khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Một nụ cười nào đó- Tác giả Bùi Bảo Trúc



Thực ra, cả bài hát “A Certain Smile” của Johnny Mathis cũng như tựa cuốn sách thứ hai của Sagan, cuốn Un Certain Sourire, đều không liên quan gì tới bức ảnh đen trắng do phái viên báo Life chụp trên một con đường Sài Gòn quãng năm 1967 hay 1968 gì đó.


Ngay cái tựa của bài hát “A Certain Smile,” hay của cuốn tiểu thuyết “Un Certain Sourire,” một nụ cười nào đó, cũng rất mơ hồ. Thế nào là một nụ cười nào đó, nụ cười đó của ai? Của Dominique, cô sinh viên luật hai mươi tuổi, hay của người phụ nữ trung niên vợ của Luc? Cuốn sách đọc từ hơn nửa thế kỷ trước không còn để lại bao nhiêu trong trí nhớ của tôi. Tôi đã quên gần hết. Nhưng đúng như mấy câu cuối của bản nhạc “... but in the hush of night exactly like a bitter sweet refrain comes that certain smile that haunt your heart again...” nhưng trong tĩnh lặng của đêm, hệt như đoạn điệp khúc ngọt đắng, một nụ cười nào đó sẽ lại trở về ám ảnh trái tim của bạn.

Bức ảnh đen trắng trên trang báo Life chụp một phụ nữ có nụ cười đó. Trong hình, cô còn trẻ, khoảng 24 hay 25 là cùng. Cô mặc áo dài nếu không màu trắng thì cũng là một màu nhạt với chiếc cổ cao của năm 67, 68. Vạt áo dài, chưa thành mốt mini của đầu thập niên 70. Cô đeo một chuỗi hột, không phải là ngọc trai hay ngọc thạch. Mái tóc dài xõa xuống vai. Tay trái có đeo nhẫn ở ngón áp út. Chắc cô đã có gia đình. Cô không có vẻ là một người ăn diện, áo quần kiểu cọ, thời trang. Nhưng cô có một nụ cười rạng rỡ làm sáng khuôn mặt một nửa có bóng mặt trời hắt ngang.

Bức ảnh chụp ở một con đường nào đó tôi không thể nói chắc. Có thể gần góc Tự Do và Lê Thánh Tôn. Lề đường lát gạch ô vuông. Tính ra bức ảnh đã được chụp cách đây gần nửa thế kỷ, 47 hay 48 năm. Người chụp bức ảnh đó chắc cũng không sửa soạn gì, có thể trong một giây phút ngẫu hứng, tình cờ gặp cô và xin phép cô để chụp bức hình đen trắng ấy. Bức hình xuất hiện trên trang báo Life có thể cô cũng không biết, vì chính tôi cũng không nhìn thấy nó trên tờ báo tôi đọc rất kỹ hồi đó. Có thể số báo có bức ảnh đó bị kiểm duyệt không cho phổ biến ở Sài Gòn như thỉnh thoảng vẫn thấy xảy ra. Tôi chỉ thấy nó trong Internet mấy năm trước.

Cảnh phía sau của bức ảnh thì quen lắm. Khúc đường ấy tôi đi lại gần như mỗi ngày. Nhưng cô thì hình như tôi không gặp bao giờ. Nên mãi đến khi tìm được bức ảnh, tôi mới nhìn thấy nụ cười ấy. Một nụ cười rất tươi và rất đẹp. Vận tốc mà tôi tin là 1/125 của máy đã đóng băng nụ cười ấy vĩnh viễn, hay ít ra cũng gần một nửa thế kỷ.

Nụ cười được giữ mãi trong bức ảnh. Bức ảnh với những vệt sáng của nắng trên khuôn mặt của cô, của cái thành phố mà nhiều người đã yêu nó và lớn lên ở đó và nay không còn nữa...

Nụ cười ấy, nụ cười nào đó ấy vẫn ám ảnh tôi suốt mấy năm nay từ khi tìm được bức ảnh của báo Life. Bao nhiêu vật đã đổi, bao nhiêu sao đã rời. Nhưng tôi vẫn giữ nguyên nụ cười của người phụ nữ tôi không hề quen biết ấy, cho đến khi không còn ở trên cõi đời này nữa. Chỉ tiếc không bao giờ tôi được gặp cô. Gần năm mươi năm đã qua, chúng ta đã bao nhiêu chuyện đi qua. Cô ở đâu sau trận đại hồng thủy? Những gì đả xảy ra cho cô, cho gia đình cô? Mong sao cô giữ mãi được nụ cười ấy.
Cái giây phút khi ống kính máy ảnh mở ra rồi đóng lại gần nửa thế kỷ đó thì có hàng ngàn năm, hay hang triệu năm cũng sẽ không đủ để ghi lại...

Des milliers et de milliers d'années
Ne sauraient suffire pour dire
La petite seconde d'éternité...(Prévert)


Không thể nào không nhớ mấy câu của Mai Thảo:
Em vừa đi khuất nơi đầu phố
Anh đuổi theo sau bóng đã nhòa
Đứng sững. Mới hay lìa cách đã
Sơn cùng thủy tận giữa đôi ta.
 

Ấn tượng nhà vệ sinh ở Lào - Tác giả: Trần văn Mỹ



Tôi vừa cùng một đoàn cán bộ hưu trí tham gia hành trình xuyên Đông Dương cả tuần lễ và thấy thật ấn tượng với nhà vệ sinh ở Lào, chỗ nào cũng khá tươm tất.


Nhà vệ sinh ở Lào có trang bị máy lạnh, hoa, nến thơm... 
 

Lần đầu xuyên Lào, trong đoàn nhiều người ngạc nhiên. Cứ tưởng nước họ nghèo hơn mình nên lạc hậu. Mà họ nghèo hơn mình thật. Không thấy các cao ốc, dinh thự, trụ sở hoành tráng. Đường hẹp nhưng ít xe nên tha hồ chạy. Các thị xã ở Lào xe hơi nhiều hơn xe gắn máy nhưng không nghe tiếng còi xe. Cuộc sống bình lặng, hiếu hòa, chậm rãi...

Tôi đến Lào nhiều lần nhưng ba năm nay mới trở lại. Có quá nhiều bất ngờ. Người Việt mở nhà hàng ăn uống rất thành công ở Vientiane như nhà hàng Đồng Xanh (chủ nhân người Đồng Tháp) và nhà hàng Hoàng Kim (chủ nhân người Hà Nội) có nhiều món ngon và lúc nào cũng tấp nập khách. Dao Coffee của doanh nhân Đào Hương (Việt kiều Lào) là đặc sản rất được du khách ưa chuộng.

 Tuy nhiên ấn tượng nhất của chuyến đi với đoàn là nhà vệ sinh ở Lào, chỗ nào cũng khá tươm tất, có nơi chưa đẹp nhưng sạch sẽ. Du khách chẳng sợ nạn “khủng bố tinh thần” vì thiếu chỗ giải quyết đầu ra trầm kha như Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.

Sau khi khám phá động Tam Chang, đoàn ghé ăn trưa tại nhà hàng Manichan ở Vang Veng. Nhà hàng thoáng đãng, trang trí bắt mắt, không có máy lạnh mà trời thì nóng.

Chủ nhân nhà hàng giải thích:

“Nếu gắn máy lạnh phải xử lý mùi thức ăn rất cực. Hương vị các món ăn sẽ không còn nguyên chất nên khó mà thưởng thức món ngon trọn vẹn”.

Nhà vệ sinh bên ngoài xinh xắn, cạnh cây nhãn cổ thụ, có sẵn mấy ghế bành nhỏ để khách ngồi hóng mát và đọc báo sau khi đi vệ sinh. Vào nhà vệ sinh giữa trưa mà mát rượi, phảng phất mùi trầm như ở khách sạn 5 sao. Thì ra nhà vệ sinh gắn máy lạnh.

Mấy bồn tiểu nam đều có nến thơm lung linh khử mùi. Trên mỗi bồn cầu đều có lọ hoa mẫu đơn nhỏ lịch lãm. Mẫu đơn còn gọi là bông trang, loại hoa dễ trồng, có nhiều ở Lào và các nước Asean. Giật mình vì ý tưởng sáng tạo bất ngờ mà ít tốn kém của chủ nhân.

Mới hay chưa giàu vẫn có thể sạch. Cha ông mình từng dạy “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Cái chính là nhận thức, là văn hóa. Tôi càng hiểu vì sao là đất nước nghèo nhưng mỗi khi ra khỏi nước người Lào đều ăn mặc tươm tất, sạch sẽ để “thiên hạ khỏi cười chê”.

Ở nước ta, những chuyện nhỏ như nhà vệ sinh mà mấy chục năm chưa dứt điểm được thì nói chi chuyện lớn. Lại còn chuyện “tự sướng” với số liệu điều tra mức độ hài lòng của khách quốc tế vừa được Tổng cục Du lịch công bố: 94,09% tốt và cực tốt, chỉ 0,22% kém. Đẹp hơn cả mơ!

Cứ tô hồng kiểu đó thì vị trí “đứng đầu tốp cuối Asean” cũng đang bị lung lay chứ đừng nói tăng tốc. Xét theo hiệu quả, du lịch Việt Nam kém xa Lào và Campuchia. Dân số Lào 7 triệu người, đón 3,5 triệu khách quốc tế năm 2014. Campuchia dân số 15 triệu người, đón 4,5 triệu khách. Còn Việt Nam hơn 91 triệu dân chỉ đón được 7,9 triệu khách.

Du lịch Việt Nam muốn phát triển tốt xin hãy làm cuộc cách mạng, bắt đầu từ việc nhỏ mà nhà vệ sinh phải là một trong những ưu tiên số 1. Mong lắm thay!



Không có gì sướng hơn tự do "xả"



Thiển cận: Bắt con tép, bỏ con tôm!






                                                   


Gia tài "Hỏa Xa VN" của bác Khương đem sang lắp-ráp ở Thụy Sĩ?







Kết quả thống kê về đề tài :"The Changing Media Landscape in Vietnam" được Viện GALLUP thực hiện qua phúc đáp bằng thư những câu hỏi cũa các công dân VN trên 15 tuổi tại Viet Nam



                     http://www.bbg.gov/wp-content/media/2015/06/Vietnam-Event-Final.pdf


Trang 36 kết luận: "Across demographic segments, conflicts in the South China Sea are seen as Vietnam’s most serious problem and Vietnamese overwhelming support of Western involvement in resolving this issue", chứng tỏ tinh thần yêu nước cao độ của dân Việt trước sự xâm lăng của Tàu Cộng. Thêm nửa, đa sô' dân Viet mình ai cũng nhận thức rõ : VN cần sự trợ giúp của các nước Tây Phương để THÓAT TÀU


Sống
Phan Bội Châu


Sống tủi làm chi đứng chật trời!
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười.
Sống tưởng công danh, không tưởng nước,
Sống lo phú quý, chẳng lo đời.
Sống mà như thế, đừng nên sống!
Sống tủi làm chi, đứng chật trời.



Bài ca Thiên An Môn







Thế giới hoang dã tại Miến Điện







Dạo quanh thiên nhiên Costa Rica, Nam Mỹ







Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Đội HUBO của Nam Hàn đoạt giải DARPA Robotics Challenge năm 2015 do The Defense Advanced Research Projects Agency tổ chức tại US với robot leo lên cầu thang nhanh nhất


 
 
25 of the world's most advanced robots compete in the Pentagon's Robotics Challenge
 
 



REAL HIP HOP MUSICS AROUND THE WORLD







Tàu Cộng mạnh hay yếu?




                                    


Việt Nam Qua Ống Kính. Phần 7







"Diễu Binh" và "Diễu Hành"







Trần Trường



Trần Trường có một tiệm sang băng nhạc trên đường Bolsa, thuộc thành phố Westminster, tiểu bang California. Chắc là đã được ai đó bầy biểu, cho nên Trần Trường đã treo trong tiệm sang băng của anh ta hình Hồ Chí Minh và một lá cờ đỏ sao vàng của Cộng sản Việt Nam để thách thức Cộng Đồng, nhất là nhóm người mà anh ta cho là "quá khích" kia.

Anh ta đã biết sẽ không có ai dám hạ hai biểu tượng đó xuống hay dám hành hung, đập phá cửa tiệm của anh ta. Họ sẽ bị Cảnh Sát bắt giữ ngay vì đã xâm phạm vào quyền Tự Do Ngôn Luận của người khác.

Phải chăng sự việc chỉ đơn giản như vậy, chỉ do tính tình ngông nghênh của cá nhân Trần Trường, chỉ vì thích chơi nổi, chỉ vì muốn thách thức người khác cho bõ ghét, chứ không có một âm mưu gì ghê gớm hay một thế lực chính trị tầm cỡ quốc gia quốc tế nào đứng đàng sau Trần Trường cả. Với thời gian, hình như sự việc đã sáng tỏ như vậy.


TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN.

Tuy nhiên vào lúc đó, nhất là vào những tuần lễ đầu tiên của biến cố, Cộng đồng chúng ta đã rơi vào tình trạng hoang mang cực độ. Càng là người trí thức, càng thông hiểu luật pháp Hoa Kỳ, càng ý thức được tính cách bất khả xâm phạm của tấm hình và lá cờ mà Trần Trường đã treo lên, người ta càng phân vân dè dặt hơn. Chính vì vậy mà trong những tuần lễ đầu, rất nhiều người, kể cả hầu hết các cơ quan truyền thông lớn tại Quận Cam, hầu hết các đài phát thanh các nhật báo, tuần báo..., tất cả đều đã giữ thái độ "wait and see", chờ xem sự việc sẽ diễn tiến ra sao. Riêng một đài phát thanh tiếng Việt lớn nhất lúc ấy tại Miền Nam Cali, thì vì qúa dè dặt, nên đã im lặng chờ đợi, quan sát... và chờ mãi cho tới phút chót, nghĩa là chẳng đóng góp, chẳng đề cập gì tới cái biến cố đã và đang làm rung rinh thủ đô tỵ nạn ngay chung quanh họ. Đây là một bài học đắt giá mà những người làm truyền thông trong Cộng Đồng nên học hỏi để rút tỉa kinh nghiệm cho mai sau.

Tuy vậy, một số khá đông những người sẵn có tinh thần chống Cộng quyết liệt, được sự yểm trợ của một số cơ quan truyền thông, nhất là đài Radio Bolsa của Việt Dzũng-Minh Phượng, được lãnh đạo bởi các vị có trách nhiệm trong Cộng Đồng lúc bấy giờ như qúi ông Bùi Bỉnh Bân, Trần Ngọc Thăng, Hồ Anh Tuấn... những chiến sỹ tiên phong can trường này đã không hề nản chí, đã không hề run sợ, họ đã rất quyết liệt, rất kiên cường bất khuất, đã bất kể mọi gian nan nguy hiểm, mọi rụt rè đắn đo..., họ đã liên tục tổ chức những cuộc biểu tình trước cửa tiệm của Trần Trường, suốt ngày suốt đêm.





Ký giả Lê Bình tổ chức một cuộc họp báo mời truyền thông Việt Ngữ Bắc Cali tiếp xúc với ông Trần Trường đã diễn ra vào lúc 5:00 chiều Thứ Ba 13/11/2012 tại nhà hàng Hội An Bistro quy tụ khoảng 20 người.

Sau lời giới thiệu của ký giả Lê Bình về ông Trần Trường, người đã treo lá cờ đỏ sao vàng và hình Hồ Chí Minh trong tiệm của ông tại thành phố Westminster, California vào năm 1999, khiến hàng chục ngàn đồng hương giận dữ và biểu tình suốt 55 ngày đêm.

Ông Trần Trường cho biết năm 2005 ông bán tài sản tại Mỹ để đưa gia đình ông về Việt Nam đầu tư góp phần xây dựng đất nước. Trả lời câu hỏi của cử tọa, ông Trần Trường cho biết, trước tiên gia đình ông được thiếu tá Dương Ngọc Tiến báo Công an Hồ Chí Minh đưa về Hà Nội thuê nhà ở 3 tháng.


Sau đó ông về Đồng Tháp nuôi cá để bán. Thương trường cạnh tranh dẫn đến việc đưa nhau ra toà. Các phiên toà kéo dài để các quan chức Cộng Sản trục lợi. Cuối cùng, tài sản của ông Trần Trường bị cưỡng chế và phát mãi. Trong 4 năm, lúc đầu ông di chuyển bằng xe hơi, sau đó lái xe 2 bánh và cuối cùng là đi xe đò. Sau khi bán chiếc nhẫn cưới và tháo cả răng bọc vàng để đem bán, ông đã phải đi mò tôm để đổi gạo sống qua ngày.

Tiếp đó các ký giả đặt câu hỏi. Trả lời cho câu hỏi tại sao ông Trần Trường không xin lỗi trực tiếp ở Nam Cail nơi ông đã gây lỗi lầm, ông nói là ông đã có dự tính sẽ thực hiện tại Nam Cali.

Trả lời cho mục đích cuộc tiếp xúc này: Ông cho biết lý do ông trở về Mỹ, trước hết là ông ân hận và thành khẩn xin lỗi đồng bào hải ngoại tha thứ cho ông về việc treo cờ đỏ và hình HCM. Tiếp theo ông muốn trình bày sự thật phũ phàng của ông sau 8 năm sống dưới chế độ Cộng Sản và cầu cứu VNCH giúp ông có tiếng nói để đòi lại tài sản của ông. Cuối cùng ông cho biết ông rất cần gây quỹ để ông có tiền đấu tranh đòi lại miếng đất của ông và 3 tuần sau ông sẽ trở về Việt Nam.







"Trí thức còn chưa xài mà" ;

"Nha Trang hấp dẫn hơn, không khí trong lành, sach sẽ " 

"VN không khá nổi, tham nhũng qúa trời"








BÌNH ĐẲNG QUAN CỦA PHẬT GIÁO - Tác giả Thích Tuệ Đăng



Bình đẳng là danh từ hiện nay người ta thường luôn luôn bàn đến, nhưng với ý nghĩa còn trong phạm vi cục hạn hẹp hòi, vì chỉ nói và áp dụng nó trong địa hạt chính trị, kinh tế, cơ hội giáo dục, quyển lợi nam nữ, mà không thể giảng cứu được đến triệt để của nghĩa chữ Bình đẳng. Phần nhân sinh lại có rất nhiều sai khác như luận về Gia thế, Tướng mạo, Phẩm tính, Trí tuệ, Thể cách thì có sang hèn, tốt xấu, cứng mềm, khôn dại, mạnh yếu, còn về căn bản thì chưa thể bình đẳng được. Nhưng nói theo giáo nghĩa Phật giáo, đó chẳng qua sự sai biệt của giả tướng, chứ nói đến lý thể của nó thì thật ra, bình đẳng tuyệt đối. Cho nên Kinh Phật nói “Tâm, Phật, chúng sinh; cả ba đều không sai khác và bình đẳng trong bình đẳng”. Phật giáo nói bình đẳng không phải chỉ trong một bộ phận, mà là bình đẳng toàn diện. Không riêng nói bình đẳng giữa người với người, bình đẳng giữa Phật với Phật, mà người với Phật, người với động vật, người với Thiên thần quỷ ngục đều là bình đẳng. Không riêng nói loài hữu tình bình đẳng, mà tất cả Tâm pháp, tất cả Sắc pháp, Tâm pháp và Sắc pháp, Nhân pháp và Quả pháp, không cái gì là không bình đẳng. Nghĩa là “Pháp ấy bình đẳng không có cao thấp”. Song chúng sinh vì có tướng sai biệt, nên mờ mất Bản tính, sinh tâm điên đảo tà kiến, rồi lầm thấy tất cả đều sai biệt, chứ thật ra hết thẩy Bản tính đều y nhiên bình đẳng, chưa từng thay đổi; đó là nền gôc lý luận của Phật giáo, toàn bộ giáo nghĩa cũng đều từ đó mà sinh ra.

A.- GIẢ TƯỚNG CỦA NHÂN NGÃ.

Phật giáo nói thân người là do năm uẩn tập hợp thành; năm uẩn là năm nhân tố: Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc thuộc vật chất; Thụ, Tưởng, Hành, Thức là bốn món tác dụng thuộc tâm. Thụ là sức cảm thụ khổ, sướng, buồn, vui; Tưởng là sức tư tưởng hoặc tưởng tượng; Hành là hành vi và tâm lý tạo tác ra Thiện hay Ác; Thức là sức phân biệt hoặc phán đoán các sự việc. Nếu đem phương diện vật chất ra để cứu xét thì, thân thể của mỗi người không ngoài da, lông, xương, thịt, máu, dãi, và nếu đem đến nhà Hóa học thí nghiệm để phân tích, thì kết quả không thứ gì là không do một nhóm lớn nguyên tử là Thán, Khí, Dưỡng, Đạm , Lân, Giáp, Cái, Thiết v,v… kết hợp mà thành. Thân thể của bạn như thế, thân thể của tôi như thế, cho đến thân thể các động vật trên thế giới tất cả cũng đếu như thế. Tôi không thể nói Nguyên tử Thiết (sắt) trong thân thể của tôi và trong thân thể của bạn có gì khác nhau. Lại đứng về phương diện tinh thần mà luận, Thầy Mạnh Tử trước đã nói: “Cái lòng thương xót người đều có đấy, cái lòng hổ thẹn người đều có đấy, cái lòng phải trái người đều có đấy, cái lòng khiêm nhượng người đều có đấy”. Đó là nói bất cứ người nào cũng đều có đủ bốn món tác dụng tinh thần: Thụ, Tưởng, Hành, Thức. Suy ra nữa đến các loài động vật tuy cái tác dụng Tưởng, Hành, Thức không mạnh bằng loài người nhưng cái tình cảm Thụ khổ, vui thì thật là rõ ràng và dễ thấy. Từ loài cao đẳng động vật đến loài hạ đẳng động vật, không vật nào là chẳng biểu thị cái tâm tình tham sống sợ chết, tránh khổ tìm vui. Cho nên Đức Phật nói tất cả hữu tình đều có đủ Phật tính, bình đẳng không hai. Thế mà chúng ta cứ chấp theo cái thân thể do năm uẩn tập hợp vọng sinh ra các thứ chấp: Ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã  ái v.v…, rồi đem cái ngã để đối chiếu với người, và cho đó là tuyêt nhiên không đồng, đối với cái giả ngã thì hết sức cung phụng bao nhiêu cũng chẳng đủ, nên từ nơi này qua nơi khác để mưu tìm danh dự lợi ích, sao cho tất cả đều trở về phần mình, thậm chí không tiếc sát hại chúng sinh, lấy máu thịt của chúng để cung nuôi miệng. Nếu có người nào hơi làm tổn hại đến danh dự lợi ích của giả ngã, thì sinh tâm hờn giận, phiền não, và không tiếc đem toàn lực ra để cùng người tranh đấu, nếu sức lực không đủ, thì lại dùng cái tâm mánh lới, thủ đoạn, uy quyền, lừa dối để mong có ngày thủ thắng. Họ có biết đâu Ngã vốn là giải ngã, dịch cũng chẳng phải là thật dịch, một ngày nào đó ngộ được lý này, người ta mới cảm thấy sự chấp trước kia là phi lý.
 
Kinh Phật dạy: “Nhân duyên sinh các pháp, Ta nói tức là không, pháp ấy là giả danh, danh ấy là trung đạo nghĩa”. Hiện nay người đời bị chấp đắm vào cái Ngã tức là Thân ngũ uẩn do nhân duyên sinh. Ở phần Tâm pháp là Thụ, Tưởng, Hành, Thức đã không thể sinh ra cái ngã; ở phần vật chất là lông, da, xương, thịt, máu, dãi cũng chẳng sinh ra cái Ngã được, đến như trong  những hạt nguyên tử cũng lại không thể thấy được cái ngã. Bởi vậy nói đến chỗ tuyệt đối thì cái ngã tướng ấy là không, nhưng nói theo nghĩa thế tục, thì tạm đặt ra cái giả danh ấy là có. Song điều cần nhất là chúng ta không nên sinh tâm chấp trược, và không khởi ra ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái, xem người với ta là bình đẳng nhất thể, chỉ biềt vì tất cả chúng sinh mưu tìm lợi ích; đó mới là làm theo Trung đạo và thực hành đúng giáo nghĩa của Phật gíao vậy. Tiến lên một bước nữa, Phật giáo không những nói người không có ngã tướng , mà đến tất cả Pháp cũng không có ngã tướng. Nói Pháp không có ngã tướng tức là Pháp không có tự tính, bởi vì hết thảy Pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh; nếu Pháp có tự tính hoặc thật thể thì bất tất phải đợi đến chứng duyên sinh; chẳng những vật chất là như thế, mà đến tất cả Danh từ, tất cả Học thuyết, tất cả Chủ nghĩa cũng đều như thế cả. Ví như quốc gia là do ba nhân tố: Đất cát, nhân dân, chủ quyền hòa hợp mà thành, nếu mất đi một hay chỉ có một trong ba nhân tố đều không thể gọi là quốc gia, và nếu tách rời ba nhân tố ra thì quốc gia đều không có tự thể. Vì nó không có tự thể, nên nói quốc gia là giả tướng do ba nhân tố mà sinh ra. Lại như quân đội cũng không có tự thể, vì thật ra, đó chẳng qua là một đoàn người thuộc trăm họ đã chịu việc huấn luyện và võ trang về quân sự đó thôi. Chúng ta quan niệm như thế, mới có thể hiểu rõ được chân tướng của sự vật, mà không bị giả tướng làm mê hoặc, và sinh ra các tà kiến. Cũng thế, đến như tất cả học thuyết không môn nào là không do một nhóm danh từ tập hợp lại thì đâu có phải là thật thể của Chân thường bất biến. Hiện nay có rất ít người cởi bỏ được cái giả tưởng ràng buộc của Nhân ngã, Pháp ngã để nhận lấy cái chân thật làm nơi nương tựa; người đó, trong Phật pháp gọi là “ngu si”, là “đáng thương xót”. Có người gạn hỏi: “Nếu quả thế thì Phật pháp cũng không có tự tính, là không, là giả rồi sao?” Đáp: “Đúng vậy, không sai, và có nhận xét như thế  mới là người hiểu rõ Phật pháp ”. Kinh Kim Cương dạy” “Gọi là Phật pháp, tức không phải Phật pháp”. Lại nói: “Nếu người nào nói Như Lai có thuyết pháp, tức là báng Phật, không hiểu được điều Ta nói vậy. Này ông Tu bồ đề, thuyết pháp là không có Pháp để thuyết, đó gọi là thuyết pháp”. Phật vì chúng sinh mà thuyết pháp là bởi chúng sinh ngu si, chúng sinh có nhiều phiền não tà kiến nên Phật nói ra nhiều Pháp môn để đối trị. Vì thế, Phật pháp là kiến lập trên phương diện ngu si của chúng sinh, nếu chúng sinh hết ngu si thì Phật pháp cũng không còn nữa.

B.- CHÂN NGHĨA CHỮ KHÁCH QUAN.

Muốn tìm hiểu chân nghĩa một sự vật gì, người ta thường hay dùng hai chữ Khách quan,  và cho đó là tinh thần Khoa học; nhưng thật ra, hai chữ đó chưa mấy ai nghiên cứu được đến triệt để. Vậy nói theo Phật giáo thì đã có quan (xem xét) tức phải có năng quan (người xem xét) và sở quan (vật bị xem xét). Năng quan là chủ, sở quan là Pháp, nên hễ có sở quan tất thị là Chủ quan. Còn nói khách quan, thì nó là hữu tình hay vô tình? Nếu nói là vô tình thì không có quan, mà nói hữu tình thì quan ấy là Chủ quan. Chủ với khách không có giới hạn nhất định, đối với ta thì họ là khách, nhưng đối với họ thì họ là chủ. Cho nên hai chữ khách quan mà thế tục thường nói đều chưa phải rốt ráo. Bây giờ theo nghĩa thế tục để nói thì, khách quan không ngoài ba điểm:

1) Không có cảm tình xen lẫn.
2) Y theo nơi sự thực được công nhận.            
3) Căn cứ vào lý trí để phán đoán.

Người thế tục chỉ căn cứ ở ba điểm ấy đã cho là khách quan rồi, nhưng nói tới chỗ rốt ráo của Phật giáo thì thứ Khách quan ấy chưa phải là triệt để. Phật giáo cho rằng tất cả các Pháp bản lai vốn thanh tịnh , bình đẳng, chỉ vì chúng sinh ngu si nên ở trong tướng thanh  tịnh bình đẳng lầm thấy có ngã tướng, chấp làm thật có. Vì thế đối với tất cả sự vật chung quanh, ta đều chấp cho là không phải ta đích thực. Phàm cái gì phi ngã mà thuận với ta thì sinh lòng tham ái, nghịch với ta thì sinh ra ghen ghét. Chúng sinh này như thế, chúng sinh khác tất cả đều như thế; do đó ta đã đánh mất cái bản lai thanh tịnh, bìn đẳng, mà biến thành vẩn đục và bất bình đẳng. Ví như một ao nước mùa xuân đang và thanh bình như gương, bỗng đem hòn đá ném vào trong ao, khiến trên mặt nước thành ra vô số những      lớp hình vòng tròn, mỗi một cái vòng tròn ví như một ngã tướng của chúng sinh, từ trung tâm đó lại khởi ra vô số những làn sóng hình tròn, dần dần lan rộng ra ngoài, vì những làn sóng hình tròn xung kích lẫn nhau, khiến mặt nước đang thanh tịnh bình đẳng sinh ra cái tướng vẫn đục bất bình. Sự bất bình ấy làm cho không môt phần tử nước nào trên mặt nước là không phải chịu ảnh hưởng sóng động của các trung tâm kia. Chỉ một ví dụ này ta có thể xét biết tất cả sự vật trên thế giới không vật nào là không có chủ quan chúng sinh xen lẫn vào trong đó, như thế không thể được là sự lý khách quan, vì do rất nhiều sự lý chủ quan dệt lại mà thành. Cho nên phải dùng số lượng của Nghi khí mới có thể đo lường và công thức của toán học mới có thể tính ra, nhưng cũng không lìa khỏi chủ quan được. Chỉ bao giờ Ngã tướng tiêu diệt, năng quan và sở quan chấm hết, nhiên hậu mới thấy được thuần chân lý của khách quan. Không Ngã tướng và không Năng Sở, ví như mặt nước không có sóng, phẳng lặng như gương. Vật đến thì hình tượng hiện ra như thế mới thật là khách quan.

C.- TỪ BI VỚI BÁC ÁI.

Các nhà Tôn giáo xướng lên thuyết Bác ái, những nhà Học giả không bàn xét đến lý chân thật, đua nhau họa theo, và cho đó là thiên kinh địa nghĩa, Phật giáo chẳng những không nói Bác ái, mà còn cho là “ái” là cái nhân của khổ não và gốc của sự sinh tử. Vậy Phật giáo nói từ bi, các tôn giáo nói bác ái khác nhau ở điểm nào?

Xin trả lời rằng: Hai thuyết này ý nghĩa tuyệt nhiên không giống nhau; bởi vì đã gọi là “ái” (yêu), tất có năng ái (người yêu) và sở ái (kẻ được yêu), đã có năng sở (người yêu và kẻ được yêu), tất có  Nhân Ngã (người và ta), lấy Ngã làm năng ái, Nhân làm sở ái. Đã có tướng Nhân Ngã, tức là có tâm phân biệt, yêu ta hơn yêu người, thế gian thường tình đếu như thế cả, đó gọi là tục kiến; nhưng nếu yêu người hơn yêu ta, thì cũng trở thành thiên kiến. Hơn nữa, đã gọi là “yêu”, tất phải có điều kiện để yêu, ví dụ: Ta yêu người kia vì tướng mạo đẹp, học vấn giỏi, phẩm tính tốt; nhưng tướng mạo, học vấn, phẩm tính không phải là cố định, chẳng phải là tuyệt đối; một mai theo thời gian biến đổi không còn đẹp, giỏi, tốt được như xưa hoặc chẳng được bằng người, thì sinh ra chán ghét không còn trở lại yêu người ấy nữa. Tiến thêm một bước để nói, cái gì ta yêu thì người khác cũng yêu, ta yêu nên lấy đó làm vật sở hữu của ta, và người khác phải mất cái vật để yêu của họ, vì ta được mà người mất, người được mà ta mất, cho nên sinh ra tâm ghen ghét, phát ra ở việc làm là giết hại, trộm cướp, dâm dục, và xét đến kết quả của nó là oán ghét nhau mà phải gẳp gỡ là khổ, cầu mong việc gì mà không được toại ý là khổ, yêu muốn mà phải xa lìa là khổ. Vì thế, Phật nói “Ái” là gốc của luân hồi sinh tử và nhân của ưu bi khổ não. “Ái” đã là cái nhân nhiễm trược, thì “Bác” dù có nghĩa là “rộng rãi” đến đâu đi nữa cũng không thế nào biến ô nhiễm làm thanh tịnh được. Đó là cái lý do Phật giáo không đề xướng thuyết “Bác ái”.

Lại có một câu nói cửa miệng là: “Ái Ngã Địch Nhân” (tôi yêu kẻ địch của tôi), đó là một câu nói mà các nhà tôn giáo thường đề cập đến. Nhưng thật ra, đã gọi là kẻ địch, ắt hẳn trong tâm đã có tướng đối địch,đối với tướng đối đich mà khởi ra tâm thù oán, hờn giận, ghen ghét, chứ quyết không thể sinh ra tâm vui mừng, hòa nhã thương yêu được; ví dù họ có miễn cưỡng thương yêu kẻ thù địch của họ đi nữa, đó chẳng qua cũng chỉ là cái tâm hư ngụy giả dối mà thôi. Phật giáo thì không bao giờ nói đến cái tâm ấy, mà chỉ dạy chúng ta đối đãi với bọn người làm não hại ta, trước hết, phải có quan niệm bình đẳng, mà không có tư tưởng đối địch, và cũng không cần yêu thương đến họ, mà chỉ nên khởi tâm đại bi đồng thể, bằng cách tìm mọi phương pháp làm cho họ tiêu tan cái tâm ác hại, chuyển thành cái tâm vui mừng, đó mới đúng là Phật pháp. 

Nghĩa chính của hai chữ Từ bi, theo Phật giáo giải thích: Từ là cho vui, Bi là cứu khổ. Từ bi không phải lấy cái “Ngã” làm trung tâm xuất phát mà kiến lập trên thể tướng bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Như vậy, Từ bi với Bác ái khác nhau. Ở trên đã nói, đứng về phương diên vật chất, thì tất cả chúng sinh đều cùng một thể không sai khác; đứng về phương diện tinh thần, thì tất cả chúng sinh đều có tâm thức, vả lại, tinh  thần lại không có thể phân chia giới hạn được, như thế chứng tỏ là tất cả chúng sinh đều bình đắng nhất thể. Nên chữ Từ trong Phật giáo cũng gọi là Bình đẳng từ, Vô duyên từ, Bi là Đồng thể bi. Chúng ta khi luyện tập pháp “Từ bi quán” trước hết, phải quán nghĩ tất cả chúng sinh (trong đó có ta) là bình đẳng nhất thể, nếu thấy chúng sinh cần dùng vật gì, ta nên tùy phận, tùy sức giúp đỡ cho họ vật ấy khiến họ được đầy đủ và vui thích. Trong khi ta thí xả, cần nhất là không nên tưởng nghĩ rằng ta là người cho, kẻ kia là người được cho, và cũng không nên tưởng nghĩ đến những tài vật mình cho nhiều hay ít; có như thế mới không sinh tâm ngã mạn không cầu danh dự, không mong báo đáp, không duyên với mọi tướng; đó mới gọi được là Vô duyên từ - Bình đẳng từ. Nếu thấy chúng sinh có điều gì đau khổ, không phân biệt kẻ kia với ta, và nên phát tâm đại bi, tùy phận, tùy sức để cứu giúp cho họ qua khỏi sự đau khổ. Trong khi ta cứu độ chúng sinh cũng không nên tưởng nghĩ đến tướng ta, tường người, không cầu danh dự báo đáp, không trụ vào mọi tướng, đó mới gọi được là Đồng thể đại bi.

Ta đã hiểu rõ lý luận của hai chũ Từ bi rồi, tự nhiên không còn giết hại chúng sinh để dinh dưỡng cơ thể, không còn lấy của cải phi nghĩa để tiêu xài xa phí, và cũng không còn tham yêu sắc đẹp để khởi tâm dâm dục. Bởi khi ta đã giác ngộ được mình với các loài vật như gà, vịt, trâu , bò v.v… đều cùng chung một bản thể, của cải sắc đẹp cũng không phải ngoài tâm ta mà có, cho đến người tham và vật bị tham cũng đếu không có nữa; song chúng sinh sỡ dĩ phạm vào tội Sát, Đạo, Dâm đó chẳng qua chỉ là do “ngu si” mà thôi. Lại nũa, sau khi ta hiểu rõ lý luận của từ bi rồi thì đối với những vô số sự tích cảm ứng của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm không nên cho là mê tín và hư ngụy, vì ta biết rằng Pháp thân Bồ tát với bản tính chúng sinh là Bình đẳng nhất thể, cho nên, ta có cảm, thì Ngài có ứng, nhưng cần phải đầy đủ lòng chí thành khẩn thiết, bằng không thì sẽ sẽ bị tham dục phiền não làm chướng ngại, khó cùng với bản thể để tương ứng. Nếu Bồ Tát với bản tính chúng sinh là Bình đẳng nhật thể, cho nên, ta có cảm, thì Ngài có ứng, nhưng cần phải đầy đủ lòng chí thành khẩn thiết, bằng không thì sẽ bị tham dục phiền não làm chướng ngại, khó cùng với bản thể để tương ứng. Nếu Bồ Tát với bản tính chúng sinh không  đồng nhất thể, cùng chiếm lấy một khoảng không gian nhất định, thì Bồ tát không thể tùy duyên ứng hiện và đi lại cõi nhân gian để cứu ứng những phiền muộn khổ não cho chúng sinh được.

D.-BIỆN BIỆT VỀ THIỆN ÁC.

"Không làm các việc ác, thường làm các việc lành”, đó là hai câu mà đứa trẻ con ba bốn tuổi cũng có thể nói được. Và hai câu này, không những chỉ riêng Phật giáo chuyên dùng làm tiêu ngữ, mà các tôn giáo khác cũng đều nói như thế, bởi vậy có một số người không chịu nghiên cứu để tìm hiểu thêm hơn, liền căn cứ vào câu nói ấy, rồi cho rằng tất cả các tôn giáo đều là tốt, đều là khuyên người làm việc thiện, nhưng với người có đầu óc khoa học, thì không bao giờ họ chịu tin nhận được một cách mơ hồ giản dị như thế, mà ngược lại, họ cần hiểu biết bằng sự phân tích kỹ càng và đúng đắn.
Các tôn giáo định nghĩa hai chữ “Thiện Ác” ra sao?

Tiêu chuẩn của Thiện Ác là gi. Mục đích khuyên người bỏ Ác làm Thiện thế nào?

1.- Định nghĩa hai chữ Thiện Ác: Các tôn giáo định nghĩa không nhất định, có tôn giáo cho sự cúng bái tổ tiên là Ác, nhưng Phật giáo và Nho giáo lại cho là Thiện. Có tôn giáo nói các loài động vật là do Tạo vật chủ sinh ra để cung cấp cho loài người, giết chúng và ăn thịt chúng đều không kể là Ác. Có tôn giáo chủ trương chỉ được ăn thịt một giống động vật trong các giống động vật khác, nếu ăn thịt nhiều giống động vật, thì mới kể là Ác, nhưng Phật giáo thì không cho phép giết hại một giống động vật nào, giết hại như vậy là Ác.

2. –Tiêu chuẩn của Thiện Ác: Các tôn giáo cũng bất nhất: phần lớn tôn giáo chỉ căn cứ vào giới điều của vị giáo chủ đã lập ra, bất cứ ai hễ phạm giới điều là Ác, nhưng Phật giáo thì chia giáo điều rất rõ ràng kỹ lưỡng, người tại gia có giới điều của người tại gia, hàng xuất gia có giới điều của hàng xuất gia, đến như tiêu chuẩn của Bồ tát giới với Tỳ khưu giới cũng lại khác nhau. Vậy nên có người tại gia phạm giới thì không phải là Ác, mà người xuất gia phạm cùng giới ấy lại kể là Ác. Có người giữ giới Tỳ khưu phạm luật không phải là Ác , nhưng người trì giới Bồ tát phạm cùng luật ấy lại kể là Ác.
 
3.- Mục đích khuyên người bỏ Ác làm Thiện:  Các tôn giáo cũng không đồng : Có tôn giáo bỏ Ác làm Thiện để cầu sinh Thiên đường, có tôn giáo bỏ Ác làm Thiện để mong làm đấng Thánh bậc Hiền; nhưng Phật giáo bỏ Ác làm Thiện là để cầu giác ngộ chân lý bình đẳng tuyệt đối, chứ không cầu hưởng Ph. Do đó, khi xét bàn hai chữ Thiện Ác, thì ta không thể đơn giản như một số người đã tưởng tượng vậy.

Phật giáo, bàn về đạo lý Thiện Ác rất là tinh tế. Nói về Thiện có chia ra “Hành Thiện” và “Chỉ Thiện”, “Hữu lậu Thiện” và “Vô lậu Thiện”. Hành Thiện là chỉ về việc Thiện tích cực. Hữu lậu Thiện là chỉ về việc Thiện  còn lẫn lộn  phiền não chưa được triệt để và thiếu sót, Vô lậu Thiện là chỉ việc Thiện không còn phiền não đã đến chỗ rốt ráo tròn đầy. Người thế gian  đối với hai chữ Thiện Ác phần lớn chưa phân biệt được rõ ràng, cho nên, có một số người thường nói: “ Tôi chỉ thường làm việc theo lương tâm, tự hỏi tâm mình không trái hổ, và từ trước đến nay chưa làm việc gì ác”. Nhưng thật ra câu nói ấy đâu đã là phải hoàn toàn theo giáo nghĩa tròn đầy của Phật giáo  (liễu nghĩa giáo), thì họ tuy tự nói rằng không làm việc ác, song kỳ thật trong một ngày từ sáng đến tối chưa giờ phút nào họ rời bỏ được Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái, làm việc gì cũng chỉ mưu toan làm lợi ích cho riêng mình và tự gieo lấy hạt giống phiền não đau khổ. Vậy cái mà họ tự gọi là Lương tâm, là do sáu thức hư vọng  phân biệt mà có, Phật giáo gọi là sáu kẻ giặc thường cướp đoạt gia bảo và não hại chúng sinh. Bởi họ đã chìm đắm sâu nặng trong vòng ngu muội, nên nhận giặc làm con; hằng ngày, hằng giờ tạo ra những nghiệp ác mà không tự biết. Cho nên một người muốn bỏ ác làm thiện, trước hết, phải hiểu rõ chân nghĩa của Thiện ác, nhiên hậu mới biết điều nào nên bỏ, điều nào nên làm. Muốn hiểu rõ chân nghĩa của Thiện ác, trước hết phải hiểu rõ “Bình đẳng quán” của Phật giáo. Chiếu theo “Bình đẳng quán” của Phật giáo thì tất cả chúng sinh đều là bình đẳng không có  “Năng”, không có “Sở”, không có “Nhân”, không có “Ngã”. Chúng sinh vì ngu si nên ở trong cái không Nhân Ngã lầm chia ra có Nhân Ngã , bởi Ngã kiến đó mà sinh tâm Ngã mạn, cho ta là trọng yếu hơn người để được người kính yêu ta, rối đem hết sức mình ra thu vét lấy những vật chất có thể hưởng thụ để cung phụng cho “ta”, đó là cái đầu mối tạo ra mười thiện ác: Tham, sân, si, sát, đạo, dâm, lưỡng thiện, ác khẩu, vọng ngôn, ý ngữ; cho đến tất cả phiền não, tà kiến cũng đều từ đấy mà sinh ra. Nói cách dễ hiểu hơn, nếu còn Ngã kiến, thì bất luận đối với người, đối với mình lợi hại như thế nào,  và tất cả tâm lý hành vi còn tương ứng với Ngã kiến thì đều là ác nghiệp; trái lại, nếu Ngã kiến không còn thì tất cả hành vi đều là Thiện nghiệp. Song vì chúng sinh từ đời vô thủy đến nay chứa góp “Ngã kiến” sâu nặng, nên Đức Phật đã dùng phương tiện thuyết pháp, dựng nên những tiêu chuẩn, để chúng sinh lần theo thứ lớp mà tu tập. Còn với tôn giáo khác không cho việc sát hại động vật là ác, thậm chí lại nói động vật có sinh mệnh mà không có linh tri, hoặc nói đó là đấng tạo vật sinh ra để cung cấp cho loài người ăn dùng, nói thế, chẳng những là không hiểu rõ chân lý mà còn là tà kiến nữa. Lại có tôn giáo cho việc tín ngưỡng một Thần hoặc nhiều Thần là Thiện, người tin thì được phúc sinh Thiên đường, người chẳng tin thì phải tội đọa địa ngục. Quan niệm này, theo Phật giáo, nếu xét về tín ngưỡng những thần đó, tức là trái với bình đẳng tính là Ác chứ không phải là Thiện. Lại nữa, Phật giáo chủ trương bất luận Thiện hay Ác đều từ trong tâm địa phát ra, chứ không như thế gian chỉ chú trọng vào sự tướng. Ví như ta thấy người này đánh hoặc mắng người kia, ta chưa thể căn cứ vào sự tướng ấy mà định đoạt được là Thiện hay Ác, ta cần phải xét rõ tâm địa của người ấy thế nào, nhiên hậu mới quyết đoán được. Nếu vì lợi ích cho người, thì tuy đánh mắng cũng vẫn là Thiện, nếu vì lợi ích riêng mình, thì dù cung kính người cũng lại là Ác. Theo trong Bố tát giới đàn thì, phàm người trì giới Bồ tát, đã phá trừ Ngã kiến, nhưng nếu vì lợi ích cho chúng sinh, thì dù làm những việc đánh mắng cho đến sát hại cũng không kể là ác và trái lại… Ví như trong nước có một ông vua tham bạo, ham tài, hiếu chiến, làm cho vô số nhân dân phải tổn thất gia tài, nguy vong tính mạng, người trì giới Bồ tát không thể khoanh tay đứng nhìn, mà phải đem hết trí lực ra để tìm cách can ngăn ông vua hung bạo ấy, nếu cần có thể đem giết đi cũng không phạm vào giới sát. Do đó mà chứng minh được rằng Phật giáo là một tôn giáo tích cực và hợp lý biết dường nào…    

Còn đâu một thời 'tị nạn!' - Tác giả Huy Phương



Qua một bài viết của Tiến Sĩ Phan Văn Song vào Tháng Mười Một, 2013, chúng ta được biết trên báo “Ép Phê” số 4 tại Paris (không ghi rõ ngày phát hành) ký giả Xuân Mai đã đưa một tin có 22,417 người Việt tại Pháp bị tước bỏ quyền tị nạn, vì đã phản bội tư cách tị nạn của mình.


Nhưng quyền tị nạn là gì?

Liên Hiệp Quốc định nghĩa về tị nạn như sau: “Đó là người có đủ lý do để sợ rằng bị bách hại vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hoặc vì là thành viên của một đoàn thể xã hội nào, hoặc vì chính kiến, hiện sống ở ngoài quốc gia mà mình mang quốc tịch nhưng không thể nhận được hoặc không muốn nhận sự bảo vệ của quốc gia mà mình mang quốc tịch vì những lý do trên, hoặc là người không có quốc tịch vì ở ngoài quốc gia thường trú nhưng nay không thể trở về quốc gia đó, hoặc là người vì những lý do kể trên không muốn trở về quốc gia thường trú.”

Tại Việt Nam, khi lực lượng Cộng Sản chiếm miền Nam vào Tháng Tư, 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam tìm cách ra đi. Số đầu tiên do quân đội Hoa Kỳ cứu vớt, chỉ trong ngày đầu tiên đã có tới 2,074 người tị nạn được chuyển an toàn tới hàng không mẫu hạm Midway. Tiếp theo là hàng loạt người chạy trốn Cộng Sản bằng đường biển và đường bộ suốt thập niên 1980 lên hơn một triệu người. Tình hình tương tự ở Lào và Cambodia cũng mở đầu cho hàng trăm ngàn người trốn tránh chính sách áp bức của chính quyền vượt biên giới sang Thái Lan.

“Ông Nguyễn Văn Tuyền, 59 tuổi, đến định cư tại Pháp năm 1980. Với lá đơn thống thiết như sau: ‘Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù không có ngày ra. Vì lý do nhân đạo, tôi trân trọng thỉnh cầu nước Pháp, vui lòng chấp thuận cho tôi được tị nạn chính trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự do này, và tôi chỉ trở về quê cũ khi nào quê hương tôi không còn chế độ độc tài Cộng Sản.’”

Nhưng ông Tuyền đã phản bội tư cách tị nạn của ông đến bảy lần từ năm 1995 đến năm 2000. (Theo tài liệu của OFPRA - Office Francais de Protection des Réfugiés et Apatride - Văn Phòng Bảo Vệ Người Tị Nạn và Vô Tổ Quốc).

Ngày 27 Tháng Sáu, 2000, ông Tuyền và 544 Việt kiều Pháp bị OFPRA gởi thơ thông báo rút lại thẻ tị nạn, với lý do trở về quê cũ khi còn chế độ độc tài Cộng Sản.

“Chiếu theo điều 1, khoản 2A của Hiệp Định Geneva ngày 28 Tháng Bảy, 1951, chúng tôi thu hồi thẻ tị nạn, đồng thời cũng trình lên Cao Ủy Tị Nạn LHQ, kể từ nay, OFPRA không còn chịu trách nhiệm với ông, về tình trạng cư trú, xin việc làm, hưởng trợ cấp xã hội theo diện người tị nạn chính trị.”
Được biết, từ năm 1988 đến năm 2000, tổng số người Việt ở Pháp bị truất bỏ quyền tị nạn và quyền lợi, với con số là 22,417.

Bài viết ghi như sau: “Chính phủ Việt Cộng qua các đại sứ từ Võ Văn Sung, Mai Văn Bộ, Trịnh Ngọc Thái đến Nguyễn Chiến Thắng đã coi người Việt Nam là thành phần cực kỳ phản động, cần phải triệt hạ, hoặc áp dụng chính sách gậy ông đập lưng ông. Đó là, dễ dãi trong việc cấp chiếu khán cho họ, để họ bị OFPRA cắt quyền tị nạn và trợ cấp xã hội. Sau khi cấp chiếu khán, tòa đại sứ thông báo danh sách cho Bộ Nội Vụ Pháp biết tên họ của những người vi phạm luật tị nạn. Một khi mất thẻ tị nạn thì mất luôn thẻ thường trú (Carte de Séjour) nên không xin được việc làm. Trường hợp đó, muốn sống ở Pháp trên ba năm, thì phải có sổ thông hành của chính phủ CSVN, để trở thành công dân Việt Cộng cho đến mãn kiếp. Cái thâm độc của Việt Cộng là như thế.”

Tiến Sĩ Phan Văn Song có nói đến việc xin tị nạn ở Pháp, như khi được nước Pháp nhận cho vào, việc đầu tiên là làm đơn xin tị nạn, nói về lý do phải bỏ nước ra đi, nếu ở lại sẽ bị tù đày, kỳ thị và trả thù. Quy chế tị nạn chánh trị được chứng minh bằng tư cách vượt biên trốn chạy ra khỏi biên giới nước Việt Nam của mình, bằng đường bộ, đường biển, vượt biển được tàu buôn vớt, hay vượt biên đến một trại tị nạn ở một nước thứ ba.

Cơ quan bảo vệ người tị nạn, sau khi người tị nạn tuyên thệ và ký tên hứa không về Việt Nam nữa, sẽ cấp cho họ thẻ tị nạn, gọi là thẻ OFFRA. Với cái thẻ này, người mang thẻ được chứng minh là người “réfugié,” tức là người tị nạn, và từ nay họ cũng là người “vô tổ quốc” (apatride) luôn, đương nhiên sẽ mất luôn quyền công dân, hết còn là người CHXHCN Việt Nam nữa!

Hưởng được quy chế tị nạn là được giấy tạm trú (Carte de séjour temporaire), giấy phép đi làm (Carte du travail), có trợ cấp bảo hiểm xã hội (Sécurité Sociale), có trợ cấp y tế (bác sĩ, bệnh viện), trợ cấp nhà (APL-Allocation Pour le Logement). Ở Pháp còn các loại trợ cấp đặc biệt khác như trợ cấp mẹ đơn chiếc không chồng mà phải nuôi con, trợ cấp cho con bú, nuôi con không có sữa hay không muốn cho con bú, thì có trợ cấp để mua sữa bò hay sữa bột.

Du lịch là chuyện nhân quyền, nên muốn đi du lịch đã có sổ thông hành (Titre de Voyage). Đi đâu cũng được nhưng dân tị nạn Việt Nam bị cấm đi du lịch ở các quốc gia gần nơi mình bỏ xứ ra đi.
Dân tị nạn muốn qua mặt việc kiểm soát về Việt Nam thì đã có tòa lãnh sự lo, họ chỉ cần ghi danh vào Hội Việt Kiều Đoàn kết, Liên Hiệp Việt Kiều, Việt Kiều Yêu Nước, các cơ quan này lo giấy đi du lịch Malaysia, từ đây sẽ về Việt Nam và trở lại. Nhưng những ai đi theo lối này, sẽ bị các cơ quan ngoại giao Cộng Sản thông báo danh sách lại cho cơ quan OFPRA để cắt quyền tị nạn. Trong trường hợp này những ai không vào được quốc tịch Pháp để có dân quyền như một người dân địa phương thì phải có giấy chứng nhận của tòa đại sứ hay lãnh sự quán Việt Nam, chứng nhận họ là công dân Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, có sổ thông hành Việt Nam, sinh viên có ghi danh đại học, hoặc làm việc ở một cơ quan ngoại giao Việt Nam, hay có hợp đồng làm việc với một công ty Pháp hay hãng ngoại quốc tại Pháp, đóng thuế lợi tức cho nước mình cư ngụ để trở thành Việt Kiều đúng nghĩa.

Ngày nay ở Pháp không biết còn ai là thuộc diện tị nạn. Phần lớn đã vào quốc tịch Pháp, số còn lại theo tòa đại sứ Việt Cộng để làm Việt kiều cư ngụ, làm ăn trên đất Pháp.

Liệu ngày nay, bốn triệu người Việt ở ngoại quốc, ai còn mang trong mình cái “căn cước tị nạn” vì Việt Cộng áp chế mà phải bỏ nước ra đi. Trong những người này, ai là tị nạn chính trị, ai là tị nạn áo cơm, ai là Việt Kiều, ai là Việt Cộng, ai đã trở thành lưu vong, ai nhận một đất nước khác làm quê hương?

Theo nguồn tin trong nước, những ngày cuối năm 2014, có một triệu “kiều bào” về Việt Nam đón Tết Ất Mùi ... và con số tiền hải ngoại rót về Việt Nam năm 2014 ước tính lên đến $13 tỷ! Nhìn quanh sinh hoạt của cộng đồng người Việt chúng ta ở đây hay ở đó, con số này, dù có bị thổi phồng lên đi nữa cũng là chuyện rõ ràng và đáng buồn!

Không phải chuyện ông Nguyễn Văn Tuyền, tị nạn Cộng Sản ở Pháp năm 1980, từ năm 1995 đến năm 2000 đã trở về Việt Nam bảy lần, tôi biết một người, nguyên là thiếu úy tị nạn đến Mỹ từ năm 1975, tính đến năm 2012 đã trở lại Việt Nam 57 lần. Trong hai năm nay, không còn gặp, tôi không biết con số lượt đi-về này đã tăng thêm bao nhiêu lần nữa?

Chúng tôi đồng ý với kết luận của Tiến Sĩ Phan Văn Song ở Pháp, “Chỉ tội nghiệp cho những người còn tâm huyết ký tên thỉnh nguyện với chánh phủ Mỹ, chánh phủ Úc xin hãy đặt điều kiện nhân quyền với chánh phủ Việt Nam. Người Việt tị nạn chúng ta có ai đặt điều kiện nhân quyền với Hà Nội không, khi hằng năm gởi về $10 tỷ, khi hằng năm trở về du hý, du lịch? Mình không thể nhờ người ta đấu tranh nhân quyền, cho dân chủ, cho tự do, của dân tộc mình, khi mình không làm gì hết!”

Tính độc ác của...tôi - Tác giả Bùi Bảo Trúc



Nếu có ai nói tôi là người không độ lượng, không khoan dung, nhỏ nhen, thích trả thù, hay nghĩ ác, chúc ác cho (một số) người (khác)... thì tôi cũng nhận hết. Tôi nhận tôi là người có đầy đủ những cái tính không tốt như vừa kể ở trên, nhất là sau những chuyện tôi xin kể ra sau đây.

Một đoạn video mà tôi nghĩ là thu được ở Hà Nội xem được cách đây hai hôm, trong đó có cảnh mà nếu có là Đức Đạt Lai Lạt Ma thì cũng không có thể dằn cơn tức giận được. Ở một con đường đông đúc người qua lại, một phụ nữ quần áo lôi thôi, nhếch nhác đẩy một chiếc xe đạp phía trước có một cái giỏ đựng vài ba thứ không biết là gì, có thể vài ba cái bánh, kẹo. Phía sau là hai cái giỏ khác đựng khoảng hơn chục quả xoài. Người phụ nữ mặt mũi méo xệch đang hết lời năn nỉ van xin năm công an vây quanh xin được tha cho về nhà. Người phụ nữ xưng là “cháu” và gọi nhóm công an là “chú.” Người phụ nữ vừa van xin, vừa giữ chặt lấy ghi đông chiếc xe đạp, bất chấp lệnh của công an. Người ta nghe thấy rõ lệnh được nhắc đi nhắc lại mấy lần “Có chấp hành không? Có chấp hành không?” Chấp hành thế nào được! Gia tài có cái xe, mấy giỏ xoài, chấp hành thì xe bị cảnh sát đem đi, mấy giỏ xoài sẽ mất toi. Lời hứa chờ mẹ về mẹ mua gạo thổi cơm sẽ trôi xuống lỗ chuột, mấy đứa con sẽ mất bữa ăn chiều, ngày mai lấy tiền đâu nộp phạt lấy lại cái xe đạp thổ tả nhưng vẫn nuôi được mấy đứa con. Mặc cho những lời van xin thảm thiết, hứa sẽ về nhà, không bán buôn gì nữa trong khi con ốm đau đang nằm ở nhà, một công an viên giật tay người phụ nữ này ra khỏi chiếc ghi đông xe mà bà vẫn cố ghì lấy không chịu buông ra để đưa cả người lẫn xe đi.

Thế thì tôi phải là người độ lượng, khoan dung với các anh công an nhé?

Tôi xin phép để nghĩ ác về các anh một chút. Tôi thành thực cầu mong sao cho vợ con của anh ra đường cũng gặp toàn những người tử tế như các anh, hay cầu xin làm sao con gái của ông Ba X lọt vào cái ổ mãi dâm kinh hoàng nhất ở bên Tàu, cháu ngoại bị bán sang Cambodia, vợ phải hút cầu tiêu cho Ba Tàu mãn đời nhé...

Chuyện thứ hai là vụ cái tàu đắm trên sông Dương Tử chết gần hết số người trên tàu. Kỳ lạ là tôi chẳng thấy xúc động gì về vụ tai nạn chìm tàu này cả. Có thể khi nghe cái tên ấy, tôi nghĩ biết đâu trong số người chết ấy lại chẳng có vài ba người đi chơi lần cuối trước khi lên đường ra Trường Sa, Hoàng Sa, lên tàu hải giám để xịt nước, húc vào những cái tàu đánh cá của các ngư dân Việt Nam từ Quảng Nam ra bắt cá. Cũng có thể trong những hành khách ấy lại có cả những người từng đánh sang Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn… hồi năm 1979, thẳng tay bắn giết, cướp phá, hãm hiếp... và nay lên tàu đi du lịch trên sông Dương Tử.

Vậy thì cứ việc du lịch trên sông rồi đắm tàu cho mát nhé. Và tôi thì có ai nói rằng tôi độc ác vì có trong đầu những ý tưởng, ước muốn dã man, vô nhân đạo đó, thì tôi vui vẻ nhận ngay.

Tôi chợt nhớ Kim Thánh Thán, một nhà phê bình văn học Trung Hoa sống hồi thế kỷ XVII, trong một chiều mưa buồn ngồi một mình trong ngôi miếu cổ, có ghi lại những phút mà ông cho là lạc thú của đời ông. Ông nhớ lại được gần 40 lúc vui như thế, trong đó có một chuyện làm ông vui sướng mà tôi thấy cũng lạc thú như ông vậy. Ông kể là buổi sáng thức dậy thấy trong nhà gia nhân xôn xao không biết vì lý do gì, ông xuống nhà hỏi thì được cho biết đêm qua, có một kẻ quỉ quyệt, độc ác nhất, bị nhiều người ghét nhất trong thành vừa lăn cổ ra chết. À ra là thế. Mọi người vui là vì thế. Nghe xong, họ Kim cũng thốt lên rằng, “Chẳng cũng khoái ư?”

Không biết Lâm Ngữ Đường diễn câu nói đó của Kim Thánh Thán bằng tiếng Anh trong cuốn “The Importance of Living” như thế nào, nhưng cụ Nguyễn Hiến Lê dịch sang tiếng Việt thì không ai có thể dịch hay hơn được. Kim Thánh Thán nói câu, “Chẳng cũng khoái ư?” lập tức xóa bỏ đi bao nhiêu điều lấn cấn trong đầu óc của tôi trong suốt bao nhiêu năm nay. Đó là nghĩ xấu, chúc ác cho người khác có... xấu không? Mong những chuyện không ra gì đến với người khác có nên làm không? Nghe tin một người chết, gặp phải những điều bất hạnh có nên vui không?

Đọc câu “Chẳng cũng khoái ư?” của Kim Thánh Thán xong tôi thấy là được. Nên lắm. Tại sao cứ “nghĩa tử là nghĩa tận,” người ta chết rồi, thôi tha cho người ta, không nên nhắc lại những chuyện cũ không có gì hay ho cả...lôi những chuyện ấy ra làm chi... hãy tha cho họ, hãy xả hết đi... tội nghiệp người ta mà...sao lại vui trên bất hạnh của người khác vân vân. Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống bề gì cũng không còn trên cõi đời này nữa.

Nhưng những người đó bộ ra đi rồi là thành thánh cả hay sao? Không. Không bao giờ. Nên nếu có chết đi thì những chuyện khốn nạn mà họ làm thì vẫn còn nguyên. Ghét họ, thù họ, mong chuyện không hay xẩy ra cho họ, cho gia đình họ, cầu mong họ chết không yên là “okay” đừng có “dư nước mắt khóc người đời xưa” huống chi là đời nay.

“It is okay” để nghĩ ác về họ, cầu mong toàn những chuyện khốn nạn xảy ra cho họ, cho con cháu nhà họ.

Do đó, ai bảo tôi ác thì tôi... nhận luôn.

Ký ức Sài Gòn và nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng - Tác giả Trần Tiến Dũng



Cầu Nhị Thiên Đường, cây cầu được xây dựng từ thập niên 1920, là một trong những câu cầu gắn liền với lịch sử của thành phố thuở xa xưa gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Cầu Nhị Thiên Đường ở quận 8 Sài Gòn. (Hình: Wikimapia)

Hôm có tin về chuyện xe tải đổ dốc cầu Nhị Thiên Đường đâm vào nhà dân làm chết hai người. Một người bạn, ở tận xứ Úc Châu điện về hỏi. “ Tai nạn thê lương quá hả anh, phải cầu Nhị Thiên Đường hôm anh đưa tôi đến chụp ảnh không?  Ở Sài Gòn ngồi trong nhà mà còn chết vì xe đụng thì dân mình còn biết trốn ở đâu an toàn cho được hả anh”.

Tất nhiên tôi biết cảm xúc của anh về vấn nạn tai nạn giao thông mà người Việt trong nước phải gánh chịu như một cuộc chiến tranh tàn khốc. Bạn tôi là một nhà nhiếp ảnh tài tử. Từ Trà Vinh , anh vượt biên theo gia đình lúc tuổi thơ, ký ức về Sài Gòn trước 1975 của anh rất ít.

Anh tâm sự “ Các địa danh như  chợ Bến Thành, Sở Thú... thì tôi chỉ nghe qua, sau này từ Úc về tôi có tới cho biết, nhưng cái tên Nhị Thiên Đường thì trăm phần trăm tôi biết bởi ngoại rồi má tôi cứ đè tôi ra xức dầu mỗi khi trái gió trở trời, mỗi lần tôi phản ứng là mấy bả la. “Dầu Nhị Thiên Đường ở cầu Nhị Thiên Đường trên Sài Gòn đó con, bây nghe lời xức đi rồi mai mốt tao dắt bây lên cây cầu đó coi cho biết với người ta.”

Hôm anh về Việt Nam, anh nhờ tôi đưa qua cho biết cầu Nhị Thiên Đường. Cây cầu thuộc quân 8 này không còn cao so với các cây cầu mới xây, nhưng theo lời anh vui miệng bàn “Chưa có cây cầu mới nào có được cái tên cao ngất như cầu Nhị Thiên Đường”.

Tôi phần nào hiểu sự hứng thú của anh khi được thỏa lòng  gặp được Sài Gòn qua cây cầu mình hằng mong muốn. Có nhiều cách để ký ức hốt nhiên bừng thức trong lòng người, kỳ diệu nhất là cách nguồn hương ký ức đánh thức những ngày tháng êm đềm đâu dễ lãng quên.

Về một tên đường quen thuộc mà sâu đậm

Một chiều Sài Gòn, chúng tôi ngồi trong quán cà phê nhỏ trên đường Trương Quyền. Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ bấm điện thoại di động mời họa sĩ Trịnh Cung. Trong nhịp sống nhanh và tốc độ phát triển đô thị hôm nay, chuyện người Sài Gòn chỉ đường cho người Sài Gòn không còn lạ.

Hồn nhiên biết bao khi một nhà thơ trải suốt tuổi trung niên khắp mọi địa chỉ cà phê, quán nhậu lại không biết làm sao chỉ cho rành cách đến một con đường thuộc trung tâm Sài Gòn.


Cuộc hẹn cà phê của chúng tôi với anh Trịnh Cung tưởng như bất thành vì chuyện rắc rối tên đường; nhưng may sao, chính người họa sĩ bỗng tỉnh thức. Giọng anh hớn hở như trẻ thơ vang lên trong loa điện thoại di động. “ Ôi, nhớ rồi, nhớ rồi... đó là đường Bác sĩ Tín!”

Lập tức, chúng tôi gồm hai thi sĩ, một nhạc sĩ được chính cái tên đường cũ mở lại nguồn hương ký ức sâu đậm. Lúc ấy, chúng tôi có cảm giác không gian quán nhỏ của cô họa sĩ trẻ tên Mai chuyển động ngược thời gian quay về với cánh rừng khuynh diệp bạt ngàn.
 
Người bình dân miền Nam ngày trước gọi chai dầu gió Khuynh Diệp được bác sĩ Tín pha chế và sản xuất là “dầu gió bà đẻ”. Thế hệ người Sài Gòn cố cựu đều không xa lạ với thân thế của vị lương y và doanh nhân danh tiếng này.

Ngày trước danh tiếng thương hiệu dầu gió Khuynh Diệp Bác Sĩ Tín đích thực là nguồn hương đồng hành với các bà mẹ cao cả vừa qua cơn vượt cạn và các vầng trán non ngày rạng ngời của trẻ sơ sinh.

Hôm đưa người bạn từ Hà Nội lần đầu vào Sài gòn vào Chợ Lớn ăn hủ tíu mì, chúng tôi qua cầu Nhị Thiên Đường, anh nói. “ Tên cầu hay thật!”. Chúng tôi kể cho anh nghe về chuyện cá độ thời tiết của dân ghiền cờ bạc sống quanh cây cầu này. Anh lập lại cụm từ “ hay thật!” khi biết dân cá độ đặt cược trên lượng nước mưa từ mái tôn, óng nước chảy xuống cái thau.

Anh bỗng hỏi.” Thế, tên cầu Nhị Thiên Đường là do trước đây có loại dầu nỗi tiếng Nhị Thiên Đường à?”

Đương nhiên, cây cầu đúc có tuổi đời gần cả trăm năm được người Pháp xây dựng  trên dòng kênh Đôi được gọi theo tên thương hiệu hãng dầu Nhị Thiên Đường.

Người Sài Gòn ngày xưa còn gọi dầu Khuynh Diệp bác sĩ Tín là dầu xanh, dầu Nhị Thiên Đường là dầu đỏ.Trong ký ức về tuổi thơ của chúng tôi, chai dầu nóng ấm, thơm phức  ngoài công dụng dùng để thoa lên trán, mũi... lúc cảm ho, thậm chí có khi “bị” các bà, má bắt lè lưởi ra để thấm chút dầu nhằm trị đầy hơi, đau bụng.
 
Thời đó, công dụng và mùi hương của dầu Nhị Thiên Đường được coi là phương thuốc trị bá bệnh lặt vặt trẻ con. Lạ thay, bọn trẻ con chúng tôi cảm nhận hiệu nghiệm dầu Nhị Thiên Đường đích thị là thiên đường thứ hai. Ngày nay loại dầu thiên đường thứ hai đâu rồi? 

Cách đây ít năm, Chị chúng tôi về từ Canada. Lúc chị mở cái va ly đựng quà để tặng bà con, bên cạnh mùi hương đặc trưng tỏa ra từ các vật phẩm mang về từ nước phát triển mà mọi người quen miệng gọi là mùi quà Mỹ, thì cả nhà chúng tôi bỗng nhận ra mùi hương chân phương quen thuộc gắn bó suốt quãng đời vừa êm đềm vừa sóng gió của mình, đó là dầu Nhị Thiên Đường.


Xà bông Cô Ba từng vươn sang thị trường Đông Dương như Lào, Campuchia và có mặt tại các thị trường Hồng Kông, Singapore. (Hình: Webtretho.com)

Nguồn hương dầu gió theo chân người Việt tự do

Đoán biết chúng tôi đang ngạc nhiên, chị tôi cầm lố dầu Nhị Thiên Đường rồi tách ra từng chai tặng từng người thân. Chị nói. “Người bạn dược sĩ của chị có tiệm thuốc Tây ở Toronto gởi tặng. Sản xuất lại loại dầu này, con cháu của chủ hãng dầu Nhị Thiên Đường thành công lắm, không chỉ với Việt kiều, cộng đồng di dân gốc Á đều biết tiếng.”

Cầm chai dầu chỉ bằng ngón tay cái, với nhãn hiệu, co chữ, màu sắc cách trình bày y chang như ngày xưa, khác chăng là có thêm phần giới thiệu bằng tiếng Anh bên cạnh tiếng Hoa, tiếng Việt.

Có người cho rằng, thời buổi tràn ngập hàng hiệu toàn cầu đáng gì mấy thứ thương hiệu dầu gió đó mà nhắc. Hẳn nhiên chúng tôi có ý so hơn kém giá trị thương trường của các thương hiệu lưu giữ sâu đậm trong ký ức người Sài Gòn trước 1975 và phẩm chất các hàng hiệu có mặt trên thương trường hiện nay ở Việt Nam.
Khác biệt giữa hàng hóa tự do và độc tài
 
Thương thương hiệu ký ức thuộc về cảm xúc văn hóa cộng đồng và hơn hết nếu một thương hiệu không mở được đời sống con người tự do và bị bóp nghẹt trong một thể chế độc tài thì đâu có đáng được ghi nhận là thương hiệu quốc gia!
 
Bạn có biết minh tinh võ thuật màng bạc hàng đầu Châu Á, Vương Vũ từng đóng phim quảng cáo cho thương hiệu kem đánh răng Hynos không? Thời chúng tôi, đứa trẻ nào cũng hát liền miệng câu slogan do chính bọn con nít chế ra : “Hynos Chà Và đen cha cha cha...”
 
Bạn có biết thương hiệu xà bông Cô Ba của tỉ phú Trương Văn Bền. Xà bông Cô Ba đã vươn sang thị trường Đông Dương như Lào, Campuchia và có mặt tại các thị trường Hồng Kông, Singapore, thậm chí đánh bạt các thương hiệu xà bông cao cấp hiệu Marseille của Pháp có mặt tại thị trường Đông Dương thời đó.
 
Mộ cô bạn trẻ thế hệ 9x, hỏi.” Nếu ngay lập tức gọi tên một vài thương hiệu tiêu dùng hàng đầu ở nước ta, phản ứng trí nhớ chú sẽ gọi thương hiệu Việt hay nước ngoài?”
 
Tôi muốn cười trừ để không phải trả lời. Vì đến con nít không biết ngoại ngữ nhưng vẫn có thể gọi đúng tên các thương hiệu tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn... để ca tụng và chán ngán, sợ hãi hàng hóa Trung Quốc.
 
Nhưng nếu phải trả lời bằng trí nhớ, chúng tôi vẫn có thể nhớ hoài những thương hiệu Việt như dầu Cù là, xà bông Cô Ba, bột Giặc Net, kem đánh răng Hynot, xe hơi Ladalat, sữa Ông Thọ, pin Con Ó... Vấn đề chính khiến trí nhớ chúng tôi không hề quên những thương hiệu Việt nỗi tiếng không chỉ vì đã sử dụng từ khi mới chào đời cho đến tuổi trưởng thành; điều cốt lõi, gần như , nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng của thế hệ chúng tôi đều được các các thương hiệu Việt đáp ứng với phẩm chất tối ưu tương ứng với mức thu nhập.
 
Thời trước 1975, các thương hiệu Việt nỗi tiếng bên cạnh giá trị phẩm chất còn mang đến cho mỗi người Việt vị thế tự tin, niềm tự hào. Nói theo ngôn ngữ thời toàn cầu hóa ngày nay là: Đã có một thời, người Việt Nam tìm thấy quyền lực tinh thần trong từng sản phẩm nỗi tiếng của thương hiệu Việt và thời đó không còn tồn tại nữa.
 
Nhớ về những nguồn hương từ thương hiệu Việt trước biến cố 1975 mà chúng tôi lưu giữ sâu đậm trong ký ức, chợt nhớ đến câu nói nỗi tiếng của văn hào Nobel văn chương người Nga.: Aleksandr Solzhenitsyn. “ Chỉ giữ những gì bạn luôn mang theo bên mình: những ngôn ngữ đã biết, những vùng đất đã qua, những người đã quen biết. Hãy để ký ức làm hành trang của bạn.”
 
Ký ức con người thế hệ trước chỉ có thể phục sinh bằng chính ký ức của thế hệ tiếp theo. Hiện nay rất nhiều thương hiệu nỗi tiếng từ nền kinh tế của chính thể VNCH được cộng đồng người Việt hải ngoại kế thừa và quảng bá, vì chính những người Việt xa quê hiểu hơn ai hết rằng một thương hiệu hàng tiêu dùng hàng ngày dù chỉ là một loại dầu gió cũng minh bạch được ý thức kinh tế, chính trị của người Việt tự do.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Tàu Cộng, sen đầm hay hung đồ quốc tế?







Led Zeppelin - Stairway To Heaven



There's a lady who's sure all that glitters is gold
And she's buying a stairway to heaven.
When she gets there she knows, if the stores are all closed
With a word she can get what she came for.
Ooh, ooh, and she's buying a stairway to heaven.
There's a sign on the wall but she wants to be sure
'Cause you know sometimes words have two meanings.
In a tree by the brook, there's a songbird who sings,
Sometimes all of our thoughts are misgiven.
Ooh, it makes me wonder,
Ooh, it makes me wonder.
There's a feeling I get when I look to the west,
And my spirit is crying for leaving.
In my thoughts I have seen rings of smoke through the trees,
And the voices of those who stand looking.
Ooh, it makes me wonder,
Ooh, it really makes me wonder.
And it's whispered that soon, if we all call the tune,
Then the piper will lead us to reason.
And a new day will dawn for those who stand long,
And the forests will echo with laughter.
If there's a bustle in your hedgerow, don't be alarmed now,
It's just a spring clean for the May queen.
Yes, there are two paths you can go by, but in the long run
There's still time to change the road you're on.
And it makes me wonder.
Your head is humming and it won't go, in case you don't know,
The piper's calling you to join him,
Dear lady, can you hear the wind blow, and did you know
Your stairway lies on the whispering wind?
And as we wind on down the road
Our shadows taller than our soul.
There walks a lady we all know
Who shines white light and wants to show
How everything still turns to gold.
And if you listen very hard
The tune will come to you at last.
When all are one and one is all
To be a rock and not to roll.
And she's buying a stairway to heaven.