khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Võ Sư Trần Nguyên Đạo : Người giữ lửa cho Vovinam Việt Võ Đạo ở hải ngoại







Iran 'biggest state sponsor of terrorism': Mattis (Source AFP)



A day after US President imposes fresh sanctions on Iran, his new US Defense Secretary brands the country as the "single biggest state sponsor of terrorism in the world." 

US Defense Secretary James Mattis said Saturday that Iran was the world's biggest state sponsor of terrorism, as President Donald Trump slapped fresh sanctions on the country's weapons procurement network.

"As far as Iran goes, this is the single biggest state sponsor of terrorism in the world," Mattis said at a press conference in Tokyo, but added that the US had no plans to increase troop numbers in the Middle East in response

"It does no good to ignore it. It does no good to dismiss it and at the same time I don't see any need to increase the number of forces we have in the Middle East at this time," he said.

"We always have the capability to do so but right now I don't think it's necessary."

US officials said that the new sanctions, announced on Friday, were in response to Iran's ballistic missile test this week and its support for Huthi rebels in Yemen, who recently targeted a Saudi warship.

The new sanctions do not yet mean that the US has abandoned commitments it made under an earlier deal to lift measures aimed at Iran's nuclear programme, officials said.

But Trump has made no secret of his contempt for that accord, which his predecessor Barack Obama approved in July 2015, and officials said Friday's measures would not be the last against the country.



Chạy bộ và thiền định giúp thay đổi một bộ não trầm cảm?




Năm 2007, tác giả Jen A. Miller trải qua một cuộc đổ vỡ hôn nhân tồi tệ. Chẳng bao lâu sau người ông của cô qua đời. Rồi ngay sau đó, cô mua nhà và ký tên vào hợp đồng mua bán chỉ vài tháng trước khi cuộc khủng hoảng thị trường nhà ở xảy ra.

Cô kể: “Tôi đã không thể kiềm chế nổi. Khi giúp mẹ đóng gói đồ đạc trong ngôi nhà của ông bà, tôi thấy mình kiệt sức vì nhiều sự kiện xảy ra dồn dập, tôi chỉ biết nằm dài ra giữa sàn nhà và khóc thổn thức. Mẹ đề nghị tôi nên tham gia trị liệu, nhưng thay vào đó tôi lại đăng ký một cuộc chạy đua cự li 10 dặm.”

Sau đó Miller viết một bài báo nổi bật được nhiều người biết đến trên tờ New York Times năm 2014, với tựa đề “Chạy bộ như một liệu pháp chữa trị”. Bài viết này cũng có mặt trong cuốn hồi ký của Miller mang tên: “Chạy bộ: Một câu chuyện tình”.  Bài viết kể lại chi tiết mối quan hệ gắn bó giữa cuộc đời tác giả và thể thao, cũng như bằng cách nào một hành động đơn giản là chạy bộ lại có thể giúp lấy lại một bộ óc tích cực.

Tuy nhiên Miller nói rõ việc tự mình tìm cách chữa trị sự suy nhược tinh thần chỉ dành cho những trường hợp mắc bệnh nhẹ. Với nhiều trường hợp mà chứng trầm cảm và stress trở nên trầm trọng, thì không một hoạt động thể thao nào có thể cứu vãn, và cần phải đi gặp các nhà trị liệu chuyên nghiệp.

Quá trình huấn luyện MAP

Nhiều công trình nghiên cứu cho hay sự kết hợp giữa việc huấn luyện tâm thần và huấn luyện cơ thể - viết tắt là huấn luyện MAP, có thể mang đến sự trợ giúp hữu ích cho những ai đang gặp bất ổn và rối loạn tâm thần.

Những nghiên cứu này cho rằng hoạt động cơ thể có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chứng trầm cảm. Những nghiên cứu mới hơn cũng nhấn mạnh lợi ích của thiền định trong quá trình điều trị sức khoẻ tâm thần. Một vài khoa học gia về thể dục và thần kinh tin rằng nếu kết hợp cả hai liệu pháp này thì lợi ích tăng thêm nhiều hơn.

Một trong những kết quả nghiên cứu nói trên được xuất bản trên số báo Translational Psychiatry thuộc tạp chí Nature. Nhóm nghiên cứu do Brandon Alderman tại trường đại học Rutgers dẫn đầu, nghiên cứu những người trẻ tuổi bị rối loạn và trầm uất, đã chứng minh các triệu chứng trầm cảm giảm đi đáng kể sau khi tham gia huấn luyện MAP. Thậm chí kết quả cho thấy tỷ lệ các triệu chứng trầm cảm giảm nhẹ thật đáng kinh ngạc, trung bình mỗi cá nhân giảm hẳn sự rối loạn tâm thần đến 40%.

Tuy nghiên cứu chưa tìm ra rõ ràng nguyên nhân tại sao huấn luyện MAP lại có hiệu quả, nhưng chuyên gia Alderman và đồng nghiệp có một linh cảm, phát triển lên từ lý thuyết về trầm cảm của thần kinh học.

Không lâu trước đây, các khoa học gia tin rằng khi một người bước vào giai đoạn trưởng thành, bộ não đã sản xuất đầy đủ tất cả dây neurons thần kinh cho cuộc đời họ rồi. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho hay, tại một số khu vực của não bộ, bao gồm vùng hippocampus ở não trước, vẫn tiếp tục sản sinh neuron mới trong suốt cuộc đời một con người. Ở một vài trường hợp bị trầm cảm, vùng hippocampus sản xuất ít neuron mới hơn những người không bị tuyệt vọng hay đau buồn. Điều này có thể là một trong nhiều nguyên nhân mà thuốc chống trầm cảm có thể có hiệu quả. Ví dụ như bằng cách tăng cường hoạt động sản xuất của chất truyền dẫn thần kinh serotonin, thuốc chống trầm cảm có thể tăng thêm việc tạo mô thần kinh. (Đây là một trong những điều kỳ quặc có thật trong nghiên cứu dược phẩm, đôi khi một loại thuốc nào đó có thể chữa trị được mà thậm chí người phát minh ra nó không chắc chắn tại sao thuốc của họ lại có tác dụng.)


Thuốc chống suy nhược chưa phải là phương cách duy nhất giúp sản sinh neuron mới (đây là lĩnh vực còn thiếu lý thuyết và nghiên cứu chứng minh). Nhân loại chưa thể quan sát được quá trình phát triển các mô thần kinh, kỹ thuật hiện đại chưa đạt được sự quan sát này. Tuy nhiên các nghiên cứu thực hiện trên động vật cho thấy các bài tập thể dục aerobic — đặc biệt là chạy bộ — có thể làm tăng gấp đôi số lượng neuron mới, sản xuất trong não bộ của chuột. Vấn đề là những neuron mới sinh không tồn tại được lâu.

Alderman và đồng nghiệp viết trong bài báo khoa học: “Thậm chí dưới những điều kiện “khỏe mạnh”, nhiều tế bào mới có thể chết sau khi sinh ra chỉ được vài tuần, cũng như thường chết đi trước khi phát triển thành những tế bào trưởng thành.”

Nhóm chuyên gia nói trên cho rằng khi tham gia vào quá trình thiền định, những tế bào não mới có thể “được cứu sống thay vì phải chết yểu, bằng một kinh nghiệm thực tập mới”. Bài báo khoa học này nói “Nếu hoạt động thể dục thể thao giúp tăng cường sự sản xuất neuron mới trong bộ não người trưởng thành, thì các kinh nghiệm thiền định, huấn luyện tâm thần một cách đầy nỗ lực, sẽ giữ được số lượng đáng kể các tế bào mới sinh được tồn tại lâu dài.”

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu kết hợp cả hai phương cách? Để kiểm tra, Alderman và đồng nghiệp tuyển chọn 52 thanh niên tham gia thí nghiệm, 22 người trong số đó đang bị rối loạn tâm thần và trầm cảm. Họ được trung tâm trị liệu tâm lý của trường đại học giới thiệu. (Những người còn lại tham gia thí nghiệm đều ở trong “điều kiện khỏe mạnh đặc trưng”.)

Thí nghiệm xảy ra trong tám tuần lễ, cứ hai tuần một lần, những người tham gia cuộc thí nghiệm báo cáo về phòng lab những hoạt động huấn luyện MAP. Trong những buổi huấn luyện MAP, họ có 30 phút thiền định và 30 phút chạy bộ trên máy chạy bộ Treadmill. Khi bắt đầu cuộc nghiên cứu, tất cả những thanh niên phải trải qua những bài kiểm tra nhằm đánh giá các triệu chứng trầm cảm, và những bài kiểm tra được thiết kế để đo lường sự kiểm soát nhận thức của cá nhân, hay nói một cách khác, đo lường khả năng của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ sự tập trung của họ đến đâu. Họ lặp lại những bài kiểm tra này khi đợt thí nghiệm kết thúc.

Phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy các triệu chứng trầm cảm đã giảm hẳn trong cả hai nhóm, đặc biệt là ở nhóm bị trầm cảm và rối loạn tinh thần. Hai nhóm cũng cho thấy sự tiến bộ trong bài kiểm tra về sự kiểm soát nhận thức.

Quá trình huấn luyện MAP hữu hiệu như thế nào?


Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng yếu tố “Tại sao” vẫn chưa được trả lời rõ ràng. Tuy nhiên về mặt lý thuyết thì vùng não bộ hippocampus có liên quan đến việc học và ghi nhớ, cụ thể hơn đây là nơi lưu giữ những ký ức ngắn hạn theo từng giai đoạn. Bạn có thể nhớ lại lần sinh nhật năm ngoái vì đây là một chương trong cuộc đời, và người ta nghĩ rằng vùng hippocampus giúp bạn làm được chuyện này. Trong phương pháp thiền định chú tâm, một người sẽ học được cách tập trung suy nghĩ của mình lên một việc đều đặn nào đó, thông thường là chú tâm vào hơi thở. Nếu suy nghĩ của người thực tập bị trôi dạt đi nơi khác, thì cô ta nhận biết được sự thay đổi, và đơn giản là đưa sự chú tâm quay về với việc hít thở.

Alderman và đồng nghiệp viết: “Bằng thực tập thiền định, một người có thể học được cách phát hiện ra rằng sự chú tâm của họ đã đi lệch hướng. Họ có thể áp dụng kỹ năng mới này, để giúp hướng sự chú tâm của mình vào khoảnh khắc hiện tại, không chỉ trong khi ngồi thiền mà còn trong mọi hoạt động của cuộc sống thường nhật.”

Họ nói có lẽ những neuron mới sinh ra trong vùng não bộ hippocampus — đã tăng thêm đi chạy bộ và được nuôi sống bằng sự thiền định – đã giúp đỡ để giảm bớt sự trầm cảm cho những người tham gia.

Nhưng cần nói thêm một lần nữa, có thể mọi thứ không xảy ra như vậy. Các nhà nghiên cứu không kiểm tra nguyên nhân tại sao lại xảy ra sự thay đổi trong các triệu chứng trầm cảm. Họ chỉ đơn giản là ghi nhận lại quá trình thay đổi xảy ra mà thôi. Tuy nhiên đây là nghiên cứu thứ hai chỉ ra sự tác động mạnh mẽ khi kết hợp chạy bộ và thiền định. Trong một nghiên cứu trước đó, Alderman và một nhóm khoa học gia đã áp dụng một thí nghiệm tương tự, mà thành viên tham gia thí nghiệm là những người mẹ trẻ vô gia cư. Hầu hết trong số họ không chỉ có lịch sử bị trầm cảm, mà còn từng bị xâm phạm tình dục và xâm phạm cơ thể.  Kết quả nghiên cứu này cho thấy gần một nửa triệu chứng trầm cảm trong những người mẹ trẻ này đã giảm hẳn.

Trong cuốn sách “Running, a love story”, tác giả Miller chủ yếu thuật lại kinh nghiệm cá nhân, tuy nhiên cô cũng nghĩ rằng thỉnh thoảng thể thao đã thay đổi chính mình và tạo ra một con người hoàn toàn mới. Tác giả dẫn lời Katharine Jefferts Schori, Giám mục chủ nhà thờ Tân giáo Episcopal Church thứ 26. Bà cũng là một vận động viên điền kinh. Bà nói: “Người chạy bộ bắt đầu hiểu được hồng ân sẽ đến cùng với việc một cơ thể luôn vận động và một bộ não rỗng.” Tác giả Miller nói thêm: “Bà còn nhắc đến sức mạnh của sự cầu nguyện, nhưng tôi đã ngừng đi nhà thờ từ hồi trung học. Những đường chạy cự li dài là những gì mang lại hiệu quả, để giúp tôi quay lại cuộc đời này.”




Biết ơn






Có rất nhiều cách để trau dồi thái độ biết ơn mà không cần phải dùng nhật ký. Sau đây là một số cách: 

1. Viết thư bày tỏ lòng biết ơn

Bạn có thể viết một bức thư ngắn bày tỏ lòng biết ơn của bạn với một người nào đó mà bạn chưa cảm ơn. Bạn có thể để thư đấy hoặc gửi thư đi sau khi viết xong. Tuy gửi thư đi sẽ tốt hơn nhưng đương nhiên nó cũng khó làm hơn.


2. Tặng quà

Trong văn hoá Nhật Bản mọi người thường cúi người để bày tỏ lòng biết ơn. Không chỉ vậy, theo truyền thống họ cũng tặng quà như một cách cảm ơn nhau và thường bày tỏ lòng biết ơn ở nhiều hoàn cảnh.

3. Nói cảm ơn

Nghe thì có vẻ dễ nhưng trên thực tế, chúng ta thường quên dành thời gian nói cảm ơn một cách thật lòng (chứ không phải vì phép lịch sự) với bạn bè, người yêu và gia đình. William tin rằng nói cảm ơn là cách trực tiếp nhất để thu nhận tất cả các lợi ích của thái độ biết ơn.

4. Sống lưu tâm hơn

Mặc dù biến thái độ biết ơn trở thành một thói quen có thể khiến bạn cảm thấy biết ơn chẳng khác gì một nghĩa vụ phải hoàn thành trong ngày, thế nhưng khi bạn thường xuyên nghĩ về những điều tích cực trong cuộc sống và dành thời gian dừng lại để trân trọng chúng, bạn sẽ cảm thấy khoẻ mạnh và yêu đời hơn nhiều.

5. Cảm thấy biết ơn trong lòng

Trong văn hoá Ấn Độ, mọi người chỉ nói cảm ơn khi giao tiếp với người lạ. Với người thân, chỉ cần bạn cảm thấy biết ơn và gật đầu là đã đủ và được coi là thật lòng.

6. Bày tỏ lòng biết ơn trong bữa tối

Các nghiên cứu đã cho thấy nói chuyện khi ăn tối với gia đình có rất nhiều lợi ích. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để bạn bày tỏ lòng biết ơn. Hãy kể cho mọi người trong gia đình những điều bạn trân trọng và những điều tốt lành xảy ra trong ngày. Cho dù bạn có một ngày xui xẻo chăng nữa thì chắc chắn vẫn có một điều tốt lành nào đó đáng để bạn chú ý và biết ơn. 


Cẩu lai Bắc Kinh







Tết của một thuở kinh tế mới - Tác giả Uyên Vũ



Chỉ vài hôm sau cái ngày 30 Tháng Tư 1975, tôi đã là thằng bé vác cái cuốc to đùng và nặng trịch trên vai ở một vùng ven rừng thuộc miền Ðông Nam Bộ.

Bố tôi là sĩ quan VNCH nhưng đã giải ngũ, căn nhà trên cao nguyên chưa kịp bán thì “các chú cách mạng 30-4” đã dán mảnh giấy niêm phong sau khi de đít chiếc Molotova vào dọn sạch và vì thế gia đình tôi phải lên rung.

Ít hôm sau nữa, bố tôi trình diện địa phương và lên đường tuy chẳng biết người ta sẽ đưa đi đâu. Tôi dắt chiếc xe đạp chở theo bao gạo 10 kg, nhúm ruốc chà bông và ký cá khô. Tôi theo bố được 10 cây số thì bố bảo về.

Tôi về, bắt đầu học cách chặt chồi cây rừng, học cách làm cỏ sao cho đừng cuốc vào chân, học cách cắt cỏ tranh, chặt tre đan thành tấm để lợp mái nhà… Thành lao động chính nên tôi phải ráng mà kiếm cơm, mẹ con tôi đang từ phố bỗng dưng trở thành dân rẫy. Về sau nơi này mới tiếp nhận những cư dân thành thị để thành vùng kinh tế mới.

Chiếc xe Dodge của Mỹ ngày xưa nay biến thành xe đò chạy bằng than, mỗi ngày một chuyến ngang qua con đường đất đỏ mù mịt, tôi ở đó vài năm, từ một thằng bé 16 tuổi trở thành một thanh niên trước khi bỏ chốn ấy về lại Sài Gòn.

Những ngày tháng ấy đã trôi đi thật xa, bây giờ ngồi ở xứ Mỹ hồi tưởng lại, lắm khi tôi không ngờ mình đã trải qua bao điều như vậy…

***

Tháng cuối năm công việc đã thư thả, ngô khoai lúa bắp cũng đã đưa vào bồ. Ðám gà vịt nuôi mấy tháng trước để dành Tết nay đã béo tròn. Những cánh rừng miền Ðông, nơi mà hoa mai rừng bừng nở bạt ngàn, vàng rực, phủ kín cả thung lũng… Lúc ấy trời đã qua mùa mưa, cả miền Nam khô rang, tuy vậy, những con suối vẫn róc rách chảy, cá vẫn bơi lội thỏa thuê, ven rừng những mảnh rẫy đã dọn sạch, khói đốt đồng nghi ngút, từng đàn én chao liệng quanh đám lửa săn côn trùng.

Ðám trẻ mới lớn trạc tuổi tôi quen kiểu sống thành thị nên làm rẫy rất cực, chẳng đứa nào biết lo toan, rảnh lúc nào thì đi tìm thêm miếng thịt, con cá bù đắp vào mâm cơm đơn sơ. Bắt được gì ăn nấy, có khi hàng tháng trời không biết chợ là gì. Mà chợ ở thôn xa cũng chỉ vài hàng cá khô mắm muối, mấy sạp rau chuối mít ổi, thỉnh thoảng mới thấy nhà ai làm một con heo, ăn chút ít còn bao nhiêu mang ra chợ.

Còn vài ngày nữa là Tết đến, mẹ tôi và vài bà hàng xóm bàn việc gói bánh chưng. Dưa hành đã muối sẵn; gạo nếp thì có đấy, của nhà tự tay gieo cấy khoảnh nương nhỏ để dành, chỉ khó nghĩ là thịt thà đắt như xắt vào lòng, nghĩ đến thịt mỡ thôi cũng thèm tươm nước bọt. Có năm khó nghĩ quá, vài nhà hàng xóm bèn chung nhau thịt quách một chú chó, gọi là đụng. Thế là bánh chưng nhân thịt chó cũng một nồi nghi ngút như ai. Dĩ nhiên, mùi vị thứ bánh chưng độc đáo ấy khó mà liên tưởng đến chiếc bánh chưng của những cái Tết xa xưa. Thôi kệ!

Kiếm tép, kiếm cá đồng ăn thực ra không khó lắm, thời ấy chưa sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học cũng ít, cò diệc vẫn bắt cá ven suối ven sông. Tôi nghe người ta bày cách bắt cá bằng thuốc (rất organic), đó là loại cây thuốc cá có tên Ðơn Hùng Tín (không hiểu sao người ta lấy tên một tướng cướp trong tuồng cải lương đặt cho cây này), rễ cây giã nhỏ hòa với nước thành một dung dịch trắng đục như sữa, mang đổ xuống suối chỉ chốc lát cá đã ngớp mỏ lên mặt nước, lờ đờ như trúng độc… chỉ việc thò tay xuống hốt. Nhưng loại cây “thần diệu” ấy cũng không dễ kiếm, còn một cách khác gay cấn hơn, là cưa bom (không khó kiếm lắm) lấy thuốc, thuốc nổ ấy bó thật chặt bằng nhiều lớp nylon, xin kíp nổ từ mấy cậu bộ đội gắn vào, đốt và quăng xuống sông như quăng lựu đạn. Tiếng nổ ầm trời dựng thành một cột nước lẫn cá trong đó văng lên bờ… Thật đơn giản.

Ðáng nhớ nhất là một buổi trưa, khi đám trẻ chúng tôi đang bì bõm xúc tép, xúc cá lòng tong dưới suối thì chợt nghe tiếng hò reo vang dậy, nhìn ra, một chú heo rừng đen kịt đang phóng như điên, sau lưng là một đám thanh niên vùng rẫy bên cạnh. Tôi chộp lấy con rựa nhảy phóc vào cuộc săn. Quần đảo hơn nửa tiếng chúng tôi hạ được chú heo rừng. Ôi cha là mừng, dễ đến cả năm nay bọn tôi chưa biết đến miếng thịt heo.

Chiếc đầu heo nhanh chóng được cắt gọn gàng và tụi tôi “nhất trí” cử một người chở ra quán tạp hóa cách đó bảy cây số đổi lấy mắm muối gia vị và tất nhiên phải có rượu đế. Giữa đám rẫy ven rừng, con heo vô phúc trở thành bữa đại tiệc ngon đến rùng rợn của bọn tôi. Sau đại tiệc túy lúy ấy, mỗi người còn xách về nhà vài ký thịt, đủ để Tết năm nay ăn bánh chưng nhân thịt heo đàng hoàng.

Bọn trai trẻ chúng tôi hầu hết từ thành thị về rẫy chỉ biết phá làng phá xóm bằng những đêm tụ tập đốt lửa hát hò. Dọn quang một khu đất ngay giữa xóm làm sân khấu, chúng tôi kê các khúc cây rừng chung quanh làm ghế ngồi, giữa là đống lửa rừng rực. Mai rừng thì thiếu chi, bọn tôi đã chặt cả một gốc mai to đẹp, hoa xum xuê. Một anh từng là sinh viên trường Luật, đẹp trai cao ráo làm nhiệm vụ dẫn chương trình, bọn trai trẻ dù chân tay đỏ quạch màu đất bazan, nhưng đa số biết chơi đàn guitar lại thuộc lòng nhiều bài tình ca. Những đêm giáp Tết vui hơn hội, ngô sắn mới thu hoạch về, vài nhà chung nhau nấu một mẻ rượu, đêm vui thêm nồng nàn vì những bình rượu rót ra bát chuyền tay nhau, trong men say, tiếng nhạc lời ca xưa càng thêm thấm đẫm.

Chúng tôi say mê hát với nhau, nhưng không quên thay phiên nhau canh chừng bọn du kích, bọn an ninh thôn ập đến (mà họ có đến chúng tôi cũng mau chóng chuyển sang mấy bài ca máu lửa cách mạng như cô gái vót chông, bão nổi lên rồi…).

Ca sĩ thượng thặng nhất trong đám trẻ là hai chị em (đều tên Vân) con một ông trung tá VNCH đi “cải tạo” chưa về, hai chị em cô thường song ca những bản nhạc Pháp: L’Amour Cest Pour Rien, Poupée de Cire Poupée de Son, Donna Donna, La Plus Belle Pour Aller Danser… Giọng hát hai cô quyện vào nhau rất mượt mà, âm tiếng Pháp rất Tây chứng tỏ hai cô là tiểu thư khuê các Sài Gòn thứ thiệt, sau mới biết hai cô này vốn là dân trường Tây, nay đường học đứt ngang, các cô cũng bịt khăn đội nón lên rẫy trồng bắp như ai. Khi hát các cô như níu kéo cả một trời thơ mộng xưa trở về.

Có chàng “ca sĩ” chỉ thuộc và “rên” hàng loạt những bản boléro mùi mẫn, chàng khác ngửa cổ uống một ngụm rượu đầy rồi sang sảng ngâm thơ Ðinh Hùng, thơ Vũ Hoàng Chương. Một tay chơi già dặn hơn nhưng chỉ thuộc duy nhất một bài Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác, anh chàng giang hồ thất chí ấy đêm Xuân nào cũng cất giọng kiêu bạc mà bi ai, hùng tráng mà u uẩn:

“…Trời nam nghìn dặm thẳm, mây nước một mầu sươngHọc không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.

Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?…”


Càng gần Tết, đêm vui càng dài, có khi lúc trời mờ sáng đêm nhạc của chúng tôi mới tàn, đôi khi ai về nhà nấy vẫn còn bỏ quên lại bên đống lửa một vài bợm quắc cần câu, gối đầu lên khúc cây ngủ say quên trời đất. Những đêm vui ấy trong trẻo và thơ ngây, cũng đầy hoài niệm về một Sài Gòn – mới đây nay đã vĩnh viễn không còn.

Dù sao nơi miền rừng ngày đó, tiếng hát, tiếng cười vô tư lự của đám trẻ đã mang chút không khí rất Xuân cho thôn xóm, quên đi lao nhọc, quên đi cái đói thường ngày. Nhiều ông bà nằm trằn trọc lo lắng cho tương lai, nghe vọng lại tiếng đàn tiếng hát giữa khuya cũng nhổm người dậy bâng khuâng, rồi lẻn ra đứng một góc tối, lắng nghe bọn trẻ đang say sưa hát, hẳn từ khóe mắt ấy ứa vài giọt nước mắt bồi hồi như sương.

Không lâu sau đó, khi cuộc chiến Tây Nam nổ ra, khi phong trào vượt biên sôi động, thỉnh thoảng nghe tin đứa này chết trận bên Campuchia, đứa kia mất tích trên biển và đám trẻ chúng tôi thưa dần, thưa dần…

Dẫu sao, những ngày tháng ấy vẫn đọng thật lâu, như vết rượu màu trên manh áo Tết thời còn trẻ.



TUỔI NGỌC - DUYÊN ANH & TÔI - Tác giả Đinh Tiến Luyện



Trước năm 75, đã có những cuốn sách viết về DA. Sau này thêm nữa, nhiều những trang web công phu còn tổng hợp được nhiều tác phẩm của anh. Nhiều nhận định của các nhà văn, nhà phê bình tiếng Việt hay tiếng nước ngoài cũng đánh giá về văn nghiệp của DA, mà "hai đời văn trong một đời người" đã lưu lại tên tuổi. Tôi không đủ chữ nghĩa để thêm nữa, thực là như thế, trên vai tôi còn có nhiều đại thụ, và chính anh DA cũng là một đại thụ phủ bóng trên tôi. Mọi người nhắc tới tôi như một cặp đôi sóng tên nhau trên báo TN một thời. Thế thôi. Một thời sau lại khác, khi bỏ xứ mà đi, anh có nhiều bạn hơn, nhiều rượu và nhiều tiếng chửi thề hơn, nhiều ê chề vả nhiều trăn trở dằn vặt hơn. Khi thì ở Pháp, lúc qua Mỹ, nơi nào anh cũng cặm cụi như một thợ, phải viết, phải tuôn trào. Sách của anh in ở nhiều nơi, cả những ấn bản Anh và Pháp ngữ. Nhưng hình như cũng chỉ bọt bèo thôi, là phận bạc của người cầm bút. Còn hơn thế, phận bạc của người cầm bút khi đã lạc mất độc giả. Một tác giả từng có 10 ngàn ấn bản cho một lần in còn đòi thương lượng, đến khi chỉ mong in ra 5 trăm, còn phải trông đợi vào buổi ra mắt sách. Buồn này biết gửi về đâu, một thời đã trôi, một thế hệ đã qua rồi . Tôi nhận ra nỗi buồn này khi nhà văn cũng là nhà xuất bản VT Hiền hỏi anh: Những cuốn sách sắp tới anh định in với NXB nào. Anh đáp: Tuổi Ngọc.
    
Vỡ Lòng Ca Dao, Về Với Ca Dao, Ca Dao Quyện Lấy Miếng Ngon Dân Tộc, Những Đứa Trẻ Con Mỹ Hẩm Hiu, là tên của những cuốn sách anh DA viết bằng tay trái khi ở Pháp và ra mắt phát hành tại Mỹ, năm 1995. Sau đó không thấy tác giả "DA và Tôi" nhắc tới tên sách nào nữa. Dĩ nhiên cái tên TN chỉ còn mơ hồ, đã rơi hẳn về quá khứ. Logo của NXB Tuổi Ngọc là một bông Hướng Dương 12 cánh, là ấp ủ của anh em chúng tôi, chỉ đóng "mác" cho sách mình và những cây viết TN.( Lần cuối cùng, hàng ngàn ấn bản cuốn Bé Yêu với khổ nhỏ của DA khi in xong đã rơi vào những ngày cuối của tháng 4 năm 75 và không bao giờ phát hành). Cũng vắn số như TN, bông hướng dương ấy sớm héo rũ khi không còn thấy ánh mặt trời nữa.

Khi viết những dòng này tôi nghĩ tới có ai sẽ share nó hoặc trích đăng ở đâu đó. Không chính thức để ghi nhận hay bình luận về một con người hay sự kiện nào trong quá khứ. Nó không bao giờ là tài liệu. Xin coi đây chỉ là những tâm tình, những xúc cảm của một người về một thời, chia sẻ với những độc giả của TN mà tưởng đã thất lạc nhau mãi mãi, nay còn tìm lại. Một thời TN, một thời của chúng ta.
Cho đến bây giờ, khi những bữa ăn không thiếu gì rượu thịt, khi tuổi đời đã không còn đủ… răng đề ăn nữa, nhưng miếng ngon bao giờ cũng thuộc về quá khứ. Mà quá khứ thì không bao giờ thiếu vắng những người thân yêu được. Câu chuyện của tôi đây : Một buổi sáng anh DA kéo tôi vào quán nằm bám ngay sát tòa soạn (khi ấy tòa soạn trên đường PNL). Đúng nghĩa quán cóc, vì nó chỉ ghệ mái vào vách tường sát hẻm. Còn cóc hơn khi tô phở chỉ có 5 đồng. Cái tô nhỏ lại vơi, lều phều vài cọng vài miếng. Lùa vớt chỉ vài gắp chưa kịp tráng bao tử đã hết. Nhưng nước lèo chưa hết. Còn cơm nguội không bác Bảy? Tưởng đùa, nhưng bác chủ quán vui vẻ bươi ra hai chén cơm thiệt, cơ chừng vét nồi của tối qua, nó cũng vơi như hai tô phở. Trời ơi ! Các bạn đừng cười. Ngon như chưa bao giờ ngon thế. Và quý bả cũng đừng tìm hiểu sao cơm nguội chan nước phở lại tuyệt vời đến thế. Cứ ….LIKE đi rồi biết.







ƠN ĐẢNG !?







THUẬT QUỶ BIỆN







Những Ký Ức Không Bao Giờ Cũ - Tác giả Tuấn Khanh (Saigon)







Phỏng vấn Thi Vũ về thơ Thiền







Cuộc trao trả tù binh 1973 tại trại tù giam lính CSVN ở Phú Quốc







Ca sĩ Đoàn Chính , con trai nhac sĩ Đoàn Chuẩn



Hai cha con Đoàn Chuẩn và Đoàn Chính


Nếu người Việt Nam biết đến Nhạc Sĩ Đoàn Chuẩn qua những bài nhạc mượt mà, ca tụng cái đẹp thì họ biết đến Đoàn Chính qua tiếng hát đầy nam tính của một ca sĩ có đủ hai yếu tố cần thiết: phẩm chất và kỹ thuật. Ông Trời đã ban tặng cho ca sĩ Đoàn Chính một chất giọng trầm ấm, mạnh mẽ. Tiếng hát có thể lên giọng nam thật cao (Tenor) hay xuống giọng nam thật thấp (Base) không một chút trở ngại. Thêm vào đó với kỹ thuật tự tạo bộ phận khuếch âm (loa) ngay trong miệng của mình, Đoàn Chính có thể hát không cần “micro” trong một thính phòng mà tiếng hát vẫn vang vọng không gian.

Sinh sau một người chị, Đoàn Chính là trưởng nam trong gia đình có 6 người con của cố Nhạc Sĩ Đoàn Chuẩn. Đoàn Chính sinh ngày 27 tháng 8 năm 1945 tại Hải Phòng, được Cha Mẹ đưa lên Hà Nội khi đến tuổi đi học. Làm quen với âm nhạc lúc bắt đầu vào bậc Trung Học (lớp đệ thất hay lớp 6), Đoàn Chính theo học Ca sĩ Ngọc Bảo. Năm lớp 8, gia nhập Hợp Xướng của đoàn thanh niên Hà Nội. Sau Hiệp Định Geneve năm 1954, cả gia đình Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ở lại để chờ đoàn tụ cùng người anh trai đi theo kháng chiến nên không di cư vào Nam. Gia đình thuộc loại “Đại tư bản” nên khi Cộng Sản chiếm miền Bắc, tỏ rõ ra bộ mặt thật thì nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cũng không tránh khỏi số phận, tài sản bị tịch thâu, con cháu bị đày ải, gia đình bị kiểm soát. Năm 1964, Đoàn Chính tốt nghiệp phổ thông nhưng không được tiếp tục học vì lý lịch con nhà tư sản, phải đi lao động kinh tế ở công trường Phú Thọ (miền Bắc). Cũng tại đây, năm 1966, Đoàn Chính theo học về điện xong, đang tiếp tục làm việc thì nhận giấy báo gọi nhập ngũ năm 1967. Chỉ sau 3 tháng học quân sự thì bị đưa vào chiến trường miền Nam (ở Bắc gọi là đi B)

Trên con đường vượt Trường Sơn vào Nam, dọc đường ngày nghỉ, đêm đi; Đoàn Chính đọc được những tờ truyền đơn do máy bay rải đầy trong rừng nên mới biết miền Nam có chính sách Chiêu Hồi, kêu gọi cán binh, bộ đội Cộng Sản trở về với chính nghĩa Quốc Gia. (Ngoài Bắc không ai biết gì vì Việt Cộng bưng bít tất cả những tin tức từ bên ngoài). Ông đã lượm 1 tờ và cất kín. Đoàn Chính đã tìm cho mình con đường sống bằng cách ra đầu thú khi đơn vị được lịnh rút lui trong trận đánh ở khu Hàng Xanh lúc Tết Mậu Thân. Trong khi tại miền Bắc, Việt Cộng không xác nhận chuyện này, tuyên truyền đó chỉ là tin đồn chứ Đoàn Chính vẫn đang chiến đấu trong hàng ngũ thì đồng bào miền Nam hân hoan đón mừng Đoàn Chính ra hồi chánh. Anh được nhận là hồi chánh viên và được đưa về Bộ Chiêu Hồi; nơi cơ hội đã đưa Đoàn Chính trở lại với âm nhạc. Ngoài việc dạy âm nhạc tại Đại Học Minh Đức và trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, Đoàn Chính còn cộng tác với các chương trình của đài phát thanh Sài Gòn, đài Mẹ Việt Nam và đài truyền hình Việt Nam. Do đó, có thể nói người Việt Nam biết đến danh tiếng ca sĩ Đoàn Chính từ sau năm 1968. Cùng trong những ngày tháng này, Đoàn Chính được một người bạn cũ của Cha, đã di cư vào Nam, đến thăm, đưa về nhà chơi để rồi duyên gặp gỡ nảy mầm tình yêu với người con gái của ông cụ. Sau những ngày tháng quen biết, tìm hiểu, năm 1972, Đoàn Chính kết hôn cùng người bạn đời của mình là Mộng Hương.

Vận nước đổi thay, khi Việt cộng tiến chiếm miền Nam năm 1975; tiếp tục cuộc chạy trốn Cộng Sản, gia đình Đoàn Chính may mắn sang tới trại tị nạn Pensylvania cùng với nhóm đài phát thanh Mẹ Việt Nam, sau đó xin sang trại bên California để đoàn tụ cùng gia đình vợ. Khi ở đây, thì có phái đoàn Canada kêu gọi định cư. Lúc đó, Canada là một quốc gia trung lập, không căng thẳng với Việt Nam. Nghĩ rằng mình sẽ có điều kiện để liên lạc với gia đình, các anh chị em còn sinh sống ở Miền Bắc, và giúp đỡ họ; thêm vào đó, Canada cho người tỵ nạn cuộc sống tự lập ngay, không lệ thuộc vào các gia đình bảo trợ như điều kiện bên Mỹ khi muốn xuất trại nên Ca sĩ Đoàn Chính đã chọn Canada làm quê hương thứ hai. Ông bà Đoàn Chính có 3 người con, 2 gái, 1 trai đều đã thành danh ở Canada. Và năm 1990 gia đình Đoàn Chính đã có cơ hội đón cha mẹ là ông bà Đoàn Chuẩn sang chơi 3 tháng qua giấy xin phép của một người em.

Ngoài nhạc phẩm duy nhất, sáng tác ở Sài Gòn: “Những Cánh Chim” do Jo Marcel trình bày và thu trong băng nhạc số 7, Đoàn Chính thuần túy là một nghệ sĩ trình diễn trong khi cha mình là một nghệ sĩ sáng tạo. Khác biệt trên phương diện nghệ thuật nhưng cả hai cha con cùng có một điểm tương đồng: chân thành trong lãnh vực tình cảm – Yêu một người và yêu đến cùng –  rất đáng trân trọng.


Mời nghe:  Đoàn Chính hát ANH Ở ĐÂY, nhạc Thục Vũ phổ thơ Vũ Đức Nghiêm







Nói về tác giả Từ Linh, người viết lời trong nhạc Đoàn Chuẩn







CỜ VÀNG (GÓC TRÁI BÊN DƯỚI) XUẤT HIỆN TẠI HÀ NỘI, 19/1/2017







XUÂN THÌ







Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Lm Nguyễn Bá Thông giảng về THỦ DÂM!







Quỳnh Giao hát Giọt Nước Mắt Việt Nam, nhạc Duyên Anh







Duyên Anh - "Ru đời phù ảo" - Tác giả Julie Quang



Đã 20 mùa xuân trôi qua, ngày anh thật sự rời bỏ thế gian này ra đi; ngoảnh đi nhìn lại như vừa trải qua một giấc mộng đời, một phần đời em trong đó có anh với những vui buồn của cuộc sống, những ưu tư trĩu nặng , những hiểu lầm gút mắc trong mối quan hệ giữa tình nghệ sĩ và tình anh em trong sáng của chúng ta, những oan khiên trong cuộc đời mà anh phải đeo mang cho đến ngày nhắm mắt.
 
20 năm sau, em đi tìm anh trong ký ức, lục soát từng ngõ nghách linh hồn để không đi vào hư cấu của câu chuyện... Có lẽ qua trang viết, sự tỏ bày sẽ tường tận hơn, không ngượng ngùng bởi lời lẽ thô thiển của em đối với một nhà văn đầy sáng tạo trong tim óc, trong chữ nghĩa như anh.
Lướt trên bàn phím, chuyện trò với anh, thật thú vị khi ngoài trời đang rỉ rả mưa, ôn lại kỷ niệm với người vô hình, độc thoại cũng có cái "khoái", đỡ phải tranh luận, khỏi đi đến bất dồng, tránh xung đột dẫn tới " "choảng" nhau. 
Như anh đã chiêm nghiệm điều đó nơi bản thân mình, hệ luỵ của người cầm bút trong những năm cuối đời chắc anh là người thấm thía điều đó hơn ai hết!?
 
Ngồi ôn lại chuyện đời mình với cái trí nhớ đôi phần hao mòn với thời gian phải đánh dấu từng cột mốc, từng chặng đường đã đi qua để tránh lạc phương hướng dẫn đến lạc đề.
 
Kỷ niệm với anh không nhiều, kể ra thì không có bao nhiêu nhưng nếu chia ra từng đoạn, mỗi thập niên trong một đời người thì anh em mình quen biết có dư 30 năm.
 
Này nhé: Thập niên 60 anh dẫn chương trình trong Đại Hội Nhạc Trẻ năm 67 do nhật báo Sóng thần gây quỹ cứu trợ nạn lụt miền Trung. Em ghi danh và trao đổi với anh tiết mục trình diễn trong khoảng 60 giây; đến lượt em ra sân, anh nhắc chừng có vài giây; khi rời sân anh cho em vài lời cổ động cũng có vài giây. Vị chi anh em ta chạm mặt, trao đổi chưa tới 2 phút . 
 
Gần cuối năm 83, gặp lại anh trên nước Pháp với căn cước tị nạn chính trị, chúng ta ăn mừng hội ngộ ở một quán ăn tại quận 13 Paris .
 
Anh khề khà kể chuyện tù tội, nhìn anh say sưa nói cười bên ly rượu vang đỏ, mà thấy mê; chúng ta chia tay sau 2 giờ chuyện trò chưa dứt, hẹn gặp lại nhau trong một ngày gần.
 
Không biết anh có nôn nóng chăng mà đã sắp xếp ngay trong 3 ngày sau, chúng ta đã có một cuộc chơi văn nghệ chỉ có 3 người nơi nhà anh Trần Quang Hải (chị Bạch Yến, anh Trần Đình Thục lo ẩm thực). Bọn mình ghi âm lại hôm văn nghệ bỏ túi với 3 người - Duyên Anh, Trần Quang Hải, Julie. 
 
Anh Hải đệm đàn guitar, Julie hát, Duyên Anh bấm nút thu âm, rót rượu kiêm dẫn nghĩa, vì không có khán giả nên không thể nói là dẫn chương trình nên tạm gọi là cuộc chơi (chữ Duyên Anh). Cuộc chơi 3 người từ trưa đến chiều tối, vỏn vẹn có nửa ngày rồi giãn tuồng, ai về nhà nấy ... 
 
Mãi đến gần cuối thập niên 80, gặp lại anh nơi Cali, anh Thục kỳ kèo miết để kéo anh về nhà với bọn em. Sống chung dưới một mái nhà, biết thêm về đời sống của một nhà văn, từ sáng sớm tinh mơ đến khuya lơ... chúc nhau ngủ ngon!
Tổng cộng lại từ đầu đến cuối, cái tình anh em ta lúc chạm mặt vài giây rồi gián đoạn, khi gặp gỡ trong cuộc vui văn nghệ rồi chia tay. Cắt xén, ráp nối chưa giáp 100 ngày trong bức tranh đời... Vậy mà chữ tình nghĩa trong anh em ta sao mà thấm đượm đến thế!
 
Anh ạ, thú thật với anh rằng em chưa đọc hết, trọn vẹn một cuốn tiểu thuyết nào của anh cả, mặc dù khoảng thời gian bên anh, mỗi sáng được anh đọc bản thảo cho nghe, vài chục trang mới viết xong. Nghe loáng thoáng như vịt nghe sấm rồi lỉnh đi. Có lẽ anh đã đoán được: em chưa bén duyên với chữ nghĩa văn chương. 
Nghĩ lại buồn cười cho cái ngông nghênh của mình, em còn lớn mật to gan khoe anh cuốn băng "Ngàn Năm Vẫn Đợi" do em và Khúc Lan viết lời Việt. Mà ngộ thiệt, đến tận bây giờ nghĩa là trên dưới 30 năm sau, từ trong nước đến hải ngoại kể cả các trung tâm băng hình bề thế và trên You tube đều ghi credit sai bét, tên em lọt đâu mất hút ngoài hư vô, mặc dù trong bìa băng dĩa có ghi rõ tên người viết lời trên mỗi bài. 
Em thờ ơ với ba chuyện đó, thiên hạ thì lơ đễnh nhất là những gì có dính líu đến tác quyền, họ quên hay không để ý đến, cũng có cái lý của họ!
Nhớ chuyện này thành chòi ra chuyện khác. Một lần nghe anh càu nhàu nhà xuất bản về chuyện tiền nong, em xía mũi vào- Sao anh không đòi tiền ứng trước như ca sĩ đi show và thanh toán phần còn lại khi đóng màn!?
 
Anh dịu giọng buồn buồn nói: Nghệ sĩ luôn ngây thơ kiêm quân tử tàu em ạ! 
 
Theo như cách anh nói đó thì em (ca sĩ) luôn đa nghi, rằng chưa hẳn thật sự là người Nghệ Sĩ?
Đã từ lâu, ông Phạm Duy nói em khinh tiền vì từ chối show diễn, quân tử tàu cũng có nhưng ngây thơ thì chưa chắc.
 
Anh không một lần hỏi han về những tin đồn (hư-thật) rùm beng chốn hậu trường sân khấu, chưa bao giờ tìm hiểu về quá khứ của em vậy mà anh muốn viết về em - Có gì hay ho mà viết truyện hả anh?, vả lại em không thích kể chuyện mình - em nói ; Anh bảo-ghi lại chừng 250 trang những gì anh nhìn thấy nơi em, đọc tâm tư đó qua "Ngàn Năm Vẫn Đợi" đâu cứ gì phải nghe em kể chuyện đời!
 
        Thì ra anh có nghe mình, mà nghe lúc nào nhỉ? Sao mình lại không biết!?
 
Rồi anh lại phản bác lời eo xèo xin anh đừng viết về em: 
 
" Nếu không viết, nhỡ anh chết thì sao?"
Câu nói này dường như là lời dự đoán của anh cho định mệnh chính mình!
 
Thời gian sau, số trang tăng dần lên tới 2500 trang... vẫn là lời anh nói cùng em, xem như lời nịnh bà đầm của ông tây... Anh định phủ áo choàng nhung lụa lên cuộc đời cô bé lọ lem chăng?
 
"Nếu không viết nhỡ anh chết thì sao?"-
Nghe câu nói gở em lặng thinh, lòng nặng trĩu u buồn ... trong em chập chờn điều bất hạnh chưa thành hình ... Đã định huỷ chuyến lưu diễn vì  linh tính rõ ràng báo động khẩn ... anh khuyên em đừng lỡ việc vì tin chuyện cảm giác vớ vẩn ... Cảm giác như gió, nó vờn ta và nó cũng đánh lừa ta!
 
Nhưng lần đó cảm giác chân thật đã cảnh giác, em không nghe mình mà lại nghe theo anh, tiến hành chuyến lưu diễn.
 
Rồi việc gì phải đến, nó đã đến. Cách nửa vòng trái đất, nghe tin anh gặp nạn mà đau cháy lòng. Anh, tên biệt kích văn nghệ đã gục ngã. Anh, cây bút thép khiến kẻ ươn hèn phải run sợ, vì khiếp sợ mà chúng phải đốn ngã anh. 
 
Một số bản thảo truyện chưa in (khoảng một chục bản thảo), thơ, nhạc của anh để nơi nhà em, người nhà anh đã đến lấy, em đã giao lại tất cả, kể cả những cassettes em hát nhạc anh.
 
Đêm giáp tết, ngồi nhà lướt phím trò chuyện với MA mà nghe lòng rưng rưng niềm thương nỗi nhớ, nhớ về Duyên Anh.
 
Xin trích vài lời trần tình của Duyên Anh:
( Một hôm bước chân luân lạc dẫn tôi vào hiu quạnh của đất trời. Tôi thấy từ trong cái khôn cùng nỗi tịch mịch đó; nỗi chết của mây mưa, tiếng hát của bóng tối, nước mắt của hư vô, điệu buồn của cỏ lá. Tôi cảm giác quanh tôi hạnh phúc đã đầy mầm bất hạnh mà chẳng ai biết mà chẳng ai hay; tôi bỗng dậy lòng trắc ẩn, tôi yêu mến người tôi thương xót đời và tôi lên tiếng "ru đời phù ảo") 
 
Ngày nay chúng ta mỗi người một nơi. 
 
Bên anh, là cõi thênh thang không thời gian, không cả bốn mùa. Thời gian là mây trôi bàng bạc, bốn mùa chỉ còn mỗi nghìn thu lờ lững...
Bên này, bây giờ là mùa xuân, nơi em còn nuối giấc mộng đời, còn yêu đương sân hận ... Bức màn sáo người ta treo trong nhà thay cánh cửa mà em treo ngoài sân vườn để thấy, "để nghe tơ liễu run trong gió và để nghe trời giảng nghĩa yêu" anh đã ngâm nga đôi câu thơ để chọc ghẹo khi  em bị chữ tình nó quấy nhiễu. 
 
         Giờ đây mỗi khi trời trở gió, bức màn sáo lay động, nghe vi vu trong gió lời mơn trớn vỗ về, lúc lục đục thất tình gây điên đảo, cơn gió thoảng đến nhân tình thế thái như thể thay trời giảng nghĩa yêu ...
 
         Nay em đã già hơn anh ngày trước; - Già như cổ thụ mới hiểu thông điệp của vũ trụ sức vang dội của nghìn thu, mới thật sự thấu hiểu nỗi ngậm ngùi trong tiếng "Ru đời phù ảo " của Duyên Anh.
 
        Từng đợt sóng xô vỡ bờ, xóa đi những dấu chân người in trên cát, ầm ầm biển nhớ thét gào, gọi ký ức mù khơi trở về với kho tàng kỷ niệm vốn đã lún sâu trong miền âm thanh tíc tắc tíc tắc, gỏ đều tiếng nhàm chán, tiếng thời gian như thôi miên soi kiếp, một kiếp dã tràng xe cát biển đông!
 
Đôi lần nghe anh nói (Chúng nó ghét anh, muốn triệt tiêu tên biệt kích văn nghệ Duyên Anh, có lẽ khi anh chết rồi người ta mới biết thương anh) nghe mà xót xa !
 
Em, một trong hằng triệu người yêu mến tài hoa anh (kể cả những người đã ám hại anh) kính cẩn thấp nén hương lòng cùng hương linh Vũ Mộng Long, mời anh về đây trong mùa Xuân này nhân ngày giỗ lần thứ 20 của nhà văn, nhà thơ, kẻ viết nhạc Duyên Anh
 
        Xuân đến, xuân đi rồi xuân lại tái hồi; Cứ mỗi độ xuân về, người ta sẽ nhớ đến anh, đến muôn đời sau vẫn còn người tìm đọc sách, truyện, thơ, nhạc Duyên Anh, em tin như thế!
 
Tưởng rằng thời gian đã xoá đi mọi dấu vết, chuyện " Đôi bít tất em bé 3 tháng tuổi", chuyện "Đừng kêu Anh bằng Chú", chuyện cổ tích "Con nai hiền bên bầy ác thú"... v.v..
 
Người đàn bà cười duyên với chữ nghĩa đong đầy kỷ niệm. Những dấu chân chim nơi môi mắt tan biến khi nụ cười mãn nguyện tỏa lan trên nhan sắc nhạt phai ... Gương mặt nàng chợt bừng sáng một thoáng thanh xuân tái hồi lên nét son môi tươi thắm, đỏ rực màu xác pháo.
 
 

Đọc Báo Vẹm, số 514







Phỏng vấn ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ ông Trần Huỳnh Duy Thức










Vì sao ông Trần Huỳnh Duy Thức không đánh đổi lưu vong lấy tự do?







Nhạc Tiền Chiến của các nhạc sĩ miền Trung







Thời Sự Viet Nam Trong Tuần, 4/2/2017







Thời Sự Á Châu Trong Tuần, 4/2/2017





TÌNH NGƯỜI GÒ CÔNG






Địa danh Gò Công rất quen thuộc với người miền Nam là vùng đất được khai phá đầu tiên và phát triển hơn 300 năm cùng thời điểm với Sài Gòn – Gia Định – Đồng Nai – Bến Nghé.

Gò Công là quê hương của bà Từ Dũ vợ vua Thiệu Trị và Trương Định có công khai phá đất Gò Công, chiến đấu chống giặc Pháp. Trước năm 1975 ở Sài Gòn tôi thường đến Vũng Tàu, Đà Lạt…Nhưng Gò Công trong thời chiến dù cách Sài Gòn dưới 100 km phương tiện lưu thông khó khăn, phải đi đường tỉnh lộ nhỏ, qua phà bởi vậy tôi chưa có dịp đến Gò Công.

Năm qua trong chuyến đi các nước Á Châu luôn tiện ghé về Sài Gòn, đi Gò Công, cuối tuần cũng có nhiều du khách người ngoại quốc, nhờ phương tiện giao thông mở rộng có cầu Mỹ Lợi bắc ngang sông Vàm Cỏ, dài hơn 2,6 km nối liền quốc lộ 50, huyện Cần Đước tỉnh Long An và thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang.

Người Tiền Giang đi Sài Gòn khoảng cách chỉ còn 25 km không còn phải mất thời gian chờ phà Mỹ Lợi hoặc đi đường vòng qua Quốc lộ 1 xa lộ từ Trung Lương xa hơn 75km. Từ Sài Gòn, Nhà Bè, Bình Chánh, quận 7 muốn đi về Tiền Giang cũng có thể đi theo quốc lộ 50 có chiều dài 88,9 km, qua cầu Mỹ Lợi này để tiết kiệm thời gian, đi vùng duyên hải phía đông của tỉnh Long An, Tiền Giang và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại. Gọi là quốc lộ 50 nhưng mặt đường xấu có nhiểu ổ gà, nhiều chỗ mất hết phần dầu hắc trơ phần đá dăm, đất, xe chạy qua bốc bụi mù mịt. Hai bên đường nhà cửa xây dựng khang trang nhưng cũng còn những nhà tôn xập xệ và có nhiều vựa bán trái cây, quán nhậu. Xe chạy qua cầu phải trả tiền thuế, nhìn chung trên các xa lộ tại Việt Nam đều có cổng và nhân viên thu thuế nhiều đoạn. Lấy tiền thuế đường, nhưng đường thì bị ổ gà, từ Gò Công đi Mỹ Tho tương đối tốt, nhưng từ ngã ba Trung Lương đi đường xa lộ (cao tốc) về Sài Gòn buổi tối xe chúng tôi bị bể bánh vì sụp ổ gà! phải thay bánh xe bên lề đường hẹp rất nguy hiểm dễ xảy ra tại nạn chết người.

Trên đường đến thị xã Gò Công, Mỹ Tho cũng như các thành phố khác đều có cổng chào mừng quan khách, ra khỏi Gò Công thì có cổng chào tạm biệt…trong khi ở Đức xứ giàu có, văn minh, không có cổng chào mừng, nhưng đường xa lộ mệnh mông rộng 4 đến 6 lane bằng phẳng đi từ Nam đến Bắc không phải trả tiền vì người có xe đã đống thuế đường 1 lần trong năm tuỳ theo xe lớn nhỏ. Trên đường có bản chỉ đường rỏ ràng, hướng ra cũng như báo hiệu chạy đúng tốc độ, có đoạn gắn Camera tự động nếu Tài xế vi phạm sẽ bị chụp hình gởi giấy phạt tới nhà. Không có Cảnh Sát Giao Thông đứng đường như ở Việt Nam sinh ra nhiều tệ nạn xấu, CSGT tìm cách phạt để thu tiền bỏ túi! họ không làm đúng luật, không có lương tâm của người thi hành luật pháp nên thường bị người đời nguyền rủa. Tài xế taxi chửi CSGT nghe mà ngao ngán nhức đầu, dù mình chưa đụng chạm với những người đứng đường ăn tiền.

Trên quốc lộ 50 không thấy CSGT có thể họ rình đâu trong bụi cây, góc hẽm nào đó để bắn tốc độ, nên xe chúng tôi không dám chạy nhanh hơn 50 km/h. Những cánh đồng lúa xanh kế tiếp những khu vườn trồng nhiều dừa sây trái, các con đường làng bé nhỏ hai bên là bờ chuối, bờ bao theo các con kênh rạch nước chảy, xa xa có những nhà xây nuôi chim yến, trên tường có nhiều lỗ để chim yến vào làm tổ, Nhiều cửa hàng bán tủ thờ với những đường nét chạm trổ độc đáo, khảm xa cừ đẹp lộng lẫy để trang hoàng thờ cúng tổ tiên, có một làng làm tủ thờ theo truyền thống nổi tiếng ở đây.

Tỉnh Gò Công gồm các huyện: Gò Công Đông, thị xã Gò Công và huyện Gò Công Tây là vùng dân cư thành lập sớm ở miền Nam. Thị xã Gò Công là trung tâm của tỉnh lỵ, chợ có bốn cửa Đông-Tây-Nam-Bắc rất sầm uất, nhiều người mua bán tấp nập. Thành phố còn đậm nét kiến trúc cổ rất độc đáo, như nhà Đốc phủ sứ Hải, xây năm 1860 là một trong những ngôi nhà cổ, trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm của lịch sử nhưng khu nhà nầy được bảo quản nguyên vẹn, còn hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ và 70 cổ vật có trong nhà là một công trình chạm khắc gỗ tinh xảo gồm hơn 100 khuôn đủ đề tài thể loại của thế kỷ XIX và một số ở đầu thế kỷ 20.

Đền thờ Trương Định ông sinh (1820 -1864) ở làng Mỹ Khê tỉnh Quảng Ngãi, làm con rể của Gò Công, ông theo cha vào Nam năm 24 tuổi nên người dân nơi đây tôn kính và xem ông như người con của vùng đất này vì có công chống giặc Pháp trong giai đoạn 1859-1864 ở các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia. Được nhân dân tôn là „Bình Tây Đại Nguyên soái“. Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời thất thủ, Trương Định bị thương nặng. Để bảo toàn khí tiết, ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864. Năm 1874 mộ Trương Định được xây bằng đá hoa cương, có 3 bức hoành phi và 6 trụ đá ghi lại thân thế và sự nghiệp của ông…

Từ năm 1972 đến năm 1973 chính phủ VNCH xây thêm đền thờ Trương Định đơn giản nhưng uy nghi, khu di tích này rộng gần 1.000 m2 và mộ phần của ông trước đền, Tấm bia trước mộ bằng đá cẩm thạch trắng có câu: “Đại Nam, Bình Tây Đại Tướng Quân Trương Công Định Chi Mộ”. Tưởng niệm người Anh hùng dân tộc hàng năm được cử hành vào ngày 19-20 tháng 8 tại Gò Công Đông.
Lăng Hoàng Gia được xây dựng trong nhiều năm diện tích gần 3.000m2, nằm cách thị xã Gò Công khoảng 2km và cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30km. được xây dựng trên gò Sơn Quy nơi thờ dòng họ Phạm Đăng, trong đó có mộ ông Phạm Đăng Hưng (cha của hoàng thái hậu Từ Dũ, ông ngoại vua Tự Đức). Lăng Hoàng Gia còn được gọi là khu lăng mộ của “Thích lý” theo nghĩa là của “bà con nhà vua”. Nơi đây được vua Bảo Đại cùng Hoàng hậu Nam Phương đến viếng năm 1942, và cựu hoàng Thành Thái cũng đến viếng sau khi về nước năm 1947.

Biển Tân Thành là một trong những bãi biển đẹp nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khu du lịch biển Tân Thành vắng khách, chúng tôi vừa tới cổng bên bản hải sản đã có một nhóm thanh niên mời chào bán hàng…bãi biển còn hoang sơ, nghèo nàn chiếc cầu tàu ra biển, xuống cấp. nhiều vết nứt, bê tông bể sắt trơ ra ngoài, dọc theo bãi biển do sóng biển xâm thực một đoạn bờ kè trên bãi biển bị sạt lở, sụt lún, rác thải tràn lan. Nhìn ra xa có các chòi cào hến, hến là đặc sản nơi đây. Dù trời nóng nhưng biển nước đục phù sa màu vàng không thể tắm. Đi dạo trên cầu gió mát tâm hồn cũng thoả mái hơn Sài Gòn ồn ào không khí bị ô nhiễm, ra đường thường bị kẹt xe, nếu không có cái bịt miệng „khẩu trang“ thỉ dễ bị ho và nhức đầu. Quán ăn dọc theo bãi biển lợp lá, sàn gỗ cao hơn bãi biển, bán các thức ăn đặc sản nghèo nàn, gọi món tôm biển không có, hến nhỏ con hấp nước dừa, còn cá chỉ có loại cá nuôi không thuộc về hải sản…

Đất và người Gò Công đã đóng góp ít nhiều vào trang sử bi tráng và hào hùng của dân tộc, Nắng chiều ngã bóng chúng tôi từ giả Gò Công đi Mỹ Tho, hai bên đường là nhà cửa vườn tược xanh tươi, trước hiên nhà bán chuối, trái vú sữa đầu mùa…chúng mua về Sài Gòn làm qùa, trái cây vườn không sợ qua các dung dịch hóa học chết người! cô bé bán hàng dễ thương bán một nãi chuối chín chỉ 6000 đồng VN tôi mua hết cả buồng, cô bé thật thà nói cô mua chi nhiều vậy ăn không hết để lâu không còn ngon… những cây xoài nở rộ hoa lá xanh mơn mỡn, cô bạn muốn vào xin lá xoài non nấu nước uống trị bệnh cao máu. Chúng tôi vào xin lá, chủ nhà là một ông cụ già, ông hoan hỉ cho còn dặn, các cháu hái lá đừng để mủ xoài vào mắt nguy hiểm lắm. Hái lá non được một túi nhỏ và vào cảm ơn, ông ngồi uống trà trong căn nhà tôn nhỏ, với tấm lòng tốt rộng lượng của ông tôi lấy 100 ngàn tặng, Ông la lớn “tau đá mầy chết, tiền với bạc gì cho thì hái uống cho hết bệnh… tôi sợ quá bỏ tiền vào túi và xin lỗi nhiều lần rồi bỏ chạy, nhưng ông nói vọng theo uống hết cô em ghé hái tiếp nha…Cảm nhận tình người ở quê không phải ai nghèo cũng cần tiền, họ nghèo nhưng sống chân thật, thanh cao đó là bản tính dễ yêu, đôn hậu, hiếu khách của người miền Nam. Trong khi ở Sài Gòn có người giàu sang, phú quý, nhà cao cửa rộng… nhưng họ coi trọng vật chất, ích kỷ và vô cảm. Lần đầu đến Gò Công để lại cho tôi một bài học quý giá vô cùng đó là tình người. Tình yêu thương là một nét đẹp của nhân cách con người, hướng con người tới CHÂN- THIỆN – MỸ. Đồng tiền chỉ là phương tiện trong cuộc sống chứ không phải cứu cánh, cuộc đời vô thường, lúc chết ra đi cũng chỉ đôi bàn tay trắng. Còn sống được ngày nào phải sống cho nên người, tình yêu thương là sức mạnh vô biên, quí giá nhất không thể thiếu trong cuộc sống con người.

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”