khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Ấn Độ vượt Trung Quốc để trở thành siêu cường kinh tế Á châu ?



                                               

Giao Thông tại Hoa Kỳ













Vòng Quanh Hoa Kỳ







Câu chuyện về năng lượng tại Mỹ: từ sản xuất đến tiêu dùng













Nguyễn Vũ Anh hát Dưới Giàn Hoa Cũ, nhạc của Tuấn Khanh







Drone technology is becoming ever-more sophisticated -- but not risk free







Giáo Dục Và Thi Cử Dưới Chế Độ VNCH - Tác giả Lê Duy San



I/ Bậc Tiểu Học và Trung Học.

Sau khi Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương và trao trả quyền độc lập cho Việt Nam vào năm 1945, Học Giả Trần Trọng Kim được Hoàng Đế Bảo Đại triệu vào Huế yết kiến và trao trọng trách thành lập chính phủ. Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Học Giả Trần Trọng Kim đã đệ trình một danh sách trong đó có giáo sư Hoàng Xuân Hãn đảm trách chức vụ Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ Nghệ. Mặc dầu thời gian làm Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ Nghệ thật ngắn ngủi, từ 17/4/1945 đến 19/8/1945 là ngày Việt Minh cướp chính quyền của chính phủ Trần trong Kim, nhưng ông đã có công soạn thảo và ban hành một chương trình giáo dục từ bậc tiểu học đến trung học hoàn toàn Việt Nam và đã được áp dụng suốt 30 năm, từ 1945-1975 (1).

1/ Bậc Mẫu Giáo và Tiểu Học.

a/ Bậc Mẫu Giáo

Bậc Mẫu Giáo dành cho trẻ em đến tuổi đi học tức từ 5 tuổi. Chương trình chỉ có 1 năm. Mục đích của bậc mẫu giáo chỉ cốt là để cho các em làm quen với lớp học và biết đọc, biết viết để sửa soạn vào bậc Tiểu Học.

b/ Bậc Tiểu Học

Bậc Tiểu Học dành cho các trẻ em đã qua bậc Mẫu Giáo và từ 6 tuổi trở lên. Bậc Tiểu học có tất cả 5 lớp: Lớp Năm, Lớp Tư, Lớp Ba, Lớp Nhì và Lớp Nhất, sau này được đổi lại và gọi là Lớp 1, Lớp 2, Lớp 3, Lớp 4 và Lớp 5.

Chương trình Tiểu Học gồm có các môm: Luận văn, Toán, Khoa Học, Sử Địa, Đức Dục, Vẽ và Viết tập. Sau khi học xong Lớp Nhất phải thi lấy bằng tốt nghiệp, gọi là bằng Tiểu Học.

Mặc dầu chỉ là bằng Tiểu Học, nhưng thi cũng rất khó và không những thi viết mà còn thi cả vấn đáp. Thi viết gồm một bài Chính Tả, một bài Luận và một bài Toán. Nếu đậu sẽ được vào thi vấn đáp. Thi vấn đáp rất dễ, thường thì chỉ phải đọc thuộc lòng một bài thơ hoặc hát một bài hát.

Có bằng Tiểu Học mới được ghi tên dự thi tuyển vào lớp Đệ Thất bậc Trung Học. Bằng Tiểu Học được bãi bỏ vào năm 1955 (?). Người lớn tuổi có bằng Tiểu Học có thể xin làm công chức ngạch Tùy Phái hay Thư Ký đánh máy nếu có thêm bằng đánh máy.

2/ Bậc Trung Học.

Bậc Trung Học được chia ra làm 2: Trung Học Phổ Thông và Tú Tài.

a/ Trung Học Phổ Thông hay Trung Học Đệ Nhất Cấp.

Bậc Trung Học Phổ Thông gồm 4 lớp học trong 4 năm: Từ Đệ Thất đến Đệ Tứ. Ngoại ngữ Anh, Pháp và Hán Văn cũng bắt đầu được dậy ngay từ lớp Đệ Thất bậc Trung Học Phổ Thông. Sau này Hán Văn được bãi bỏ, chỉ còn Anh văn và Pháp văn. Lúc đầu học sinh phải học cả 2 ngoại ngữ Anh văn và Pháp văn, sau chỉ còn học một ngoại ngữ.

Chương trình học suốt từ năm Đệ Thất đến năm Đệ Tứ gồm có các môn Việt Văn, Công Dân Giáo Dục, Sử Điạ, Tóan, Lý Hoá, Vạn Vật, Anh Văn, Pháp Văn, Vẽ và Nhạc.

 Ở bậc phổ thông chưa có chia Ban A (Vạn Vật), B (Toán) hay C (Sinh Ngữ).
 
Sau khi học xong lớp Đệ Tứ, học sinh sẽ thi tốt nghiệp để lấy bằng Trung Học Phổ Thông được gọi là Trung Học Đệ Nhất Cấp. Môn thi gồm có Việt Văn, Toán, Lý Hoá, Pháp Văn, Anh Văn. Thí sinh thi đậu viết còn phải thi vấn đáp đủ các môn. Thí sinh có đậu vấn đáp mới được coi là tốt nghiệp. Sau này thi vấn đáp được bãi bỏ, chỉ còn thi viết.

Người có bằng Trung Học Phổ Thông còn gọi là Trung Học Đệ Nhất Cấp có thể xin làm công chức hạng C, ngạch Thư Ký Hành Chánh hoặc thi vào Quốc Gia Sư Phạm, Quốc Gia Thương Mại hoặc ghi tên học các trường Cán Sự như Cán Sự Kiến Trúc, Cán Sự Y Tế, Cán Sự Công Chánh, Điạ Chánh v.v…. hoặc muốn theo đời binh nghiệp thì vào trường Bộ Binh Thủ Đức.

b/  Bậc Tú Tài hay Trung Học Đệ Nhị Cấp.

Bậc Tú Tài phải học 3 lớp trong 3 năm: Đệ Tam, Đệ Nhị và Đệ Nhất và được chia Ban A, B hay C ngay từ Đệ Tam và học cả 2 ngoại ngữ Anh và Pháp. Muốn được nhận vào lớp Đệ Tam học sinh phải đủ điểm trung bình qua hai kỳ thi đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt ở lớp Đệ Tứ để lên lớp, nếu là học sinh trường công. Nếu là học sinh trường tư, phải đậu Trung Học Phổ Thông và phải qua một kỳ thi tuyển vì số chỗ có hạn.

Muốn được vào học lớp Đệ Nhất, học sinh lớp Đệ Nhị phải đậu bằng Tú Tài I. Sau này, bằng Tú Tài I được bãi bỏ thì phải đủ điểm lên lớp qua 2 kỳ thi đệ I và đệ II lục cá nguyệt. Sau khi học xong lớp Đệ Nhất, học sinh phải trải qua một kỳ thi tốt nghiệp để lấy bằng Tú Tài 2 còn gọi là Tú Tài Toàn Phần. Tùy theo Ban mình lưạ chọn khi ghi danh thi bằng tốt nghiệp sẽ được gọi là ban Khoa Học Thực Nghiêm (ban A), ban Khoa Học Toán (ban B) hay ban Văn Chương (ban C).

Có bằng Tú Tài Tòan Phần có thể ghi danh các trường Đại Học như Khoa Học, Luật Khoa hay Văn Khoa hoặc thi vào các trường Đại Học Y, Nha, Dược (trước năm 1963 (?) không phải thi) hoặc các trường chuyên nghiệp như Cao Đẳng Sư Phạm, sau này là Đại Học Sư Phạm, Cao Đẳng Công Chánh tức kỹ sư Công Chánh, Cao Đẳng Điện Học tức kỹ sư Điện, Cao Đẳng Hoá Học tức kỹ sư Hoá Học, Cao Đẳng Nông Lâm Súc, Quốc Gia Hành Chánh hoặc xin làm công chức hạng B, ngạch Tham sự. Hoặc nếu muốn theo đường binh nghiệp thì có thể thi vào các trường Võ Bị Đà Lạt, Haỉ Quân, Không Quân.

Chương trình giáo dục Trung và Tiểu Học Việt Nam do Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn soạn thảo dựa theo trương trình giáo dục của Pháp, tuy nặng về từ chương, thiếu tính cách thực dụng, nhưng có trình độ khá cao. Bất cứ một học sinh nào, sau khi qua được bậc Tú Tài (Trung Học Đệ Nhị Cấp) đều có đủ trình độ và khả năng để theo bậc đại học không những ở trong nước mà cả ở các nước tiền tiến như Anh, Pháp hoặc Hoa Kỳ, Gia Nã Đại v.v…

II/ Bậc  Đại Học

Nếu chương trình Tiểu Học và Trung Học Việt Nam còn gọi là Chương Trình Hoàng Xuân Hãn được áp dụng ngay từ năm 1945 thì mãi tới năm 1955, năm Thủ Tướng Ngô Đình Diệm được dân miền Nam bầu làm Tổng Thống và nền Đệ Nhất Cộng Hoà được ra đời thì chương trình Đại Học Việt Nam mới bắt đầu được dần dần thay đổi. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cử Giáo Sư Nguyễn Quang Trình, Tiến Sĩ Hóa Học tại Paris, thay thế ông De Lassus làm Viện Trưởng đầu tiên của Viện Đại Học Saigon dưới quyền quản trị của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Ngoài Viện Đại Học Saigon, sau còn có Viện Đại Học Huế, Viên Đại Học Đà Lạt và Viện Đại Học Cần Thơ.

A/ Tiền thân của Viện Đại Học Saigon.

Tiền thân của Viện Đại Học Saigon là Viện Đại Học Đông Dương (Université Indochinoise) do chính quyền thuộc địa Pháp thành lập vào năm 1906 (?) và trụ sở đặt tại Hà Nội. Sau đệ nhị thế chiến, Viện Đại Học Đông Dương được đổi thành Viện Đại Học Hà Nôi. Sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước, Viện Đại Học Hà Nội di chuyển vào Nam và trở thành Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam. Vào năm 1957, Viện Đại Học Huế được thành lập,  Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam trở thành Viện Đại Học Saigon, trụ sở đặt tại số 3 Công Trường Chiến Sĩ.

Viện Đại Học Saigon có 2 ký túc xá: một là Đại Học Xá Minh Mạng ở Ngã Sáu Chợ Lớn dành cho nam sinh viên và một Đaị Học Xá Trần Qúy Cáp ở đường Trần Qúy Cáp, thuộc quận Nhất, dành cho nữ sinh viên.

B/ Các phân khoa thuộc Viện Đại Học Saigon.

           
Các phân khoa thuộc Viện Đại Học Saigon gồm có:
          
 1/ Đại Học Văn Khoa, trụ sở lúc đầu ỏ đường Nguyễn Trung Trực, quận Nhất, sau di chuyển về đương Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Nhất.
          
 2/ Đại Học Luật Khoa, trụ sở ở đương Duy Tân, quận Nhất.
           
3/ Đại Học Khoa Học, trụ sở ở đường Cộng Hoà, quận Năm.
           
4/ Đại Học Sư Phạm, trụ sở đăt tại đường Cộng Hoà, quận Năm.
           
5/ Đại Học Kiến Trúc, trụ sở tại đường Pasteur, quân Ba.
           
6/ Đại Học Y Khoa, trụ sở lúc đầu ở đương Trần Qúy Cáp, quân Ba, sau di chuyển về Đại Lộ Hồng Bàng, quân Năm.
           
7/ Đại Học Dược Khoa, trụ sở lúc đầu ở đường Trần Qúy Cáp , quân Ba, sau di chuyển về đường Công Lý (góc Hiền Vương), quận Ba.
           
8/Đại Học Nha Khoa, trụ sở ở đường Nguyễn Trãi, quận Năm.
           
Lúc đầu trường Đại Học cũng còn tiếp tục giảng dạy bằng tiếng Pháp vì chưa đủ giáo sư người Việt. Cho đến khi số giáo sư người Việt đầy đủ, tất cả các Giáo sư người Pháp rút lui vào khoảng năm 1964 và cũng kể từ năm này, toàn thể các giáo sư người Việt lãnh trách nhiệm giảng dạy cho toàn thể các trường Đại Học ở miền Nam Việt Nam.

Ngoài Viện Đại Học Saigon , sau này còn có Viện Đại Học Huế, Viện Đại Học Đà Lạt, Viện Đại Học Cần Thơ v.v… chương trình giảng dậy cũng tương tự, nhưng không đầy đủ các phân khoa như Viện Đại Học Saigon và thành phần giáo sư cũng không được chọn lọc kỹ như Viện Đại Học Saigon.

Viện Đại Học Saigon tuy là là Viện Đại Học của miền Nam Việt Nam, nhưng phải nói là một Viện Đại Học uy tín nhất Việt Nam gồm toàn các giáo sư Thạc Sĩ, Tiến Sĩ phần lớn đều tốt nghiệp ở các trường Đại Học danh tiếng ở ngoại quốc về nước giảng dậy và cũng là nơi đào tạo ra không biết bao nhân tài cho đất nước.

1/ Trường Đại Học Luật Khoa.

           
Trường Đại Học Luật Khoa được chính quyền bảo hộ Pháp thành lập vào đầu thập niên 1920. Lúc đầu có tên là Trường Cao Đẳng Pháp Chánh Đông Dương (École Supérieure d’ Administration Indochinoise), trụ sở đặt tại Hà Nội. Năm 1933 trường được đổi thành trường Cao Đẳng Luật Học (École Supérieure de Droit). Tới năm 1938, trường được nâng lên hàng phân khoa (Faculté) (2)và được gọi là Luật Khoa Đại Học Đường (Faculté de Droit) (3)

            
Từ năm 1955 trở đi, trường Đại Học Luật Khoa bắt đầu giảng dạy bằng tiếng Việt vì trong giai đoạn này, trường Luật Khoa có rất nhiều giáo sư Việt Nam với đầy đủ các cấp bằng Thạc Sĩ, Tiến Sĩ tốt nghiệp tại Pháp như: giáo sư Vũ Văn Mẫu, giáo sư Vũ Quốc Thúc, giáo sư Vũ Quốc Thông, giáo sư Nguyễn Cao Hách v.v …

           
Ngoài trường Đại Học Luật Khoa Saigon, sau này chính quyền Việt Nam Cộng Hoà còn cho mở thêm trường Đại Học Luật Khoa Huế vào năm 1957 và trường Đại Học Luật Khoa Cần Thơ vào năm 1966.
          
 a/ Cấp Cử Nhân.

Trường Đại Học Luật Khoa lúc đầu chỉ có 3 năm giống như chương trình Cử Nhân Luật của Pháp. Vì nước nhà đã độc lập nên chương trình học loại bỏ môn Dân Luật của Pháp và được thay bằng Dân Luật Việt Nam. Thời gian học vẫn là 3 năm. Mỗi năm đều có thi tốt nghiệp và có cấp phát bằng tốt nghiệp gọi là Bằng Cử Nhân I, II hoặc III và văn bằng Cử Nhân III này được thay thế cho Văn Bằng Cử Nhân Luật Khoa thực sự trong khi chờ đợi Văn Vằng Cử Nhân Luật Khoa thực sự được cấp phát.
Việc ghi danh cũng như theo học trường Luật tương đối dễ hơn những trường khác, sinh viên có thể chỉ cần mua sách hoặc những bài in Ronéo của giáo sư đem về nhà học, nên số sinh viên ghi danh rất đông. Tuy nhiên tỉ số đậu lại rất thấp. Nếu tính tỷ lệ theo số sinh viên ghi danh năm thứ nhất với số sinh viên tốt nghiệp năm cuối cùng thì chỉ khoảng 5%.

Tới đến năm 1963 trường Luật theo học trình của trường Đại Học Khoa Học và Văn Khoa, đổi thời gian học lên đến 4 năm thay vì 3 năm. Sinh viên học năm nào phải thi tốt nghiệp năm ấy. Mỗi năm có 2 kỳ thi vào tháng 6 và tháng 9. Sinh viên năm thứ nhất cuối năm có đậu mới được lên năm thứ hai. Chương trình thi bao gồm hai phần: thi Viết và thi Vấn đáp.

Trước ngày thi, giáo sư bốc thăm 2 môn trong số 7 môn đã học . Hai môn này sẽ được chọn làm đề thi Viết với thời gian 2 giờ. Năm môn còn lại, dành cho thi Vấn đáp. Muốn vào thi Vấn đáp, thí sinh phải đậu phần thi Viết. Nếu rớt Vấn đáp, thí sinh sẽ đuợc giữ điểm thi Viết cho kỳ 2 cùng năm và chỉ thi lại Vấn đáp mà thôi.

Lên năm thứ ba, sinh viên sẽ chọn ngành: Tư Pháp,   Công Pháp, Kinh Tế  v.v…và thi tốt nghiệp Cử Nhân Luật của ngành đã chọn vào cuối năm thứ tư.

Chương trình học gồm có hai phần: Phần kiến thức tổng quát và phần chuyên môn.

Phần kiến thức tổng quát gồm có các môn: Kinh tế, Bang Giao quốc tế, Các Tổ Chức Quốc Tế, Các Học Thuyết Chính Trị, Tài Chánh, Pháp Chế Sử, Luật Báo Chí, Phạm Tội Học, Luật Đối Chiếu v.v…
Phần chuyên môn gồm có các môn luật thuần túy như Luật Dân Sự, Dân Sự Tố Tụng, luật Tài Sản, Luật Hình Sự, Hình Sự Tố Tụng, Luật Hiến Pháp, Luật Thương Mại, Luật Hành Chánh, Tố Tụng Hành Chánh, Luật Bảo Hiểm, Luật Lao Động, Luật Ngân Hàng, Luật Hàng Hải, Quốc Tế Công Pháp, Quốc Tế Tư Pháp v.v…

Người có bằng Cử Nhân có thể xin vào làm công chức hạng A tại các bộ  hoặc thi vào các ngạch chuyên môn như gạch Thẩm Phán, ngạch Tham Vụ Ngoại Giao, ngạch Thanh Tra Lao Đông, Thanh Tra Ngân Hàng, Thanh Tra Quan Thuế v.v…hoặc xin vào Luật Sư Đoàn tập sự để hành nghề Luật Sư.

b/ Cấp Tiến Sĩ.

Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân, nếu muốn tiếp tục học để lấy bằng Tiến Sĩ Luật, sinh viên phải học thêm 2 năm nữa để lấy thêm hai bằng Cao Học của ngành mình lựa chọn hoặc Công Pháp hoặc Tư Pháp.
Chương trình ban Cao Học được chia làm 2 cấp: Cấp I và cấp II. Sau khi đậu cấp I gọi là Cao Học I, sinh viên mới được ghi danh học cấp II. Chương trình mỗi cấp gồm có 2 phần: Phần tổng quát ôn lại và phần thâm cứu những môn chính đã học ở cấp Cử Nhân.

Sau khi có được 2 bằng cao học, sinh viên phải tìm một ông thày đỡ đầu để làm luận án Tiến Sĩ. Thời gian có thể là 1 năm hay nhiều năm, tùy theo ông thày đỡ đầu xét xem luận án có đạt được đầy đủ những tiêu chuẩn mà ông ta mong muốn hay chưa. Vì thế nhiều sinh viên mặc dầu đã có 2 bằng cao học, nhiều khi cả chục năm sau vẫn chưa được trình luận án để lấy bằng Tiến Sĩ.

2/ Trường Đại Học Văn Khoa.
            
Tiền thân của Trường Đại học Văn khoa Saigon là Trường Đại học Văn khoa Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Phan Huy Quát cho thành lập vào năm 1949 thời Quốc gia Việt Nam. Hoạt động của Trường trong những năm kế tiếp bị gián đoạn vì tình hình chính trị. Mãi đến năm 1955, thời Đệ nhất Cộng hòa, Trường Đại học Văn khoa Saigon mới được ưu tiên phát triển. Lúc đầu Trường Đại học Văn khoa cấp bằng cử nhân văn chương Pháp và Anh nhưng và phải đến năm học 1957-1958 thì chương trình cử nhân giáo khoa văn chương Việt Nam mới được hoàn thiện. Cũng năm đó chương trình cử nhân giáo khoa triết học cũng được xây dựng hoàn tất.

Tương tự như trước năm 1954, cách tổ chức và chương trình của trường không có gì thay đổi. Giáo sư phụ trách giảng dạy của trường gồm các giáo sư sau: giáo sư Nghiêm Toản dạy môn Văn Chương Việt Nam, giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Kỹ sư Hóa Học tại Pháp, chuyên về Triết Học Đông Phương, giáo sư Bùi Xuân Bào, Tiến Sĩ Văn Chương Pháp, dạy Pháp Văn, giáo sư Lê Trung Nhiên, Tiến Sĩ Văn Chương Pháp tại Đại Học Sorbonne, dạy môn Pháp Văn, giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, Tiến Sĩ Văn Chương Pháp tại Đại Học Sorbonne, giảng dạy môn Pháp Văn và môn Văn Minh Việt Nam, giáo sư Nguyễn Đình Hòa, Ph D, dạy môn Anh Văn…

Các giáo sư phụ trách môn Việt Hán thường là các thầy dạy Việt Văn từ Trung học hoặc là một vài giáo sư dạy chữ Hán có bằng Cử Nhân hoặc Tiến Sĩ Hán Học. Các vị giáo sư Việt Văn và Triết Học, Sử Địa thường không có bằng Tiến Sĩ cho nên họ chỉ là giảng sư của trường nhưng sau năm 1972 vì công lao to lớn của các vị này đào tạo nhiều giáo sư Trung Học dạy các môn Việt Văn, Sử Địa v..v…cho nên chính phủ đặc cách một số vị không có bằng Tiến Sĩ, làm Giáo Sư Đại Học. Ta cũng nên kể một vài vị có bằng Tiến Sĩ từ Pháp hay Mỹ giảng dạy nhưng không quá 5 vị trong số này. Trường Văn Khoa cấp phát được một số bằng Cao Học môn Địa Lý và Sử Học, Anh và Pháp nhưng chưa cấp phát được một bằng Tiến Sĩ nào cả.

Ngoại trừ các môn Hán Văn, Anh Văn và Pháp Văn, các môn khác như Việt Văn, Ngôn Ngữ và Văn Chương, Văn Phạm Việt Nam, Sử Ký, Địa Lý Việt Nam và Quốc Tế đều dậy bằng Việt Ngữ.
Cũng như các đại học khác, muốn theo học Đại Học Văn Khoa, sinh viên phải có bằng Tú Tài Toàn Phần.

Trường Đại Học Văn Khoa học theo Chứng Chỉ. Ngoại trừ năm đầu, sinh viên chỉ dược học 1 chứng chỉ duy nhất là chứng chỉ Dự Bị Văn Khoa. Sau khi đậu được chứng chỉ Dự Bị Văn Khoa, mỗi năm sinh viên có thể ghi học 2 chứng chỉ.

Ngoài Chứng Chỉ Dự Bị, Sinh viên nào có thêm được 4 chứng chỉ đòi hỏi cho văn bằng Cử Nhân của mình thì được cấp văn bằng Cử Nhân Giáo Khoa. Còn nếu một trong 4 chứng chỉ đó không đúng thì bằng Cử Nhân đó không được gọi là bằng Cử Nhân Giáo Khoa mà gọi là Cử Nhân Văn Khoa thường thôi. Thí dụ:

- Cử Nhân Giáo Khoa Việt Hán, ngoài chứng chỉ Dự Bị còn phài có  4 chứng chỉ sau: Văn Chương Việt Nam, Ngôn Ngữ và Văn Minh Việt Nam, Hán văn và  Chứng chỉ Sử Việt Nam hoặc Địa Lý Điạ Phương.

- Cử Nhân Sử Địa, ngoài chứng chỉ Dự Bị còn phải có 4 chứng chỉ Sử Việt Nam, Sử Thế Giới, Địa lý Điạ Phương và Chứng chỉ Địa Chất Học (Geology).

- Cử Nhân Anh Văn ngoài chứng chỉ Dự Bị (Anh Văn) còn phải có 4 chứng chỉ sau: Văn Chương Việt Nam, Văn Chương Anh, Ngôn Ngữ và Văn Minh Anh và một chứng chỉ nhiệm ý như Pháp văn hoặc, Chứng chỉ Sử (hoặc Địa).

- Cử Nhân Pháp Văn, ngoài chứng chỉ Dự Bị (Pháp Văn) còn phải có 4 chứng chỉ sau: Văn Chương Pháp, Ngôn Ngữ và Văn Minh Pháp, Việt Văn và Chứng Chỉ Anh Văn hoặc, Chứng chỉ Sử (hoặc Địa).

- Cử Nhân Triết Học, ngoài chứng chỉ Dự Bị  còn phải có 4 chứng chỉ sau:
Người có bằng Cử Nhân có thể xin tuyển làm giáo sư dậy trung học hoặc thi vào ngạch Tham Vụ Ngoại Giao.

3/ Trường Đại Học Khoa Học.
          
 Tiền thân của trường Đại Học Khoa Học Saigon là trường Đại Học Hà Nội. Năm 1954, Hiệp Định Genève ký kết chia đôi Việt Nam thành hai miền Nam Bắc, trường Đại Học Khoa Học Hà Nội được di chuyển vào Nam và đổi tên là trường Đại Học Khoa Học Saigon.
          
 Lúc đầu chương trình được giảng dậy hoàn toàn bằng tiếng Pháp và có rất nhiều giáo sư người Pháp giảng dậy. Chương trình được Việt hoá dần dần. Tới năm 1970 thì chương trình được giảng dậy hoàn toàn bằng tiếng Việt.
           
Cho tới năm 1975, trường Đại Học Khoa Học Saigon cũng chỉ mới có cấp Cử Nhân, chưa có cấp Tiến Sĩ. Những sinh viên tốt nghiệp Cử Nhân, muốn học thêm để lấy bằng Tiến Sĩ phải xin đi du học ở ngoại quốc.
           
Chương trình học Cử Nhân là 4 năm. Một sinh viên xuất sắc có thể hoàn tất Cử Nhân trong 3 năm. Nhưng nhiều sinh viên phải học tới 5, 6 năm mới hoàn tất.
          
 Năm đầu, sinh viên chỉ có thể học một trong ba chứng chỉ sau:

-MG (Mathematiques Général),
-MPC (Mathematiques. Physique, Chimie).
-SPCN(Science, Physique, Chimie, Natural).

Sang năm thứ hai, sinh viên có thể học 2 chứng chỉ. Nhưng thường rất ít sinh viên có thể đậu được 2 chứng chỉ trong một năm.

a/ Cử Nhân Khoa Học Toán.

Ngoài chứng chỉ Dự Bị MG, sinh viên còn phải có 3 chứng chỉ sau:

-Calculus Diffirencial. 
-Mechaniques Rational.
-Physique Général.

b/ Cử Nhân Khoa Học Vật Lý.

Ngoài chứng chỉ Dự Bị MPC, sinh viên còn phải có 3 chứng chỉ sau:

-Physique General.
-Chimie General.
-Mechanique Rational.

c/ Cử Nhân Khoa Học Tự Nhiên.

Ngoài chứng chỉ Dự Bị SPCN, sinh viên còn phải có 3 chứng chỉ sau:

-Biologie Animal.
-Physiologie Végétal
-Geophysiques.

Những sinh viên mặc dù đã có đũ 4 chứng chỉ, nhưng không đúng theo theo luật đòi hỏi thì không được gọi là Cử Nhân Giáo Khoa Khoa Học mà chỉ được gọi là Cử Nhân Khoa Học thôi.
Vì các chứng chỉ trên rất khó, nên số sinh viên tốt nghiệp Cử Nhân hàng năm rất hiếm, không đử để cung cấp cho nhu cầu nên sau này, nhiều chứng chỉ đã được chia ra làm hai hoặc ba chứng chỉ để sinh viên theo học cho dễ dàng. Thí dụ chứng chỉ Vật Lý Đại Cương (Physique General) được chia làm 2 chứng chỉ Quang Học , Điện Học và Nhiệt Học. Vì thế các sinh viên sau này thường phải có tới tám, chín cái chứng chỉ mới hoàn tất xong bằng Cử Nhân Khoa Học.

4/ Đại Học Sư Phạm.

Trường Đại học Sư Phạm Saigon là hậu thân của trường Cao Đẳng Sư Phạm Saigon. Niên khoá 1958-1959 trường Cao Đẳng Sư Phạm Saigon được đổi thành trường Đại Học Sư Phạm Saigon. Thời gian học vẫn giữ nguyên là 3 năm, sau thời gian tăng lên 4 năm và trong thời gian học có học bổng $1500 / một tháng, sau tăng lên $2000 / một tháng.

Trường có 2 chương trình. Chương trình 2 năm để đào tạo giáo sư trung học Đệ Nhất Cấp và chương trình 4 năm để đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp.

Muốn được nhận vào học, sinh viên phải có bằng Tú Tài Toàn Phần và phải qua một kỳ thi tuyển. Những sinh viên có chứng chỉ Dự Bị Văn Khoa có thể được miễn thi và vào học ngay năm thứ 2, nếu muốn học các ban Việt Hán, Sử Địa, Pháp Văn hay Anh Văn. Những sinh viên có chứng chỉ Dự Bị Khoa Học như MG, MPC hay SPCN đựơc miễn thi và vào học ngay năm thứ 2 nếu muốn học các ban Toán, Lý Hoà và Vạn Vật.

Chương trình gồm có hai phần: Phần tổng quát chung cho các Ban và phần chuyên môn riêng cho từng Ban. Phần chuyên môn của các Ban Việt Hán, Sử Địa, Anh Văn và Pháp Văn gần giống như chương trinh Cử Nhân Việt Hán, Cử Nhân Sử Địa, Cử nhân Anh Văn và Cử Nhân Pháp Văn của trường Đại Học Văn Khoa Saigon và phần chuyên môn của các Ban Toán, Lý Hoá, Vạn Vật gần giống như chương trình Cử Nhân Toán, Cử Nhân Lý Hoá và Cử Nhân Vạn Vật của trường Đại Học Khoa Học. Vì thế những sinh viên xuất sắc, sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm cũng tốt nghiệp luôn Cử Nhân Văn Khoa hoặc Cử Nhân Khoa Học.

Suốt 17 năm, từ 1958 đến 1975, trường Đại học Sư Phạm Saigon đã đào tạo hàng ngàn giáo sư trung học đệ nhất và đệ nhị cấp về kiến thức chuyên môn cũng như về tư cách, đạo đức và luân lý chức nghiệp.

Năm 1975 miền Nam Việt nam sụp đổ, với thể chế mới, hầu như mọi thứ đều bị thay đổi từ tên gọi cho đến các cơ cấu tổ chức cũng như chương trình giảng dậy.

5/ Đại Học Kiến Trúc.

Kể từ năm 1954, trưởng Cao Đẳng Kiến Trúc Saigon thuộc Viện Đại Học Saigon được đổi tên thành trường Đại Học Kiến Trúc Saigon. Trường có 2 chương trình: Chương trình 2 năm cho Ban Cán Sự Kiến Trúc và chương trình 6 năm cho ban Kiến Trức Sư. Tuy nhiên muốn được ra trường, sinh viên phải có một luận án thi tốt nghiệp và luận án này phải được Hội Đồng Thi chấm đậu.

Sinh viên muốn vào học Ban Cán Sự phải có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp và muốn vào học bán Kiến Trúc Sư phải có bằng Trung Học Đệ Nhị Cấp tức bằng Tú Tài Toàn Phần.

a/ Ban giảng huấn.
           
Ban giảng huấn của trường phần lớn là các Kiến Trúc Sư tốt nghiệp Pháp như Trần Văn Tải, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Bùi Quang Hanh, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Phạm Văn Thắng, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Louis Pineau, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Văn bằng Thiết kế Đô thị, Nguyễn Quang Nhạc, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Huỳnh Kim Mãng, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Tô Công Văn, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Võ Doãn Giáp, Họa sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Nguyễn Bá Lãng,Kiến trúc sư DPLG, Paris, Ngô Khắc Trâm, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Nguyễn Hữu Thiện, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Một số các Kỹ Sư tốt nghiệp tại Pháp hay ngoại quốc cũng được mời làm giảng viên như Trần Văn Bạch, Kỹ sư Dân sự Kiều lộ Trường Quốc gia Kiều lộ Paris, Phan Đính Tăng, Kỹ sư Dân sự Kiều lộ Trường Quốc gia Kiều lộ Paris, Lê Kim Đính, Cử nhân Toán, Chứng chỉ Cao học Thiên văn Thẩm cứu (Certificat d'étude supérieures d'Astronomie approfondie), Nguyễn Đình Hải, Tốt nghiệp Viện Anh ngữ của Đại học Michigan, Hoa Kỳ (English Language Institute, University of Michigan), Lê Văn Hợi, Kỹ sư trường Cao đẳng Công chánh Eyrolles Paris, Nguyện Văn Kiết, Cử nhân Văn khoa và Văn chương Cao học, Trịnh Hữu Định, Trang trí gia tốt nghiệp Truờng Quốc gia Cao đẳng Trang trí Paris, V õ Đức Diễn, Kỹ sư Trường Bách khoa Montréal, Phạm Minh Cảnh, Kỹ sư tốt nghiệp Viện Kỹ thuật Normandie, Mai Hiệp Thành, Kỹ sư Công chánh.

 b/ Chương trình ban Kiến Trúc Sư:

Năm thứ 1.

Kiến trúc nhập môn, Kiến trúc sáng tạo học, Cổ điển họa và nặn hình.
Toán học, Hình học họa hình.
Lịch sử tổng quát kiến trúc;
Phép Thiết thể và Vật liệu Kiến tạo.
Pháp văn, Anh văn.
Năm thứ 2
Kiến trúc sáng tạo học, Cổ điển họa và nặn hình.
Toán học đại cương, Hình học họa hình.
Lý thuyết Kiến trúc.
Phép Thiết thể và Vật liệu Kiến tạo.
Năm thứ 3
Kiến trúc sáng tạo học, Cổ điển họa và nặn hình.
Kiến tạo đại cương: Lý thuyết.
Vật lý, Địa chất học áp dụng vào khoa Kiến trúc.
Phép phối cảnh, Lý thuyết Kiến trúc.
Sức chịu đựng của vật liệu.
Năm thứ 4
Kiến trúc sáng tạo học, Kiến tạo đại cương: Lý thuyết và đồ án
Bê tông cốt sắt.
Ước lượng vật liệu và kiểm điểm.
Lịch sử tổng quát Kiến trúc, Lý thuyết Kiến trúc.
Luật nhà phố.
Năm thứ 5.
Kiến trúc sáng tạo học, Kiến tạo áp dụng
Luật nhà phố.
Tổ chức nghề nghiệp, Lý thuyết Kiến trúc.
Địa thể học áp dụng kiến trúc;
Kiến tạo đại cương: Đồ án và kỹ thuật.
Năm thứ 6
Kiến trúc sáng tạo học.
Bê tông cốt sắt thực hành.
Đồ án trang trí nhà cửa.
Luận án thi tốt nghiệp (3 tháng cuối niên học), thường là một dự án vẽ kiểu nhà hoặc cao ốc (Building) rồi phải trình Hội Đồng Giáo Sư để được tốt nghiệp. Khi tốt nghiệp được cấp bằng Kiến Trúc Sư.

6/  Trường Đại Học Y Khoa:

Trường Đại Học Y Khoa Saigon là hậu than của trường Y Dược Khoa Đông Dương thuộc Viện Đại Học Đông Dương (Université de l’Indochine) trụ sở đặt tại Hà Nội. Năm 1954, Hiệp định Genève ký kết chia đôi Việt Nam, trường di chuyển vào Nam, trụ sở nằm trên đường Testard sau đổi là đường Trần Qúy Cáp và có tên mới là Đaị Học Y Khoa và Dược Khoa Saigon.

 
Tới năm 1961, trường tách đôi ra thành 2 trương riêng biệt là Đại Học Y Khoa và Đại Học Dược Khoa và cũng trong năm này, các giáo sư người Pháp lần lượt được giải nhiệm và ban giảng huấn Việt Nam được hoàn toàn thay thế. Năm 1966, trương được dọn tới địa điểm mới là Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa vưà hoàn tất năm trên Đại Lộ Hồng Bàng, Chợ Lớn.

Ban giảng huấn gồm có một số giáo sư Thạc Sĩ rất tài giỏi như Giáo sư Phạm Biểu Tâm, chuyên về giải phẫu, Giáo sư Trần Ngọc Ninh, chuyên về xương, Giáo sư Ngô Gia Hy, chuyên về nội thương, đặc biệt về thận, Giáo sư Trần Anh, chuyên về giải phẫu, trưởng khu Cơ Thể Học và từng giữ chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Sài Gòn, Giáo sư Nguyễn Hữu, chuyên về giải phẫu v.v…

Thời gian học là 7 năm: 5 năm tổng quát và 2 năm nội trú, ngoài ra còn phải trình một luận án mới được cấp bằng Bác Sĩ Y Khoa, nếu chưa có thì chỉ được gọi là Y Sĩ mà thôi. Có nhiều người học tới 10, 12 năm mới được cấp bằng. Có người bị đẩy ra khỏi trường vì có năm học tới 2 năm mà vẫn chưa lên lớp, nhất là năm thứ 2.
            
Cách tổ chức của trường Y Khoa vẫn tương tự trước năm 1954. Năm thứ nhât, một vài tháng có một lần thi hoặc thi Cơ Thể học, hoặc thi Mô Học, hoặc thi Sinh Hóa Học.  Năm thứ ba, sinh viên bắt đầu đi thực tập ở các bệnh viện hoặc chia nhau đi canh gác tại các nhà thương chẳng hạn nhà thương chuyên bênh lao Hồng Bàng...

Mãi đến sau năm 1970, trường bắt đầu giảng dạy bằng tiếng Việt nhưng đồng thời bắt buộc sinh viên dùng tài liệu Y Khoa bằng tiếng Anh để tham khảo. Nhờ vậy, sau năm 1975, các vị Bác Sĩ này khi di tản sang Hoa Kỳ có đủ khả năng thi lại bằng Bác Sĩ tương đương.

7/ Trường Đại Học Dược Khoa

Trước năm 1961, trường Đại Học Dược Khoa được nhập chung với trường Đại Học Y khoa. Tới năm 1961, trường Đại Học Dược Khoa tách ra và trụ sở được đặt tại góc đường Cường Để và đại lộ Thống Nhất.
           
Ban giảng huấn gồm một số giáo sư danh tiếng  như: Giáo sư Đặng Vũ Biền, Tiến Sĩ Dược Khoa tại Đại Học Sorbonne, Giáo sư Tô Đồng, Dược Khoa Tiến Sĩ tại Đại Học Sorbonne, Giáo sư Nguyễn Vĩnh Niên, Tiến Sĩ Dược Khoa tại Pháp.

Chương trình học của trường Đại Học Dược Khoa cũng giống như trước năm 1954, không có gì thay đổi và thời gian học cũng vẫn là 5 năm. Năm đầu tiên gọi là năm tập sự (stage) , ngoài việc học ở trương còn phải được một Dược Phòng nhận cho tập sự. Cuối mỗi năm đều có kỳ thi lên lớp. Tuy chương trình là 5 năm, nhưng có người học tới 6,7 năm, hoặc 8 năm mới ra trường. Trường không có cấp phát bằng Tiến Sĩ Dược Khoa.

8/ Trường Nha Khoa

Chương trình trường Đại Học Nha Khoa  là 5 năm và tốt nghiệp được cấp bằng Nha Sĩ.  Ai muốn có bằng Tiến Sĩ Nha Khoa thì phải qua Pháp học.

Ban giảng huấn gồm một số các giáo sư tốt nghiệp tại Pháp như: Giáo sư Lê Trọng Phong, Tiến Sĩ Nha Khoa Đại Học Paris, Giáo sư Nguyễn Văn Thơ, Tiến Sĩ Nha Khoa Đại Học Paris….

***
          
 Ngoài các Viện Đại Học Saigon, Huế, Đà Lạt, và Cần Thơ còn có những Trung Tâm Giáo Dục và các Học Viện khác như:

-Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ đào tạo các kỹ sư cho 4 ngành Công Chánh, Điện Học, Hoá Học và Công Nghệ,
-Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc để đào tạo Kỹ Sư Nông Nghiệp, Kỹ Sư Thủy Lâm và Kỹ Sư Thú Y,
-Học Viện Quốc Gia Hành Chánh để đào tạo Đốc Sự Hành Chánh và Cao Học Hành Chánh và Cao Học Ngoại Giao.

Tóm lại, mặc dầu chế độ Việt Nam Cộng Hòa chỉ tồn tại được 20 năm (1955-1975) và nếu kể cả thời Việt Nam mang danh là Quốc Gia Việt Nam thì cũng chưa đầy một phần tư thế kỷ, nhưng cũng đã đào tạo ra không biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước, cho mọi ngành nghề.

Tự ứng cử vào quốc hội: Một tín hiệu tốt cho dân chủ







CSVN ra luật chống rửa tiền nhưng ... viên chức CSVN vẫn đã và đang gửi tiền ra ngoại quốc



Một số cán bộ được tin cậy của đám quan chức cao cấp của chế độ Hà Nội đã được giao cho nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị các tài sản khổng lồ của họ có được nhờ tham nhũng hối lộ gửi tại các ngân hàng ngoại quốc. Một nhân vật (yêu cầu dấu tên) từng giao tiếp với một số người này ở một số ngân hàng Thụy Sĩ tiết lộ như vậy trong một cuộc tiếp xúc với báo Người Việt mới đây.

“Chưa kể tại ngân hàng các nước khác ở Âu Châu và Á Châu, riêng tại Thụy Sĩ, tôi biết có hai người ở các ngân hàng thành phố Lausane và hai người ở thành phố Geneva, làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản do xếp của họ gửi.” Nhân vật trên tiết lộ.

Lương bổng của đám quan chức cao cấp của đảng và nhà nước CSVN, theo sự mô tả của một viên chức ngoại giao Tây Phương thì “không đủ để họ sống 10 ngày”, nhưng họ có tiền phải gửi, hay nói đúng hơn, giấu đút, ở các ngân hàng ngoại quốc là một điều hiển nhiên bất bình thường. Cho tới nay, lương căn bản của cán bộ đảng viên CSVN chỉ có 290,000 (tương đương khoảng $18 đô la) rồi nhân theo chỉ số cao thấp tùy chức vụ, cấp bậc. Nhưng có lần Vũ Khoan, phó thủ tướng CSVN, khi thăm một xí nghiệp quốc doanh đã so sánh và thấy một viên chức nhà nước chức vụ rất cao như ông còn kém lương của một người thợ chuyên môn. Ðiều này cho thấy lương bổng cán bộ công chức CSVN, dù là quan chức cao cấp, cũng không là bao nhiêu và không đủ song.

Theo lời nhân vật trên tiết lộ, mỗi một số viên chức cao cấp của chế độ đều sử dụng một số thuộc cấp tín cẩn vào công việc chuyển ra ngoại quốc số tài sản khổng lồ mà họ vơ vét được qua các “phi vụ” tham nhũng hối lộ.

Số tiền họ gửi mỗi lần khoảng bao nhiêu, cách bao lâu gửi một lần, các cán bộ có trách nhiệm chuyển đô la và vàng dưới nhiều hình thức khác nhau đến các ngân hàng ngoại quốc, không tiết lộ. Nhưng nếu đó không phải là các số tiền lớn bạc triệu đô la thì người ta không cần đến người chuyên trách “chuyển khoản” cũng như quản trị xuất nhập các số tiền này, ông nói.

“Họ luôn luôn có trách nhiệm đi đi về về”, ông tiết lộ tiếp. “Giữa không những Việt Nam và Châu Âu mà còn cả từ Việt Nam đến một số ngân hàng ở Á Châu cũng như cả Nga và Ðông Âu.”

Tại sao đám quan chức CSVN lại đem tiền gửi cả tại nước Nga là nước có hệ thống ngân hàng thuộc loại bấp bênh nhất trên thế giới?

“Họ gửi tiền cả ở ngân hàng Nga vì tin tưởng nguyên tắc khôn ngoan này: Không bao giờ bỏ tất cả các quả trứng vào chung một giỏ.” Ông giải thích rằng nếu một quả trứng chẳng may bị vỡ, có thể những quả trứng khác vỡ theo. Ðây là sự khôn ngoan chung của đám quan chức cao cấp của chế độ khi họ rải số tiền kiếm chác được ra nhiều nơi trên thế giới. Theo ông, có rất nhiều người khác nhau làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản của “xếp” ở ngoại quốc. Nhưng cũng có những người là vợ, con, hay thân quyến của đám cán bộ đảng viên tham nhũng đóng vai trò giấu đút tiền tham nhũng hối lộ khi họ đi ra ngoại quốc.

Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn viết một bài có tính cách “mách bảo” cho cán bộ đảng viên tham nhũng trong nước cách thức gửi tiền ở hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ với tựa đề “Gửi tiền ở nhà băng Thụy Sĩ”. Bài báo này được báo điện tử VNExpress lấy lại và phổ biến ngày Thứ Bảy 10-9-2005 mở đầu với câu hỏi “Có thể mở tài khoản ẩn danh - anonymous account - ở ngân hàng Thụy Sĩ không?” Bài báo này giải thích khá tỉ mỉ về thế nào là tài khoản ẩn danh dưới hình thức “tài khoản mang số nào đó thay vì mang tên khách hàng.” Và “tài khoản số hạn chế sự hiểu biết về chủ nhân của nó...” Bài báo phục vụ loại độc giả nào, khách hàng ngân hàng nào ở trong nước, người ta có thể hình dung ra ngay khi mà lợi tức trung bình đầu người chỉ có khoảng $500 đô la một năm.

Ngày 8-6-2005, CSVN theo áp lực của Hoa Kỳ khi lôi kéo Hà Nội hợp tác đối phó với khủng bố, rửa tiền ma túy, buôn lậu trên thế giới, ra nghị định số 74/CP để chống rửa tiền. Nghị định này buộc “Các ngân hàng, các định chế tài chính phải báo cáo về các giao dịch trong một ngày của một cá nhân hay một tổ chức có tổng trị giá từ 200 triệu đồng (khoảng $12,400 đô la) trở lên.” Theo sự tường thuật trên báo Tuổi Trẻ ngày 9-6-2005. Tờ báo này kể tiếp rằng: “Tuy nhiên, các qui định có tác động lớn nhất là các ngân hàng buộc phải báo cáo về những khách hàng có lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng từ 500 triệu đồng (khoảng $31,000 đô la) trở lên tại một ngân hàng. Lượng tiền 500 triệu đồng là tổng các khoản tiền gửi của cá nhân đó chứ không phải là một lần gửi tiết kiệm có trị giá 500 triệu đồng."

Nhân vật trên kể cho hay, cách đây mấy năm, ông chánh văn phòng của Hội đồng Bộ Trưởng Chính phủ CSVN có lần đã thua bạc tại một casino ở Geneva “mấy trăm ngàn đô la trong một đêm”. Ðiều này, số tiền tham nhũng hối lộ mà đám quan chức CSVN giấu đút ở ngoại quốc phải “vô cùng lớn.”
Khóa họp Quốc hội CSVN hồi tháng Tư vừa qua, một dự thảo luật chống tham nhũng được bàn cãi nhưng rồi vẫn không có biểu quyết và được loan báo sẽ thảo luận trở lại vào khóa họp thứ hai của năm nay dự trù vào tháng 11 tới. Hàng năm, các khóa họp quốc hội Hà Nội đều có thảo luận chuyện chống tham nhũng và họ nhìn nhận tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”.

Nguyễn đình Lộc, đại biểu quốc hội và nguyên là Bộ trưởng Tư Pháp CSVN nói với báo chí trong nước rằng tham nhũng chỉ bị lộ diện khi “nội bộ tham nhũng” tố cáo lẫn nhau. Trong một cuộc điều trần trước quốc hội, Phan văn Khải, thủ tướng Hà Nội, nhìn nhận tham nhũng đã “xà xẻo” khoảng 30% các dự án xây dựng, phát triển. Phần lớn các dự án này được tài trợ từ các khoản tín dụng ngoại quốc. Các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết viện trợ, tài trợ cho các dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam năm 2005 là  $3.4 tỉ đô la.

Dạo quanh trời Tây



Sau khi bấm vào links bên dười, bạn chọn tab Slideshow nằm dưới góc trái của màn hình để xem nhũng bộ ảnh chụp tại Pháp:


 
 
 
 

MẢI QUỐC CẦU VINH



Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Bộ đội trường sơn: CẢM ƠN ANH, NGƯỜI LÍNH VNCH







Những rủi ro bất lường ngoài Đông Hải







Hợp ca Một Ngày Việt Nam, nhạc của Trầm Tử Thiêng







Nỗi khó xử của Giáo Sư Lý Chánh Trung - Tác giả Đoàn Thanh Liêm



Cũng như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung là giáo sư dạy môn triết học tại các đại học ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Vì cả hai người đều có tên là Trung, nên để phân biệt thì bà con thường gọi là Trung Lý, Trung Nguyễn. Trung Lý thì viết ít, nhưng các bài nhận định thời sự đầy tràn nhiệt huyết của ông được nhiều giới trẻ hồi đó rất hâm mộ. Còn Trung Nguyễn thì lại là một nhà biên khảo nổi tiếng với nhiều tác phẩm được phổ biến khá rộng rãi trước 1975. Cả hai ông đều xuất thân từ trường đại học Louvain nổi tiếng ở Bỉ hồi đầu thập niên 1950. Nói chung, thì cả hai ông giáo sư này là những trí thức có đầu óc cởi mở tiến bộ, chịu ảnh hưởng của “phe tả, không Cộng Sản” ở Âu Châu sau Thế Chiến 2, và không có mấy thiện cảm với chính sách của người Mỹ ở Việt Nam. Cả hai ông còn là thành viên hoạt động của Phong Trào Trí Thức Công Giáo Pax Romana, thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, cùng với các nhân sĩ như Nguyễn Văn Ái, Nguyễn Văn Thơ, Nguyễn Văn Huyền, Phạm Thị Tự, Phó Bá Long, Trần Long, Lâm Võ Hoàng, Anh Tôn Trang, Võ Long Triều, v.v...

Lại nữa, có hai dân biểu trẻ tuổi, năng động, người miền Nam với lập trường đối lập với phe đa số thân chánh quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mà hay được báo chí nhắc đến, thì cũng có tên là Chung, đó là Lý Quý Chung và Nguyễn Hữu Chung. Ðọc lên, thì tên Chung nghe cũng tương tự như tên Trung, nên nhiều người khó phân biệt được. Cả hai ông Chung này cũng vừa qua đời cách nay mấy năm rồi. Nguyễn Hữu Chung thì mất ở Canada, còn Lý Quý Chung thì mất ở Sài Gòn.
Lý Chánh Trung, ngoài việc đi dạy học lại còn làm việc lâu năm tại Bộ Quốc Gia Giáo Dục với các chức vụ công cán ủy viên, giám đốc Nha Trung Học, và làm cả đổng lý văn phòng tại bộ này. Vào thời Ðệ Nhị Cộng Hòa, ông còn hay viết bài cho các nhật báo, tạp chí có khuynh hướng đối lập với chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu. Là người xuất thân từ miền Trà Vinh-Vĩnh Bình, ông Trung Lý sát cánh gần gũi với “ Nhóm Liên Trường” của các nhà hoạt động chính trị xã hội của miền Nam trước năm 1975. Và một bộ phận không nhỏ của Nhóm Liên Trường này đã vận động cho “giải pháp Dương Văn Minh” để thay thế cho chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu.

Sau năm 1975, thì Lý Chánh Trung được cử làm phó chủ tịch Hội Trí Thức Yêu Nước và đặc biệt được sắp xếp ra tranh cử chức vụ đại biểu Quốc Hội tại một đơn vị bầu cử ở Sài Gòn. Ông còn điều hành một văn phòng thường trực của Ðoàn Ðại Biểu Quốc Hội, tọa lạc trên đường Thống Nhất, nơi căn nhà của vị mục sư phụ trách nhà thờ Tin Lành của những người nói tiếng Pháp (Eglise Réformée de Langue Francaise). Vào hồi đầu thập niên 1980, ông sát cạnh với cánh miền Nam để đòi hỏi cho có chánh sách phù hợp hơn với người dân Nam bộ, mà sau này nổi bật nhất là “Nhóm Câu Lạc Bộ Kháng Chiến” do các đảng viên kỳ cựu như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng... lãnh đạo.

Và trong những năm tháng cộng tác với chánh quyền sau năm 1975, ông Lý Chánh Trung đã gặp phải nhiều điều phiền phức khó xử, mà điển hình là một số sự việc được mô tả như sau đây.

1- “Triết học Mác Lênin là môn chẳng ai muốn học, mà cũng chẳng ai muốn dạy.”

Vào năm 1988, báo Tuổi Trẻ có đăng một bài báo gây chấn động dư luận ở miền Nam, đó là bài viết của Giáo Sư Lý Chánh Trung có nội dung đại khái như trên. Ông viết đại ý như sau: Là một nhà giáo dạy môn triết học đã lâu, ông thấy hiện nay cái môn triết học Mác Lênin đang được giảng dạy ở các trường trung cũng như đại học ở Việt Nam thì là điều áp đặt miễn cưỡng, học trò chẳng ai muốn học, mà thầy giáo cũng chẳng ai thực sự còn muốn dạy nữa. Lời phát biểu này quả là một trái bom nổ, phủ nhận hoàn toàn cái lối giáo dục “giáo điều, nhồi sọ” cứng nhắc của người Cộng Sản.

Một ông cụ ngoài tuổi 70 mà đã rất phấn khởi khi được đọc bài báo này. Cụ đã trao cho tôi một số tiền nhỏ và nhờ tôi gửi đến vị giáo sư tác giả bài báo. Cụ nói với tôi: “Tôi chưa bao giờ quen biết với Giáo Sư Trung, nên phải cậy nhờ đến ông vốn là chỗ thân quen lâu ngày với giáo sư, để trao đến tay tác giả món quà nhỏ này, vốn chỉ là tượng trưng cho sự quý mến và khâm phục của một ông già đã vào tuổi thất thập đối với vị giáo sư đã có sự can đảm nói lên tiếng nói lương tâm như vậy...” Và tôi đã làm theo lời của vị bô lão này, để trao tận tay Giáo Sư Trung nơi văn phòng của ông tại đường Thống Nhất như đã ghi ở trên.

Nghe tôi trình bày, anh Trung đâm nghi ngờ và nói: “Món tiền này là của chính anh có ý muốn tặng riêng cho tôi. Chứ làm gì mà lại có một ông cụ già lạ hoắc nào rút bóp đem tặng tiền bạc cho tôi?” Tôi phải trả lời: “Anh Trung, chúng ta quen biết nhau từ mấy chục năm rồi, việc gì mà tôi phải bày ra cái trò này đối với một người bạn thân thiết của mình, để làm gì cơ chứ? Anh không nên đa nghi như Tào Tháo ấy. Ông cụ là người đáng kính, là người đồng hương đáng bậc vị anh cả của tôi. Cụ tuy chưa bao giờ gặp gỡ anh, nhưng qua bài báo này, cụ cảm phục và muốn bày tỏ tấm lòng quý mến đối với anh vậy thôi. Ðó là tiêu biểu cho số quần chúng nhân dân tại thành phố Sài Gòn này, tôi nghĩ anh là một đại biểu quốc hội, anh phải nhận ra và trân quý đến cái tình cảm chân thật, sâu sắc như thế này chứ?...” Và rút cục, anh Trung đã hoan hỉ tiếp nhận món quà và nhờ tôi gứi lời cảm ơn vị ân nhân.
Ông cụ nay đã quy tiên từ lâu, nên bây giờ tôi có thể nêu danh tánh của cụ. Ðó là cụ Ðinh Văn Năm, nguyên trước năm 1954 cụ đã giữ chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Bùi Chu, mà người dân địa phương đều biết đến và mến chuộng đức độ và sự tận tâm phục vụ của cụ cả trong việc đời, lẫn việc đạo.

2- “May mà bây giờ có sự đổi mới rồi, nếu không thì mình đã bị mất cái đầu đi rồi.” Vào đầu năm 1989, có tin đồn là ông Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh có rày rà, ám chỉ Giáo Sư Lý Chánh Trung sao đó, ông nói đại ý như: “Có một số người trước đây là đồng minh với chúng ta trong cuộc chiến đấu chống đế quốc, thực dân.

Nhưng bây giờ họ lại có lập trường khác, làm cản trở sự nghiệp xây dựng đất nước của ta v.v...”
Nghe vậy, tôi có đến gặp anh Trung và nói ngay: “Tôi nghe thiên hạ đồn rằng bây giờ ông bạn giáo sư đang bị 'rét,' vì bị tổng bí thư 'xát xà bông' làm sao đó. Sự thực ra sao vậy?” Anh Trung liền trả lời: “Quả là bây giờ có sự đổi mới rồi, chứ nếu không, thì mình bị “lấy mất cái đầu đi rồi” đấy! Nói xong anh bèn rút từ ngăn kéo ra bức thư viết tay của ông Nguyễn Văn Linh gửi cho anh và trao cho tôi. Bì thư cũng như giấy viết đều là của một khách sạn ở Ấn Ðộ, nơi mà tổng bí thư mới đi thăm vào năm 1988. Bì thư cũng như lá thư đều được viết bằng tay, nắn nót cẩn thận, có đề “Xin gửi Anh Lý Chánh Trung (Nhờ các anh Thành Ủy chuyển giao). Nội dung bức thư hoàn toàn có tính cách trấn an, xoa dịu do ông Nguyễn Văn Linh gửi riêng đến với Lý Chánh Trung. Anh Trung giải thích: “Ðây là thư hồi âm của ông Linh gửi cho mình, vì trước đó mình đã gửi thư cho ông ấy, nêu thắc mắc về sự ám chỉ trong bài nói chuyện với cán bộ đảng viên, mà có liên hệ đến mình. Sự việc như vậy, kể như đã tạm yên, thiết nghĩ chẳng cần phải bận tâm thắc mắc gì thêm nữa...”

3- “Các anh định bắt tôi ư?”

Tháng Tư, 1990, tôi bị công an bắt và đưa vào trại tạm giam trong khu Tổng Nha Cảnh Sát cũ. Ðó là trong vụ càn quét bắt giữ các cán bộ đảng viên nòng cốt như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Ðỗ Trung Hiếu,... và bắt quản chế Linh Mục Chân Tín, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Lan,... Trong suốt ba tháng điều tra, người phụ trách thẩm vấn tôi là Ðại Tá Quang Minh (tên thật là Ngô Văn Dần). Có lần ông Quang Minh cho tôi biết là ông có đến tận nhà các anh Lý Chánh Trung, Ngô Công Ðức để cật vấn họ về hoạt động liên quan đến âm mưu đòi “đa nguyên, đa đảng” sao đó. Ông kể lại: “Ông Lý Chánh Trung có ý thách thức tôi với câu hỏi rằng 'Các anh định bắt tôi ư?' Tôi phải trả lời rằng: 'Nếu cần phải làm điều đó, thì chúng tôi vẫn có thể rút lại cái quyền bất khả xâm phạm của người đại biểu Quốc Hội như anh đang nắm giữ hiện nay được lắm chứ.” Ông Quang Minh mô tả là cuộc trao đổi giữa hai người lúc đầu khá căng thẳng, gay gắt, nhưng về sau thì cũng ổn thỏa êm dịu thôi.

Chỉ có Ngô Công Ðức, thì ông nói hơi sỗ sàng, đại khái ông Ðức nói: “Tôi có hai điều không ưa, đó là tôi không ưa thích mấy người công an, và tôi cũng không ưa thích người Bắc kỳ.” Tôi phải giải thích với ông Ðức là “Phải tốn biết bao xương máu, bây giờ nước nhà mới thống nhất. Thái độ kỳ thị Nam/Bắc của ông như vậy là đi ngược lại với chiều hướng đoàn kết, thống nhất của toàn thể dân tộc chúng ta...”

4- “Anh Trung Lý bây giờ bị lẫn mất rồi”

Ðó là lời mô tả của anh chị Phó Bá Long nói với tôi vào giữa năm 2008, lúc tôi đến thăm và ở lại nhà anh chị tại Virginia. Anh Long kể lại là vào năm 2007, anh chị có về Việt Nam thăm lại bà con, bạn hữu. Và anh có đến thăm gia đình Lý Chánh Trung vẫn ở căn nhà cũ tại khu Làng Ðại Học Thủ Ðức gần với xa lộ Biên hòa. Bạn bè lâu ngày mới gặp nhau, nên có dịp tâm sự nhiều. Thế mà anh Trung đã quên lãng rất nhiều, đến nỗi đi ra khỏi nhà không xa bao nhiêu, mà anh cũng quên luôn lối trở về nhà nữa. Năm nay anh Trung mới chỉ cỡ 83-84 tuổi thôi à!

Mấy tháng trước đây, thì Lý Tiến Dũng lại bị mất chức tổng biên tập báo Ðại Ðoàn Kết của Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Dũng chính là con trai trưởng của Lý Chánh Trung. Cháu đã đi bộ đội tham gia chiến đấu ở Cambodia trên 20 năm trước và sau này gia nhập ngành báo chí của chánh quyền Cộng Sản. Nhưng có lẽ cũng vì tiếp nối cái tinh thần khí phách của cha mình, mà Dũng đã có đường lối thông thoáng không phù hợp với chánh sách “siết chặt tự do ngôn luận của đảng Cộng Sản,” cho nên mới bị loại bỏ khỏi chức vụ như vậy chăng?

Như vậy là về cuối đời, lúc đã về nghỉ hưu rồi, ông bạn giáo sư của chúng tôi vẫn còn gặp điều khó xử nữa, xuyên qua cái vụ việc bị cất chức của con trai Lý Tiến Dũng này vậy.

Và để tóm tắt lại, xuyên qua trường hợp của Giáo Sư Lý Chánh Trung như đã trình bày sơ lược trong bài này, chúng ta có thể ghi nhận rằng, con đường hợp tác với người Cộng Sản ở Việt Nam quả thật vẫn đầy chông gai, trắc trở và bạc bẽo lắm vậy đó!



Cái Nắm Tay- Tác giả Kim Chi



Vào tháng ngày này, ba mươi năm trước, tôi đã đến bến bờ tự do.

Tôi đi vượt biên nhiều lần lắm. Má của tôi khổ tâm nhất vì tôi, tôi cứ nằng nặc đòi đi mãi... Thế hệ của tôi sanh ra, rơi ngay vào những năm khốn cùng. Năm 1968, chúng tôi bị biến cố Tết Mậu Thân. Lớp học của chúng tôi nghỉ "holiday" thêm vài tuần! Rồi tới 1972, lại bị biến cố Mùa Hè Đỏ Lửa... Lúc ấy, tôi đang học Đệ Tứ. Những buổi chiều tan học, tôi xin phép ba má của tôi vào trại tị nạn Phú Văn ở tỉnh Bình Dương để phát gạo, áo quần, mùng mền... cho những nạn nhân chiến cuộc Bình Long, Phước Long. Tôi quen với tiếng đạn pháo kích, những hỏa châu sáng rực cả bầu trời thay ánh trăng rằm, tiếng đì đùng của súng đạn như nhạc ru những giấc ngủ thời chiến. Tôi cũng quen chạy thật nhanh vào hầm cát ở trong nhà, ngay tại phòng khách khi nghe tiếng rít của đạn pháo kích từ xa... Tôi có một sợi dây chuyền đặc biệt, lúc nào cũng phải đeo trên người. Má tôi đã khắc tên tôi, nhóm máu và số phone. Tôi phải học thuộc làu địa chỉ của chị tôi đang du học ở Nhật, một ông cậu đang ở Mỹ để phòng khi ba má tôi có chuyện gì thì tôi có người lo lắng.

Chúng tôi quen sống trong hoàn cảnh đất nước đau thương như thế mà chưa bao giờ chúng tôi nghĩ đến chuyện rời bỏ quê hương... Cho đến khi tháng tư đen 1975 ập đến, tôi đang học lớp 12, chuẩn bị thi Tú tài... Mọi thứ đảo lộn. Tôi tuyệt vọng. Tôi ôm bao nhiêu nỗi niềm đau khổ không nói được với ai cả. Rồi sau đó, tôi trở thành người ruồng bỏ đất nước, quê hương để đi vượt biên...

Tôi đến Kuku tháng 5/1985. Tháng 6 thì tôi di chuyển qua trại tị nạn Galang, cả hai đều thuộc Indonesia. Vào những năm đó, có bốn trại tỵ nạn chánh cho thuyền nhân Việt Nam được đặt ở Hongkong, Thái Lan, Mã lai (Bidong), và Indonesia (Galang) Chỉ có đi hướng Indonesia thì mới không bị cướp biển mà thôi. Tôi lucky được đi trên một chiếc tàu rất lớn, súng ống, lương thực thật đầy đủ đến dư thừa.

Trong thời gian mười một tháng sống ở trại tỵ nạn Galang, tôi chỉ được phân phối mỗi tuần lễ một lon thịt hộp, năm gói mì gói, ít đậu xanh hột, ít khô cá, trứng gà và gạo ẩm mốc tạm đủ ăn. Mỗi ngày, tôi nấu cơm độn mì gói, lấy bột nêm trong mì gói ra nấu .. .canh rau muống. Khô cá thì không thể ăn được vì nó có... dòi. Khi tôi đã thấy con dòi chui ra từ đấy rồi, tôi không có cách chi mà ăn được nữa... Gia đình chúng tôi đông anh em, đông bạn bè. Chúng tôi thương yêu nhau, chia xẻ từng điếu thuốc lá, từng bát canh rau muống không ...người lái. Sau này, gần ngày đi định cư, tôi mới biết là bọn trẻ vô gia đình đến barack của tôi để ăn cơm tôi nấu mỗi ngày, đã đi... nhổ trộm rau muống đêm đêm, đem về cho tôi nấu ăn!

Galang là một đảo nhỏ hầu như là một đảo hoang trước khi Liên Hiệp Quốc thành lập trại tỵ nạn năm 1979 ở đây. Vòng thật xa sau lưng nơi người Việt tị nạn tạm cư là nơi giam lõng những người Cộng Sản Indonesia. những người này được đi đứng tự do, họ hay chèo thuyền đến khu vực của người Việt để bán cá, bán rau củ đậu... Galang được chia ra thành hai khu vực: Galang 1 và Galang 2, cách nhau độ ba cây số. Vừa mới đến, các thuyền nhân VN phải ở Galang 1 để đi học, đi làm thiện nguyện. Các barack được cất như trại lính Mỹ ngày xưa, hai dãy "giường" đối diện nhau, chạy dài từ đầu đến cuối barack. Mỗi "hộ" ngũ và sinh hoạt trong "lãnh thổ" của riêng mình. Ai cũng có rất ít quần áo và vật dụng cá nhân. Tắm giặt thì phải ra khu tắm giặt tập thể.

Sau khi được Cao Uỷ phỏng vấn và đồng ý cho định cư ở một quốc gia nào đó, chúng tôi mới được chuyển vào ở trong Galang 2 để chờ Cao Ủy LHQ sắp xếp chuyến bay. Ở đây, từng căn hộ được ngăn riêng ra, yên tỉnh hơn và riêng biệt hơn. Kiến trúc barack giống như nhà sàn của người Thượng, bên trên là cái phòng ngũ, bên dưới là phòng ăn, phòng tắm và bếp nấu cơm, được ngăn riêng ra như những căn phố nhỏ sát nhau. Mỗi cái barack có khoảng năm căn hộ. Những nhà sàn này cất hoàn toàn bằng gổ, khá xinh xắn. Sàn gổ không biết bao nhiêu người đã ngũ trên ấy rồi mà lên nước bóng ngời...

Khi dọn vào Galang 2, bỗng dưng đồ đạc của chúng tôi có được nhiều hơn. Những người đi định cư trước đó họ đều để lại nồi niêu, vật dụng gia đình, các thùng chứa nước mưa..v.v.. Tôi đở cực khổ hơn một chút trong vấn đề nấu nướng cho cả nhà gần chục người ăn mỗi ngày.

Trong chuyến tàu của chúng tôi, có hai chị em Lan, Trinh, rất xinh đẹp, con nhà giàu và gia giáo ở Saigon. Cô chị, ThùyTrinh, mười tám tuổi, nhu mì, hiền hậu bao nhiêu thì cô em, Thùy Lan, mười sáu tuổi, gấu ó, trẻ con, ngang tàng... ngược hẳn lại bấy nhiêu! Con mắt của Lan đen tuyền như hạt nhản, cái mủi ngắn gọn thật thanh, và đôi môi lúc nào cũng mọng đỏ như son, luôn sẳn sàng "quạt" bất kỳ ai chống đối em!

Lan cao độ 1 mét 60. Em có làn da trắng hồng, mịn màng. Hai cánh tay dài, tương xứng với c?ặp đùi cũng thật dài, thon đẹp, đã tạo cho em một vóc dáng như vóc dáng của người mẫu. Khi trời nóng, em buộc túm mớ tóc lúc nào cũng rối bời không chải lên, để lộ cái cổ cao trắng ngần đẹp như những diển viên múa Ba lê mà hiếm khi ta thấy được ở người VN mình. Thuỳ Lan làm cho biết bao nhiêu chàng trai ở Galang mê mệt lúc đó. Nhưng, chắc vì còn quá trẻ, nên Lan chưa biết yêu là gì! Chị ta rất quạu khi các ông con trai nhìn mình đắm đuối say mê, hay buông những lời nói chọc ghẹo. Cô chị, Trinh cũng rất xinh xắn, cũng có nhiều người theo đuổi, nhưng biết khéo léo trả lời, từ chối hết mọi mời mọc hẹn hò.

Tôi đã vụng về nấu nướng từ xưa rồi, nhưng khi đến Galang này, cả bao nhiêu người đều trông cậy vào buổi cơm của tôi! Cô em gái của tôi, ông anh chồng, và ông chồng của tôi là... hoàn toàn không biết gì cả! Chưa hết, có vài ông "công tử" độc thân đi chung tàu, và Sơn, mới mười sáu tuổi, không có thân nhân ở đâu để lo cho em, cho các anh độc thân này ăn uống, thế là chúng tôi mời họ về barack của chúng tôi..

Chúng tôi lãnh tiền gia đình gửi cho mổi tháng. Nhưng, không sao đủ cho bao nhiêu cái miệng ăn này, như gió vào nhà trống...

Thuỳ Lan và Trinh lúc đầu tự chúng nó nấu ăn lấy. Trinh mới mười tám, nhưng cũng khá vun xén và biết chút ít nấu nướng. Chúng nó hay chạy sang chổ tôi để xin tép tỏi, "mượn" ít đường, và hỏi tôi cách chế biến thịt đồ hộp như thế nào để ăn được nhiều... lần hơn! Rồi tôi cảm thấy thương chúng nó quá, nên bàn sơ với gia đình để cho hai em này nhập hộ của tôi luôn. Khi tôi vừa mới ngỏ lời mời chưa dứt câu, Lan đã nhảy phóc lên, ôm hôn tôi chụt-chụt ngay trước mặt mọi người rồi cong cớn môi lên nói:

-- Bây giờ mới nói?! Tụi em chờ chị nói câu này biết là bao lâu rồi, giờ mới nói?.. Em đã bảo "mụ" Trinh hỏi chị đại đi mà "mụ" nói nhà của chị quá đông rồi, chắc là tụi chị không chịu đâu... "Mụ" Trinh nấu cơm em ăn không được gì hết hà... Hưm! Giờ mới nói...

Thế là mỗi buổi cơm, cái barack của tôi rần-rần, nhộn nhịp vô cùng. Trinh phụ tôi vo gạo, nhặt rau muống, dọn dẹp chút đĩnh. Còn Lan, nó chỉ ngồi chờ cơm, miệng huyên thuyên với cái giọng rổn rảng, khàn khàn, như cái radio không tắt được. Tôi bỗng dưng thành "chị nuôi" cho một gia đình tứ xứ! Tôi cố gắng vắt óc, nặn đầu để nghỉ cho ra những món "ngon" từ thịt hộp, từ... mì gói, từ gạo ẩm mốc, từ rau muống, từ trứng gà... Hôm nào mà lãnh tiền người nhà gửi, chúng tôi dẫn nhau lên cái quán trên đồi trong Galang 2 chỉ để uống được một ly sửa Milo thôi. Lãnh một trăm đô Mỹ, đi uống nước một chầu, mua thuốc lá cho các ông chia nhau, mua hành tỏi tiêu mắm muối... là hết sạch! Chúng tôi không mua nổi một con gà hay miếng thịt heo, vì đắt vô cùng. Một con gà giá khoảng $60 USD! Chỉ khi nào được lãnh liền một lúc vài trăm đồng, tôi mới dám mua một con gà về nấu cho cả nhà ăn, mà phải ăn cho... khéo! Ăn đến ...hai ngày, và phải nấu sao để ra... bốn buổi cơm cho cả chục cái miệng đói khát...

Lan, Trinh đến ăn cơm buổi trưa và buổi tối, rồi chúng về barack của chúng để học bài. Linh rất thông minh, đi học về rồi còn dạy ngược lại cho chị của mình. Ông thầy Anh Văn người Indo, trẻ độ ba mươi tuổi, thương yêu Lan ra mặt. Anh ta viện đủ lý do để tới gặp Lan, để "chỉ dẫn bài vở", hay tới vì .."vô tình" tạt ngang qua... Trinh lịch sự bao nhiêu, Lan thì cáu, gắt bẳn bấy nhiêu. Thật buồn cười, khi anh ta đến đúng vào buổi cơm chiều, chúng tôi phải lịch sự ngồi tiếp anh. Rồi tôi cũng tìm cách đuổi khéo anh thầy Indo. này về. Anh Indo vừa đi khỏi, Lan... oà khóc nức nở vì... đói quá!

Chúng tôi biết tính khí nó trẻ con như thế càng thích chọc nó cho nó quạu lên, nghe nó chửi um sùm thật là... vui và buồn cười! Có hôm, nó đến ăn cơm trể, tôi đã để phần ăn của Lan ra riêng rồi, nhưng ông anh chồng của tôi, anh Minh, rất muốn biết Lan sẽ có thái độ ra sao khi chúng tôi nói quên không chừa phần cơm cho Lan. Thật không thể ngờ được, Lan sững sờ, trợn mắt khi nghe anh Minh nói:

-- Thôi chết, quên chừa cơm cho Lan rồi...

Nó hồt hoảng chạy vội lại nồi cơm, giở nắp ra nhìn, rồi dáo dác tìm chung quanh. Lan bỗng dưng bước lại cột nhà bằng gổ, đập đầu ầm ầm vào đấy, khóc ngất lên:

-- Tụi ...bây không ai thương ...tao cả.Tụi ..bây ác lắm... Hu hu hu..

Tôi và cả nhà lại phải dổ dành, vổ về Lan, và xin lổi không bao giờ làm thế với Lan nữa.

Chúng tôi thương nhau như một gia đình. Có chuyện gì lạ, tôi đều kể cho chúng nó nghe, và ngược lại. Những cậu con trai bao vây chúng tôi rất nhiều, chánh yếu là vì Lan. Cái sắc đẹp của một đóa hoa vừa mới hé nụ, cái đẹp của ánh trăng mùng mười bốn, cái ngây thơ, lẫn cái hung hăng trẻ con của cô bé mười sáu tuổi làm điêu đứng biết bao nhiêu chàng trai ở Galang. Lan vẫn ngây thơ, vẫn hay kể chuyện "thằng này, thằng kia" cho tôi nghe không thiếu một người nào cả, rồi cười ngặc nghẻo...

Một hôm, ngày cuối tuần, cả nhà đều ra biển Galang chơi, cũng để câu cá và vớt rong biển cho tôi nấu ăn. Lan qua barack của tôi ăn trưa, chỉ có hai chị em chúng tôi.. Lan ngần ngừ, rồi bẻn lẻn hỏi tôi có nấu món gì ngon chiều hôm nay không? Tôi ngạc nhiên hỏi lại:

-- Mình chưa ai lãnh tiền cả, nên vẫn ăn bình thường. Sao vậy? Đừng có nói với chị là có khách đấy nhé?!

Lan quay lưng đi để dấu nét mặt lúng túng của em:

--Em phải làm sao đây cà...? Cái... "thằng" này nó cứ đòi tới chơi với nhà tụi mình hoài. Em .."bực bội" quá đi! ...

Tôi thấy thật lạ khi Lan nói thế.

-- "Thằng" nào vậy? Em có kể chuyện "thằng" này cho chị nghe bao giờ chưa?

Và tôi bèn nói nhử xem sao:

-- Chị có thể làm thêm món trứng Bắc và nấu chè đậu xanh với rong biển, được không?

Lan reo lên, và chạy lại hôn tôi chụt-chụt như vẫn thường làm. Tôi làm bộ như bình thường, nhưng tôi thật nôn nao muốn thấy "cái thằng đó" mặt mũi ra sao mà nàng Lan của tôi dám mời về nhà dùng cơm như thế này. Thật lạ quá!

Lan thật vui hôm ấy! Nói cười tíu tít cả lên... Tôi hỏi sơ người bạn này là ai, Lan ngượng nghịu bảo anh ta tên Thanh, học khác lớp, khác trình độ Anh văn, nhưng chung trường ở Galang. Mỗi ngày, Thanh im lặng lẻo đẻo đi theo sau lưng của Lan. Và hôm trước, anh ta mới ngỏ lời chào Lan, và cũng ... chào từ biệt luôn vì còn mười ngày nữa là anh ta sẽ đi định cư ở Canada. Tôi cũng chờ để đi Canada, nên tự dưng tôi thấy có chút cảm tình ngay với người này dù chưa biết mặt. Tôi thoáng dấy lên một xót xa cho Lan, vì Lan và Trinh đang chờ đi ...Mỹ!

Mọi người đi biển chưa về. Chỉ có tôi và Linh ở nhà mà thôi. Tôi vẫn còn loay hoay với cái bếp thì Thanh đến. Vừa gặp Thanh là tôi hiểu ra ngay tại sao Lan cuống quýt cả lên ngày hôm ấy....

Thanh dong dỏng cao trên 1 mét 75, tóc dợn quăn tự nhiên, mặc một áo chemis trắng bỏ vào trong quần jean xanh bạc có thắt nịt đàng hoàng. Tôi ít thấy ở Galang có ai ăn mặc tươm tất như thế. Gương mặt của Thanh thật đẹp trai như tài tử, ăn nói lại nhã nhặn, khiêm tốn. Ánh mắt của Thanh hiền từ, ấm áp, và thật nồng nàn khi nhìn sang Lan. Tôi cảm nhận ra ngay Thanh thương yêu, say mê Lan vô cùng. Nhìn Thanh, tôi có cảm tình ngay tức khắc. Chưa hết, Thanh xách theo cây đàn guitar. Miệng cười thật tươi, Thanh bảo Thanh xách đàn đến để muốn nghe... tôi đàn!

Lan đang lăng xăng phụ tôi, khi Thanh đến, bỗng dưng thẹn thùng, rồi ngượng ngập, rồi vờ như bận rộn ở dưới cái bếp, không chịu ngồi tiếp khách! Tôi phải chữa thẹn cho Lan, rót nước trà mời Thanh. Rồi sau đó Trinh cùng với tất cả mọi người lục tục về... Ai ai cũng ngạc nhiên  vì chuyện lạ này. Anh Minh, anh chồng của tôi, được thể, cứ chọc Lan trước mặt Thanh! Lan khác hẳn mọi lần, ngồi đỏ mặt đỏ tai, im thin thít chẳng dám "đốp chát" lại hay một lời hó hé!

Thanh là con trai của một ca sỹ nổi tiếng của Saigon thời 1960. Bà vẫn còn cái dáng dấp quí phái. Thanh được người cha hơn cả chục năm không thấy mặt ở Quebec bảo lãnh. Ba của Thanh là một diễn viên đóng phim của VN, khi đi qua Canada đóng phim, ông mê một cô tài tử Tây ở Quebec, rồi không trở về VN nữa! Mẹ của Thanh đau khổ lắm. Bà cũng rất đẹp, vậy mà bà vẫn ở vậy nuôi con. Và bà bỏ không đi hát nữa vì không còn muốn ra ngoài đời để bị báo chí phê bình, người đời đàm tiếu! Hai mẹ con của Thanh bị đuổi đi kinh tế mới sau năm 1975, nên bà thất lạc tin của chồng cũ bên Canada.
Sau vài năm, bà tìm cách trốn về Saigon, mua bán sách báo cũ, ở nhờ nhà người quen là một cặp nghệ sỹ nổi tiếng. Chính ông bà này đã lo cho Thanh đi vượt biên, và chính ông bà cũng đã liên lạc với ba của Thanh ở Canada để bắt ông ta làm tròn bổn phận làm cha của mình. Ba của Thanh, rất hối hận đã bỏ rơi hai mẹ con của Thanh, nhất là thời gian ?đi kinh tế mới. Ông gửi tiền qua đảo cho Thanh rất xộp. Hèn chi, Thanh ăn mặc tươm tất, có cả đàn guitar để vác đi chơi nữa. Chỉ tiếc là còn độ dăm ngày nữa là Thanh phải rời Galang rồi!

Sau hôm ấy, tôi mở lời mời Thanh đến dùng cơm mỗi chiều với gia đình tứ xứ của chúng tôi luôn cho đến ngày đi. Tôi thấy mắt của Lan sáng lên, long lanh, nhìn tôi biết ơn. Nếu không có "cái thằng đó" ở đây, nó chắc phải nhảy lên hôn tôi chùn-chụt nữa rồi...

Lan thay đổi khác hẳn. Em không tíu tít như mọi lần nữa. Ăn cơm trưa xong là đi vội về barack của em ngay! Chiều đến, Lan đã qua bên tôi rất sớm để phụ tôi nấu ăn. Tôi biết Lan cũng thương Thanh rồi! Nhưng sẽ phải làm sao đây? Thanh đi Canada, mà Lan phải đi Mỹ để bảo lãnh gia đình. Ba của Lan và Trinh là Trung Tá, vẫn còn trong trại học tập ngoài Bắc. Cả Trinh cùng tôi, không dám nói gì về chuyện Thanh cả.

Mỗi buổi cơm chiều xong, Thanh và tôi ôm đàn, hết chơi nhạc guitar classic rồi đến ca hát với nhau đến khuya. Chúng tôi dùng muổng chập lại với nhau để thế tiếng mỏ của trống, rồi dùng những cái nồi khác size nhau, lật úp lại, lấy đủa gỏ vào làm tiếng trống, thật là náo nhiệt. Các người Việt ở cạnh bên nhà cũng đến ngồi xung quanh barack ca hát, làm khán giả vỗ tay nhiệt liệt, thật là vui. Thanh và Lan cười rạng rỡ, nhìn hai đứa chúng nó thật xứng. Chợt, tôi thấy Thanh bỗng nhìn Lan đắm đuối, rồi nắm lấy tay Lan. Lan như bị điện giật, em giựt tay em ra khỏi tay Thanh ngay tức khắc. Thanh xẻng lẻng, mà Lan cũng ngượng ngập. Hai người đều đỏ bừng mặt...

Cái đêm cuối cùng, Thanh mời cả nhà chúng tôi lên quán cà phê trên đồi uống nước sau buổi cơm chiều. Tôi thấy thương Lan và Thanh quá. Cả hai ngồi cạnh nhau cứ ưá nước mắt. Tôi cũng liếc thấy Thanh lần tìm bàn tay của Lan dưới gầm bàn. Lan đỏ bừng mặt, lật đật rút cả hai bàn tay để lên trên mặt bàn, rồi đỏ au hai con mắt. Hai hàng lông mi dài đen, cong vút của Lan chớp nhanh, cố dấu nỗi lòng... Tôi cũng ứa nước mắt. Cả nhà ai cũng làm bộ vui vẻ, nhưng tất cả đều đang đóng kịch, mà đóng.. rất dở!

Sáng sớm hôm sau, tôi cùng Lan và Trinh tiển Thanh ra cầu tàu. Thanh vẫn mặc cái jean xanh, áo chemis, xách một cái túi quần áo nhỏ đi định cư thật khiêm nhường. Thanh bảo Thanh đã để hết đồ đạc, quần áo cũ của Thanh lại ở Galang cho... Lan, tuỳ Lan muốn cho ai thì cho! Tôi chỉ lớn hơn Lan, Trinh có gần mười tuổi thôi. Nhưng, tôi hiễu và thương Lan vô cùng. Khi loa gọi tên Thanh, tôi thấy Thanh cuống quýt lên. Tôi cũng thấy Lan đỏ hoe con mắt, môi mím chặt lại.. Tôi kéo Trinh đi ra xa cho hai anh chị tự nhiên, muốn dặn dò gì chăng? Ở xa khoảng vài thước, tôi liếc thấy Thanh nắm tay Lan. Lan gở tay Thanh ra, mắt dáo dác nhìn xung quanh. Thanh lại cố nắm tay Lan thêm một lần cuối... Lần này Lan không còn giật tay ra nữa...
Sau buổi tiển đưa ấy, chúng tôi tránh không nhắc đến tên Thanh. Lan như một người khác hẳn, trầm tư, lặng lẽ... Chỉ độ chừng chưa đến mười ngày, Lan đi nhận một thùng quà cả chục kí lô của Thanh gửi. Lan lại như cái radio, tíu tít nhắng nhít lên... Bên trong, thật nhiều quần áo rất đẹp và fashion. Có xà bông tắm, xà bông gội đầu, đủ cả! Thật tội nghiệp Thanh, Thanh vừa đến Canada là bắt ba của anh chở đi mua đồ gửi cho Lan ngay vì sợ Lan đi Mỹ mà không có đồ đẹp mặc lên máy bay. Thanh cũng gửi liền cho chúng tôi hai trăm đô Mỹ để đi chợ. Chúng tôi lại kéo nhau lên quán trên đồi để uống Milo. Tôi kín đáo nhìn Lan, thật tội nghiệp! Con bé chắc là nhớ Thanh lắm. Mới hôm nào Thanh còn tươi cười ở đây mà giờ đã tận phương trời ...Anh Minh vẫn cứ thích chọc cho Lan quạu lên:

-- Có người không uống Milo được nữa rồi kìa. Milo hôm nay sao mặn chát cà ta?

Lan quay mặt lại, nguýt anh Minh một cái thật dài. Trong ánh mắt của em, hiện ra một nổi đau khổ. Anh Minh và mọi người đành lãng qua chuyện khác.

Chỉ độ một tháng sau khi Thanh đi định cư, chúng tôi cũng có tên đi định cư cùng ngày luôn. Chúng tôi rời Galang bằng một chiếc tàu lớn để đi sang bên Singapore. Ở đây hai ngày, sẽ lên máy bay từ phi trường Singapore. Tôi và gia đình đi Canada, Lan Trinh thì đi Mỹ. Trại tỵ nạn này rất nhân từ và giàu có. Những người dân, mạnh thường quân bên ngoài đến nấu cơm, nấu soup cho chúng tôi ăn. Tiêu chuẩn họ cho chúng tôi là mỗi đầu người được 15$ để xài mổi ngày ở ngoài. Chúng tôi ở cả năm trời bên trại Galang như ở tù! Bây giờ mới được đi shopping, thật là vui sướng tột cùng. Tôi ăn soup và mì gói thật no nê rồi mới đi shopping. Cầm 45$, tôi vui và háo hức vô cùng. Tôi phải rất tằn tiện để mua sắm. Nhưng khi ra đường, chúng tôi không thể nào nhịn thèm được nữa. Tôi và chị em Lan Trinh lăn xã ăn nào me, cóc, xoài... ngâm cam thảo. Tôi mua mấy cái đùi gà chiên, cầm ăn ngay tại chổ mà không biết mắc cở nữa. Ôi! Sao mà ngon quá... Tôi chợt nhớ ra đã lâu lắm rồi, tôi không được ăn trái cây tươi, không cắn được một miếng thịt to như thế này. Còn Lan vòi Trinh phải mua trái bom, phải mua cho Lan một chùm nho, phải mua ...kẹo chocolate, chewingum... Chúng tôi y hệt những đứa trẻ con được xổng chuồng ra!

Lan muốn mặc cái áo đầm màu vàng của Thanh mua cho để lên máy bay, Nhưng cái áo hơi mõng, cần phải mặc thêm một cái áo đầm lót bên trong. Chúng tôi sau khi ăn uống thỏa thích, ngắm phố sá đã đời rồi mới sực nhớ còn cái áo đầm lót chưa mua, nên vội lên xe bus đến khu shopping tìm mua. Khi vào đến khu shopping, thật xui, họ đang đóng cửa, mà sáng sớm hôm sau 6 giờ là phải có mặt ở phi trường rồi. Lan phụng phịu, ấm ức mãi. Chị ta quay ra cau có, lải nhải, cằn nhằn Trinh và cả tôi nữa. Vừa đứng dậm chân, vừa lầu bầu, nước mắt lưng tròng... Vẫn là một cô bé trẻ con. Tôi chợt nghĩ ra, tôi có thể làm một cái áo đầm lót cho em. Tôi bảo Lan đưa cho tôi cái áo thun trắng mà Lan mặc ngũ đêm qua. Tôi bảo Lan thử tròng vào từ dưới chân lên bằng cái cổ áo thun xem sao?! Lucky, cái eo ếch của Lan vừa vặn với cái cổ áo T shirt này. Tôi giải thích, tôi sẽ cắt bỏ hai cái tay áo, và may khép cái lỗ hỗng ấy lại. Thế là xong. Lan nhảy lên, ôm chầm lấy tôi, và lại hôn vào gò má tôi chụt-chụt như mọi lần...

Đêm ấy, chúng tôi hầu như không ngũ nghê gì. Tôi mượn được cái kéo kitchen, cắt mãi mới được vì kéo quá cùn. Rồi giương mắt lên may khép hai cái lỗ họng nách tay áo lại cho khéo. Lan cứ đi ra đi vào chờ áo mới như em bé lên năm. Trinh giải thích, khi xuống phi trường ở Los. bên Mỹ, gia đình bà dì khó tánh sẽ ra đón. Bà có gửi tiền cho hai chị em bắt phải mua sắm quần áo "đàng hoàng", nhưng chúng nó đã lở mua đồ... ăn hết rồi! Bà dì đâu thể nào hiểu được tại sao chúng tôi lại thèm ăn như thế? Chúng tôi thèm thịt, thèm trái cây, ngay cả rau sống như dưa leo, mướp, cà, đậu ...chúng tôi cũng thèm nữa... Anh Minh người mập mạp,"phì nhiêu" ra nhiều dù ăn uống thiếu thốn. Khi nắm cánh tay mập mạp ấy bóp mạnh, rồi thả tay ra, để lại các lổ hũng như ...dấu ấn:Té ra anh bị... phù! Cũng may, vừa bị là đã được gọi đi định cư. Còn ông chồng của tôi, các khe tay, khe ngón chân bị ...mụt nhọt nước. Các mụt nước nhỏ như trứng cá, rất ngứa. Chúng tôi lấy xà bông, muối và bàn chải chà đến bật máu ra, vậy mà chỉ có một tiếng đồng hồ sau nó lại mọc trở lại ngay. Thật là khổ. Nhưng cũng hên, qua tới Singapore, họ bắt chúng tôi khám sức khỏe. Họ cho chồng tôi một ống kem, vừa xức vào là đã dịu ngay. Và chỉ ngày hôm sau thôi là hầu như dứt hẳn. Đó là vì chồng tôi bị dị ứng với nước suối. (Ở Galang nước sử dụng đều là nước suối dẫn vào phông tên) Khi qua Sing. không dùng nước ấy nữa mà lại còn có thuốc bôi nên cái bệnh hạ lưu ấy đã biến đi thật nhanh!

Chúng tôi đưa tiễn nhau, vui buồn lẫn lộn. Đấy là chuyến máy bay thứ nhì của cuộc đời tôi. Tôi sẽ ghé London một tiếng rồi mới bay thẳng đến Toronto, Canada. Lan và Trinh sẽ bay đi Mỹ sau tôi hai tiếng đồng hồ. Khi lên máy bay, tôi nhìn thành phố dưới đất nhỏ dần, rồi lại thấy biển cả mênh mông, bao nhiêu kỷ niệm như sắp biến mất trong biển cả, hay sẽ tan như làn khói trắng, mây xanh kia?Tôi ngồi rưng rức khóc. Tôi cố nín mà tôi không thể! Tôi biết là tôi không có quê hương nữa rồi, tôi biết là tôi sẽ có một cuộc đời mới, dở, hay.. bắt đầu từ ngày này...

Tuy bận rộn với đời sống mới, nhưng chúng tôi cũng cố viết thư liên lạc, hỏi thăm Lan Trinh. Chúng nó chỉ ở nhà bà dì một năm đầu, rồi hai chị em xin dọn ra ngoài ở gần trường học cho tiện đi lại. Lan học rất giỏi, em học ngành chuyên khoa về mắt (Ophthalmologist). Còn Trinh, học đại học xong là lấy chồng. Điều thật hy hữu, chồng Trinh là cousin của em rễ của tôi!.

Gần tám năm sau, chúng tôi bay qua thăm Lan, Trinh ở Cali. Thật buồn vì chỉ gặp được vợ chồng Trinh thôi! Lan đang đi thực tập ở Florida! Trinh buồn-buồn bảo tôi, Lan có rất nhiều người theo đuổi, cả những người Mỹ. Vậy mà em vẫn chờ Thanh! Thanh cũng có phone chúng tôi. Thanh cũng đi học lại. Thanh bắt tôi kể chuyện của Lan mãi, quanh đi quẩn lại chỉ thế, mà cứ bắt tôi kể. Bên đầu dây ở Quebec, Thanh lắng nghe. Tôi chắc chắn rằng tôi kể tới đâu, Thanh nghẹn ngào, đau khổ tới đó.

Tôi hiểu cái cảm giác này, không ai hiểu Lan bằng tôi: Chỉ một ánh mắt nồng nàn, một cái nắm tay của Thanh đã làm em đau khổ, đã làm em thờ ơ với hết những đàn ông chung quanh, đã làm em nhớ nhung, vương vấn mãi một bóng hình suốt cuộc đời...