” nó hỏi, “tại sao em được sống mà anh phải chết?”

Anh nhìn tôi chằm chằm, bằng cặp mắt không bao giờ khô dù phải mở hoài không chớp. Má đã sai. Anh có thay đổi. Bằng chứng là đôi mắt, bị ngâm muối quá lâu chúng luôn luôn ướt dẫu không nhắm lại được nữa.

“Mày cũng đã chết. Nhưng mày không biết đó thôi.”
 
Tôi sực nhớ một cuộc nói chuyện với Victor. Một câu hỏi nảy ra trong đầu, cấp bách đến độ tôi phải gọi ông ta lúc mười một giờ đêm, giờ mà tôi biết ông ta vẫn còn thức. “Vâng, tôi tin là có ma,” ông trả lời, không có vẻ gì ngạc nhiên trước câu hỏi. Tôi mường tượng ông đang ngồi thu mình trên chiếc ghế bành, chiếc đầu tóc đỏ gắn trên thân hình trắng sáp, như thể những hồi tưởng về tai nạn thảm khốc cướp mất vợ con đang làm ông bốc lửa. Khi tôi hỏi chính ông có thấy ma bao giờ chưa, ông trả lời, “Lúc nào cũng thấy. Mỗi khi nhắm mắt là vợ con tôi hiện ra như khi còn sống. Khi mở mắt ra tôi có thể thấy họ thoáng qua nơi khoé mắt. Họ di chuyển rất nhanh và biến mất trước khi tôi kịp nhìn rõ. Tôi còn ngửi được họ. Mùi dầu thơm của vợ tôi khi bà ấy lướt ngang qua, mùi thuốc gội đầu của đứa con gái, mùi mồ hôi trong chiếc áo thể thao của thằng con. Tôi còn cảm nhận được họ bằng xúc giác. Đứa con trai hay vuốt tay tôi, vợ tôi thở lên gáy tôi như còn đang trên giường ngủ, cô con gái thì ôm lấy chân tôi. Ta có thể nghe tiếng của ma. Vợ tôi luôn nhắc đừng quên chìa khoá khi rời nhà. Cô con gái nhắc đừng để bánh mì cháy trong máy nướng. Thằng con thì nhắc tôi cào đống lá cho nó nhảy lên. Họ còn hát mừng sinh nhật tôi nữa.”
 
Sinh nhật của Victor vừa đến hai tuần trước. Giống như tôi tưởng tượng — Victor ngồi một mình trong bóng tối, mắt nhắm, tai lắng nghe tiếng vọng từ những mùa sinh nhật xưa — đó là câu mở đầu cho quyển hồi ký của ông.
“Ông không sợ ma à?” Tôi hỏi.
Trong im lặng, tiếng nhiễu xạ của điện thoại kêu rè rè.
“Không ai sợ điều mình tin cả,” Victor trả lời.
Câu này cũng được tôi cho vào hồi ký, mặc dù lúc đó tôi không hiểu hết ý của ông.
Giờ thì tôi đã hiểu rồi. Tôi gập người lại khóc hả hê, khóc không biết xấu hổ, không biết sợ. Bằng cặp mắt tò mò anh nhìn tôi khóc, khóc cho anh, khóc cho tôi, cho những năm tháng đáng lẽ chúng tôi đã có được với nhau, cho bao nhiêu lời chưa từng được nói giữa tôi và Ba Má. Nhưng trên hết, tôi khóc cho các cô gái bị bắt đi biệt tăm không bao giờ trở lại, trong đó có cả chính mình.
 
oOo
 
Vài tháng sau đó cuốn hồi ký của Victor ra đời và bán khá chạy. Giới phê bình dành nhiều lời khen tặng. Tên tôi không xuất hiện bất cứ nơi nào trong sách, nhưng tiếng tăm nhỏ bé của tôi cũng vang thêm được một chút trong cái bóng khuất của giới xuất bản sách. Người agent đại diện gọi điện thoại, cho hay cô ta vừa kiếm được cho tôi một mối mới còn bộn bạc hơn, hồi ký một anh binh sĩ bị mất hai tay hai chân vì tháo gỡ mìn. Nhưng tôi từ chối. Tôi đang bận viết một tác phẩm cho chính mình.
“Chuyện ma hả?” Cô ta hỏi, giọng phấn khích. “Tôi có thể lăng-xê chuyện ma. Ai cũng thích bị nhát.”
 
Tôi không muốn nói với cô ta là tôi không có ý định làm cho người sống phải khiếp sợ. Không phải ma nào cũng rắp tâm trả thù hay gây rối. Ma của tôi là những vong linh hiền lành ít nói như anh tôi, là các linh khí u uẩn hiện về trong các câu chuyện của Má tôi. Chính Má, chuyên gia về ma, đã báo cho tôi hay là anh sẽ không trở lại. Lúc tôi quay sang bên cạnh để lấy hộp khăn giấy, anh biến mất, để lại một vệt lõm lành lạnh trên sofa. Tôi lên lầu đánh thức Má dậy. Sau khi bắc ấm nước nấu trà, Má ngồi vào bàn nghe tôi kể chuyện anh về. Sau bao nhiêu năm khóc cho đứa con trai, lần này mắt Má ráo hoảnh.
 
“Con biết nó đi luôn rồi phải không? Nó chỉ về để nói hết những gì nó muốn nói.”
 
Ấm nước bắt đầu sôi, hơi nước thở phì phì qua cái lỗ mũi sắt.
 
“Má,” tôi trả lời. “Con chưa nói hết những gì con muốn nói.”
 
Má tôi, người đã không tránh chú mục vào đứa con gái của bà lúc trên ghe, giờ lại quay đầu nhìn sang hướng khác. Trong số những chuyện ma Má thuộc nằm lòng, có một câu chuyện bà không bao giờ muốn kể, một loại khách bà không bao giờ muốn mời. Nhưng họ đang tựu về trong bếp. Hồn ma của thuyền nhân, của hải tặc, của chiếc ghe lúc nào cũng nhìn chúng tôi bằng cặp mắt không bao giờ khép, và của đứa con gái trong tôi — những hồn ma duy nhất mà Má tôi sợ.
 
“Kể chuyện nữa đi Má,” tôi nói. “Con đang muốn nghe.”
 
Y như rằng, Má đào ra chuyện hết sức dễ dàng. “Ngày xưa có một người đàn bà,” Má bắt đầu kể, “yêu chồng tha thiết. Chồng bà là một quân nhân bị mất tích sau một điệp vụ sâu trong lòng địch. Bản báo cáo nói anh ta đã tử trận; bà nhất định không tin. Chiến tranh chấm dứt, bà di cư sang đây và tái giá sau vài chục năm chờ đợi. Bà sống rất hạnh phúc, cho đến một hôm người chồng cũ trở về từ cõi chết, ông ta được thả ra từ một trại tù tối mật sau ba mươi năm khổ ải.” Để chứng minh, Má đưa tôi xem một trang báo cách đây nhiều năm, có hình hai người gặp lại nhau ở phi trường. Họ không nhìn vào mắt nhau. Trông họ rụt rè, ê chề, không thoải mái tự nhiên. Nhiều bạn bè và phóng viên vây quanh, nhưng chẳng ai nhận ra giữa cuộc tái ngộ thê lương này là hai con ma, hai cái bóng hoen ố của những con người đẹp đẽ một thời.
 
“Mấy chuyện kiểu vầy thiếu gì,” Má vừa nói vừa rót trà vào tách cho tôi. Buổi gọi hồn hôm đó đã thành thông lệ mỗi tối của hai Má con tôi, một bà già và một bà chưa già nhưng cũng sắp già. “Ghi chép làm chi cho mệt vậy?”
 
“Con không làm thì ai làm?” Tôi trả lời, quyển tập trên đùi, viết mực sẵn sàng.
 
“Đúng là văn sĩ,” Má lắc đầu, nhưng tôi biết trong bụng bà vui. “Ít ra con không phải đặt điều như mọi khi.”
 
Những câu chuyện đôi khi đến với tôi như vậy, qua Má. “Để Má kể con nghe chuyện này,” bà vẫn nói, một hay hai ba lần gì đó. Nhưng thường thường là do tôi đi săn lùng những hồn ma. Họ lai vãng trong cõi người ta cũng như ta vãng lai đến thế giới của họ. Là vật thể yếu ớt xanh xao, họ sợ ta hơn ta sợ họ. Cho nên họ khi ẩn khi hiện khó thấy, ta phải bỏ công truy tìm. Trên bàn viết của tôi có một chiếc quần cộc đen cũ mèm và một cái áo thun xám sờn rách nhưng sạch sẽ, thẳng thớm. Chúng là lá bùa nhắc nhở tôi rằng Má nói đúng. Truyện chỉ là hư cấu không hơn kém. Ta đi tìm truyện trong một thế giới song phương, xong bỏ chúng lại đây cho người khác chứng nghiệm, như y phục trút bỏ bởi hồn ma.


 

'Nô lệ Bắc Hàn' ở châu Âu







Dân Tàu Cộng "thống lĩnh" du lịch biển Nha Trang










15 năm vượt biển và nửa triệu THUYỀN NHÂN VN chết trên BIỂN ĐÔNG.







Triều đại Cộng Sản mang tên Castro chấm dứt tại Cuba







Câu chuyện tuổi thơ: canh khổ qua dồn thịt 'mát người'








“Mặt nay nổi mụn dữ con,” mẹ tôi vừa nói vừa đặt dĩa khổ qua lên chiếc bàn ăn bằng gỗ ván ép. Ánh đèn trên trần nhà dạ vào chiếc nhẫn cưới bằng vàng mà mẹ tôi vẫn còn đeo mãi sau khi bố tôi qua đời 20 năm nay. Mấy miếng khổ qua được cắt thành những ống tròn dầy, có màu xanh sẫm như màu ráy tai của nhân vật hoạt hình Shrek. Bên trong những ống tròn đó là màu xám của thịt băm chín, đã được dồn vào rất gọn gàng.

“Mày phải ăn cái gì cho nó mát người con ơi,” mẹ nói với tôi, bà nhướng hàng lông mày được xăm đã lâu, nay đã ngả màu thành tím.

Tôi thở dài. Mớ mụn trứng cá của tuổi “mãn dậy thì” đã biến nguyên cái mặt tôi thành bãi mìn. Một cục mụn sưng phồng lên ngay bên dưới xương má đau ê ẩm, khiến tôi trằn trọc suốt đêm hôm qua.
Mẹ tôi hay nói, bất kể cái gì cũng chứa thành phần hoặc nóng hoặc mát. Chuyện phát bệnh là biểu hiện của việc mất cân bằng giữa những loại năng lượng khác nhau, hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách ăn uống. Việc da mặt tôi nổi dị ứng là kết quả của cơ thể đang quá nóng, và tôi cần những loại thức ăn mát để làm dịu cơ thể lại.

Tôi gắp mấy miếng khổ qua bỏ vào chén của mình. Nước hầm màu xam xám từ khổ qua thấm vào cơm. Tôi múc một muỗng và cho vào miệng. Thịt thì dai và khổ qua thì tan trong miệng. Vị cứ như thể thuốc panamax giã nhuyễn, đắng cả đầu lưỡi của tôi.

Không giống như phở, gỏi cuốn hay bánh mì thịt, khổ qua là món ăn Việt chưa hề bước chân ra khỏi cộng đồng người Úc gốc Việt. Khổ qua cũng khá đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của khu vực Địa Trung hải, phía Nam, Đông và khu vực Đông Nam Á, và nó cũng được ưa thích bởi thế hệ người Việt đầu tiên ở Úc.

Có lần tôi than phiền về việc bị bắt ăn khổ qua với đứa bạn người Lào lai Trung Quốc tên Sophia, nó chun mũi lại rồi nói, “Shitter melon là thứ đồ ăn giả dối thì có. Mẹ tao lúc nào cũng bảo ăn nó vô sẽ giúp da mặt láng mịn, ngực to ra, mà tao chỉ thấy ăn vô nó khiến tao phát điên thôi.”

Tôi nhìn sang mẹ. Bà gắp một miếng khổ qua bằng đũa, rồi cắn một góc, sau đó bà lùa ít cơm vào miệng trước khi nhai chúng. Bà ngồi với tư thế một chân co lên tì vào bàn, mắt nhìn vô định. Tôi không hiểu là bà có thực sự đang thưởng thức nó hay không nữa. Hay là bà chỉ ăn nó vì bà nghĩ nó tốt cho cơ thể? Hoặc là vì lý do nào đó khác.

Trong truyện ngắn của nhà văn người Mỹ gốc Việt tên Viet Thanh Nguyen, có tựa là ‘I’d Love You to Want Me’, bà Khanh nấu cho chồng của bà món canh khổ qua. Lũ trẻ thì chẳng bao giờ có thể cảm nhận được hương vị của món đó, nhưng nó nhắc nhớ bà Khanh và chồng bà về tuổi thơ của chính họ. Việc thưởng thức món canh khổ qua đó là một trong những điều còn sót lại mà bà có thể cùng chia sẻ với chồng mình, khi họ là thế hệ người Việt đầu tiên tại Mỹ và chứng mất trí của chồng bà chuyển biến mỗi lúc một tệ đi xuyên suốt câu chuyện.

Món canh khổ qua đó có đoạn được đưa ra làm điểm nhấn cho sự khác biệt giữa thế hệ của bà Khanh và những đứa con của bà, khi chúng khăng khăng khuyên bà phải bỏ việc để chăm sóc ba toàn thời gian. Khổ qua cũng giống như ngôn ngữ vậy, bạn chỉ có thể cảm nhận chúng nếu được tiếp xúc suốt thời thơ ấu.

Tôi chưa bao giờ mặc áo dài, hay nhảy một bài múa nón, hoặc thậm chí là tôi chẳng hề nói lưu loát chính ngôn ngữ ‘mẹ đẻ’ đó, nhưng tôi ăn tất cả những món ăn Việt mà mẹ nấu cho tôi. Đó là một mối liên kết với chính văn hóa Việt Nam mà tôi không bao giờ thắc mắc.

Vào giai đoạn những năm tôi 18, 19 tuổi, những cái tên như Pauline Nguyen, Luke Nguyen, Dan Hong và Nahji Chu nổi lên trong giới đầu bếp ở Sydney, đã bắt được sự chú ý của những chuyên mục về văn hóa như Time Out, Broadsheet và Concrete Playground.

Món ăn Việt vốn rất rẻ và quê mùa, vậ mà họ đã biến nó thành những món ăn thành thị đắt tiền. Sự công nhận từ chính những người trong ngành ẩm thực của khu vực nội thành, cuối cùng cũng làm tôi có thể nói là văn hóa của mình thực sự rất hay. Tuy vậy, tôi chẳng bao giờ có thể dùng bữa tại những nhà hàng đó, vì tôi chỉ là tầng lớp lao động mà thôi.

Tôi vốn lớn lên với cái tủ lạnh chất đầy những cái bánh pie thịt đông lạnh của Sargents, phi lê cá hay mực ống đông lạnh, burger phô mai của I&J có thể hâm bằng lò vi sóng, những hộp kem của Bulla Neapolitan chất cả tháng trời trong đó, và những bịch bánh mì kẹp thịt bằm và ớt Thái.

Những ngày đi học về, tôi thường xuyên ở nhà một mình đến tận 8 giờ rưỡi tối. Mẹ tôi đi học lớp ban đêm ở trường TAFE sau khi xong việc ở cửa tiệm của bà. Những đêm đó, tôi lấy mấy món trong tủ đông ra làm đồ ăn, vừa ăn vừa ngồi xem The Simpsons trên cái ghế tập thể dục. Lúc mẹ tôi về nhà, bà hay nấu ngay một dĩa khổ qua rồi ngồi ăn trong im lặng, vẫn cái tư thế ngồi co một chân lên và tì vào cạnh bàn. Bà ngồi đó, sau lưng tôi, trong khi tôi vẫn chăm chú xem ti vi.

Mỗi khi thấy bà tận hưởng niềm vui riêng của bà những lúc ăn mấy món khổ qua này, tôi lại nghĩ chắc chúng gợi nhớ bà về gia đình, những người mà bà chưa từng gặp lại kể từ ngày bà rời Việt Nam năm 1988.

Tôi không nghĩ là mình sẽ muốn làm quen với cái vị đắng nghét của khổ qua. Tôi tưởng tượng mình cố gắng hết mức có thể cũng chỉ ở mức chịu đựng nó, thay vì thưởng thức nó. Mà để làm chi? Để tôi có thể cảm thấy mình giống một người Việt hơn?

Thực sự đối với tôi, những thức ăn đông lạnh đã gắn liền với kí ức khi lớn lên trong một gia đình người Úc gốc Việt thuộc tầng lớp lao động. Và tôi cảm thấy tự hào khi biết rằng chẳng phải một mình mình mà không ít người ngoài kia cũng ăn những thứ giống mình.

Thực sự sai lầm nếu cứ nghĩ là phạm trù văn hóa chung của ‘Việt’ và ‘Úc’ trong cộng đồng người di dân vốn không thể nào thay đổi, nhưng văn hóa sống và thay đổi cùng với chúng ta.

Khổ qua hay bánh pie thịt đông lạnh dù không hề hấp dẫn chút nào, nhưng chúng lại là lời nhắc nhở chúng ta, nơi đâu là nhà, và nơi đâu mãi mãi vẫn không thể gọi là nhà.


Tàu Cộng "láu cá" trên Biển Đông




HMAS Success có khả năng tiếp dầu, tiếp vận đạn dược, thực phẩm và đồ quân dụng khác cả ngày lẫn đêm trên biển cho các tàu hải quân Úc hoặc tiếp vận bằng trực thăng.

HMAS Anzac được trang bị phi đạn phòng không Sea Sparrow cải tiến, phi đạn đối hải Harpoon Block 2m, pháo hạm MK 45 127mm và 6 ống phóng lôi MK 32. Tàu có bãi đáp trên boong và hangar cho trực thăng đa năng Sea Hawk MH-60R và có thể đạt vận tốc tối đa 27 hải lý/giờ.

HMAS Toowoomba tàu khu trục trực thăng có khả năng phòng không, chống tàu ngầm, tác chiến mặt nước, tuần thám, đánh chặn và trinh sát.


Tin cho hay chuyện này xảy ra trước đây trong tháng này khi các chiến hạm HMAS Anzac, Toowoomba và Success đang trên đường đến Sài Gòn.

Một nguồn tin dấu tên trong Bộ Quốc Phòng mô tả sự thách thức của hải quân Trung Quốc diễn ra "lịch sự" nhưng "kiên quyết".

Một phát ngôn nhân của Bộ Quốc Phòng cho SBS biết ba chiến hạm Úc gồm 73 sỹ quan và 569 thủy thủ đã cặp bến Sài Gòn hôm 19/4.

Phát ngôn nhân này này nói rằng Bộ Quốc Phòng Úc thường xuyên giao lưu với các nước quanh khu vực Biển Đông từ bao năm nay và sẽ tiếp tục duy trì điều đó.

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nhắc nhở Bắc Kinh rằng hải quân Úc sẽ không ngưng các hoạt động trong khu vực.

"Tất cả những gì tôi có thể nói là chúng ta duy trì và thực hành quyền tự do hàng hải và hàng không trên khắp thế giới."

"Trong bối cảnh đó chúng ta đang nói đến các chiến hạm di chuyển trên biển, kể cả Biển Đông, thì đó là quyền của chúng ta theo luật pháp quốc tế."

Ông Turnbull nói Úc có mối bang giao tốt với Trung Quốc, mặc dù có người lo sợ thương mại giữa hai nước đang bị đe dọa.

Đại sứ Trung Quốc tạ̣i Canberra, ông Cheng Jingye nói vớ́i báo The Australian rằng nếu lòng tin giữa hai nước tiếp tục giảm đi thì thương mại song phương sẽ bị tổn hại.

Bắc Kinh đã tức giận khi Canberra ban hành luật ngăn cấm các đảng chính trị nhận tiền của ngoại quốc và bác bỏ mọi cáo giác rằng Trung Quốc tìm cách gây ảnh hưởng trên chính trường Úc.

Phát ngôn nhân về đối ngoại của Đảng Lao Động, bà Penny Wong nói với Sky News rằng chính phủ cần phải cố gắng hơn nữa để duy trì mối bang giang tích cực với Trung Quốc.

"Tôi nghĩ chúng ta cần làm tốt hơn để kiểm soát những dị biết bởi vì sự khác biệt về quyền lợi quốc gia của Úc và Trung Quốc đã có từ lâu."

"Lịch sử đã cho thấy như vậy và sẽ tiếp tục như vậy. Có khi chúng ta đồng thuận nhưng có lắm khi chúng ta bất đồng."

Bộ trưởng Quốc phòng bà Marise Payne nói chính phủ sẽ không từ bỏ việc bảo vệ quyền lợi quốc gia cho dù căng thẳng leo thang trong bang giao Úc-Trung.

Ông Turnbull nhìn nhận rằng đang có rạn nứt trong bang giao sau khi truyền thông Trung Quốc chỉ trích các biện pháp ngăn chặn sự chi phối của ngoại quốc vào chính trị ở Úc.
Nhưng Thượng Nghị sĩ Payne quả quyết luật mới áp dụng cho tất cả mọi nước chứ không riêng gì với Trung Quốc.

Trong một diễn biến khác, Vanuata đã bác bỏ tin đồn rằng đảo quốc này sẽ để cho Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự.

Thủ tướng Vanuatu, ông Charlot Salwai đã khẳng định với Thủ tướng Turnbull bên lề Hội Nghị Khối Thịnh Vượng Chung ở London rằng ông chưa bao giờ nghe đến ý tưởng đó "trong suốt 27 năm làm việc trong chính phủ".



International Moneytary Fund xếp hạng top 10 GDPs của các quốc gia trên thế giới, năm 2018







VN Tuần Qua, 21/4/2018







GPS bó tay!







Tuấn Khanh hát IM LẶNG LÀ ĐỒNG LÕA, nhạc Nguyễn Đức Quang







Mặt trái của làng báo - Tác giả Mạnh Kim




Sự kiện một ông sếp báo Tuổi Trẻ liên can vụ quấy rối một phóng viên tập sự, thật ra, với những người lăn lộn lâu năm trong làng báo, thì chuyện này không cá biệt. Đằng sau những trang báo (nói chung, không phải riêng Tuổi Trẻ) – viết về những tiêu cực xã hội, lên tiếng gay gắt những vụ án hiếp dâm, khai thác từng centimet chuyện tình tay ba, tay tư của những người nổi tiếng – là những câu chuyện gần như tương tự xảy ra ngay bên trong làng báo. Trong buổi café sáng hay bàn bia buổi chiều, một trong những “món nhắm khoái khẩu” mà một số nhà báo thích “nhậu” là những vụ xì căng đan tình ái xảy ra giữa đồng nghiệp trong “nhà” mình hay “nhà hàng xóm”. Nói cách khác, làng báo là một xã hội thu nhỏ. Chuyện gì “ngoài đời” có thì làng báo có, từ hối lộ, lăng nhăng, hù dọa, phe nhóm, đâm thọc, đến đố kỵ… Dĩ nhiên, cũng như trong xã hội, làng báo không phải chỉ có người xấu.
Thật mỉa mai khi báo chí giật những hàng tít khổng lồ trên trang nhất “Tham nhũng là quốc nạn!” nhưng tham nhũng trong làng báo là một trong những đề tài “nhạy cảm” đặc biệt mà gần như không bao giờ độc giả có thể biết được. Có nhiều kiểu tham nhũng trong làng báo: tham nhũng phe nhóm, tham nhũng quyền lực, tham nhũng quyền lợi, “tham nhũng tình cảm”… (khái niệm “tham nhũng” đang được nói đến xin hiểu như định nghĩa của “corrupt” - hàm ý đến thoái hóa, suy đồi, hư hỏng…). Có vô số biến thái tham nhũng trong làng báo.

Một phóng viên văn hóa-văn nghệ, có thể chỉ bởi “quan hệ tốt” với đạo diễn A, sẽ sẵn sàng viết bài “điểm phim” chỉ trích dữ dội một tác phẩm được dựng bởi đạo diễn B (mà B vốn là đối thủ của A). Trong thực tế, có một tòa soạn đã phải ra lệnh sa thải sau khi phát hiện một anh nhà báo “làm việc” kiểu như vậy. Gần tương tự nhưng mức độ nhẹ hơn và phổ biến hơn: nhận phong bì để quảng bá sản phẩm tiêu dùng hoặc sản phẩm văn hóa. Các bạn có thể đã đọc những bài báo khen ngợi hết lời bộ phim “Kong”. Điều đó không phải tự nhiên.

Một số đồng nghiệp của tôi đã tự hỏi lẫn hỏi lẫn nhau, rằng làm sao báo chí có thể làm tốt cuộc chiến chống tham nhũng, không phải bởi rào cản chính trị, mà là vì bản thân báo chí cũng đang tham nhũng và “góp phần” đáng kể vào “nền văn hóa tham nhũng” đang tàn phá đất nước này. Có những nhà báo đã “chạy”, nhờ quan hệ, để có được miếng đất tốt hoặc căn chung cư cao cấp mua với giá rẻ mạt. Những đường dây “chạy” như thế đã và vẫn tồn tại. Không chỉ vậy. Còn có những đường dây “chạy” để được lên chức lên quyền. Thật mỉa mai khi báo chí viết những phóng sự về hiện tượng “chạy” trong xã hội nhưng “chạy” đang xảy ra, rất nóng hổi, ngay trong làng báo. Có rất nhiều “nhà báo” mà gần như cả đời không viết nổi một bài ra hồn nhưng vẫn nghiễm nhiên ngồi ghế rất cao. Không ít người trong số đó được bổ nhiệm bởi hệ thống chính trị. Dù vậy, có không ít “nhà báo lớn” đã “lớn lên” không phải nhờ kỹ năng làm báo mà nhờ thành thục việc “chạy”.

Báo chí đang trong giai đoạn bi thảm. Từ lâu, báo chí đã không còn hừng hực không khí máu lửa như thời thập niên 1990. Sự cạnh tranh của báo mạng và mạng xã hội, cùng với sự kiểm soát ngày càng gay gắt của bộ máy kiểm duyệt, là vài nguyên nhân khiến báo chí eo sèo. Dù thế nào, nguyên nhân nữa không thể bỏ qua là báo chí không còn nhiều nhà báo biết tôn trọng ngòi bút và biết tôn trọng sứ mạng mà xã hội mặc định đang giao cho họ. Họ nhếch nhác, lôi thôi, làm quấy quá cho xong, và họ “đi làm báo” chỉ nhằm sử dụng quan hệ để kiếm sống bên ngoài phạm vi báo chí. Không chỉ vậy, họ cũng viết bài tâng bốc quan chức để xây dựng những mối quan hệ có lợi cho cá nhân. Họ có thật sự tin vào “năng lực lãnh đạo” của các quan chức ấy không? Có thể có, nhưng phần đúng hơn, chắc hẳn là không. Điều họ quan tâm không phải là năng lực điều hành, mà là “năng lực chính trị”, của quan chức ấy.

Mọi thứ đang nhếch nhác và suy sụp. Báo chí không nằm ngoài ảnh hưởng của dòng xoáy suy đồi toàn diện này. Báo chí (nhà nước) đang bị xã hội nhìn bằng nhiều con mắt tiêu cực. Báo chí hèn: không dám lên tiếng cho những người đấu tranh dân chủ; không dám chống Trung Quốc nếu chưa được bật đèn xanh; không dám đề cập những vấn đề gay gắt và đi đến cùng sự việc vì “ban tuyên giáo” ra lệnh như thế… Báo chí rẻ tiền: khai thác dữ dội chuyện đời tư người nổi tiếng. Báo chí “bưng bô”: vuốt ve quan chức, từ chuyện quan chức “nói tiếng Anh” đến quan chức “lắng nghe tâm tư nguyện vọng quần chúng” (đó là chưa kể “văn hóa báo chí” “nịnh nước Nga”). Nói cách khác, có hai thể hiện phổ biến của báo chí ngày nay: báo chí im miệng và báo chí vỗ tay. Khi im miệng, họ dán kín miệng tuyệt đối. Khi vỗ tay, họ nhảy nhót như những kẻ “nhập cốt” lên đồng.

Rốt cuộc, báo chí đang “đấu tranh” – như sứ mạng lớn nhất khi nói đến vai trò báo chí trong xã hội – cho cái gì đây? Khi bên trong báo chí ngổn ngang những vấn đề tiêu cực thì báo chí đại diện cho ai đây để “phản biện” và “đấu tranh chống tiêu cực đến cùng”? Vấn đề của báo chí ngày nay, như trong nhiều lĩnh vực khác, không phải là những câu chuyện rò rỉ liên quan đời tư cá nhân. Nó là vấn đề của một hệ thống.


Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Cung đàn của Lộc Vàng - Tác giả Bs Nguyễn văn Tuấn







Hôm trước, khi nghe tin cuốn sách "Cung đàn số phận" của Lộc Vàng bị cấm phát hành, tôi thấy tiếc quá vì chưa kịp mua thì đã bị cấm rút lại. Nhưng may mắn thay, vài hôm sau thì có một bạn đọc từ Sài Gòn sang tặng cho cuốn sách. Tôi đọc một mạch và có ghi lại đôi ba dòng cảm tưởng. Hôm nay có dịp chia xẻ cùng các bạn những ghi nhận của tôi về cuốn sách.
  
Thiên hồi kí “Cung đàn số phận” là câu chuyện đời của một người đam mê nhạc vàng và phải đi tù vì niềm đam mê đó. Có lẽ do người chắp bút là một nhà báo tài hoa Kim Dung / Kỳ Duyên nên thiên hồi kí được bố cục 'có nghề', từ tựa đề, chương sách đầu tiên đến chương sách cuối cùng. Mở đầu hồi kí là người đi tù được trả tự do, sau đó ông thuật lại những diễn biến dẫn đến việc đi tù, những sinh hoạt trong nhà tù mang danh 'cải tạo', kế đến là cuộc sống lênh đênh sau khi ra tù, và kết thúc bằng một mối lương duyên có hậu. Cuốn sách hay từ những câu chuyện với những chi tiết dễ làm độc giả rung động đến cách hành văn trong sáng và chữ nghĩa giàu hình tượng. Cuốn sách còn là một chứng từ sống động về một thời kì "bao cấp" tăm tối ở miền Bắc.
 
Tù nhân mã số 927
 
Thiên hồi kí được mở đầu bằng sự phóng thích một tù nhân mang số hiệu 927 từ Trại Cải Tạo Phong Quang thuộc vùng thượng du miền Bắc. Hôm đó là ngày 27/3/1976. Người tù mang mã số 927 là ông Nguyễn Văn Lộc, bị giam tù suốt 8 năm trời chỉ vì đam mê nhạc vàng, mà trong Nam thường gọi là “nhạc tiền chiến”. Đối với nhiều người bình thường sẽ kinh ngạc tại sao trên đời này có một nơi "sản xuất" ra một hình phạt dã man như thế, nhưng đó là một câu chuyện rất thật.
 
Nhạc tiền chiến là phong trào tân nhạc được rất thịnh hành trong thời 1930 đến ~1950. Trong thời gian ngắn đó, Việt Nam đã xuất hiện những tên tuổi lừng danh như Phạm Duy, Văn Cao, Lê Thương, Thẩm Oánh, Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý, Hoàng Giác, Đoàn Chuẩn, v.v. Những sáng tác của họ thường mang âm hưởng lãng mạn và lời ca đậm chất thơ. Cho đến nay, dòng nhạc đó vẫn còn được trân quí như một di sản trong lòng người thưởng ngoạn.
 
Ông Lộc Vàng tên thật là Nguyễn Văn Lộc, sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Hà Nội và có 'máu' văn nghệ. Thân phụ ông là Nguyễn Văn Cộng, còn gọi là "Tổng Cộng", là một cai thầu xây dựng và sơn sửa building, nhưng rất mê ca hát và từng dạy hát cho một nhạc sĩ nổi tiếng. Thân mẫu ông là người nội trợ, chỉ biết lo nuôi con. Gia đình ông Tổng Cộng có đến 13 người con, và ông Lộc Vàng là người thứ 5, nhưng  bệnh tật hoành hành, và cuối cùng gia đình chỉ còn 5 người con.
 
Ông Lộc Vàng cho biết sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế, máu ca nhạc đã ngấm vào ông một cách vô thức. Ông yêu những ca khúc lãng mạn có lời ca đẹp và thi vị, những lời ca có hiệu ứng làm thăng hoa cuộc đời vốn quá căng thẳng và ngột ngạc. Nhưng đó là dòng nhạc mà những người Mao-ít không chấp nhận vì họ cho là 'văn hoá phẩm' của tư sản; có người còn nặng nề hơn liệt kê vào nhóm 'đồi truỵ'!
 
Yêu nhạc vàng và đi tù
 
Ông kể lại rằng trong những năm tháng chiến tranh (thập niên 1960) ông cùng bạn bè tụ tập đàn hát sau giờ làm việc. Đó là những người bạn có biệt danh rất dễ thương như Toán Xồm (Phan Thắng Toán), Đắc Sọ (Nguyễn Văn Đắc), Thành Tai Voi (Trần Văn Thành), v.v. Những người này sau này cùng đi tù với Lộc Vàng. Họ là những thanh niên có công ăn việc làm, nhưng chỉ vì thích ca hát nên họ đến với nhau. Có thể tạm gọi đó là "nhóm nhạc vàng."
 
Sự việc họ tụ tập nhau ca hát tưởng là một sinh hoạt văn hóa, nhưng lại là cái "gai" trong cái nhìn của nhiều người hàng xóm hắc ám. Những người vừa là hàng xóm, vừa là "chỉ điểm", làm đơn tố cáo rằng đây là những thanh niên hư hỏng, thất nghiệp, truyền bá văn hóa của chủ nghĩa tư bản và chống lại nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Trong thực tế thì họ không hề thất nghiệp, vì ai cũng có nghề và có thu nhập kha khá, nhưng lời tố cáo "lêu lỏng" đó rất có hiệu quả làm cho xã hội chán ghét họ. Còn "chống nền văn hóa xã hội chủ nghĩa" thì chỉ là một cách vu cáo cho đúng nhịp điệu của những người cầm quyền đương thời.
 
Thế là những người đam mê nhạc vàng phải trả giá cho niềm đam mê đó. Cái ngày "định mệnh" đó là ngày 27/3/1968, khi ông Lộc Vàng bị bắt giam. Trước đó thì ông cũng đã bị còng tay và thẩm vấn nhiều lần về việc ca nhạc vàng. Ông và các "đồng nghiệp" bị giam giữ ở Hỏa Lò.
 
Khi nhà cầm quyền bày mưu tính kế để hại công dân
 
Nhưng nhà cầm quyền chưa đưa ông ra tòa, vì họ chưa có chứng cứ. Thế là nhà cầm quyền lập mưu để có chứng cứ. Điều đáng nói là cái mưu kế của họ cũng rất thấp và có thể nói là bỉ ổi. Trong lúc bị giam, một hôm cai tù đến báo cho họ biết là Bộ Văn Hóa muốn mời họ hát để thu âm và nghiên cứu nhạc. Ngày 6/9/1968, nhóm nhạc vàng được đưa đến Nhà Hát Lớn để thu thanh, và phụ trách buổi thu thanh là 20 chuyên viên âm nhạc dưới sự điều hành của một nhạc sĩ tên là ĐN (sách không ghi tên ông này). Ông ĐN là Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật của Bộ Văn Hóa. Trong buổi thu thanh đó, ông Lộc Vàng ca một loạt 10 bài làm ai cũng ngạc nhiên. Nhưng trớ trêu thay, chính 10 bài hát đó là chứng cứ để tòa án buộc tội ông khi ra tòa! Lúc đó ông Lộc Vàng mới biết mình bị nhà cầm quyền lừa gạt.
 
Màu vàng là màu bệnh tật!
 
Khi ra tòa, ông nhạc sĩ ĐN đóng vai trò "giám định viên âm nhạc", và chính ông này là người hung hăn kết tội nhóm nhạc vàng. Đọc những lí giải của ông ĐN phải nói là một giải trí rất tốt về một suy nghĩ vừa hài hước vừa bệnh hoạn. Theo ông ĐN, chữ "vàng" trong nhạc vàng có ý nghĩa xấu, vì "màu vàng là màu của hủ bại, màu của bệnh tật"!  Chưa hết, ông ĐN còn phịa ra một câu chuyện về màu vàng với trận dịch tả Cholera bên Anh trước đây: "Ngày xưa, bên Anh Quốc, có dịch tả không chữa được. Khi đó thuốc men đâu có. Bệnh này lại dễ lây lan. Để ngăn ngừa và diệt trừ hậu họa, người ta chất tất cả những người bị bệnh lên một chiếc tàu và đẩy họ ra ngoài khơi. Trên tàu có cắm một lá cờ màu vàng là không một quốc gia nào cho cập bến. [...] Hát nhạc vàng chính là tuyên truyền văn hóa trụy lạc, văn hóa của chủ nghĩa đế quốc, phá hoại văn hóa chủ nghĩa xã hội." (trang 78). Ông ĐN đã qua đời năm 1991, chứ nếu còn sống thì chắc ông sẽ phải suy nghĩ lại "lí giải con cóc" trên.
 
Trước kiểu luận tội hài hước như thế và những kiểu trao đổi buồn cười (1), ông Lộc Vàng xin tòa cho phát biểu. Ông Lộc Vàng nói:
 
"Thưa quí tòa. Theo như lời ông Giám định viên âm nhạc nói màu vàng là màu của hủy hoại bệnh tật. Tại sao lá cờ lại có ngôi sao màu vàng?"
 
Câu hỏi đó của Lộc Vàng làm cho quan tòa tức tối, đằng đằng sát khí như muốn ăn tươi nuốt sống ông. Đến khi về trại tù, ông lập tức bị các cai tù xúm vào đánh đấm một trận suýt chết.
 
Thế là tòa án kết tội Lộc Vàng 10 năm tù giam và 4 năm mất quyền công dân. Các "đồng phạm" khác mỗi người bị phạt từ 6 năm tù giam (Lý Long Hoa) đến 15 năm tù giam (như trường hợp Toán Xồm). Đây là vụ án được mệnh danh "Lưu manh - đĩ điếm - cờ bạc." Một điều thú vị là lúc đó ở miền Nam một nhóm lính phản chiến đã lên đài phát thanh Sài Gòn đòi trả tự do cho nhóm nhạc vàng.
 
Thiên hồi kí thuật lại những ngày tháng ông đi tù cũng đáng đọc. Nếu những ai đã đọc hồi kí của các sĩ quan VNCH đi tù cải tạo sau 1975 thì không có gì ngạc nhiên khi đọc hồi kí những ngày tháng trong tù của Lộc Vàng. Đó là một thế giới có nhiều kẻ hèn hạ, thi nhau báo cáo lập công, là những người lầm lì, kín đáo, là những người hài hiệp, v.v. Ở trong tù, ông tự nhiên hứng lên và ca bài "Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng", nhưng câu hát đó làm cho ông bị thêm một trận đòn hiểm của những cai tù mà nhiệm vụ của họ có lẽ là thích đấm đá con người như là một trò chơi thể thao.
 
Về với đời thường và nhà tù mới
 
Ngày 27/3/1976 ông Lộc Vàng được trả tự do trước thời hạn 2 năm. Trớ trêu một điều là khi ông được trả tự do, ông cuốc bộ từ trại tù cải tạo Phong Quang đến ga Lào Cai thì lại nghe nhạc vàng do Thái Thanh, Chế Linh, Thanh Tuyền, v.v. hát oang oang trong một quán cà phê. Khi được hỏi sao loại nhạc này được hát, bà chủ quán nhìn ông như người từ hành tinh khác! Thời thế đã đổi thay. Ông không may mắn vì đã đi trước thời cuộc.
 
Về đến nhà thì ông phải đối phó với một 'nhà tù' lớn hơn. Hàng xóm dèm pha, xa lánh. Bạn bè dị nghị và tìm cách tránh xa. Ông cay đắng viết "Khi vui thì vỗ tay vào, khi hoạn nạn thì nào thấy ai." Chỉ có một người bạn dám đến với ông, đó là người tên Sinh. Khi được hỏi ông có ngại gì khi đến với người mới ở tù ra, ông Sinh nói bất cần đời: "Kệ mẹ chúng nó chứ. Mày là mày. Tao là tao. Sợ gì thằng nào." 'Chúng nó' là ai thì chắc ai cũng có thể hiểu trong một xã hội 'Police State'.
 
Trong cái xã hội Police State đó, ai cũng có thể là một viên công an, một kẻ chỉ điểm. Ai cũng có thể biến hóa từ một người hàng xóm thân thiện thành một kẻ ác ôn. Hãy nghe Lộc Vàng kể về một người bạn học cùng lớp tên Thiện nay thành quản giáo nhà tù. Gặp Lộc Vàng trong tù, Thiện hỏi:
 
"-  Vì sao mày bị bắt?
 
- Bọn tao chỉ hát nhạc vàng!
 
- Bây giờ mày phải gọi tao bằng ông. Ông Thiện nghe chửa? Mày mày tao tao cái gì? Nói rồi, Thiện sai người cùm tôi 5 ngày ở ngay Hỏa Lò."
 
Ngoài những người như Thiện, còn có những người như viên đại úy công an Chiêu, hay bà tổ trưởng dân phố tên Dần. Hai người này rất tích cực tố cáo nhóm nhạc vàng và góp phần đưa họ vào tù.
 
Nhưng ở đời thì lúc nào cũng có quả báo nhãn tiền. Viên quản giáo tên Thiện sau này mất việc và phải bán trà dạo, nghèo xác xơ, không dám gặp mặt người mà anh ta đòi phải gọi mình bằng "ông." Bà Dần thì đi tù vì tôi chứa cờ bạc. Ông Chiêu thì đi tù vì tham ô. Tất cả đều trả cái giá cho sự ác độc của họ.
 
Trong thiên hồi kí, ông Lộc Vàng thuật lại một câu chuyện quả báo rất thật (trang 142). Đó là câu chuyện về viên công an gốc Thanh Hóa tên Đức Giáp, người từng hỏi cung và có công đưa Lộc Vàng vào tù. Sau khi ra tù, ông Lộc Vàng hành nghề sơn phết và có dịp đến làm cho Cửa hàng Kem 35 Tràng Tiền, nơi vợ của viên công an đang làm phó cửa hàng trưởng. Chính qua trò chuyện, bà cho biết rằng sau vụ Lộc Vàng vào tù, chồng bà được thăng 2 cấp, nhưng đứa con đầu bị chết. Viên công an kinh khủng quá, nên bỏ nghề và nay đi làm cúng bái cho người ta.
 
Những mảnh đời "bao cấp" 
 
Thiên hồi kí còn cho chúng ta biết chút ít về bối cảnh xã hội thời thập niên 1960s và 1970s. Ông viết "cách mạng xã hội chủ nghĩa về, người Hà Nội gọi là gốc, sống 3-4 đời trở lên tại Hà Nội cũng bắt đầu phân hóa", trong khi đó người tứ xứ ở các tỉnh xa về Hà Nội sống và làm việc. Dân buôn bán kinh doanh lúc nào cũng bị nhìn bằng con mắt khinh bỉ, "buôn gian, bán lận, phe phẩy." Tiếp theo là cuộc Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng "con tố cha mẹ, vợ tố chồng, họ hàng ruột thịt tố nhau". Tất cả đã làm cho truyền thống xã hội bị đảo lộn và các giá trị đạo lí truyền thống Tràng An bị chao đảo. 
 
Thời thập niên 1960, qua cách mô tả của Lộc Vàng, ngoài Bắc rất đói, và cái đói đã làm suy giảm lương tri con người và xoáy mòn tình người. Người dân, kể cả ông có khi phải "đi me", tức là đi bán máu để lấy tiền mua thực phẩm sống. Ông viết "Cái đói dai dẳng, thật tàn nhẫn, đã gặm nhấm mất lương tri của nhiều người. Nạn ăn cắp trở nên phổ biến toàn dân".
 
Đời sống văn hóa cũng nghèo nàn. Chính quyền mới xóa bỏ toàn bộ nền âm nhạc của 'chế độ cũ'. Không còn những Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Khánh, Văn Cao, v.v. Thay vào đó là những bài 'nhạc đỏ' chỉ để phục vụ cho lên dây cót tinh thần chiến tranh. Đã du nhập chính trị Nga thì sự là ảnh hưởng của văn hóa Nga là điều có thể hiểu được.
 
Kết thúc có hậu
 
Sau khi ra tù ông thành hôn với một nữ văn công tên Mai vào năm 1981. Hai người có với nhau 2 người con. Nhưng năm 2002 Mai đã qua đời sau một cơn bạo bệnh. Cái thời điểm Mai ra đi, ông tiễn vợ bằng ca khúc "Niệm Khúc Cuối" của Ngô Thụy Miên: Dù cho mưa, tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời. (Trước kia, khi còn ở trong tù, ông hát bài "Nỗi Lòng Người Đi" của Anh Bằng cho một người tử tù trước giờ ra pháp trường.)
 
Cuộc sống sau tù không phải lúc nào cũng êm ả. Năm 1991, ông mở quán cà phê ở Hà Nội, và cũng đam mê hát nhạc vàng, nhưng quán cũng bị cấm. Đến năm 1997 ông lại mở một quán nữa, và cũng bị cấm nữa! Tại sao cấm? Ông nói "Tại vì tất cả quán cà phê phải có giấy phép của nhà nước, và họ không cấp giấy phép cho tôi mở quán là vì quán của tôi chỉ toàn hát nhạc vàng." Năm 1991 và 1997 -- các bạn nhớ cho. Phải mãi đến năm 2008, thì ông mới được phép mở một quán ở Hồ Tây. Tôi từng đến đây (quán ở Hồ Tây) nghe nhạc sau công việc. Đó là một không gian chật hẹp, nhưng ấm cúng.
 
Năm 2014, ông Lộc Vàng được mời tham gia một đại hội thơ tài tử ở New York. Lần đầu tiên đến New York, ông cảm thấy giá trị của tự do: "Cái cảm giác tự do của con người, đúng như biểu tượng Nữ Thần Tự Do của đất nước ấy." Và, cũng chính nơi này ông quen biết với một người phụ nữ miền Nam tên Mai Hương, và câu chuyện của ông được kết thúc bằng một cái kết có hậu: Mai Hương và ông đính hôn ở tuổi 70.  Ông viết "Có thể xem đó là một cái kết có hậu cho cuộc đời tôi -- một gã trai phong trần, lận đận, mê đắm 'so dây' cùng với nhạc vàng."
 
***
 
Tóm lại, thiên hồi kí "Cung đàn số phận" của Lộc Vàng là một quyển sách đáng đọc. Mỗi người Việt Nam là một lịch sử. Câu chuyện của ông Lộc Vàng cũng là một phần của lịch sử. Cuộc đời của ông Lộc Vàng cũng giống như số phận lênh đênh trôi nổi của nhạc vàng. Nhạc vàng đã từng bị phỉ náng, vô hoá, cấm đoán, nhưng những tác phẩm trong dòng nhạc đó vẫn tồn tại một cách bền bỉ với thời gian. Cũng như nhạc vàng từng bị cho ra ngoài lề 'văn nghệ chính thống', ông Lộc Vàng cũng từng bị cầm tù và cách li xã hội. Và, cũng như nhạc vàng quay lại dòng văn nghệ quần chúng, ông Lộc Vàng cũng quay về với âm nhạc trong vòng tay của khán giả ái mộ.  Cuộc đời của ông đúng như một bản nhạc vàng, có những nốt thăng, những nốt trầm, có nhanh, có chậm, và sau cùng thì được kết thúc một cách có hậu. 
 
"Cung đàn số phận" không chỉ là một thiên trần thuật về cuộc đời gian truân của tác giả, mà còn là một chứng từ của một thời mông muội. Nó là chứng cứ sống về một thể chế lạc hậu chịu sự ảnh hưởng của ngoại bang, và được lấp đầy bởi những bộ não bệnh hoạn bị đột biến về đạo đức. Những kẻ đó đã gây biết bao nhiêu khổ đau thấu trời xanh cho những thành viên trong xã hội, mà tác giả thiên hồi kí chỉ là một nạn nhân. Ông Lộc Vàng là một nạn nhân của một phác đồ văn hóa đậm màu chính trị đã được áp đặt lên đất nước này một thời gian dài. Những câu chuyện có khi tức tối hay có khi cười ra nước mắt giúp chúng ta biết về quá khứ của cái văn hóa đó, và hiểu được những gì đang diễn ra ngày nay. Qua câu chuyện của Lộc Vàng chúng ta sẽ rút ra một qui luật rằng để cho những kẻ vô văn hóa quản lí văn hóa sẽ dẫn đến một đại họa văn hóa cho nhiều người.
 
Chú thích:
 
(1) Dưới đây xin trích vài câu hỏi và đáp của tòa với các “bị cáo” do nhạc sĩ Tô Hải, người đã tham dự phiên tòa ngoài Hà Nội được thuật lại trong sách. Đọc mà cười chua chát cho công lí và "tòa" gì mà lạ lùng.
 
Chánh án: – Anh có nhận là đã đánh nhạc của tư sản, là đồi trụy không?
 
Toán xồm: – Dạ! Thưa quý tòa, con chỉ đánh những gì in trên đĩa của Liên Xô, của Tiệp Khắc, của Cộng Hòa Dân Chủ Ðức thôi ạ!
 
Chánh án: – Anh nói láo! Thế Paloma, Santa Lucia là của ai?
 
Toán xồm: – Dạ! Paloma là của nước bạn Cuba ạ! Còn Santa Lucia là dân ca Ý ạ! Nhà xuất bản của nhà nước đã in và sân khấu nhà nước đã có nhiều ca sĩ biểu diễn ạ!
 
Chánh án: – Vậy anh có biết cha cha cha là cái gì không?
 
Toán xồm: – Dạ! Có ạ! Ðây là một nhịp điệu xuất xứ cũng tại nước bạn Cuba ạ!
 
Chánh án: – Thế còn Tango Bleu chắc anh cũng đổ cho Cuba hết hả?
 
Toán xồm: – Dạ không! Tango là một điệu nhảy Ácgiăngtin nhưng đã được quốc tế hóa. Vừa rồi Ðoàn xiếc Tiệp Khắc sang ta và các nước XHCN đều sử dụng cả ạ!
 
Chánh án: – Nhưng người ta đánh khác, còn anh đánh khác. Ðừng có ngụy biện!
 
Toán xồm: – Ðánh y hệt ạ! Chỉ có thua họ về nhạc cụ họ tốt hơn… chứ nếu chúng con có đầy đủ nhạc cụ như họ thì chúng con chẳng thua gì họ cả ạ!
 
Chánh án: – Anh hãy im miệng! Ðồ ngoan cố!
 
Và cứ như vậy, suốt phiên tòa chánh án chỉ sử dụng câu “Im miệng! Ðồ ngoan cố” để cắt lời người bị buộc tội. Không hề có ai bào chữa.