khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Những con ngựa thành Troie: Sinh Viên Học Sinh CSVN và Sư Tăng Nằm Vùng biểu tình tại Saigon vào những tháng cuối của nền đệ nhị VNCH







Khỉ Rừng Xanh mua hàng chợ trời Thành Hồ, 1976






Chợ Trời

Trời chiếu đi dạo Chợ Trời.
Xem đồ ta, ngắm đồ người, cho vui.
Tìm vui chỉ thấy ngậm ngùi
Vỉa hè này những khóc cười bầy ra.
Lạc loài áo gấm, quần hoa
Này trong khuê các, sao mà đến đây?
Chợ bầy những đọa cùng đầy
Vàng phơi nắng quái, chợ vầy mưa sa.
Bán đồ toàn những người ta,
Mua đồ thì rặt những Ma cùng Mường.
Chợ Trời hay Chợ Đoạn Trường?
Đầu Âm Phủ, Cuối Thiên Đương là đây.






Kinh hòa bình được cất lên, chính quyền Kỳ Anh hoang mang







Lm Đặng Hữu Nam: Dân sẽ tiếp tục kiện cho đến khi Formosa cuốn gói về nước







Đơn kiện Formosa và ảnh hưởng chính trị từ xã hội dân sự







Còn nhớ không?







Xuống đi "lủ bình vôi": khổ dân tôi!




Saigon biến thành Venice !




                                                   




Báo chí cám cảnh Saigon ngập như sông







Những người yêu thích nhạc vàng ở Hà Nội xưa và nay




                                            


Sài Gòn thất thủ




                                     


Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Đừờng Biến Thành Sông






MÙA MƯA TRÊN TP Hình-Chí-Mô







Những người muôn năm cũ”: ông chủ nhà sách Khai Trí




Tôi có ngươì chị ruột giúp viêc bán sách cho tiệm sách Việt Hương ở số 34 đưòng Lê Lợi. Từ đây đi về hướng chợ Bến Thành có thêm 3 tiệm sách : Thanh Tuan số 56 , Phuc Thành số 58 và Khai Trí chiếm 2 căn 60 – 62 .

Theo chị tôi kể laị Ông Khai Trí khởi nghiệp bằng 1 chiếc xe đẩy ( như xe bán sách ở bến sông Seine bây giờ ) . Xe bán sách của Ông thường đậu trước cổng Trường Chasseloup Laubat đường Hồng Thập Tự . Tôi nghe kể laị vây thôi chớ đâu ngờ gặp Ông ở trại Z30C Hàm Tân.

Buôỉ sáng Tù đợi đi lao động , nhưng sớm hơn có 1 Ông già lúc naò cũng với bộ quần áo trắng đã ngã qua màu cháo lòng đẩy chiếc xe caỉ tiến chứa phân Bắc cuả Tù đem đi . Sáng naò cũng vậy , it ai biết ông là ai. Đó là ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách Khai Trí nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975.

Người Sài Gòn gọi ông là “ông Khai Trí” (theo tên nhà sách – nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về mình, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam .

Ông Khai Trí tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức. Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần.


Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lã cho đỡ đói.

Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem ký gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó còn không, nếu còn thì đem tới tiếp vì sách gửi trước đã bán hết rồi.

Từ đó ông nảy ra ý định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quý hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả nghìn cuốn.

Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài Gòn). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo…

Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.


Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú.

Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ LeMonde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 
30/4/1975). Ông còn cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị.

Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê em mến yêu, Làm con nên nhớ, Chánh tả cho người miền Nam, Huế mến yêu, Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam…

Nhà văn Nguyễn Thụy Long (tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Loan mắt nhung,” một cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu miền Bắc sau 1975 cũng hết lời ca ngợi) có viết một bài nhan đề “Vĩnh biệt ông Khai Trí,” trong đó có nhắc đến hoàn cảnh đau thương của ông Khai Trí sau 1975.

Ông Khai Trí, Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức, Gia Định, mất hồi 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, tức ngày mồng 2 tháng 2 năm Ất Dậu, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện. Ông mất đi do sức già lực kiệt, nhiều năm ông cố gắng tranh đấu để xin lại hiệu sách vĩ đại của ông sau khi bị nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tịch thu, sau đợt cải tạo văn hóa 1976 tại Sài Gòn. Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước “quản lý”, nay mang tên Phahasa của nhà nước.

Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ.


Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, vì người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đã từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam , kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.

Ông Khai Trí lại ra tay giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, mua tác phẩm của họ, tuy chưa in còn để đấy nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ không thiếu một xu. Ngoài ra ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài Gòn. Tôi không biết nhiều, nhưng tôi biết về tờ báo Sống của Chu Tử, cũng có sự góp sức về mặt tiền bạc.

..Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nhìn thấy ông Khai Trí buồn bã đứng ở góc đường đó, nhìn sang hiệu sách cũ của mình mang tên mới là Phahasa.Một lần khác, cũng trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách Khai Trí đến đâu rồi?Ông cười chua chát:- Phải đến năm 3000 thì may ra..

Ngày ông bị bắt, bị bỏ tù, bao nhiêu bài báo nói xấu ông, kết tội ông còn dấu bao nhiêu kho sách Ngụy, không thành thật khai báo. Chuyện thế thái nhân tình lúc ông gặp hoạn nạn, những kẻ trước đây từng chịu ơn ông, tố cáo ông bao nhiêu là tội kể cả những điều không có để lập công.

Buổi lễ tang ông Khai Trí, tại nhà ông đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, tôi gặp nhiều bạn bè của ông, những người thuộc chế độ Sài Gòn cũ đến thắp cho ông những nén nhang và chia xẻ sự thương tiếc với gia đình ông.

…Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.


Nguyển Thuỵ Long

*************************************************************

Vĩnh biệt ông Khai Trí - người mê sách 


Đầu năm 1976, Đỗ Mười chỉ đạo "đánh tư sàn miền Nam". Ông Nguyễn Hồng Trương, Hoàng Kim Qui v.v...; bị bắt và tich thu tài sản trong thời điểm này. Sau khi thẩm vấn để khảo của, Công an Việt Cộng giam nạn nhân vào khám Chí Hòa môt thời gian, sau đó chuyễn trại đến Z30C Hàm Tân, Thuận Hải .
Tại đây, hàng ngày Ông Trương(chủ nhân nhà xuât bản Khai Trí) và Trung Tá Nguyễn Tấn Thượng, nguyên đặc khu trưởng ĐK X, đô thành Saigon, bị cưởng bách hốt phân 8 buổng giam tập thể, mỗi buồng giam có sức chứa hàng trăm người .


Sau khi đẩy xe bù ệch(brouette) được VC gọi là "xe cải tiến" chở các thùng chứa phân ra đồng ủ phân để bón cây, hai anh phải rửa thùng và trở về trại giam tiếp tục làm vệ sinh quét dọn.

Ông Hoàng Kim Qui, nguyên thượng nghị sĩ, biệt danh "vua cung cấp sắt thép kẻm gai" đã qua đời tại trại giam này vào năm 1980. Trung tá Thượng cũng qua đời sau khi đến định cư tại Canada.

Sau khi tịch thu tất cả tài sản của Ông NHT, bọn chúng cấp giấy chỉ định nạn nhân và gia đình anh cư trú tại một căn nhà trên đường Phan Thanh Giản, gần trường học Marie Curie. Anh chị Trương đã xử dụng sân và phần trước của căn nhà làm quán càphê độ nhật.

Sau khi đến Mỹ định cư, Ông NHT có ý định mở lại nhà sách Khai Trí tại một số tiểu bang ở Hoa Kỳ . Nhưng chưa kịp thực hiện, Ông Trương lại rơi vào hứa hẹn hảo huyền của Cộng sản, trả lại tài sản và cho phép hợp doanh với Nhà Nước lập nhà xuất bản, nhà in, nhà sách với tên củ "Khai Trí".

Ông mang hết vốn liếng giành dụm còn lại, trở về Việt Nam và vĩnh viễn ra đi trong hoàn cảnh đáng thương tâm.


Con người có niềm đam mê mãnh liệt với sách báo ấy đã không còn nữa. Ông ra đi lúc 5h15 ngày 11/3, linh cữu hiện quàn tại nhà riêng (237 Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM), lễ động quan lúc 6h ngày 14/3, hỏa táng tại Bình Dương. Nguyện vọng của gia đình là gửi tiền phúng điếu vào quỹ từ thiện thành phố. 

Xin tưởng nhớ đến Ông, một người miền Nam hiền lành, chất phác, thật thà đã trở thành nạn nhân của sự lọc lừa, gian dối, lưu manh của Công Sản .

Paul Vân

************************* *******************************

TRƯỜNG HỢP HỒI HƯƠNG LÚC CUỐI ĐỜI CỦA ÔNG NGUYỄN HÙNG TRƯƠNG, NGUYÊN GIÁM ĐỐC NHÀ SÁCH KHAI TRÍ.

Trên nhật báo Người Việt, xuất bản ở Quận Cam, California, số ra ngày 13-3-2005, có đăng một bài báo của ký giả L.T. viết sau khi ông Nguyễn Hùng Trương, Giám đốc nhà sách Khai Trí đã từ trần ở Sài Gòn, trong có đoạn như sau :
Năm 1991, ông Khai Trí sang đoàn tụ với vợ con  ở Hoa Kỳ, nhưng lúc đó có nhiều tin  đồn là nhà nước Cộng Sản  VN đã có chủ trương mới, với chính sách cởi mở, sẵn sàng trả lại nhà, cơ sở kinh doanh cho các chủ cũ trước năm 1975 nên ông Khai Trí  hy vọng nhiều là  khi trở về  có thể lấy lại  được nhà sách, tiếp tục  nghiệp buôn bán sách trước đây. Năm 1996, ông xin trở về với hy vọng to lớn trên nhưng đi đến đâu cũng bị đáp lại  bằng một cái lắc đầu.. . . . . .”.
Nhân danh một người được ông Khai Trí coi là thân thiết, đã từng nhiều lần được nghe chính ông thổ lộ nhiều tâm tư, cảm nghĩ của ông sau khi đã trải qua nhiều biến cố trên quê hương, đất nước, tôi nhận thấy có bổn phận phải làm sáng tỏ một đôi điều trong đọan viết kể  trên, để  một mặt soi sáng lại một sự thật như chính nó, ngõ hầu trả lại sự công bằng cho người đã khuất và mặt khác, để an ủi phần nào vong linh  người vừa nằm xuống, thân xác chưa kịp ấm đất đã có thể bị dư luận choàng thêm nhiều điều  mai mỉa khi cho rằng : “ông Khai Trí  hy vọng nhiều là  khi trở về  có thể lấy lại  được nhà sách, tiếp tục  nghiệp buôn bán sách trước đây. Năm 1996, ông xin trở về  với hy vọng to lớn trên nhưng đi đến đâu cũng bị đáp lại  bằng một cái lắc đầu….”
Có thực là ông Khai Trí đã xin trở về VN sinh sống chỉ vì ông hy vọng nhà nước có chủ trương cởi mở, sẽ trả lại nhà sách cho ông để ông tiếp tục hành nghề như trước đây ?
Với ai thì tôi không rõ, nhưng với ông Khai Trí, con người sau bao nhiêu năm bị vùi giập, vừa bị tước đoạt tài sản, vừa nằm ốm đau vật vã trong tù, tôi không nghĩ là ông lại mang nhiều ảo tưởng về sự cởi mở của nhà nước như thế .
Sau biến cố 30-4-1975, cùng với số phận của các nhà tư sản khác, ông Khai Trí đã bị chính quyền mới tịch thu toàn bộ tài sản bao gồm nhiều kho sách vừa do chính ông xuất bản, vừa do ông nhập cảng từ nước ngoài, cộng với rất nhiều tài sản, nhà cửa,  đất đai, biệt thự ở Sài Gòn do chính ông gây dựng nên sau bao nhiêu năm cật lực làm ăn bằng chính tài năng, mồ hôi và sức lực lao động của mình.
Vào năm 1976, ông đã từng than thở với tôi sau khi nhà nước ra lệnh “Kiểm kê sách báo đồi trụy” như sau :
“ Chú nghĩ mà coi, họ chỉ cho tôi 2 ngày để kiểm kê bao nhiêu là kho sách chứa  hàng triệu cuốn với trên 20 ngàn tựa sách, làm sao tôi làm nổi”.
Giọng nói của ông tuy cố làm ra vẻ thản nhiên nhưng nó đã bao hàm biết bao nỗi bùi ngùi và chứa chan ê chề, chịu đựng. Tuy không nói ra, nhưng chúng tôi cũng đã hiểu số phận mà chính quyền mới đã dành cho ông thế nào.
Quả nhiên, để hợp thức hóa việc chiếm đoạt những tài sản kể trên, đặc biệt là Nhà sách Khai Trí, nhiều tầng lầu nằm ngay trên đại lộ thênh thang Lê Lợi tại trung tâm Sài Gòn, nhà nước Cộng Sản đã quy chụp nhiều tội nặng cho ông như tư sản mại bản, ấn loát và phổ biến văn hóa đồi trụy đầu độc tinh thần dân chúng miền Nam, rồi bắt ông đi tù trong nhiều năm khiến cho một con người mạnh khỏe, năng động như ông đã trở nên suy sụp rất nhanh chóng, và thân xác của ông còn bị đầy đọa trong tù với nhiều  bệnh tật.
Tuy nhiên, vốn là một con người trọn đời mê sách như nhiều người đã có cùng nhận xét, khi ra tù ông Khai Trí vẫn không từ bỏ ý định gây dựng lại sự nghiệp sách vở của mình. Tuy nhiên, ông không hề có ảo tưởng là sẽ được nhà nước “ trả lại tiệm sách để tiếp tục kinh doanh nghề sách ở Sài Gòn” như bài báo đã đưa ra một cách võ đoán.
Làm sao ông có thể ảo tưởng như thế được, khi vào những ngày gần cuối đời, ông còn tâm sự với tôi về sự đấu tranh âm thầm nhưng không mệt mỏi của ông trước nhiều áp lực bắt ông ký giấy cho phép một vài tập đoàn tư bản đỏ ký hợp đồng với công ty nước ngoài (Thụy Sĩ) để xây cất building ngay trên phần đất đã tịch thu của ông.
Dĩ nhiên là ông đã không ký. Nhưng bất chấp có sự đồng ý hay không của chủ nhà, việc xây cất cứ  được lẳng lặng tiến hành. Ông đã phản ứng lại bằng cách gửi toàn bộ bản sao chủ quyền của mình cho giới lãnh đạo công ty nước ngoài với lời tố cáo :
“ 
Đất hợp đồng đang xây là đất chiếm đọat, là một công ty lớn của một nước văn minh, các ông không thể nhắm mắt tiến hành !”.
Thế là hợp đồng xây cất bị hủy bỏ. Mảnh đất trống cho tới năm 2005 vẫn còn là bãi trống chỉ làm chỗ để xe máy.
Ông Khai Trí đã thắng bạo quyền ít ra là trong giai đoạn đất nước đã đi vào thời kỳ kinh tế thị trường, mong muốn hòa nhập cùng thế giới !
Sự thực là ông Khai Trí muốn gây dựng lại nhà sách Khai Trí, không phải ở Sài Gòn mà là ở hải ngoại sau khi ông được phép định cư ở Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình. Nhưng khi sang tới nơi, ông đã trực diện một sự thực não nề :
– Độc giả ở hải ngoại đã không nhiều như ông nghĩ, mặt khác, sau bao nhiêu năm ổn định đời sống, riêng ở Hoa Kỳ đã hình thành nhiều cơ sở xuất bản hay nhà sách lớn lao, có danh tiếng. Là người tới sau, lại trắng tay không còn vốn liếng, hỏi làm sao ông có thể mở lại tiệm sách hay nhà xuất bản ở hải ngoại để có thể cạnh tranh và đứng vững ?
– Thêm nữa, rất nhiều loại sách giá trị trong tủ sách Khai Trí trước đây của ông,  đặc biệt là nhiều loại tự điển thông dụng mà ông đã mua trọn bản quyền, không hiểu do những bàn tay gian thương nhớp nhúa nào đã cho in lại hầu hết ( sách bán rất chạy trong những thập niên 80, 90 là những năm người tỵ nạn ồ ạt tới Hoa Kỳ, ai ai cũng có nhu cầu học hỏi, nhất là Anh ngữ). Mỉa mai thay, người đã từng đầu tư vào những cuốn sách đó là ông Khai Trí, thì hầu như ông đã không được mấy ai đền bù cho công lao của mình dù chỉ một đồng xu ! Cái Thông Báo sau đây là một bằng chứng :

“ Tôi là NGUYỄN HÙNG TRƯƠNG,  nguyên là chủ Nhà sách  và Nhà xuất bản Khai Trí 60-62 Lê Lợi- Sài Gòn cũ, có soạn và in một bộ TỪ ĐIỀN LỜI HAY Ý ĐẸP, dầy 1898 trang, các trang trong in 2 mầu, có nhiều phụ bản đẹp, đóng làm 2 quyển, chưa gửi bán ở nước ngòai. Nay được biết có người in lại bộ sách trên tại Mỹ, ruột một mầu và không phụ bản bày bán  ở Mỹ và nhiều nhà sách ở hải ngoại. Tôi thông báo để quý vị độc giả khỏi mua lầm bộ sách in lậu.”
Thất vọng trước sự thực mỉa mai và phũ phàng ngay trên phần đất mà ông cho rằng ắt phải văn minh và công bằng nhất thế giới, có thể vì vậy mà ông đã âm thầm quyết định trở về nước sinh sống. Tuy vậy, vốn là một người tích cực, yêu đời, yêu sách báo, nên khi trở về quê nhà, ông vẫn  còn có niềm vui trong sự cho in một số sách sưu tầm,  tuyển chọn danh ngôn hay thi ca tình ái. Và cũng chỉ có  thế mà thôi, chứ chẳng bao giờ ông có ảo tưởng sẽ được nhà nước Cộng sản cho phép hoạt động xuất bản sách trở lại và được trả lại tiệm sách đồ sộ tọa lạc ngay trên đường Lê Lợi mà hiện nay nó vẫn còn nằm trong tay nhà nước vốn đã bị đổi tên từ năm 1976  thành nhà sách Sài Gòn.
Ước mong những dòng chữ sơ lược này sẽ giải tỏa được phần nào những ngộ nhận (nếu có) về trường hợp hồi hương của ông Khai Trí.
NHẬT TIẾN







30 Hits - Romantic Saxophone - Cantovano and His Orchestra







Rước nhau bên bờ quê mẹ







Saigon, quán cà phê, và tuổi lang thang,...







Sài Gòn, những pho tượng, métro, và những hàng me







Chuyến Hải Hành Cuối Cùng Của Hạm Đội Hải Quân VNCH










Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Sài Gòn ngập nặng, kỷ luật ai?






Sự kiện các đường phố ở Saigon và Phi trường Tân Sơn Nhất bị ngập nặng, nước chảy như sông chỉ sau một trận mưa lớn, khiến Ủy ban Nhân dân TP.HCM răn đe sẽ kỷ luật lãnh đạo các quận huyện phường xã nào để xảy ra lấn chiếm kênh rạch làm cản đường thoát nước.

Khảo sát các điểm lấn chiếm kênh rạch tại Quận 9 sáng 28/9/2016, ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM nói với báo chí là chính việc quản lý lỏng lẻo ở địa phương nên mới xảy ra tình trạng chiếm đất, chiếm rạch làm thu hẹp dòng chảy.

Hai trận mưa được cho là lớn kỷ lục trong vòng 40 năm ở Saigon chiều 26 và 27 đã làm cho hệ thống thoát nước ở thành phố 5 triệu dân này bị tê liệt hoàn toàn, mưa chỉ kéo dài hơn 1 giờ nhưng đã biến TP.HCM thành một cái hồ khổng lồ.

Giới chuyên môn cho rằng, thiết kế tổng thể hệ thống thoát nước của TP.HCM cho đến năm 2020, là một thiết kế thiếu kiến thức chuyên môn, khiến khi có mưa vũ lượng cao, hệ thống thoát nước bị quá tải.


Ý KIẾN DÂN

Nói Không Được, nơi gửi Canada :

Đảng CSVN độc quyền lãnh đạo đất nước như đã ghi trong Hiến pháp. Đảng cũng độc quyền tham nhũng và sẽ cha truyền con nối dài dài để phá nát đất nước này, ngay cả bán nước cho Tàu Cọng cũng là độc quyền của đảng. Nhân dân phải câm miệng cam chịu, ai phê bình hay chống đối đảng sẽ bị khủng bố và giam tù. Ai có giỏi thì đứng lên làm cách mạng đi !!!

     
Henry, nơi gửi USA :

Tra Lai ten Saigon va bo ten Ho Chi Minh di, tro lai thoi Dan chu de Dan chon Nguoi tai ra giup, cho Dan nho. Xin cac Ong ke, hay xuong som di thi con bao toan nhung tai san, da an cap duoc trong nhung nam cam quyen, cam on.
              

Nguyen van Thanh, nơi gửi TPHCM :

De nghi uy ban nhan dan TP nen lam don kien Ong troi da lam mua hai ngay 26va27 thang 9 lam ngap ca Thanh pho yeu Cau Ong troi phai toi trinh dien con co y tron tranh se bi ky luat va duoi ra khoi dang !

            

ky thanh nơi gửi Oklahoma :

Lanh~ dao. thieu' kien' thuc', xay cat' vo^ ky~ luat., thay' dat' la` cuop', thay' cong' ranh~ la` lap'.... thanh pho hcm ngap nuoc' dzai` dzai la` chuyen duong nhien^.... khong biet' lanh~ dao. tot' thi` nen^ di xuong' de~ nguoi dan^ co' quyen^` chon. lua. nguoi xung' dang' lanh~ dao.

              

Vinh nơi gửi Sai gon :

Đảng cộng sản Việt Nam đang phá nát Sài gòn .
             
Nguyễn Tiên Kỳ nơi gửi Sài Gòn. :

Kỷ luật Ông Trời thì được, chứ còn kỷ luật người nào đó thì cũng khó mà thực hiện.

              

Độc giả không muốn nêu tên :

Luận tội những kẻ có công gây ra nạn ngập lụt tại Saigon, mỗi khi có mưa, phải tìm về tới gốc là Võ văn Kiệt, khi ông ta có sáng kiến cho san lấp mọi vùng trủng quanh Saigon là rốn thoát nước ra biển để đỉnh cao trí tuệ ra các khu đô thị nam Saigon.....Các ý kiến về hệ thống mương rảnh cũ kỷ, chiếm dụng lòng kinh, ảnh hưởng thủy triều lên và luôn đổ tội cho việc biến đổi khí hậu là hời hợt, chối tội và có những ý kiến hơi ngu .
             

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Autumn Evening, nhạc của Lê Văn Khoa







La France au patrimoine mondial






CSVN chuẩn bị đập bỏ Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn




Một tin tức khẩn nội bộ trong giới kiến trúc sư Sài Gòn thông báo: CSVN đang họp bàn bí mật phương án đập bỏ Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn sao cho không bị giáo dân Công Giáo phản đối.!!!.
Lý do: Chính quyền cộng sản CSVN đang yêu cầu một vài kiến trúc sư cộng sản thiết kế một quảng trường để dựng tượng Hồ Tập Chương trên nền đất Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn hiện hữu, sau khi đã phá dỡ ngôi Thánh Đường này.

Mục đích: CSVN muốn dùng việc phá dỡ Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn để tạo tiền đề và tạo thế chiếm các nhà thờ khác và các tu viện khác của giáo hội Công Giáo Việt Nam tại các khu đất “Vàng” để quy hoạch xây dựng khu thương mại.

Sau đó, cộng sản sẽ chỉ tay và dùng cớ: Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn còn bị buộc phải tháo dở và di dời, thì các nhà thờ khác cũng phải di dời như thế.!


Lý do phá dỡ: Công trình kiến trúc đã cũ, mục, không còn an toàn, có thể gây tai nạn cho người đi đường hoặc khách tham quan. Việc trùng tu tốn kém chi phí hơn việc cải tạo thành quảng trường Hồ Tập Chương, nên cộng sản sẽ đập bỏ Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn hiện hữu.. Theo đó, chính quyền cộng sản sẽ ngăn cản việc vận động xin tiền tại các giáo xứ trong địa phận để trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn.

Bọn chúng đã lập kế hoạch cho bọn dư luận viên chuẩn bị online trên các trang mạng và truyền thông ủng hộ việc tháo dỡ nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn. Hồi chuông cảnh báo khẩn đến với giáo dân..

Truyền thông: Cộng sản sẽ cho công bố ma số tiền cần thiết để trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn lên đến hàng trăm tỷ đồng, ép buộc các linh mục cộng sản phải lên tiếng than vãn “dù có tiền cũng không thể trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn vì công trình đã quá cũ nát, không có vật liệu để trùng tu”. Bọn cộng sản sẽ ngăn cấm các chủ lò gốm nào dám gia công ngói âm dương cho Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn.

Kế hoạch cô lập Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn: Trước tiên, cộng sản sẽ cấm các linh mục và Hồng Y cử hành thánh lễ tại Thánh Đường này vì lý do an toàn và trùng tu. Tiếp theo đó bọn chúng sẽ rào chắn và cấm người lui tới rồi bỏ mặt công trình xuống cấp trầm trọng hơn nữa để hợp thức hóa việc phá dỡ thánh đường.!

Bọn chúng sẽ ra yêu sách với giới chức công giáo Sài Gòn phải nhượng lại đất của Thánh Đường Chánh Tòa Sài Gòn để cộng sản dựng công viên công cộng và tượng đài Hồ Tập Chương.

Sau khi cô lập được Thánh Đường Chánh Tòa Sài Gòn – Nhà Thờ Đức Bà, bọn cộng sản sẽ tiếp tục kế hoạch thu hồi tu viện dòng mến Thánh Giá Thủ Thiêm để quy hoạch thành khu đô thị hiện đại của cộng sản..

Bọn CSVN đã thống nhất quyết định nơi này (Thủ Thiêm) chỉ có các công trình hiện đại, nên cần dẹp bỏ tu viện dòng mến Thánh Giá cũ kỹ. Nên bọn cộng sản sẽ quyết tâm cưỡng chiếm tu viện dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.!!!. Theo giới kiến trúc sư quy hoạch, kế hoạch thu hồi công trình dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hiện nay cộng sản chấp thuận sẽ diễn ra chậm và từ từ trong 5 năm tới, sau khi cộng sản đã cô lập được Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn..

Cầu xin tất cả giáo dân Việt trên toàn thế giới hãy chung tay góp sức tài chính để trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn một cách độc lập mà không bị bọn cộng sản chi phối. Xin hãy gìn giữ ngôi Thánh Đường của Mẹ Maria, và tu viện Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Cần phải ngăn chận kế hoạch tấn công vào Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của bọn CSVN

Chỉ vì một quy hoạch thương mại mà bọn CSVN đã tàn nhẫn sẵn sàng phá tu viện Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, và cả Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn..


Đề thi soạn bởi Giáo Sư Tiến Sĩ Lò Ấp, đại học Luật tại Hà Nội, VN






Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Autumn Colors







Nói về nhạc phẩm Túi Đàn của nhạc sĩ Canh Thân







Lại bàn tán quanh bức màn khói của Trịnh xuân Thanh







Thời sự bàn tròn ngày 21 tháng 9 năm 2016 với bác sỉ Trần xuân Ninh và nhà thơ Trần trung Đạo






Phật Tử làm gì trước hiện tình rối ren của GHPGVNTN? - Tác giả Trần Xuân Ninh



Chủ đề “Người Phật tử làm gì trước hiện tình rối ren của GHPGVNTN?” quý vị thấy có ba câu hỏi được đặt ra là:

1. Tại sao GHPGVNTN ngày càng xa rời Tăng Ni và quần chúng Phật tử?

2. Có phương cách nào để mang “những người có lòng với Giáo Hội” cùng ngồi lại?

3. Hình thái tổ chức nào để xây dựng một Giáo Hội bền vững mai hậu?

Đây là một vấn đề lớn với những câu hỏi hướng dẫn thảo luận cụ thể. Trong phạm vi 15 phút mở đầu ban tổ chức cho phép, tôi xin đưa ra vài nhận định, hy vọng có thể đóng góp phần nào cho sự thảo luận.

Trong Chiến quốc sách kể chuyện Đàm Thập Tử khuyên Mạnh Thường Quân có câu nói đại khái là: Chợ buổi sáng thì đông người, chợ buổi chiều thì vắng vẻ, không phải buổi sáng người ta yêu chợ, buổi chiều người ta ghét chợ. Chỉ vì lẽ còn nhu cầu mua bán thì người ta đến chợ, hết nhu cầu thì người ta không đến chợ.

Hiểu rạch ròi sự việc như vậy thì trong chốc lát và trong tương lai, tôi nghĩ chúng ta sẽ đề ra được vô số những cái mà người đi chợ (mà ở đây gọi là những người có lòng) cần, và xếp đặt bầy biện ra sao (hình thái tổ chức) để lôi kéo họ đến. Nhưng tôi xin mạo muội nhìn vấn đề hơi khác, mà mục đích cũng là để giải quyết tình trạng rối ren trong GHPGVNTN, trước khi đi vào chọn lựa các món hàng và cách bầy biện.

Bài trình bày của tôi sẽ gồm hai phần: 1) Sự rối ren do đâu mà có, và có thể tránh được không? 2) Nguyên tắc giải quyết rối ren ra sao? Tất cả lý luận của tôi đều dựa trên nền tảng sự hiểu biết Phật pháp, với tinh thần như thị.

Hịện tình rối ren của GHPGVNTN từ đâu mà có?

Phật giáo, tự bản chất, không mang tính tổ chức. Mối liên hệ gắn bó giữa tăng sĩ với nhau và với Phật tử là liên hệ thầy trò, huynh đệ, cùng chung một mục tiêu cứu khổ cho mình và cho người, mà phương tiện là thực hành Phật pháp (tức là tu). Tùy theo cách nhìn, góc nhìn, hoàn cảnh, và khả năng nhận định Phật pháp mà có những cách thi triển Phật pháp khác nhau, mà con số theo kinh sách là 4 vạn tám ngàn pháp môn. Theo tôi, đây chẳng qua là con số tượng trưng để cho thấy rằng phương cách tu tập là nhiều vô hạn.

Phật giáo tại VN cũng không khác. Các môn phái rất nhiều và phương cách tu hành cũng thế. Tuy nhiên có một điều hết sức đặc biệt tại Việt Nam, là có một tông phái Phật giáo mà sự hiện hữu và tu hành gắn liền với lịch sử dân tộc, cho nên tôi gọi là Phật giáo Việt nam. Trong tông phái này, yếu tố giải khổ cho mình (cá nhân) không tách ra khỏi yêu cầu cứu nạn cho dân tộc (tha nhân). Những nét điển hình của tông phái này bắt đầu từ vua Trần Nhân Tông, người kể là sáng tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên tử. Khi quân Nguyên với sức mạnh quân sự vũ bão xâm chiếm nước ta, phản ứng có ba loại: Một là đầu hàng giặc để được yên thân, yên nhà; hai là chống giặc để giữ gìn phẩm giá dân tộc, bảo vệ toàn vẹn đất nước - cách này đòi hỏi những hy sinh xương máu; ba là chấp nhận tai ương nhục nhã nhưng lánh đời, bằng mũ ni che tai, bằng tụng kinh niệm Phật, ngụy biện rằng: thôi thì tha thứ cho sự bạo tàn của giặc, ngụy giải rằng tai ương giặc đem tới là cái nghiệp phải gánh của mình, để hy vọng đời sau được giải thoát. Vua đã không chọn cách đầu, không nhận cách thứ ba, mà chọn cách thứ hai. Nhưng vua đã không chỉ nhân danh quyền vua, để gọi là ra lệnh chiến đấu. Ngược lại vua cho hỏi ý mọi người dân bằng hội nghị Diên Hồng để xem dân có chịu liều thân chọn khổ đau hy sinh để sống cho ra sống hay không. Câu trả lời chúng ta đã biết rồi. Và người VN đã viết nên hùng sử trong 50 năm liền, quân Nguyên bách chiến bách thắng trên toàn thế giới nhưng đã bị khuất phục ở nước Nam. Người về sau này được giáo dục theo Tây phương đã cho rằng đó là tinh thần Dân chủ, mà thực sự là xã hội Tây phương chưa thi hành vào thời nhà Trần ở nước ta (trừ thời tiền cổ 5 thế kỷ trước Thiên chúa, ở thành phố Athens). Thái độ nhà vua chỉ là tinh thần không phân biệt ta với người của Phật pháp trong cách ứng xử. Nói khác đi, giải quyết vấn đề không phải chỉ vì mình, cho mình mà còn cho người. Cũng có thể nói rằng đó là phong thái đức Phật đã theo để giáo hóa con người: ta chỉ đường, còn các ngươi chọn đường. (Khác hẳn với nhiều danh nhân danh tướng trên thế giới từ đông sang tây mà quyết định lập công dựa trên tham vọng của cái ta để khiến có câu rằng “nhất tướng công thành vạn cốt khô”. (Một tướng thành công, một vạn bộ xương chết khô).

Xin nhắc lại rằng ngoài Trúc Lâm Yên tử đặc thù của Phật giáo Việt Nam như đã nói trên, tu hành có vô số cách. Người Việt Nam nói chung không tách rời Phật giáo ra khỏi Khổng và Lão giáo, không phân biệt rạch ròi Trời Phật Tiên Thánh. Trong sách vở dùng ở trường cũng như trong các hướng dẫn của phụ huynh chỉ dạy phong cách sống luôn luôn có đủ mầu sắc Khổng Lão Phật. Trong các chùa thì tụng kinh niệm Phật nhưng cũng có xin sâm đoán quẻ cầu tài cầu phúc. Chùa nói chung được nhìn như chỗ lánh đời cho những người thất bại, thất tình tìm quên.

Tính tổ chức của Phật giáo Việt Nam.

Cái tinh thần tích cực nhập thế của Phật giáo Việt Nam, gắn kết hạnh phúc cá nhân với lợi ích dân tộc của tông phái Trúc Lâm Yên tử của vua Trần Nhân Tông đã được phục hồi với đức Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, tại Thất Sơn Châu Đốc, vào năm 1849 khi dựng nên đạo Phật Bửu Sơn Kỳ Hương trên nền tảng học Phật tu Nhân, tức là noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết "Tứ ân", đó là: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo và Ân đồng bào nhân loại. Đạo Phật Bửu Sơn Kỳ hương có thể nói là hình thức tổ chức đầu tiên của Phật giáo vì người đến quy y được cấp cho một tấm giấy màu vàng có ghi bốn chữ "Bửu Sơn Kỳ Hương" màu son. Bửu Sơn Kỳ Hương đã được dựng nên vào giai đoạn đất nước nhiễu nhương, chiến tranh, các giá trị băng hoại, hệ quả của thời kỳ Trịnh tàn Lê mạt Nguyễn suy và Tây Sơn diệt Thanh. Chiến tranh tuy chấm dứt bởi vua Gia Long năm 1802, nhưng lòng dân thì chưa yên đất nước nghèo khổ và loạn lạc tứ phía, thêm vào đó là bị sa vào vòng mâu thuẫn tôn giáo và chính trị thời Minh mạng, Thiệu Trị, Tự đức do Tây phương mang tới. Đạo Bửu sơn Lỳ hương đã phát triển mạnh một giai đoạn ngắn 7 năm nhưng không tiếp tục được sau cái chết của đức Phật Thầy năm 1856. Những đệ tử (10 người) đã không đủ khả năng nối nghiệp Phật Thầy.

Trong thời hiện đại, tính tổ chức của Phật giáo được khởi động bởi bác sĩ Lê Đình Thám và các hòa thương miền Trung với Hội An Nam Phật học ra đời, năm 1932, trụ sở là chùa Từ Đàm. Tại miền Bắc, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập năm 1934, trụ sở tại chùa Quán Sứ. Năm 1945, khi Hồ chí Minh và đảng CS chiếm quyền với chủ trương tam vô, tôn giáo bị đàn áp. Phật giáo nằm yên bất động nếu không muốn nói là bị trấn áp. Vài tăng sĩ được xử dụng như là đại diện cho Phật giáo Việt Nam lập ra, để đóng vai trò một tổ chức quần chúng trong Mặt Trận Tổ quốc của Việt Cộng.

Do thực tế chính trị, tại miền Nam, Phật giáo nói chung phát triển hơn. Nhưng tình hình chính trị VNCH đã trở thành phức tạp với cuộc chiến gọi là giải phóng miền Nam do Hồ chí Minh mở ra năm 1960. Những nhân tố xã hội, địa phương, tôn giáo cũng như chính trị đều được các đối thủ CS, quốc gia, ngoại quốc (Mỹ), khai thác mọi cách để len lấn, lũng đoạn cho những mục tiêu xa và gần (giai đoạn). Phật giáo là một địa bàn phân tranh. GHPGVNTN đã được thành lập tháng 1/1964, với 13 hệ phái khác nhau, sau mấy tháng liên tiếp biểu tình kể từ ngày Phật đản 1963 tại Huế đòi hỏi bình đẳng tôn giáo, và sau khi tổng thống Ngô đình Diệm bị giết trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11/1963 được Mỹ khuyến khích và ủng hộ.

Với GHPGVNTN, tinh thần đạo pháp và dân tộc, gắn kết sự tồn vong của người dân và đất nước với đạo pháp lại được đề ra. Nhưng đã không có bao nhiêu kết quả. Sự phân rã đã xẩy ra trong giáo hội thành hai phe Ấn Quang và Việt Nam quốc tự, vì những nhân tố xã hội chính trị cũng như ngoại quốc len lấn lũng đoạn. Cho tới khi VC chiếm miền Nam năm 1975, GHPGVNTN bị sát nhập vào cái chậu cảnh Phật Giáo Việt Nam của VC. Nhưng việc không xong vì sự phản đối của một số tăng sĩ lãnh đạo giáo hội, đặc biệt là HT Thích Huyền Quang và HT Thích Quảng Độ. Ngài Huyền Quang đã mất. Ngài Quảng Độ trải qua mấy chục năm tù đầy, quản chế tại Vũ Đoài Thái Bình rồi sau cùng hiện nay bị cô lập trong Thanh Minh thiền viện mà sự liên lạc có được với bên ngoài là cầu may, nếu không nói là tùy theo VC.

Thành lập trong hoàn cảnh đất nước rối ren như vậy, GHPGVNTN không thể không có rối ren - như chúng ta đã thấy không lâu sau khi thành lập. Sự rối ren ban đầu và bây giờ có thể tránh được không? Nếu không thì người Phật tử đóng góp giải quyết cách nào?

Nguyên tắc giải quyết rối ren.

Như đã biết, giáo hội rối ren, vì đất nước rối ren. Sự rối ren trong giáo hội có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chủ quan, về mặt nhân sự ngay trong giáo hội, nếu khả năng nhận định và lượng giá cá nhân là một yếu tố quan trọng để hành xử, thì tham sân si là một động lực tác hại quan trọng không kém. Về mặt tổ chức, khách quan có các nhân tố đối nghịch từ ngoài len lấn vào lũng đoạn. Các nhân tố từ ngoài này thuộc đủ loại, như thời thập niên 60, mà tóm tắt có thể chia làm ba loại: Mỹ, VC và quốc gia. Nhưng ngay trong quốc gia thì cũng có nhiều thành phần xu hướng chống chỏi nhau vì lợi ích phe nhóm. Theo tôi, ngày nay, tình hình có thể nói là còn phức tạp hơn, nhất là từ khi Mỹ trở thành đối tác của chế độ VC hiện tại. Sự phân loại đặc tính không còn là ba loại Mỹ, VC, quốc gia nữa. Mà là hai thành phần dân tộc và phi dân tộc. Những thành phần phi dân tộc, ngoài VC mà chúng ta đã thấy từ trước đến nay, còn có thể là những người kể là quốc gia. Những người này vì chịu ảnh hưởng nặng nề của lối suy nghĩ thời chiến tranh lạnh lưỡng cực CS và tư bản, cho nên lý luận và hành động đã trở thành phi dân tộc mà không hay. Chưa kể những kẻ thời cơ hành xử phi dân tộc chỉ vì một lý do nhỏ nhen là lợi ích cá nhân.

Tôi đã có thể đưa ra những nhận định như trên là vì có cái cơ duyên mà được biết những diễn biến hình thành GHPGVNTN tại hải ngoại và Hoa kỳ và sự thành lập văn phòng hai viện hóa đạo.

Trong mối tương quan đạo và đời của Phật Giáo Việt Nam từ thời Trần Nhân Tông, thì đạo là để phục vụ dân tộc chứ không đứng ngoài hay đứng trên dân tộc. Vì thế sau khi vua Trần Nhân Tông đi tu rồi, mà giặc Lào đến đánh thì đã bỏ tu về cầm binh đánh giặc tới khi giặc yên mới trở về am lại tu cho mình, tới lúc chết trong yên bình bên cạnh chỉ có một thị giả. Bởi thế, mỗi người Phật tử hành đạo (tu) là để giải khổ cho mình, nhưng một Phât tử tu theo Phật Giáo Việt Nam còn là cứu nạn cho dân tộc. Nói khác đi, người Phật tử Việt Nam không lánh đời. GHPGVNTN với tinh thần đạo pháp và dân tộc theo tôi hiểu thì là như thế. Nếu cái tinh thần này thực sự được coi là tối thượng và làm nền tảng cho lượng giá và hành động thì mọi rối ren đều có thể giải quyết, bởi mỗi cá nhân sẽ tự thấy không còn to lớn bao nhiêu nữa, để mà có thể hợp chung với nhiều đồng đạo phát triển Giáo hội phục vụ dân tộc. Tu trên nền tảng này thì dù chỉ một người cũng có sức mạnh vô địch bởi vì tinh thần vô cầu, vô úy. Mà đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ là gương trước mắt suốt mấy chục năm nay.

Trên nguyên tắc là thế, nhưng thực tế, làm sao thi hành? Cũng vẫn chỉ là áp dụng lời Phật dậy trước khi nhập niết bàn, là Phật ra đi nhưng còn Pháp, tức là còn nguyên lý chỉ đạo. Vì thế Phật mới được coi là hình ảnh ngón tay chỉ mặt trăng. Nhưng Phật cũng nói rằng đừng nghe lời ta chỉ vì coi ta là thầy, cũng đừng nghe theo ta chỉ vì thương ta, mà phải suy nghĩ, tìm hiểu đúng sai rồi mới hành động. Lời dậy này được tóm lại bằng ba chữ văn, tư, tu. Văn là nghe, tư là suy nghĩ và tu là thực hành, sửa đổi. Tất cả những điều này đều là chuyện khả thi vì chúng ta đang sống ở thời đại có đủ thông tin nhanh chóng và rộng rãi mọi nguồn, để mà đối chiếu so sánh và nhận định tìm ra kết luận. Trong trường hợp giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, với đủ mọi nhân tố phức tạp tác động, lũng đoạn như đã trình bầy ở trên, để ổn định giải quyết, chúng ta không thể đi ra ngoài nguyên tắc đã tạo nên cái sức mạnh nền tảng vô địch phá quân Nguyên, được phát huy từ thời Trần Nhân Tông. Đó là thi triển đạo pháp đúng mức và nghiêm chỉnh trên tinh thần đạo vì dân tộc, với những người Phật tử Việt Nam khiêm nhường đóng góp, người nào việc nấy, hợp với khả năng, bỏ công mà không kể, tốn sức mà không màng. Như thế, thì không đợi mà thành công tất đến, không tìm mà thân tâm an lạc.


"Xiết Họng" Việt Kiều Đi Du Lịch VN



Ngày 30 Tháng Tám, 2016 trên website của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đưa ra thông báo có liên quan đến việc thay đổi thể loại và lệ phí visa vào Việt Nam.

Nguyên văn thông báo đó như sau:

“Theo thỏa thuận có đi có lại giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ, bắt đầu từ ngày 29/08/2016, Chính phủ Việt Nam cấp thị thực có thời hạn một năm nhiều lần cho công dân Hoa Kỳ nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch, hội thảo, hội nghị, việc riêng hoặc làm việc với các cơ quan tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam và đáp ứng các điều kiện khác để nhập cảnh Việt Nam theo quy định của luật pháp Việt Nam. TLSQ Việt Nam tại San Francisco sẽ chỉ cấp 1 loại visa 1 năm nhiều lần, không cấp các loại visa 1 tháng và 3 tháng như trước đây.”

Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn trong khi đó loan tin, “từ ngày 29 Tháng Tám năm 2016, dù với bất kỳ mục đích nào, công dân Hoa Kỳ khi đến Việt Nam bất kể thời gian ngắn hay dài cũng phải đóng lệ phí thị thực (visa) $135 thay vì $25 như trước đây.”



Anthony and Anderson talk Vietnam, dining with Obama: Anthony Bourdain and Anderson Cooper preview the series premier of "Parts Unknown," an episode which features a trip to Vietnam and dinner with Barack Obama. (Source: CNN)







Chúc thư chính trị của danh tướng Trần Hưng Đạo - Tác giả Trần Gia Phụng



Vào thế kỷ 13, trong lịch sử Đại Việt, xảy ra một cuộc đảo chánh êm thắm bằng cuộc chuyển nhượng quyền hành giữa hai vợ chồng trẻ, từ họ Lý qua họ Trần. Số là vào năm 1209, triều đình nhà Lý gặp loạn Quách Bốc. Vua Lý Cao Tông (trị vì 1176-1210) cùng thái tử Sảm đi lánh nạn. Thái Tử Sảm chạy đến Hải Ấp, Thái Bình và nhờ một người đánh cá giàu có giúp đỡ là Trần Lý. Thái tử Sảm cưới con gái Trần Lý, thường được gọi là Trần thị.

Trần Lý giúp Cao Tông dẹp yên Quách Bốc. Cao Tông về lại kinh đô, phong cho gia đình Trần Lý nắm giữ nhiều quyền lực trong triều. Chẳng bao lâu, Cao Tông từ trần, con là thái tử Sảm lên nối ngôi tức Lý Huệ Tông (trị vì 1211-1224). Huệ Tông cùng Trần thị không có con trai, chỉ có hai người con gái là Lý Thuận Thiên và Lý Chiêu Thánh. Năm 1224, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái thứ hai mới 7 tuổi là công chúa Lý Chiêu Thánh. Chiêu Thánh lên làm vua tức Lý Chiêu Hoàng. Lý Huệ Tông bị bệnh cuồng, khi tỉnh khi điên, nên bỏ đi tu. Công việc triều chính do hoàng hậu Trần thị, mẹ của Chiêu Thánh, đảm trách. Hoàng hậu Trần thị được một người anh họ, vừa là tình nhân là Trần Thủ Độ phụ giúp.

Anh ruột của Trần thị là Trần Thừa cai quản mọi việc trong cung vua. Con trai lớn của Trần Thừa là Trần Liễu kết hôn với công chúa Lý Thuận Thiên, con gái đầu của Trần thị, nghĩa là anh em cô cậu ruột lập gia đình với nhau. Trần thị cùng Trần Thủ Độ sắp đặt để con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh, kết hôn với vua Lý Chiêu Hoàng, em của Lý Thuận Thiên, tức hai vợ chồng trẻ nầy cũng anh em cô cậu kết hôn với nhau, giống như trường hợp anh chị của mình. Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng cùng tuổi với nhau.

Ngày 11 tháng 12 năm ất dậu (qua năm 1226), tại điện Thiên An, Lý Chiêu Hoàng làm lễ nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, chấm dứt nhà Lý. Nhà Lý trị vì được hai trăm mười sáu năm, truyền chín đời vua. Trần Cảnh lên làm vua tức Trần Thái Tông (trị vì 1226-1258), lập ra nhà Trần (1226-1400).

1.- THÙ NHÀ

Trần Thái Tông và Lý Chiêu Hoàng sống với nhau được 8 năm thì sinh một trai năm 1233, đặt tên là Trịnh. Chẳng may Trịnh bị yểu tử, có thể từ trần ngay khi mới sinh. Thêm một thời gian nữa, Thái Tông vẫn chưa có con nối dòng. Điều nầy làm cho Trần Thủ Độ cùng vợ là cựu thái hậu Trần thị, mẹ của Lý Chiêu Hoàng và là cô ruột của Thái Tông, lo ngại cho tương lai của nhà Trần mới thành lập. Cả hai liền yêu cầu vua Thái Tông truất phế hoàng hậu Chiêu Hoàng vào đầu năm 1237 (đinh dậu), và đưa Lý Thuận Thiên, vợ của Trần Liễu, đang mang thai 3 tháng, vào cung làm vợ Thái Tông. Nói cách khác, hai người thúc đẩy Thái Tông lấy chị dâu của mình làm vợ, và lúc đó người chị dâu lại đang có mang với người anh ruột của nhà vua.

Trần Thái Tông còn trẻ, khoảng 20 tuổi (tuổi ta), bị chú họ là Trần Thủ Độ và cô ruột là Trần thị áp lực, nên phải nghe theo, nhưng trong lòng phân vân, áy náy. Ông liền bỏ kinh thành, đang đêm lên núi Yên Tử (giữa Bắc Giang và Quảng Ninh ngày nay), nơi quốc sư Phù Vân trụ trì.

Trần Thủ Độ là người quyết đoán, đã làm việc gì thì đi tới cùng. Được tin vua lên chùa Phù Vân, núi Yên Tử, Trần Thủ Độ tự thân hành dẫn người lên đón vua về triều. Trần Thái Tông buồn rầu nói: “Trẫm hãy còn thơ ấu, chưa đảm đang được việc trọng đại, vua cha [Trần Thừa] lại vội từ trần, thành ra Trẫm mất người nương tựa, không dám để nhơ nhuốc đến xã tắc.” Thủ Độ nài nĩ mời vua trở về, nhưng Thái Tông dùng dằng không chịu. Thủ Độ liền quay qua nói với các quan rằng: “Xa giá vua ở đâu, tức triều đình ở đấy.” Ông ra lệnh chuẩn bị xây dựng cung điện để biến Yên Tử thành kinh đô. Quốc sư Phù Vân lo ngại, thưa với vua Thái Tông: “Bệ hạ nên sớm quay loan giá về kinh thành, không nên để họ làm hại đến núi rừng của đệ tử nầy.” Nhà vua bất đắc dĩ phải hồi kinh. Tuy lúc đầu Trần Thái Tông tỏ ý không vui về việc gán ghép của Thủ Độ và Trần thị, nhưng sau đó, nhà vua vẫn sống với Lý Thuận Thiên.

Trần Liễu rất tức giận vì mất vợ, liền họp quân dưới trướng, nổi lên chống lại triều đình. Tuy nhiên lực lượng Trần Liễu quá yếu, không làm gì được. Ông liền thay đổi kế hoạch. Nhân khi vua Thái Tông ngự thuyền du ngoạn trên sông, Trần Liễu dùng thuyền nhỏ, giả làm người đánh cá, đến chỗ nhà vua xin hàng.

Anh em ôm nhau cùng khóc. Trần Thủ Độ được mật báo, liền đi thẳng đến thuyền vua, rút gươm hô lớn: “Giết thằng giặc Liễu.” Nhà vua liền đẩy Trần Liễu trốn vào trong khoang thuyền, rồi nói với Thủ Độ: “Phụng Càn Vương [chỉ Trần Liễu] đến xin hàng đấy.” Thấy nhà vua che chở Trần Liễu, Thủ Độ giận lắm, vất gươm xuống sông nói rằng: “Tao thật là con chó săn, biết đâu anh em mầy hòa thuận với nhau hay trái ý nhau.” Trần Thái Tông đứng ra hòa giải hai bên, vỗ về Trần Liễu lui binh, lấy đất An Phụ, An Dưỡng, An Sinh, và An Bang (vùng Hải Dương ngày nay) giao cho Trần Liễu làm thực ấp, ăn bổng lộc, rồi nhân đó phong Trần Liễu tước An Sinh Vương.

An Sinh Vương Trần Liễu đành thủ phận, ôm mối hận lòng chờ đợi thời cơ kiếm cách phục thù. Chưa thực hiện được việc nầy thì hoàng hậu Lý Thuận Thiên từ trần năm 1248 (mậu thân), còn Trần Liễu từ trần năm 1251. Trần Liễu biểu lộ ý chí phục thù rõ nét trong việc ông chuẩn bị tương lai cho người con thứ của ông là Trần Quốc Tuấn (1226-1300). Khi Quốc Tuấn mới sinh ra, một thầy tướng tiên đoán: “Người nầy ngày sau có thể giúp đời.” Đến khi Quốc Tuấn lớn lên, Trần Liễu tìm rước những người tài giỏi về dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, Trần Liễu trối trăng với Quốc Tuấn tâm sự của mình và kết luận: “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ [đất nước], thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.” Trần Quốc Tuấn ghi nhận di huấn của cha, nhưng không có phản ứng cụ thể.

2.- NỢ NƯỚC

Khi Trần Quốc Tuấn lớn lên là lúc nước nhà bị người Mông Cổ đe dọa. Quân Mông Cổ tấn công nước ta ba lần:

LẦN THỨ NHỨT: Năm đinh tỵ (1257), quân Mông Cổ tấn công Đại Việt do tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai) chỉ huy. Quân Mông Cổ từ hướng Vân Nam tiến vào Đại Việt theo đường sông Thao, xuống Hưng Hóa, đe dọa Thăng Long. Vua Trần Thái Tông sai cháu là Trần Quốc Tuấn lãnh đạo nhóm tiền quân ra kháng cự. Trần Quốc Tuấn là con Trần Liễu, và là cháu gọi vua Thái Tông là chú ruột.

Trần Quốc Tuấn quân ít, phải lui về Sơn Tây. Vua Thái Tông tự cầm quân đánh trận, cũng thua phải bỏ Thăng Long về Hưng Yên. Thái Tông lo ngại, nhưng thái sư Trần Thủ Độ cương quyết thưa với vua: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo!” Quân Mông Cổ không hạp thủy thổ, lâu ngày tỏ dấu hiệu mỏi mệt. Thái Tông liền phản công. Quân Mông Cổ thất bại, phải rút lui.

Trong thời gian nầy, người Mông Cổ xâm chiếm Trung Hoa. Năm 1264, Hốt Tất Liệt (Qubilai) tức Nguyên Thế Tổ (trị vì 1260-1294), đổi quốc hiệu là Nguyên, dời đô đến Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay) năm 1264. Nhà Tống tiếp tục chống cự đến năm 1279 thì nhà Tống mất hẳn.

Dầu đã chiếm toàn cõi Trung Hoa,vua Nguyên vẫn tiếp tục tham vọng đánh chiếm Đại Việt.. Về phía Đại Việt, vua Trần Thái Tông lên làm thái thuợng hoàng năm 1258, nhường ngôi cho con là Trần Thánh Tông (trị vị 1258-1278). Khi thượng hoàng Thái Tông từ trần, vua Thánh Tông thế chỗ thượng hoàng và nhường ngôi vua cho con là Trần Nhân Tông (trị vì 1279-1293).

Để bảo vệ quyền lợi dòng họ, nhà Trần cho phép bà con anh em trong hoàng tộc thành hôn với nhau. Vợ vua Trần Thánh Tông, hoàng hậu Thiên Cảm, là con gái của Trần Liễu và là em của Trần Quốc Tuấn, tức Thiên Cảm là chị con bác ruột nhà vua,. Việc Thánh Tông phong Thiên Cảm làm hoàng hậu ngay khi vừa lên ngôi năm mậu ngọ (1258) có thể để hòa giải với gia đình Trần Liễu. Nói cách khác, Trần Nhân Tông gọi Trần Quốc Tuấn vừa là bác họ, vừa là cậu ruột. Hơn thế nữa, khi vừa lên ngôi vua năm 1279, Trần Nhân Tông liền sách lập con gái lớn của Trần Quốc Tuấn làm hoàng hậu tức Khâm Từ hoàng hậu, nghĩa là Trần Quốc Tuấn còn là nhạc gia của vua Trần Nhân Tông.

LẦN THỨ HAI: Tình hình giao thiệp giữa Đại Việt và Trung Hoa càng ngày càng căng thẳng vì nhà Nguyên hạch sách khó khăn. Nhà Trần chịu triều cống, nhưng vẫn cương quyết bảo vệ nền độc lập nước nhà. Năm 1282 (nhâm ngọ), Hốt Tất Liệt sai Toa Đô (Sogatu) cầm quân đi đường biển xuống đánh Chiêm Thành, và dòm ngó Đại Việt.

Vua Trần Nhân Tông liền họp các vương hầu và tướng lãnh ở Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để tìm kế chống Nguyên. Cuối năm sau (1283), Trần Nhân Tông bổ nhiệm Trần Quốc Tuấn làm quốc công, tiết chế thống lĩnh chư quân. Năm 1284 (giáp thân), Hốt Tất Liệt sai một cánh quân khác do thái tử là Trấn Nam Vương Thoát Hoan (Togan) tiến xuống bằng đường bộ, nhắm trực chỉ Đại Việt. Trong khi đó, Toa Đô ở phía nam (Chiêm Thành) đánh bọc lên. Đây là lần thứ hai quân Nguyên sang xâm lăng nước ta (1284-1285). Được tin nầy, nhà vua ra lệnh Trần Quốc Tuấn tổ chức cuộc duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu (bến Đông Tân sông Hồng ngày nay), chuẩn bị chống xâm lăng.

Lúc đó, chẳng những nắm binh quyền, Trần Quốc Tuấn còn ảnh hưởng rất lớn về chính trị, vì ngoài thế lực bản thân của ông, ông còn là anh của hoàng thái hậu và là cha của hoàng hậu đương triều. Đây chính là cơ hội thuận tiện để Trần Quốc Tuấn thực hành di mệnh của phụ thân. Di mệnh nầy là mối hận thù và hoài bảo lớn lao suốt đời Trần Liễu ấp ủ. Trần Quốc Tuấn đã hành xử như thế nào trong hoàn cảnh nầy?

Chính sử kể lại rằng khi quân Nguyên sang xâm lăng, Trần Quốc Tuấn lúc đó đã nắm hết binh quyền trong tay, đem di mệnh của phụ thân hỏi hai người gia nô thân tín và trung thành là Yết Kiêu và Dã Tượng. Hai người can ngăn: “Nếu thi hành kế ấy, dầu có giàu sang được một lúc, mà tiếng xấu để mãi đến ngàn đời. Đại Vương bây giờ chả phải đã giàu sang rồi ư? Chúng tôi tình nguyện chết già làm người nô bộc, mà được như người mổ dê tên Duyệt ở thời Xuân Thu ngày trước, chứ không muốn làm sự bất trung bất hiếu để cầu may.” Quốc Tuấn nghe những lời nầy, cảm động ứa nước mắt.

Một lần khác, Trần Quốc Tuấn dò ý con là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiện: “Cổ nhân giàu có cả thiên hạ [ý nói làm vua], để truyền cho con cháu về sau, việc ấy con nghĩ thế nào? ” Quốc Nghiện thưa rằng: “Việc ấy đối với người khác họ cũng không nên làm, huống chi là cùng một họ.” Trần Quốc Tuấn rất bằng lòng, lại cũng dùng câu trên để hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Quốc Tảng hăng hái: “Tống Thái Tổ là một người làm ruộng, chỉ nhờ gặp thời vận mà lấy được thiên hạ.” Trần Quốc Tuấn giận quá, kể tội Quốc Tảng: “Những người bầy tôi phản loạn chính là do những đứa con bất hiếu mà ra.” Ông rút gươm định giết Quốc Tảng, may nhờ Quốc Nghiện can thiệp, xin tha tội.

Những giai thoại trên đây do chính sử của các triều đại kể lại. Chính sử thường vinh danh những hành động và ngôn ngữ trung quân, vì ông vua nào, triều đại nào, cũng đều quý trọng và khuyến khích những kẻ trung thành với chính thể quân chủ. Do đó, cũng có thể chính sử đã thậm khen Trần Quốc Tuấn trong việc hành xử trong gia đình của ông.

Tháng 12 năm giáp thân (qua năm 1285), thái tử nhà Nguyên là Thoát Hoan dẫn quân qua ải Chi Lăng (Lạng Sơn), nhắm Thăng Long trực chỉ. Trần Quốc Tuấn lui về Vạn Kiếp (vùng sông Lục Nam gặp sông Thương). Vua Trần Nhân Tông được tin nầy, dùng thuyền nhỏ qua Hải Đông (Hải Dương), cho người vời Trần Quốc Tuấn đến bảo: “Thế giặc mạnh như vậy, ta hãy chịu hàng để cứu muôn dân.” Trần Quốc Tuấn khẳng khái trả lời: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng.”

Quân Nguyên tiến chiếm Thăng Long. Trần Quốc Tuấn rước vua và thượng hoàng chạy vào Thanh Hoa (sau nầy đổi thành Thanh Hóa). Khi đi theo phò tá vua, Trần Quốc Tuấn thường cầm cây trượng bằng gỗ, đầu trượng có cắm mũi sắt nhọn, nên nhiều người liếc mắt trông chừng Trần Quốc Tuấn. Người ta nghi ngờ ông có thể sát hại vua. Ông hiểu ý, bỏ mũi sắt nhọn, chỉ cầm cái trượng gỗ để mọi người yên tâm.

Cuối cùng, sau các chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết (cả ba đều trên song Hồng, phía nam Thăng Long), Vạn Kiếp (giao lưu sông Lục Nam và sông Thương) vào giữa năm 1285, Thoát Hoan trốn trong ống đồng, đặt lên xe cho quân sĩ đẩy về Trung Hoa. Vua Trần Nhân Tông cùng thượng hoàng Thánh Tông trở về Thăng Long. Nước ta được thái bình trở lại, nhưng chỉ một thời gian sau, quân Nguyên lại xâm lăng lần thứ ba.

LẦN THỨ BA: Quyết tâm trả thù, cuối năm 1287, quân Nguyên tràn vào nước ta vừa bằng đường bộ, vừa bằng đường biển. Trên bộ, quân Nguyên chia làm hai cánh, Thoát Hoan tiến qua ải Nam Quan, còn Áo Lỗ (Aruq) từ Vân Nam theo đường sông Hồng tiến xuống. Trên biển, bằng đường sông Bạch Đằng, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đi trước và Trương Văn Hổ tải lương theo sau

Thoát Hoan chiếm Vạn Kiếp, tấn công Thăng Long. Vua Nhân Tông và thượng hoàng Thánh Tông chạy vào nam. Quân Nguyên đóng ở Thăng Long lâu ngày thiếu lương thực. Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi trở ra biển đón đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. Khi qua cửa Vân Đồn, Ô Mã Nhi thắng quân của Trần Khánh Dư. Sau khi gặp Trương Văn Hổ, cả hai đi vào. Trần Khánh Dư để cho Ô Mã Nhi di qua, và chận đánh tan tành đoàn thuyền tải lương của Hổ.

Lâu ngày hết lương, Thoát Hoan phải lui binh. Ông Mã Nhi dẫn thủy quân trở ra biển, bị chận đánh ở sông Bạch Đằng. Còn Thoát Hoan theo đường bộ trở về Tàu, bị phục binh chận đánh ở Lạng Sơn. Quân Nguyên thua to, Thoát Hoan một lần nữa trốn về Trung Hoa. Đất nước chúng ta lại thanh bình nhờ quân dân hết lòng đoản kết chiến đấu chống ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của các vua đầu đời nhà Trần, với sự giúp đỡ đắc lực của danh tướng Trần Hưng Đạo.

3.- THƯỢNG PHỤ CỦA VUA TRẦN

Sau khi công cuộc kháng Nguyên thành công, triều đình xét định công trạng. Năm 1289 vua Trần Nhân Tông (trị vì 1279-1293) gia phong Trần Quốc Tuấn làm Đại Vương. Cuối cùng, khi hết làm quan dưới triều Trần Anh Tông (trị vì 1293-1314), Trần Quốc Tuấn lui về trí sĩ ở Vạn Kiếp.

Tại Vạn Kiếp, sau cuộc kháng Nguyên, vua Trần Nhân Tông ra lệnh xây dựng sinh từ cho Trần Quốc Tuấn, tức đền thờ ông khi ông còn sống. Khi soạn bài văn bia đặt tại sinh từ của Trần Quốc Tuấn, thượng hoàng Trần Thánh Tông (cha của Nhân Tông) đã kính cẩn gọi Trần Quốc Tuấn là “Thượng phụ”. Trong lịch sử Việt Nam, Trần Quốc Tuấn là người duy nhứt được vua của ông tôn vinh là “Thượng phụ”. (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch Nxb. Khoa Học Xã Hội, tập II, Hà Nội: 1998, tr. 80.)

Trần Quốc Tuấn rất quý trọng nhân tài. Ông đã tiến cử nhiều người tài ba để phụng sự đất nước như Phạm Ngũ Lão, Trần Trì Kiến, Trương Hán Siêu, Yết Kiêu, Dã Tượng… Bên cạnh khả năng dụng nhân trong nghệ thuật chỉ huy, Trần Quốc Tuấn rất có biệt tài về dụng binh, tự mình soạn bộ Binh gia diệu lý yếu lược (bốn quyển nói về lý thuyết mầu nhiệm và phương lược cốt yếu của nhà binh) để dạy tướng sĩ, và viết bài “Hịch tướng sĩ văn”, lời văn rất hùng tráng để kích thích lòng quân. Ngoài ra, Trần Quốc Tuấn còn soạn bộ binh thư Vạn Kiếp tông bí truyền nay đã bị thất lạc. Ông là một nhà tướng văn võ toàn tài.

Chính nhờ vừa có tài dụng binh, vừa có tài dùng người, vừa sống hài hòa với cấp dưới, vừa trung thành với vua, với nước, Trần Quốc Tuấn đã giúp nhà Trần chiến đấu kháng Nguyên thành công rực rỡ. Lúc đầu, trong triều đình nhà Trần có nhiều nghi kỵ đối với Trần Quốc Tuấn vì vấn đề Trần Liễu, nhưng dần dần cung cách xử sự của ông đã thuyết phục được mọi người.

Trần Quốc Tuấn đã tách bạch giữa những người lãnh đạo quốc gia và lý tưởng cao cả của kẻ sĩ là phục vụ đại cuộc quốc gia. Những người lãnh đạo có thể sai lầm, nhưng kẻ sĩ không thể vì thế mà bỏ đi lý tưởng của riêng mình. Vào thời đại Trần Quốc Tuấn, lý tưởng đó là lòng trung quân ái quốc, khuông phò xã tắc chống ngoại xâm. Lòng ông thẳng thắn, không gợn một chút manh tâm phản trắc, ông chỉ một mực trung thành với vua với nước. Ông dứt khoát bỏ qua thù riêng, tránh hẳn sự cám dỗ của quyền lực.

Trần Quốc Tuấn xử sự quang minh chính đại đối với các vua nhà Trần tuy là bà con nhưng cũng là cựu thù của cha ông, và xử sự ngay thẳng với tất cả mọi người. Điều nầy là một tấm gương sáng về tình gia đình, về tinh thần đoàn kết quốc gia, khiến cho sĩ chúng thời Trần trên dưới một lòng, cùng nhau sát cánh tạo sức mạnh tổng lực chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập quốc gia. Vì lẽ đó, mà ngay khi Trần Quốc Tuấn còn sống, ông đã được vua Trần gọi là thượng phụ, kính trọng như cha. Khi Trần Quốc Tuấn từ trần tại Vạn Kiếp ngày 20-8 năm canh tý (1300), ông được vua Trần Anh Tông tặng tước Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Riêng việc phong tước “Hưng Đạo Đại vương”, tức vị đại vương đã chấn hưng đạo làm người, cho thấy nhà vua và triều đình lúc bấy giờ nêu cao tinh tuý ý nghĩa công nghiệp của Trần Quốc Tuấn, một tướng lãnh đức độ, tài ba, văn võ song toàn.

4.- KẾ SÁCH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TRUNG HOA

Dưới chế độ quân chủ, những tước vương, công, hầu, bá, tử, nam không phải là tên. Người Việt thường gọi Trần Quốc Tuấn là Trần Hưng Đạo, Hưng Đạo Vương hay Hưng Đạo Đại Vương, nhưng hầu như người ta không biết cụ thể khi nào Trần Quốc Tuấn được phong tước “vương”? Ngay cả sử sách cũng không viết điều nầy, mà luôn quen gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hay Trần Hưng Đạo mà thôi.

Theo hai bộ cổ sử là Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán nhà Nguyễn, thì vào năm 1257, lần đầu tiên, quân Mông Cổ đe dọa nước ta ở biên giới phía bắc. Vua Trần Thái Tông “hạ mệnh lệnh cho Quốc Tuấn đem quân trấn ngự biên thùy phía bắc.” Trong câu văn nầy của sử xưa, rõ ràng chữ “Quốc Tuấn” trống không, không có tước hiệu.

Năm 1283, có tin từ biên giới quân Nguyên đang tiến sang nước ta, vua Trần Nhân Tông “hạ lệnh cho Quốc Tuấn làm Quốc công, tiết chế thống lĩnh các sắc quân…” Như thế, năm 1283 Trần Quốc Tuấn mới được phong tước “công”, mà chưa được phong tước “vương”. Tước “công” đứng đầu trong ngũ đẳng là “công, hầu, bá, tử, nam”.Vì sách xưa, quá tôn sùng Trần Quốc Tuấn, khi nào cũng viết “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn”, nên không biết ông được phong tước vương khi nào, nhưng chắc chắn sau tước “công”, tức sau năm 1283, thì ông được phong “Hưng Đạo Vương” vì tước “vương” trên tước “công” một bậc.

Chẳng những là một tướng lãnh có tài dụng binh và dùng người, Trần Hưng Đạo còn là nhà chính trị có tầm nhìn chiến lược rất sâu sắc. Khi Trần Hưng Đạo sắp từ trần, vua Trần Anh Tông đến thăm và hỏi Trần Hưng Đạo: “Thượng phụ một mai khuất núi, phỏng có quân bắc lại sang thì làm thế nào? ”

Trần Hưng Đạo trả lời: “Đại để, kẻ kia cậy có tràng [trường] trận, mà ta thì cậy có đoản binh; lấy đoản chống nhau với tràng, phép dùng binh thường vẫn phải thế. Còn như khi nào quân giặc kéo đến ầm ầm, như gió, như lửa, thế ấy lại dễ chống. Nếu nó dùng cách dần dà, như tằm ăn lá, thong thả mà không ham của dân, không cần lấy mau việc, thế ấy mới khó trị, thì ta nên kén dùng người giỏi, liệu xem quyền biến, ví như đánh cờ, phải tuỳ cơ mà ứng biến, dùng binh phải đồng lòng như cha con một nhà, thì mới có thể đánh được. Cách ấy cốt phải tự lúc bình thì khoan sức cho dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là cái thuật giữ nước hay hơn cả.” (Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục, 1998, bản dịch tập 1, tt. 558-559.)

Kế sách của Trân Hưng Đạo rất rõ ràng, cụ thể. Nếu quân Trung Hoa ỷ mạnh, kéo quân tấn công ào ạt, thì người Việt dùng đoản binh đẩy lui dần dần. Trái lại nếu quânTrung Hoa xâm nhập từ từ, theo thế tầm ăn dâu, thì nước ta phải làm thế nào tạo sự đoàn kết toàn dân như cha con một nhà thì mới chống trả được giặc. Đọc đến đây, có lẽ ai cũng nghĩ đến tình hình Việt Nam hiện nay.

Hiện nay, Việt Nam đang bị Trung Cộng đe dọa trầm trọng. Ở bên ngoài Việt Nam, Trung Cộng đang mở một gọng kềm rộng lớn kẹp Việt Nam vào giữa. Trung Cộng dàn quân áp lực dọc biên giới phía bắc, giữa hai nước Hoa Việt. Ở phía tay trái (từ nam nhìn về bắc), tức phía tây Việt Nam, Trung Cộng viện trợ, giúp đỡ Lào và Cao Miên. Với sự giúp đỡ của Trung Cộng, hai nước nầy sẵn sàng gây hấn, quấy rối vùng biên giới phía tây Việt Nam. Ở phía tay mặt (từ nam nhìn về bắc), tức phía đông Việt Nam, Trung Cộng hiện đang thao túng biển Đông, thiết lập căn cứ quân sự trên Hoàng Sa và Trường Sa cướp được của Việt Nam, đe dọa hải phận Việt Nam. Như thế Trung Cộng bao vây cả ba mặt bắc, tây và đông, như hai cánh tay giương ra, bao vây và ôm trọn Việt Nam vào giữa.

Ở bên trong Việt Nam, Trung Cộng thâm nhập dần dần bằng nhiều cách, từ văn hóa, chính trị, khoa học, đến kinh tế, tài chánh, đầu tư… Trung Cộng đưa ra những đòn phép rất tiểu xảo, từ thuê rừng, khai thác bauxite, thuê biển, phá hoại môi trường. phá hoại kinh tế, lủng đoạn hệ thống đảng cộng sản…

Tuy nhiên, khác với nhà Trần vào thế kỷ 13, trước đại họa Trung Cộng hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) một mặt qụy lụy Trung Cộng để tồn tại, tiếp tục nắm giữ quyền lực, một mặt đàn áp dân chúng, không “khoan sức cho dân” tý nào, không vỗ về giúp đỡ dân, không tạo điều kiện cho dân phát triển sinh sống, bóp nghẹt tự do tôn giáo, tự do chính trị, và cộng sản lại áp đặt kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tàn hại sức dân, quá tham nhũng, ra sức bóc lột, cướp đất, cướp nhà của dân, đàn áp tàn nhẫn những người oan ức đi khiếu nại và kiện tụng (khiếu kiện). Những người yêu nước phản đối một cách bất bạo động ý đồ xâm lăng của Trung Cộng, thì bị nhà nước CSVN tấn công, đánh đập, bắt giam, tù đày…

KẾT LUẬN

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một tướng lãnh tài ba, và là một nhà chính trị khôn ngoan, đức độ, dùng nhân nghĩa để hòa giải gia đình, đoàn kết quân đội và quần chúng, tạo sức mạnh tổng lực dân tộc, ba lần đẩy lui quân Nguyên, là một đạo quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ.

Kinh nghiệm chiến thắng ngoại xâm đã được Trần Hưng Đạo tóm lược trong lời dặn dò vua Trần Anh Tông năm 1300, có thể được xem là chúc thư chính trị của danh tướng Trần Hưng Đạo, để lại cho tất cả những nhà cầm quyền hậu thế trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Đảng CSVN hiện nay không theo chúc thư nầy, mà làm ngược lại, ký kết hiệp ước nhượng bộ Trung Cộng để nhờ Trung Cộng bảo vệ quyền lực, và đảng CSVN luôn tìm cách vơ vét của dân, rồi cách tẩu tán ra nước ngoài. Như thế hiểm họa bắc thuộc một lần nữa đang chờ đợi dân tộc Việt Nam.
Vậy chỉ còn con đường duy nhứt là phải tranh đấu giải thể chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, mới có thể thực hiện chúc thư chính trị của danh tướng Trần Hưng Đạo, nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh bắc thuộc lần nữa.