khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Xứ Khỉ Khọn - Tác giả Tràm Cà Mau





Dẫn nhập: Thời cuộc đổi thay, nhiều chục năm nữa, không ai còn tin những chuyện vô lý đã xẩy ra trên trái đất này. Đây là một câu chuyện truyền khẩu bí mật thích thú và đau khổ trong một thời gian dài.

Vào một đêm đã khuya, trăng sao lờ mờ, giữa mùa xuân năm 1975, đoàn thám hiểm Phi Châu gồm bảy nhà sinh vật học người Na Uy đang bị bộ lạc khỉ vây hãm tấn công mà không biết. Người canh gác uể oải ngồi cầm súng ngáp dài nhìn ra xa, ông cũng không ngờ hiểm nguy đang gần kề. Sáu người khác đang ngủ yên giấc trong lều sau nhiều ngày theo dõi sinh hoạt của bộ tộc khỉ đặc biệt này. Đây là một giống khỉ đã biết tổ chức thành một xã hội có sinh hoạt cộng đồng, phân công, thứ bực và có tiếng nói riêng của chúng.

Khi đoàn thám hiểm đến cắm trại quay phim để quan sát sinh hoạt của giống khỉ, thì chính họ cũng bị quan sát, bị dòm ngó bởi nhiều con khỉ núp kín trong các tàn cây rậm rạp. Không có một hành động, một cử chỉ nào của đoàn thám hiểm mà không được đám khỉ ghi nhận và đem về báo cáo lại cho chúa khỉ ngồi trên ngai vàng, là một cây cổ thụ xum xuê. Chúa chỉ ngồi trên chạc ba của cây cổ thụ, lưng dựa vào cành lớn, chân co chân duỗi, tay gãi háng, miệng chu dài ra, nghe báo cáo và nhận xét về bảy nhà sinh vật học. Chung quanh chú khỉ, trên các nhánh cây chung quanh, có mười hai con khỉ cao cấp nhất trong triều đình cũng đang nằm dã dượi, lắng tai theo dõi. Một con khỉ cầm đầu toán trinh sát, ho khạch khạch rồi trình tấu:

- Thưa “đồng khỉ chủ tể” đây là một giống khỉ lạ lắm, còn thấp kém, man rợ. Trí óc còn thô sơ ngu muội, chưa được khôn ngoan. Bọn chúng chưa biết kỹ thuật leo trèo. Chưa biết phải ngủ trên cành cây để tránh muông thú rắn rết. Chúng ngủ ngay trên mặt đất, rất nguy hiểm. Chúng chưa biết chống tay xuống đất mà đi bằng bốn chân cho thăng bằng, vững chắc. Đi thì loạng choạng trên đôi chân, trông tức cười và xấu xí vô cùng.

- Thưa chúng nó dùng da thú bó bàn chân lại nên ngón chân nhỏ tí xíu, ngắn ngủn, mất hết khả năng cầm đồ vật bằng chân. Không leo trèo được là phải.

Một giọng nữ báo cáo tiếp:

- Bọn này mặt bẹt, miệng ngắn, môi mỏng, mũi nhô ra, trông vô cùng xấu xí dị hợm. Mới nhìn thấy là đã ghê tởm khiếp đảm. Răng chúng nhỏ tí xíu, xem bộ không cắn xé được ai.

- Chúng còn dùng vỏ cây, hay một thứ lá gì đó rất lớn, bao lấy thân mình, có lẽ vì vậy nên rụng hết lông, có nhiều nơi trên thân mình, da thịt trắng hếu đưa ra, trông thật ghê tởm như khi bị ghẻ lác nặng nề rụng hết lông lá. Nhìn vào ớn lạnh cả mình.

- Bọn này vô cùng dơ bẩn, hình như bọn chúng ăn thịt thú vật. Dã man như loài chó rừng, như loài beo, cọp. Khi ăn thì dùng nhánh cây và miểng đá mà khều thức ăn vào miệng.

Chúa khỉ chớp chớp mặt, rồi lầm bầm trong miệng: “Lạ nhỉ, lạ nhỉ. Nhưng ta hiểu hết cả rồi”. Tiếng báo cáo tiếp theo:

- Một điều ngu dại nhất của chúng, và nguy hiểm cho cả sinh mạng, là dám chơi với lửa. Bọn này không những đốt lửa nhiều lần mỗi ngày, mà còn ngu xuẩn bỏ thức ăn trên lửa trước khi ăn. Làm mùi thối tha khét lẹt bay ra dơ bẩn cả bầu không khí trong lành. Ban đêm, bọn này còn nuôi một ngọn lửa nhỏ treo trên cây khô của chúng. Nếu cháy, thì chết cả bọn, và cháy cả khu rừng, rất nguy hiểm cho tất cả chúng ta nữa.

- Mỗi buổi sáng, bọn này đứng cong lưng, dùng que khoắng liên tục trong miệng, cho đến khi phèo bọt mép ra, rồi nhổ phù bọt trắng xoá xuống đất. Không biết để làm gì.

Chúa khỉ bóp trán suy nghĩ, tìm lời giải thích, nhưng chưa tìm được thì có lời báo cáo khác:

- Bọn này có đứa còn ăn khói, không biết làm sao mà có khi khói bay ra mù mịt trong miệng chúng. Bọn này đúng là còn man dã lắm. Một số trong bọn chúng, còn lấy dây và que, quàng buộc quanh mắt, không biết để làm gì, và khi nắng gắt, thì còn che mắt bằng hai miếng đá màu đen.

Trong lúc nghe báo cáo, mặt chúa khỉ nhăn lại như mặt khỉ. Nghe xong, thì ông động lòng trắc ẩn thương xót cho một giống khỉ tương cận ngu dại, dã man. Hắt hơi một tiếng, rồi chúa khỉ khóc ròng. Thấy chúa khỉ khóc, thì cả mười hai con khỉ trong bộ tham mưu cũng khóc theo, kêu gào thảm thiết. Sau đó, thì như một bệnh truyền nhiễm, tất cả đàn khỉ trên các cành cây quanh vùng đều khóc, tiếng khóc truyền đi từ cây này qua cây khác, và cả bộ tộc khóc theo chúa khỉ, dù chúng không biết nguyên nhân nào đã gây nên tiếng khóc. Khóc xong, miệng chúa khỉ còn nhễ nhại nước bọt, nói giọng run run xa xót:

- Tội nghiệp thay cho chúng. Chúng ta phải tận tình giúp đỡ, tận tình giáo hoá cải tạo chúng.

Mười hai con khỉ trong ban tham mưu triều đình đồng lặp lại lời chúa khỉ như hát điệp khúc: “Tận tình giáo hoá cải tạo cho chúng.” Tiếp theo đó, vang lên trong các cành cây xa gần “… giáo hoá cải tạo cho chúng, giáo hoá cải tạo cho chúng…” Những con khỉ khác gào theo, có lẽ chúng không hiểu đầu đuôi câu chuyện, nhưng cũng lặp lại y lời chúa khỉ nói.

Chúa khỉ họp ban tham mưu bàn luận, để lấy quyết đinh tập thể về kế sách giúp đỡ bảy con khỉ man dã tội nghiệp kia. Có khỉ bàn rằng, chúng nó còn dã man quá, khó mà cải tạo được. Tốt nhất là đuổi chúng ra khỏi khu rừng, để cái hình dáng xấu xí của chúng khỏi làm bẩn mắt bà con, và cái sinh hoạt dơ dáy nguy hiểm kia khỏi ảnh hưởng đến con dân của xã hội này. Có ý kiến là nên tiêu diệt chúng đi cho khoẻ. Chúa khỉ bóp trán rồi một tay để lên ngực bên trái, chỗ trái tim mà nói:

- Thấy đồng loại khốn khổ ta không đành lòng. Ta muốn giúp chúng, học tập cải tạo theo nếp sống văn minh tiên tiến, thoát ra khỏi màn ngu tối dốt nát. Các “đồng khi” nghĩ sao?

- Nhất trí. Nhất trí. Ý kiến của chủ tể là vô địch, là sáng suốt, là ánh sáng chân lý muôn đời.

Cả mười hai con khỉ trong ban tham mưu đồng thanh nói một lời trên như đã thuộc lòng từ trước. Và tiếp theo đó, những con khỉ đang đánh đu từ những cành cây xa, cũng đồng lập lại “…ánh sáng chân lý muôn đời, ánh sáng chân lý muôn đời.”

Cuộc bao vây tấn công đoàn thám hiểm được chúa khỉ đặt tên là chiến dịch tình thương. Vì tình thương mà hành động. Để cứu giúp bảy con khỉ còn man dã kia được ân sủng của loài khỉ, ra khỏi đời sống hôn mê bất hạnh. Đám khỉ tấn công bò dần đến trại của các nhà thám hiểm, với những bước đi vô cùng nhẹ nhàng, không gây một tiếng động trên đất cỏ, lá mục, rồi bất thần xông lên, đè sập lều trại, đè cứng bảy con người yếu đuối, bắt họ dễ dàng. Người canh gác cũng chưa kịp nhìn ra kẻ tấn công, thì đã bị bắt ngay. Bọn khỉ cũng không ngờ thành công dễ dàng như vậy. Mà đám khoa học gia cũng không ngờ họ bị tấn công bất thần. Bọn khỉ la mừng vang dậy khu rừng già: “Hoan hô chủ tể. Muôn đời bách chiến bách thắng. Liệu việc như thần. Quyết định không bao giờ lầm”. Câu hoan hô được lặp đi lặp lại nhiều lần vang dội trong đêm trăng mờ. Những con khỉ đang ngủ trên cây chợt tỉnh giấc cũng lơ mơ lặp lại: “không bao giờ sai lầm”. Đám khoa học gia khiếp đảm, và nghĩ rằng, họ không có một cơ may nào sống sót. Họ bị nhốt vào một hang đá đậy kín. Bên ngoài có nhiều khỉ canh gác kỹ càng. Tất cả lều trại bị phá tan, chúng đập bể những dụng cụ, máy móc, và thức ăn quăng bừa bãi trên mặt đất.

Sáng hôm sau chúa khỉ họp cùng quần thần dưới gốc cây lớn, trên một vùng đất khô ráo bằng phẳng, có nhiều bô lão khỉ, có nhiều vị khỉ được liệt vào hàng thông thái trong xã hội đó tham dự. Hàng ngàn dân khỉ quay quanh trên mặt đất, trên cành cây, trên tảng đá, để xem loài khỉ lạ. Lũ khỉ trẻ nít, không được bố mẹ bồng ra xem, vì ngại chúng sợ cái xấu xí dữ dằn khủng khiếp của cái loài khỉ lạ này mà chết giấc. Bảy nhà sinh vật học được giải từ trong hang ra. Tóc tai họ bù xù, mặt mày hốc hác, áo quần xốc xếch. Ba phụ nữ trong số bảy nhà khoa học này mặt xám ngoét, run sợ và ôm mặt khóc. Vợ của chúa khỉ ngồi bên cạnh chồng đưa hai tay bịt mắt, vì không muốn nhìn thấy bảy con sinh vật quá xấu xí, dị hợm. Bà lẩm bẩm cùng chồng:

- Không thể gọi giống này là khỉ được. Xấu xí như thế mà liệt vào giống khi, thì có tổn thương đến danh dự chung của loài khỉ chúng ta không? Thần thiếp nhất thiết không xem chúng là đồng loại được. Ai cho rằng giống hạ tiện đó cùng loại với chúng ta? Nói cho thần thiếp biết!

Chúa khỉ lườm mắt nhìn phu nhân và nói nhỏ: “Bà câm cái mồm thối của bà lại không? Ai cho bà được bàn vào việc quốc gia đại sự.” Nữ hoàng khỉ nhìn xuống không dám cãi, nhưng miệng còn lầu bầu những lời không rõ.

Một con khỉ lớn kềnh càng, mặt mày tay chân lông lá, khệnh khạng đi đến trước mặt một nữ khoa học gia, đưa tay chụp áo cô và xé một cái toạc, lột cô trần truồng trước đám đông triều đình. Cô thét lên một tiếng thất thanh, và nghĩ rằng không khỏi bị làm nhục. Khi thấy cô trần truồng, da thịt trắng toát, không lông lá gì cả, thì vua khỉ, hoàng hậu, quần thần cùng dân khỉ cười vang sằng sặc vì thấy cái xấu xí lạ lùng của loài người. Sau một hồi lâu tiếng cười hạ dần. Một vị thông thái khỉ phán lớn:
- Đúng là những thứ lá cây bao bọc thân thể đã cọ xát, làm lông rụng hết. Chỉ ba nơi còn lông là trên đỉnh đầu, dưới nách và dưới háng lưa thưa mà thôi. Bọn này ngu xuẩn, không biết lông trên da để bảo vệ muỗi mòng, che mưa nắng, thời tiết nóng lạnh. Thế mà làm rụng hết, ngu như vậy thì cũng hết nước nói. Xem đấy, da thịt trên thân thể trơn tru, ghê tởm, nhìn phát khiếp, còn hơn là bị bệnh ghẻ lác nặng nề. Tội nghiệp thay, tội nghiệp thay.

Vị thông thái nói đến đây, thì vua khỉ mủi lòng rơm rớm nước mắt xót thương. Sáu nhà sinh vật học còn lại, cũng bị giựt phăng áo quần, để giải phóng cho họ khỏi bị áo quần cọ xát làm rụng lông. Họ co ro vì lạnh, cánh tay xuôi xuống kẹp vào hai chân. Một chị khỉ đến vạch háng nữ khoa học gia ra mà nhìn, rồi lắc đầu, nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống đất, như ghê tởm lắm, bỏ đi. Chị khỉ nói:

“Trông xấu xí, không giống cái gì cả”. Một nhà khoa học, bị gỡ cái kiếng đeo mắt. Chúa khỉ cầm cái kiếng áp lên mắt, rồi nhăn miệng dưới trề ra hai thòng, nói lẩm bẩm:

- Ngu xuẩn thật, dùng cái này che mắt cho mờ đi, không thấy gì rõ cả. Tại sao lại ngu như thế được? Nếu ta không có lòng thương bao la, mà giải phóng cho, thì bọn mầy còn sống trong u mê ám chướng mãi.

Nói xong, chúa khỉ để cái kiếng đeo mắt trên thân cây, rồi đập mạnh tay xuống, cái kiếng bể vụn, tan tành. Nhà khoa học bị gỡ kiếng kêu ứ một tiếng vì tiếc của. Một con khỉ đến cầm bàn chân của nhà khoa học đưa lên cao cho đám khỉ xem, rồi cầm từng ngón chân lắc lắc, nói lớn:

- Đây là kết quả tai hại của việc dùng da thú bó chân lại. Những bàn chân này vô dụng, vụng về, làm sao mà nắm vào cành cây, cầm nắm vật gì được? Loài khỉ này tiến hoá còn chậm lắm, có lẽ cả hàng chục triệu năm nữa, mới theo kịp chúng ta bây giờ.

Ông khỉ này cầm mấy chiếc giày nằm ngổn ngang trên đất, mà xé toang tan tành thành từng miếng nhỏ. Ông bảo rằng phá bỏ, đào tận gốc, trốc tận rễ cái cội nguồn của thoái hoá ngu dốt may ra mới cứu được bảy con khỉ dã man này.

Nói xong, chúa khỉ để cái kiếng đeo mắt trên thân cây, rồi đập mạnh tay xuống, cái kiếng bể vụn, tan tành. Nhà khoa học bị gỡ kiếng kêu ứ một tiếng vì tiếc của. Một con khỉ đến cầm bàn chân của nhà khoa học đưa lên cao cho đám khỉ xem, rồi cầm từng ngón chân lắc lắc, nói lớn:

- Đây là kết quả tai hại của việc dùng da thú bó chân lại. Những bàn chân này vô dụng, vụng về, làm sao mà nắm vào cành cây, cầm nắm vật gì được? Loài khỉ này tiến hoá còn chậm lắm, có lẽ cả hàng chục triệu năm nữa mới theo kịp chúng ta bây giờ.

Ông khỉ này cầm mấy chiếc giày nằm ngổn ngang trên đất, mà xé tan tành thành từng miếng nhỏ. Ông bảo rằng phá bỏ, đào tận gốc, trốc tận rễ cái cội nguồn của thoái hoá ngu dốt may ra mới cứu được bảy con khỉ dã man này.

Một con khỉ khác lôi những thức ăn của các nhà khoa học ra trình với chúa khỉ. Nó lôi ra một hộp bơ, lấy cành cây mà khoắng, rồi chu mũi lại như ghê tởm lắm. Đưa cành cây còn dính bơ vàng khè lên cao, và nói:

- Bọn này phóng uế ra rồi ăn lại. Rõ ràng, phân lỏng vàng khè, hôi ớn óc. Các “đồng khỉ” xem đây! Ẹc, ẹc bẩn thỉu.

Tất cả bộ lạc khỉ đều rùn vai, ghê tởm, kêu lên nhiều tiếng khẹc khẹc. Con khỉ lôi ra một tấm kẹo sô-cô-la lớn, rồi dóng lên cao, nói:

- Chúng còn ăn cả từng tảng đất bùn khô. Không những thế, chúng còn dự trữ rất nhiều thịt thú vật chết để ăn. Thật là dã man, ghê khiếp. Đây này, nhìn tận mắt, chứ nghe nói thì không ai tin đâu.

Chúng lôi ra một bao kẹo lớn, đủ màu xanh đỏ vàng tím, và cho rằng đây là một loại đá vụn. Nói rằng lũ dã man này ăn cả đá. Chúng dâng lên để chúa khỉ xem xét. Chúa khỉ cầm mấy viên kẹo lật qua lật lại để xem là thứ gì, có vài viên ướt, làm nước đường chảy ra tay. Chúa khỉ lau vào mình cũng không sạch, bèn đưa tay lên miệng mà mút. Ông cảm thấy vừa ngọt, vừa chua, ngon miệng quá, ông lấy một viên kẹo bỏ vào mồm. Ngon đến nhức răng. Trong đời ông chưa bao giờ được nếm mùi vị ngon ngọt như thế này. Chúa khỉ giả vờ nhè viên kẹo ra, nhăn mặt, phán xuống phía dưới:

- Đây là một loại đá có chứa rất nhiều chất độc, vô cùng nguy hiểm. Không ai được cất giữ những thứ này. Hãy gom lại và đưa cho ta.

Bọn khỉ gom các loại kẹo của các nhà khoa học dâng lên chúa khỉ. Ông cất vào hốc cây nơi ông ngự, rồi tính chuyện chờ đêm xuống, không ai thấy, móc ra ăn dần. Còn những thỏi sô-cô-la mà chúng gọi là đất bùn, thì sau này bọn kiểm soát đem cất riêng rồi chia nhau ăn, không ai biết. Chúng còn ăn thử cả những viên thuốc mà các nhà khoa học đem theo để chữa bệnh, nên có một số khỉ bị phản ứng thuốc. Chúng quăng bừa bãi, đập tan nát đồ đạc dụng cụ của các nhà khoa học bên góc rừng.

Đang giữa buổi chầu, chúa khỉ chợt nhói dạ, làm một tiếng xì hơi từ mông rất lớn. Mùi thối tha xông lên nồng nặc qua cả mấy nhánh cây gần đó. Ba con khỉ tham mưu ngồi gần nhất, nghe tiếng trung tiện rõ nhất, và ngửi được mùi hôi nhiều nhất, đều đồng thanh hô to và sửa lại nét mặt vô cùng nghiêm trang:

- Thơm tho như hoa lan hoa quỳnh. Tiếng du dương như chim sơn ca hót.

Bên dưới và chung quanh đều lặp lại vang dội núi rừng: “Thơm tho như hoa lan hoa quỳnh, du dương như chim sơn ca hót. ”Mặt chúa khỉ lộ nét hớn hở, miệng hơi cười cười. Chỉ riêng bà vợ chúa khỉ ngồi bên cạnh ông thì chun mũi và đưa tay quạt quạt ngang mặt.

Buổi hội họp bế mạc khi xế trưa, với nghị quyết chung là đem tình thương cải tạo bảy con khỉ lạ cho theo kịp đời sống văn minh tiên tiến trong đất nước của nhân dân khỉ này. Một uỷ ban cải tạo hùng hậu, với chỉ tiêu trong một thời gian ngắn phải dạy dỗ cho bảy con khỉ dã man này biết thông tin với nhau bằng lời nói, biết đi bằng bốn chân cho vững vàng, biết ngủ trên cây cho an toàn tính mạng và tương lai dài sẽ được hoà nhập với xã hội khỉ hiện tại. Mỗi ngày bảy nhà sinh vật học được phát cho hai lần hoa quả, sâu bọ để ăn. Họ được dạy tiếng nói của loài khỉ. Khỉ thầy, chỉ từng đồ vật một, rồi nói tên, sau đó bắt bảy người lặp lại hàng trăm lần đến khàn cả cổ. Tiếng khỉ trong cổ họng, khó nói, nhưng họ tập mãi cũng thành quen. Mỗi khi nói sai, thì một con khỉ cầm viên đá gõ lên đầu học viên cốp cốp. Học theo lối nhồi sọ. Mỗi ngày từ sáng sớm đến khi mặt trời lặn, chỉ học chừng hai mươi chữ. Lặp đi lặp lại suốt ngày. Mấy ông thầy khỉ cho rằng bọn này ngu tối, là một loại khỉ đẳng cấp thấp, nên không thể dạy nhiều được. Một người sợ quên thì bị phạt, bị gõ đá lên đầu, bèn dùng gai nhọn viết lên lá tươi, ghi lại các danh từ đã học. Khỉ thầy bắt được, vò nát lá, bảo là không lo học mà lo chơi. Học chăm và chậm, nên chỉ một thời gian ngắn, bảy nhà sinh vật học có thể hiểu chút chút và nói được một ít tiếng loài khỉ này. Họ bị bắt buộc đi bằng bốn chân, chổng mông lên mà bò, không được đi thẳng người, vì đó là lối đi dã man, suy đồi, thiếu văn minh, thiếu vững vàng. Ban đầu bảy người cảm thấy rất khó khăn để đi đứng theo lối này. Những khi mỏi lưng quá, họ đứng thẳng dậy vươn vai, thì bị thầy khỉ phạt bằng cách đánh bốp vào mông đau điếng. Tay khỉ to, sức khỉ mạnh, mỗi cái đánh là đau thấu trời. Mãi rồi cũng quen, bảy nhà sinh vật học bò, nhảy, lanh lẹ trên đất bằng. Không nhanh như loài khỉ, nhưng cũng khá lẹ làng. Mỗi ngày phải học cách leo cây, phải tập ngủ trên cành cao. Việc này khó khăn lớn nhất đối với bảy người. Vì sợ khi ngủ quên trở mình, hoặc quên nằm cành mà rớt xuống là chết hoặc gãy tay, gãy chân. Chúng không cho ngủ trên các cành cây thấp, vì sợ không an toàn. Phải làm lén, chúng nó thấy được thì cho là hủ hoá, thiếu năng lực, thiếu ý chí học tập, và bị trừng phạt. Một thời gian, bảy con người cũng tìm cách thích nghi với cuộc sống, không đau khổ như lúc ban đầu. Họ bàn nhau tìm cách trốn ra khỏi khu rừng, ra khỏi sự kiểm soát của loài khỉ.

Tổ chức xã hội của loài khỉ này rất lạ lùng. Trên hết là chúa khỉ, rồi đến một hội đồng quan lại gồm có mười hai con khỉ già khôn ngoan, lo điều khiển một hệ thống kiểm soát, gồm nhiều con khỉ trung thành được kết nạp chọn lựa. Nhóm kiểm soát này, không phải đi kiếm thức ăn hàng ngày. Chúng chuyên lo theo dõi hoạt động của toàn dân khỉ, và thúc dục dân khỉ đi kiếm thức ăn trong rừng núi. Mỗi dân khỉ hàng ngày phải đi kiếm thức ăn từ sáng sớm cho đến xế chiều. Đem thức ăn về gom chung lại. Chúa khỉ và gia đình chọn những thứ ngon nhất, ăn trước thật no nê, kế đến là mười hai gia đình của bộ tham mưu triều đình. Còn lại thì chia các phần đặc biệt cho loại khỉ thuộc thành phần kiểm soát trước. Rồi chia đều cho toàn dân khỉ phần còn lại, già trẻ lớn bé, to gầy đều có phần bằng nhau. Không cần biết ai đói ai no. Tất cả đều tuân phục răm rắp, không ai kêu ca, không ai có ý kiến. Những dân khỉ đi kiếm thức ăn, được học tập cẩn thận về thành tâm thiện chí trong công việc, lấy niềm tin vào chúa khỉ làm tiêu chuẩn, tinh thần tự trọng cao, để không ăn trước khi đưa về gom chung lại. Mỗi buổi, khi đem thức ăn về, đám khỉ kiểm soát banh miệng những con khỉ bị nghi ngờ ra xem, moi và cạy ở các kẽ răng xem có dính thức ăn không, ngửi miệng thử có mùi hoa quả không. Nếu nghi ngờ hơn nữa, thì dùng cây thọc sâu từ miệng xuống bao tử, xem ói ra thứ gì. Nếu bị phát giác là đã ăn trước một phần thức ăn kiếm được, thì sẽ bị hình phạt nặng nề, bị đem ra xỉ vả trước tập thể từ đêm này qua đêm khác, và bị xã hội khinh rẻ, mỉa mai, không ai dám tiếp xúc, mọi khỉ khác đều xa lánh. Hình phạt là cắt bớt phần ăn xuống tối thiểu, chỉ phát cho những trái cây hư thối, hoặc bị bỏ đói nhiều ngày. Hình phạt bỏ đói rất hiệu quả trong xã hội này. Dân chúng khỉ đều sợ sệt và răm rắp tuân thủ. Hầu như đa số dân khỉ trong xã hội đều đói, thiếu ăn, vì họ không tận lực tìm thức ăn, và có tìm được, thì những khỉ chúa, khỉ quan hưởng trước, và bọn kiểm soát đông đảo, không làm gì cả mà có nhiều thức ăn. Nhưng sau mỗi bữa ăn, thì toàn dân khỉ đều hoan hô vang dậy cả núi rừng: “Chưa bao giờ no nê sung sướng hạnh phúc như đời sống hôm nay. Cả nhiều ngàn năm trước, và nhiều ngàn năm sau, sẽ không bao giờ có được đời sống đẹp như thế này.” Bảy nhà khoa học cũng gân cổ mà gào theo cái khẩu hiệu đó. Những con khỉ bị tội nhiều lần, thì không những bị bỏ đói nhiều ngày, mà có khi ngủ qua đêm thì biến mất trong xã hội. Không ai biết chúng đi đâu, và những con khỉ trong họ hàng chỉ cúi đầu nhìn nhau len lén mà im lặng. Có khi chúng thì thầm là tìm thấy được xác con khỉ mất tích ở cuối dòng suối bìa rừng. Mọi khỉ đều cố giữ im lặng, cố gắng không bàn tán, và chỉ truyền khẩu nhau hạn chế. Cũng có khi một vài vị khỉ trong ban tham mưu bỗng nhiên biến mất, và các vị khỉ mới được chúa khỉ cắt cử vào thay thế. Cũng không ai biết lý do, và không ai dám hỏi han gì. Cũng có lúc khỉ chúa giải thích là các vị kia được cắt cử đi công tác quan trọng đặc biệt theo tình hình mới và nhiệm vụ mới. Những nhà khoa học sống trong xã hội khỉ này cũng phải bắt chước y hệt lối sống của loài khỉ để sống còn. Mỗi lần chúa khỉ nói ra điều gì, là cả nước khỉ lặp lại lời nói với thái độ thành khẩn tin tưởng. Tin tưởng tuyệt đối. Lời chúa khỉ là mặt trời chân lý, là không bao giờ sai lầm. Dù hiểu hay không hiểu, cũng phải đồng thanh ca lại điệp khúc những lời phán của chúa khỉ. Lâu dần thành quen, các nhà khoa học không thấy tức cười, không thấy ngượng miệng bi bô theo đàn khỉ. Đôi khi họ nói theo, mà cũng không cần nghĩ đến ý nghĩa của lời nói.

Vì không có áo quần che thân, nhiều nhà khoa học bị muỗi mòng tấn công làm thành những mụn ghẻ nổi đầy người. Bọn khỉ càng thấy chân lý của chúng được chứng nghiệm, là bao vỏ cây, lá cây quanh mình làm lông rụng hết là điều ngu xuẩn. Một trong bảy nhà khoa học kiệt sức, và lìa đời. Một người khác bảo rằng không tội chi mà kéo dài cái kiếp cầm thú này, tự treo cổ chết. Những người còn lại, cố sống để tìm cơ hội và nuôi hy vọng. Các nhà khoa học cũng được sung vào lực lượng sản xuất, mỗi ngày đi kiếm thức ăn mang về. Ban đầu thì sợ nên không dám ăn bớt những thức ăn kiếm được, vì sợ bị thọc cây vào bao tử mà khám. Nhưng về sau đói quá, họ cũng ăn liều. Ăn xong thì ra suối súc miệng, lấy dây rừng móc từng kẽ răng, và ngậm chút nước bùn khử mùi thức ăn trong miệng. Trong lúc đi tìm thức ăn, họ cố gắng nghiên cứu tìm đường đào thoát, nhưng lũ khỉ canh phòng quá nghiêm ngặt. Họ vẫn kiên nhẫn, thận trọng và hy vọng có ngày thoát ra.

Ba năm sống với loài khỉ, những nhà khoa học này đã nói và hiểu khá thông thạo ngôn ngữ của loài khỉ. Họ làm quen được nhiều con khỉ hiền lành; nhiều con khỉ khác hiểu họ. Họ kể cho chúng nghe về xã hội văn minh của con người, nhưng chúng chỉ cười mà không tin. Vì chúng cho xã hội chúng đang sống là đỉnh cao trí tuệ của loài khỉ, là tuyệt đối văn minh, không thể có một xã hội nào siêu việt hơn nữa. Có một con khỉ già bị cô lập, những đàn khỉ thường không con nào dám giao tiếp vì sợ liên luỵ. Nhưng các nhà khoa học không biết điều này, cứ lui tới hỏi han. Cụ khỉ già ban đầu cũng nghi ngại, thận trọng, không dám nói nhiều, và trong khi nói chuyện thì luôn luôn ca tụng tài đức thông minh của chúa, cho khỉ chúa là bậc tài đức xưa nay chưa từng ai sánh bằng, khỉ chúa là vô địch, là bách chiến bách thắng. Nhưng trong giọng nói của ông, có vẻ sợ hơn là thành thực. Một hôm, các nhà sinh vật học đem rượu trái cây đến cho ông uống. Rượu được bí mật chế biến trong hốc đá. Ông già ngà ngà say, và cho biết rằng, trước đây mấy mươi năm, dân khỉ vùng này sống trong an nhàn, no ấm, thong dong, không sợ sệt ai cả. Mỗi con khỉ tự làm lấy mà ăn, và không ai phải tâng bốc khen ngợi ai lố lăng như bây giờ. Nhưng từ ngày nhóm khỉ hiện tại cai trị, bày ra những luật lệ lạ lùng, nói là để đem hạnh phúc, bảo vệ no ấm cho toàn dân, thì ai cũng đói, ai cũng sống trong lo âu sợ sệt, và nhiều kẻ đã chết, đã mất tích bí mật, cho nên ai cũng sợ. Toàn dân khỉ đều biết chủ trương láo khoét bịp bợm của tập đoàn cai trị, nhưng họ không làm chi được, vì chúng đàn áp dã man và không nương tay. Sau khi tỉnh rượu, ông cụ sợ bị tố cáo, sợ bị hành tội. Ông cụ khỉ đã dẫn năm nhà khoa học trốn đi theo con đường tắt bí mật ra khỏi khu rừng, vùng đất của bọn khỉ tự xưng là văn minh tiên tiến.
Phần kể thêm thay kết luận

Người ta kể thêm rằng, vào đầu thập niên 1990, đoàn thám hiểm đã trở lại khu rừng già với một nhóm người võ trang, bắt được chúa khỉ cùng mười hai con khỉ tham mưu, đem máy bay chở gia đình chúng đến tái định cư chúng ở một vùng rừng già xa xôi, mà chúng không thể trở về chốn cũ. Đời sống và sinh hoạt của quốc gia khỉ dần dần trở lại bình thường. Ai làm nấy ăn, không còn bị bóc lột, bị bỏ đói, bị khủng bố dã man. Nhiều năm về sau, các thế hệ khỉ con cháu lớn lên, nghe bố mẹ kể chuyện xưa, chúng không tin đã có một thời đại lạ lùng như vậy, và cho rằng, các bậc cha ông bày ra chuyện vui kể cho con cháu nghe mà thôi.

Chuyện khỉ - Tác giả Bùi Bảo Trúc



Khỉ là anh em họ hàng rất gần với chúng ta. Ở một thời điểm mù mờ nào đó mà các nhà nhân chủng học vẫn chưa khẳng định được, chúng ta ở trên cây leo xuống đất, vĩnh viễn giã từ đời sống trên cây, đi bằng hai chân, và sau đó, vì hai bàn chân không còn được dùng để leo trèo nữa nên khả năng cầm, nắm cũng dần dần biến đi.

Khỉ và người xa nhau từ đó. Lối sống mới đưa tới rất nhiều thay đổi cho người trong khi khỉ không có được bao nhiêu đổi thay, tiến hóa. Khỉ cũng biết sử dụng các dụng cụ tìm thấy được ở chung quanh như dùng cành cây nhỏ chọc vào hang mối, khều những thứ ở xa và đánh nhau...  Trong khi đó, người thì luôn luôn không ngừng phát triển chế tạo thêm những dụng cụ khác, không chỉ dùng những thứ có sẵn trong thiên nhiên, mà còn sáng chế ra ngôn ngữ để thông tin với nhau và những ký hiệu càng ngày càng phức tạp, được hệ thống hóa thành văn phạm, nhiều cách ăn nói với nhau, để còn thơ phú, ví von, bóng gió, xỏ xiên, cãi nhau, chửi thề, văng tục... Khỉ không làm được như thế. Trong phòng thí nghiệm, con đười ươi Koko được dạy để có thể dùng dấu hiệu bằng tay nói chuyện với một chuyên gia về tâm lý loài vật bằng những mệnh lệnh giản dị. Nhưng tự loài khỉ thì không sáng chế ra được ngôn ngữ. Nó chỉ có thể học từ con người nhưng cũng không học được cách diễn tả những ý niệm trừu tượng như buồn vui , thất vọng, chán đời, ghen tuông, giận hờn, làm duyên hay điệu rơi điệu rụng...

Khi xuống đất, khỉ di chuyển bằng tất cả tứ chi, chỉ khi cần lắm như khi phải dùng tay cầm hay mang vật gì thì mới đi bằng hai chân nhưng leo trèo thì không động vật nào giỏi bằng khỉ.

Khỉ có mặt ở gần hết mọi nơi trên thế giới ngoại trừ Bắc Mỹ, Châu Đại Dương, Âu Châu, Bắc và Nam Cực. Có tất cả 260 giống khỉ khác nhau. Giống nhỏ nhất chỉ bằng nửa bàn tay. Giống lớn nhất có thể to và nặng đến 200 kilô.

Có ba giống đại hầu là đười ươi (gorilla), hắc tinh tinh (chimpanzee) sống tại Phi Châu, orang utang sống tại Borneo (Á Châu). Cả ba đều là những giống được bảo vệ rất kỹ, nếu không chúng có thể bị tuyệt giống vì môi trường sống của chúng đang ngày càng bị thu hẹp lại lấy chỗ cho người. Hai loài đại hầu ở Phi Châu còn bị săn để lấy thịt (bushmeat) và chính vì ăn thịt hắc tinh tinh mà siêu vi khuẩn gây bệnh Aids đã truyền sang người. Tất cả ba giống đại hầu này đều rất giống người và rất thông minh. Loài chimpanzee giống người nhất. Chúng sống thành từng bầy, có gia đình, đẳng cấp rõ ràng, biết kéo đi đánh nhau với những bầy khác, bắt tù binh, ăn thịt nhau, biết ăn một vài thứ lá khi ăn thịt sống hệt như chúng ta ăn rau thơm, khi đau bụng cũng biết tìm một thứ lá cây nhai. Như vậy chúng cũng biết dùng dược thảo vậy. Chỉ không đem quảng cáo bán trên truyền hình mà thôi. Chúng mắc một số bệnh như người như cảm cúm, lao, sưng phổi... Chúng cũng có những liên hệ đồng tính và có ý niệm rõ về cái chết. Chúng có trí nhớ và có thể học và hiểu, diễn tả được một số tiếng người bằng cách ra hiệu (sign language). Có những con bắt chước người hút thuốc lá và nghiện nặng như ở một vài sở thú. Thiếu thuốc chúng cũng bị vật và thấy người thì chạy tới, ra hiệu xin thuốc hút. Trong tiếng Việt, chúng được gọi chung là khỉ đột hay khỉ độc.

Những nghiên cứu về hai giống đại hầu đáng kể nhất là của Dian Fossey và Jane Goodall. Dian Fossey người Mỹ chuyên nghiên cứu về đười ươi đã bị bọn săn đười ươi bất hợp pháp giết năm 1985. Jane Goodall, người Anh, chuyên nghiên cứu về hắc tinh tinh trong suốt nửa thế kỷ.

Người ta thường phân biệt những con có đuôi là monkeys; những con không có đuôi là apes. Tất cả các giống khỉ đều giỏi bắt chước, thấy sao là bắt chước làm theo liền: “monkey see, monkey do” là câu tiếng Anh bồi để nói về cái tính hay bắt chước (mù quáng) đó. Động từ “to ape” cũng có nghĩa là bắt chước. Do khả năng bắt chước giỏi và tính thông minh, khỉ được dạy làm xiếc và giúp người trong nhiều việc. Chúng còn có thể được huấn luyện để giúp đỡ cho người tàn tật không dùng được tay chân làm các công việc như đóng cửa, mở cửa, lấy thuốc, lấy nước, xúc thức ăn... cho người. Đó là khỉ capuchin, một giống khỉ ở Nam Mỹ, tuy nhỏ chỉ như một con mèo nhưng được coi là giống thông minh nhất, có thể hiểu được nhiều mệnh lệnh của người.

Khỉ đã được cho bay lên thượng tầng khí quyển trước cả người. Chuyến bay của một hỏa tiễn V2 năm 1949 đã đưa khỉ Abert II lên không gian từ một căn cứ không quân của quân đội Mỹ. Khỉ cũng được dùng rất nhiều trong phòng thí nghiệm vì chúng rất giống người trong các phản ứng với các loại thuốc. Các tổ chức bảo vệ loài vật đã phản đối dữ dội nhưng không thành công mấy.

Khỉ là giống vật gần với người nhất. Vị trí của các bộ phận cơ thể đều được sắp xếp ở những vị trí tương tự như ở người, ngoại trừ một số có đuôi trong khi người thì không. Tại sao ông trời sinh ra khỉ giống người thì không ai biết được. Bàn tay của khỉ rất giống bàn tay người có cả chỉ tay, vân ngón tay. Khỉ có thể phối hợp ngón tay cái và 4 ngón kia nên chúng khéo tay hệt như người, vượt xa khỏi các sinh vật khác. Móng tay khỉ rất giống móng tay người và mặc dầu không phải đi làm nail ở tiệm, lúc nào móng tay khỉ cũng như vừa được cắt và mài giũa xong.

Khỉ cũng bị người săn bắt lấy thịt để ăn như ở Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ. Dưới triều nhà Thanh, các nhà ngoại giao Tây phương đã ít nhất một lần được mời ăn món óc khỉ. Những con khỉ còn sống la thét bị trói chặt, đầu được đẩy qua những chiếc lỗ trên mặt bàn ăn. Người ta dùng những chiếc búa làm bằng vàng đập vỡ đầu những con khỉ đang la thét đó rồi dùng muỗng múc óc những con khỉ đó lên để ăn. Đúng là cách ăn uống của mấy anh Tàu: Con gì ngọ nguậy là nấu lên đớp liền.

Trong văn chương ít thấy các nhà thơ nhắc tới khỉ. Có lẽ chỉ đôi ba lần như trong một bài Phan Văn Trị họa lại bài xướng của Tôn Thọ Tường là có nhắc tới khỉ: “Chớ mượn hơi hùm rung nhát khỉ / Lòng ta sắt đá há lung lay.” Nguyễn Du không nhắc tới khỉ một lần nào trong suốt mấy ngàn câu Kiều. Ông Tú Xương chỉ bóng gió nói về khỉ :“... Bồng bế nhau lên chúng ở non.” Nguyễn Nhược Pháp chỉ có một câu có hình bóng những con khỉ: “Sau núi Oản, Gà, Xôi / Bao nhiêu là khỉ ngồi...”
Trong tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân, con khỉ Tôn Ngộ Không được nhân cách hóa và là nhân vật chính trong Tây Du Ký.

Có một số khỉ đã bị các nhà sinh vật học bỏ quên nên hiện chưa có được những nghiên cứu nghiêm túc và chi tiết về chúng.

Thí dụ khỉ khô là giống khỉ không biết xuống nước để tắm, khác hẳn một giống khỉ ở Nhật trong mùa Đông cũng xuống các suối nước nóng để tắm. Giống khỉ này ít gặp nên hễ nhắc tới chúng thì bao giờ cũng là câu “Không có con khỉ khô nào cả” hay “Không ra cái khỉ khô gì hết.”

Khỉ mốc là giống cũng khó kiếm. Thỉnh thoảng chúng bị ướt, không biết lau cho khô nên hay bị mốc.
Khỉ Tầu là giống khỉ quê quán tại Hoa Lục, cùng quê hương với người vượn Bắc Kinh theo một số nhà nhân chủng học. Giống khỉ Tầu này rất khốn nạn và mất dậy. Chúng có thói quen ở bẩn, khạc nhổ phóng uế khắp nơi, chỗ nào lấn được là chúng lấn. Cả thế giới đều ghê tởm chúng.

Khỉ dòm nhà thường được người nuôi trong nhà như một giống thú cưng nhưng nhiều khi lại gây ra rắc rối cho gia chủ hệt như nuôi ong tay áo để lấy sữa ong chúa, sữa chẳng thấy đâu lại bị ong chích cho sưng vù lên thì có.

Nỡm cũng là một giống khỉ sống gần với người. Tườu là một loài khỉ mà ở Bắc Việt Nam gọi là tiều nhưng lại viết là tườu. Bà Huyện Thanh Quan có lần trông thấy tận mắt mấy con tiều này xuống bến sông đón thuyền đi chợ: “Lang thang dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” Tuy thế, gọi ai là khỉ tườu hay đồ con tườu thì đó là một lối lăng mạ khá nặng.

Bú dù là một giống khỉ mà người Pháp đem vào Việt Nam. Giống bú dù được lồng vào một câu để chào nhau hồi người Pháp còn ở Việt Nam: “Mẹc xà lù bú dù con khỉ!” Mẹc là do danh từ merde của tiếng Pháp có nghĩa là cứt. Xà lù là từ danh từ salaud nghĩa là đồ khốn nạn.

Khẹc là một giống khỉ khác. Đây có thể lá một tiếng tượng thanh bắt chước tiếng kêu của nó. Khi nói đồ con khẹc thì cũng hệt như gọi người đó là đồ khỉ vậy.

Khỉ gió rất dễ ghét. Khỉ gió đùng lăn ngã ngửa là cảnh nham nhở và sàm sỡ của loài khỉ này. Hiện chưa biết nguyên do vì sao chúng lại có cái tên kỳ lạ đó. Có thể là do hai chữ phong hầu (?) ra chăng.
Giống đười ươi có một thời sống tại Việt Nam và được cho cắp sách đến trường ăn học tử tế nhưng sau sinh tật lười biếng, cúp cua, trốn học bỏ váo rừng rồi không trở ra nữa. Ông Cao Bá Quát có lúc đã dạy học cho mấy con: “Nhà trống ba gian: Một thầy, một cô, một chó cái / Học trò dăm đứa: Nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.” Hồi ấy mấy em nữ sinh đười ươi đi học cũng diện lắm khiến một nhà thơ vô cùng đáng yêu của Việt Nam, ông Bùi Giáng cũng phải ngậm ngùi trong nhiều bài lục bát của ông: “Ta về giũ áo đười ươi / Trút tờ phong nhã cho người phụ nhau” rồi lại “Em về giũ áo mù sa / Tiền trình vạn lý anh là đười ươi.” Sự giao tiếp giữa người và đười ươi là có như trong một truyền thuyết nói là ông Mạc Đĩnh Chi, một danh sĩ thời Hậu Lê tương truyền là có máu đười ươi trong người vì thân mẫu của ông vào rừng bị đười ươi bắt và về nhà thì mang thai rồi sinh ra ông diện mạo rất xấu xa nhưng cực kỳ thông minh được cả Trung Hoa và Việt Nam coi là lưỡng quốc trạng nguyên. Theo báo Sài Gòn Mới của bà Bút Trà thì ở Cà Mâu cũng có một vụ tương tự. Xét về mặt khoa học thì những chuyện người và khỉ đều không thể xẩy ra. Con đười ươi King Kong chỉ là tưởng tượng để làm thành phim kiếm tiền. Phim được thực hiện hai lần đều để kiếm tiền.

Khỉ già thường sống thành từng cặp sau khi bọn khỉ con học hành xong, có nghề nghiệp bỏ nhà ra đi chỉ còn hai con khỉ già sống với nhau ít được các khỉ con ngó ngàng tới.

Khỉ cũng biết mặc quần áo chứ không phải lúc nào cũng một bộ lông quanh năm suốt tháng. Vì thế, áo maillot còn có tên là áo khỉ. Túi khỉ là cái túi may ở trước bụng của áo lót dùng để giữ an toàn cho cái bóp tầm phơi.

Tại một ngôi đền Thần Đạo ở Nikko, Nhật có tượng của ba con khỉ tên là Mizaru, Mikazaru và Mazaru. Con Mizaru lấy tay bưng mắt, Mikazaru bịt tai và Mazaru che miệng. Tượng của ba con khỉ này được tạc từ thế kỷ thứ 17 và được coi là tóm gọn được phần nào nguyên tắc sống của Khổng Tử: Không nhìn những chuyện xấu, không nghe những chuyện xấu và không nói ra những điều xấu. Một con thứ tư được thêm vào một cách không chính thức. Con này dùng tay ôm lấy bộ phận chiến lược của nó, ý nói không làm những chuyện xấu. Nhưng con thứ tư này không được tạc thêm vào những bức tượng ở đền Thần Đạo mà chỉ thấy bán ở những cửa tiệm bán đồ kỷ niệm. Cũng có thể điều khuyên của con này không được bao nhiêu người nghe và làm theo chăng.

Khỉ được thờ trong Ấn Độ Giáo từ 5 thế kỷ trước Công Nguyên. Khỉ tượng trưng cho thần Shiva, cho sự thông minh, trung thành, dũng cảm. Tại những ngôi đền thờ khỉ, bọn khỉ tự do đi lại như chốn không người, mặc tình cướp phá chợ búa, cửa hàng của dân chúng, cảnh sát cố gắng can thiệp cũng không ăn thua gì.

Nhưng qua tới Việt Nam, khỉ không có được bao nhiêu mỹ cảm. Những người ra đời trong năm khỉ thì than thở đứng ngồi:

Người ta tuổi Ngọ tuổi Mùi

Riêng tôi ngậm ngùi vì nỗi tuổi Thân

Tuổi Thân con khỉ ăn bần

Có một điều kỳ lạ là người Việt khi chửi nhau thì lại chỉ lôi cha của khỉ ra mà không bao giờ lôi mẹ của khỉ ra cả. Chúng ta nói “bố khỉ nhà nó” chứ có nói “mẹ khỉ” bao giờ đâu ? Trong một cách nói về một điều không mấy xứng ý, chúng ta cũng đem khỉ ra:“ Rõ khỉ !”

Nhưng khi gọi ai là “Anh khỉ này!” hay “Đồ nỡm!” hay “Đồ khỉ chửa nào!” thì chưa chắc người đó đã bị ghét mà có thể là rất đáng yêu là khác.

Trong tiếng Mỹ, monkey hay ape là những tiếng cực kỳ độc địa để gọi người da đen. Chính Tổng Thống Obama cũng đã bị một tờ báo đăng một bức hí họa vẽ ông là một con khỉ. Ông Bush con cũng bị dùng photoshop để biến ông thành một con hắc tinh tinh. Đùa ông Bush thì không sao nhưng tờ báo diễu ông Obama thì phải xin lỗi lia lịa.




Ngày Tết người Việt kiêng không nhắc đến khỉ vì sợ gặp phải những chuyện không may thế nên chuyện khỉ không nên đem ra nói quá rông dài.

Bởi thế xin chấm dứt ở đây.

Độc Đảng và Dân Chủ







Phỏng vấn giáo sư Vũ Tường, đại học Oregon, về "19 bộ mặt bự" trong Bộ Chính Trị CSVN được cử từ ĐẠI HỌA 12



https://drive.google.com/file/d/0BzlDhQ4ilcR9RjNxWWJqRVdoTE0/view?usp=sharing


Dân VN hy vọng gì về ĐẠI HỌA 12?







Phỏng vấn giáo sư Chu Hảo về ĐẠI HỌA 12



https://drive.google.com/file/d/0BzlDhQ4ilcR9eUptSzBMQ0JuVzg/view?usp=sharing


LÀM SAO QUÊN ĐƯỢC NGÀY 27-1-1973, KISSINGER BÁN ĐỨNG VNCH CHO CS QUỐC TẾ - Tác giả Mường Giang



Tuy chiến tranh đã kết thúc từ lâu và cọng sản Bắc Việt ngay từ ngày 1-5-1975 qua Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm Hùng... đã công khai xác nhận XÂM LƯỢC MIỀN NAM, còn Mặt Trận Giải Phóng chỉ là một phần Ðảng Bộ Trung Ương nối dài, một thứ công cụ bịp để che mặt và đánh lừa bọn trí thức ngây thơ da vàng da trắng mà thôi.

Thế nhưng đến nay vẩn còn nhiều người chưa chịu trả lại công lý cho người VN mỗi khi đề cập hay nhắc tới cuộc chiến đó. Thật ra đây cũng chỉ là một cách chạy tội của những người trước kia tay lở nhúng vào tội ác, hoặc cố ý hay vô tình khi đứng về phía cọng sản, thân thiện, giúp đỡ chúng một cách mù quáng, không cần biết tới lẽ phải và lương tâm. Do trên họ cứ tự mình tùy tiện áp đặt cho cuộc chiến đó, nhiều cái tên nghe qua thật khôi hài, cũng may đến nay không còn được mấy ai chấp nhận. Tóm lại, dù có gọi là cuộc chiến ủy nhiệm, nội chiến hay là chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc gì gì chăng nửa, thì đó cũng là một cuộc chiến xâm lược, do cọng sản quốc tế chủ động, nhằm nhuộm đỏ Ðông Dường và Ðông Nam Á. Cọng sản Hà Nội hay VC miền nam chỉ là kẻ thừa hành sứ mạng quốc tế trên, đã khiến dân chúng VNCH trở thành nạn nhân, phải đem máu xương ra chống lại để sống còn.

Từ đầu thế kỷ XX tới nay, Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia vô địch. Chính Họ đã giúp đồng minh thắng phe trục qua hai cuộc thế chiến. Trong chiến tranh lạnh giữa khối tự do và cọng sản, Hoa Kỳ đã chiến thắng Liên Xô vẽ vang, giựt sập bức tường Bá Linh, giải thề Xô Viết, giải phóng Ðông Âu và nhiều quốc gia cọng sản khác trong đó có Ðông Ðức , Nga La Tư vĩnh viễn thoát khỏi gông cùm đỏ trong mấy thập niên qua. Mới đây quân Mỹ như sấm sét, trong vòng không đầy một tháng, bình định xong A Phú Hãn và Iraq là hai vùng đất chết được coi như bất khả xâm phạm của thế giới Ả Rập.

Nhờ những chiến công trời biển này, ít ra hiện tại cũng còn làm Trung Cộng vỡ mật khi muốn trở thành trùm thế giới, bá chủ Á Châu và vua biển Thái Bình Dương. Nhưng tại VNCH thuở đó, Hoa Kỳ lại bị sa lầy dù thực tế tự chạy khi đã đạt được ba mục đích chiến lược quốc sách : Tạo được sự mâu thuân chia rẽ giữa Liên Xô-Trung Cộng, thành công trên chiến trường VN về sự thử thách vũ khí và quân đội với khối cọng sản quốc tế qua bộ đôi Bắc việt và trên hết là ngăn chặn được Trung Công không cho tràn xuống Ðông Nam Á ít nhất là lúc đó. Tóm lại người Mỹ tới VN không phải để chiến đấu thật sự như họ đã làm tại hai cuộc thế chiến hay mới đây ở A Phú Hãn và Iraq, mà đến để nướng quân dụ địch. Tất cả những cái được gọi là Rules of Engagement hay là luật chiến đấu dành cho quân đội Hoa Kỳ tại VN và Nam Hàn. Tài liệu này được giải mật một phần từ năm 1985 bởi Congressional record, nhờ đó ta mới biết được lý do tại sao quân đội Hoa Kỳ, Ðồng Minh và QLVNCH bị Hoa Thịnh Ðốn trói chặt tay khi đang chiến đấu. Bởi vậy cứ không tập, đổ bom liên tục xuống núi, xuống biển nên Hà Nội, Hải Phòng đâu có hề hấn gì củng như không thấy có bất cứ một cán bộ nào kể cả cán thấp tại xã huyện bị thương vong.

Ðây là một trò chơi mèo bắt chuột mà rõ ràng nhất là đợt Mỹ oanh tạc Bắc Việt lần cuối cùng, bằng B52 liên tiếp, khủng khiếp suốt 12 ngày đêm và chỉ cần thêm MỘT NGÀY là toàn bộ chóp bu Hà Nội trốn dưới hầm thép ra đầu hàng, giúp dân chúng VN ngày nay thoát được ách nô lệ cọng sản . Thế nhưng Hoa Kỳ đã ngưng và Bắc Việt đã ngoan ngoãn hối hả ngồi vào bàn nghị sự. Rồi những ngày cuối cùng của tháng tư đen 1975 miền nam sắp mất, trong lúc Hoa Kỳ với một lực lượng hải quân hùng hậu có đầy máy bay và bom đạn, kể luôn kho bom nguyên tử tới mấy trăm ngàn trái, nếu muốn dù có Trung Cộng và Liên Sô can thiệp, vẫn thừa sức đánh tan bộ đội Bắc Việt trong chớp nhoáng để cứu QLVNCH. Mặt trận Xuân Lộc tháng 4-1975 là một thí dụ điển hình, chỉ cần thêm vài chục trái bom tiểu nguyên tử, tình hình chiến sự đã thay đổi nhưng Mỹ cho bom mà không viện trợ ngòi nổ, ba trái bỏ tại ngã ba Dầu Giây chỉ để mua thêm thời gian giúp người Mỹ chạy được an toàn thế thôi.
           
Tóm lại, họ không bao giờ làm vậy và còn được lệnh di chuyển hết các mẫu hạm khỏi bờ Ðông hải. Ðó là chiến thuật để thua vừa nuôi dưỡng chiến tranh sắp tới nên không thể bắt Hà Nội tan rã. Thế giới ghét cái trò lừa bịp của Hoa Kỳ, nên mặc dù đã nhìn rõ sự láo dóc tàn khốc của Việt cộng nhưng cứ giả vờ nhắm mắt hoan hô cổ võ trò hề trên, làm hại cho một số người VN nhẹ dạ tưởng thiệt, lại cứ theo giặc, tiếp tay hãm hại đồng bào mình trong lúc khốn cùng qua màn cổ võ ‘ nối vòng tay lớn, hòa hợp hòa giải .. ’ ’

           
Cũng vì vậy nên dù chiến tranh đã chấm dứt từ xa lắc nhưng VC chứng nào tật ấy, một mình một chợ, độc quyền thao túng lịch sử, dành làm chủ đất nước, bịa đặt những huyền thoại vu vơ để làm dao động các thế hệ mới lớn, mục đích chạy trốn tội ác thiên cổ đã gây ra trong mấy chục năm máu lệ hận trường. Riêng Hoa Kỳ trong màn kịch giả bộ thua đau, đã không ngớt biện minh để tìm cách thoát ra cái hội chứng Vietnam syndrom, trong đó chính họ là kẻ phản bội và thủ phạm tấn tuồng trên là Nixon-Kissinger. Một điều tàn nhẫn khác của người Mỹ, đó là sự vu cáo trắng trợn, đổ tội cho đồng minh hèn nhát không chịu chiến đấu nên phải mất nước. Thật sự trong giờ 25, nếu không có sự chiến đấu can trường của QLVNCH trên khắp các chiến địa, liệu một số người Mỹ , kể luôn ông Ðại sứ có còn mạng thoát được Sài Gòn ? như vụ Ba Tư bắt con tin Mỹ năm 1983.

           
Ngày nay nhờ tài liệu mật từ văn khố của Liên Xô cũ cũng như tại thư viện chiến tranh Hoa Kỳ ở Texas gọi tắt là ISAW, đã chấm dứt các huyền thoại dỏm của VC trong mấy chục năm qua, tốn công dàn dựng bóp méo và đưa ra ánh sáng rằng những xáo trộn chính trị tại VNCH, dù do ai cũng chỉ là cớ để Bắc Việt cưởng chiếm miền nam.

            
Ý đồ trên, theo J.Race trong The lost revolution, đã manh nha từ năm 1958 khi Hà Nội ra lệnh khui lại các hầm vũ khí được chôn giấu tại miền nam trước khi tập kết, để trang bị cho cán binh cơ sở nằm vùng. Cũng trong năm này, Lê Duẩn theo lệnh Hồ đã lén lút vào Nam lượng giá tình hình và trở về bắc họp Trung ương đảng lần thứ 15, nghị quyết lập đảng bộ miền nam, tức là VC hay mặt trận giải phóng, tấn công VNCH bằng vũ trang. Chiến tranh được phát động chính thức bằng hai cuộc nổi loạn gọi là đồng khởi nhưng đã bị dập tắt ngay tại Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày 28-8-1959 và BếÔn Tre ngày 17-1-1960. Chính Thủ Tướng Nga Nikita Khrushchev đã phất ngọn cờ tiến quân ngày 6-1-1961 để mở màn cuộc chiến VN sau khi vở tuồng mặt trận trình diễn ra mắt tại một khu rừng già kế biên giới Việt Miên trong liên ranh hai tỉnh Hậu Nghĩa-Tây Ninh cuối tháng 12-1960 với nhân sự nòng cốt gồm hơn 25.000 cán binh từ bắc hồi kết. Tháng 5-1962, Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thời Tông thống J.Kennedy là McNamara thăm viếng VNCH, cũng để mở màn cái thảm kịch chiến tranh phải thua, khiến hơn 60.000 quân nhân các cấp Hoa Kỳ, UỊc,Tân Tây Lan, Nam Hàn,Phi, Thái và mấy triệu người VN cả hai miền nam bắc phải chết oan khiên trong bom đạn tàn bạo của một cuộc chiến bẩn thỉu có một không hai trong dòng sử nhân loại.

            
Ngày 1-11-1963 Hoa Kỳ đạo diễn biến cố lật đổ nhà Ngô, một mặt tạo sự vô chính phủ tại miền nam trong ba năm xáo trộn 1963-1967, vừa có cớ đem quân vào giúp đánh VC ổn định chính trị nhưng trên hết là thực hiện cái chiến lược, hy sinh con chốt VNCH để bắt nhốt con cọp ngủ Trung Cộng, rảnh tay tiêu diệt Liên Xô nhưng thả Hà Nội để lại tiếp tục làm con chốt thí mạng với Tàu đỏ khi cần. Chiến tranh cứ thế leo thang, tại miền nam Mỹ thêm quân, giội bom oanh tạc, thì miền bắc càng nhận được thêm nhiều quân viện gạo vải từ khối cọng sản quốc tế, cũng như sự hiện diện của mấy trăm ngàn đồng chí Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu Ba, Ðông Ðức.. do Hồ lãnh tụ mời tới tham chiến, đóng đầy từ vỹ tuyến 20 ở Thanh Hóa cho tới biên giới Việt Hoa.

   
Ngày 4-9-1967 mở đầu nền đệ nhị cộng hòa cho tới ngày tàn cuộc 30-4-1975. Cũng từ đó QLVNCH trên khắp chiến trường trong nước cũng như tại Kampuchia và Hạ Lào, đã chứng tỏ cho thế giới là một đạo quân thiện chiến và có kỷ cương nhất vùng Ðông Nam Á, qua các chiến thắng lừng lẫy trong Tết Mậu Thân 1968, vượt biên đánh thẳng vào căn cứ địa của R tại Kampuchia năm 1970, Hạ Lào năm 1971, mùa hè đỏ lửa 1972, Hoàng Sa tháng 1-1974.. tạo nên một niềm tin tất thắng trong lòng quân nhân các cấp, nhất là những sĩ quan chỉ huy trẻ tuổi trung cấp và tuyệt đai quân sĩ thanh niên nam nữ yêu nước dưới quyền.

            
Thế nhưng giữa lúc chiến thắng gần kề thì cũng là lúc Kissinger công khai thái độ bán đứng đồng minh qua cái hiệp định quái đản ngày 27-1-1973. Thì ra tất cả đều là xảo thuật, đóng kịch từ cuộc họp thượng đỉnh Midway ngày 8-6-1969 giữa Nixon-Nguyễn văn Thiệu với cam kết bảo vệ và quân viện cho VNCH.. chỉ là lời hứa cuội trên văn bản. Thật sự Kissinger đã đi đêm với cọng sản Hà Nội từ khuya, để rút quân, lấy tù binh về nước.

           
Ðể đạt được trò bịp trên, Hoa Kỳ dùng thủ đoạn chèn ép chính phủ VNCH bằng cái thòng lọng VIỆN TRỢ, chụp mũ làm mất chính nghĩa quốc gia của người miền nam, qua truyền thông truyền hình và hăm dọa ám sát thủ tiêu lãnh đạo nếu không chịu ký nhận cái hiệp định phi lý vô nhân đạo, mà VC đã đem liệng ngay vào thùng rác sau đó.

 
Cái hài hước của lịch sử mà ai cũng biết được, là mặt thật nhưng vẫn phải cắn răng nuốt lệ thi hành. Và cũng kể từ đó, người Mỹ hân hoan rút hết về nước, trước sự thắng cử vinh quang thêm một nhiệm kỳ của tổng thống Nixon. Bộ đội Bắc Việt thế chân Hoa Kỳ, công khai ở lại lãnh thổ độc lập tự do của người miền Nam theo tinh thần hiệp định hai nước, hai chính thể ký năm 1954. Cũng qua sự toa rập ký kết từ trước, quốc hội Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH, đưa đến sự sụp đổ toàn diện của một quốc gia chỉ vì tin cậy vào sự giúp đỡ của đồng minh.. vào lúc 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.

 
           
Trong suốt bao chục năm qua, cọng sản đã ký bao nhiêu hiệp định ngày 6-3 và 14-9-1946, 20-7-1954 rồi 27-1-1973 nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Bởi vậy đừng tin những gì cọng sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm. Chí lý thay lời nhận định của cố tổng thống Nguyễn văn Thiệu, vậy mà tới nay còn không ít người không chịu tin vào sự thật.

 
1 - KISSINGER VÀ HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH GIẢ MẠO:

           
Cái khôi hài cười ra nước mắt của người Mỹ là ngay trong lúc một mặt đổ quân ào ạt vào nam VN năm 1965, cũng đồng thời bí mật đi đêm với Bắc Việt gọi là mưu tìm một giải pháp hòa bình, chính Pháp và Tòa Thánh La Mã khởi động đầu tiên dàn xếp để hai phiá ngồi vào bàn hội nghi nói chuyện ngưng bắn theo kế hoạch Mayflower nhưng bất thành.

           
Ngày 17-6-1965 Anh và Liên Xô nhập cuộc, mở hội nghị 4 nước Anh-Ghana-Nigeria-Tobago với sự ủng hộ công khai của hai nghị sĩ dân chủ là Mike Mansfield và Fullbright, muốn Mỹ ngưng oanh tạc Hà Nội và ngược lại Bắc Việt ngừng chuyển bộ đội vào nam nhưng bị cọng sản bác bỏ vì lập trường đối nghịch của hai đàn anh Nga-Tàu. Tháng 7/1965 tổng thư ký LHQ là U Thant muốn mở lại hội nghị Geneve 1954. Tháng 10/1965 ngoại trưởng Ý là Amintore Fanfani và Giáo Hoàng Paul VI cũng nhập cuộc, bằng cách liên lạc thẳng với Hà Nội , Mặt Trận GPMN và Tổng Thống Johnson nhưng cũng bất thành vì Hồ đòi công nhận Ma mặt trân là một chánh phủ giống như VNCH.

           
Tóm lại những kế hoạch kể trên đều khởi động nhịp nhàng theo các phong trào phản chiến tại nội địa Mỹ do Luther King, Hoffman, Larson xách động, biến các trường đại học Mỹ thành căn cứ du kích Bắc Việt ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh dữ dội khắp VNCH nhịp nhàng với các biến động chính trị tại Huế-Sài Gòn. Hoa Kỳ tiếp tục oanh tạc miền bắc nhưng Hồ vẫn không nhượng bộ vì đang leo dây giữa Nga-Tàu, nên chỉ biết ậm ờ trước các đề nghị hòa bình. Tại Mỹ, ngày 20-2-1966, Robert F.Kennedy công khai đòi cho MT/GPMN tham gia chính phủ nhưng bị chống đối kịch liệt.

            
U Thant và De Gaulle là hai nhân vật hung hăng nhất trong việc kêu gào phải hòa bình tức khắc tại VN bằng cách ngưng oanh tạc miền bắc, Mỹ rút quân và để MT/GPMN tham chính. Sở dĩ cả hai làm như vậy vì U Thant tuy là tổng thư ký LHQ nhưng lại thân cộng ra mặt, còn De Gaulle với dụng tâm đạo đức giả, thù Mỹ đã phỏng tay trên Ðông Dương, nên nhỏ mọn trả thù vặt. Rốt cục cả thế giới lẩn Vatican đều trúng kế Hồ Chí Minh, càng lúc càng chia rẽ và phân hóa trầm trọng.

            
Năm 1967 phong trào phản chiến lên cao tại Hoa Kỳ làm phân hoá đảng dân chủ vì là mùa bầu cử, nên tổng thống Johnson tuyên bố trong cuộc hội nghi với TT Nguyễn văn Thiệu tại Guam, là sẽ thương thuyết thẳng với Bắc Việt .Tất cả chỉ là màn hỏa mù ngoại giao vì Mỹ và Hà Nội đã đi đêm từ cuối năm 1966, do sự dàn xếp của Thụy Ðiển nhưng phải đợi tới ngày 31/3/1968 khi Johnson tuyên bố không tái tranh cử và bộ đội của Bắc Việt cũng như VC bị tan nát tại miền nam trong trận Tết Mậu Thân, cọng sản mới chính thức ngồi lại với Mỹ . Rồi Nixon thắng cử tống thống, Kissinger được giao trách nhiệm đi đêm với Lê Ðức Thọ, tự quyết định số phận của VNCH, mà không cần đếm xỉa gì tới chủ quyền của miền nam lúc đó.

           
Theo giáo sư tiến sĩ Stephen Young, từng phục vụ nhiều năm trong bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì Kissinger, trưởng phái đoàn thương thuyết Mỹ đã bán đứng VNCH cho Bắc Việt khi chấp thuận cho Hà Nội được lưu giữ đạo quân xâm lăng ở miên nam VN. Hậu quả tạo ưu thế quân sự cho địch cưỡng chiếm VNCH khi Hoa Kỳ rút toàn bộ quân lực về nước và cắt giảm quân viện năm 1973 rồi cắt đứt năm 1975. Tổng thống Nixon ngay khi làm TT năm 1969 đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh, đem hết quân Mỹ về bằng một kế hoạch bí mật.

           
Vấn đề chính là Nam VN chẳng hề biết tới kế hoạch đó là gì và nói là VN hóa chiến tranh nhưng QLVNCH tới đầu năm 1972 mới được cải tiến trang bị, trong lúc bộ đội miền bắc đã sử dụng những vũ khí cá nhân và cộng đồng tối tân của khối cộng từ khi Mỹ còn hiện diện.Năm 1972 Nixon đả đạt được những thỏa uớc lịch sử với Nga lẫn Trung Cộng. Chính điểm này để Nixon thắng Mc.Govern làm TT nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên việc oanh kích Hà Nội trong 12 ngày liên tiếp và thả mìn phong tỏa Hải Phòng, suýt làm Bắc Việt đầu hàng vô điều kiện, nếu không bị đảng dân chủ và phe phản chiến chống đối dữ dội.

            
Giữa lúc TT Nixon trong tình thế khó xử, thì Kissinger đưa sáng kiến phản bội VNCH để đổi lấy sự ủng hộ của quốc hội Mỹ, trong việc làm thăng bằng cán cân chiến tranh lạnh, nói thẳng là giúp Do Thái đương đầu với khối Ả Rập. Do nhận thức sai lầm trên, đã khiến Kissinger thành kẻ chủ bại, hèn nhát, bất nhân đẩy VN vào định mệnh oan nghiệt. Thực tế còn gian ác hơn ta nghĩ, vì Kissinger chẳng những muốn Hoa Kỳ rút khỏi VN mà còn làm cho dân chúng Mỹ không còn nhớ tới cuộc chiến đó trong tiềm thức. Hậu quả lưu manh này khiến cho các quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại VN trở về bị đối xử tàn tệ, tẻ nhạt cho tới mấy năm sau mới được hồi phục lại danh dự.

           
Trong thâm tâm của Kissinger, đưa quân đội Mỹ về chưa đủ, mà phải làm sao thọc gậy quốc hội cắt đứt mọi nguồn viện trợ cần thiết, thì mới chấm dứt được chế độ miền nam. Do trên ông ta tự đẻ ra sáng kiến riêng, chủ đích làm hỏng chương trình VN hoá của Nixon. Theo tài liệu của đại sứ Bunker, thì bí mật lớn nhất của Kissiger là sự xuống thang chiến tranh. Ðây là sáng kiến tàn nhẫn nhất vì để đổi một thắng lợi ngoại giao cho Mỹ và VNCH, Kissinger cho lại Bắc Việt MỘT CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ, tức là Y đã tiết lộ bí mật quốc phòng cho địch. Nhưng sự kiện này không bao giờ Kissinger dám nhận và chính trong hồi ký của TT. Nixon đã viết là chẳng bao giờ ông cho phép làm chuyện đó khi thương thuyết với Hà Nội.

            
Tóm lại để kết thúc chiến tranh VN theo ý mình, Kissinger không bao giờ trình bày sự thật khi thương thuyết với Hà Nội cho TT.Nixon biết. Từ ngày 13-4-1971, Kissinger đã manh nha trò phản bội và lộng quyền, khi tự sử dụng đường dây nóng đặc biệt không qua Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống Mỹ, để ra lệnh cho Ðại Sứ Bunker và Bắc Việt. Theo các tài liệu lịch sử đã giải mật, những lộ đồ đề nghị hòa bình VN của các giới chức Mỹ từ tổng thống Nixon tới đại sứ Bunker hoàn toàn trái ngược với ý riêng của Kissinger

            
Theo bản dự thảo chiến lược chính thống, thì sự ký kết hòa bình chỉ xảy ra sau khi QLVNCH đạt được chiến thắng tại Hạ Lào qua cuộc hành quân Lam Sơn 719, phá vỡ toàn bộ các căn cứ hậu cần của Bắc Việt tại đây nhằm cắt đứt đường tiếp vận cho bộ đội miền bắc qua đường mòn Hồ chí Minh. Về rút quân thì bắt đầu năm 1971-1972, bộ binh về trước khi đã chứng thật rằng QLVNCH được VN hoá chiến tranh, đủ mạnh để thay thế quân lực Hoa Kỳ đương đầu với Bắc Việt. Riêng Không quân-Hải quân vẫn duy trì cho tới khi thấy Hà Nội thật sự tôn trọng hòa bình của Nam VN. Một điều quan trọng nhất mà đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Bunker, mong muốn Hoa Thịnh Ðốn phải chứng tỏ vai trò hợp hiên của CHÍNH PHỦ VNCH tại bàn hội nghị và cái sự Hoa Kỳ ngồi nói chuyện với Hà Nội đã là một nhượng bộ, vì rõ ràng lúc đó Bắc Việt đang thảm bại quân sự trên khắp các chiến trường , chiến dịch ở miền nam. Một sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng tại Hoa Kỳ, là mặc dù bị đảng dân chủ đánh phá kịch liệt, đòi rút quân về tức khắc để đổi tù binh nhưng TT Nixon lúc đó, vẫn cương quyết không tiết lộ lộ trình triệt thoái và giữ nguyên ý định không giải kết với VNCH vì quyền lợi Mỹ.


2-KISSINGER BÁN ĐỨNG VNCH CHO CS QUỐC TẾ :

           
Theo các sử gia, nếu Kissinger thật sự là một nhà thương thuyết giỏi và có lương tâm, ông ta đã vượt qua được những sóng gío trùng trùng lúc đó, mang lại vinh dự cho nước Mỹ và công lý cho VNCH. Lịch sử đã chúng nhận điều này chỉ mới đây trong việc Tổng Thống G.W.Bush trước khi tiến quân đánh Iraq. Nhưng Kissiger chỉ là một học giả chứ không phải là một nhà ngoại giao, một người Do Thái thuần tuý nên không hề biết tới quyền lợi và danh dự của Hoa Kỳ. Trước tiên, về việc cho phép BỘ ÐỘI BẮC VIỆT ở lại miền nam, Kampuchia, Lào được coi như một hành động ngu xuẩn nhất của Kiss

            
Thế nhưng Kissinger nơi trang 1488, y đã tự sửa lại là : “ người VN và các dân tộc khác ở Ðông Dương, sẽ tự thảo luận để tất cả quân đội ngoại nhập rút ra khỏi Ðông Dương “.Như vậy muốn Hoa Kỳ ngưng oanh kích rút quân, mà không có một đòi hỏi gì cho đối phương, thậm chí còn cho chúng ở lại để tiếp tục làm giặc, thì thương thuyết để làm gì, cho nên sau này Hà Nội và thế giới khinh khi, cười chê Hoa Kỳ là vậy. Ngoài ra chẳng bao giờ Kissinger coi VNCH là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nên hắn đã có cái nhìn coi Hà Nội mới là đại diện để thương thuyết với Mỹ. Ðây là một sự phản bội trắng trợn của lời cam kết từ các chính quyền Hoa Kỳ như TT.Kennedy, Johnson, Nixon.. luôn tuyên bố tôn trọng nền độc lập của quốc gia đồng minh.

           
Tóm lại với luận điệu lừng khừng, chủ bại, đầu óc lắt léo tàng tàng, kissinger đi phó hội trong một tư thế hèn yếu, rẻ mạt, nên chỉ còn bán đứng VNCH mới mong lấy lại tù binh về. Ngày 25-5-1971, để tránh bị kiện tụng vào phút chót, Kissinger đã điện thoại gạt Bunker là chương trình nghị sự sẽ theo đúng bản dự thảo của TT.Nixon và tòa đại sứ Mỹ-Sài Gòn.

           
Cũng do lòng tin tưởng trên, nên ngày 3-6-1971, Ðại sứ Bunker đã tường trình với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu có Kissiger hiện diện, kết quả thương thuyết theo bản dự thảo của TT.Nixon và Toà đại sứ. Trong khi trình bày, Bunker xác quyết là BỘ ÐỘI BẮC VIỆT cùng rút về Bắc khi quân đội Ðồng Minh và Hoa Kỳ triệt thoái. Việc tréo cẳng ngổng này cho thấy, TT Thiệu và Chính phủ VNCH hoàn toàn không được Hoa Kỳ cũng như Kissiger hỏi han hay cho biết một chút gì về vận mệnh tương lai của xứ sở mình. Trước sự kiện trên, Kissimger chẵng những không đính chính mà còn lợi dụng sự không biết gì, để ép TT Thiệu không được tiếp tục đòi hỏi hắn, khi việc BỘ ÐỘI MIỀN BẮC đã được giải quyết.

            
Tháng 10/1972 giai đoạn cuối cùng trong bàn hội nghị, Kissinger thay vì cố gắng đạt được những ưu thế cho Hoa Kỳ và đồng minh Nam VN, Kissinger lại tấn công tới tấp TT Nguyễn văn Thiệu và gọi đó là lý do chính trở ngại cho cuộc hoà đàm. Ngày nay dựa vào những tài liệu mật và ngay chính hồi ký của Kissiger, chúng ta mới thấu hiểu sự dối trá và bất lương của y đối với VNCH. Ðó là sự hiểu biết quá kém cỏi về lịch sử VN dù hắn ta luôn tự hào về cái trường đại học luật khoa danh tiếng Havard nay chỉ còn là cái mốt thời thượng. Hèn nhát trước phong trào phản chiến do cọng sản quốc tế dàn dựng, Kissinger đã đánh mất sự thông minh của một nhà ngoại giao, qua mặt dân chúng và chính quyền Hoa Kỳ, phản bội đồng minh đang chiến đấu dũng liệt trước làn sóng đỏ.

            
Ngày 1-8-1972, trong cuộc họp mật, Hà Nội bảo với Kissinger là ngoài việc BỘ ÐỘI Ở LẠI, TT Thiệu phải từ chức để thay thế bằng chính phủ liên hiệp. Từ tháng 8-1972, sự chống đối Mỹ từ chính phủ VNCh đã lên tới cao điểm như không cần đếm xỉa tới thời hạn mà Kissinger ấn định, TT Thiệu không tiếp chuyện với TT.Nixon gọi từ Honolulu cũng như tuyên bố là sẽ không bao giờ từ chức, Chính phủ liên hiệp không bao giờ có.

           
Ngày 20-9-1972 sau chuyến thanh sát tại Quảng Trị điêu tàn đổ nát, vừa được QLVNCH chiếm lại, TT Thiệu về Sài Gòn tuyên bố “ vận mệnh của DÂN TỘC VN phải do đồng bào VN quyết định “ và ông đả tố cáo Kissinger chỉ biết tự mình quyết định tất cả mà không coi VNCH ra gì.

           
Ngày 19-10-1972, Kissinger, Bunker họp với TT Thiệu, Phó Tổng Thống Hương và Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia. Theo các tài liệu ghi nhận, cuộc họp đầy căng thẳng và thái độ cuả TT.Thiệu khinh bỉ Kissinger tại cuộc họp mà ai cũng thấy rõ khi tuyên bố hắn ta chỉ là một người trung gian không hơn không kém, quyền quyết định hòa hay chiến là của Sài Gòn-Hà Nội, chứ không phải Hoa Kỳ . Phiên họp chấm dứt nhưng phút chót TT.Thiệu không biết vì một lý do nào đó lại ký nhận vào bản hiệp định..

            
Ngày 26-11-1972, Bunker chuyển một lá thơ của Nixon, cho biết nếu VNCH cưỡng lại Hoa Kỳ thì VIỆN TRỢ sẽ bị cúp ngay và tánh mạng tổng thống Thiệu nếu muốn giữ, phải KÝ KẾT.Ðể tấn tuồng kết thúc trọn vẹn, bất ngờ ngày 18-12-1972, Nixon ra lệnh oanh tạc Hà Nội-Hải Phòng và các căn cứ quân sự tại Bắc Việt một cách sấm sét dã man, bất chấp Dân Chủ và phản chiến kêu gào la ó. Ðến lúc này, thì TT Thiệu không tin cũng phải tin là Hoa Kỳ qua lời hứa của Nixon trong mấy chục bức thơ riêng, sẽ dội B52 và can thiệp ngay bằng quân sự nếu Hà Nội phản thùng, tấn công VNCH. Ngày 30-4-1975, Miền nam bị bức tử vì Kissinger, một tên trí thức xuẩn động ngây thơ, có đầu óc thực dân kiêu căng thời Trung cổ. Hắn vì muốn thoả mãn nhu cầu cho bọn siêu quyền lực mà phần lớn gốc Do Thái đang thao túng nước Mỹ và thế giới, cho lũ phản chiến đa số bị bệnh tâm thần vì đồng tình luyến ái, hút sách, ảo vọng , nên đã hại không biết bao nhiêu người đã chết, tan nhà, mất nước trong suốt 34 năm qua, tới nay càng thêm đau khổ tận tuyệt trong cảnh nước mất nhà tan, dân tộc bị Hán hoá tuyệt chũng .

           
Theo các sử gia cận đại, thì cái hệ lụy bi thảm mà Hoa Kỳ hứng chịu hôm nay khi phải đối đầu với Hồi giáo cực đoan, Iraq, Iran, Trung Cộng, Bắc Hàn.. cũng như sự phản bội trắng trợn của các đồng minh trung thành lâu đời như Pháp, Ðức, Arab Saudi, Thổ nhỉ Kỳ, Nam Hàn, Phi luật Tân, Nam Dương.. phần lớn đều do chính sách sai lầm có chủ ý của Kissinger khi nắm quyền, hoàn toàn chỉ nghĩ tới Do Thái và bọn siêu quyền lực tư bản, thời nào cũng nắm quyền sinh sát nhân loại.

           
Trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai 1955-1975, cộng sản quốc tế Hà Nội đã thu được nhiều thắng lợi qua hai hiệp định Genève 1954 và Ba Lê 1973. Cả hai đều giả mạo do ngoại bang dàn dựng trước cái gọi là tố chức Liên Hiệp Quốc, bất xứng vô thực. Ðây mới chính là một trong những yếu tố then chốt, đã dẫn tới thảm kịch VN mà theo các sử gia đều quy cho Kissinger, tội bán đứng VNCH cho cọng sản Bắc Việt bằng đủ mọi cách dàn dựng lên một hiệp định hòa bình giả mạo, được ký ngày 27-1-1973 tại Ba Lê. Tất cả vở hài kịch trên từ đầu tới cuối chỉ do Hoa Thịnh Ðốn và Hà Nội tự soạn tự diễn mà không hề đếm xỉa tới dân tộc VN.

            
Sau năm 1975, tất cả âm mưu đen tối trên lần lượt bị lột trần ra ánh sáng, qua các tác phẩm do chính những nhân vật có liên quan kể lại trong ” Bí mật Dinh Ðộc Lập của tiến sĩ Nguyễn tiến Hưng”, “ Những lá thư của Tổng Thống Nixon gởi Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”, “ Tài liệu của Giáo Sư Stephen Young, chuyên gia tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ”, “ Hồ sơ mật của Hoàng Ðức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân Vận Chiêu Hồi kiêm Bí Thư của TT.Thiệu” và mới nhất là tác phẩm “ No peace no honor của Sử gia Larry Berman “.Tất cả đều đồng thanh gay gắt lên án và luận tội Nixon-Kissinger, đã lường gạt cũng như phản bội dân chúng Hoa Kỳ và VNCH.

            
Tuy nhiên xác thực hơn hết cũng vẫn là những lời tuyên bố huênh hoang sau năm 1975 của Lê Ðức Thọ, Nguyễn thị Bình, Lưu văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ.. và chính miệng Kissinger qua những hồi ký đã xuất bản như Năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) thế nhưng mai mỉa nhất vẫn là Bí Lục Kissinger (The Kissinger Transcripts), trong đó ngoài Ðông Dương bị bán đứng, cả Liên Xô cũng là nạn nhân bi thảm trong canh bạc thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Trung-Nga.

            
Ngày nay qua sự sụp đổ của chủ nghĩa cọng sản, mặt thật của Bắc Việt đang đô hộ VN và cái liêm sỉ của đống núi sách vở trong và ngoài nước viết về cuộc chiến VN, phần lớn nhắm mắt theo tài liệu tuyên truyền của Việt Cộng có sẵn khắp các thư viện quốc tế. Bao nhiêu đó cũng đủ cho ta thẩm định về tính chất phiến diện thiếu công bằng của một số trí thức có bằng cấp cao nhưng cạn kiệt hồn nước và tình người.

           
Cũng từ đó để chúng ta, những người dân đen đến lúc phải tỉnh mộng, chấm dứt việc giao phó trách nhiệm đối với non nước và sinh mệnh mình cho bất cứ ai không xứng đáng và tín nhiệm, dù họ đang nhân danh bất cứ một thứ gì. Càng nhớ càng thêm thê thảm tủi nhục cho chính bản thân mình, một dân tộc nhược tiểu, luôn bị bán đứng và dầy vò trong suốt thế kỷ, qua hai cái vỏ quốc gia rồi cọng sản. Bao chuc năm rồi nhưng không bao giờ quên được lời tuyên bố chát chua máu lệ của ông Trần Kim Phượng, đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Ðốn ngay lúc xe tăng Bắc Việt tiến vào Dinh Ðộc Lập trưa 30-4-1975 :” Làm đồng minh với Mỹ chỉ có chết, tốt hơn nên làm bạn với cọng sản , ít ra còn được che chở và giúp đỡ “.Ðây là lời cảnh tỉnh tha thiết nhất cho những ai còn muốn nhờ ngoại bang để quang phục đất nước.

           
Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai 1955-1975 kết thúc là thế đó, hơn 60.000 quân nhân Mỹ và Ðồng Minh bỏ mạng, nhiều người khác bị thương, một trăm năm mươi tỷ mỹ kim tiền thuế của dân chúng Mỹ , đổi lấy sự sụp đổ của VNCH bằng một hiệp định chẳng danh dự, do chính Kissinger đạt được.

‘Tôi cấm vợ xin về nhà ngoại ăn Tết’



Vợ tôi không xấu xí, cũng chẳng ngu dốt, cô ấy còn là trưởng phòng, còn tôi không tài giỏi, cũng chẳng phải đại gia nhưng tôi luôn khiến vợ phải thuộc lòng cái câu, đã lấy chồng thì phải có trách nhiệm chăm lo cho cái gia đình mà mình đang sinh sống, xong xuôi đâu đấy, muốn làm gì thì mới được nghĩ đến.

Hồi đầu, mới cưới về, vợ tôi cũng đỏng đảnh lắm, cũng đòi hỏi quyền lợi, và sự công bằng lắm, nhưng bây giờ cô ấy khác hẳn, không bao giờ dám lên tiếng đòi hỏi bất cứ cái gì, và cái gì tôi đã quyết thì cô ấy không bao giờ được phép cãi lại.

Chuyện ăn tết cũng vậy. Tôi có nhà cửa và sinh sống ở Hà Nội nhưng quê gốc của tôi ở Bắc Giang, vợ tôi quê Lào Cai. Bố mẹ tôi có 4 người con, 2 trai, 2 gái còn bố mẹ cô ấy chỉ có 2 cô con gái. Tuy nhiên, ngay từ năm đầu tiên sau cưới, tôi đã nói rõ ràng với vợ và cả bố mẹ vợ tôi rằng, sẽ không có chuyện vợ tôi được bỏ tết nhà chồng để về ăn tết nhà ngoại vì phận làm dâu, vợ tôi phải lo lắng chu toàn cho công việc nhà chồng. Các ngày lễ tết là dịp anh em bạn bè tụ họp sum vầy nên vợ tôi không thể không có mặt.

Chính vì thế, năm đầu tiên rồi đến năm thứ 2, tôi đều cùng vợ về Bắc Giang ăn tết với bố mẹ tôi. Đến khoảng mùng 4, mùng 5, anh em trong gia đình tôi đi làm hết, cô ấy mới được về ăn tết với ông bà ngoại.

Năm thứ 3, lịch trình vẫn tương tự, vợ tôi có vẻ không vui. Cô ấy giận dỗi, đá thúng thụng nia nhưng cũng không dám nói năng gì.

Đến năm thứ 4, không biết nghe ai xúi giục, kích động, cô ấy nhất định đòi về ngoại từ 29 tết, hoặc ít nhất là chiều mùng 1. Tôi nói cô ấy nhưng cô ấy không nghe mà tỏ ra ương bướng. Vì thế, trong lúc bực bội, tôi đã tát vợ 2 cái để dạy dỗ. Sau đó, tôi tuyên bố ly hôn.

Vợ tôi khóc lóc, giận dỗi chán chê, sau cùng cũng phải xin lỗi và nghe theo lời tôi. Từ đó, tôi tuyên bố, nếu còn mở miệng đòi về ngoại ăn tết thì sẽ nhận không chỉ 2 cái tát mà hình phạt sẽ đau đớn hơn rất nhiều.

Sau đó, tôi cũng gặp bố mẹ vợ để nói thẳng về chuyện chúng tôi đã cãi nhau và tôi đã tát cô ấy chỉ vì cô ấy đòi về ăn tết với ông bà ngoại. Tôi còn bảo ông bà rằng, nếu ông bà muốn con gái về ăn tết cùng thì tôi sẽ để con gái ông bà về ở hẳn với ông bà chứ không phải về nhà chồng nữa.
Bố mẹ vợ tôi rất hiểu lễ nghĩa và phép tắc, ông bà đồng ý với ý kiến của tôi. Ông bà còn điện thoại mắng mỏ vợ tôi, bảo, “đã lấy chồng thì phải nghe theo sự sắp xếp của chồng, phải toàn tâm toàn ý với gia đình chồng. Đừng làm trái ý chồng, trái ý bố mẹ chồng mà gia đình lục đục. Như thế bố mẹ cũng không vui”.

Chính vì thế, từ đó đến giờ, đã hơn 10 năm, cô ấy không bao giờ nhắc nhỏm đến chuyện ăn tết bên nội hay bên ngoại nữa.

Năm nào cũng như năm nào, cứ được nghỉ tết là vợ chồng con cái chúng tôi kéo về Bắc Giang để ăn tết với ông bà nội. Đến chiều mùng 4 hoặc sáng mùng 5, tôi sẽ cùng vợ con hoặc nếu tôi bận thì vợ con tôi về ăn tết với ông bà ngoại khoảng 2 ngày rồi mới đi làm.

Tôi nghĩ, việc sắp xếp như thế là hợp lý nên cứ như vậy mà diễn, không cần phải bàn đi bàn lại nhiều lần.

Vì thế, tôi cho rằng, việc ăn tết nội hay tết ngoại không phải là việc các chị em muốn hay không muốn mà được. “Con gái là con người ta” – đã gả bán đi rồi thì phải ăn tết, lo tết ở nhà chồng. Đó là quy tắc bất di bất dịch.

Tuy nhiên, phe đàn ông cần phải cứng rắn, quyết đoán và phải có cái uy, chứ không các cô vợ sẽ nổi loạn, đòi quyền bình đẳng thì … mệt.


Hội (K1) gặp gỡ bạn học cũ tại Saigon



Hội (K1) gặp gỡ bạn học cũ tại Saigon




https://drive.google.com/file/d/0B2d7nib7_2fSZ0RUdThQNHJ1UUk/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B2d7nib7_2fSLU9wbjNVTVhIdVk/view?usp=sharing