khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Cựu thiếu tá hải quân QLVNCH Vương Thế Tuấn: 40 năm nhớ lại "Địa Ngục" và "Thiên Đàng" - Phần Hai



Phần Một:


http://svkhktmdk1.blogspot.com/2015/03/hai-quan-thieu-ta-vuong-tuan-40-nam-nho.html


Phần Hai:






Những đường phố Paris - Nhạc sĩ Phan văn Hưng đàn guitar và hát




Bức thơ của Trần Văn Bá

Sàigòn ngày 06/06/1982
[……….]
Đã 2 năm trôi qua tôi không có tin thơ gì thăm mấy chú cả. Chắc được thơ nầy của tôi mấy chú sẽ ngạc nhiên lắm phải không ? Độ nầy gia đình mình ra sao ? Chắc mấy chú cũng lu bu lắm thì phải.


[…] như thế nào rồi, vẫn còn phong độ như những năm nào hay đã rửa tay gác kiếm, dừng bước giang hồ để trở về với mái ấm gia đình, vợ con thân yêu.


Phần tôi thì cũng bình thản thôi, cực thì có, nhưng tôi vẫn trọn vẹn với con người tôi, với quê hương nghèo đói. Con đường tôi chọn rất chông gai, nhưng dù sao tôi cũng phải đi đến cùng, không thể chấp nhận một sự sai lệch hay chùn bước.


Mấy cô độ nầy ra sao [ …] và còn nhiều cô nữa kể không hết. Cho tôi có lời thăm họ nhé.


Mấy chú ạ, đã trải biết bao nhiêu cam go, tôi thành thật nói với mấy chú rằng đừng nên tin bọn người đã bỏ nước ra đi, đừng để ai lợi dụng lòng hăng say của tuổi trẻ. Mấy ông chánh trị gia ở Pháp, ở Mỹ, mấy ông Tướng không làm gì được đâu. Không còn người dân nào trong nước còn có thể tin họ được. Lực lượng của mấy ông ấy chỉ có cá nhân của họ, còn bao nhiêu đều là rỗng  toét, không có gì ngoài hơn là bịp bợm, tôi nói như vậy vì trước hết là lời của một người biết được một số việc ở đất nước mình, nơi mà tôi đang sinh sống vất vả.


Tôi đã nghe nói về phong trào nầy rồi đến nhân vật khác, tất cả đều chỉ là tin đồn và tin đồn mà thôi. Nếu có gì mới lạ thì chắc chắn là không phải họ làm nên cơm cháo đâu.


Tôi tin rằng mấy chú hiểu tôi và tin rằng tôi nói thật tình với mấy chú. Tôi tin rằng đất nước mình một ngày nào đó, không xa lắm sẽ tự do và hòa bình, và đó là thành quả của anh em ở trong nước chứ không phải do một số người lưu vong làm nên.. Mấy chú cứ tin chắc như vậy, mấy chú sẽ không lầm đâu.


Thôi lời ít nhưng tình thật đậm đà, thăm tất cả anh em mạnh. […] có qua cứ cho tụi nó xem thư nầy. Cảnh giác anh em nghe mấy chú.


Nhớ nhiều




T.B.  […] những gì tôi nói với […] có sai không, tôi đã có nói việc đó từ đầu và những gì mình làm chung chỉ có mục đích là không cho ai lợi dụng mình. […..] tôi có gởi thơ thăm cả.



                                             


Những đường phố Paris
Phan văn Hưng
 
Tôi muốn tặng em những đêm dài
Đi lang thang trên đường phố Paris
Những đêm dài không buồn ngũ
Những đêm u buồn
Nửa muốn quên nửa muốn đi tìm lối thoát
Cho tương lai cuộc tình một mình
Trong kinh đô không ánh sáng
Nhưng quên gì được
Khi bất giác tôi chỉ muốn

Tôi chỉ muốn tìm lại những nơi em đã đi qua
Những đường phố in hằn hình bóng cũa em

Đã đượm đầy màu mắt của em
Còn lanh lãnh tiếng cười nói của em
Lúc em còn nói còn nói kia kìa

Trong những ngày vui qua nhanh
Người ta có đường Duy Tân, có khung trời trường Luật
Thì tôi, em, chúng ta,

Những đứa trẻ phiêu bạt nơi đất người
Cùng đã lớn lên

Trong những căn nhà đường Saint Jacques
Những căn nhà đường Saint Germain
Những rạp hát khu Latin
Những con đường ẩn khuất đi về vùng ngoại ô Paris
Trời ơi sao trong màn đêm

Những nơi đó đột nhiên sáng láng
Với biết bao nhiêu kỷ niệm êm đềm
Bao nhiêu điều nhẹ nhàng êm ái
Níu tôi ở lại
Tha thiết yêu thành phố này
 
 



Trường hợp kỳ lạ của ông Ngô Đình Cẩn - Tác giả Trà Mi



Hơn nữa, tôi đã nói với Bộ Ngoại Giáo rằng, chiếu theo Cẩm nang Ngoại giao [FAM], một Lãnh sự quán không thể nhận người xin tị nạn và chúng tôi cũng không có thẩm quyền theo luật pháp quốc tế.


Ông Ngô Đình Cẩn tại tòa án quân sự (Saigon  /4/1964). Nguồn UPI
Ông Ngô Đình Cẩn tại tòa án quân sự  (Saigon 22/4/1964). Nguồn UPI
 
“Tòa lãnh sự Mỹ quyết định trao trả Ngô Đình Cẩn cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sáng ngày 5 tháng 11 năm 1963, tướng Đỗ Cao Trí cùng với một sĩ quan Mỹ và sĩ quan Việt Nam Cộng hòa đưa Ngô Đình Cẩn và mẹ ông này lên máy bay đi Sài Gòn theo lệnh của Hội đồng Quân nhân Cách mạng.”
Trên đây là một đoạn trích từ bài Huế – những tháng ngày sục sôi – Kỳ 6: Số phận Ngô Đình Cẩn, của Nguyễn Đắc Xuân, viết trên Báo Tuổi Trẻ ngày 10/01/2012.
 
Sự thật như thế nào? Hãy nghe một nhân vật trong cuộc, có mặt ở Huế, liên quan trực tiếp đến sự kiện kể lại. Người đó là John Helble.
 
John Helble, Lãnh sự Mỹ tại Huế (1961-64) là người đã phản đối đề nghị cho ông Ngô Đình Cẩn tị nạn tại tòa lãnh sự ngược với quyết định của của Bộ Ngoại Giao Mỹ lúc đó.
 
John Helble sinh năm 1934 và lớn lên ở Wisconsin, làm việc với ngoại giao đoàn Hoa Kỳ từ năm 1956. Trước khi sang Việt Nam (1959-64) công tác John Helble đã làm việc tại Venezuela. Trở về Mỹ tu nghiệp một năm tại đại học Chicago sau đó John Helble làm việc tại bộ Ngoại giao từ 1965-1968 về các vấn đề liên quan đến Việt Nam. Cuối cùng, 1968-1985, ông công tác ngoại giao tại Mã lai, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh, và Honolulu trước khi nghỉ hưu về Virginia trồng nho và hoa hồng.
 
John Helble đã được Thomas F. Conlon phỏng vấn vào ngày 5 tháng Tư năm 1996. Dưới đây là phần trích dịch lời ông John Helble thuật lại việc tị nạn của ông Ngô Đình Cẩn.
 
Một cử chỉ rộng lượng của một người độc tài
 
Ông có bao giờ có quan hệ mật thiết với ông Cẩn không?
 
Tôi chỉ gặp ông Ngô Đình Cẩn một lần. Tôi đã được người tiền nhiệm, Tom Barnes cảnh báo là ông Cẩn không nhận tiếp Lãnh sự Mỹ. Vì vậy, tôi đã kiên nhẫn chờ đợi cả ba tháng sau khi tôi đến Việt Nam. Đến tháng Chín, năm 1961, tôi đã tìm được một người là cố vấn hàng đầu của ông Cẩn và người mà tôi có thể liên hệ trực tiếp. Tôi đã hỏi ý kiến của ông ta và nói với ông ấy rằng tôi muốn điện thoại cho ông Cẩn. Tôi nói rằng tôi muốn có cơ hội thảo luận với ông Cẩn về một số các vấn đề của khu vực, về tình hình địa phương, và những điều như vậy. Một thời gian sau đó người trung gian này đã trở lại liên lạc với tôi và nói rằng ông Cẩn không thể gặp tôi. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu muốn, tôi có thể viết xuống một số câu hỏi, và ông Cẩn sẽ sẵn sàng trả lời tôi bằng văn bản. Tôi quyết định rằng đó không phải là một phương pháp hữu ích, vì vậy tôi đã không làm theo đề nghi đó.
 
Hinh chụp từ trên cao Lăng Vua Tự Đức, Huế. Nguồn: adst.org
Hinh chụp từ trên cao Lăng Vua Tự Đức, Huế. Nguồn: adst.org
 
Tôi có thể nói rằng Cẩn, người nổi tiếng được coi là có ác cảm với người ngoại quốc nói chung, đã làm một số cử chỉ, hoặc những gì tôi tôi cho là cử chỉ, “chấp nhận” tôi trong cộng đồng, ít nhất là đối với ông ấy. Vì vậy, tôi kết luận rằng tôi đã chưa làm bất cứ điều gì đã quá “sai”. Ví dụ, vào dịp Giáng sinh ông Cẩn đã cho tôi gửi một giỏ lớn thức ngon Việt Nam gồm giò sống với gia vị gói trong lá chuối. Đây là món thường được ăn kèm với “nước mắm” nổi tiếng của Việt Nam.
 
Một lần tiếp xúc khác trực tiếp với ông Cẩn … là một đặc ân mà ông ấy đã giành cho tôi và vợ tôi. Thực sự đó là một cử chỉ rộng lượng. Nó liên quan đến cái chết của con gái chúng tôi tại Việt Nam. Khi cháu mất, chúng tôi nghĩ đến một nơi lý tưởng để an táng con gái nằm trên sườn đồi ở phía trước của lăng vua Tự Đức, nhìn ra sông Hương, với với một góc nhìn tuyệt vời ở phía tây bắc hướng về những rặng núi Việt Nam, phía sau cánh rừng và dòng sông yên tĩnh và thơ mộng này. Tôi biết rằng vùng đất tôi định dùng làm nơi chôn cất con gái của chúng tôi là đất của ông Ngô Đình Cẩn. Trừ một cái hầm cũ từ thời Pháp thuộc vẫn nằm trong khu vực, nói chung không có cấu trúc nào khác ở đó. Đó là một khoảng đất trống, có một vài cây chà thông. Phó Lãnh sự của tôi, một nhân viên CIA, đã xin đươc phép của ông Cẩn cho chúng tôi chôn con gái của chúng tôi ở đó. Đó chắc chắn không phải là một điều mà ông Cẩn phải làm…
 
Thiết Quân luật sau cuộc đảo chính
 
Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày quân nhân đảo chánh Tổng thống Diệm.
 
Saigon Round Up (08 November 1963) - William Colby Collection
Thành phần Hội đồng Quân nhân Cách mạng và Chính phủ VNCH Lâm thời. Nguồn: Saigon Round Up (November 8, 1963) – William Colby Collection
 
Thiết quân luật áp dụng ngay tại Huế. Tuy nhiên, khi cuộc đảo chính thành công khá nhanh thì thiết quân luật không còn có ý nghĩa nữa. Dân chúng trong hầu hết các nhóm ở Huế hân hoan đón mừng cuộc đảo chính thành công. Tình hình an ninh ổn định. Không có bạo động hay những sự kiện bất lợi. Với sự “giải phóng” – như nhiều người đã nghĩ – khỏi chế độ và tình hình thoải mái ngay sau đó, nói chung, người dân quan tâm chính đến việc thả bất kỳ tù nhân chính trị nào họ đã tìm được. Có một số tù nhân loại này đã được thả, nhưng tôi không có bất cứ một dự toán nào về con số.
 
Một trong những điều gây ấn tượng hơn cả xảy ra vào cuối buổi chiều sau cuộc đảo chính vào ngày 3 tháng 11, 1963, là việc khám phá ra một nhà tù kinh khủng cách Huế khoảng một hoặc hai dặm về phía Tây, về hướng của các lăng tẩm của triều đình. Hóa ra là đã có một số người bị giam giữ ở một khu vực trước đó là kho đạn của Pháp. Khi tìm ra nhà tù này một số tù nhân đã được phóng thích. Người dân Huế ùn ùn kéo hau đến đây coi. Tôi cũng đã đến đó xem. Các hầm chứa đạn nằm sâu trong một sườn đồi và đã được sửa thành các phòng giam dài khoảng gần 2 m, rộng khoảng 1 m và cao cũng khỏang 1 m. Phòng giam chỉ có nền trống, không có bàn ghế – không có gì trong đó, ngoại trừ phân người và rác rưởi đã tích tụ ở đó. Mỗi phòng giam có một cánh cửa khóa. Những phòng giam này có thể đã rất là khó ở…
 
Ngay cả người Việt Nam cũng không thể đứng thẳng?
 
Ngay cả người Việt Nam cũng không thể đứng thẳng người lên trong đó. Điều này, tất nhiên, đã gây phẫn nộ hơn nữa với sự thái quá của chế độ trước đó. Phe quân nhân chính đã bắt giam hay quản thúc tại gia để hạn chế sự di chuyển của một số những viên chức chính phủ cũ. Tuy nhiên, không có những vụ bắt bớ quy mô lớn. Một số người đã bị bắt, nhưng không nhiều. Phe đảo chính lo rằng có thể có một số người của chính phủ cũ trong quân đội, là những người có thể lật ngược cuộc đảo chính. Tuy nhiên, những lo ngại đó hóa ra là không có cơ sở.
 
Có một tin tình báo cho hay “Lực lượng Nhân dân” của ông Ngô Đình Cẩn sẽ tìm cách trả thù và đã xác tín là người Mỹ phải chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Cộng đồng người Mỹ ở Huế có thể ở trong tình trạng đe dọa. Tôi cảm thấy rằng điều này rất khó xảy ra, tuy vậy cố vấn cao cấp của Sư Đoàn 1 QLVNCH, Đại tá Ed Markey, đã thận trọng, và quyết định yêu cầu vị chỉ huy quân sự mới, Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn I, người đã có mặt tại Huế, đưa lính bảo vệ quanh tất cả các khu dân cư và các cơ sở của Mỹ. Khi tôi thấy một tiểu đội binh sĩ VNCH được đưa vào trong sân nhà tôi với mục đích này, đồng thời tôi được một trung úy cho biết là họ thi hành lệnh của bộ chỉ huy; tôi đã đi kiếm Đại tá Markey và nói một cách rõ ràng rằng ông ta không có quyền yêu cầu quân đội Việt Nam đưa lính gác quanh nhà ở của người Mỹ và cơ sở của Mỹ. Sau đó, tôi đã đến gặp Tướng Đỗ Cao Trí và yêu cầu ông rút ngay lập tức những binh lính đang ở khu của Mỹ. Tướng Trí đã đồng ý với yêu cầu của tôi. Điều này gây ra khó chịu cho Đại tá Markey. Sau khi vấn đề được bàn thảo tại Sài Gòn, trong vòng khoảng một tuần Đại tá Markey đã được thuyên chuyển đi nhận nhiệm vụ khác tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
 
Tháng 9-1963: Thiếu tướng Đỗ Cao Trí, 9-1963 (L-R) Brig. Gen Do Cao Tri, Gen. Maxwell D. Taylor & Secy of Defense Robert S. McNamara, as they question a Viet Cong guerrilla. Nguồn: LIFE magazine
Tháng 9-1963: Thiếu tướng Đỗ Cao Trí, đại tướng Maxwell D. Taylor & Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara, đang thẩm vấn một cán binh Việt Cộng. Nguồn: LIFE magazine
 
Cho một người độc tài bị khinh miệt tị nạn
 
Không có gì đáng chú ý đã xảy ra trong 24 giờ sau đó. Rồi có ba người, riêng rẽ, đến yêu cầu tôi cho ông Ngô Đình Cẩn, chưa bị bắt và đang đang ẩn trốn được “tị nạn” tại Lãnh sự quán của chúng tôi. Tôi trả lời cho từng người đến yêu cầu là tôi sẽ xem xét điều này. Ngay lập tức, tôi báo tin về cho Bộ Ngoại giao ở Hoa Thịnh Đốn biết những cuộc tiếp xúc vừa xảy ra; Tôi báo cáo với Bộ Ngoại giao rằng, thứ nhất, tôi không thể biết chắc được căn cước thực của ba người vừa gặp. Dù tôi biết cả ba người đó ở những mức độ khác nhau, nhưng tôi không biết liệu một hoặc hai trong ba người đó có thể là phản gián hoặc là họ đã không nói thực mục đích của họ khi đến gặp tôi.
 
Hơn nữa, tôi đã nói với Bộ Ngoại Giáo rằng, chiếu theo Cẩm nang Ngoại giao [FAM], một Lãnh sự quán không thể nhận người xin tị nạn và chúng tôi cũng không có thẩm quyền theo luật pháp quốc tế. Theo FAM, định nghĩa tị nạn cho một ngoại giao đoàn rất giới hạn, chỉ trong những trường hợp người xin tị nạn đang gặp nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Ví dụ, một người đang bị một đám đông giận dữ đuổi bắt. Tuy nhiên, ngay cả trong những hoàn cảnh như thế, sau khi tình hình không còn nguy hiểm nữa thì người xin “tị nạn” lập tức phải được đưa ngay ra khỏi Lãnh sự quán có nghĩa là đưa ra khỏi cửa.
 
Tôi cũng cho hay dưới quan điểm chính trị, người ở Huế, cũng như dân chúng ở những nơi khác, chắc chắn đã thấy nhẹ nhõm sau cuộc đảo chánh loại bỏ chính phủ của ông Diệm. Họ đã không ưa gì ông Cẩn và sự cai trị độc tài của ông từ nhiều năm qua. Để ông Cẩn tị nạn sẽ không cải thiện hình ảnh của người Mỹ ở Huế và khu vực xung quanh. Hơn nữa, tôi cũng báo cáo rằng nếu ông Cẩn được cho tị nạn ở Lãnh sự quán thì mọi người sẽ biết ngay, và tin tức sẽ lan nhanh như cháy rừng ở Huế. Với tình cảm của người dân ở Huế, những người vừa thấy những điều kiện khắc nghiệt của nhà tù … và nhiều người khác có nhiều phàn nàn, oán hận ông Cẩn, người dân Huế có thể quyết định giành quyền tự họ xử ông Cẩn. Vị trí của Lãnh sự cũng khó mà bảo đảm được an ninh cho Lãnh sự quán, nhân viên hoặc, thực sự, bất cứ ai trong cộng đồng người Mỹ ở Huế vào thời điểm đó.
 
Có sự trao đổi giữa tôi và bộ Ngoại giao. Tôi đã nhận được một phản ứng, từ Washington, nhưng không dứt khoát. Họ hỏi thêm một số câu hỏi khác. Tôi đã trả lời những câu hỏi đó và nhắc lại quan điểm của tôi rằng chúng ta không nên chấp nhận yêu cầu này, thậm chí nếu có một hoặc nhiều hơn những lời yêu cầu [để ông Cẩn tị nạn ở Lãnh sự quán] là những yêu cầu thực.
 
Điện tín từ Lãnh sự Mỹ ở Huế gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, 4/11/1963
Điện tín từ Lãnh sự Mỹ ở Huế gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, 4/11/1963
 
Trong vòng 36 giờ, tôi đã được lệnh để cho ông Cẩn tị nạn. Khi ông Cẩn đến Lãnh sự quán, tôi phải hỏi xem ông ấy muốn đi tị nạn ở quốc gia nào. Tôi được yêu cầu phải thông báo cho bộ Ngoại giao và tòa Đại sứ ngay khi ông Cẩn đến Lãnh sự quán và quốc gia ông chọn đi tị nạn. Khi được lệnh của bộ Ngoại giao, tôi cũng đã liên lạc với tòa Đại sứ ở Sài Gòn. Trong số những lần liên lạc đó tôi đã dùng điện thoại trên đường dây không bảo mật. Cố gắng nói chuyện bằng mật mã có lẽ là vô dụng, nhưng tôi đã ráng làm như vậy. Đại sứ quán đã cho tôi biết rằng họ sẽ gửi một máy bay vận tải C-46, một máy bay của CIA, đến sân bay Phú Bài ở Huế Nam sau khi ông Cẩn đến Lãnh sự quán.
 
“Tôi đã có chim trong lồng” – ông Cẩn đến Lãnh sự quán
 
Sau đó tôi đã liên lạc với người mà tôi coi là đáng tin cậy nhất trong số ba người đã đế gặp trước đây. Tôi báo với người ấy biết rằng tôi sẵn sàng nhận ông Cẩn [tị nạn] tại Lãnh sự quán. Ông ta đã liên lạc lại với tôi không lâu sau đó và nói rằng ông Cẩn sẽ ngụy trang đến Lãnh sự quán với một linh mục là người sẽ lái xe, lúc 11:00 sáng, nếu tôi nhớ đúng, vào thứ ba, tôi tin rằng đó là ngày 5 Tháng 11 năm 1963. Ông Cẩn thực sự tới tại Lãnh sự quán một giờ sau đó. Ông nằm trên ghế sau của một chiếc Citroen cũ. Tài xế là một linh mục Việt Nam.
 
Tôi đón ông Cẩn tại lối vào phía trước hiên nhà của Lãnh sự quán và mời ông lên lầu, và cố che để ông không bị một số nhân viên địa phương của tôi dòm ngó. Những nhân viên Việt Nam làm việc trong một văn phòng bên phải lúc tôi đưa ông Cẩn lên cầu thang. Tôi không biết sự kín đáo che chắn cho ông Cẩn của có thành công hay không. Ngay lập tức, tôi đặt câu hỏi với ông Cẩn câu hỏi về nơi “an toàn” ở nước ngoài mà ông muốn đi. Ông trả lời tôi tức thì, “Tokyo”.
 
Cũng ngay lúc đó tôi nhận được điện thoại của một nhân viên của tôi ở tòa Lãnh sự cho hay Tướng Đỗ Cao Trí đang có mặt dưới nhà và muốn gặp tôi. Tôi để Jerry Greiner, một Phó Lãnh sự CIA ở lại với ông Cẩn và đi xuống cầu thang để gặp Tướng Trí trong phòng tiếp tân nhỏ của chúng tôi. Tướng Trí bắt đầu bằng cách nói ngay, như thói quen của ông, là tôi “đã có” ông Ngô Đình Cẩn trong tòa Lãnh sự và ông, Tướng Trí, “muốn bắt” ông Cẩn. Tôi nói với Tướng Đỗ Cao Trí là dù tôi có Ngô Đình Cẩn hay không, đó là một vấn đề quan tâm của tôi và không phải của ông (tướng Trí). Sau đó Tướng Trí nói rằng, trong tình hình hiện nay ở Huế, à nhiều người không ưa ông Cẩn, nếu người dân Huế biết ông Cẩn có mặt trong Lãnh sự quán, thì ông (Tướng Trí) không thể bảo đảm sự an toàn của Lãnh sự quán hoặc của cộng đồng người Mỹ tại Huế nói chung. Ngay lập tức, tôi trả lời rằng đó là rõ ràng trách nhiệm của Tướng Trí phả bảo đảm sự an toàn của Lãnh sự quán, các cơ sở Mỹ, và các nhân viên Mỹ tại Huế. Và cùng lúc, tôi đã chính thức yêu cầu Tướng Trí nhận bảo đảm như vậy và tôi sẽ ngay lập tức báo cáo chuyện này với Đại sứ quán ở Sài Gòn và câu trả lời của tướng Trí. Ông Tướng không nhận bảo đảm anh ninh như tôi đã yêu cầu. Tôi nhắc lại rằng đó là trách nhiệm của Tương Trí, và tôi mong ông ấy làm như vậy, và đây là liên lạc và trao đổi chính thức về việc đó.
 
Sau đó Tướng Trí rời khỏi Lãnh sự quán. Tôi quay lại để thảo luận tình hình với ông Cẩn, nhưng cũng không có gì nhiều hơn để tôi cần phải nói chuyện với ông Cẩn, một khi chúng tôi đã xác định rằng Tokyo là nơi ông muốn đi. Tôi lập tức gọi Đại sứ quán ở Sài Gòn và thông báo với họ rằng: “Tôi đã có chim trong lồng”. Họ cho tôi biết rằng trong vòng hai giờ, chiếc C-46 sẽ đến sân bay Phú Bài, và tôi phải có mặt ở đó với ông Cẩn. Tôi ngay lập tức đã gửi một điện văn cho Bộ Ngoại giao nói rằng ông Cẩn đang ở Lãnh sự quán.
 
Tôi gọi một cố vấn Mỹ cao cấp của Sư Đoàn 1 QLVNCH, phó của ông, và một nhân viên CIA đồng nghiệp của tôi Phó Lãnh Greiner vào họp. Chúng tôi đã đề ra một kịch bản để một đoàn xe đưa ông Cẩn đến sân bay Phú Bài, cách Lãnh sự quán khoảng 14 km. Đoàn xe gồm có một chiếc xe jeep với một binh sĩ và một sĩ quan đi trước, tiếp theo là xe chính thức của tôi có viên cố vấn cao cấp của quân đội Mỹ, CIA Phó Lãnh sự, tôi, và ông Cẩn, và một chiếc xe jeep quân đội Mỹ có một binh sĩ và một sĩ quan, đi sau xe chúng tôi.
 
Cuộc chạy thoát không thành
 
Chúng tôi rời khỏi Lãnh sự quán chỉ đủ thời gian để đến sân bay Phú Bài cùng với giờ ước tính chiếc máy bay C-46 sẽ đến. Không có chuyện gì xảy ra trong chuyến đi đến sân bay. Chúng tôi đã không gặp phải bất kỳ khó khăn nào. Chúng tôi đưa ông Cẩn trên máy bay. Tôi đã sắp xếp với Phó Lãnh sự Jerry Greiner để đi cùng với ông ấy, và tôi ra lệnh cho cho Jerry giao ông Cẩn lại cho Đại sứ quán và chỉ giao cho Đại sứ quán.
 
Greiner và ông Cẩn bay đến sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Khi cánh cửa mở ra, Greiner thấy chiếc máy bay đã đáp bên phía quân sự của sân bay Tân Sơn Nhứt và có đoàn quân khá lớn của quân đội VNCH vây xung quanh máy bay, và hai xe vận tải 2 tấn ½ bít bùng của QLVNCH ở cạnh bên.
 
Thiếu tá điệp viên CIA Lucien Conein, Nguồn: OntheNet
Thiếu tá điệp viên CIA Lucien Conein, Nguồn: OntheNet
 
Greiner được Lucien Conein, một sĩ quan CIA nổi tiếng, đón tiếp và nói với ông, “Được rồi, Jerry. Từ đây để tôi lo.” Jerry đã khẳng định rằng Conein không phải là Đại sứ quán và nói với Conein rằng Lãnh sự đã ra lệnh giao ông Cẩn lại cho Đại sứ quán.
 
Conein nói, “Vâng, cứ làm theo cách ông muốn, nhưng đây là phương tiện vận chuyển của các ông.” Vì vậy, Greiner và ông Cẩn leo lên một trong những chiếc xe tải 2 tấn rưỡi. Bạt vải đã đóng lại, và họ lái xe đi. Sau khoảng 15-20 phút, xe vận tải dừng lại, tấm bạt cửa xe mở ra, và Greiner thấy ông đã ở giữa khoảng gần một tiểu đoàn của quân đội VNCH trong một căn cứ của quân đội VNCH, ở một nơi nào đó ở Sài Gòn.
 
Conein lại xuất hiện và nói, “Đây là đoạn cuối của con đường.” Greiner không còn lựa chọn nào khác hơn là phải chấp nhận hoàn cảnh lúc đó.
 
Đó là tất cả sự tham gia trực tiếp của tôi và của Lãnh sự quán Mỹ tại Huế trong chương “tị nạn” của ông Cẩn. Như lịch sử cho thấy, cuối cùng ông Cẩn đã bị chính quyền quân sự Việt Nam đem ra tòa án quân sự xử, bị kết án tử hình và đã bị xử bắn.
 
Suýt làm dê tế thần
 
Bị xử bắn?
 
Ông Ngô Đình Cẩn ở tòa án quân sự tại Sài Gòn. Nguồn AP.
Ông Ngô Đình Cẩn, 53 tuổi, tại tòa án quân sự tại Sài Gòn, 23 tháng 4, 1964. Nguồn AP.
 
Bằng cách xử bắn. Những sự kiện này xảy ra ở Sài Gòn, và không có liên quan đến tôi – với một ngoại lệ.
 
Ngay sau khi xử bắn ông Ngô Đình Cẩn, đã có rất nhiều người ở Hoa Kỳ bất bình, phần lớn từ các cộng đồng Công giáo, nhưng những cũng có những người khác, những người thấy rằng gia đình họ Ngô đã phải chịu đựng quá đủ sau cuộc đảo chính, với ông Diệm và ông Nhu đã bị giết. Nó cho thấy Mỹ đã liên can vào vấn đề này bằng cách bắt ông Cẩn, giao ông lại cho chính quyền mới của Việt Nam, và sau đó “đứng yên” trong khi ông bị kết án và xử tử. Điều này với người Mỹ là hành động, chính sách sai lầm của Mỹ – hoặc một sự kết hợp của cả hai, hành động và không hành động.
 
Một người bạn của tôi, Larry Pezzulo, Tùy viên ở tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, sau đó nói với tôi về một sự kiện đã xảy ra khoảng hai ngày sau khi ông Cẩn bị xử bắn. Pezzulo liên can đến vụ việc này vì ông ấy là Tùy viên Trực của Đại sứ quán vào thời điểm đó. Một bức điện “khẩn cấp” gởi đến Đại sứ quán, trong khi Larry Pezzulo đang trực, và phải gửi đến ngay cho Đại sứ Henry Cabot Lodge. Pezzulo đem bức điện khẩn đến tư dinh của Đại sứ Lodge.
 
Tại nhà Đại sứ đâu đó ở Saigon, Đại sứ Lodge và Phó trưởng phái đoàn ngoại giao Mỹ, Bill Trueheart, đang trong bữa ăn.
 
Pezzulo gọi họ ra khỏi bữa ăn tối, cho họ xem bức điện tín, và cả hai cùng đọc. Đại sứ Lodge và Bill Trueheart dường như rất quan tâm vì họ đang bi “rắc rôi” chính trị. Theo lời Pezzulo kể với tôi thì Đại sứ Lodge hỏi Bill Trueheart, “Ông nghĩ chúng ta phải làm gì về vấn đề này?” Trueheart nói, trước mặt Pezzulo, rõ ràng là chúng ta cần một vật tế thần – một con dê để đổ lỗi. Trueheart được cho rằng đã nói, “Rõ ràng, Lãnh sự của chúng ta ở Huế có thể là một khả năng dùng được.”
 
Pezzulo hoảng hốt trước nhận định này, vì anh ấy biết rất rõ chuyện ông Cẩn với tôi. Chúng tôi đã thảo luận về vấn đề ông Ngô Đình Cẩn ở Sài Gòn trong một chuyến tôi về Sài Gòn sau cuộc đảo chính nhưng trước các sự kiện của buổi tối đặc biệt này xảy ra. Nhưng kết cuộc không có chuyện gì xảy ra cả. Đó là một dấu hiệu nữa cho tôi thấy người ta không những cần nhiều may mắn, mà còn phải cẩn thận, để có thể thoát khỏi một số vấn đề có thể gây nguy hiểm cho sự nghiệp ngoại giao của mình.
 
Ông đã bao giờ tìm biết về nội dung bức điện tín đó hay không? Ông đã bao giờ nhìn thấy nó chưa?
 
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nó.
 
Ông có bất kỳ ý tưởng nào về nội dung của bức diện tín không?
 
Đó là một bức điện tín từ Bộ Ngoại giao cho hay về sự “náo động” ở Hoa Kỳ về trường hợp ông Ngô Đình Cẩn. Đại sứ quán đã được yêu cầu của Bộ Ngoại Giao đề nghị những phương án cho Hoa Thịnh Đốn ứng xử trước tình hình “náo động” này. Tôi có thể nói rằng, trong những năm giữa thập niên 1960, sau khi tôi đã trở về Hoa Kỳ và đã làm việc về các vấn đề Việt Nam, tôi đã có dịp thảo nhiều câu trả lời cho rất nhiều thư từ của công chúng và yêu cầu của Quốc hội. Trong nhiều trường hợp thuộc những vấn đề mà tôi phụ trách là những sự việc liên quan đến vụ ông Ngô Đình Cẩn vì có nhiều người ở Mỹ tiếp tục đặt vấn đề với những gì họ coi là một “hành động bội bạc” của Hoa Kỳ và vẫn còn phàn nàn về nó. Vì tên của tôi bị coi là có liên quan đến sự kiện đó, trong nhiều bài viết khác nhau vào thời điểm đó, tôi đã thường xuyên trả lời thư, không phải cho chính tôi, mà với chữ ký của những người chức cao hơn tôi, trả lời những vấn đề mà trong đó tôi đã bị buộc tội. Đây không phải là điều mà tôi phải lo lắng nhiều, nhưng nó là một chú thích cho sự việc này.
 
Có vẻ những việc đó không làm tổn thương ông nhiều lắm. Đề nghị của ông phù hợp với Cẩm nang Ngoại giao và là một đề nghi đúng, đúng về cả lịch sử và truyền thống của chúng ta. Tôi nghĩ rằng quyết định đầu tiên cấp tị nạn cho ông Thích Trí Quang trong Đại sứ quán sau cuộc tấn công chùa ngày 21 tháng 8 (1963) là một sai lầm. Quyết định cấp tị nạn cho Hồng Y Mindszenty ở Hungary trong tòa công sứ của chúng ta ở Budapest sau Cuộc nổi dậy ở Hungary năm 1956 cũng là một sai lầm. Tôi nghĩ rằng quyết định cho ông Ngô Đình Cẩn tị nạn tại Lãnh sự quán tại Huế là một sai lầm. Chúng ta không thể hành động như thế. Đó không phải là truyền thống hay tập tục của chúng ta…

Sao tụi Mỹ ngu quá!



Ho Chi Minh said: “I could hardly believe that the Americans would be so stupid.” .... aspiring to national leadership: recognition as an equal of Ho Chi Minh. This was evident when Ho told the famous Australian-born Communist journalist Wilfred Burchett

Source: www.ciaonet.org/olj/wa/wa_99stm01.html


Ba lăm năm rồi (1970-2015), NAN ĐỀ ở bên dưới vẫn chưa tìm ra đáp số !

Trích: Trình Bầy, Tập I, tháng tám 1970, trang đầu,

"Một phần tư thế kỷ đã trôi qua trên cuộc cách mạng mùa thu.. Tuy vậy, những hy sinh ròng rã suốt 25 năm trời ấy dường như chưa đủ để cho một dân tộc yêu chuộng hòa bình như dân tộc Việt Nam có thể buông súng xuống vui hưởng tự do.

Bây giờ vẫn còn những cụ già tóc bạc bị trói tay, bịt miệng, những em bé bất lực quằn quại trên vũng máu, những thanh niên bị đánh đập dã man, những thiếu nữ bị hãm hại.

Bây giờ vẫn còn những cảnh tra hỏi, bắt bớ ở mỗi nẻo đường, những tiếng hét rùng rợn của những nạn nhân trong những phòng tra tấn,: cả một miền Đất Nước biến thành một cái chuồng thú vĩ đại. Máu hòa nước mắt. Roi da và thép gai, thép gai trùng trùng, điệp điệp…

Con đường đi tới là con đường giải phóng: giải phóng Đất Nước và giải phóng con người Việt Nam toàn diện."

 Mời nghe Nguyễn Đức Quang hát Đường Việt Nam



                                                    


Simon and Garfunkel - Bridge over Troubled Water







Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Andrea Bocelli - Plaisir d'amour







Joan Baez - Plaisir d'amour







Đôi Bông Tai - NGUYỄN SƯƠNG



Mời nghe Elvis Phương hát Mặc Niệm
 
 

Một hai ba, nhứt nhựt quá tam, đã hai lần rồi ra đi không thoát, lấn thứ ba này không thoát có nước về nhà đi ăn mày, rồi đời sống sẽ ra sao, ngủ đình ngủ chợ, tương lai của đám con về đâu, bạn bè ngoảnh mặt người thân lánh xa, sống vô gia cư như vậy một ngày sẽ bị ruồng bỏ, không may mà bị bắt trở lại đưa về vùng kinh tế mới thì sẽ làm ma mới rừng thiêng nước độc đó mà thôi.

Đã nhiều người lắm tiền nhiều của năm bẩy lần ra đi thất bại còn tiền về mua chuộc phường ấp cho dù hồn ma cũng sống lại như chơi, còn bốn mẹ con chúng tôi kể từ ngày trở về thành phố, sống coi như đã chết bởi vì không còn hậu khẩu, tên tuổi đã bị cướp đi vào một đêm tối trời áp giải lên xe đưa đến một nơi không thể sống được, đào tẩu trở về không nơi nương tựa, tôi đã cắm lều che vải sống như kẻ du mục rày đây mai đó trong cảnh màn trời chiếu đất làm bạn với đám cô hồn uổng tử trong các bãi tha ma, đêm nào mưa gió nhiều tạt ướt đành phải ôm con ngồi chờ đến sáng. Rồi không biết từ đâu đổ về càng ngày càng nhiều người đến ở, cho nên đêm đêm thấy chập chờn thấp thoáng ở bãi tha ma nhiều oan hồn sống lang thang giữa đêm trường đói rét.
 
Hồi chiều, người chủ tàu báo cho tôi biết không còn chờ đợi được nữa, phải ra đi trước Tết, sẽ khởi hành vào đêm ba mươi mà hôm nay đã là hai mươi tám Tết rồi, vỏn vẹn chỉ còn hai ngày nữa là tôi sẽ rời bỏ nơi này, tự nhiên tôi cảm thấy bùi ngùi không như những lần ra đi trước kia, lòng nôn nao man mác không biết nên buồn hay vui, mười phần chết chỉ còn một phần sống, giao sinh mạng cả bốn mẹ con cho biển cả hỏi sao không hồi hộp, phần lo đi không suông bị bắt nhưng thôi đến nước này thì đành phải đưa chân, biết đâu trong cái chết tìm ra con đường sống.
Ông ta nói, "Vợ chồng tôi thương hoàn cảnh lam lũ của chị cho mẹ con chị theo chúng tôi, nhưng lương thực chị phải lo phụ với chúng tôi, chúng tôi cũng đã hết sạch bởi những lần đi thất bại, chúng đã nhớ mặt, nếu không may cho chuyến đi này tôi bị bắt lại thì tôi chỉ có con đường chết, cho nên mọi việc chị phải cẩn thận, ngày mai thực phẩm và con trai lớn của chị theo tôi nằm dưới ghe trước, còn vợ tôi sẽ đón chị theo điểm hẹn..." Nói xong ông ta vội lẩn nhanh vào bóng đêm. Còn lại mình tôi tần ngần giữa trời tối. Mùi rong biển theo gió thoảng đưa vào bờ, tôi hít vô lòng phổi để nghe mát rượi ngọt ngào yêu thương, nơi đây là quê hương nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với những hàng tre già cao ngất, thân thương những buổi hẹn hò đầu đời khi vừa tuổi trăng tròn 16, bao dấu yêu với kỷ niệm thời thơ dại, yêu đương nồng thắm người chồng mà hằng đêm thường thức trắng ghìm tay súng dõi mắt với quân thù, bao nhiêu thương nhớ có lúc xót xa với kỷ niệm, mà ngày mai tôi sẽ rời xa, trong một chuyến ra đi vô định chỉ có trời xanh mây nước, trong sự sống chết may rủi để tìm một con đường sống cho bốn mẹ con chúng tôi.
Sống dưới chế độ Cộng Sản không có con đường nào khác hơn để lựa chọn biết rằng cầm chín phấn chết trong tay nhưng cũng phải ra đi, nước mất nhà tan, bao nhiêu con rồng cháu tiên phải bồng bế nhau chạy ngược xuôi để tìm con đường sống trong cái chết, mà loài vô thần đang chực vây quanh để thiêu hủy nó đi, nghĩ đến điều đau thương đó tôi thầm thì khấn nguyện xin ơn trên hãy che chở cho chúng con, Chúa hãy ban phước lành nâng đỡ chúng con qua vùng bóng tối đau thương này, tôi là người ngoại đạo nhưng tôi tin có Chúa hằng cứu giúp, Chúa là đấng toàn năng, nếu trên con đường con đi chẳng may có mệnh hệ nào, xin Chúa hãy ra ơn dìu dắt những đứa con của con được bình yên đến bến bờ tự do.
 
Người bán hàng rong khuya đánh thức tôi trở về thực tế, thì ra tôi ngồi nơi này đã lâu, đứng dậy phủi hết lớp đất cát dính trên người, trở về túp lều mà bốn mẹ con tôi tạm sống, đứa con trai lớn vẫn còn thao thức chờ tôi, nó nói hôm nay con không bán được hết vé số nên không có tiền cho mẹ mua gạo, con đã nấu mấy củ khoai ngày qua còn lại mẹ hãy ăn đi, tôi nức nở, tội nghiệp con tôi, ôm nó vào lòng nghe mùi khét nắng trong tóc, đôi chân nhỏ bé của nó đã phải lang thang khắp trong cùng ngõ hẻm để kiếm sống, tuổi thơ của "Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa" đây sao? Đâu đâu cũng giăng đầy biểu ngữ nào hòa bình tự do hạnh phúc mà con tôi, đứa con đầu đời với tình yêu tuyệt vời của tôi, nó đã khổ sở như thế này đây ! Tôi thầm nói, không nhất định là không, ngày mai con sẽ không khổ nữa, mẹ phải tranh đấu để không thể lùi bước cho dù sự sống ra đi là rất mong manh, nhưng cũng phải đi.
 
Nhớ người chủ tàu nói phải lo giúp lương thực với ông, nhưng tôi lấy tiền đâu ra mua thực phẩm đây, tất cả có cái gì cũng đã bán hết rồi từ hai đợt đi kỳ trước, chỉ ngoại trừ đôi bông còn sót lại là chưa bán, đã có nhiều lần định bán để cho đám con no lòng trong những ngày đói kém, nhưng tôi đã cố giữ nó lại không bán đi, bởi lẽ tình yêu kỷ niệm của người chồng thân yêu, mà mãi sau ngày cưới anh mới kể cho tôi nghe rằng gia đình anh nghèo cưới em anh phải bán chiếc xe đạp cộng thêm tiền dạy kèm mỗi đêm mới đủ mua đôi bông cho tôi trong ngày cưới, cho nên đã bao nhiêu năm tháng với đời sống khó khăn tôi cũng không nỡ bán nó, tôi trân trọng tấm tình yêu của anh đã chắt chiu cho tôi, nhưng đến hôm nay tôi không thể giữ nó được nữa, phải bán nó đi để cho cục diện ngày mai, ít nhiều gì có còn hơn không, đám con anh cần sống, em phải bán nó đi, kỷ niệm của tình anh, làm sao em không khỏi đau lòng xót xa nhớ đến ngày anh phải cuốc bộ nhiều cây số để làm thêm mới đủ. Bởi vì vườn hồng vừa hé nụ đơm hoa kết trái, rồi thời gian thấm thoát chưa được bao lâu, đứa con đầu lòng chưa ra đời, thì có lệnh tổng động viên, anh phải lên đường nhập ngũ. Tình yêu của chúng mình ngày ấy chưa thấm mầu thì đã phải chia xa, anh vào Thủ Đức, tình yêu cũng xa dần từ dạo đó. Rồi sau đó một năm họa hoằn về phép được vài ngày lại vội vã ra đi khi mà cuộc chiến ngày càng khốc liệt. Anh nói anh không thể bỏ bạn bè chiến đấu cho dù ngày mai anh không biết sự sống còn ra sao, cho nên anh vội vã.
 
Rồi những đứa con tình yêu của chúng tôi cũng vội vã theo thời gian lần lượt ra đời. Anh nhớ ngày đó chỉ còn kỷ niệm đôi bông ngày cưới và cuối cùng là chiếc áo, với tấm thẻ bài mà người bạn cùng khóa mang về, ngày ấy tôi đã khóc ngất lên ngất xuống. Thế là hết! Anh đã chối bỏ cuộc sống xa lìa tình yêu của tôi, của người vợ trẻ đang độ tuổi thanh xuân đương độ, mà đêm đêm với giấc ngủ chập chờn khi nghe tiếng súng xa vọng về.

Ngày đó tôi còn nhớ lần về phép cuối cùng như một điều chẳng lành báo trước, đêm cuối cùng của ngày phép. Tay gối đầu, hai đứa tôi yên lặng bên nhau, qua khung cửa ánh trăng buồn treo lơ lửng soi xuống trần thế đau thương như cuộc tình sắp chia xa của chúng tôi, chiến tranh thật là tàn ác, nó làm chia lìa và ly tan, tang thương dày xéo đổ lên đầu người dân Việt từ đời này qua đời khác. Nằm trong vòng tay êm ấm của anh tôi ấm ức, anh dỗ dành nói chiến tranh là vậy, mình phải hy sinh không thể sống riêng tư cho mình được, rồi tiếp tục nói: “Lỡ mai anh không về, em hãy đem con về quê nhờ mẹ mà nuôi con cho khôn lớn”. Đó là lời cuối cùng anh để lại cho tôi. Nhưng anh biết không lời của anh khi miền Nam vẫn còn là miền Nam, chứ Cộng Sản chiếm cứ rồi thì thôn quê hay thành thị đều đau khổ tủi nhục giống nhau.
 
Rồi không như anh tưởng, miền Nam thật sự thất thủ. Người dân biết được mặt thật của Cộng Sản thì đã quá trễ vì cá đã vào rọ. Đêm đêm loa phóng thanh hội họp người dân rời thành phố để đi xây dựng vùng đất "hứa hẹn" nơi chó ăn đá gà ăn sỏi ở vùng kinh tế mới. Mang danh là vợ Ngụy quân cộng thêm tội buôn bán trái phép, tên tôi đứng đầu sổ để ra đi đến vùng kinh tế mới mà thời gian ở đó tôi còn nhớ là một vùng khô cằn sỏi đá cây còn mọc không được thì làm sao khoai có củ. Nhà ở thì không ra nhà, lá thì không ra lá, tôi còn nhớ tôi chắp vá bất cứ thứ gì có thể chắn gió che mưa, đêm nào trời giông gió nhiều, thổi lạnh buốt xương không tài nào chịu được. Phần bụng đói, nhìn con trong giấc ngủ hồn nhiên, lòng tôi quặn thắt, tôi muốn khóc nhưng không sao khóc được, mà nếu có khóc có lẽ sẽ là máu trong nước mắt. Tôi thấy mình nhỏ bé và cô thế quá, biết về đâu, biết ai đây, không ai cả. Tôi nghĩ đến Chúa, chỉ có Chúa mới có quyền năng dắt mẹ con chúng tôi ra khỏi địa ngục đoạ đầy này, cho nên ngày ấy tôi đã cầu nguyện hàng giờ khi cảnh vật im lìm chìm vào giấc ngủ, chỉ còn nghe xa xa tiếng chim rừng vọng đến trong đêm trường cô tịch não nùng cho những kẻ đang đói lòng.
 
Rồi ngày ấy, trời bắt đầu chuyển sang mùa đông, mưa phùn lất phất, tôi nhớ đã đếm đầu ngón tay gần một tháng hơn chờ tiếp tế lương thực nhưng vẫn chưa thấy, như lời hứa suông, không khác nào đem con bỏ chợ. Tôi suy nghĩ mãi làm cách nào đây, bốn mẹ con chúng tôi không thể chết nơi rừng núi hoang vu này, rồi tôi tự nói với chính mình phải can đảm rời bỏ nơi này cho dù lưỡi lê hay búa rìu cũng không sợ, và không thể để yếu hèn mà ngã quỵ thì không bao giờ có cơ hội mà đứng dậy. Cho nên tôi rất cần tinh thần minh mẫn trong lúc này và tôi gọi thầm tên người chồng thân yêu nơi nào đó một góc trời hoang vu của núi đồi: “Nếu hồn thiêng anh còn hiển linh hãy giúp em nhiều nghị lực để vượt qua cơn sóng dữ này.” Và tôi gọi tên anh với những lời thân thương nhất: “Anh biết không. Vì tình yêu của anh, em phải sống.” Tôi nhớ lúc đó thật là đau thương, tôi ôm tấm áo của chồng tôi, chiếc áo cũ rích, rách nhiều chỗ chàm vá và đã bạc màu cùng với ngày tháng cực khổ, tôi đã mặc nó trong những ngày trời đông rét mướt, nó đã theo tôi khắp nông trường đó.
 
Rồi ngày đó trong sự chờ đợi, càng ngày càng tuyệt vọng, lương thực như một cái bóng mờ trong sa mạc mà chúng đã hứa cả mấy tháng hơn rồi, không thể ngồi chờ được nữa, nên trong một đêm kiên quyết tôi phải rời bỏ nơi này nhanh chừng nào hay chừng nấy, vẫn biết ngày mai rồi sẽ ra sao, có ra sao cũng mặc, khuya đêm nay phải ra đi tôi không hề chợp mắt, cầu nguyện và cầu nguyện, Chúa hãy giúp con, kẻng vừa đổ canh tư là tôi lặng lẽ dắt con tôi xuống đồi. May mắn làm sao, đêm ấy, sương khuya vẫn còn dầy đặc cho nên mẹ con tôi qua cổng trại mà đám lính canh không ai hay biết gì, có lẽ nhờ ơn Chúa nên đêm ấy sương khuya dầy đặc hơn mọi khi, nghĩ đến điều được ơn Chúa, nước mắt tôi tuôn rơi mà những ngày đó tôi lại không có giọt nước mắt để mà khóc.
 
Thế là thoát nạn, người dân ngày đó biết được bốn mẹ con chúng tôi từ kinh tế mới trở về, họ thương cảm giúp đỡ nên cũng no lòng. Để rồi về đến quê nhà, tưởng mẹ già ra đón nào ngờ cửa đóng then cài, nhà đã bị tịch biên sang chủ mới. Người hàng xóm nhanh miệng cho tôi biết, mẹ già không chống chọi được. Ruộng vườn chia cắt, bao nỗi ưu phiền, mẹ đã nằm xuống không người thân bên cạnh, khi những chiếc lá vàng cuối sắp sửa lìa cành là lúc mẹ lìa đời. Mộ mẹ bên đồi hoang vắng, hàng xóm đắp sơ sài. Lúc dó tôi còn nhớ đã khóc như một đứa trẻ ngày nào còn nhỏ cần mẹ, đắp thêm mộ phần mẹ khắc chữ dựng bia để thương nhớ. Tưởng đâu tuổi già bóng xế được nương cậy, nhờ thời son trẻ mẹ đã một đời lặn lội lên non, xuống đoài, nuôi con không lớn, vứt tuổi xuân bên đường chồng chất đôi vai không một ngày vui hạnh phúc. Chiến tranh như hung thần, tôi thù ghét nó, nó đã giết đi bao cuộc đời son trẻ của người đàn bà Việt nam. Nhìn đám con tủi phận cho mình, niềm hy vọng cuối cùng đã tan về đâu đêm nay, con sáo trên cành như cám cảnh tiếng hót như thương xót cho đời người sao lắm đau thương.
 
Thế rồi sau ngày đó, ngày mới bắt đầu. Ngày ngày lội sâu bới từng đống rác tìm bao bịch nylon, mùi hôi thối xông lên nồng nặc nhưng biết làm sao hơn. Những đứa con cần sống nên tôi đã không nan từ với công việc gì, buôn bán mánh mung giành giựt với những tên quản lý thị trường, mà ngày đó tôi còn nhớ tôi không còn sợ báng súng là gì.
 
Những ngày đêm mưa nắng, đêm về thì ngủ dưới gầm cầu hoặc bãi tha ma, đêm nào nghe động tĩnh thì ba hồn bảy vía chạy cho nhanh kẻo để chúng bắt được trả về kinh tế mới thì có nước chết. Cho nên tôi phải tranh đấu, tôi lúc đó như con hổ đói, lúc nào cũng chực sẵn giành mồi nuôi con, để sau đó một mình trong đêm vắng, tôi thổn thức, tôi không còn là người vợ xinh đẹp ngày xưa của anh nữa, của người chồng thân yêu, của những lúc hẹn hò... anh thường vuốt tóc tôi rồi khen mái tóc tôi dài như bóng dừa quê anh. “Anh biết không, mái tóc ngày xưa anh yêu quý không còn nữa, em đã cắt mái tóc đó kể từ ngày Cộng Sản chiếm miền Nam, thay vào đó em đã cột từ trước ra sau gáy nhiều khi nhìn gương, em không còn nghĩ là em nữa. Tại thời thế tạo em như vậy. Tình của em đã theo anh chết từ ngày hay tin anh nằm xuống, không một lời từ giã với em, với người mẹ già hằng đêm cầu kinh khi hỏa châu rơi. Ai đã vuốt mắt cho anh, bạn bè có còn không hay họ cũng đã nằm xuống bên anh, để dành từng tất đất hơi thở cho miền Nam thân yêu trong lửa bỏng dầu sôi? Anh nằm xuống một nơi nào đó trong chốn rừng thiêng mà chỉ có tiếng chim buồn tiễn đưa anh. Cho nên em phải sống, sống cho những đứa con tình yêu của chúng mình ắt đến bờ Tự Do”. Nhìn con trong giấc ngủ mê say, chúng đâu biết rắng mẹ chúng ngày mai bán đôi bông kỷ niệm, để dọn cho chúng một lối đi đầy hứa hẹn.
 
Thế rồi ngày ra đi đã đến. Từ chiều giờ nằm ở điểm hẹn vẫn không thấy động tĩnh gì cả, chẳng lẽ có chuyện gì không may xẩy ra? Canh một qua rồi, bụng nghe cồn cào bởi lúc chiều lo quá nên quên ăn, phần thì bị muỗi cắn. Đêm ba mươi sao tối đen như vậy, xoè bàn tay trước mặt không thấy, xa xa nghe sóng vỗ vô bờ lòng nôn nao, rồi tôi lại bắt đầu cầu nguyện để lấy lại tinh thần. Tôi rất hy vọng ở một đấng tối cao, ngài sẽ không bỏ rơi mẹ con tôi. Đang miên man suy nghĩ chợt nghe tiếng chim rú ba lần, tôi biết giờ đi đã đến, mạnh dạn cõng đứa con nhỏ trên lưng với chiếc đai cột từ sau ra trước thật chặt, và tôi thầm nói với chính mình, phải bảo vệ những đứa con của tôi, kỷ niệm tình yêu cuối cùng này của tôi. Con hãy ngủ yên nhé, ngày mai bình minh sẽ đến với con, đứa con kế nó như hiểu biết lặng lẽ đi theo tôi...
 
Mọi việc êm xuôi, đúng ngay mai có bình minh nhưng bến bờ là mênh mông, nhưng dầu sao cũng đã thoát khi đã định thần lại mới biết tàu dài độ 20 m, người thì lố nhố khoảng bẩy tám chục, phần nhiều là đàn bà và con nít, có những người chưa bao giờ biết biển là gì nên say sóng nằm như chết, riêng mẹ con chúng tôi tuy ốm nhưng dai sức bởi vì năm tháng dãi dầu lăn lộn với cuộc sống sương gió nên tôi cũng khoẻ hơn mấy người đàn bà cùng chuyến tầu.
 
Đi đã ba ngày hai đêm, tàu nhẹ nhàng lướt theo ánh trăng im lìm mà đi. Biển êm trời êm sương lạnh rồi tôi nghe mặn ở bờ môi thì ra tôi đã khóc mà những ngày gian khổ với bọn vô thần tôi đã khô cằn chai lì để bây giờ nước mắt cứ trào dâng. Tôi không buồn lâu, thương người chống xấu số, thương cho dân Việt đau thương muôn đời bị trị trong thống khổ đành bỏ nước lìa xứ xa quê, nơi chôn nhau cắt rún bao giờ trở về được hát khúc hoan ca.
 
Thuyền vẫn êm đềm trôi đi hy vọng được tàu vớt. Trong niềm hy vọng mong manh bất chợt từ xa nhón lên một chấm đen tiến lần lần lại chúng tôi. Chúng tôi mừng quá đỗi hy vọng gặp được tàu vớt bởi vì trên tàu của chúng tôi vài người bắt đầu yếu sức vì thiếu nước, lúc đó chúng tôi dùng hết khả năng để báo hiệu. Dần dần sự báo hiệu đó tiến lại gần, thì ra lũ đầu trâu mặt ngựa, hai tàu chúng ép thuyền chúng tôi vào giữa và bắt đầu lục soát . Sau là đến đàn bà con gái, khi chúng trả những người đàn bà về chỉ còn nằm lả đi vì phần bị sóng, bị đói mấy ngày qua. Tôi may mắn không bị chúng để ý đến, có lẽ mặt mày tôi bôi đầy dầu mỡ, tóc tai rối bù. Sau khi chúng nhổ neo không quên mang theo 3 em gái khoảng 14 đến 17. Tôi ứa nước mắt không biết các em có còn sống để rồi biệt mù tăm cá, tội nghiệp các em quá hay sau cơn dục vọng chúng quăng các em xuống biển để làm mồi cho cá.
 
Tàu lại tiếp tục đi độ nửa ngày đường nữa thì gặp thêm một bọn quỷ dạ xoa, lần này không còn gì nữa thì chúng hung dữ dã man hơn hết. Bắt đàn bà con gái sang tàu chúng hãm hiếp hơn nửa ngày, có người đàn ông nóng lòng cứu vợ, chúng đập đầu ngay và liệng xuống biển. Nên sau đó không ai còn dám hó hé, tụi nó muốn làm gì thì làm. Thực ra đói quá còn hơi sức đâu nữa mà chống cự nổi những tên hải tặc dã man cầm thú.
 
Sao trời lại để cho những tên gian ác sống, còn những người vô tội phải chết oan trong đau đớn? Khi chúng thả neo trong đó có người đàn bà về đến tàu chỉ thều thào mấy câu nhờ giúp đỡ con của chị, rồi chị nắm tay tôi gửi gấm nhẹ nhàng ra đi. Dù không quen biết nhưng mấy ngày qua nằm gần bên nhau trên tàu sống chết này tôi cũng buồn rưng rức thương cho số phận không may của chị trên bước đường tìm tự do chưa tới đích thì chị đã nằm xuống.
 
Bây giờ thì lòng biển cả tiếp nhận chị, chúng tôi cầu nguyện và đưa xác chị xuống lòng biển, tôi thầm khấn vái hồn chị linh thiêng hãy giúp chúng tôi đến được bến bờ tự do . Đã hai lần tàu bị cướp tôi đều thoát nạn như lời cầu xin của tôi được Chúa ban ơn, tôi nghĩ như vậy vì dù tôi có dơ dáy cỡ nào cũng khó lòng thoát với lũ man rợ. Đêm lại xuống, tàu chúng tôi bây giờ như bóng con tàu ma, tất cả nằm như chết muốn ra sao thì ra, tàu bây giờ thả trôi theo sóng biển chỉ còn tôi và một vài người đàn bà là còn chút sức vì vậy chúng tôi mới giúp đỡ cho những người bên cạnh.
 
Nhìn những vì sao đêm rời rạc cũng như chúng tôi đang lạc loài cô đơn trong đêm đen, chưa thấy đâu bến bờ. Lần này chúng tôi không còn hơi sức đâu làm hiệu nữa, hai lần tín hiệu để tàu tới cứu là hai lần mất mát, may mắn lắm mới được từ cõi chết trở về, cho nên lần này phó mặc cho trời đất.

   Rồi lần thứ ba lại đến, thằng đầu sỏ không qua, nó sai đàn em bắt hết đàn bà con gái lớn nhỏ qua tàu hắn, lần này coi như chết nắm phần chắc trong tay. Những bước chân đi xiêu vẹo đến từng người một bước qua, lúc này tâm trí tôi không còn nghĩ gì hơn tại sao có loại người dã man vô cùng tận giống như loài quỷ, không phải con người. Chúng tôi vừa thoát khỏi loài vô thần quỷ đỏ thì lại gặp phải những con thú dữ không còn tánh người, những đứa nhỏ đáng tuổi con cháu, chúng cũng không từ. Đứng trước mặt nó lúc đó tôi không biết một động cơ nào thúc đẩy. Tôi quắc mắt nhìn nó một cách không sợ hãi hầu như thách thức tụi nó.
 
Và tôi cũng không còn nghĩ điều gì hơn thiệt nữa, ba bẩy cũng phải liều. Nhìn đứa con gái mà tôi vuốt mắt cho mẹ nó lúc sáng hứa sẽ bảo vệ... tôi nỡ lòng nào để cho nó rơi vào tay ác quỷ. Nghĩ đến điều đó tôi bước mạnh dạn ra khỏi hàng như người hùng sẵn sàng lâm trận. Tôi giơ tay dùng hết mọi khả năng để cho nó biết rằng không còn ai có thể sống nổi nếu nó tiếp tục cướp và hãm hiếp. Tôi chỉ trời đất nguyền rủa nó chứ không van xin, cho nên lúc đó tôi không còn đếm xỉa đến hắn. Biết chống là chết nhưng tôi nghĩ lúc đó có chết cũng phải vùng lên dù là một khoảng khắc để rồi sau đó tắt lịm còn hơn cứ để chúng vời chơi như mèo vờn chuột, trước sau gì cũng chết. Nghĩ đến điều đó tôi quỳ xuống trong thư thái bình thản, mặc cho bọn chúng reo hò, tôi bắt đầu cầu nguyện. Tôi gọi Chúa, chỉ có Chúa mới cứu được chúng con trong lúc này thôi, bởi cái chết như sợi chỉ treo, lương thực đã hết, nước khô cạn. Hôm qua có người đàn ông không chịu nổi khát uống chai dầu gió bứt ruột mà chết, khi cơn đói khát làm hoa mắt chẳng còn biết cái gì nữa.
 
Nếu một người như tôi có chết đi mà đoàn tầu trong đó có những đứa con thân yêu của tôi được đến bến bờ, được quỳ dưới chân Nữ Thần Tự Do thì cái hy này không còn gì sung sướng bằng, tôi cứ nghĩ miên man và điềm tĩnh nhắm mắt cầu nguyện không còn sợ hãi nữa, đón nhận những gì đưa đến cho mình. Rồi trong khoảng khắc không biết bao nhiêu lâu đứa con tôi lay vai tôi gọi: “Mẹ, chúng nó cho nước rồi thả hết người rồi mẹ, mẹ đứng dậy đi nó không bắt mẹ đâu.” Tôi như từ một vùng cơn mơ bước ra, không thể nào tin được những tên hải tặc bôn ba khắp vùng biển cả để săn mồi lẽ nào bỏ qua con mồi ở trong tay chúng. Về đến tàu, tôi vẫn chưa hoàn hồn, Chúa đã giúp chúng tôi, tôi ôm đứa con nhỏ nước mắt ràn rụa. Chúa đã cứu mẹ mặc dù mẹ chưa hề sức dầu là con chiên của Chúa. Chỉ có Chúa tối cao mới có quyền năng biến một con sư tử, trở thành một con nai hiền lành, cho nên tàu chúng tôi mới thoát nạn. Bây giờ cả tầu lấy lại được chút niền tin và sức sống nhờ có chút nước cầm hơi. Một ngày sau chúng tôi được tầu Đức vớt. Thế là cuộc hành trình trong nỗi kinh hoàng biển đông mà người Việt đi tìm tự do phải gánh chịu mọi gian nan trong cái chết tìm con đường sống, bao nỗi dày vò đói khát cướp bóc hãm hiếp, làm mồi cho cá, giữa trời nước mênh mông không thấy đâu là bờ bến mà ngày ấy đã mang may mắn cho tôi gió lặng sóng êm, những cơn sóng ngủ vùi dưới lòng biển cả nên đã bỏ quên chúng tôi.
 
Bây giờ nhiều khi trong giấc ngủ chợt giật mình nhớ lại ngày ấy tại sao tôi có thể can đảm liều mạng đem sinh mạng mấy mẹ con mà giỡn với tử thần. Bây giờ nơi miền đất tự do, năm đứa con, hai đứa của người đàn bà xấu số, cũng đã nên người . Mùa xuân lại về, đêm ba mươi ngồi một mình trong căn nhà vắng vẻ ôn lại chuyện cũ đã qua, mới ngày nào thoáng chốc đã hai mươi năm, tóc bây giờ đã ngả mầu, đã có biết bao điều thay đổi, nhưng quê nhà vẫn lầm than. Bao giờ người dân Việt mới được hưởng mùa xuân thật sự không bị CS cai trị và kềm kẹp, để cùng nhau hát khúc thanh bình trong những đêm trăng sáng quê nhà?...

Ảnh phong cảnh Việt Nam



Cảnh quan tuyệt đẹp nhìn hình ngất ngây,
Tuyệt vời khung cảnh trời mây,
Nước non cảnh vật đắm say lòng người,
Các ảnh thật quá tuyệt vời,
Tô thêm vẻ đẹp gốc trời đáng yêu!
 
 

 "Quê ngoại" - Thành Vương
Tác giả chia sẻ: "Quê tôi là một vùng chiêm trũng. Khi mùa gặt xong, bà con thu gom rơm rạ xây thành từng ụ. Đấy là một cách dự trữ thức ăn cho trâu bò khi lũ lụt về và mùa đông đến mà không phải đốt gây ô nhiễm môi trường".
 

 "Đình Gò Táo" - Nguyễn Dũng
Bức ảnh chụp một ngôi đình cổ ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
 

 
"Mùa thu thác Bản Giốc" - Võ Hoàng Vũ
Tác phẩm được chụp nhân chuyến đi đầu tiên của tác giả, người Đà Nẵng, tới Cao Bằng. "Bức ảnh được chụp tại tầng trên cùng của thác, khi những vạt nắng chiều vàng óng nhuộm lên những mảng cây trên thác. Đó là thời khắc tuyệt vời nhất của mùa thu, khoảnh khắc tuyệt vời và may mắn đối với tôi. Tôi muốn thể hiện sự mềm mại của dòng thác, dịu êm của sắc thu nhưng vẫn lấy hết ngọn núi để thể hiện sự vững chãi và chắc chắn, âm dương hòa hợp".
 

 
"Nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao" - Huỳnh Thu
Bức ảnh chụp mặt trước Nhà thờ Đức Bà, TP HCM.
 

 "Sài Gòn bừng sáng" - Y Ho Nhu
"Bức ảnh được chụp từ tầng 40 của một tòa nhà đang xây dựng, sử dụng len fisheye kết hợp với độ cao tạo ra hiệu ứng hình cầu. Chủ thể bức ảnh này là ánh đèn bừng sáng từ Đại lộ Đông Tây - một con đường đẹp uốn lượn dọc theo bến Chương Dương - đây cũng là một trong những điểm nhấn của TP HCM".
 

"Vòng vo Sài Gòn" - Dương Hoàng Đăng
Bức ảnh được tác giả chụp vào một buổi chiều nhá nhem tối tại sân thượng của chung cư Cao Đạt (Q5, TP HCM). "Ở góc chụp từ trên cao xuống, tôi đã cố gắng zoom ống kính để đặc tả hình ảnh đại lộ Võ Văn Kiệt lên đèn đang ôm lấy kênh Tàu Hủ uốn lượn hình chữ S".
 

 "Suối Yến mùa thu" - Hoàng Thị Thu Đông
"Suối Yến nằm trong khu di tích thắng cảnh Chùa Hương, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong một chuyến tham quan Suối Yến cùng những người bạn vào trung tuần tháng 9, tôi cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên ẩn trong không gian thanh bình tĩnh lặng. Cảnh sắc Hương Sơn bốn mùa đều đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ vẫn là vào mùa thu, mùa không lễ hội. Cả chiều dài dòng suối được phủ một sắc hồng tím của những bông hoa súng, còn hai bên bờ là những rặng cây tràm lơ thơ lá", tác giả chia sẻ.
 

 
"Cái cây ở hồ thủy điện Sông Hinh" - Huỳnh Lê Viễn Duy
"Hồ thủy điện Sông Hinh nằm ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, cách TP Tuy Hòa khoảng 50 km về hướng Tây. Nơi đây có nhiều bãi cỏ xanh mướt, nhiều cảnh đẹp lãng mạn, một nơi lý tưởng để picnic, cắm trại qua đêm. Ngoài ra nơi đây có rất nhiều góc hình đẹp dành cho các nhiếp ảnh gia phong cảnh.
Trong hình là một cái cây đã chết khô, vào mùa mưa nước hồ lên cao, cây nằm giữa biển nước, tạo dáng rất đẹp. Tôi cùng một người bạn lên vị trí này với mục đích chụp dải ngân hà vào ban đêm nhưng không thể bỏ qua khoảnh khắc hoàng hôn đẹp mê hồn nơi đây".
 

 "Mùa no ấm" - Đinh Công Thủy
Bức ảnh được chụp tại thôn Khuổi My, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, trong chuyến đi thực tế của tác giả ngày 25/9/2014.
 

 "Thác Bản Giốc" - Nguyễn Văn Sơn
Bức ảnh được chụp trong một chuyến đi Cao Bằng của tác giả. "Trước khi đến thác Bản Giốc, tôi đã được xem ảnh và nghe một số người bạn kể về thắng cảnh này. Khi đến nơi, tôi thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây", tác giả chia sẻ.
 

 
"Yên bình" - Nguyễn Anh Phương
Bức ảnh được thực hiện ngày 22/2/2014, trong một chuyến rong ruổi săn tìm nghệ thuật của tác giả trên cánh đồng quê. "Thời tiết đẹp, trời đứng gió, không thể bỏ lỡ cơ hội, tôi liên tục ghi lại khoảnh khắc cho riêng mình với nhiều góc độ khác nhau. Tôi cảm nhận từng khoảnh khắc đang dần chuyển mình thay đổi. Thật tĩnh lặng, thật bình yên, thật thoải mái". 
 

 "Sắc màu" - Cao Quang Trung
Bức ảnh được chụp trong chuyến đi dã ngoại kết hợp khảo sát du lịch của tác giả cùng mốt số đồng nghiệp ở tuyến Ba Bể - Thác Bà - Suối Giàng - Mù Cang Chải. Bức ảnh chụp ở Chế Cu Nha - một trong ba nơi ruộng bậc thang đẹp nhất Mù Cang Chải.
 

 "Hương lúa mới ngày mùa" - Trần Trung Hậu
"Đây là một khu ruộng bậc thang nằm gần một bản nhỏ trên vùng cao Bát Xát - Lào Cai. Các thửa ruộng tầng tầng lớp lớp như quấn vào nhau, ôm lấy bản làng. Khi mùa lúa chín, cả khu ruộng vàng rực bừng sáng dưới nắng chiều, giữa mầu xanh bát ngát của núi rừng tạo nên sự tương phản mạnh về màu sắc, ánh sáng", tác giả chia sẻ.
 

 "Phố núi lên đèn" - Vũ Ngọc Hoàng
Bức ảnh được chụp mùng 8 Tết Nhâm Thìn, trong chuyến đi một mình lên Sa Pa của tác giả. "Khi trời vừa nhá nhem, nền trời vẫn còn sáng, thị trấn đã bật đèn, đúng lúc đó mây về và tôi bấm máy được kiểu ảnh này".
 

 "Vươn tới tầm cao" - Nguyễn Thanh Vân
"Gần hết thời gian nộp ảnh dự thi, tôi nhận thấy chưa có cảnh biểu trưng TP HCM - đô thị hiện đại, ngày một tiến nhanh trên đường hội nhập. Tôi nghĩ ra còn góc nơi trung tâm tài chính của thành phố tôi chưa chụp, thế là rủ người bạn cùng lên cao ốc MC để chụp", tác giả chia sẻ.
 

 "Bình minh Mỹ Khê" - Hoàng Nam Dương
Bức ảnh được tác giả chụp trong một chuyến đi du lịch với gia đình tại Đà Nẵng. "Tôi đã cố gắng dậy thật sớm để đón được những khoảnh khắc đầu tiên của một ngày mới trên bãi biển Mỹ Khê. Tôi cảm nhận được một vẻ đẹp rất lộng lẫy nhưng cũng rất đỗi bình yên".
 

 "Xuôi dòng" - Nguyễn Hoàng Thanh
Tác giả cho biết, ảnh được chụp tại Bích Động ngày 11/3/2013 với Canon 5d2 24-105. ISO 100 - 105mm - F6.3 - 1/160.
 

 "Xuân về cao nguyên đá" - Trần Anh Tuấn
Tác giả chia sẻ: "Bức ảnh được ghi lại trong chuyến đi sáng tác đầu năm tại Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh này được chụp khi tôi đến gần Đồng Văn, các cháu bé khi thấy có người lạ đến chạy ùa lên để đón chào, hòa vào với những người phụ nữ, người đàn ông đi về bản. Khung cảnh đó lưu luyến mãi trong tôi".
 

 "Lập An soi bóng" - Nguyễn Xuân Duy
"Bức ảnh Lập An soi bóng được chụp trong một buổi sáng mùa thu đầy nắng. Tôi cùng nhóm bạn đam mê chụp phong cảnh phải đón chuyến xe sớm để di chuyển từ Đà Nẵng ra Huế. Sau khi chụp bình minh sáng đầm Lập An, cảnh sinh hoạt chợ giữa đầm, cảnh các em bé theo cha mẹ ra đầm lượm lặt cá vụn... nhóm chuẩn bị ra về. Bất chợt, tôi nhìn lại, những đám mây trên cao như ùa xuống ôm trọn dãy núi phía sau đầm, mặt nước trong xanh và tĩnh lặng hơn khi không còn khuấy động bởi các loại tàu cá của ngư dân, một chiếc thuyền nan nằm trơ trọi giữa đầm lọt vô khung hình làm tiền cảnh cho một không gian mênh mông của núi, của đầm phía sau. Tự nhiên thấy con người cũng nhỏ bé, lẻ loi trước vẻ hùng tráng kỳ vĩ của thiên nhiên...".
 

 "Làng gốm Vĩnh Long" - Phạm Trí Nhân
Tác phẩm chụp tại làng gốm Nhơn Phú thuộc huyện Mang Thít, Vĩnh Long.
 

 "Thắng cảnh Gành Đá Đĩa" - Huỳnh Lê Viễn Duy
"Tôi về Phú Yên trúng vào đợt mưa bão, suốt một tuần lễ mưa gió, nhưng sáng nào tôi cũng chạy xe máy quãng đường 40km ra Gành Đá Đĩa để chụp ảnh. Suốt sáu ngày đi rồi về mà không chụp được gì vì thời tiết quá xấu, đến ngày thứ bảy, ngày cuối cùng ở Phú Yên, tôi vẫn quyết tâm đi lại nơi này. Hôm đó là ngày bão tan, khung cảnh nơi đây đã cho tôi một bình minh không thể tuyệt vời hơn. Thật tình cờ những đám mây trên trời cũng xếp hình vảy cá giống hình dạng của đá nơi đây, trong tích tắc tôi phát hiện mảng mây màu đỏ rất đẹp, tôi xếp những chiếu thúng đối xứng với đám mây và tạo thành một bức ảnh với nhiều thứ đối xứng nhau: Mây hình vảy cá đối xứng với Gành đá, thuyền thúng đối xứng với mảng mây màu đỏ", tác giả chia sẻ.
 

 "Nghỉ ngơi" - Phạm Văn Tỵ
"Trong chuyến đi sáng tác ở biển Tân Thành, Gò Công, sau khi chụp no nê với một bình minh tuyệt đẹp, tôi quay lại thấy con thuyền của ngư dân nằm nghỉ ngơi trên bãi biển khi nước rút. Ánh sáng xiên chiếu vào thân tàu được buộc chặt vào sợi dây neo cùng những vân cát nhờ ánh sáng chiếu vào nổi bật cả tiền cảnh. Một cảm xúc thanh bình về cảnh vật quê hương mang lại cú bấm máy nhanh chóng và bức ảnh ra đời".
 

 
"Hà Nội mùa thu" - Đào Việt Hùng
Bức ảnh được thực hiện sáng 9/10/2014. "Nhân ngày được nghỉ làm, tôi dậy sớm lang thang các phố phường Hà Nội (...) Tôi dừng chân ở Hồ Gươm, nơi cảm nhận rõ ràng nhất những gì của mùa thu Hà Nội. Trong  không gian ấy, tôi bất chợt bắt gặp một khuôn hình quen thuộc nhưng hôm nay thật lạ, một tháp rùa thấp thoáng trong vòng ôm của cành phượng xanh, một cái gì đó mướt mát khác với những gì thường thấy như tháp rùa với những tán cây khô trụi lá hay sương giăng với hai màu đen trắng thường hay mang đến cảm xúc trầm lắng. Chút nắng sớm làm ánh lên chút vàng của nước, khiến tôi cảm nhận được một mùa thu đầy sức sống, mướt mát và mềm mại", tác giả chia sẻ.
 

 "Phố cổ bên sông Lạch Tray" - Vu Dung Pham
Ảnh chụp phong cảnh một dãy nhà cổ bên sông Lạch Tray, Hải Phòng.
 

 "Chiều muộn" - Nguyễn Ngọc Quỳnh
"Tấm hình chụp tại Ba Sao, Hà Nam, gần thành phố Phủ Lý trong một buổi chiều muộn đầy cảm xúc. Nơi đây thắng cảnh hữu tình, buổi chiều đầy sương giăng làm khung cảnh trở nên mờ mờ ảo ảo. Trên mặt nước có một thân cây lâu năm đang bị ngập, nó đã bị chết khô vì nước lũ về, nhưng vẫn đứng sừng sững và người đánh cá với ngọn đèn leo lét lặng lẽ giăng lưới trên mặt nước. Tất cả đã tạo cho tôi một cảm xúc thật khó tả. Tôi đã bấm máy hoàn thành tác phẩm này", tác giả kể.
 

 "Một góc biển Cổ Thạch" - Lê Xuân Thoại
Ảnh được chụp tại biển Cổ Thạch, Bình Thuận.
 

"Thiên đình Hoàng Su Phì" - Nguyễn Minh Tân
"Tác phẩm được thực hiện khi cơn bão số 3 (Kalmaegi) vừa đi qua miền Bắc để lại bầu không khí lạnh, mây sương kéo dài bao trùm toàn khu vực miền núi. Một chuyến săn ảnh mùa vàng kéo dài hơn 10 ngày đã đưa tôi đến những vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Cả buổi chiều rong ruổi trên những con đường đèo và tôi quyết định dừng chân nơi đây chờ cơ hội, hy vọng một tia nắng mong manh... Và rồi ông trời đã ban thưởng cho tôi một tia nắng hoàng hôn tuyệt đẹp. Mọi thứ đã làm nên cảnh thần tiên hùng vĩ y như thiên đình hạ giới khiến tôi đặt tên cho tác phẩm là Thiên đình Hoàng Su Phì".
 

  "Ngày bình yên" - Trần Thành Quyết
"Ảnh được chụp tại hồ Đại Ninh, thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Lúc này cảnh vật đã vào cuối thu, mặt trời lên muộn, sương giăng mờ ảo khắp mặt hồ. Những cành khô đã chết nổi lên, soi bóng trên mặt nước phẳng lặng. Đây đó vài ngư dân qua lại với chiếc xuồng giăng lưới nho nhỏ. Tất cả gợi lên một khung cảnh thật chậm rãi, yên bình", tác giả cho biết.
 

 "Sương sớm trên hồ Đa Mi" - Nguyễn Văn Thương
Bức ảnh ghi lại cảnh thanh bình như bức tranh thuỷ mặc, vừa nhẹ nhàng, nên thơ, vừa hoang sơ của hồ Đa Mi, Bình Thuận trong sương sớm.
 

 "Non nước hữu tình" - Đỗ Tuyết Trinh
Bức ảnh được thực hiện cuối tháng 5 năm nay, trong chuyến thăm Tam Cốc - Bích Động với quyết tâm chinh phục góc chụp đẹp nhất và khó chụp nhất. Tác giả đã phải đi thuyền, lội qua nhiều thửa ruộng, con mương để tới cửa hang, sau đó bám vách đá vừa trơn, vừa nhọn để leo lên điểm cao nhất của quả núi. Tại đây, tác giả bắt gặp "vẻ đẹp vừa nên thơ vừa hùng vĩ của con sông Ngô Đồng, uốn lượn như dải lụa mềm giữa những thửa ruộng đang bắt đầu vào vụ gặt. Những dãy núi đá vôi nhấp nhô hai bên như bức thành đồng che chắn cho những thửa ruộng và dòng sông hiền hòa đón đưa những chiếc thuyền của du khách ghé thăm".