khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Huy Hiệu Viện Đại Học Minh Đức và năm phân khoa của Viện được treo trong đại hội cựu sinh viên Minh Đức Úc Châu tổ chức tại Canberra, Australia, vào Mùa Thu 2011





rồi EM lại ra đi như đã đến
dòng sông kia cứ vẫn chảy xa mù
ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng
nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu



                                                             

Nhân kỷ niệm ngày họp mặt cựu SV Viện Đaị Học Minh Đức tổ chức tại Caberra - Australia ngày 11.10.2011 đến ngày 17.10.2011 bạn Lê Thị Phương Thủy Khóa 15 CNTY Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã gửi tặng các bạn bài thơ do P.Thủy sáng tác và lồng bản nhạc "30 năm ta bên nhau của bạn Nguyễn Văn Huấn khóa 5 Canh nông Minh Đức sáng tác .


Mời Các Bác KHKT-MĐ K1 thưởng thức video clip này:



Hát Trên Đường Tạm Dung --- Nhạc Phạm Duy -- Ca Sĩ Elvis Phương



Ta đi trên đường tạm dung
Vùng Ca Li quanh năm nắng ấm
Mà lòng người lưu vong vẫn thấy lạnh lùng


Trời Si-át-Tơn mưa rơi chẳng dứt
Cỏ hoa đua nhau khoe mầu sắc
Mà lòng ta chưa thôi rạn nứt vết thương
Con tim thành đá, nhưng lửa thù ngụt trong mắt ta
 

Ôi Mit-sip-si-pi ! Trường giang lượn khúc
Đưa người về gốc, có bao giờ đưa ta về nguồn.
Ta đi trên đường tạm dung
 

Dừng chân nơi mênh mông Tếch-Xát
Máy dầu vùi sâu trong bãi cát vàng đen
Như đà điểu không tin sự thực
Chúi đầu vào con xinh vợ đẹp
Không nhìn đời, hay nghe một lời phương xạ
 

Như bông bay qua miền Lu-sia-na
Như cam đong đưa miền Fờ-lo-riđda
Như cơn phong ba trên hồ Mi-chi-găng rộng rãi
Bước chân người còn phải đi xa
 

Qua Viêc-gi-nia, lich sử người xưa
Hai trăm năm qua lập đời Tự Do
 

Đến bến Nữu Ước, nơi này năm trước
Xây một tượng đá, vác đuốc thần, mở cửa bao lạ
Này Thần Tự Do ơi !
Muốn hỏi Nàng mấy tiếng vu vơ
Có phải Nàng, mắt đá ngu ngơ
Khiến Nàng nhìn thế giới không xa
Nên Nàng còn phân biệt mầu da
Triệu người Đông Á
Không bằng vài người (Do Thái) ở nước Nga
Này Thần Tự Do ơi !
Hướng Nàng nhìn vốn dĩ Tây Phương
Muốn Nàng chuyển hướng tới Đông Phương
Muốn Nàng nhìn các nước Đông Dương
Khóc ròng vì bao cảnh lầm than.
Cho đẹp lòng tôi, thế giới cũng vui !
 

Ta đi trên đường tạm dung
Trời Ca-Li ta yêu nó đấy
Vùng Si-át-tơn mưa rơi lả lướt
Lòng lưu vong nghe như dịu mát
Đà Lạt ơi ! Đâu đây phảng phất khói sương
Ôi Mi-ni-sô-ta ! Ngủ yên đi nhá
Thông xanh rực rỡ, không vì mùa lạnh cây chết khô
Cho người bền chí, mãi nuôi tình quê hương chàn chề.
Này Thần Tự Do ơi !
Cũng vì Nàng sẽ nhớ vinh quang
Nước này từng đã đứng tiên phong
Bênh vực quyền sống giữa non sông
Trắng, Vàng, Đỏ, Đen : Quyền làm dân
Cùng nhau tranh đấu xua tan độc tài
Phải thế không ?
Này Thần Tự Do ơi !
Sẽ vì Nàng đốt đuốc cao hơn
Sẽ nhận nhìn đất nước bao dung
Cũng đẹp tựa chốn cũ quê hương
Sẽ phục vụ Nhân Quyền vẻ vang
Nàng chờ tôi nhé !
Một ngày tôi sẽ cho Nàng nụ hôn
Thắm thiết miếng hôn !


                                                             

Romantic Love Songs --- Thưa bác Khoa, bác có thể cất để dành những bản nhạc này vào túi áo trái để "chửa lửa" với "má sấp nhỏ" phòng khi "rượu chè be bét"....và giúi chai rượu uống còn "dang dở" vào túi quần phải!



RƯỢU và EM --- Cho thêm phần cay đắng vào cuộc đời. Bác Khoa gửi một bài thơ "muốn cả hai".


Thơ Truyền Khẩu trên bàn rượu,  ở nơi thiếu vắng đàn bà.



Em hỏi thật anh giữa em và rượu?
Thì anh ơi, anh sẽ chọn bên nào?
Câu hỏi buồn nghe đơn giản làm sao!
Trong một phút anh đi vào bối rối.


Nếu chọn em nghĩa là anh nói dối!
Còn rượu ư? - Anh thấy thật sai lời.
Rượu và em là nắng rớt mưa rơi.
Mà mưa nắng suốt đời luôn tiếp nối,


Rượu trong chiều còn em thì trong tối
Rượu và em là gạch nối của đời anh
Nếu bây giờ em lại hỏi anh!
Thì anh bảo em đừng cho anh ngốc nghếch



Nếu vì men lắm cuộc đời chấm hết!?
Thì trong yêu thiên hạ chết cũng nhiều
Rượu và em là hai nỗi nhớ đáng yêu!
Nếu được chết:
Anh sẽ chết một chiều bên em và có rượu.




                                         

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

"Cầu Vừa Đủ Xài" --- Kid Makes Dad Proud With Math Score !

Here's a feel-good video that shows what hard work can do. A kid catches a beautiful moment on camera when he surprises his father with his much improved math score.

"I year before this video I was at a grade F in maths and in England you need a C (pass) to basically do anything with your life, ive never been amazing academically and have struggled through out school , neither me or my dad or my teachers thought I was going to get my C , I know some of you who got A'S and A*'s will be thinking "I don't understand what the fuss is about it's not hard to get a C" for you it may not be but for me it was tough and when I told my dad who means the world to me this was his reaction... Enjoy"

Check out this beautiful moment a kid passed math and makes his father proud.



Đại Hội Bonsai từ VN của bác Khoa. Như Truyện Kiều đã từng viết: "Nghề chơi cũng lắm công phu. Làng chơi ta phải biết cho đủ điều". Hay như cụ Nguyễn Công Trứ cũng đã từng tự hào: "Chơi cho lịch mới là chơi. Chơi cho đài các, cho người biết tay"
















                                                            

NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU TRONG CUỘC SỐNG kèm với hình ảnh Lan Bạch Hạc. "Ôi Lan, hởi Lan, và những Lan" của bác Khoa với những lời nhắn tin quan trọng đến trần gian !




Dù đã sẵn sàng hay chưa chuẩn bị, một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này. 


Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chang chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình minh.



Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hòa, ấm áp.


Tiền bạc, danh vọng, quyền lực,… tất cả với ta cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa.  Còn ý nghĩa chăng là những gì ta tạo ra đối với thế giới này.


Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống?


Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã đóng góp.


Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được, mà là những gì bạn đã cho đi.
Quan trọng không phải là những thứ bạn đã học được, mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác.
Quan trọng không còn là năng lực của bạn, mà chính là tính cách - là những gì bạn cư xử với mọi người xung quanh.
Quan trọng là những khoảnh khắc bạn khắc ghi trong lòng người khác, khi cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn, khi bạn an ủi và làm yên lòng họ bằng cách riêng của mình, hay chỉ đơn giản là một cái nắm tay, đỡ cho một người khỏi ngã.
Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương bạn.
Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ gì về bạn .
Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời.

Vậy thì, bạn ơi, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương. Bởi vì chỉ có tình yêu thương mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống.

Chúc Bạn khám phá ra muôn điều kỳ diệu trong cuộc sống!



                                                             

Những người Đông Dương trên đất Pháp. Hồn ở đâu bây giờ ? Tác giả Nguyễn thị Cỏ May






Cụ Nguyễn văn Thành, Cỏ May có nhắc trong bài trước, là một trong 20 000 người bị nhà cầm quyền thực dân Pháp ở Việt Nam cưỡng bức vội vàng qua Pháp để lao động không lương phục vụ cho Nhà nước Pháp.

Những người này bị Nhà nước Pháp liên tục từ trước Đệ II Thế chiến tới nay quên lãng một cách vô cùng tự nhiện. Trong gần đây có nhà văn, nhà báo, nhà làm phim, sinh viên làm Tiểu luận Cao học và Luận án Tiến sĩ, lần lược nhắc lại và đặt vấn đề trách nhiệm với Nhà nước Pháp . Nhiều buổi hội thảo, thuyết trình được tổ chức tại những địa điểm nơi những người Đông dương này đã ở qua, làm việc trước kia, để vực dậy trí nhớ của những người trách nhiệm. Và đồng thời cũng nhằm giúp những thế hệ sau này có những thông tin về thân nhân của họ.

“Công Binh, Đêm Đông Dương Dài ” (Công Binh, la longue nuit indochinoise) là một cuốn phim do Lâm Lê thực hiện để nhắc lại những người lính thợ đông dương trong đó có nguời cha của tác giả và một số ít hiện diện như những nhơn chứng trong phim hãy còn sống sót ở Việt Nam và ở Pháp ngày nay.

Trước khi Đệ II Thế chiến khai diễn, nhà nước thực dân Pháp ban hành lệnh cưỡng bách trưng dụng người dân xứ thuộc địa đưa về chánh quốc làm việc như công nhân không chuyên môn (ONS = Ouvrier Non Spécialisé) và không lương tại các xưởng kỹ nghệ chiến tranh. Việt Nam bị nhà cầm quyền thực dân bắt 20000 thanh niên đưa khẩn cấp qua Pháp để thay thế lính Pháp phải đi đánh giặc.

Sau khi Pháp thất trận, những người Việt Nam này bị nhận lầm là lính nên bị quân Đức và những người Pháp hợp tác với Đức sử dụng.  Họ phải sống lưu đày cơ cực dưới thời Đức chiếm đóng.  Một số người này là những người đầu tiên trồng lúa theo kiểu Việt Nam ở Camargue.

Ở Pháp, họ bị nhà cầm quyền Pháp bắt làm nô lệ. Về xứ, họ bị Hà Nội kết tội là những người phản quốc.

45 ngày tới Pháp

Nhắc lại chính xác ngày 29 tháng 8 năm 1939, Công Báo Đông Dương phổ biến một Nghị định theo đó nhà cầm quyền thực dân pháp tuyển dụng cưỡng bách 20000 thanh niên Việt Nam đưa qua Pháp, không phải đi lính, mà làm những công việc không chuyên môn.

Mỗi gia đình nào trong làng có 2 con trai tuổi từ 18 tới 45, phải nạp một người nhưng tránh cho con trai trưởng để ở nhà lo việc thờ cúng gia tiên.  Nếu nhà nào có con mà không đưa con đi thì người cha phải chịu ở tù.  Chánh quyền thuộc địa được lệnh phải kết thúc chiến dịch tuyển người trong vòng 6 tháng.  Có nhiều người bị bắt đi không kịp từ giã vợ con.


Nói là 20000, nhưng con số tới Pháp là 19550 người trong đó có 6900 người ở Bắc, 10850 người ở Trung, tức xứ Annam, và 1800 người ở xứ Nam kỳ thuộc địa.  Họ xuống tàu ở Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn.  Và cuộc hải hành của họ thường phải mất 45 ngày.  Dĩ nhiên họ bị nhốt trong hầm chở hàng hóa, bị cấm lên boong vì nơi đây có người pháp và sĩ quan. Họ ngủ cứ 5 hay 6 người trên một sạp gỗ, không nệm, chiều dài 1,50m. Vì hầm tàu là nơi chở hàng nên không được trang bị các điều kiện vệ sinh nêmộtn mùi hôi bốc lên nồng nặc.  Ăn uống, cứ 10 người nhận một cái thau thức ăn chia nhau.

Tới Marseille, 75 Đội được đưa tới Baumettes thuộc Quận IX của Marseille ngày nay ở tạm chờ phân phối đi các nơi làm việc.  Lúc đó chỗ ở Baumettes vừa mới xây xong, sau này là khám đường của Marseille còn tồn tại tới ngày nay.  Ở nhiều trại, công nhân ăn không đủ no vì bị tham nhũng ở khâu cung cấp lương thực.  Mỗi người phải tự xoay sở lấy giải quyết cái đói.  Mèo, chó lúc đó quí giá vô cùng, ngon hơn thỏ và cừu, cho nên trong phạm vi vài cây số chung quanh, người ta không còn nghe được tiếng mèo ngao, tiếng chó sủa ma nữa.

Nhà nước bảo hộ hay nhà tù?

Tháng 6 năm 1940, Pháp thua trận. Vài ngàn trong số công nhân này được hồi hương. Nhưng từ năm 1941, đường biển Âu châu và Viễn đông bị cắt bởi Hải quân Anh, 14 000 công nhân này bị kẹt lại ở Pháp.  Bộ Lao động Chánh phủ quyết định đem bán những công nhân này cho các xí nghiệp tư như xưởng dệt, nhà máy luyện thép, xưởng cưa, nông trường, hay cho chánh quyền địa phương để đào cống rãnh, lấp đầm lầy, đốn cây, … với giá nhân công rẻ mạt.


Khi mướn công nhân, người chủ chỉ làm giao kèo với Bộ Lao động, đúng hơn, với Sở Nhân Công Bản Xứ (M.O.I = Service de la Main d’Oeuvre Indigène)), trả tiền làm việc thẳng cho M.O.I, tức cai thầu.  Suốt nhiều năm dài, cai thầu thực dân thu tiền bán nhân công nhưng lại không trả lại cho công nhân một đồng xu lớn, đồng xu nhỏ nào hết.  Họ làm việc không lương, chỉ nhận được một số tiền phụ cấp bằng 1/10 lương của công nhân Pháp lúc đó.  Họ còn bị bữa đói, bữa no, ngược đãi, chỗ ở tồi tệ, không nước nóng, không sưởi vào mùa lạnh, không được đi lại tự do.  Những công nhân ở lại, không về xứ được do chiến tranh, tập trung ở Miền Nam Pháp, trong những trại lớn ở rải rác từ Marseille qua Bordeaux.


Nước Pháp được Đồng Minh giải phóng khỏi sự đô hộ của Đức Quốc Xã nhưng tình trạng của những công nhân lao động cưỡng bách Việt Nam lại không thay đổi.
 
Những đợt hồi hương đầu tiên chỉ được tổ chức vào năm 1948. Và những công nhân sau cùng về xứ năm 1952, sau 12 năm bị cưỡng bách biệt xứ.  Có khoảng một ngàn người lấy quyết định ở lại Pháp sanh sống.


Từ đó, 20000 công nhân Việt Nam bị cưỡng bách tới Pháp trước Thế Chiến để giúp làm chiến tranh giài phóng nhà nước Bảo Hộ tại bổn quốc hoàn toàn bị lịch sử Pháp bỏ quên.  Như những người này chưa bao giờ hiện hữu trên đất Pháp. Cũng may, năm 1986, một nữ sinh viên ở Đại học Nanterre làm một Tiểu luận Cao học về thân phận của những người bị bỏ quên này.  Qua năm 1996, Ông Lê Hữu Thọ, nguyên Giám thị-Thông ngôn ( Surveillant-Interprète) của Đội 35 cho Nhà L’Harmattan, Paris V, ấn hành những kỷ niệm của ông dưới nhan đề “Lộ Trình của một Quan Lại nhỏ ” (Itinéraire d’un petit mandarin).


Tiếp theo, nhà báo Pierre Daum, như bị thu hút mãnh liệt bởi hoàn cảnh nghiệt ngã của những người nghèo khổ ở tận Đông Dương bị Nhà nước Pháp bỏ quên, bèn lao mình vào cuộc tìm tòi thông tin, nhân chứng suốt bốn năm liền.  Sau cùng, ông cho ra đời được “Những người di cư bị cưỡng bách, những người lao động Đông Dương trên đất Pháp (1939-1952) “, do nhà Actes-Sud xuất bản.  Tác phẩm của ông đưa ra ánh sáng trang sử thuộc địa đen tối của Pháp.


Với sự khuyến khích thêm của Ông Lê Hữu Thọ, Ông Pierre Daum vận động Thị trưởng Thành phô' Arles tổ chức triển lãm và nói chuyện về những người phục vụ nước Pháp bị Chánh phủ Pháp bỏ quên suốt 70 năm dài.


Chọn Thành phố Arles để khơi dậy ký ức của nước Pháp vì chính nơi đây, 70 năm trước, có 1500 ngưòi Việt Nam được gởi tới làm ruộng muồi và ruộng lúa.  Họ đã thành công ngoài sự hi vọng với cách làm ruộng như ở Việt Nam.  Bởi họ vốn gốc nông dân bỗng bị bốc khỏi đồng ruộng đem qua đây.  Ruộng lúa Camargue do họ khởi công cày cấy từ những năm 1941- 1945 đã đem lại cho vùng này sự phồn thịnh.  Ngày nay, không riêng người dân Camargue ăn gạo cấy gặt từ đây, mà trên thị trường xứ Pháp, gạo Camargue cũng được bày bán rộng rãi.  Với nhiều thứ như gạo lứt, gạo trắng, gạo hột tròn, gạo hột dài, gạo thơm, gạo đỏ, gạo đen, … Cỏ May từ lâu nay ăn gạo Camargue, gạo lứt, gạo đỏ, thay thế gạo trắng Thái Lan.


Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Lần đầu tiên, Thành phố Arles, nhờ sự vận động của nhà báo Pierre Daum, hồi tháng 12 năm 2009, tổ chức lễ tưởng nhớ công ơn những người Việt Nam đã khó nhọc giai đọan đầu cày cấy ruộng lúa Camargue nhờ đó mà ngày nay có gạo Camargue. Mà đó lại là điều mọi người không ai biết tới chớ đừng nói nhắc tới. Trong buổi lễ, trước sự hiện diện đông đảo của dân chúng địa phương và, đặc biệt hơn hết, của mươi tác nhân và chứng nhân, tức trong số 20 000 người trước kia nay còn sống sót được, ông Thị trưởng đã chánh thức thừa nhận nước Cộng Hòa Pháp đã có trang sử đen tối đó trong thời làm thực dân.



Gạo Camargue


Trước chiến tranh, năm 1938, Pháp nhập cảng mỗi năm 600 000 tấn gạo từ Á châu mà hết 80% của Việt Nam. Pháp thất trận, Đế quốc thực dân cũng bị sụp đổ theo luôn. Chánh phủ Vichy, năm 1941, có sáng kiến sử dụng nhân công Việt Nam những người gốc nông dân chuyên nghiệp để thử trồng lúa ở vùng ngập nước Camargue không khác những điều kiện nước, đất như ở Việt Nam. Thế là 225 công nhân không chuyên môn Việt Nam gốc nông dân được gởi tới Camargue. Lúa giống, mua ở Ý.


Những người Việt Nam này bắt tay làm ruộng theo cách thức đã từng làm ở Việt Nam từ bao nhiêu đời.  Năm 1942, vụ gặt đầu tiên trúng mùa: 182 tấn lúa thu hoạch trên 50 mẫu đất canh tác.  Qua năm sau, thu được 600 tấn lúa trên 230 mẫu đất.  Năm 1944, 2200 tấn lúa thu được trên 800 mẫu đất.


Đà sản xuất này kéo dài tới năm 1960. Lúc bấy giờ, người ta làm được 3 mùa. Gạo đạt phẩm chất tuyệt hảo.  Người dân Camargue còn nhớ dưới thời bị Đức chiếm đóng, gạo là vàng. 1kg gạo đổi được 50kg xi-măng nên có nhiều người dân Camargue đã trở thành điền chủ giàu nhờ vài mẫu ruộng.
 

Và một sự khám phá kỳ thú về gạo Camargue do nông dân Việt Nam, những người bị lưu đày biệt xứ, khai sanh ra tại đây. Một hôm, nhà báo Pierre Daum vào xem nhà máy chà gạo Lustucru ở Arles nhìn thấy những bức hình nông dân Việt Nam, ông bèn tìm hiểu tới và đã khám phá ra lịch sử gạo Camargue ngày nay đang lưu hành trên thị trường.


Trong buổi lễ tưởng niệm và tri ơn những công nhân Việt Nam tới đây trước thế chiến và ở lại đây, đem lại cho Camargue, một vùng ruộng lúa phí nhiêu ngày nay, ông Thị trưởng Arles tuyên bố sẽ làm bia tưởng niệm những người bạn cao quí Việt Nam và đặt tấm bia ấy tại một địa điểm xứng đáng trong thành phố.

"La France s'honorera toujours de recevoir en son sein et sous ses drapeaux les soldats de la liberté qui viendront s'y ranger pour la défendre,et, quelle que soit leur patrie, ils ne seront jamais étrangers pour elle"(Décret du 11 juillet 1792).

«Nước Pháp sẽ luôn luôn vinh dự cưu mang và tiếp nhận dưới ngọn cờ của mình những người lính của tự do để bảo vệ nước Pháp, và, không phân biệt quốc gia của họ, họ sẽ không bao giờ là những người xa lạ với nước Pháp »


                                         

CHO VÀ NHẬN -- Bài sưu tầm được gửi từ bạn Khoa. Ở Mỹ cách đây không lâu có phim "Pay It Forward", tài tử chính là Kevin Spacey, cũng gửi gấm một thông điệp tương tự như bài viết này


Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.



Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."

Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãv đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai.

Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một mòn quà đúng lúc cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.

Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".

 


Pay It Forward -- Are you ready to do the world a favour? 


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

TS Nguyễn Thiện Tống: Tôi tìm sự cân bằng

TT - TS Nguyễn Thiện Tống, khoa kỹ thuật hàng không Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, năm nay 66 tuổi. Đi nhiều, làm việc nhiều nhưng trông ông vẫn thư thái và khỏe mạnh, nụ cười luôn trên môi. Ông chia sẻ:


TS Nguyễn Thiện Tống (phải) thực hiện kỹ thuật ném của aikido với huấn luyện viên Trần Minh Dũng

- Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Quảng Trị. Do ăn uống thiếu thốn, mẹ sinh ra tôi bé choắt. Đi học, tôi luôn được ngồi bàn đầu vì nhỏ con. Ngày ấy các bạn đặt cho tôi biệt danh Tống “lùn”. Chơi với các bạn luôn bị bắt nạt, do vậy tôi luôn tìm cách ăn nhiều cho khỏe và học cho giỏi để tự bảo vệ mình.


Tôi nhớ trong nhà tôi lúc ấy có bốn cuốn sách dạy võ do các anh mua: Hầu quyền, Liên hoa quyền, Mai hoa quyền và Tấn nội công. Không có thầy dạy, tôi nghiền ngẫm tự học và luyện, may mà không bị “tẩu hỏa”. Bây giờ nghĩ lại thấy mình rất liều (cười)...


Huấn luyện viên huyền đai tam đẳng Trần Minh Dũng (họa sĩ Nhốp): Hiện nay trông ông vạm vỡ và rắn chắc, phải chăng ông luyện luôn các môn võ ấy cho đến bây giờ?


- Không. Đó là cái háo thắng và muốn tránh bị các bạn bắt nạt thôi. Lớn lên một chút tôi tập trung vào học văn hóa, nhưng ý thức phải rèn luyện để mình có sức khỏe vẫn luôn hiện diện trong tôi.


Trong một lần tham gia bãi khóa chống chế độ Ngô Đình Diệm của Trường Quốc học Huế, tôi bị bắt. Trong nhà giam tôi tình cờ đọc được cuốn sách tự luyện yoga. Thế là tôi lại bắt đầu tập những bài tập trong sách ấy (cũng với ý thức rèn luyện sức khỏe từ lúc nhỏ để không bị bắt nạt) cho đến sau khi được thả một thời gian nữa...

* Và...?


- Sau đó tôi đi du học ở Úc để lấy tiến sĩ chuyên ngành về kỹ thuật hàng không. Ở Úc, tôi đã mua đủ loại sách về võ thuật và cũng tự luyện những lúc rỗi rảnh. Đó là một cách giải trí có ích sau những giờ học tập căng thẳng...


Về nước, đi dạy học, tôi tập thêm judo một thời gian khoảng hai năm, chưa lên tới đai nâu tôi lại dừng bước vì bận rộn chuyện công việc và gia đình...


Khi con gái 12 tuổi, tôi muốn trang bị cho con một môn võ nào đó để có thể tự bảo vệ mình. Lúc ấy tôi thấy hiệp khí đạo (aikido) là phù hợp với cháu nhất. Nhưng cháu không chịu đi học nếu không có tôi cùng học. Thương con tôi đành đi tập với con. Đấy là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với môn võ “tình thương và hòa hợp” này.

* Hết võ Thiếu Lâm sang yoga, judo rồi tới aikido, có lẽ ông “tham” quá chăng?


- Có lẽ mình chưa tìm thấy môn thể thao phù hợp với mình đó thôi. Với môn aikido tôi “trụ” lại lâu nhất và đạt cấp đai cao nhất (đai đen) trong các môn thể thao tự học. Cho đến bây giờ tôi vẫn dành thời gian cho môn võ này. Có lúc sắp xếp được công việc thì lên sân tập với anh em, còn không thì tự tập các bài tập “aiki taiso” (thể dục hiệp khí) ở nhà mỗi ngày.


* Ông tìm thấy gì ở môn aikido và nó giúp ông ra sao trong cuộc sống?


- Chính nguyên lý “bất tương tranh” của aikido đã giúp tôi “hóa giải và làm chủ” cảm xúc của mình trong đời sống hằng ngày. Tôi bị ảnh hưởng tính thẳng thắn và không ngại va chạm của phương Tây nên trong môi trường làm việc và sinh hoạt, thấy điều gì không đúng tôi thường hay nói thẳng và đấu tranh không khoan nhượng. Không ít lần tôi làm mất lòng nhiều người vì sự thẳng thừng ấy. 


Từ khi “ngấm” aikido, tôi luyện tập mỗi ngày, có khi liên tiếp hai ca (mỗi ca tập 90 phút), tôi dần nghiệm ra nguyên lý bất đối kháng và kết nối đã giúp tôi tự điều chỉnh, tránh được va chạm mà vẫn bảo lưu được sự thẳng tính của mình. Nó giúp tôi cân bằng cảm xúc, giải tỏa sự căng thẳng không cần thiết trong cuộc sống, nói chung là tìm thấy sự cân bằng của thể chất và tinh thần...

 * Ông thấy có sự tương quan nào trong triết lý của aikido và nguyên lý bay của khoa học hàng không mà ông đang giảng dạy?

 - Ồ, có sự tương đồng. Đó là “vượt qua những biến động để bay ổn định” (nếu không, máy bay sẽ rơi) và “vượt qua đối kháng để hòa hợp” (trong aikido).

 * Trong tình hình bạo lực học đường diễn ra thời gian gần đây, ông có dịp nào trao đổi với sinh viên về các nguyên lý của aikido giúp họ cân bằng và làm chủ cảm xúc, tránh xung đột trong môi trường giáo dục chưa?

- Có chứ. Tôi đã hỗ trợ một số đồng môn thành lập CLB aikido ký túc xá Bách khoa từ năm 2005 tại khuôn viên Trường ĐH Bách khoa. Hiện CLB này vẫn đang hoạt động mạnh. Tiếc là diện tích sân tập còn quá nhỏ, chưa có điều kiện nhận thêm nhiều học viên để phổ biến môn võ thuật có ích này.

Từ sự trải nghiệm của mình, tôi quan niệm rằng “Tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”. 

Muốn làm việc được lâu dài cống hiến cho xã hội cần phải có sức khỏe. Mỗi người nên chọn bất cứ môn thể thao nào phù hợp để tập cũng được, miễn là phải tập cho “đổ mồ hôi” và chuyên cần. Từ đó tạo sự cân bằng cho bản thân. Những cá thể cân bằng tạo nên một tập thể cân bằng và một xã hội cân bằng.



                                                           

Giảng viên chê làm tiến sĩ trong nước. Trích những lời bình luận của Tiến Sĩ Nguyễn Thiện Tống về tiến sĩ đào tạo ở Việt Nam. Riêng tăng bạn Tùng, chắc bạn cũng đồng ý câu :'Cái học ngày nay đã hỏng rồi?"

Chất lượng yếu kém

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, nhận định: “Số trường đào tạo tiến sĩ trong nước có chất lượng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Phần nhiều chương trình đào tạo ở các trường chưa đi vào thực chất, còn cả nể… Tôi từng ngồi rất nhiều hội đồng, thực chất có nhiều NCS theo tôi là không đạt nhưng hội đồng vẫn cho qua theo kiểu xí xóa. Có thể thấy rằng, những người giỏi, người học vì kiến thức thường không làm NCS trong nước”. Trước thực tế này, ông Tống cho rằng: “Đào tạo tiến sĩ trong nước hiện còn nửa vời, chưa đúng mức và chủ yếu chạy theo bằng cấp, danh hiệu là chính. Đề tài nghiên cứu khoa học cũng chưa sát thực tiễn”. Ông đề nghị: “Cần bắt buộc các NCS phải có những bài báo quốc tế, không thể để chuyện có cũng được không có cũng chẳng sao như hiện nay. Cũng cần tiến đến chuyện làm nghiên cứu trong nước nhưng để giáo sư nước ngoài chấm nhằm tạo tính khách quan, từ đó mới nâng được chất lượng đào tạo”.
  
Nỗi lo cơm áo gạo tiền

Những người đã qua giai đoạn làm NCS cũng thừa nhận có được tấm bằng tiến sĩ là phải hy sinh, đánh đổi nhiều thứ. Phải để lại công việc ổn định đang có, phải chấp nhận mất thu nhập trong nhiều năm để tập trung nghiên cứu. Thạc sĩ Trần Thị Nguyệt Sương, giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết: “Qua thực tế tìm hiểu, tôi nhận thấy NCS ở nước ngoài toàn tâm toàn ý trong quá trình học tập nghiên cứu. Trong khi đó, ở Việt Nam, NCS vừa phải làm tròn công việc cơ quan vừa phải nghiên cứu”. Vì thế PGS-TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng tiến sĩ của nước ta đang đào tạo theo kiểu… tại chức

                                                                

Trong 1 tuần sẽ xuống 3 Kg (rất hiệu nghiệm) : Bí quyết giảm cân của bạn Tùng

Tôi vừa thí nghiệm thành công cách này và đã xuống được 3 Kg sau 1 tuần. Gởi cho các anh chị làm thử nếu ai muốn bớt kí lô.

Tùng

Lưu ý :

Tuyệt đối không được ăn ngọt và trái cây.

Uống được café và nước mà thôi.

Đói thì chỉ ăn soupe mà thôi. Tuyệt đối không được ăn cơm và bánh mì etc.

Được phép ăn kèm với thịt, cá

Khi ăn theo chế độ nầy , sang ngày thứ hai, coi chừng bị "sỗ". Nếu ai đi làm việc, nên ăn vào cuối tuần. Nếu đi làm, xem chừng toilettes có gần đó hay không. Rất cần thiết.

Trong 1 tuần chỉ xuống được duy nhất 3 kg không thể tưởng tượng được. Nhưng sau 1 tuần, tôi thấy trọng lượng cơ thể không xuống nửa. Tôi ăn tiếp được 4 tuần, nhưng thấy trong lượng không giảm nửa, vẫn ở mức "giảm 3 kg" mà thôi.
Sau 1 tuần, không còn thấy thèm ăn cơm như trước nữa.


Sau đó tôi ăn ít lại và chỉ ăn khi thấy đói bụng mà thôi. Nặng quá cũng mệt và đi bộ thường xuyên như cũ.  Hiện nay chỉ xuống được thêm 1 kg, và không còn ăn soupe nửa.

CÔNG THỨC LÀM ỐM BẰNG CÁCH ĂN SOUPE



-        1 trái choux blanc (bắp cải)

-        4 trái tomate

-        2 oignon (củ hành)

-        2 trái poivron vert (pepper màu xanh)

-        1 bó céléri (celery - cần tây)



Rửa sạch, cắt ra từng khúc vừa ăn. Đổ vô nồi, đổ nước xấp xấp trên mặt légumes.

Nấu 1 nồi, ăn được 4 bữa.

Không được ăn bánh mì, ăn cơm và không được ăn trái cây. Khi nào đói bụng thì chỉ được ăn soupe nầy mà thôi.

Buổi trưa được ăn chung với thịt, cá.

Buổi chiều tối, chỉ ăn soupe mà thôi – không ăn kềm với thịt cá.

Khi đói cứ ăn soupe nầy.

Ăn trong vòng 1 tuần lễ, sẽ xuống được 3 kg.  

Sau một tuần thì cũng xuống nhưng rất chậm.