khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Tứ Ca Bốn Phương hợp ca Viễn Du của Phạm Duy







Tàu Cộng nói "trạng" và "đang quay cuồng nhịp đời dương thế"



Càng gần đến ngày Tòa án Trọng tài Thường trực ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, Bắc Kinh càng lên tiếng yêu cầu các nước ngoài vùng này ngưng can thiệp vào tranh chấp.

Trong một bài viết đăng trên nhật báo Anh Daily Telegraph số ra ngày 10/06/2016, đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn Lưu Hiểu Minh đã kêu gọi Philippines trở lại một giải pháp thương lượng cho vấn đề Biển Đông, đồng thời yêu cầu một số nước ngoài vùng này « ngưng đùa với lửa ».

Trong bài viết, đại sứ Trung Quốc bác bỏ lập luận cho rằng việc Bắc Kinh không thi hành phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ gây phương hại đến hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp và đe dọa đến hòa bình và ổn định trong vùng. Ông Lưu Hiểu Minh viết rằng, vụ kiện này do Philippines đơn phương tiến hành và đây là một mưu toan nhằm « hợp thức hóa việc nước này chiếm đóng trái phép các đá và đảo của Nam Sa (Trường Sa) ».

Ông Lưu Hiểu Minh đã ám chỉ Hoa Kỳ khi viết : « Trong nhiều năm qua, một nước ngoài vùng này đã gia tăng chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương. Các chính trị gia của nước đó đã có những tuyên bố mang tính gây hấn khi nói về vấn đề Biển Đông. Quân đội của họ cũng đã can thiệp ồ ạt vào Biển Đông và các vùng chung quanh ». Đại sứ Trung Quốc ở Luân Đôn còn chỉ trích Hoa Kỳ vẫn chưa ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nhưng lại cứ cáo buộc Bắc Kinh là không tôn trọng luật pháp quốc tế.

Vị đại sứ Trung Quốc tại Anh nhắc lại lập trường của Bắc Kinh là Tòa án Trọng tài Thường trực không có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines và tòa án đã lạm quyền khi chấp nhận xét xử vụ này.

=============================================

F35 của Mỹ trả lời Tàu Cộng:

Phi cơ tàng hình Mỹ F-35 sẽ là ngôi sao trong triển lãm hàng không Farnborough ở Anh vào giữa tháng Bảy 2016. Quốc tế từ lâu vẫn chờ đợi công cụ chiến tranh siêu tinh xảo và đắt giá này được trình làng.

Khởi đầu từ thập niên 90, chương trình F-35 là dự án vũ khí đắt tiền nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Tổng giá trị ước lượng gần 400 tỉ đô la cho Lầu Năm Góc, để sản xuất khoảng 2.500 chiếc F-35 trong các thập kỷ tới.

Chiến đấu cơ này, một kỳ tích về vi tính với 8 triệu dòng mã (code) cho các máy tính của phi hành đoàn, lẽ ra đã tung cánh tại triển lãm Farnborough từ năm 2014, nhưng vào phút chót phải nằm lại trên mặt đất vì một sự cố động cơ. Lại thêm một vố nữa cho chương trình mà từ lúc khởi động đã nhiều lần bị đội giá và chậm trễ.

Nhưng giờ thì tương lai của chiếc phi cơ do hãng Lockheed Martin sản xuất đã sáng sủa hơn, và rốt cuộc có vẻ sẵn sàng cho cạnh tranh quốc tế, bắt đầu chứng tỏ năng lực của mình. Theo tướng Chris Bogdan, người lãnh đạo chương trình vũ khí, thì « Những khâu chính của việc triển khai sẽ được hoàn tất từ nay đến đầu năm 2018 ».

F-35 sẽ chính thức được đưa vào phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, vốn đã sử dụng từ mùa hè rồi khoảng hơn chục chiếc F-35 B (có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng) phiên bản « thô », không được trang bị bất kỳ loại vũ khí nào.

Không quân Hoa Kỳ cũng sẽ đưa vào sử dụng những chiếc F-35 A đầu tiên (cất cánh và hạ cánh theo kiểu cổ điển) từ nay đến cuối năm 2016, và cũng vẫn là phiên bản thô.

Ưu thế siêu việt

Nhịp độ sản xuất gia tăng và tướng Chris Bogdan ước tính sẽ giao 53 chiếc máy bay trong năm nay, sau khi đã giao 45 chiếc trong năm 2015. Tổng cộng 155 chiếc F-35 đã được xuất xưởng. Tám nước khác tham gia chương trình F-35 sẽ được giao hàng tận nơi. Hà Lan đã tiếp nhận hai chiếc tại căn cứ không quân Leeuwarden.

Nhà phân tích hàng không Mỹ Richard Aboulafia nhận định : « Về mặt kỹ thuật, chiến đấu cơ này đã vượt qua giai đoạn tệ hại nhất ». Về phía Jerry Hendrix, một chuyên gia của chương trình vũ khí ở CNAS (Trung tâm an ninh mới Hoa Kỳ) – một think tank ở Washington, ban đầu rất nghi ngờ về khả năng của F-35, nay cho rằng : « Vẫn còn các khó khăn về phần mềm, và với các tai nghe mới giúp phi công có tầm nhìn 360° xung quanh. Nhưng chiếc phi cơ, động cơ và cánh hiện hoạt động rất tốt ».

Tướng về hưu David Deptula khẳng định : « Nếu trò chuyện với các phi công điều khiển F-35, họ sẽ nói rằng hãy còn những thử thách phải vượt qua, nhưng đồng thời đây là một tiềm năng siêu việt và quý giá cho những quốc gia chọn lựa chiến đấu cơ này ».

Những hợp đồng mới cho F-35

Ông nhấn mạnh, những « thiết bị cảm ứng » chằng chịt trên F-35 « giúp các phi công vượt qua một bước khổng lồ về thông tin môi trường » xung quanh máy bay (chẳng hạn các phi cơ hay radar địch), mà các phi cơ trên thị trường hiện nay không thể nào so sánh nổi.

Theo tập đoàn Lockheed Martin, chiến đấu cơ F-35 hiệu quả gấp sáu lần các kiểu phi cơ khác hiện nay trong không chiến và trinh sát, và gấp tám lần nếu tác chiến với lực lượng mặt đất.

Các chuyên gia nhận định F-35 cũng rất có triển vọng về mặt thương mại, cho dù Canada – một trong tám đối tác quốc tế của Hoa Kỳ trong dự án này - có thể do dự không mua, và giá bán cao ngất của chiến đấu cơ tối tân.

Tướng Bogdan cho biết, giá bán chiếc F-35 phiên bản cất cánh và hạ cánh cổ điển, « khoảng gần 85 triệu đô la một chiếc, từ nay đến năm 2019 ». Chuyên gia Jerry Hendrix nói thêm, cái giá này cao gấp đôi so với phi cơ tiêm kích F-16. Nhưng F-35 rất đáng tiền, đối với quốc gia nào muốn vượt qua các hệ thống hỏa tiễn phòng không ngày càng hiệu quả hơn mà Nga, Trung Quốc hay Iran đang chế tạo.

Ông nhận xét : « Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm là một sự đầu tư cần thiết, nếu muốn tiếp tục hoạt động trong các môi trường như thế (…) Tôi nghĩ rằng sẽ có những đơn đặt hàng mới để mua chiếc F-35 ».

Chiến đấu cơ F-35 sẽ được trưng bày trên mặt đất để giới thiệu với công chúng tại căn cứ không quân Leeuwarden ở Hà Lan, trong cuộc hội nghị hàng không thứ Sáu và thứ Bảy tới. Năm phi cơ, gồm ba chiếc F-35 B và hai chiếc F-35 A sẽ bay biểu diễn tại triển lãm hàng không quân sự lớn nhất thế giới Royal International Air Tattoo ở Anh ngày 8-10/7 ; ba chiếc F-35 B cũng sẽ trình diễn tại triển lãm quốc tế Farnborough từ 11-17/7.





The challenge for US Defense Secretary Ashton Carter at the 15th Shangri-la Dialogue (SLD) this year was to deliver an address sufficiently convincing on US security commitment to the region that it would reassure Washington's allies and partners, without appearing unduly to raise the temperature of relations with China.




                                        


Mời nghe Hội Nghị Diên Hồng được ban Hợp Xướng Đài Phát Thanh Saigon hát trước 1975, vào phần cuối của audio




                                         


Giọng Bắc, giọng Nam




                                         





Vĩnh Lạc nói về âm nhạc ngũ cung







Thành Lộc kể chuyện ngày xưa bị Đảng đì !







Saigon Trùng Trùng Nỗi Nhớ







Lịch Sử Không Thể Quên - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May



Tổng thống Obama tới viếng thăm chánh thức Việt nam, không đặt những vấn đề "dân chủ hóa chế độ ", phải tôn trọng " nhơn quyền " như Hà nội đã cam kết,  mà khi ra về còn để lại hai món quà quí giá, ngơài ước mơ của Hà nội. Nói món quà vì ông Obama không đói hỏi phải "có lại" ở phía Việt nam. Món thứ nhứt là tháo gở sự cấm vận bán võ khí cho Việt nam.

Dĩ nhiên, muốn có võ khí để bảo vệ đất nước, Việt nam phải mua.  Lệnh cấm vận cực kỳ quan trọng vì khi bị cấm, Việt nam có tiền cũng không mua được võ khí. Không phải chỉ không mua của Mỹ, mà các loại võ khí có liên hệ với Mỹ, cả nước sản xuất có liên hệ với Mỹ, cũng đều bị luật cấm chi phối. Hơn ai hết, Hà nội đã có kinh nghiệm về lệnh cấm vận của Mỹ rồi. Trước đây, khi khai thác dầu hỏa ở biển sâu, Liên-xô không đủ khả năng, Hà nội nghĩ có thể mua dụng cụ hay hợp tác với các nước khác ngoài Mỹ nhưng rốt cuộc, đều không thoát ra khỏi vòng cấm vận. Như mua mủi khoan Mitshubisi của Nhựt bổn cũng không được vì hảng có vốn đầu tư và kỷ thuật của Mỹ và đồng thời là đồng minh của Mỹ.

Món quà thừ nhì là giúp Việt nam xây dựng và phát triển giáo dục đào tạo nhằm đầu tư nhơn lực vào việc phát triển kinh tế xã hôi, cụ thể là thành lập Đại học chuyên nghiệp Fulbright ở Sài gòn, với kinh phí dự trù lên tới hằng trăm triệu đô-la mỹ. Món quà này, Việt nam chỉ hưởng chớ không phải mua. Có lẽ vì  vậy mà nảy sanh ra sự phản đối quyết liệt một người Mỹ được đề cử làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị thay vì một người Vìệt nam.

Lập luận cho rằng ông Bob Kerry vốn là " tội phạm chiến tranh". Đứng đầu một cơ quan giáo dục phải là người trong sạch, đạo đức.

Sự phản đối không phát xuất mạnh mẻ từ phia dân chúng, càng không phải từ phía gia đình nạn nhơn ở Bến tre, mà từ đảng cộng sản, như báo chí của đảng cộng sản, của bà cựu phát ngôn Phan Thanh Thúy, bà cựu Chủ tịch nước Nguyễn thị Bình, bà cựu Đại sứ Tôn nữ thị Ninh,...Trái lại, quan điểm bênh vực, dựa theo chánh sách cũng của đảng cộng sản chủ trương "xóa bỏ hận thù, quên quá khứ để hướng về tương lai", đồng ý sự đề cử ông Bob Kerrey lại phát xuất từ nhiều cá nhơn tư nhơn có tư cách.

Chống ông Bob Kerrey

Phát Ngôn Nhân của Bộ Ngoại Giao hà nội khẳng định Bob Kerrey đã phạm tội ác chiến tranh trong cuộc thảm sát ở Thạnh Phong, tỉnh Bến Tre. Việt Nam chưa kiện Bob Kerrey ra tòa án diệt chủng. Nhưng Việt Nam cũng chưa từng hủy các cáo buộc Bob Kerrey phạm tội ác chiến tranh.

Nhà nước cộng sản ở Việt nam hài ra 5 tội của ông Bob Kerrey để bênh vực lập luận chống đối ông Kerrey được đề cử làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Fulbright ở Sài gòn vừa được phép thành lập.

Sau khi đã đọc một số ý kiến về việc ông Bob Kerrey làm Chủ tịch trường Đại học Fulbright, bà cựu Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình chia sẻ ý kiến của một số người trong đó có ý kiến của Tôn nữ thị Ninh không ủng hộ việc bổ nhiệm ông Bob.

Theo bà, đây không phải chỉ là vấn đề ngoại giao, hay chính trị, mà chủ yếu về giáo dục văn hóa và tâm lý. Ông Bob được giao việc này là không thích hợp. Nói như vậy không phải là không đánh giá cao sự đóng góp của ông và nhiều người vào quá trình vận động và hình thành nhà trường.

Riêng bà Tôn nữ thị Ninh lớn tiếng công kích ông Bob Kerrey hung hăng hơn hết. Để yểm trợ lý do chống ông Bob Kerrey, bà Ninh khoe thành tích thời đi học ở Paris từng tưng bừng tham gia phong trào phản chiến chống «chiến tranh việt nam», thật ra chỉ chống Miền nam và Huê kỳ để yểm trợ Hà nội. Khi làm ngoại giao, bà xây dựng được mối quan hệ với thành phần phản chiến ở Mỹ và Âu châu, tức những thành phần chống lại chánh phủ của họ. Rất tiếc bà lại quên kể thêm năm 1972, bà nghỉ dạy Anh văn Trung học ở Paris vì đã gặp được Bác sĩ Đại tá công an Nguyễn Ngọc Hà sẽ đưa bà về Sài gòn nằm vùng Ban Anh văn của trưòng Đại Học Sư Phạm. Sự chọn lựa của bà Ninh cho thấy bà quả thật là người phụ nữ thông minh vì bà thấy xa. Với cộng sản, chỉ có nghề công an mới giúp làm nên sự nghiệp lớn. Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang,.. Xa hơn là Hồ Chí Minh cũng bắt đầu bằng nghề chỉ điểm, rồi xách động-tuyên truyền (agit-prop). Lẽ ra bà Ninh phải làm Chủ tịch Quốc Hội hay Thủ tướng. Phải chăng vì bà không hợp nhản ổng Tổng Bí thư Trọng mà đã không được « cơ cấu »?

Bà nóí bà sẳn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai, là người ủng hộ mọi chủ trương hợp tác xây dựng và phát triển quan hệ giửa hai nước Huê kỳ và Việt nam. Nhưng khi biết rằng cựu Thượng Nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch Đại học Fulbright, bà lại vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi. Vì, theo bà, ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2/1969. Điều này, chính ông Kerrey cũng thừa nhận. Sự việc đó là đủ để kết luận Bob Kerrey, nói theo cách nhẹ nhất, hoàn toàn không thể giữ vị trí Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó. Vì, vẫn theo bà Ninh, việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong, bà nói bà không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ.

Bà Ninh còn hỏi ông còn chần chừ gì nữa mà không rời vị trí ngay bây giờ như ông tuyên bố “sẵn sàng”. Bà cho rằng cử chỉ đó là cử chỉ tự trọng và sẽ được người Việt Nam đánh giá cao.Và cả nhiều người Mỹ sẽ đồng tình với quyết định đó của ông.

Trả lời những người liên quan trực tiếp đến dự án công khai khẳng định rằng Bob Kerrey là người “hoàn toàn phù hợp” để giữ vị trí lãnh đạo đó, bà Ninh hỏi lẽ nào nước Mỹ không còn ai có thể vận động vốn cho trường Fulbright Việt Nam ngoài Bob Kerrey?

Ủng hộ ông Bob Kerrey

Sau những lời chống ông Bob Kerrey ở vị trí lãnh đạo Đại học Fulbright, không ít người ở Việt nam lên tiếng đả kích tác giả của những lời đó. Họ là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, từng chiến đấu trên chiến trường, cả người trẻ, …Những người không giử vai trò cốt cán của chế độ. Họ chống không vì họ không được hưởng bổng lộc mà chống vì họ không thể chịu nổi những lập luận nặc mùi công an tư tưởng, làm nhớ lại ý hệ “ai thắng ai” của thời còn Liên-xô. Họ chống bà Tôn nữ thị Ninh mạnh hơn hết cũng vì bà này hung hăng nhứt, oang oang bằng lưởi gổ.

TỄU Blog nhắc lại một trong những câu phát biểu "nổi tiếng"của bà Tôn Nữ Thị Ninh tại buổi họp báo ở Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2004 khi Việt nam bị chỉ trích vi phạm thường xuyên nhân quyền, đàn áp người dân : "Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi".

Minh Phương Nguyên bình luận “ khi bà Ninh muốn ông Bob Kerrey "không chần chừ gì nữa" rời bỏ vị trí này, phải chăng chỉ vì động cơ hoàn toàn cá nhơn thúc đẩy? Theo Minh Phương Nguyên, bà Ninh không sẵn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai cùng với nhân dân hai nước vì lợi ích chung", như bà nói. Trái lại, rỏ ràng bà đã xách động tạo dư luận chống lại Bob Kerrey và FUV.

Cũng nên nhớ bà Ninh đã sang California để tìm sự ủng hộ, đầu tư cho trường Trí Việt của bà, và bà đã bị tẩy chay. Hơn nữa, bà Ninh không hội đủ điều kiện pháp lý vì chưa có «Văn bằng Tiến sĩ xây dựng đảng».

Ông Trân Trương đớp chác bà Ninh rất cân xứng, tuy lời lẻ có quá nặng. Như « bà Ninh là thứ ăn cháo, đá bát …. ». Ông nhắc lại khi phóng viên BBC hỏi : "Bà đã từng tham gia hoạt động đấu tranh cho dân chủ khi còn là thanh niên đi du học bên Pháp, vậy bà có biết các tổ chức thanh niên ngày nay đang hoạt động dân chủ ở Việt Nam không?" thì bà trả lời một cách khinh mạn rằng : "Tôi rất bận rộn nên ít có thời giờ quan tâm đến các việc này nên cũng không rành lắm...".

Thật ra bà Ninh lúc còn sinh viên ở Paris chạy theo UNEF, ( Liên Đoàn Sinh viên Pháp, tổ chức khuynh tả, ngoại vi của đảng cộng sản pháp), có « bồ » người Ma-rốc, cán bộ UNEF, biểu tình chống Chánh phủ Sài gòn và chống Mỹ cứu nước, chớ có tranh đấu dân chủ gì đâu. Thị Ninh làm phản chiến để chạy theo VC. Thị được Gs Trần văn Tấn đem về làm Assistante (Phụ khảo) ở Ban Anh văn Đại Học Sư phạm Sài gòn, chớ không phải Phó Ban (Không đủ bằng cấp và trình độ - chỉ có Maîtrise d’anglais, tức Tú Tài +4 – Cài « Luận án » mà Thị nói, chính là Tiểu luận – Mémoire de Maitrise ). Ngày 1/5.75, Thị Ninh mang băng đỏ, tiếp quản Đai Học Sư phạm, làm Trưởng Ban, quyết định nhơn viên ai đi, ai ở, ai làm việc gì, …vì liên tiếp mấy hôm trước 30/04, Thị chạy đi chạy về phi trường Tân Sơn Nhứt mà vẫn không leo lên được máy bay đi Mỹ trốn VC. Về nhà, Thị Ninh khóc hơn bố chết ( Kim Chi, nữ sinh viên Ban Sử Địa, láng giềng của Thị Ninh kể lại). Con người thật của Thị bắt đầu từ đây.

Tưởng cũng nên nói thêm Thị Ninh phản chiến ở Paris như vậy, mà tại sao được về Sài gòn làm việc? Đó là khuyết điểm cơ bản của Sài gòn. Riêng Gs Trần văn Tấn « có tiếng theo VC » nhưng nhiều người bạn thân lâu năm với ông thì quả quyết ông « không phải VC ». Ông chỉ là người có họ hàng với « Bà Tư Phải » và thường thích nước chanh thêm chút đường!

Giáo sư Chu Hảo, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Xuân Thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà báo Nguyên Ngọc, … đều bày tỏ lập trường ủng hộ ông Bob Kerrey ở chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Fulbright, theo chủ trương « xóa bỏ hận thù, cùng hướng về tương lai » của nhà cầm quyền ở Việt nam.

Riêng nhà báo Nguyên Ngọc không ngần ngại nói rỏ lý do ông ủng hộ ông Bob Kerrey. Ông nhận thấy ông Bob Kerrey thật lòng tự kiểm thảo, lương thiện hơn ai hết. Ông không để cho ai bào chữa cũng quyết không tự bào chữa cho mình, ông biết ông là một tội phạm không cầu mong được tha thứ, nhưng đồng thời, bằng trải nghiệm đau đớn nhất của mình, ông cũng chỉ ra mâu thuẫn chết người trong “chiến thuật của chúng tôi”, tức của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam : để tiêu diệt Việt Cộng phải đánh bật họ ra khỏi dân thường (tát nước để bắt cá). Mà điều ấy là vô phương, bởi vì, đặc biệt ở nông thôn, thời ấy, hai thực thể đó, về căn bản, là một. Không thể đánh trúng cái này mà không đánh trúng cái kia! Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân. Bob Kerrey là tội phạm, điều ấy ông đã đau đớn nhận, nhưng ông cũng là nạn nhân.  Nhận ra mâu thuẫn  ở chiến thuật ấy, nhưng ông không dùng nó để bào chữa cho mình. Điều đó là vĩ đại. FUV có được một người đứng đầu như vậy là tuyệt đẹp. Và lựa chọn của FUV là thật nhân văn.

Còn riêng đối với chúng tôi thì sao? Chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng chết để che chở chúng tôi? …

Những người cộng sản, đặc biệt là Thị Ninh, lên án ông Kerrey lại chưa từng chiến đấu trên chiến trường. Họ đặt vấn đề không thể quên lịch sử nhưng họ ngụy tạo lịch sử, có khi xóa lịch sử cho phù hợp xu thế đồng chí. Còn lịch sử tội ác của họ có nên quên không?

Nay, sau hơn sáu mươi năm, họ có một lời « nói phải » với hơn nửa triệu nạn nhơn cải cách ruộng đất do họ vâng lời Trung cộng tiến hành trên đất nước của họ chưa? Rồi cũng theo Trung cộng, họ tiếp tục gây tội ác Nhân văn Giai phẩm, cải tạo Công Thương nghiệp, đánh Tư sản mại bản, Kinh tế mới, Học tập cải tạo, …Và với những phụ nữ, trẻ con đã chết để che chở họ, ngày nay, nắm trọn chánh quyền, họ có một lần nhớ tới không? Đó là những tội ác chống nhơn loại. Bởi họ không giết người trong lúc đang giao chiến hay hành quân. Họ vẫn chưa từng nhìn nhận, trái lại, còn triển lảm thành tích giết người này. Cả những dụng cụ như cái búa với lời ghi chú « đã đập được bao nhiêu cái đầu » của những người không theo cộng sản.

Chúng ta đừng bao giờ quên …bởi vì « đó là cộng sản! ».

Hồ chí Minh đã viết (báo Thanh Niên Quảng Châu, 20-12-1926) « Cái danh từ Tổ quốc là do các chánh trị gia đặt ra để đè đấu nhơn dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có Tổ quốc, cũng chẳng có bìên giới ».

Trong gần đây, để bày tỏ lập trường cộng sản kiên cường, Gs Ts, Hiệu trưởng Đại học Quốc Gia Hà nội, Vũ Minh Giang, tuyên bố « Đào mồ, cuốc mả tổ tiên của tôi thì được. Chớ đập bỏ tượng Lenin là vô văn hóa ».


Mời thưởng thức tiếng đàn dương cầm của George Winston trong CD mang tên SUMMER







Ce Jour Là Sur Le Mekong







Đôi khi hạnh phúc buồn - Lê Uyên Phương







“Lối Phổ Nhạc Thơ Thanh Tâm Tuyền" của nhạc sĩ Cung Tiến




“Thơ ta rất khó phổ vào nhạc cho tự nhiên, bởi ngôn ngữ ta, không như ngôn ngữ tây phương, thuộc loại ngôn ngữ có âm (langue tonale).

Thơ Thanh Tâm Tuyền nói riêng còn khó phổ vào nhạc hơn, không phải vì nó không có vần như thơ hôm qua, mà chính bởi những hình ảnh nó chứa đựng. Không thể chỉ mắc vào nó những nốt nhạc, cao, thấp, ngắn, dài khác nhau mà ‘hát’ lên được những hình ảnh đó.

Ý tôi muốn nói là không thể áp dụng lối viết ‘monodie’ như tôi đã làm với bài Lệ Đá Xanh này. Mà ta diễn được cho đúng ý thơ của anh qua âm nhạc. Cần phải một lối ‘polyphonie,’ một lối hòa âm ngang song hành với hòa âm dọc, do một hay nhiều âm sắc (timbre) khác phụ họa. để nâng đỡ, nhấn mạnh, diễn tả từng chữ, từng câu, từng đoạn thơ, cho bật thoát ra những hình ảnh mà chữ, câu, đoạn đó ôm chứa.

Cố nhiên chỉ sau này tôi mới ý thức được lối phổ nhạc đúng đường đó mà thôi.





Tập Cận Bình chia để trị - Tác giả Ngô Nhân Dụng




Ai cũng biết quan hệ Mỹ - Trung Quốc sẽ là vấn đề lớn nhất trên mặt trận bang giao quốc tế trong thế kỷ 21. Châu Âu, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ chỉ đóng vai phụ. Trong cuộc tranh hùng này này, vùng biển đảo phía Đông nước ta sẽ là nơi sôi động hơn cả. Vì đó là mục tiêu bành trướng duy nhất còn lại cho “Giấc Mộng Đại Hán” bắt đầu từ hai ngàn năm trước.

Trong lịch sử, dân tộc Hán đã tiến dần về phía Tây, chiếm đóng vùng Thiên San và Hán hóa Cam Túc, Tân Cương, bây giờ đã đụng tới giới hạn. Phía Bắc, Hán tộc đã làm chủ Mông Cổ và Mãn Châu, nhưng khó mở mang lên Tây Bá Lợi Á. Giờ chỉ còn con đường tiến về phía Nam. Cuộc “Nam Tiến“của dân Hán được Tần Thủy Hoàng vạch ra khi sai Đồ Thư và Sử Lộc chỉ huy 500,000 quân sĩ vượt Trường Giang, mở sông đào trong ba năm để tiến chiếm đất Mân Việt, Âu Việt nhòm ngó Lạc Việt. Trong một ngàn năm sau đó, các triều đình Trung Hoa chiếm đóng một nửa đất Việt Nam bây giờ, nhưng dân Việt luôn luôn vùng lên kháng cự. Sau cùng, làn sóng xâm lăng của Hán tộc về phương Nam phải ngừng, vì đụng phải sức sống bền bỉ và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt.
Tới giữa thế kỷ 20, Mao Trạch Đông đã làm sống lại giấc mơ Tần Thủy Hoàng, ông Hoàng Đế Đỏ xâm lăng bằng ý thức hệ cộng sản, tính nhuộm cả vùng Đông Nam Á một mầu đỏ như mầu cung điện trong Tử Cấm Thành. Đầu thế kỷ 21, Tập Cận Bình tiếp tục sự nghiệp bành trướng của Mao Trạch Đông và Tần Thủy Hoàng, với chương trình Hán Hóa “Đường Lưỡi Bò.” Kết quả ra sao phải coi hồi sau mới rõ, nhưng hiện giờ chúng ta đang chứng kiến nước Mỹ cũng dính líu tới miền Tây Thái Bình Dương.

Trên bàn cờ vùng biển Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông nước ta, Tập Cận Bình mới đề ra một mục tiêu chiến lược trong khi vẫn đi những nước cờ chiến thuật để giành phần thắng. Về chiến lược lâu dài, lãnh tụ Cộng Sản Trung Quốc vạch hướng đi lớn là hòa hoãn với Mỹ trong mọi trường hợp. Nhưng trong nhất thời, Bắc Kinh vẫn tìm cách đe dọa, dụ dỗ, chia để trị các nước trong vùng, lần lần chiếm thêm biển, đảo muốn cho các nước này phải chấp nhận Trung Quốc là bá chủ.

Tập Cận Bình tỏ thái độ cầu hòa với Mỹ trong bài diễn văn ngày Chủ Nhật vừa qua, khai mạc hội nghị “Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung” (SED) ở Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng: “Điều cơ bản là hai nước phải giữ vững các nguyên tắc, không xung đột hay đối đầu với nhau, kính trọng lẫn nhau.” Công nhận hai nước đang có những xung khắc quan điểm và quyền lợi, Tập Cận Bình đề nghị: “Những vấn đề chưa thể giải quyết được ngay thì hai bên cứ nhìn nhận vị thế thực tế của nhau và tháo gỡ trong chiều hướng xây dựng.”

Nhưng đó chỉ là đường nét chính trong quan hệ lâu dài Mỹ - Trung Quốc. Trong một thế hệ sắp tới, người nào lãnh đạo nước Tàu cũng thấy phải sống trong hòa bình để có thời gian phát triển kinh tế, mong lên được ngang với Nhật Bản, Nam Hàn và các nước Âu, Mỹ hiện nay. Hơn nữa, họ phải công nhận chưa đủ sức đối đầu với Mỹ về quân sự trong một cuộc thế chiến mới.

Tuy nhiên, khi bước qua phạm vi chiến thuật, đứng trước các quốc gia Đông Nam Á đang tranh chấp vùng Biển Đông với nước Tàu, giới lãnh đạo Trung Nam Hải vẫn biết sử dụng kho sách mưu mẹo “thần cơ diệu toán” mấy ngàn năm do Quản Trọng, Tôn Tử, Tô Tần, Trương Nghi truyền lại!
Trung Cộng muốn nuốt trọn vùng biển Đông Nam Á cũng giống như nước Tần thời Chiến Quốc muốn gồm thâu thiên hạ. Một mưu mẹo của các vua Tần là chia rẽ lục quốc, để lần lượt bẻ từng chiếc đũa một. Đứng trước khối ASEAN, một tổ chức hợp tác kinh tế của 10 nước Đông Nam Á giống như thế Liên Hoành, Trung Cộng tìm cách mua chuộc Cambodia , Lào, và trước đây đã thao túng Miến Điện; đồng thời lập ra Ngân Hàng Phát Triển Hạ Tầng Cơ Sở Châu Á để dùng đồng tiền trung lập hóa các nước khác; bầy một trò không khác gì thế Hợp Tung.

Trong số bốn nước xung đột trực tiếp về chủ quyền các quần đảo và những bãi đá ngầm trong vùng được khoanh trong Cửu Đoạn Tuyến, Bắc Kinh dùng mưu “Bóc lá cải,” lần lần bóc từng lá một, với những thủ đoạn khác nhau. Trước hết là bóc lá cải Việt Nam, rồi tới Philippines, Malaysia và Brunei sẽ tính sau. Mưu mẹo họ Tập đang áp dụng là chia để trị.

Trung Cộng đã nắm được Việt Nam trong tay từ năm 1950, dùng ý thức hệ Cộng Sản. Cho nên Phạm Văn Đồng đã ủng hộ bản tuyên bố về hải phận của Chu Ân Lai từ năm 1958. Vì thế Việt Cộng cũng ngậm tăm không dám phản đối khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và mấy đảo ở Trường Sa năm 1988. Khi dân chúng Việt Nam bừng tỉnh nhìn rõ cảnh mất nước, biểu tình phản đối trong những năm gần đây, Trung Cộng đã thay đổi chiến thuật: Mềm nắn, rắn buông. Năm 2013, Việt Cộng đã ngoan ngoãn ký một thỏa hiệp cùng khai thác dầu khí dưới đáy Vịnh Bắc Việt. Việt Cộng gọi thỏa hiệp cộng tác giữa Petro-Việt Nam và Cnocc là “Cộng tác phát triển” nhưng Trung Cộng đặt tên là “Khai thác chung,” bao hàm ý nghĩa trùm lên nhau, không phân biệt hai phía đang cộng tác bình đẳng. Dựa trên thỏa hiệp này, năm 2014, Trung Cộng đã ngang nhiên đưa tàu giàn khoan thăm dò HD 981 vào hải phận Việt Nam. Khi toàn thể dân tộc Việt Nam nổi lên biểu tình phản đối, Việt Cộng mất mặt, Trung Cộng đưa giàn khoan đi thăm dò nơi khác để nhất thời xoa dịu cơn phẫn nộ; nhưng Bắc Kinh không hề nói một lời nào thú nhận đã xâm phạm chủ quyền lãnh hải của nước Việt Nam.

Đối với Philippines, Trung Cộng dùng chiến thuật khác, xâm chiếm dần dần các bãi đá ngầm của Philippines, nhưng tiến từng bước vừa đủ để chính phủ Mỹ không có đủ lý do can thiệp theo hiệp ước an ninh Mỹ - Phi. Năm 2012, tầu Hải Giám Trung Cộng đã tới chiếm vùng biển quanh bãi đá Scarborough, nơi mà Philippines đã xác nhận chủ quyền và đặt hải đăng từ nhiều thế hệ. Vì vụ xung đột này, dân chúng và chính quyền Philippines đã kêu gọi Mỹ ủng hộ. Nhưng Bắc Kinh biết rằng không một chính phủ Mỹ nào lại muốn can dự vào một cuộc chiến tranh chỉ vì mấy bãi đá ngầm ở nơi xa tắp. Tập Cận Bình sẽ tìm cách làm cho Philippines nhụt chí kháng cự và chia rẽ nước này với Mỹ.

Điều gây rắc rối cho Trung Cộng là chính phủ Philippines không “hiền lành, ngoan ngoãn” như cộng sản Việt Nam. Họ đã đưa đơn kiện trước Tòa Trọng Tài thường trực của thế giới. Ai cũng đoán rằng bản phán quyết của tòa, sắp công bố, sẽ nghiêng về phía Philippines. Cho nên trong dịp nước Phi mới bầu tổng thống, Bắc Kinh đã tìm cách mua chuộc chính quyền mới. Tập Cận Bình đã gửi lời chào nồng nhiệt tới tân Tổng Thống Rodrigo Duterte, người được gọi là Donald Trump của Châu Á vì những ý kiến khác thường và nói năng thô tục. Từ lúc ông Duterte đắc cử, tàu hải giám Trung Cộng đã ngưng không quất nhiễu các tàu đánh cá Philippines ở vùng Scarborough nữa.

Theo báo Philippine Daily Inquirer , trong khi tranh cử Duterte đã hứa sẽ thay đổi chính sách của cựu tổng thống Aquino đối với vấn đề lãnh hải; và ông ta sẽ yêu cầu Trung Cộng đáp lại bằng các nhượng bộ kinh tế. Ông Duterte đang cần tiền để xây dựng một đường xe lửa trên hòn đảo Mindanao, là nơi xuất thân của ông. Bắc Kinh sẵn sàng lấy tiền của Ngân Hàng Phát Triển Hạ Tầng Cơ Sở để “hối lộ.” Cũng trong khi tranh cử, ông Dutierte còn nói sẽ xét lại đường lối bang giao với Mỹ. Nghe câu đó chắc Tập Cận Bình đã mở cờ trong bụng!

Tuy nhiên, trước khi ngồi xuống bàn chuyện mở hầu bao đưa tiền, Trung Cộng đã chơi trò mèo vờn chuột, yêu cầu chính phủ Rodrigo Duterte rút lại lá đơn kiện trước Tòa Trọng Tài thường trực. Đây là một đòi hỏi lố bịch, vì chính Cộng Sản Trung Quốc vẫn luôn luôn nói rằng không công nhận thẩm quyền của tòa án này, và sẽ bất cần dù Tòa sẽ phán quyết ra sao. Mặt khác, ông Trump của Châu Á cũng không thể nào muối mặt rút lại lá đơn yêu cầu Tòa Trọng Tài bác bỏ Cửu Đoạn Tuyến, cũng như ông Trump thật ở Mỹ dù lên chức tổng thống cũng không thể xóa bỏ hiệp ước NAFTA hay TPP. Cùng lắm, là ông Duterte hứa sẽ không kêu gọi Mỹ và Nhật Bản giúp thực hiện chủ quyền trên biển, và không làm gì khác sau khi có bản phán quyết của tòa, để giữ thể diện cho Trung Cộng.

Ngoại trưởng Trung Cộng cũng ngỏ ý sẽ thương thuyết song phương với Philippines để giữ nguyên trạng trong vùng biển, và hai bên cùng hợp tác khai thác các tài nguyên. Đó là lá bài Bắc Kinh đã đưa ra cho Hà Nội khi ký thỏa hiệp khai thác Vịnh Bắc Việt. Những đó cũng là một đề nghị mới được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan nhắc lại!

Đài Loan đóng vai một đồng minh thực tế của Bắc Kinh trong mặt trận pháp lý. Họ cũng không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài, vì đường Cửu Đoạn Tuyến do chính quyền Quốc Dân Đảng vẽ ra từ năm 1947. Nhưng trong trận cờ Đông Nam Á, Đài Loan là một đồng minh của Mỹ và có thể đứng về phía Việt Nam, Philippines và cả khối ASEAN, khi chúng ta nghe vị bộ trưởng quốc phòng mới trong chính phủ Thái Anh Văn khẳng định rằng Trung Hoa Dân Quốc không bao giờ công nhận Vùng Phòng thủ Trên không mà Bắc Kinh đang đe dọa sẽ công bố ở Biển Đông. Trong bản tuyên bố này, Đài Loan cho biết sẽ gia tăng phòng thủ những quần đảo mà họ đang chiếm đóng, trong đó có đả Ba Bình (Itu Aba) mà họ gọi tên là Thái Bình, với các vũ khí phòng không mới. Điều đáng chú ý là lời tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi bộ trưởng quốc phòng Mỹ Itu Aba đã nói chính phủ Mỹ sẽ coi việc Trung Cộng thiết lập Vùng Phòng thủ Trên không là một hành động gây hấn.

Tóm lại, trong chiến lược lâu dài Tập Cận Bình chọn đấu dịu với Mỹ; nhưng trong ngắn hạn Cộng Sản Trung Quốc sẽ tiếp tục dùng mưu mẹo để chia rẽ, mua chuộc và đe dọa các nước đang tranh chấp chủ quyền biển đảo. Giống như trong hai ngàn năm đã qua, dân tộc Việt Nam vẫn là nạn nhân đầu tiên trước âm mưu bành trướng về phía Nam của đế quốc Hán tộc. Chỉ có một con đường là phải thoát khỏi vòng kiềm tỏa của các hoàng đế đỏ. Sau khi “Thoát Trung” rồi, Việt Nam mới có thể hợp tác với các nước khác cùng đối đầu với Trung Cộng.



Anh Ngọc, Thái Thanh, và ban hợp xướng trình bày Tiếng Hát Sông Thao, nhạc cũa Đỗ Nhuận







Yves Montand hát Rappelle-toi Barbara, thơ Jacques Prevert







Ludwig Van Beethoven's Moonlight Sonata







Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Lía










CỘNG SẢN ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO HUẾ 1993- NHIỀU CHƯ TĂNG VÀ PHẬT TỬ ĐÃ TỰ THIÊU!







Dân thắp nhang tế sống cô hồn các đảng công an cộng sản VN







Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Tuần trăng mật của Washington ở Vịnh Cam Ranh (Source: Washington’s Honeymoon in Cam Ranh Bay; by James Holmes; May 23, 2016; The FP magazine)



Thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã buộc Mỹ trở lại một quân cảng chiến lược và tạo lên sự gắn bó giữa hai cựu thù.

Trong vở kịch lừng danh “Bão Tố” của Williams Shakespeare có cảnh “đồng sàng dị mộng” của anh hề Trinculo và Caliban. Theo hầu Caliban ở một hòn đảo hoang vu, bất thình lình bão ập tới, tầu đắm, không nơi trú ẩn, quần áo rách rưới, Trincula núp dưới áo khoác rộng của Caliban để tránh gió mưa. Trú ẩn trong đó, Trinculo ngửi thấy toàn mùi tanh hôi, thốt lên “Không biết đây là người hay cá?”; “Không biết đây là người hay xác chết?”, nhưng thà phải hít mùi tanh hôi còn hơn chết cóng ngoài kia.

Đưa một áng văn, về chiếc áo khoác của Caliban, áp dụng vào sân khấu chính trị thế giới, nhân vật chính phải mau lẹ, dẹp bỏ những khác biệt khá tanh hôi nhỏ lẻ để cùng nhau chống lại kẻ thù chung. Dù ai cũng biết, khi bão tố qua đi, Trinculo sẽ thoát ngay ra khỏi chiếc áo tanh hôi. Điều này đã xảy ra trong Thế chiến II ở trường hợp Liên Xô.

Chính trị châu Á, nhất là Việt Nam đã trải qua nhiều pha “đồng sàng dị mộng” giữa Mỹ và Việt Nam. Trung Quốc quá hung hăng ở Biển Đông, đã buộc hai kẻ cựu thù ngồi lại với nhau đề cùng bảo vệ bầu trời và biển Việt Nam.

Ngày 23/5, nhân chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama đã gỡ bỏ lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương và xiết chặt quan hệ kinh tế với Việt Nam trong khi thành tích nhân quyền của Việt Nam đã rơi xuống đáy. Những chi tiết cụ thể mà hai chính phủ đã bàn thảo không được công khai. Obama phủ nhận quyết định của ông nhằm vào Trung Quốc. Thế mà có người vẫn tin Obama đã hạ nhục Trung Quốc trong chuyến đi này.

Vậy, Hà Nội và Washington là hai nhân vật trong “Bão Tố”của Shakespeare không? Khi cơn bão tố đã qua, ai sẽ chui ra?

Tin đồn rằng Hà Nội mở cửa Cam Ranh cho Mỹ là một món “lại quả” sau quyết định gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Obama. Nếu vậy, (xin đừng nổi nóng với tôi ở đây) lãnh đạo Việt Nam đã nhập vai Trinculo, núp trong áo khoác của Caliban, để tránh gió mưa trong khi vẫn để Trung Quốc ngủ chung giường.

Tùy thuộc vào những thỏa thuận, Việt Nam để cho Hải quân Mỹ được sử dụng Cam Ranh khi hoạt động ở phía tây Biển Đông, rộng khoảng 1.4 triệu dặm vuông. Trong khi Trung Quốc coi thường luật biển, luôn đưa ra luận điệu “lãnh thổ không thể phủ nhận” trải dài toàn bộ bầu trời và vùng biển Đông Nam Á, có những chỗ lấn sâu vào lãnh hải Việt Nam. Vây, Washington buộc phải phản ứng lại những thách đố này.

Mỹ đưa tàu chiến và máy bay vào vùng tranh chấp cùng với những đồng minh là để khẳng định cộng đồng quốc tế không cho Bắc Kinh cướp biển trời của những nước láng giềng. Không cho Bắc Kinh coi thường luật pháp quốc tế, mở rộng lãnh hải.

Những quốc gia quanh Biển Đông phải luôn nhớ điều này, liên tục duy trì sự tự do hàng hải. Có một thứ luật bất thành văn rằng: Mọi điều luật chỉ là giấy lôn. Những nước quanh Biển Đông sẽ mất tất cả theo thời gian, nếu chính phủ của họ lờ đi những phần lấn sân nhỏ giọt của Trung Quốc. Nếu Việt Nam bỏ qua mặt trận pháp lý, không đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế, thì sớm muộn gì Việt Nam cũng mất sạch.

Mọi hoạt động từ việc thăm dò, nghiên cứu lòng đại dương, chuyến bay, vùng đặc quyền, thềm lục địa v.v.. phải được bảo đảm của Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Không dùng những phương tiện pháp lý này là một tổn thất lớn.

Để duy trì một lực lượng hải quân, hải giám rất cần hải cảng. Tàu thuyền không thể ở ngoài khơi lâu bởi nó cần bảo trì và hậu cần.

Cam Ranh là một cảng quan trọng do người Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 19, thời Đông Dương thuộc địa. Nó đã tham dự vào những sự kiện lịch sử quan trong của thế giới. Thí dụ, Đô đốc người Nga Zinovy Rozhestvensky đã đưa Chiến hạm Baltic gần như kiệt quệ vào Cam Ranh tu sửa, tiếp nhiên liệu, thực phẩm, rồi tiến thẳng về hướng bắc giao chiến với hạm đội Nhật dưới sự chỉ huy của Đô đốc Heihachiro Togo. Cuộc thư hùng trên biển này được biết tới với tên “Trận đánh trên Eo biển Tsushima” vào ngày 27/5 cách đây 111 năm.

Nếu không có vai trò của Cam Ranh mà Nhật đã chiếm vào 1941 thì Nhật không thể tiến xa đến các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Vị trí chiến lược của Cam Ranh đã trở thành địa điểm lý tưởng cho Nhật mở cuộc tấn công chiếm gọn Malaysia và Singapore.

Bắt đầu vào giữa thập kỷ 1960s, quân đội Mỹ xây dựng hạ tầng để tiếp vận cho cuộc chiến ở Việt Nam. Sau biến cố 1975, Liên Xô thiết kế mở rộng và nâng cấp. Gần đây, Việt Nam xây dựng theo thiết kế của Liên Xô, cung cấp dịch vụ cho tầu quốc tế.

Giờ đây, người ta chỉ mong đợi quyết định của Hà Nội cho Hải quân Mỹ trở lại nơi này. Hy vọng rằng cả Hà Nội và Washington cùng bịt mũi lại để đỡ ngửi mùi tanh hôi của nhau, để quyết định cho tàu Mỹ về lại bến cảng xưa.

Thuyền trưởng Alfred Thayer Mahan đã giải thích vai trò quan trọng của một của quân cảng như Cam Ranh. Theo ông: Một quân cảng chiến lược có ít nhất một trong ba đặc điểm: Vị trí địa lý. Khả năng phòng thủ tự nhiên và trả đũa nếu bị tấn công. Nguồn cung ứng hậu cần. Áp dụng những kiến thức của Mahan thì Cam Ranh có đủ cả ba đặc điểm trên.

Cam Ranh nằm trên giao điểm từ miền đông tới Eo biển Malacca. Nó có thể kiểm soát được toàn bộ con đường hàng hải huyết mạch này. Cam Ranh rất gần vùng biển tranh chấp, gần hơn quãng đường từ cảng Sanya, Hải Nam tới vùng tranh chấp.

Cam Ranh còn có khả năng đưa tàu ngầm lặn sâu vào đáy đại dương rất nhanh. Tàu ngầm sẽ biến mất ngay khi vừa rời bến, vì biển ở đây rất sâu. Tám năm qua Hà Nội đã đầu tư vào đội tàu ngầm động do Nga chế tạo để ứng phó với Trung Quốc.

Sức mạnh của một quân cảng là gì? Không có một căn cứ quân sự nào, kể cả Cam Ranh, thoát khỏi tầm ngắm của tên lửa. Nhưng Cam Ranh vẫn là một địa điểm tốt hơn bất cứ mọi quân cảng khác. Bởi, hình thể, kích thước, và cấu trúc địa lý tư nhiên của nó có thể đánh lừa được mọi đấu thủ. Điều này cũng giúp khả năng nghi binh, tránh được mọi hình thức tấn công, tăng cường khả năng phòng thủ.

Cuối cùng, Cam Ranh đươc bao quanh bởi nguồn thiên nhiên phong phú. Quân cảng Cam Ranh nằm không xa vịnh, không xa vùng giàu có của Nam Việt Nam, không quá xa Sài Gòn, thực phẩm và nhiên liệu dồi dào.

Nếu Hà Nội đồng ý để Hải quân Mỹ sử dụng quân cảng này lâu dài, thì việc tu sửa, thiết bị, nâng cấp, cung ứng cho Cam Ranh chỉ là chuyện nhỏ. Hải quân Mỹ đã từng đồn trú ở nhiều quốc gia trên thế giới hàng thập kỷ. Điều này cũng được áp dụng trên bờ biển Việt Nam.

Hãy để ý vào chuyến viếng thăm tuyệt vời của Obama. Câu hỏi đầu tiên mà ai cũng quan tâm: Lãnh đạo Việt Nam có để cho Mỹ sử dụng quân cảng Cam Ranh hay không? Câu hỏi thứ hai là: Nếu có, thì theo thể thức nào? Chỉ chấp nhận hình thức “thăm viếng chu kỳ”? Hay, Hà Nội uyển chuyển hơn cho đồn trú lâu dài. Câu hỏi thứ ba: Hà Nội cho phép được sử dụng trên diện tích bao nhiêu với loại cẩu cảng nào? Loại tàu nào được cập bến?

Cái gì đã làm cho Hà Nội phải cho Hải quân Mỹ đồn trú tại Cam Ranh? Đón chào một cựu thù trở lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một việc nhỏ, dù rằng bốn thập kỷ đã trôi đi. Liệu hải quân của hai quốc gia có thể hợp tác tuần tra trong vùng tranh chấp? Liệu Hải quân Việt Nam có thể bảo vệ được vùng biển của Việt Nam không? Hay Hà Nội nên để Mỹ toàn quyền ứng phó với mọi hoàn cảnh?

Hãy tưởng tượng ra, Trinculo trú ẩn dưới vạt áo của Caliban chỉ vì lợi ích tạm thời. Nhưng lãnh đạo Việt Nam sẽ nhìn rõ cách mà Hải quân Mỹ cư xử. Biết đâu họ sẽ đổi ý, để cho Hải quân Mỹ sử dụng vịnh Cam Ranh mà không hề mất chủ quyền. Kẻ thù xưa giờ đây là bạn sẽ là sức mạnh.


Mối Tình Bông Bưởi - Tác giả Nguyễn Kim Dục



Chuyện xảy ra hồi tôi còn ở tù ngoài Yên Bái, lúc đó quân đội còn quản lý, chúng tôi do đoàn 776 trách nhiệm. Trại tôi khoảng ba trăm người, cấp bậc đại úy ở gần đường cái khoảng 3 cây số, còn trại cấp bậc thiếu tá thì ở sâu hơn nữa, còn cấp bậc trung tá ở xa thêm trong rừng. Trong ba trăm người đó họ chia ra từng đội mỗi đội 30 người, rồi từ đó họ phát dụng cụ lên rừng chặt cây về làm cột và chặt nứa về làm mái nhà dựng lều láng mà ở. Tức là khi chúng tôi ra chỉ là bãi đất trống không có nhà cửa trang trại gì cả, tự tay tù xây dựng lên, nhiều người mất tinh thần, ban đêm lấy thuốc ở nhà mang đi tự tử chết, thế là hôm sau họ kiểm tra đồ cá nhân của mọi người, họ thu hết thuốc men mà tù đem theo, hậu quả là sau này nhiều anh bệnh chết vì không có thuốc. Sống ở nơi rừng thiêng nước độc anh em bị sốt rét nhiều mà trại chỉ có độc một món thuốc Xuyên tâm liên bệnh gì cũng phát cho uống, thôi thì phước chủ may thầy.

Thời gian sau các láng trại cũng dựng xong và làm thêm hội trường để lên đó học tập, nào là chính sách khoan hồng của nhà nước, Đế Quốc Mỹ là tên sen đầm quốc tế, ngụy quân ngụy quyền là tay sai của Đế Quốc Mỹ, các anh đã cầm súng chống lại cách mạng, tội các anh trời không dung đất không tha, chỉ đem ra bắn mới hết tội, nhưng nhà nước ta đã tha mạng sống cho các anh và tạo điều kiện cho các anh học tập tốt, lao động tốt để sớm về sum họp với gia đình.

Sau đó họ phân công tôi đào giếng lấy nước uống, đội đào ao thả cá, đội làm rẫy để trồng khoai trồng sắn, đội mộc lên rừng chặt cây to về xẻ ra làm bàn ghế. Riêng tôi ở trong đội chăn nuôi được bố trí đi chăn trâu, vì què chân chỉ đi chăn một con thôi, còn những anh kia thì hai con, ba con. Đi chăn trâu thuộc thành phần tự giác muốn đi đâu thì đi, không có vệ binh vác súng AK đi kèm theo đội. Tốp chăn trâu tôi thân với anh Quang, đại úy không quân, cao ráo đẹp trai. Đại úy chúng tôi gọi là bò tam, bò nhất là thiếu úy, bò lục là đại tá, phải gọi như vậy để tránh học không cho chúng tôi dùng cấp bậc cũ. Dùng bò nói lên cám cảnh của chúng tôi hiện tại, thân phận như trâu bò, còn bò nhí là các anh hạ sĩ quan an ninh tình báo, cảnh sát đặc biệt cũng bị đưa lên miền thượng du Bắc Việt.

Toán chăn trâu không phải lệ thuộc vào giờ giấc, sáng dắt trâu ra khi trời sập tối thì dắt trâu về chuồng,hằng ngày cho nó ăn no tắm rửa đàng hoàng rồi mới cho về, no đói thì làm sao phân biệt được thành ra hàng ngày dắt trâu ra rừng, cột trâu lại lo cho thân mình trước đã, đi tìm đồ cải thiện, từ này họ cũng đặt chỉ được cải thiện linh tinh, nghĩa là đi tìm rau má rau tàu bay, rửa sạch ăn sống, ăn vào cho no bụng. Bọn chăn trâu chúng tôi đâu thèm để ý đến các món đó, phải "cải thiện" những món cao cấp hơn bằng cách đi câu cá hay đột kích vào các rẫy sắn và ngô của trại để thu hoạch, không dám vào rẫy của người Thượng sợ bỏ mạng nơi sa trường. Hồi trước khi đi tù tôi đã tiên liệu. Pháp có câu "Comander c'est prevoir" (Chỉ huy phải biết tiên liệu) nên tôi đã sắm một mớ dây cước và lưỡi câu cho vào hành trang đi tù, thế là bây giờ có dịp thi thố. Tôi có cái mã đi câu sát cá lắm.

Rừng ở đây có những con suối chảy dài vô tận, suối cạn không có sâu trông thấy đáy, nhìn chả thấy con cá nào nhưng dọc theo bờ suối có những cái hang tôi biết trong đó sẽ có cá lóc, tôi đi kiếm mấy con nhái móc vào lưỡi câu nhắp nhắp trên miệng hang mấy cái, cu cậu ở trong miệng hang phóng ra bụp một cái, tôi giật lên, tay rung rung muốn ghị lại giật mạnh lên con cá lóc bằng bắp tay vung lên cao vút trên trời, cảm giác ngập tràn sung sướng, chả trách hồi ông Thiệu còn làm tổng thống, quan nhất nước nhà ta thường ra Côn Đảo câu cá, tôi có thằng bạn cùng khóa tên Mai-Năng-Căn không biết làm chánh đảo hay phó đảo, mỗi lần tổng thống ra phải chuẩn bị đồ nghề cho ngài đi câu, thằng bạn tôi cho biết mấy ông cố vấn tối om đi theo tổng thống bảo kiếm một con cá lớn móc vào cần câu để dưới nước để lát nữa tổng thống giật lên chụp hình khoe thành tích, không ngờ cả bọn bị dũa te tua: Dẹp đi đừng làm trò khỉ, đi câu là tìm cảm giác mạnh khi cá cắn câu, chứ móc sẵn cá vào giật lên còn hứng thú gì nữa. Thật vậy khi giật lên cá đã mắc câu người tê tê cả toàn thân không sao tả xiết.

Khi câu đủ số lượng rồi, chúng tôi đã chuẩn bị bao diêm và muối, thế là đốt lửa lên sau khi rửa sạch xát muối, cắm cá trên cái cây rồi nướng trui vàng um ăn béo ngậy, phải ăn cho hết nếu đem vào trại sợ bể ổ. Đi tù mà có bữa ăn như vậy kể như hoàng gia rồi chả bù các anh em đi theo đội lao động có aka đi kèm thì làm sao cải thiện được nên đói rã họng đói vàng da!

Trên đường chúng tôi dắt trâu đi ngang qua có cái nhà sàn của người Thượng, cũng không biết họ là người Tày, người Mường hay người Thái Trắng, tôi nghĩ là Thái Trắng vì có cô gái khoảng trên hai mươi hằng ngày cứ ra đứng Cô Thái da trắng xinh đẹp ngày nào cũng thấy đứng đó như để chờ chúng tôi đi ngang qua. Mà mắt cô thì luôn luôn hướng về anh bạn tôi một cách say đắm. Anh bạn gà tồ chẳng để ý gì cả, nhưng với con mắt cú vọ méo mó nghề nghiệp của tôi, tôi biết là nàng đã cảm anh chàng này rồi, vì chàng hàng ngày nhờ kiếm, ăn được nên người không còn thân tàn ma dại nữa.

Trong đầu tôi làm việc căng thẳng phải bày binh bố trận sao cho hợp lý hợp tình để đối phương vào tròng mà không nghĩ là bị sắp đặt.

- Ê Quang ngày mai mày dắt trâu đi lối khác đừng qua lối này nhá.

- Chi vậy!

- Thi hành trước khiếu nại sau

Hắn đứng nghiêm chào tay nói " Tuân lệnh."

Tôi quay đi không dám cười vì điệu bộ của hắn.

Ngày mai tôi dắt trâu đi qua nhà nàng, mặt nàng ngơ ngác cố tìm xem hắn có đi sau không nhưng thất vọng mặt buồn xo trông thấy rõ, tôi cứ bơ đi như không có chuyện gì.

Chiều trở về trại gặp hắn tôi nói: Chắc như bắp.

- Gì nữa?

- Ngày mai mày cũng đi lối ấy cho tao.

- Lại giở trò gì nữa với tao vậy?

- Yên chí lớn ngày mai có ăn.

Mặt hắn sáng lên:

- Thật không?

- Bảo đảm 32 phần dầu.

Ngày hôm sau đi qua nhà nàng tôi với khuôn mặt nhu đưa đám làm nàng thất kinh hồn vía thật, bạo dạn bước ra hỏi tôi với cái giọng lơ lớ của người dân tộc

- Cái anh gì đi với anh đâu rồi?

- À cô hỏi anh Quang thường đi với tôi phải không?

- Đúng rồi.

- Anh ấy bị bệnh.

- Trời ơi có sao không?

Tôi liếc trước nhà cô ấy có cây bưởi sai trái, tôi phịa ra liền:

- Nó bị cảm khô cổ họng khát nước đòi uống nước chanh mà trong trại tôi không tìm ra quả chanh nào cả thật tội nghiệp nó.

Liếc chung quanh không thấy ai cô chỉ tôi lại cái bụi đằng kia, anh ngồi đó lát nữa tôi ra gặp lại. Nghĩ bụng chết con rồi con ơi gặp tụi ma đầu cho vào tròng chỉ có thác thôi.

Lúc sau nàng đem ra một bịch gồm 4 trái bưởi, gọi là bưởi vì trái lớn, còn bòng thì trái nhỏ.

- Anh đem về trại cho anh ấy ăn đi.

- Tôi còn phải chăn trâu chiều tôi mới về trại được.

- Trời ơi khổ cho anh ấy quá. Anh hỏi anh ấy có còn gì nữa không?

- Để tôi nói lại mai có gì tôi sẽ cho cô biết sau.

Tôi đem chiến lợi phẩm đi ngược lại để gặp Quang và hai đứa ăn hết một lúc bốn trái

- Mày hay thật ngày mai tao đi với mày được chưa?

- Chưa.

- Sao vậy?

- Để tao nghĩ cách làm ăn dài dài.

- Con lạy bố, tội người ta.

- Nó mê mày thật mà. Mày phải đối xử tử tế với nó, không có chết với tui.

Ngày hôm sau tôi lại đi qua cái nhà sàn của người Thượng, cô gái vẫn đứng ở cửa chờ đợi. Tôi lại gần nói:

- Cám ơn cô hôm qua nhờ có mấy quả bưởi của cô người bạn của tôi đã ăn một cách ngon lành và đã khỏi bệnh, nó nói với tôi cám ơn cô.

- Khỏi rồi sao không đi lao động?

- Vì nó còn yếu lắm không đi vững.

- Anh cứ đi chăn trâu, đi độ trưa trở lại tôi có cái này gởi cho anh ấy.

- Cám ơn cô, tôi hỏi kháy sao cô lo cho bạn tôi quá vậy. Nàng bẻn lẻn không nói gì được.

Trưa trở lại nàng đưa cho tôi một bịch, theo phép lịch sự tôi cầm lấy không dám mở ra xem trong đó có cái gì chỉ nói cám ơn cô lát nữa tôi sẽ đưa cho bạn tôi.

Mong anh ấy hết cái bịnh.

Tôi đi ngược lại phía bạn gặp nó. Mày dở ra xem nó cho cái gì. Một nắm xôi trắng và nữa con gà luộc thêm gói muối tiêu thật là cảm động. Hai thằng đớp liền tại chỗ nó phê làm sao vì lâu quá ở trong trại chỉ cho ăn bo bo và sắn khô thay cơm, đúng là yến tiệc.

- Mai tao đi về phía mày được chưa?

Thấy tôi không trả vốn trả lời gì cả, hắn tiếp lại định dở trò gì nửa hả?

- Thôi được mai mày đi với tao, gặp nàng phải vui vẻ cám ơn sự quan tâm đã lo cho mày mấy ngày qua tao sẽ lãng ra chổ khác để hai đứa tự do nói gì thì nói. Ăn thua tài ăn nói của mày có thể rủ nàng đi sâu vào trong rừng tao ở ngoài này canh cho. Khi có động tịnh gì tao sẽ chắp hai tay lại thổi như tù và thì dang ra mỗi người núp một nơi, không có thì chết cả đám.

- Mày làm như dễ ăn lắm.

- Nó lậm lắm rồi không có làm gì mình có ăn mấy ngày nay. Mà tao dặn kỹ có xào thì xào khô không được tới bến nó ễnh cái bụng ra thì mọt gông tao cũng vạ lây.

- Tao làm tao chịu việc gì liên quan đến mày.

- Họ khép tao vào cái tội vẽ đường cho hươu chạy. Tao thấy tao ngu quá, trong đời có 4 cái ngu mà tao chiếm 2 cái là làm mai và gác ca.

- Thôi mà đồng lao cộng khổ.

- Ê mày sắp đến 2 tháng 9 rồi là ngày lễ Độc lập, cả trại nghỉ cả và làm trâu bồi dưỡng chỉ có bọn mình chăn nuôi phải đi làm, hôm đó mày coi trâu cho tao để tao đi thám-sát địa-thế.

- Mày lúc nào cũng méo mó nghề nghiệp.

- Thật mà có ăn.

- Lúc nào cũng nghĩ đến ăn.

- Đói rã họng không nghĩ đến ăn thì nghĩ cái gì.

Cọng-sản nó đày đoạ cả nước bằng cách thắt bao tử người dân nào là đổi tiền cướp hết tài sản của mọi người, đánh tư sản mại bản, cho đi vùng kinh tế mới, tịch thu nhà cửa tài sản để không còn phương tiện tìm cách chống đối, lo miếng ăn chưa xong nghĩ gì chống phá.

Rồi đến ngày 2 tháng 9 mấy anh nuôi dắt con trâu già ra suối lớn làm thịt. Từ trại ra suối lớn dài khoảng một cây số, tôi biết khi khiêng thịt về thế nào họ cũng dấu một mớ ở chỗ nào đó để làm của riêng rồi ra lấy sau, tôi phải đi điều nghiên xem họ dấu chỗ nào để phổng tay trên nghĩ rằng họ mất cái này sẽ kiếm cái khác. Đây rồi chỗ này vừa vắng vẻ có nhiều bụi rậm dễ cất dấu. Tôi tìm một bụi rậm cách xa đường ngồi rình, gần một giờ sau thấy hai người khiêng một sọt thịt trâu ngừng gần chỗ tôi núp. Tôi khoái quá suýt la lên vì phán đoán của mình như để. Một thằng nói mày đứng cảnh giác cho tao giấu. Đợi cho chúng đi khuất một lúc lâu tôi mới lại thu chiến lợi phẩm đem về khoe chiến tích với bạn. Hai đứa đốt lửa lên tôi thấy thịt nhiều quá bàn với bạn hay là cắt cho nàng một phần coi như có qua có lại và nói đừng cho ai biết.

Thời gian lặng lẽ trôi, một hôm hắn nói với tôi:

- Ê Dục tao có chuyện buồn

- Gì nữa.

- Hôm qua tao mới nhận được thư của mẹ tao cho biết vợ tao giao hai đứa con cho bà nội và đi lấy chồng khác.

Nghe tin này tôi lịm người đi buồn cho bạn, nhưng chả trách người đàn bà vì hoàn cảnh mà phải bước đi bước nữa, làm sao đợi chờ người tù không bản án, tù dây thung chả biết ngày nào ra.

Tôi an ủi bạn đừng buồn nữa, viết thư về cho mẹ, mẹ cố gắng giúp con chờ ngày con về sẽ phụ mẹ lo cho các cháu.

Trong lúc này tôi cũng không dám đả động đến "Mối tình bông bưởi" sợ nó sốc, để chờ cho nó nguôi đi nỗi buồn rồi mới tính.

Thế rồi chuyển trại tôi thuộc diện an ninh tình báo gom lại đưa về trại Nam Hà (Ba Sao) do công an quản lý, hai đứa mất liên lạc từ đó.

Năm 85 ra tù tôi về Sài Gòn cố hỏi thăm tin tức về nó cũng mù tịt luôn. Đến năm 90 thì sang Mỹ theo diện Hát Ô cố tìm nó mà cũng không được coi như Mối Tình Bông Bưởi không có đoạn kết.

Mãi năm 1992 ông mới lò dò sang Mỹ. Lúc đó mới biết Mối Tình Bông Bưởi có cái hậu của nó, người con gái Thượng năm xưa đã lột xác rồi không còn một dấu tích gì của dĩ vãng, người ta bảo gái môt con trông mòn con mắt, chị chỉ nói với tôi cám ơn anh nhiều lắm.

Ông chồng quay sang nói với tôi khi mày đi rồi tao chới với không biết xoay sở làm sao bây giờ vợ bỏ đi rồi bỏ lại hai đứa con chơ vơ không ai chăm sóc tao thật điên đầu nhưng lúc đó ngoài tầm tay của tao. Sau đó tao cho nàng biết để xem phản ứng như thế nào thấy nàng tội nghiệp cho hoàn cảnh của tao. Tao bảo nàng, thằng Duc nó đi rồi mai mốt chắc anh cũng phải đi. Anh muốn chắc một điều và phải nói ra là em có chịu lấy anh không. Nàng nói em là gái Thượng quê mùa sợ anh chê. Không có đâu. Đây, anh đưa cái nhẫn này cho em để làm tin, cái nhẫn này lâu nay anh đã dấu được vậy em giữ lấy khi nào ra tù anh sẽ trở lại đây cưới em. Nàng ôm tao khóc sướt mướt anh đi rồi nhớ viết thư cho em, em cũng biết tiếng Việt.

Năm 1982 tao được thả về nhà trình bày với mẹ xin mẹ cho tiền ra cưới nàng. Lúc đó tao về Cần Thơ không gặp được mày tao chắc mày cũng chưa được ra. Sao sang đây quả đất tròn anh em mình lại gặp nhau.

Không ngờ Mối Tình Bông Bưởi có cái hậu của nó hai đứa mày lấy được nhau tao mừng lắm.