khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2023

Buổi Ra Mắt Sách HỒI TƯỞNG của TỪ DUNG - Những Kỷ Niệm Vui Vui Trong Những Buổi Trình Diễn.





Vì sao Trung Quốc triển khai chương trình khinh khí cầu do thám ?





‘Yêu tinh' Litva trong cuộc chiến thông tin với Nga về xung đột Ukraine





Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc bác phán quyết vụ thảm sát ở làng Phong Nhị





Nhiều người âm thầm tưởng niệm 44 năm chiến tranh biên giới Việt - Trung





Ứng dụng công nghệ điện tử trong nông nghiệp





Nhà vệ sinh công cộng, nhu cầu bị ‘bỏ quên’





Trung Quốc nguỵ biện khinh khí cầu do thám dùng để khảo sát thời tiết





Cuộc chiến chip giữa Mỹ và Trung Quốc và những tác động của nó





Thanh Lâm 3 - Saxophone





Thanh Lâm 2 , Saxo Tuyệt Vời





Sao Đêm sáng tác Lê Trọng Nguyễn solo saxophone Trần Vĩnh





0

Gần 600 năm trước, Cụ Nguyễn Trãi đã tiên tri như đang xảy ra ở Việt Nam năm 2023

 




Nhạc sĩ saxophone Trần Vĩnh





Phở ‘Việt Cộng’ sắp tiêu tùng? - Tác giả Uyên Vũ

 

Quán phở Bình nằm ở đoạn đầu đường Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng) gần giáp đường Hai Bà Trưng là một trong những quán phở lâu đời của đất Sài Gòn. Tôi đi ngang qua quán này trong suốt nhiều năm mà chưa một lần bước vào, dù biết rằng đã khá nhiều bài báo viết về nó. Chẳng qua là vì tôi ngán cái bảng hiệu nền đỏ chói, một ngôi sao vàng to tổ bố choán hơn nửa diện tích bảng hiệu với hàng chữ Phở Bình cũng màu vàng.

Có lẽ nhiều người cũng ngán cái ngôi sao vàng bự chảng đó như tôi, nên chẳng mấy khi thấy đông thực khách, lúc nào quán cũng mang một vẻ hiu quạnh, dù khu vực đó gần chợ Tân Định, nổi tiếng của giới nhà giàu, và việc buôn bán sầm uất bậc nhất Sài Gòn nhưng Quán phở Bình đìu hiu. 

Báo Thanh Niên hôm 8-3-2020 đăng bài viết của tác giả Lê Công Sơn về quán phở “trứ danh” này với tựa đề “Khi chủ nhà muốn trả lại bằng xếp hạng di tích”. Theo đó, ông chủ tiệm phở là Ngô Văn Lập bị bệnh nan y, không có tiền chữa trị; căn nhà lầu ngay mặt tiền để bán phở kiếm sống, bên trong chứa ba gia đình với 16 người chật chội tù túng, không thể ngọ nguậy hay cựa quậy gì được. Vì sao thế? Vì nó phải mang vác cái danh xưng “di tích quốc gia” nên chủ nhà không được phép xây sửa, sang nhượng, cầm cố, cũng không thể sắp xếp đồ đạc hay dẹp bỏ đám “hiện vật di tích cách mạng” đang chiếm trọn một tầng. Thậm chí không thể làm chủ quyền nhà hợp pháp như mọi căn nhà khác.

Thông thường có một mặt tiền đẹp như vậy tại Sài Gòn người ta có thể sống thoải mái, dư dả khi dùng nó làm nơi kinh doanh hoặc cho mướn để người khác tự kinh doanh. Phở Bình có lẽ cũng chẳng ngon đến độ lôi kéo đông đảo thực khách đến, để họ vừa được thưởng thức tô phở ngon vừa có cảm giác ngồi giữa một “di tích lịch sử”. Nếu không, ông chủ đã chẳng phải nghèo đến độ không có tiền chữa bệnh? Cũng có thể do chủ nhà suốt ngày cứ phải làm hướng dẫn viên không lương bất đắc dĩ, để tiếp hết đoàn khách này đến đoàn khách khác hòng giới thiệu niềm tự hào lịch sử, nên không chú tâm vào việc kinh doanh. Hoặc do cách bài trí quán phở kiểu di tích này là “phản phong thủy” nên việc làm ăn ngóc đầu lên không nổi…

Trong số hàng trăm bài báo viết về quán phở Bình, có bài viết rằng tờ báo Los Angeles Times từng gọi phở Bình là “phở Việt Cộng”, lý do đây chính là nơi trú ẩn của tổ chức Việt Cộng F100, từng là nơi phát xuất ra trận đánh Mậu Thân 1968. Các Việt Cộng núp trong nhà đã chỉ huy đặc công đi ném bom mìn, tấn công các cơ sở quan trọng nhất Sài Gòn như Bộ Tổng tham mưu, Dinh Độc Lập, Đài Phát thanh Sài Gòn, Đại sứ quán Hoa Kỳ… Những ngày cận tết Mậu Thân, trên lầu chứa hơn 100 cán binh Việt Cộng để chuẩn bị cho một cuộc khủng bố kinh hoàng nhất trong cuộc chiến Việt Nam.

Ngay hôm sau trận đánh mở màn Mậu Thân, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã xác định được quán phở này chính là một sào huyệt quan trọng của Việt Cộng, nên đã vây ráp và bắt đi vài chục cán bộ Việt Cộng chỉ huy trận đánh. Chủ nhà khi đó là ông Ngô Toại, bố ông Ngô Văn Lập, cũng bị bắt giam đến năm 1973 thì được thả theo kế hoạch trao đổi tù binh.

Trở lại bài báo Thanh Niên dẫn trên, ông Ngô Văn Lập còn đủ trong tay bằng khoán điền thổ, chứng từ mua bán năm 1967 với giá tiền tương đương 3.600 lượng vàng (khoảng 158 tỷ VNĐ hiện nay). Do không thể chen chúc sống nghèo khổ chật chội như vậy được, ông Lập đã nhiều lần xin phép được hoán đổi căn nhà khác hoặc đề nghị nhà nước trưng mua theo giá thị trường. Cách đây hơn hai năm, chính quyền quận 3 cũng đề nghị chính quyền thành phố mua lại căn nhà với giá 30 tỷ. Tuy nhiên với các quy định mới về nhà ở, cũng như nhà di tích thì nhà của ông Lập cũng lâm vào bế tắc, không ai giải quyết hay giải thoát cho “gia đình cách mạng trung kiên” khỏi đeo mãi chiếc vòng kim cô “lịch sử” này cả.

Bị dồn vào đường cùng, tại lá đơn kêu nài thứ 10 đề ngày 20-2-2020, ông Lập quyết định: “Gia đình tôi sẽ trả lại bằng di tích lịch sử cấp quốc gia cho nhà nước để tự lo liệu cho cuộc sống, vì chúng tôi không đủ kiên nhẫn chờ đợi trong sự bế tắc nhiều năm qua”. Nhưng dù có giận dỗi đòi trả lại vinh dự mà nhà nước đã ban tặng cũng không dễ. Theo một chuyên viên Sở Văn hóa mà Thanh Niên trích dẫn cho biết “đây là một trường hợp chưa có tiền lệ. Muốn trả lại bằng chứng nhận di tích cấp quốc gia thì cơ quan ra quyết định cấp bằng đó phải ký hủy với các lý do dễ thuyết phục mới đúng thủ tục. Đằng này bán nhà di tích để có tiền chữa bệnh thì… độc nhất vô nhị”. Vì thế có lẽ ông Ngô Văn Lập cứ phải bình tĩnh chờ đợi nhà nước tiếp tục “cứu xét”. Nhà đó vẫn là nhà ông, có phải là nhà của nhà nước đâu mà vội.

Tôi thì hy vọng rằng, ông Lập cứ xé quách cái quyết định di tích lịch sử đi, đồng thời đập bỏ cái bảng hiệu có ngôi sao vàng to tổ bố chẳng giống ai, rồi cho thuê mặt tiền để người khác kinh doanh những thứ bổ ích và sinh lợi. Chắc chắn ông sẽ có tiền chữa bệnh, có tiền thuê một chỗ khác sống cho thoải mái cuộc đời. Giữ mãi cái vòng kim cô làm gì!

Khi chủ nhà muốn trả lại bằng xếp hạng di tích

Đọc báo vẹm (Thanh Niên)

Lê Công SơnLê Công Sơn

lecongsontn@gmail.com

Bệnh tật ốm đau không có tiền chữa trị và bức bách về chỗ ở nên sau thời gian dài mệt mỏi kiến nghị xin hoán đổi nhà, chủ sở hữu ngôi nhà đã bức xúc làm đơn xin trả lại bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di tích lịch sử cấp quốc gia ở số 7 Lý Chính Thắng gắn liền với cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968

ẢNH: QUỲNH TRÂN

Cũng có trường hợp tài sản xảy ra nhiều tranh chấp dân sự mà nguyện vọng của người quá cố lúc hiến tặng chưa thực hiện đúng, con cháu cũng từ chối gắn bảng xếp hạng di tích, chờ ra tòa giải quyết.

Từ di tích cấp quốc gia lừng lẫy... 

Bên phải góc đường Hai Bà Trưng - Lý Chính Thắng (TP.HCM) có một “địa chỉ đỏ” của chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Đó là quán phở Bình nổi tiếng của vợ chồng ông Ngô Toại (Ngô Duy Ái). Vì có vị trí chiến lược nên ngôi nhà số 7 Yên Đỗ (Lý Chính Thắng hiện nay) từ năm 1967 đã được chủ nhân cho cách mạng sử dụng làm cơ sở bí mật của Sở Chỉ huy tiền phương phân khu 6, tập kết các chiến sĩ biệt động để trực tiếp tham gia chiến đấu. 

Trường hợp chưa có tiền lệ ?

Theo một chuyên viên Sở VH-TT TP.HCM, trường hợp chủ sở hữu làm đơn gửi trả lại bằng xếp hạng di tích ở VN chưa từng xảy ra tiền lệ nên rất khó giải quyết. “Vì chính họ trước đây đã có ký đơn đề nghị thì nhà nước mới xếp hạng. Bây giờ muốn trả lại thì cơ quan ra quyết định công nhận phải ký hủy thì mới đúng thủ tục. Còn tự dưng đề nghị xin trả bằng xếp hạng di tích để... bán nhà chữa bệnh thì là “độc nhất vô nhị” rồi. Vụ việc này hoàn toàn khác với vụ dinh thự của vua Mèo ở H.Đồng Văn (Hà Giang), khi chủ sở hữu di tích số 7 Lý Chính Thắng vẫn là chủ ngôi nhà chứ nhà nước không quản lý. Vì vậy, theo tôi, ông Ngô Văn Lập vẫn có quyền làm sổ hồng để có sở hữu nhà hợp pháp, làm thủ tục mua bán như tài sản bình thường. Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh là người mua nhà sau này phải cam kết thực hiện việc bảo vệ và quản lý di tích cấp quốc gia theo đúng quy định của luật Di sản văn hóa”, vị chuyên viên này nói.

Riêng ngôi nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển thì có tình tiết giống với dinh thự vua Mèo hơn. Cả hai di tích đều được xếp hạng và do nhà nước quản lý. Tuy nhiên, vì chưa tìm được tiếng nói chung về việc giải quyết quyền lợi hợp pháp với các đồng thừa kế Vân Đường Phủ của cụ Sển nên mọi việc cứ bị kéo dài, cần phải được giải quyết có tình có lý thì mới thuyết phục và kết thúc có hậu.

Tại đây, đêm 30 Tết Mậu Thân 1968, Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng phân khu 6 Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu), Chính trị viên cụm J9 Hai Trí (Nguyễn Văn Trí), Đội trưởng A30 - đội trưởng đội biệt động 11 đánh tòa Đại sứ Mỹ Ba Đen (Ngô Thành Vân), Chỉ huy trưởng Cụm biệt động 679 Ba Phong (Đỗ Tấn Phong)... vinh dự nhận nhiệm vụ cùng các chiến sĩ chuyên chở vũ khí, thông tin cơ yếu và quân y sẵn sàng cho các mặt trận: Dinh Độc Lập, tòa Đại sứ Mỹ, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ Tổng tham mưu ngụy...

Ông Ngô Văn Lập, con trai ông Ngô Toại, nhớ lại: “Khi đó tôi mới 12 tuổi. Từ 20 tháng chạp năm 1968, mỗi khi có ai đến ăn phở đáp đúng mật khẩu theo quy định là tôi đưa họ lên tầng 2 cho các chú cấp cao nhận kiểm soát tín hiệu tiếp. Sáng mùng 3 tết, cuộc chiến vô cùng cam go khi cơ sở này có dấu hiệu bại lộ, địch cho 2 chiếc trực thăng bay ngay trên nóc nhà tôi thả lính xuống bắn chết tại chỗ hai đồng chí của ta. Ba tôi và anh rể cùng một số anh em bị bắt. Chỉ mình tôi, địch giữ lại để khi có ai tới gọi ra mở cửa để bắt tiếp. Nhưng nhờ buổi tối, lấy cớ xin mang đồ ra phơi, tôi đã gắn được ám hiệu báo cơ sở đã bị lộ cho mọi người biết mà tránh. Còn ba tôi, dù giặc tra tấn dã man vẫn không khai báo điều gì nên bị đày ra Côn Đảo đến năm 1973, sau Hiệp định Paris mới được trao trả”.

Ngày 16.11.1998, ngôi nhà số 7 Lý Chính Thắng (quán phở Bình) được Bộ Văn hóa trao bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, trở thành niềm vinh dự cho gia đình ông Ngô Toại.


Phong Trào Việt Hưng: "Đuổi Tàu Cứu Nước"





Người cha và biển trong thơ Ocean Vuong- Tác giã Ts Vĩnh Đào

 

Năm hai tuổi, Ocean Vuong (lúc đó còn tên là Vương Quốc Vinh) cùng gia đình gồm cha, mẹ, bà ngoại và dì rời Sài Gòn sang định cư tại Mỹ, do mẹ là con lai. Nhưng người cha đã nhanh chóng biến mất khỏi gia đình sau khi hành hung vợ. Bình thường, đứa bé sẽ không còn giữ ký ức gì về người cha vắng mặt, nếu có chăng là vài hình ảnh bạo lực như trong một cơn ác mộng đã mờ nhạt.

Nhưng điều lạ là trong tập thơ đầu tay của Ocean, Night Sky With Exit Wounds, có khá nhiều bài gợi lên hình ảnh của người cha, như trong bài "Threshold", tác giả nhớ lại lúc nhỏ khi anh nhìn qua lỗ khoá rình xem cha anh tắm:

Tôi nhìn qua lỗ khoá, không phải

người đang tắm, mà nhìn mưa

rơi xuyên qua người ông: những dây đàn guitar khảy

trên đôi vai tròn.

I watched, through the keyhole, not

the man showering, but the rain

falling through him: guitar strings snapping

over his globed shoulders.

Và, trong bài thơ "Telemachus", tác giả tưởng tượng cảnh một ngày anh kéo xác cha lôi đi trên bãi biển. Tại sao lại một hình ảnh kinh dị như vậy? Trước hết, tựa bài thơ lấy tên nhân vật Telemachus trong chuyện thần thoại Hy Lạp. Telemachus là con của Ulysses một ngày đã ra đi tìm cha đã mất tích sau khi đi chinh chiến. Chúng ta có những câu thơ như sau:

Như mọi người con ngoan, tôi kéo cha tôi ra

khỏi nước, núm tóc lôi đi

trên cát, những ngón tay của ông cào thành một vệt

mà sóng biển vội vàng xoá đi…

Like any good son, I pull my father out

of the water, drag him by his hair

through sand, his knuckles carving a trail

the waves rush in to erase. 

Đây là một thí dụ rất thường thấy trong thơ Ocean Vuong: một cảnh dữ dội đi kèm với một nét thanh thản dịu dàng nào đó. Trong một cảnh vừa lạ lùng vừa kinh dị của người con núm tóc kéo xác cha mình lên bờ thì hình ảnh sóng biển trên cát có vẻ đem lại một sự bình yên ổn định trong một cảnh đầy tính bi kịch.

Biển, hay là Thái Bình Dương, là khoảng ngăn cách giữa nơi sinh đẻ của tác giả và quê hương mới nơi tác giả tìm một thế quân bình giữa những mảnh vụn của quá khứ và những bất ổn trong xã hội hiện tại anh đang sống. Những đợt sóng bình thản và vô tình xoá đi những vết tay người cha để lại trên cát, cũng như thời gian xoá đi những chuỗi ngày của quá khứ mà tác giả để lại bên kia bờ Thái Bình Dương. Một quá khứ vẫn ám ảnh và làm cho tác giả còn ray rứt và muốn tìm về, dù Ocean Vuong đã rời quê hương khi mới hai tuổi đời, một thời gian quá ngắn để có những tình cảm gắn bó với quê hương và cội nguồn của mình. Nhìn thấy như vậy chúng ta mới cảm nhận ý nghĩa tỏa sáng của mấy chữ "Như mọi người con ngoan"… Ocean Vuong thật là một người con ngoan hiếm có.

Vài câu thơ ngắn chứa đựng nhiều ý tưởng thâm trầm. Như nhà thơ đã phát biểu, thơ xuất hiện khi lời nói không đủ để diễn tả.


Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

Con Gái Của Nhà Văn Nguyễn Đình Toàn - Tác giả Nguyễn Đình Phượng Uyển

 

1/THUỞ BÉ

Mỗi chủ nhật, anh em tôi thường được bố mẹ chở đi chơi. Chỗ thường ghé nhất là quán kem Givral ở góc đường Tự Do và Lê Lợi. Chúng tôi được chọn món kem hay bánh ngọt mình thích, dù đó là phần mình ăn không hết. Mẹ tôi tiếc của, bảo lựa món nào hai đứa cùng ăn chung được. Thế là anh em cãi nhau loạn xị. Bố tôi chặc lưỡi “ Kệ ! Cứ để tụi nó lựa riêng đi” Mẹ tôi thở dài nhưng khỏi nói cũng biết là anh em tôi sướng đến phát rồ. Chủ nhật mà ! Nhiều khi chúng tôi còn được bố cho mấy đồng cắc để bỏ vào cái máy trong tiệm cho nó phát ra nhạc nữa. Ăn chán, các cụ dẫn chúng tôi qua công viên bên kia đường chơi , nơi có tượng một người lính mặt mũi đen sì, đầu đội nón sắt, tay cầm súng, dáng như đang tiến công. Hồi đó tôi sợ bức tượng này vì gương mặt rằn ri của người lính và vì nó to quá khổ so với đứa bé năm sáu tuổi như tôi. Bức tượng làm tôi nghĩ đến ông khổng lồ chuyên đi bắt con nít về ăn thịt trong truyện Cậu Bé Tí Hon.

Có khi chúng tôi được đi xem phim chưởng hay phim trẻ con nữa. Đến giờ tóc đã đổi màu, tôi vẫn còn nhớ cảnh Bạch Tuyết nằm chết trong hòm kính trong suốt rắc đầy hoa, xung quanh là Bảy chú lùn khóc tỉ tê hay chiếc áo đầm rực rỡ màu vàng Mặt Trời, lấp lánh màu trắng Mặt Trăng và lung linh màu xanh Biển của Công Chúa Da Lừa... Tôi mơ được gặp các diễn viên đó ngoài đời và mơ mình sẽ có những bộ váy đắt tiền ấy. Tối nằm ôm gối, tôi còn ước được nắm tay các chàng Hoàng Tử khôi ngô tuấn tú trong phim, rồi nhắm tít mắt lại cười rúc rích.

Saigon khi ấy, trước khi vào phim chính, người ta hay chiếu phim thời sự. Vài lần tôi nhìn thấy Bố mình trên màn ảnh trong khúc phim này. Số là ông được lãnh Giải Nhất Văn Học Nghệ thuật Toàn quốc của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nên người ta làm phóng sự. Tôi nhớ Bố tôi mặc complet đen, tóc bôi keo bóng loáng, chải ngược ra sau khoe vầng trán rộng, mắt kiếng gọng sáng, lên bắt tay Tổng Thống. Mấy anh em lao xao “ Bố kìa ! Bố kìa !” cốt để khoe với người chung quanh nhưng rạp đã tắt đèn, chả ai thèm quay nhìn lũ con nít.

2/TÁC PHẨM ÔNG ĐOẠT GIẢI "Áo Mơ Phai”, miêu tả chi tiết về quang cảnh Hà Nội. Chi tiết đến từng góc phố, từng con đường, từng mùi hương... 

Hà Nội qua ngòi bút của ông đẹp như tranh thế mà Cộng Sản lại BỎ TÙ ông vì tác phẩm này. Giải thưởng từ tay Tổng thống có nghĩa là bố tôi nợ máu với Việt cộng nhiều hơn ai hết thảy. 

Lẽ ra họ nên cám ơn bố tôi 

-đã viết về cái đẹp ở Hà Nội, trong cả một cuốn sách, hàng trăm trang giấy 

-mà ngay chính họ đã từng ở đến bao nhiêu đời vẫn không ra được cuốn nào. 

-Họ gọi ông là nhà văn phản động. 

-Họ thù hằn ông chưa đủ, họ thù luôn cả con cái ông.

Bà hiệu trưởng trường tôi, Hồ Thị Bảnh, đôi mắt trợn lộ nhiều tròng trắng, môi đen xì và làn da tai tái, làm tôi, dù bé con, đã liên tưởng đến câu ngạn ngữ “Mắt trắng dã. Môi thâm sì. Da thiết bì.”. 

Bà búi tóc củ tỏi, bọc trong miếng voan đen có kẹp tăm chặn sau gáy. Tạng bà thấp, chân vòng kiềng làm dáng đi có vẻ khập khiễng. Bà luôn mặc quần đen, loại vải khi đi đứng sẽ cọ vào nhau nghe sột soạt và mấy cái áo Bà Ba màu lạnh, có hai túi trước bụng. Giờ ra chơi hay trước giờ vào lớp, bà thường ngồi chồm hổm trước văn phòng, hai chân dạng rộng, một cánh tay thả lỏng trên một đầu gối, tay kia chống cằm, cùi chỏ đặt trên gối bên kia, lia mắt vào đám học trò. Trông bà ngồ ngộ so với các giáo viên khác vì họ luôn mặc đồ Tây, có cô giáo còn mặc áo dài đi dạy vào thứ hai đầu tuần, dù phải đạp xe hơn chục cây số. 

Bà nói với học trò và phụ huynh trong trường rằng chị em tôi thuộc “Thành phần gia đình phản động, không nên quen biết.” Bà còn cài cắm ăng ten trong lớp để rình mò tôi.

Thời đó, đầu năm, trường bán rẻ hay phát cho học trò loại tập vở đen sì. Tập năm trước còn mấy trang chưa viết, tôi xé ra , đóng lại thành cuốn tập mới. Nếu có một quyển tập trắng, tôi kẻ thêm hai ba dòng ngoài lề để viết cho đỡ hao giấy và thường dành nó cho môn học hay thầy cô nào mình thích nhất. 

Khi biết bà Hồ Thị Bảnh dạy môn Chính Trị lớp mình, tôi nói bâng quơ với chúng bạn “Tui sẽ dùng cuốn tập đen nhất, xấu nhất để học môn bả.” Vài ngày sau, trong giờ chào cờ, bà nói trước cả trường “ Có em nói không thích học giờ chính trị của tôi, sẽ dùng cuốn tập xấu nhất để viết bài” Tôi run như cầy sấy. Lời bà nói làm tôi giống như kẻ phản động – dám ghét môn chính trị - Tôi sợ bị đuổi học, bạn bè sẽ nghĩ tôi hư đốn, học dở hay phá phách. Tôi sợ bị làm nhục trước cả trường.Cũng may thầy cô giáo bộ môn thường dành cho tôi một mối quan tâm đặc biệt, không rõ vì thấy tôi chăm chỉ hay vì tôi là con của một nhà văn- bị cho là phản động.

Tôi thích đi học và tôi cũng sợ đi học. Trẻ con nào có thể chống đỡ với những đòn thù như thế?

3/PHẦN THƯỞNG VĂN HỌC của ông có một tấm huy chương hình tròn, mạ vàng ông để lăn lóc trong hộc tủ bàn làm việc. Theo thời gian, lớp mạ vàng tróc hết chỉ còn lộ màu đồng đen xỉn. Có lần bố tôi cầm nó lên bảo “ May mà nó bằng đồng nên còn. Nó bằng vàng thật thì mình đã ăn hết từ lâu.” Ý ông là đã bán nó đi kiếm tiền mua thức ăn vào cái thời gạo châu củi quế.

Một lần công an thành phố, quận, xã, đổ mấy xe hơi lính lác đến khám nhà. Chắc họ muốn tìm những bài hát do ông sáng tác để bỏ tù ông. 

Thời điểm ấy, bài “ Nước mắt cho Sài Gòn” - Sài Gòn ơi ! Ta mất người như người đã mất tên....- đã được phổ biến trên đài VOA và BBC dưới tựa đề “Sài Gòn niềm nhớ không tên” - Bài hát được đưa ra nước ngoài, do một người quen biết, ông cụ tập cho hát và bảo anh nhớ nằm lòng vài ngày trước khi anh đi vượt biên. Lời ca, anh nhớ chữ được chữ mất. Nhạc, nhiều chỗ không đúng. Còn cái tựa, anh quên mất tiêu nên nó được biết đến với một cái tên khác. Mấy bài mới, ông viết ra giấy. Khi nào thuộc thì đốt đi. Không rõ lần đó họ có lục được bài nhạc nào của ông không nhưng họ có chở đi nhiều thùng sách vở, giấy tờ.

Vào thời điểm này, Hội Văn Bút Quốc Tế thỉnh thoảng có gửi mấy thùng thuốc tây cho nhà tôi và một số văn nghệ sĩ khác để cứu đói. Khi ra bưu điện lãnh hàng, mẹ tôi và các bác thường chào hỏi nhau. 

Đã không còn đường sống, có người cho mình cái ăn, Việt Cộng cũng không bằng lòng. Họ lùng sục xem bố tôi làm gì? Quen biết ai ? Mấy tấm hình khách khứa đến chơi nhà bị họ lấy hết. Họ bơi móc từng cuốn sách , từng khe giường. Hộc tủ riêng của tôi để mấy cuốn nhật ký, viết lăng nhăng tình cảm thuở mới lớn mà tôi rất sợ người nhà đọc được, họ cũng chọc mắt vào, trước mặt tôi. Tôi vừa xấu hổ vừa tức giận khi cái góc riêng tư nhất của mình bị xâm phạm, vừa hãi hùng nhìn cảnh nhà “Ào ào như sôi”. Họ lấy mất tấm huy chương của ông trong lần khám nhà đó. Cụ tôi vốn đã gầy còm, nhìn ông lọt thỏm trong đám công an, an ninh với súng ống, biên bản, tra khảo mà thương. 

Chúng không bắt ông nhưng các bác nhà văn bạn ông bị bắt rất nhiều trong cái ngày định mệnh ấy. Người lạ tránh xa gia đình tôi vì sợ liên lụy. Người quen truyền tai nhau, rằng bố tôi bắt tay với Việt cộng nên tránh được họa ở tù.

Hôm sau và nhiều hôm sau nữa, cả nhà căng mắt chờ một cuộc càn quét kế tiếp. Một tiếng xe chạy từ xa cũng làm mọi người nghe ngóng xem nó có đỗ xịch trước nhà mình không. Những tiếng nói lao xao của người qua đường cũng làm mình sợ đứng tim. Trời về đêm càng căng thẳng hơn khi nghe tiếng chó sủa. Gia đình sống trong tâm trạng sớm muộn gì họ cũng đến lần nữa.

4/BỐ MẸ TÔI ĐI ĐỊNH CƯ Ở MỸ

Một chàng Việt kiều trẻ về nước, ra Bắc chơi, vô chợ lạc xoong mua đồ cổ. Anh nhìn thấy một mảnh đồng tròn có khắc chữ “ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu - VNCH” .Tò mò giở lên xem, anh đọc được hàng chữ “ Giải Nhất Văn Học Nghệ thuật– Ông Nguyễn Đình Toàn” Thế là anh mua về chơi rồi post lên mạng hình ảnh món đồ cùng câu chuyện vì sao anh có nó trong tay. 

Trời xui đất khiến thế nào, Bố tôi đọc được mấy dòng chữ ấy. Ông tự giới thiệu và xin được chuộc lại tấm huy chương. Anh đến nhà, trò chuyện rồi gửi tặng lại ông cụ món đồ anh vớ được trong mớ lạc xoong rồi nói: '” Coi như cháu trao giải thưởng cho bác lần thứ hai.'”

Ly kỳ! Một vật đã mất đi cả hai ba chục năm, lưu lạc từ trong Nam ra ngoài Bắc, vượt trùng dương đến tận Hợp chủng quốc Hoa kỳ để rơi trở lại chính tay chủ nhân của nó. “Của Caesar , trả lại cho Caesar.”

Buồn, vì họ đã đối xử với một nhà văn và tác phẩm của ông như đống ve chai dép mủ.

Khi đã lớn và đi làm, tôi gặp lại bà hiệu trưởng thù hằn tôi năm xưa ngoài chợ. Vẫn “ Mắt trắng dã. Môi thâm sì. Da thiết bì.” với búi tóc củ tỏi có cài kẹp tăm sau gáy. Chả biết bà có thấy xấu hổ với tôi, đứa con nít bà rắp tâm hãm hại? Nó vẫn còn sống và sống rất đàng hoàng, sạch sẽ. 

Các ông chủ và các đồng chí của bà sau này đã đến tận cái “Gia đình phản động” bà miệt thị khi xưa, không phải một lần mà là ba lần để xin ông cho in lại tác phẩm. Cả ba lần đều bị ông từ chối. Ông bảo “ Các anh bắt tôi còn được, huống hồ gì in sách của tôi, nhưng đã xin phép thì tôi không cho. Bằng không, ghi rõ ngoài đầu trang “Tác giả đã bị bỏ tù vì cuốn sách này.” 

Lần mới nhất, năm 2016, người của nhà sách Phương Nam đến tư gia của ông bên Mỹ, lập lại lời yêu cầu. Ông bảo “ Nếu muốn, các anh phải công khai xin lỗi tôi ”. Ông chả lạ gì họ. Lúc cần thì năn nỉ ỉ ôi. Dăm ba bữa lại trở mặt cấm in hay lại thóa mạ ông. 

Họ nói tại ngày xưa, cấp dưới làm sai chứ họ không chủ trương như thế, sao ông cứ làm khó làm dễ họ. Ha ! Hóa ra bà Bảnh hiệu trưởng đã cố ý làm sai chủ trương của xếp bà.

Giả dụ như giờ đây, tôi thấy bà bị chiên trong chảo dầu sôi dưới bảy tầng Địa ngục tôi có thích không? 

-Không, tôi thấy sợ. 

Giả dụ như tôi thấy con cháu bà thất học, bưng rổ bánh mì đi rảo bán ngoài đường như anh chị em tôi ngày xưa tôi có thỏa mãn không? 

-Không, tôi thấy tội. 

Chuyện người lớn sao bắt con nít gánh chịu ? 

Vả lại, “Lấy oán báo oán....” để làm gì ? 

Hiện, tôi đi dạy Việt ngữ thiện nguyện đã hơn chục năm. Con cái người miền Bắc hay người miền Nam đều được tôi quan tâm như nhau. “Trẻ em như búp trên cành”, chúng sợ từ con sâu cái kiến, nỡ nào đi chúng hứng chịu mưa bão, như mình ngày xưa. 

-Đất ngọt, cây sẽ sai hoa, trĩu quả. 

-Đất chua, hoa chột, trái còi.

Nếu phải thù ghét Việt cộng, tôi nghĩ tôi có đủ tư cách để thù ghét họ hơn ai hết thảy 

-nhưng tôi không chọn điều ấy. 

Chuyện qua rồi. Thù hằn chỉ làm chính mình nhớ lại và khổ sở ,quằn quại. 

-Khổ thế chưa đủ sao ? 

-Quằn quại thế chưa đủ sao? 

Phải sống đến nửa đời người, tôi mới biết cách giúp cho tâm mình thanh thản bằng việc 

-bỏ qua

-quên đi 

-và tiến về phía trước. 

Cảm nhận đầy đủ và quý hóa những gì mình đang có trong tay, cho nó nhẹ nhàng và ít đau bệnh. 

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2023

Tình Ca Muôn Thưở - Part 2





Tình Ca Muôn Thưở - Part1





California lao đao vì các hiện tượng khí hậu cực đoan trái ngược nhau





Lính Mỹ tập trận sát biên giới Ukraine





Hệ tư tưởng ‘Đại Nga’ là động lực sâu xa cho cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Putin?





Phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraina đến chừng nào cho đủ ?





Tướng Pháp: Với nhịp độ hiện nay, 100 năm nữa Putin mới chiếm được Ukraine





NATO tập trận với HIMARS khi chuẩn bị giao xe tăng, máy bay hiện đại cho Ukraine





F-22 của Mỹ bắn hạ vật thể bay không xác định ở Alaska





Vĩnh Tường: CHỈ CÓ MỘT KHỦNG HOẢNG GỐC