khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Mưa Trên Thành Phố Cũ -- Nhạc Hoàng Quốc Bảo phổ thơ Đào Trường Phúc -- Ca Sĩ Khánh Ly. Tặng bạn Khoa bài hát dài lê thê cho chuyến đi Tây Nguyên của bạn. Bon Voyage !






mưa trên thành phố cũ
mưa trên đỉnh đồi cao
hôm nay thu về nhiều
hồn anh đầy lá úa
hôm nay thu về nhiều
hôm nay thu về nhiều

em phương trời có nhớ
mưa trên đỉnh đồi cao
một sớm có mưa nhiều
trên vỉa hè ân ái
một sớm có mưa nhiều
một sớm có mưa nhiều

mưa trên vùng thơ ấu
mưa trên đỉnh đồi cao
mưa ướt mấy mươi năm
không nhủ hồn nương náu
mưa ướt mấy mươi năm
mưa ướt mấy mươi năm

ôi! một lần yêu nhau
một lần yêu nhau giữa đời
nụ sầu rơi xuống đời chẳng biết
mưa trên đỉnh đồi cao
chiều mưa trên đỉnh đồi cao
bước chân bước chân ta về
thành phố cũ
nhưng
có cuộc tình
vẫn cuộc tình
trôi theo

mưa trên tà áo biếc
mưa trên đỉnh đồi cao
mai đây anh phương nào
còn xui lòng nhớ tiếc
mai anh phương trời nào
mai đây anh phương nào

Dạ Tâm Khúc--Nhạc Phạm Đinh Chương, phổ thơ Thanh Tâm Tuyên-- Ca Sĩ Trần Thái Hòa. Gửi tặng bạn Tùng, "Có một chút Paris.."

Phạm Đình Chương
Thanh Tâm Tuyền



Đi đi chúng ta đến công viên,
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em, môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau
Như móng sắc thương đau.

Đi đi anh đưa em vào quán rượu
Có một chút Paris
Để anh được làm thi sĩ
Để anh được làm thi sĩ
Đi đi anh đưa em vào quán rượu
Hay nữa đêm Hà Nội
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới ...

Đi đi chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em, môi em như mật đắng

Như móng sắc thương đau
Như móng sắc thương đau.


Trời Cali mưa dầm sùi sục... Mời quí bạn thưởng thức năm bài hát của nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo

Tango Xanh -- Quang Tuấn



Quán Lạ -- Thái Hiền



Hồ Như --- Khánh Ly



Người Về Như Bụi -- Kim Tước



Dạ Khúc -- Hoàng Lê Vi

"Thừa thắng xông lên !" Bạn ta, NT Tùng gửi tặng thêm một bài nhạc của Armik, Black Orpheus, kèm theo lời Việt dịch bởi nhạc sỉ Phạm Duy do ca sĩ Ngọc Lan hát

Mời các bạn : "Ngồi nghe nhạc, toàn thắng ắt về ta".

Black Orpheus (Manha de Carnaval) Parole:

I'll sing to the sun in the sky
i'll sing till the sun rises high.

Carneval time is here
magical time of year
and as the time draws near
dreams left my heart.

I'll sing while I play the guitar.
I'll cling to this dream from a far.

Will true love come my way
on this carneval day
or will love stay in my heart.




 

Dáng Tiên Nữ


 

(Phạm Duy dịch từ bản nhạc : Black Orpheus của Manha de Carnaval)  ---  Ngọc Lan hát


Buổi sáng khi sương tan còn lắng đọng.
Nhìn thấy dáng em ngoan nằm gối mộng.
Vùi trong hơi ấm nồng nàn
Thịt da thơm ngát tình nồng
Cùng chăn gối ấm giường hồng, tình ơi ngây ngất.

Trời đã cho riêng em một sắc đẹp
Để trái tim anh sẽ không cằn cỗi
Và rồi thời gian sẽ biến lùi dần
Mùa Xuân ở mãi nơi này, trời cho lứa đôi.

Bài ca em hát hôm nay,
Là câu thơ nói thương yêu
Là sẽ mãi sống bên anh không rời xa



Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Thầy Phạm Tiết, Tổng Thư Ký Trường Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức (1974-1975)




Short biography: 

Nghề nghịêp tại Vietnam trước 1975: 
Giảng viên môn Lý Thuyết Mạch Điện, Tổng Thư Ký Trường Đại Học Khoa Học Kỹ Thụât Minh Đức, Saigon, Vietnam.

Employment in the US after 1975: 
Lecturer in the Department of Electrical and Computer Science, University of Long Beach, Long Beach, CA. 
Advisory Member for the Center for Applied Research, Evaluation and Education, Indochinese Document Evaluation Center, Long Beach, CA. Firmware/Software Engineer in industry

Last employment before retirement, 2012: 
Director of Firmware/Software, Owlink Technologies, CA.

Thư gửi bạn 2012 của thầy Phạm Tiết

Thư gửi bạn 2012

Lâu rồi tôi không viết thư thăm bạn, hi vọng bạn cùng mọi người trong gia đình vẫn được mạnh khỏe, công việc làm ăn, con cháu học hành đều tốt đẹp. 

Tôi cũng thông báo đến bạn là tôi đã nghỉ hưu vĩnh viễn bắt đầu từ 20 tháng 12, 2012 sau gần 40 năm đóng góp cho đời . Đây là một quyết định quan trọng qua bao nhiêu ngày đêm suy nghĩ, chưa biết lúc nào thuận tiện cho mình. Nhìn lại cả một quãng đời đã qua, chỉ tòan là đi dạy học và đi làm, có nghĩa lúc nào cũng có người chung quanh mình – mà phần nhiều là những người trọng và quí mến mình – bây giờ tôi cảm thấy thật trống rỗng, cô đơn! 

Mấy ngày cuối năm tôi không đi đâu chơi, ở nhà dọn dẹp lại nhà cửa cho gọn gàng. Trong tủ sách tôi chỉ giữ lại các quyển truyện và 5 cái patents, còn tất cả các thứ khác đem cho hoặc vứt đi hết. Cả trăm cái CDs (music) …mời ra sọt rác nằm không luyến tiếc (vì tất cả đã được chuyển qua MP3 trong USB thumb drive). Tuy nhiên sách vở lại là chuyện khác, sách vở mới làm tôi đau đầu. Tôi nhớ lại sau tháng Tư năm 1975, nguời CS xỉ vả nặng nề lớp người như tôi là “bỏ của chạy lấy người”; của thì lúc đó tôi chưa có nhưng chỉ tiếc công lao gầy dựng tủ sách. Tôi đã tiếc tủ sách quí do công lao tích tụ, cũng như một đêm cuối năm 1954 khi Mẹ tôi dẫn mấy chị em vượt khỏi làng quê miền Bắc vào Nam, tôi chỉ tiếc chùm dâu da soan ủ trong khạp gạo! Tất cả các software dính dáng đến công việc làm qua nhiều hãng khác nhau, tôi thảo bỏ hòan tòan khỏi máy (uninstalled). Mấy cái computers cũng đem cho hết. Bao nhiêu sách vở từ gần 40 năm - sách mua cũng như sách mà các nhà xuất bản tặng (để quảng cáo) cho những người đi dạy học, tôi quyết định không giữ một quyển nào vì không muốn nghỉ hưu mà đầu óc còn bận rộn. Cách đây hai ngày, tôi gom hết sách vở vào mấy thùng đem ra tặng thư viện thành phố. Tưởng rằng việc làm này dễ dàng nhưng không ngờ thật quá khó! Có những quyển sách mình gắn bó với chúng như chính hơi thở của mình trong thời trai trẻ, những vật mà mình tưởng là vô tri vô giác kia sao như chúng có linh hồn đã theo mình bao nhiêu năm, bây giờ xa lìa chúng, tôi có cảm giác như tôi đang chia tay vĩnh viễn với những mảnh đời tươi đẹp đã qua. Mỗi quyển sách hình như có lẽ sống riêng của nó, ấp ủ những kỷ niệm riêng với âm vang thân mật làm lay động những hình ảnh xa xưa trong lớp học. Lật lại những notes làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên, records kết quả của những kỳ thi hàng năm, lướt qua danh sách sinh viên, nhớ lại trong đó có những người đã từng cùng học một trường với mình ở Saigon và có cả vài vị Thày dạy học tôi ở trường Trung Học CVA, NT… Dĩ vãng lại dồn dập quay về bởi bao nhiêu mối dây vô hình liên kết mình với quá khứ… Quá xúc động, không ngăn được nước mắt tuôn trào. Thật là tiếc cho bao nhiêu kiến thức tích tụ sau mấy chục năm mà bây giờ mình phải đau lòng vứt bỏ. Vẫn biết rằng, người ta ai cũng có ngày phải chia tay với một người nào đó, với một nơi chốn, một công việc, kỷ niệm và …với cuộc đời, nhưng sao thấy buồn quá. 

Tuy nhiên cũng có nhìêu kỷ niệm nghĩ lại thấy vui vui. Có một năm tôi dạy về Computer Architecture, trong lớp có một cô VN trông thiệt …mát mắt (hồi thập niên 80, có đến 15% sinh viên trong các lớp Kỹ Sư là sinh viên VN!). Cô ngồi nghe giảng bài mà …mắt nhung lim dim miệng cười tủm tỉm, biết ngay là cô nàng chẳng chú ý gì. Gần hết giờ, cô mở to cặp mắt nai, đưa tay lên phán “Có thể nào Thầy giảng lại cho em từ đầu?” Hết thuốc! Lại một năm tôi đang đứng lớp về môn Digital Logic Design, thấy có chàng lấp ló đứng ngòai cửa, tôi ra hỏi thì trông quen quen, hóa ra là ông bạn hồi xưa học cùng trường Trung Học CVA và sau này học cùng trường Đại Học Khoa Học. Chàng vác đơn xin chữ ký cho phép chàng theo học. (Ở đây nếu ghi danh trễ một môn học, phải có chữ ký của người phụ trách môn học đó, nộp cho văn phòng rồi mới chính thức được nhận). Tôi bảo vào lớp ngồi chờ hết giờ tôi sẽ nói chuyện cho tiện. Hết giờ, tôi khuyên chàng ta không nên tiếp tục học mà nên tìm cách buôn bán gì đó thì cuộc đời sẽ khá hơn, còn nếu tiếp tục học hành miệt mài thì… chăm đến như tôi, vừa đi làm vừa đi dạy cũng chỉ đủ tiền …húp cháo! Chàng tuy thất vọng nhưng vẫn nghe lời, cũng may gặp người vợ đảm đang, hai vợ chồng quay ra mở 1 tiệm bán xăng, rồi hai cây xăng, rồi mở tiệm rượu và bây giờ làm chủ vài cơ sở thương mại và chung cư cho thuê. Hình như ở cái xã hội này, mấy người bỏ học ngang rất nhiều người thành công trong trường đời (thí dụ như Billl Gates, Steve Jobs…)…

Trời đã vào Đông, năm nay khi không sao lạnh sớm mà lại lạnh hơn mọi năm nhiều. Đi bộ buổi tối phải ba áo cộng thêm mũ len, bao tay mới đỡ lạnh. Chưa bao giờ tôi phải bật máy sưởi sớm như năm nay, mấy năm trước cũng phải đến tháng 1 hoặc tháng 2 mới thật lạnh mà cũng chỉ vài ngày thôi. 

Hiện tại tôi chưa có chương trình rõ ràng mình sẽ làm gì cho suốt cuộc đời còn lại. Có lẽ ra Giêng, tôi mới tính đựợc, nhưng tính gì thì tính, vấn đề tự săn sóc sức khỏe phải đứng hàng đầu. Chắc tôi sẽ tiếp tục học lại âm nhạc. Mấy năm trước mua cây đàn organ khá đắt tiền, tự học và rất chăm chỉ tập tành. Có lúc đánh nghe cũng được được (có lẽ vì đàn tốt!), nhưng có lúc đánh nghe cứ như là người đang …cọ xoong cọ chảo! Chán ghê. Có thể tôi sẽ làm chuyến du hành trên tòan nước Mỹ, về VN thăm bạn, đi Âu Châu hoặc Úc Châu… 

 Vài hàng thân gửi bạn.

Thư gửi bạn 2010 -- Bài viết của thầy Phạm Tiết

Thư gửi bạn 2010 

California Feb. 07, 2010 

Bạn thân, tôi đã nghỉ dạy buổi tối từ mùa tựu trường khóa mùa Thu năm 1988 và từ đó đến nay chỉ còn đi làm cho một vài công ty gần nhà. Tôi đã nghỉ dạy vì không còn cảm thấy hứng thú nữa, cái hứng thú của những năm đầu giống như khi còn dạy học ở VN mang qua đây. Tôi không còn tìm thấy được cái tình thày trò, tình huynh đệ như trong trường học ở VN. Lắm lúc không muốn đi làm nữa, nhưng không biết nghỉ rồi làm gì cho hết ngày?

Bạn hỏi tôi về cảm tưởng sau khi dẫn Mẹ tôi về thăm VN lần đầu và có ý định về nữa hay không. Tôi cũng muốn về VN chơi thăm lại một số họ hàng xa và bạn bè thời niên thiếu, nhưng thú thực càng ngày tôi cảm thấy mình xa lạ với con người và đời sống ở VN. Tất cả đều thay đổi (đương nhiên!) Tâm trạng của những người xa quê hương là muốn về “tìm lại chốn cũ” vì trong tâm tưởng vẫn còn vương vấn những kỷ niệm của một mảnh đời đã qua. “Khi Tôi Về” thì tất cả không còn như trong đầu tôi ấp ủ bao nhiêu năm. 

Cuối năm 1993, tôi có đưa Mẹ tôi về thăm ngôi nhà cũ ở hẻm 694 Võ Di Nguy, Phú Nhuận dưới cổng xe lửa số 10 gần trường Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức. Đứng trước cổng nhà mà lòng bồi hồi rung cảm. Bao nhiêu kỷ niệm xa xưa dồn dập trở về, phân vân không biết mình nên làm gì. Sau cùng tôi quyết định xin phép người chủ mới vào thăm lại căn nhà mà mình đã sống với Thày, Mẹ, với anh chị em suốt thời niên thiếu, quãng đời thanh niên tươi đẹp với người thân và bạn bè. Người chủ mới cũng thông cảm và để tôi được tự do đi từ sau ra trước. Tôi đã được nhìn lại chỗ đặt cái divan nơi tôi ngủ, phòng khách, góc nhà nơi dành riêng cho tôi làm chỗ sọan bài, nhà bếp, và nhiều kỷ niệm, nhất là chỗ để cái ghế trước sân nhà nơi tôi thường ngồi đấu láo với vài người bạn hàng xóm. Sau 19 năm, cái ghế đó chắc đã vỡ mục, người bạn hàng xóm thì đã ra người thiên cổ và một số người khác cũng phiêu bạt một góc trời nào đó. Cây ổi xá lị không còn nữa, nhưng vết rạn nứt nền xi măng trước sân nhà vẫn còn, nơi tôi đã hàng năm vào dịp gần Tết là đặt nồi nấu bánh chưng... Bao nhiêu kỷ niệm lôi kéo tôi về dĩ vãng với bận rộn của những ngày gần Tết, dọn dẹp nhà cửa, đánh bóng bộ lư hương trên bàn thờ… Đó là bổn phận duy nhất của người con trai trong gia đình, nhưng bằng mọi cách tôi vẫn dành riêng cho mình một buổi chiều 30 Tết: sau khi xong bổn phận, lái xe đi vòng vòng Saigon, Gia Định để xem sinh họat ngày cuối năm và cũng là để lòng mình giao cảm với đất trời trong giờ phút thiêng liêng.

Tất cả thật gần gũi mà cũng thật xa lạ. Tôi muốn tìm lại những gì thân thuộc của một thời đã qua nhưng chỉ là nhạt nhòa những hình ảnh cũ. 

Lững thững đi dọc theo con đường Võ Di Nguy dẫn từ nhà ra trường Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức, đếm bước chân đi mà nghĩ lại những ngày cuối cùng của mùa Hạ tháng Tư năm một ngàn chín trăm bẩy mươi lăm, tôi vẫn còn đủ bình tĩnh (hay là tôi không có sự lưa chọn nào khác?) xách cặp vào trường làm việc trong khi thủ đô yêu dấu Saigon đang quằn quại lên cơn sốt trước sức tấn công của Bắc quân. Lúc băng ngang qua đường Võ Di Nguy thì mắt chạm phải người lính dù, anh chỉ liếc mắt nhìn tôi, chúng tôi gật đầu chào nhau rồi anh quay về đúng tư thế sẵn sàng chiến đấu của một ngươi lính nhà nghề. Gương mặt anh xạm đen, đầy nét phong trần và trông anh bình thản như chờ đợi chuyện sẽ phải đến cho anh cũng như số phận của bao con dân miền Nam. Anh đang làm đúng chức năng cao cả của người trai trong thời lọan là bảo vệ đất nước và đồng bào, trong đó có tôi. Lúc đó không hiểu sao tự nhiên tôi cảm thấy xấu hổ khi so sánh mình với người lính dù… 

Ngày cuối cùng của muà Hạ tháng Tư năm 1975, tôi ra đi bất ngờ và vội vã với chùm chià khóa văn phòng trong túi để rồi tháng 12 năm 1993, tôi trở về cũng với chùm chìa khoá đó đi thăm lại ngôi trường nơi tôi đã dạy học 3 năm. Văn phòng nơi tôi làm việc vẫn vậy, không có gì thay đổi nhưng cũ kỹ và dơ bẩn hơn vì không được bảo trì. Sân trường vắng lặng, tôi cầm chùm chià khóa trong tay, tần ngần mấy lần định tra chià khoá mở cửa văn phòng nhưng không hiểu sao có gì ngăn cản. Đứng trước cửa văn phòng nhìn ra sân, cây xoài, thư viện, văn phòng Khoa Trưởng, phòng Bảo Trì, giảng đường, câu lạc bộ... 

Tất cả vẫn còn ...nhưng đều xa lạ. Tôi muốn nói với tất cả là tôi đã trở về nhưng chỉ có im lặng bao trùm, cảm thấy lạc lõng, tôi lững thững ra về... 

Bạn thân, không hiểu sao, mấy năm sau này, cứ mỗi lần Tết đến là tôi lại nhớ lại bài thơ tựa đề “Ông Đồ” của nhà thơ Nguyễn Đình Liên mà mình học trong môn Việt Văn hồi lớp Đệ Thầt (lớp 6 sau này). Bài thơ mà tôi nhớ mãi và có lẽ khó có một người học sinh nào miền Nam không nhớ:

“Mỗi năm hoa đào nở, 
Lại thấy ông đồ già,
Bày mực tầu giấy đỏ, 
Bên phố đông người qua… …. 
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ gìa, 
Những người muôn năm cũ, 
Hồn ở đâu bây giờ” 

Mỗi khi nghĩ lại bài thơ này, tôi liên tưởng tới các người thân đã quá vãng, hồn của họ bây giờ phiêu bạt nơi nao? 

Such a beautiful poem and it has touched my heart since I was a very young boy!

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Hình chụp anh em KHKT MD K3 nhân dịp thầy Tiết về VN năm 2009




Hình chụp đám cưới con gái thầy Đinh Công Tâm tại California, Hoa Kỳ, vào năm 2005

Bạn ta bên nhà, KHKTMD K1. Hình chụp họp mặt anh em K1 nhân dịp thầy Tiết về VN năm 2009







Họp mặt KHKT MD tại California, Hoa Kỳ nhân dịp đám cưới con gái bạn Nguyễn Quang Minh vào năm 2008









Lời Cám Ơn và Cảm Tưởng về KHKT-MD Reunion April 20, 2013 – Irvine, CA




California May 02, 2013


Thân gửi tất cả Anh Chị em KHKT-MD:


Mãi đến hôm nay mới "tỉnh người" viết vài hàng đến tất cả Anh Chị em đã tham dự buổi hội ngộ hôm April 20, 2013 tại nhà tôi. Không kể 1 one-man-band và 2 cháu chụp hình, quay phim, số người nhận lời tham dự là 37 nhưng hiện diện lại đông hơn: 43 người.


Tôi có lời cám ơn đến tất cả mọi người đã nhiệt tâm giúp công, giúp sức cho buổi hội ngộ được tốt đẹp và tương đối đạt được mục đích:


Ông Vũ Hùng Chương (phòng Mạch Điện) đã đến thật sớm để lo về banner và hai logos (1 của Viện và một của Trường). Coi chơi chơi vậy chứ cũng mất hơn 1 tiếng để ghép các chữ lại thành hai cái banners cho ngay ngắn rồi dán lên tường (Bryan Phi Hùng đã tốn rất nhiều giờ để in từng chữ một của banners và logos). Vợ chồng ÔB. Nguyễn Văn Hoa (phòng Máy Điện) bay từ North Dakota và ÔB. Nguyễn Hùng Tiến (phòng Hóa Hữu Cơ) bay qua từ Colorado. Đặc biệt kỳ này có phu nhân Ô. Đinh Công Tâm (giảng viên phòng Hóa Đại Cương) …“giáng lâm”: Anh em KHKT-MD rất vui và cảm động khi được gặp lại qúi vị và phu nhân.


Vơ chồng Bryan Phi Hùng là người sốt sắng nhất, đã bỏ rất nhiều công sức và tài chánh, chu tòan từ việc in từng chữ cho banners, in logos, mua khung hình, lo người sắp xếp in hình, người chụp hình, quay phim... (nhiều quá kể không hết!). Đây là những việc hơi ...tốn tiền và tốn rất nhiều thời giờ. Nhưng cũng nhờ vậy mà mỗi gia đình đều có hình kỷ niệm mang về (không những hình mà lại còn lồng khung đàng hòang nữa chớ! Thiệt tình, dân KHKT-MD không chơi thì thôi mà đã chơi thì ...”do it with class”!). Kudos to Bryan. Hùng nhắn mọi người gửi lời cám ơn các cháu quay phim chụp hình nhá và tiền cà phê cà pháo cho các cháu, Hùng nhớ cho tôi biết.


Vợ chồng Đồng Quang Hưng - riêng tôi gặp lại sau 38 năm - đã làm tròn trách nhiệm do Phi Hùng giao phó: dùng máy in do Bryan Hùng mang đến in hình tại chỗ, lồng khung kỷ niệm cho mỗi gia đình và copy hình chụp sang USB thumb drives cho một số tham dự viên. A job well done, Hưng, thanks!!


Mọi người đều bất ngờ và rất vui khi gặp lại Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Thạnh. Hai chàng này lặn quá kỹ! Riêng Nguyễn Lâm Viên và phu nhân thì đây là lần đầu tham dự họp mặt.


Có lẽ những người chúng ta nên cám ơn nhiều nhất phải là qúi phu nhân: Các món ăn quá tuyệt và quá đầy đủ. Sự giúp đỡ của qúi vị trong việc sắp xếp thức ăn, giải khát và dọn dẹp thật là chu đáo. Một ngạc nhiên cho tôi là sáng hôm sau mở tủ lạnh thấy miếng cheese cake (my favorite and the best made by Mrs Đinh V Hải), ai đã để dành cho tôi, cám ơn vị ẩn danh nào đó.           


Thiệt là bất ngờ và thích thú với màn văn nghệ cây nhà lá vườn - tưởng là bỏ túi - hóa ra almost like a professional show! Phu nhân Ô. Nguyễn Văn Hoa là bà Minh Ngọc đúng là bậc sư về kịch nghệ. Màn trình diễn giúp vui của chị thật là độc đáo. Chị Trâm – một thân hữu của Bryan Hùng- với giọng ngâm thơ tuyệt vời đã làm rung động người nghe. Bryan Hùng nhớ gửi lời anh em cám ơn vợ chồng thân hữu Tuấn+Trâm nhiều. Còn một thân hữu nữa là anh Thạch: sao mà đã đàn hay còn hát giỏi nữa. Cám ơn anh nhiều lắm.


Còn tôi... chẳng làm gì hết, thuê một chàng one-man-band thì quá ẹ! Hôm đó tự nhiên quá nóng, nhà lại không có máy lạnh và quat thì chỉ có 1 cái. Xin cáo lỗi. Tôi quên không nói trong buổi họp là quyển truyện “Uyên Ương” tặng mỗi gia đình là do một người bạn ở VN dịch từ truyện Trung Hoa và tôi in cho anh ta bên đây.


Đóng góp quan trọng hơn hết là sự tham dự tương đối đông hơn những kỳ họp mặt trước. Vợ chồng Nguyễn Xóm, Nguyễn Hiểu, Lâm Q Dân mặc dù ở rất ra nhưng kỳ gặp mặt nào cũng đến. Không có sự tham dự tích cực của tất cả anh chị em và gia đình thì đương nhiên buổi họp mặt đã không được như ý muốn. Chúng ta có buổi họp mặt thật tốt đẹp vì chúng ta đã bỏ hết những khác biệt để đến với nhau trong tình huynh đệ. Mọi người đều cảm động khi nghe những lời nói trọn tình đồng môn, đầy nghĩa thày trò của anh em khi nhắc lại những kỷ niệm xa xưa dưới mái trường KHKT-MD.


Như một lời kết gửi đến mọi người sau buổi hội ngộ đầy tình cảm ngọt ngào: 


Cuối đời nhìn lại, thấy công danh, sự nghiệp, tiền bạc tất cả đều là phù du, có chăng còn lại chỉ là tình cảm chân thành và cao đẹp chúng ta đối với nhau mà thôi...

Thân mến




  Phạm Tiết





Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Chúc mừng Trần Đăng Viễn, con trai thầy Trần Đăng Vinh, đoạt giải thưởng "Best Student Paper” at the International Conference on Automated Planning and Scheduling.

Mời các bạn K1 vào xem link:


http://www.trandang.net/Default.aspx?g=posts&t=1363


Đi thăm trại tị nạn cũ ở Galang và mồ mả thuyền nhân ở đảo Kuku, Air Raya --- Tác Giả : Trùng Dương


Mời quí bạn vào xem bài ký sự của nhà văn Trùng Dương nhân dịp bà đi theo phái đoàn cựu thuyền nhân Việt Nam viếng thăm hai trại tỵ nạn : Bidong ở Mả Lai và Galang ở Nam Dương, bằng cách bấm vào link dưới đây:

http://damau.org/archives/29199


Mời bạn nghe trích đoạn Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ cúa nhạc sỉ Phạm Duy do ca đoàn Ngàn Khơi hợp xướng.



Chim Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài



Trời đang rực rỡ

Chợt đâu kéo mây đen,

Bầy chim buồn bã

Rủ nhau vút bay lên.

Chim hỡi chim ơi !

Chim hỡi chim ơi !



Cuốc kêu khắc khoải trên ngàn

Chim quyên thảm thiết gọi đàn chim đi ...



Chim Quyên từ độ ở quê nhà

Chim là hồn Thục Đế nghìn xưạ

Lìa cố hương nhục nhằn nơi xứ Bắc,

Hồn tìm về đậu chót cành Nam.

Hồn hóa sinh ra thành con chim Quốc,

Hồn hóa thân là họ Đỗ chim Quyên.

Đỗ Vũ không ngừng kêu mất nước,

Khuyên đời bằng một khúc dao ca

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia giạ





Chim Quyên từ độ ở Thôn Đoài

Trong mùa Xuân nức nở tình dài

Thì nước non tới một thời biến đổi

Bình minh mà mờ ảo ánh sao rơị

Toả cánh diều đưa nắng vào đêm tối

Cánh nặng chim bằng đè xuống tim tôi !





Chim Quyên phải từ bỏ quê mình

Bay về miền tuyết phủ buồn tênh.

Thổ máu tươi, một đêm chim chết





Chết khi đêm về, xác chưa tan, thì ...

...Tái sinh thành lần nữa Đỗ Quyên.

Đỗ Quyên ! Đỗ Quyên !

Nơi mùa Đông vắng lạnh,

Kêu gào : Ôi Tổ Quốc linh thiêng !

Vẫn tái sinh thành chim khóc nước,

Cho dù phải gục chết như xưạ

Nhớ nước nên gào lên quốc quốc

Khắc khoải lòng người sống lưu vong.



Bầy chim buồn bã

Rủ nhau trốn quê hương.

Vì đâu bỏ xứ

Để lê kiếp tha phương ?

Chim hỡi chim ơi !

Chim hỡi chim ơi !

Chim Quyên từ độ bỏ thôn Trầu,

Quê nhà tôi ruộng trắng quạ kêụ

Là vắng tanh lời yêu, lời thương mến,

Là bầy diều sai khiến lũ kên kên

Bầy ác bầy ưng nạt nộ chim hiền,

Thành lũ thần nanh đỏ mỏ chuyên quyền.

Chim Quyên từ độ bỏ đi rồi,

Quê nhà tôi héo hắt đìu hiu,

Nghe bình minh lơ láo vẹt kêu,

Đêm sập về lôi cú vọ theọ